Chủ nghĩa vị lai – Wikipedia tiếng Việt

Kaupunki kohoaa, 1910.Umberto Boccioni, , 1910 . Antonio Sant Elia – Urbanistik şəkil

Chủ nghĩa vị lai hay trường phái vị lai (tiếng Anh: Futurism, tiếng Pháp: Futurisme) là một trào lưu văn học và nghệ thuật bắt đầu vào đầu thế kỷ 20. Trường phái này vứt bỏ truyền thống và tán dương thế giới hiện đại, đặc biệt là văn minh đô thị, máy móc và vận tốc.

Chủ nghĩa vị lai được sinh ra tại Ý vào năm 1909 với Bản tuyên ngôn chủ nghĩa vị lai do nhà thơ Filippo Tommaso Marinetti viết, đăng trên tạp chí Le Figaro ngày 20 tháng 2. Các tác giả của hai bản tuyên ngôn năm 1910, các họa sĩ của trào lưu Giacomo Balla, Umberto Boccioni, Carlo Carrà, Severini, Luigi Russolo đã mượn kỹ thuật điểm mảng màu của trường phái Ấn tượng mới và trường phái Lập thể để chồng chéo hình thức, nhịp điệu, màu sắc và ánh sáng, qua đó thể hiện một “cảm giác động” và tính đồng thời của các trạng thái tâm hồn, cấu trúc phức tạp của thế giới.

Một trào lưu vị lai khác tồn tại ở Nga trong khoảng thời gian từ 1910 tới 1917, với ảnh hưởng của trường phái Lập thể (Cubism) được gọi là Cubo-Futurism trong tiếng Anh hay Cubo-Futurisme trong tiếng Pháp của các nghệ sĩ Vladimir Mayakovski, Kasimir Malevitch, Kontchalovsky, Ilya Machkov, Lentoulov, Gontcharova, Kouprine, Tatline…

Chủ nghĩa vị lai là một trào lưu nghệ thuật tiên phong và gây sốc nhất. Nó ca tụng tình yêu chóng vánh, sự mãnh liệt hung bạo, máy móc, sự khinh miệt phụ nữ và coi chiến tranh như một cách vệ sinh thế giới. Cùng với Chủ nghĩa siêu thực, trào lưu này được biết đến với nhiều sự xung đột bên trong. Nhiều nghệ sĩ đã bị trục xuất như hai anh em nhiếp ảnh gia Arturo và Carlo Ludovico Bragaglia.

Hơn cả một trào lưu thông thường, chủ nghĩa vị lai còn trở thành một thẩm mỹ và nghệ thuật sống. Nó tác động ảnh hưởng tới hội họa, điêu khắc, văn học, điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, âm nhạc, kiến trúc … và cả chính trị lẫn ẩm thực ăn uống .

Russolo và Pratela qua lý thuyết khái niệm về tiếng ồn để ca tụng âm thanh. Các phân tích về tiếng ồn còn được những nghệ sĩ trường phái Dada gợi lại nhưng với một cách nhìn khác.

Xu hướng này trở nên thẩm mỹ và nghệ thuật chính thức phát xít dưới thời Mussolini và sau đó chấm hết .

Các nghệ sĩ chính[sửa|sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa|sửa mã nguồn]

5/5 - (1 vote)
Banner-backlink-danaseo

Bài viết liên quan

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments