Tứ Phủ là gì? Căn Tứ Phủ là gì? Mở Phủ là gì?

Như chúng ta đã biết, Tứ Phủ là một tín ngưỡng lâu đời nằm trong hệ tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam ta. Thế nhưng vẫn có nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ Tứ Phủ là gì? Cũng như không biết Căn Tứ Phủ là gì? Hãy cùng Mindovermetal đi tìm hiểu về Tứ Phủ ngay trong bài viết dưới đây.

tu-phu-la-gi-can-tu-phu-la-gi-mo-phu-la-gi-9

Tứ Phủ là gì?

Tứ Phủ là một tín ngưỡng có quan hệ mật thiết với tín ngưỡng thờ Mẫu. Đồng thời cũng là nhánh tín ngưỡng phổ biến nhất của Đạo Mẫu. Tín ngưỡng này đã tồn tại từ hơn 1000 năm về trước. Dần dần tín ngưỡng Tứ Phủ đã trở thành một nét văn hóa tôn giáo rất riêng cần được duy trì và bảo tồn.

Tứ có nghĩa là bốn, còn Phủ là nơi làm việc của các quan âm. Vì thế Tứ Phủ chính là nơi làm việc của 4 vị thánh. Hệ thống thờ thần linh Tứ Phủ gồm có:

  • Thiên phủ (miền trời): Mẫu Đệ Nhất (Mẫu Thượng Thiên) là vị thần cai quản cả bầu trời. Đây cũng chính là Thần chủ đứng đầu trong Tứ Phủ.
  • Nhạc phủ (miền rừng núi): Mẫu Đệ Nhị (Mẫu Thượng Ngàn) là vị thần cai quản rừng núi.
  • Thuỷ phủ (miền sông nước): Mẫu Đệ Tam (Mẫu Thoải) là vị thần cai quản sông nước.
  • Địa phủ (miền đất): (Mẫu Địa) là vị thần cai quản đất đai trên nhân gian.

tu-phu-la-gi-can-tu-phu-la-gi-mo-phu-la-gi-8

Mỗi Phủ sẽ có một vị Thánh Mẫu cai quản:

  • Thiên Phủ: Mẫu Thượng Thiên cai quản (tương ứng với màu đỏ)
  • Nhạc Phủ: Mẫu Thượng Ngàn cai quản (tương ứng với màu xanh)
  • Thủy Phủ: Mẫu Thoải cai quản (tượng trưng bởi màu trắng)
  • Địa Phủ: Mẫu Địa (Địa Tiên Thánh Mẫu) cai quản (tương ứng với màu vàng)

Những vị Thánh hầu cận cho 4 vị Thánh Mẫu thuộc các hàng Quan, Chầu, ông Hoàng, Cô, Cậu… Tất cả những vị Thánh này cũng được phân chia theo 4 phủ có các màu tương ứng giống với các vị Thánh Mẫu ở trên.

Căn Tứ Phủ là gì?

Căn Tứ Phủ hay còn được gọi là căn đồng số lính. Ta có thể hiểu rằng những ai có căn tứ phủ đã được định sẵn phải ra hầu thánh để làm đồng, làm lính bốn phủ.

tu-phu-la-gi-can-tu-phu-la-gi-mo-phu-la-gi-9

Việc kiếp này có Căn Tứ Phủ đều có liên quan đến với kiếp trước. Ví dụ như kiếp trước, có những người báng bổ thần thánh. Hoặc là phá hoại các đền chùa; không thành tâm biết ơn đến với các vị thánh; không có tin vào luật nhân quả. Cũng có thể là dè bỉu những ai đi lễ thành tâm nơi cửa thánh. Thì như vậy có thể kiếp này, họ sẽ phải đèn hương phụng sự, bắc ghế hầu các thánh.

Cũng có một số trường hợp khác, đó là kiếp trước bạn nhất tâm phụng sự của thánh chưa được trọn vẹn. Thì kiếp sau bạn sẽ lại tiếp tục phụng sự để tròn vẹn sự nhất tâm đó. Ngoài ra thì còn có rất nhiều nguyên căn khác mà bạn không thể nào biết được.

tu-phu-la-gi-can-tu-phu-la-gi-mo-phu-la-gi-3

Mở Phủ là gì?

Mở có nghĩa là mở đầu, còn Phủ là tín ngưỡng thờ tam tứ phủ. Trình đồng hay còn được gọi là Mở phủ chính là nghi lễ tối cao nhất trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Đây cũng chính là nghi lễ để một người trở thành đồng nhân (đồng tử, con đồng). Nguyện cắt tóc làm đôi, nối đời làm con với nhà thánh.

Hiện tại có nhiều người mở phủ nhưng lại không xin hầu, cũng có trường hợp không mở phủ nhưng vẫn xin hầu.

Ngoài ra, những ai không muốn làm đồng nhân nữa thì có thể làm lễ trình đồng tiễn căn. Trình đồng tiễn căn có nghĩa là trình lên Tứ Phủ để xin các vị Thần Thánh xem xét về căn đồng của mình. Đồng thời xin các vị Thánh cho phép tiễn căn (thải đồng). Nói 1 cách dễ hiểu hơn chính là đã trả nợ Tứ Phủ xong rồi, xin các vị Thánh cho phép từ bỏ làm con đồng trở lại thành người bình thường.

tu-phu-la-gi-can-tu-phu-la-gi-mo-phu-la-gi-9

Chữ đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Đối với tín ngưỡng thờ Mẫu của dân tộc Việt Nam ta, thì nghi lễ hầu đồng (lên đồng, hầu thánh, hầu bóng, đồng bóng,…) là 1 nghi lễ vô cùng quan trọng trong tín ngưỡng thờ Mẫu.

Chữ đồng (trong hầu đồng) giống với chữ đồng (trong đồng tử) có nghĩa là trẻ con. Vì khi hầu đồng, người hầu sẽ ngồi đồng giống như 1 chiếc ghế để Thánh ngồi (Có nghĩa là người ngồi đồng chỉ là cái xác để các chư vị Thánh điều khiển).

tu-phu-la-gi-can-tu-phu-la-gi-mo-phu-la-gi-7

Vào lúc này, người hầu đồng không còn là chính bản thân mình nữa. Mà là mang hình bóng của thần thánh (bóng thánh ảnh vào chứ không phải là thánh nhập vào). Người ngồi hầu đồng sẽ giống như một đứa trẻ con ngây thơ. Quên đi chính mình để hóa nhập vào hình bóng của Thánh.

Như vậy bài viết trên đã giúp bạn biết được Tứ Phủ là gì, Căn Tứ Phủ là gì; cùng với nhiều thông tin khác liên quan đến Tứ Phủ. Đừng quên theo dõi Mindovermetal mỗi ngày để biết thêm nhiều kiến thức hay và bổ ích khác.

5/5 - (2 votes)

Bài viết liên quan

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments