Những trường hợp phản ứng với Fe + HNO3 đặc nguội

Chắc hẳn các bạn đã được học phương trình này trong hóa học lớp 10, bài cân bằng phương trình phản ứng Oxi hóa Khử. Trong bài viết này, Mindovermetal sẽ ôn lại các kiến thức cơ bản về Fe + HNO3 đặc nguội nhé!

nhung-truong-hop-phan-ung-voi-fe-hno3-dac-nguoi-7

Các Trường Hợp Phản Ứng Với Fe + HNO3 Đặc Nguội

Fe + HNO3 loãng ra NO

Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO↑ + 2H2O

  • Điều kiện phản ứng: HNO3 loãng dư
  • Cách tiến hành: Cho Fe tác dụng với dung dịch Axit Nitric HNO3
  • Hiện tượng hóa học: Kim loại tan dần tạo thành dung dịch muối Muối sắt (III) Nitrat, và khí
  • không màu hóa nâu trong không khí NO thoát ra.

Fe + HNO3 loãng ra NO2

8Fe + 30HNO3 → 15H2O + 3N2O↑ + 8Fe(NO3)3

  • Điều kiện phản ứng: HNO3 loãng nguội
  • Cách tiến hành: Cho sắt tác dụng với dung dịch Axit Nitric
  • Hiện tượng hóa học: Fe tan dần trong dung dịch axit và tạo ra khí không màu (N2O)

nhung-truong-hop-phan-ung-voi-fe-hno3-dac-nguoi-8

Fe + HNO3 loãng

4Fe + 10HNO3 → 3H2O + NH4NO3↑ + 4Fe(NO3)3

  • Điều kiện phản ứng: nhiệt độ thấp, HNO3 rất loãng
  • Cách tiến hành: Cho Fe tác dụng với HNO3
  • Hiện tượng hóa học: Fe tan dần trong dung dịch ở nhiệt độ thấp cho muối sắt (II) và có khí không màu thoát ra.

Fe + HNO3 đặc, nóng, dư

Fe + 6HNO3 → Fe(NO3)3 + 3NO2↑ + 3H2O

  • Điều kiện phản ứng: nhiệt độ
  • Cách tiến hành: Cho sắt tác dụng với dung dịch HNO3
  • Hiện tượng hóa học: Sắt (Fe) tan dần và sinh ra khí màu nâu đỏ Nito dioxit (NO2).

nhung-truong-hop-phan-ung-voi-fe-hno3-dac-nguoi-5

Fe + HNO3 đặc, nguội

Fe, Al, Cr là các kim loại bị thụ động với HNO3 đặc, nguội. Vì tạo lớp màng oxit bền vững bao bọc xung quanh bề mặt kim loại ngăn không cho phản ứng xảy ra. Chính vì vậy Fe không tác dụng với HNO3 đặc, nguội.

Tổng hợp câu hỏi về Fe + HNO3

Từ câu 1 đến câu 5

Câu 1: Cho 11,2 gam Fe tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng dư, sau phản ứng thu được V lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là:

A. 6,72 lít
B. 2,24 lít
C. 3,36 lít
D. 4,48 lít

Đáp án D

PTHH: Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO↑ + 2H2O
Số mol của sắt là n = mM = 11,256 = 0,2 mol ⇒ nNO = 0,2 mol
Công thức: n = V22,4 ⇒ VNO = nNO*22,4 = 0,2*22,4 = 4,48 lít

Câu 2: Cho phương trình hóa học sau: Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO + H2O. Tổng hệ số tối giản của phương trình sau:

A. 8
B. 9
C. 12
D. 16

Đáp án B

PTHH: Al + 4HNO3 → Al(NO3)3 + NO + 2H2O

nhung-truong-hop-phan-ung-voi-fe-hno3-dac-nguoi-4

Câu 3: Thành phần chính của quặng hematit đỏ là:

A. FeCO3
B. Fe3O4
C. Fe2O3.nH2O
D. Fe2O3

Đáp án D

Câu 4: Nhận định nào sau đây là sai?

A. HNO3 phản ứng với tất cả bazơ.
B. HNO3 (loãng, đặc, nóng) phản ứng với hầu hết kim loại trừ Au, Pt.
C. Tất cả các muối amoni khi nhiệt phân đều tạo khí amoniac.
D. Hỗn hợp muối nitrat và hợp chất hữu cơ nóng chảy có thể bốc cháy.

Đáp án C

Câu 5: Nhiệt phân hoàn toàn Fe(NO3)2 trong không khí thu được sản phẩm gồm:

A. FeO, NO2, O2
B. Fe2O3, NO2
C. Fe, NO2, O2
D. Fe2O3, NO2, O2

Đáp án D

nhung-truong-hop-phan-ung-voi-fe-hno3-dac-nguoi-1

Từ câu 6 đến câu 10

Câu 6: Để điều chế Fe(NO3)2 ta có thể dùng phản ứng nào sau đây?

A. Fe + dung dịch AgNO3 dư
B. Fe + dung dịch Cu(NO3)2
C. FeO + dung dịch HNO3
D. FeS + dung dịch HNO3

Đáp án B

Câu 7: Chỉ sử dụng dung dịch HNO3 loãng, có thể nhận biết được bao nhiêu chất rắn riêng biệt sau: MgCO3, Fe3O4, CuO, Al2O3?

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Đáp án D

Câu 8: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào HNO3 không đóng vai trò chất oxi hóa?

A. ZnS + HNO3 (đặc nóng)
B. Fe2O3 + HNO3 (đặc nóng)
C. FeSO4 + HNO3 (loãng)
D. Cu + HNO3 (đặc nóng)

Đáp án B

nhung-truong-hop-phan-ung-voi-fe-hno3-dac-nguoi-3

Câu 9: Cho 16,8 gam bột Fe vào 400 ml dung dịch HNO3 1M, thu được khí NO duy nhất, lượng muối thu được cho vào dung dịch NaOH dư thu được kết tủa. Nung nóng kết tủa mà không có không khí thu được m gam chất rắn. Tính m?

A. 10,8 gam
B. 21,6 gam
C. 7,2 gam
D. 16,2 gam

Đáp án A

nFe = 0,3 mol , nHNO3 = 0,4 mol
PTHH: Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

Bđ 0,3 0,4
Pư 0,1 0,4 0,1 0,1
Kt 0,2 0 0,1 0,1

PTHH: 2Fe(NO3)3 + Fe dư → 3Fe(NO3)2

Bđ 0,1 0,2
Pư 0,1 0,05 0,15
Kt 0 0,15 0,15

Fe(NO3)2 → Fe(OH)2 → FeO

0,15 0,15

⇒ Khối lượng FeO thu được: 0,15*72 = 10,8 gam

nhung-truong-hop-phan-ung-voi-fe-hno3-dac-nguoi-4

Từ câu 10 đến câu 13

Câu 10: Sắt tác dụng với H2O ở nhiệt độ cao hom 570°C thì tạo ra H2 và sản phẩm rắn là

A. FeO
B. Fe3O4
C. Fe2O3
D. Fe(OH)2

Đáp án A

Câu 11: Cho m gam bột Fe vào 800ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và H2SO4 0,25M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,6m gam hỗn hợp bột kim loại và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, ở đktc). Giá trị của m và V lần lượt là:

A. 10,8 và 4,48
B. 10,8 và 2,24
C. 17,8 và 4,48
D. 17,8 và 2,24

Đáp án D

nhung-truong-hop-phan-ung-voi-fe-hno3-dac-nguoi-3

Câu 12: Dãy các chất và dung dịch nào sau đây khi lấy dư có thể oxi hoá Fe thành Fe(III)?

A. HCl, HNO3 đặc, nóng, H2SO4 đặc, nóng
B. Cl2, HNO3 nóng, H2SO4 đặc, nguội
C. bột lưu huỳnh, H2SO4 đặc, nóng, HCl
D. Cl2, AgNO3, HNO3 loãng

Đáp án D

Câu 13: Dung dịch FeSO4 không làm mất màu dung dịch nào sau đây?

A. Dung dịch KMnO4 trong môi trường H2SO4
B. Dung dịch K2Cr2O7 trong môi trường H2SO4
C. Dung dịch Br2
D. Dung dịch CuCl2

Đáp án D

Bài viết trên, chúng tôi đã tổng hợp chi tiết về Fe + HNO3 đặc nguội. Hy vọng các em học sinh sẽ vận dụng kiến thức này để làm bài tập thật tốt. Nếu có thắc mắc bất kỳ câu hỏi nào, hãy bình luận xuống dưới để cùng nhau giải đáp nhé! Và đừng quên theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều điều thú vị. Chúc các bạn học tốt.

5/5 - (38 votes)

Bài viết liên quan

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments