1 . Khái niệm văn hóa dân gian

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản không thiếu của tài liệu tại đây ( 830.64 KB, 114 trang )

15

cổ đại là chỉ văn trị giáo hóa, tức là điều chỉnh và cảm hóa luân lý, đạo đức,

hình thành chế độ điển chương, lễ nhạc đối với con người. Sự giải thích về từ

văn hóa như vậy kéo dài đến thời cận đại.

Tuy nhiên, ngày nay nghĩa của từ văn hóa mà chúng ta thường dùng,

đương nhiên khác với thời cổ đại. Nó được du nhập từ phương Tây, dịch lại

thông qua tiếng Tiếng Anh, tiếng Pháp, từ này đều viết là “culture”, tiếng

Đức viết là “kulture”, chúng đều bắt nguồn từ tiếng Latinh“cultura”. Tiếng

Latinh “cultura” vốn có nghĩa là canh tác, nghĩa mở rộng sau này là cư trú,

luyện tập, lưu tâm hoặc chú ý, kính thần, v.v… hiện nay các loại ngôn ngữ

như Anh, Pháp, Đức còn giữ một số hàm nghĩa đó của tiếng Latinh.

Văn hóa là một từ Việt gốc Hán, theo những cứ liệu xa xưa nhất của Trung

Quốc thì văn có nghĩa là đẹp (cái đẹp, vẻ đẹp) và hóa có nghĩa là làm thay

đổi, làm cho trở nên đẹp, tốt, hoàn thiện.

Theo chúng tôi văn hóa là sản phẩm do con người sáng tạo ra, có từ thuở

bình minh của xã hội loài người, sự tồn tại và phát triển lâu dài cùng với lịch

sử là một phạm trù lịch sử xã hội, là hiện tượng đặc biệt chỉ có ở xã hội loài

người. Nó là sản phẩm vật chất và tinh thần được tạo bởi hoạt động thực tiễn

của con người. Văn hóa là một tiêu chí quan trọng của sự phát triển lịch sử

loài người.

Văn hóa dân gian là cội nguồn của mọi nền văn hóa trên thế giới là cơ sở

rất quan trọng của văn hóa dân tộc, chi phối đời sống con người mọi phương

diện. Do vậy không thể hiểu được bản sắc của một dân tộc nếu như không

hiểu văn hóa dân gian của dân tộc đó.

Thuật ngữ “dân gian” có thể hiểu như sau: Chữ gian có ba nghĩa khác

nhau, chữ gian thứ nhất là dối trá (trong gian tà), chữ gian thứ 2 là vất vả

(trong chữ gian nan), còn chữ gian thứ 3 trong dân gian nghĩa là cái khoảng,

cái khu rộng lớn, cái vùng. Không gian là một hay tất cả khoảng trời đất bao

16

la. Trung gian là cái khoảng chính giữa, và dân gian là trong khu vực trong

địa hạt của dân. Văn hóa dân gian được thể hiện ở mọi lĩnh vực, mọi không

gian mọi thời điểm. Có cuộc sống, có người dân, thì ở đó có văn hóa dân

gian. Tìm hiểu văn hóa dân gian là tiếp cận với cuộc sống của dân tộc đó đi

sâu vào cuộc sống của dân tộc đó, hiểu thế giới xã hội quanh và hiểu được

chính ta.

Để chỉ hiện tượng mà tiếng Việt gọi là văn hóa dân gian thì hiện nay trên

thế giới và cả Việt Nam thường dùng thuật ngữ folklore (flok: dân chúng,

nhân dân, lore: tri thức, trí khôn). Thuật ngữ này lần đầu tiên được nhà khoa

học người Anh là Willam J.Thoms sử dụng trong một bài báo đăng trên tạp

chí “The Athenneum” xuất bản ở Luân Đôn năm 1846. Ông là người đã đặt

cột mốc đầu tiên cho việc xác định một đối tượng và con đường hình thành

khoa học về đối tượng đó. Hơn một thế kỉ trôi qua, các nhà nghiên cứu, các

trường phái khoa học ở nhiều nước vẫn chưa có quan niệm thống nhất về

folklore và có rất nhiều tranh luận về vấn đề này.

Thuật ngữ folklore ít dùng ở Việt Nam, nhưng lại phổ biến ở nhiều nước.

Khi nhà nhân chủng học người Anh Willam J.Thoms đưa ra lần đầu tiên năm

(1846) thì thuật ngữ này có nội dung rộng; đôi khi chỉ cả những di tích của

nền văn hóa vật chất, nhưng chủ yếu là những di tích của nền văn hóa tinh

thần của nhân dân như: phong tục, đạo đức, việc cúng tế, ca dao, truyện cổ

tích, cách ngôn,… của các thời trước.

Qua việc tổng kết lại các công trình trên, theo chúng tôi văn hóa dân gian

(folklore) có trong mọi lĩnh vực đời sống và vẫn diễn ra sống động, có thể

thâu nhận và tiêu hóa những yếu tố mới, trên đường đi của nó. Ở đây chúng

tôi chỉ đi vào nghiên cứu văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Đàn hương hình

ở làn điệu dân gian Miêu Xoang cùng văn hóa tàn khốc được nâng lên thành

17

nghệ thuật chém người. Đó chính là nghiên cứu sự tác động ảnh hưởng của

văn hóa dân gian đến đời sống xã hội trong quá khứ cũng như đương thời.

1.2. Mối quan hệ giữa văn hóa dân gian và văn học viết

Văn học nghệ thuật cùng với triết học, chính trị, tôn giáo, đạo đức, tín

ngưỡng, phong tục, tập quán,… là những bộ phận hợp thành của toàn thể cấu

trúc văn hóa. Nếu văn hóa thể hiện những quan niệm, ứng xử của con người

trong cuộc sống thì văn học sẽ là nơi lưu giữ những ứng xử, những quan

niệm, những phong tục của cuộc sống rất sinh động. Văn hóa tác động đến

văn học không chỉ ở đề tài, mà còn biểu hiện ở toàn bộ các hoạt động sáng tạo

của nhà văn và cũng như sự tiếp nhận của người đọc. Văn học là sự tự ý thức

văn hóa. Văn học chẳng những là một bộ phận của văn hóa mà còn chịu sự

chi phối, ảnh hưởng trực tiếp của văn hóa, là một trong những phương tiện

bảo tồn văn hóa.

Quan hệ giữa văn hóa và văn học không chỉ là mối quan hệ một chiều.

Văn học chịu sự ảnh hưởng và chi phối của văn hóa, mối quan hệ này là mối

quan hệ tương hỗ, mối quan hệ của hai hình thái ý thức thuộc kiến trúc

thượng tầng. Vì vậy khi nghiên cứu văn học, người ta có thể lấy tư liệu từ văn

hóa và ngược lại. Văn hóa chi phối văn học với tư cách là hệ thống chi phối

yếu tố, toàn thể chi phối bộ phận. Sự sáng tạo của nhà văn luôn chịu sự chi

phối của rất nhiều yếu tố trong đó có văn hóa. Những nhà văn tiên phong của

dân tộc bao giờ cũng là những nhà văn hóa lớn. Bằng nghệ thuật ngôn từ, họ

có thể cổ vũ hoặc phê phán những biểu hiện phản văn hóa, đồng thời họ có

thể khẳng định hoặc ca ngợi những giá trị văn hóa dân tộc, của nhân dân khai

phóng. Dù là phản ứng trước những làn sóng văn hóa tiêu cực hay cổ vũ cho

sự tiếp biến văn hóa, giới sáng tác tinh hoa bao giờ cũng là người tiên phong

mở ra hướng nhìn về vận hội mới của văn hóa dân tộc.

18

Giữa văn hóa và văn học có mối quan hệ mật thiết và hữu cơ nên việc

tìm hiểu văn học dưới góc độ văn hóa là một hướng đi rất cần thiết và triển

vọng. Cùng với những cách tiếp cận văn học bằng xã hội học, mỹ học, thi

pháp học… thì cách tiếp cận văn học bằng văn hóa học sẽ giúp chúng ta lí giải

trọn vẹn hơn tác phẩm nghệ thuật với hệ thống mã văn hóa được bao hàm bên

trong nó. Những yếu tố văn hóa liên quan đến thiên nhiên, lịch sử, địa lí, văn

hóa, xã hội, pháp luật, tôn giáo, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, ngôn ngữ…

Có thể được vận dụng để cắt nghĩa những phương diện nội dung và hình thức

của tác phẩm. Theo Chu Lập Nguyên “Văn học là một phần của văn hóa, biết

sử dụng cái nhìn văn hóa thích hợp thì sẽ hiểu văn học sâu hơn, cũng có thể

mở rộng phương diện nghiên cứu” [21, tr 51]. Phương pháp nghiên cứu liên

ngành cũng có ý nghĩa đối với lí luận văn học, lúc này lí luận văn học sẽ là bộ

môn mở, bao dung nhiều thành phần. Nó sẽ coi trọng diễn ngôn, văn bản,

phương diện truyền bá, văn học đại chúng. Việc chuyển hướng nghiên cứu

văn hóa trong văn học đang mở ra những hướng nghiên cứu mới trong tầm

nhìn văn hóa. Có thể nói, định hướng nghiên cứu thi pháp văn hóa bao gồm

thi pháp đối thoại và thi pháp carnaval kiểu M. Bakhtin hay nghiên cứu mẫu

gốc huyền thoại kiểu Northrop Frye, nghiên cứu trần thuật lịch sử kiểu H.

White, hay nghiên cứu mối quan hệ văn học với các truyền thống văn hóa,

chẳng hạn như văn học với Nho học, Đạo học, Phật học, văn hóa với thi ca,

văn hóa với tư duy tiểu thuyết… Đó là những cách nghiên cứu văn học dưới

góc độ văn hóa. Một trong những người khởi xướng xu hướng tiếp cận văn

học dưới góc độ văn hóa là nhà nghiên cứu người Nga Mikhai M. Bakhtin

cho rằng: nghiên cứu văn học phải đặc biệt chú ý đến tầm quan trọng của lịch

sử văn hóa đặc biệt là nghiên cứu thời đại văn hóa mà tác phẩm đó ra đời.

“Khoa học nghiên cứu văn học phải gắn bó chặt chẽ với lịch sử văn hóa. Văn

học là một bộ phận không thể tách rời của văn hóa. Không thể hiểu nó ngoài

19

cái mạch (kontest) nguyên vẹn của toàn bộ văn hóa một thời đại trong đó nó

tồn tại… Tác phẩm văn học không chỉ sống trong những thế kỉ tiếp, nếu nó

không biết bằng cách nào đó thu hút vào mình những gì của thế kỉ đã qua.

Nếu nó chỉ nảy sinh bằng tất cả những yếu tố của ngày nay (tức xã hội đương

thời của nó) mà không tiếp tục quá khứ và không gắn bó với quá khứ một

cách đáng kể, nó không thể tiếp tục sống trong tương lai” [20,tr.139]. Như

vậy theo cách nói M. Bakhtin quá khứ là một phần của văn hóa dân tộc tức là

văn hóa dân gian. Và vấn đề này từ rất lâu các nhà văn đã tự giác và hoàn

toàn đã ý thức tiếp thu, ảnh hưởng lí giải những vấn đề của văn hóa dân gian

từ văn học dân gian cho đến những vấn đề như tôn giáo, phong tục, tập quán,

tín ngưỡng, pháp luật…

Có thể khẳng định văn hóa dân gian bao đời nay đã ảnh hưởng rất

nhiều đến cuộc sống chính tri, xã hội, trong đó có văn học. Các nền văn học

lớn trên thế giới tồn tại và phát triển luôn chịu ảnh hưởng đậm nét của văn

hóa dân gian. Trong tiến trình lịch sử văn học thế giới các nhà văn, nhà thơ

lớn đều chịu ảnh hưởng, tiếp thu, vận dụng chất liệu dân gian, một cách nhuần

nhuyễn đều gặt hái những thành công nhất định và sẽ trụ vững với thời gian.

Văn hóa dân gian đã ảnh hưởng đến nhiều lĩnh của đời sống nhưng có

lẽ sự ảnh hưởng đó diễn ra đậm nét nhất là trong văn học. Quan hệ tác động

ảnh hưởng qua lại giữa văn hóa dân gian và văn học viết diễn ra hết sức độc

đáo. Đó là quan hệ mang tính sáng tạo, có tính quy luật và cũng là cơ sở lí

luận cốt yếu cho sự cắt nghĩa một quá trình phát triển, một hiện tượng văn

học. Trong nền văn học Việt Nam mối quan hệ và ảnh hưởng giữa văn hóa

dân gian và văn học viết cũng diễn ra hết sức độc đáo. Trong tiến trình lịch sử

phát triển của văn học dân tộc những nhà văn, nhà thơ chịu ảnh hưởng và tiếp

thu vận dụng chất liệu dân gian một cách nhuần nhuyễn đều gặt hái những

thành công nhất định. Tác phẩm của họ sẽ gây được tiếng vang và lưu truyền

20

sâu rộng trong đời sống. Có thể kể đến một số tác giả tiêu biểu như: Nguyễn

Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến… Việc ảnh hưởng và

tiếp thu văn hóa dân gian không dừng lại ở văn học trung đại Việt Nam mà nó

vẫn còn tiếp nối trong văn xuôi đương đại Việt Nam chúng ta vẫn bắt gặp

những ngôi làng: làng Giếng Chùa (tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma

của Nguyễn Khắc Trường), làng Đình Cổ (tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn của

Nguyễn Xuân Khánh), làng Đông (tiểu thuyết Bến không chồng của Dương

Hướng), xóm Nhài (truyện ngắn Những bài học nông thôn của Nguyễn Huy

Thiệp)… Làng, xóm là cái nôi nảy nở văn hóa dân gian lâu đời, dù ở đồng

bằng, trung du hay miền núi thì mỗi làng quê đều có một ngôi đình. Đó là

trung tâm của làng, vừa là công đường, vừa là nơi sinh hoạt văn hóa của nhân

dân đã đi vào trong những sáng tác văn học.

Sự ảnh hưởng và tác động của văn hóa dân gian đối với văn học viết

diễn ra rộng khắp không chỉ nền văn học Việt Nam mà các nền văn học lớn

của phương Đông như Ấn Độ, Trung Quốc. Những bộ tiểu thuyết Minh Thanh nổi tiếng như: Tam Quốc diễn nghĩa, Thủy hử, Tây Du kí, Liêu trai chí

dị, Hồng lâu mộng… chứa đầy yếu tố dân gian. Để viết được bộ tiểu thuyết

Tam Quốc diễn nghĩa vĩ đại La Quán Trung không chỉ dựa vào sử sách như

cuốn Tam quốc chí của nhà viết sử Trần Thọ đời Tấn hay cuốn Tam quốc chí

của Bùi Tùng Chi thời Nam Bắc triều. Để có được bộ tiểu thuyết đồ sộ này

tác giả La Quán Trung còn dày công sưu tầm những nguồn tài liệu rất đặc

biệt, đó là những câu chuyện truyền thuyết được lưu truyền trong dân gian và

dã sử. Không chỉ nguồn gốc lịch sử của tác phẩm mang chất dân gian mà việc

xây dựng hình tượng nhân vật cũng được hun đúc bởi ước vọng của quần

chúng như nhân vật Gia Cát Lượng là con người có trí tuệ hơn người và có lí

tưởng tuyệt vời, một mưu sĩ trác việt. Người đọc dễ dàng nhận thấy dấu ấn

dân gian trong những mưu mẹo của ông mang tính chất hồn hậu của trí tuệ

21

quần chúng như việc Khổng Minh dùng thuyền cỏ mượn tên, tam kích Chu

Du hay kế thành không đánh đuổi Tư Mã Ý.

Như trên đã trình bày mối quan hệ giữa văn hóa dân gian và văn học

không phải là mối quan hệ một chiều. Văn học là một thành tố rất quan trọng

của văn hóa, nó vừa chịu sự tác động của văn hóa nhưng nó cũng tác động

ngược lại tiến trình phát triển của văn hóa. Nhà văn vừa là chủ thể tiếp nhận

văn hóa, đồng thời cũng là chủ thể sáng tạo văn hóa, tác phẩm của họ cũng là

nơi sáng tạo văn hóa và Tam Quốc diễn nghĩa là một minh chứng cho điều

đó. Khi bắt tay sáng tác Tam Quốc diễn nghĩa nhà văn La Quán Trung đã sưu

tầm những truyền thuyết, dã sử trong dân gian nhưng khi tác phẩm đi vào đời

sống thì các hình tượng nhân vật trong tác phẩm lại trở thành những hình

tượng văn hóa sinh động của cuộc sống như: Tào Tháo, Lưu Bị, Quan Công,

Trương Phi, Gia Cát Lượng, Điêu Thuyền… đã trở thành những tượng đài văn

hóa trong cuộc sống. Đó chính là hiện tượng ảnh hưởng tương tác lẫn nhau

giữa văn hóa dân gian và văn học viết. Điều này đã được Hồ Sĩ Vịnh trong

bài viết Văn hóa ngọn nguồn của văn học nhận định: “Văn hóa dân gian là

ngọn nguồn của tiến trình lịch sử văn học, là bầu sữa nuôi dưỡng nhiều tài

năng văn học. Song mối quan hệ ấy không diễn ra một chiều mà văn học luôn

có sự tác động trở lại đối với văn hóa” [3.tr.29] .

Mối quan hệ ảnh hưởng giữa văn hóa và văn học nói chung hay mối

quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết nói riêng là mối quan hệ mang

tính quy luật. Văn học chẳng những là một bộ phận của văn hóa mà còn là

một bộ phận tồn tại và bảo lưu văn hóa, sáng tạo văn hóa. Văn học luôn chịu

sự chi phối văn hóa và môi trường văn hóa. Vì thế, khi nhà văn viết về vấn đề

gì, thì họ sẽ mang tâm trạng văn hóa của dân tộc mình. Nhà văn Nga Macxim

Goocki đã từng nói: “Nhà văn không bao giờ là ngẫu nhiên mà thường là tất

yếu của lịch sử, anh ta là một hiện tượng nảy sinh từ sản phẩm tinh thần của

22

dân tộc, biện giải từ yêu cầu của dân tộc để nhìn nhận cuộc sống thể hiện

trong nghệ thuật… Anh ta nhiệt thành với những khát vọng, những lí tưởng và

những hình thức mới. Những khát vọng đó được hình thành và thâm nhập vào

thế giới. Bằng cách đó, mỗi tác phẩm nghệ thuật nảy sinh từ tinh thần và hi

vọng của dân tộc, của xã hội. Nhà văn sáng tạo từ tài liệu vốn có, do lịch sử

đưa lại cho anh ta, vì thế những tác phẩm sáng tạo của nhà văn là chứa đựng

bản sắc của dân tộc” [49,tr,170]. Thực vậy, trong đời sống văn hóa, đã chứng

minh rất nhiều sáng tác văn học của các tác gia chịu ảnh hưởng sâu sắc văn

hóa dân gian. Tác phẩm của họ bắt nguồn từ những chất liệu dân gian của

cuộc sống đều hướng tới việc xây dựng những hình tượng văn hóa trong đời

sống như Tây du kí của Ngô Thừa Ân bắt nguồn từ câu chuyện có thật về nhà

sư đời Đường là Trần Huyền Trang sang Ấn Độ xin kinh Phật. Đường đi vạn

dặm nhà sư đã vượt qua 28 nước lớn nhỏ, đi về mất 17 năm trời. Câu chuyện

có thật đó vốn đã mang màu sắc huyền thoại và được truyền tụng rộng rãi

trong dân gian. Lâu ngày, nó trở thành truyền thuyết và được thần thoại hóa.

Những nghệ nhân kể chuyện đời Tống phát triển thành những câu chuyện

hoàn chỉnh. Ngô Thừa Ân đã dày công thu thập truyền thuyết và dã sử để xây

dựng nên bộ tiểu thuyết đồ sộ Tây du kí.

Ảnh hưởng của văn hóa dân gian không chỉ dừng lại trong văn học

trung đại mà sự ảnh hưởng này vẫn còn tiếp diễn trong văn học hiện đại và

đương đại. Trong văn học đương đại sự ảnh hưởng của văn hóa dân gian đối

với văn học vẫn còn sức sống mãnh liệt. Những nhà văn tiếp nối truyền thống

đó như Giả Bình Ao, Phùng Kí Tài, Mạc Ngôn… họ đã kế thừa và tiếp nối

xuất sắc truyền thống văn hóa dân gian trong những sáng tác. Từ năm 1987

trở lại đây, Giả Bình Ao cho ra đời một số tác phẩm giống với những truyện

Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh. Đó là tập kí sự Núi Thái Bạch có nhiều

chuyện hoang đường không có thật, như chuyện Quả phụ kể về một người bố

23

đã chết nhưng một đêm trở về với người vợ góa, chuyện chăn gối giữa hai

người chỉ có đứa con nhìn thấy, còn người mẹ thì không hề hay biết gì. Dân

tộc Trung Hoa từ thời hồng hoang thậm chí cho đến tận ngày nay ít nhiều vẫn

còn đắm mình trong văn hóa dân gian thần bí như: âm dương, ngũ hành, bát

quái…Trong các điển tích văn hóa Trung Hoa, lịch sử thường phủ một màu

sắc thần thoại vì hiện tượng thần bí là một hiện tượng khách quan. Trong lời

tựa của cuốn tiểu thuyết Nôn nóng, Giả Bình Ao nói: “Người nông dân có

triết học của họ, người văn minh ở thành phố có thể không thừa nhận, nhưng

dân nhà quê thì vẫn cứ tin” [49, tr. 278]. Nhà văn Trung Quốc không thể quay

lưng làm ngơ trước thực tế hiển nhiên đó.

Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử, trong xã hội Trung

Quốc dấy lên phong trào “phản tư” (suy ngẫm về quá khứ lịch sử). Phong trào

“phản tư” cũng là nguyên nhân thúc đẩy, các nhà văn suy ngẫm về phong tục,

kì dị về nền văn hóa cổ xưa của Trung Hoa là đặc điểm nổi bật trong sáng tác

của Phùng Kí Tài. Tiểu thuyết bộ ba Chuyện kì quái (gồm Chiếc roi thần, Gót

sen ba tấc, Âm dương bát quái) tác giả viết về phong tục bím tóc, bó chân và

tục phong thủy, khí công, tướng thuật… những hiện tượng văn hóa thần bí và

cổ quái của người xưa. Ngoài Phùng Kí Tài thì Mạc Ngôn cũng là một nhà

văn tiêu biểu cho sự tiếp thu văn hóa dân gian trong các sáng tác của mình

Đàn hương hình là tác phẩm chứa nhiều yếu tố dân gian như tục bó chân của

người phụ nữ, làn điệu dân gian Miêu Xoang, hay nghệ thuật hành hình…

Vì vậy, nghiên cứu văn hóa dân gian trong sáng tác của một nhà văn cụ

thể về vai trò tác dụng của yếu tố văn hóa dân gian trong thế giới nhân vật,

hay những đặc trưng nghệ thuật của tác phẩm. Không đơn thuần chỉ ra hay

thống kê việc ảnh hưởng đó mà nghiên cứu từ góc độ những yếu tố dân gian

nhằm đánh giá đầy đủ về tính dân gian trong văn học.

24

1.3. Quê hương Cao Mật với hành trình sáng tạo của Mạc Ngôn

1.3.1. Tình yêu đối với quê hương

Sơn Đông cùng với Sơn Tây, Thiểm Tây, Hà Bắc, Hà Nam là một

trong những cái nôi của nền văn minh Trung Hoa. Nơi đây là quê hương của

địa linh nhân kiệt, là quê hương của những nhà tư tưởng, nhà triết học kiệt

xuất của Trung Quốc như: Khổng Tử, Mạnh Tử, những nhà chính trị nổi tiếng

như các vua Tề, Quản Trọng, Lưu Dung… là vùng đất nổi tiếng về truyền

thống anh hùng hào kiệt như Tống Giang, Võ Tòng… có lẽ gần gũi và thân

hiết hơn là quê hương của tác giả bộ biểu thuyết Liêu trai Chí dị của Bồ Tùng

Linh nổi tiếng thời Minh – Thanh.

Mạc Ngôn sinh ra và lớn lên từ vùng đất giàu truyền thống văn hóa,

văn học và đấu tranh chính trị,… vì vậy, không thể phủ nhận sự ảnh hưởng

của văn hóa truyền thống quê hương đối với tài năng văn chương và con

người của ông. Tài năng của nhà văn nảy nở trên mảnh đất nghèo đói vì các

cuộc chiến tranh, song sức mạnh của truyền thống văn hóa quê hương chính

là nguồn sữa nuôi dưỡng và làm nên sức sống. Vùng quê Cao Mật nghèo đói

về vật chất nhưng lại rất giàu về lòng yêu thương. Ông cũng từng yêu quê

hương Đông Bắc Cao Mật với những gì vốn có, ông cho rằng đây: “là nơi đẹp

đẽ nhất, xấu xa nhất; siêu thoát nhất, thế tục nhất, trong trắng nhất, nhơ bẩn

nhất, anh hùng hảo hán nhất, đểu giả nhất, giỏi uống rượu nhất, biết yêu

đương nhiều nhất trên trái đất này”. [23,tr.14-15]. Con người sinh ra và lớn

lên chịu ảnh hưởng sâu sắc về mọi phương diện, nhất là phương diện văn hóa

của mảnh đất nơi họ sinh ra. Bởi xét cho cùng, văn hóa chính là sự thích nghi

một cách chủ động, có ý thức con người với tự nhiên, xã hội đồng thời cũng

chính là kết quả của sự thích nghi ấy. Mạc Ngôn rất có duyên với vùng Sơn

Đông Cao Mật, nơi ông sinh ra và trải qua thời niên thiếu với những biến cố

cay đắng của cuộc đời. Thiên nhiên, con người với những giá trị văn hóa lịch

25

sử nơi đây đã hình thành nên một Mạc Ngôn với phong cách nghệ thuật vừa

truyền thống vừa hiện đại với những quan niệm nhân sinh độc đáo với cách

nhìn cuộc đời, tình yêu, cuộc sống hết sức táo bạo.

Mạc Ngôn là người con tiêu biểu của quê hương xứ sở. Sáng tác của

ông bắt nguồn từ tình yêu sâu đậm đối với quê hương và trở về cội nguồn của

nhân dân. Theo dịch giả Trần Trung Hỉ thì “Mạc Ngôn là vua của vương quốc

Cao Mật”. Những tác phẩm của ông, người đọc dễ dàng nhận thấy hơi thở đất

quê, và mối tình sâu đậm không thể tan chảy giữa ông với “huyết địa” làng

Đông Bắc, Cao Mật. Chính vì vậy, giới bình luận văn học đã gọi ông là “vị

hoàng đế khai phá trời đất của làng Đông Bắc Cao Mật”

Ông đã trở thành vị hoàng đế khai thiên lập địa làng Đông Bắc, để

được tha hồ hò hét hạ lệnh, muốn ai chết là chết, để ai sống được sống, hưởng

đủ cái lạc thú làm vua một vùng. Nào dương cầm, nào bom nguyên tử, nào

bánh mì, thằng Tây rởm, cha cố thật… ông đem nhét tuốt vào trong cánh đồng

cao lương. Có một nhà văn từng nói: Tiểu thuyết của Mạc Ngôn đều được

moi ra từ chiếc bao tải rách của cái làng Đông Bắc – Cao Mật. Chiếc bao tải

này thực sự là của báu, cho tay vào moi mạnh một cái, ra được bộ tiểu thuyết,

moi nhẹ một tí, ra ngay cái truyện vừa, nếu chỉ thò ngón tay vào nhón một cái,

cũng gắp ra được dăm ba truyện ngắn. Mạc Ngôn nói rằng: Tôi không yêu,

cũng chẳng ghét chúng.

1.3.2. Quan niệm tiểu thuyết của Mạc Ngôn

Mỗi nhà văn đều có một quê hương cho riêng mình, hầu hết các sáng

tác của họ đều mang đậm dấu ấn quê hương. Mạc Ngôn là nhà văn tiêu biểu

cho đứa con của quê hương. Sáng tác của ông bắt nguồn từ tình yêu sâu đậm

đối với quê hương và luôn tìm về với cội nguồn của quê hương.

Trong những sáng tác của mình Mạc Ngôn đã đưa người đọc quay trở

về những năm 1900 đến những năm gần đây trên mảnh đất quê hương Cao

5/5 - (1 vote)

Bài viết liên quan

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments