Chương 1: Khái quát chung về chất thơ

Dưới đây, mindovermetal sẽ mang đến cho bạn Chương 1: Khái quát chung về chất thơ mà chúng tôi đã tổng hợp. Cùng mindovermetal tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây!

NỘI DUNG

Chương 1

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHẤT THƠ TRONG VĂN XUÔI

1.1. Khái niệm chất thơ

Đối với con người nhu cầu về cái đẹp là nhu cầu thuộc về bản chất. Con

người khác với con vật ở chỗ, đôi khi nó có nhu cầu ngước mắt nhìn lên bầu

trời, luôn luôn muốn vươn tới cái đẹp, cái hoàn thiện, cái lí tưởng. Văn học đã

ra đời phần nào để thỏa mãn nhu cầu ấy bằng việc phản ánh cái đẹp, cái chất

thơ vốn có trong cuộc đời, trong đời sống tâm hồn. Vậy chất thơ là gì?

Thông thường khi nói tới chất thơ, người ta cho rằng nó thuộc về yếu tố

nội dung. Tuy nhiên để xác định được một định nghĩa đầy đủ về chất thơ là

một vấn đề không hề đơn giản. Bởi chất thơ là một khái niệm có nội hàm rộng

và được hiểu khá linh hoạt tùy vào từng hoàn cảnh sử dụng.

Khác với chất thơ trong đời sống thường được quan niệm như một cái gì

mơ mộng lý tưởng, tồn tại khách quan, chất thơ trong nghệ thuật là sự kết hợp

thống nhất giữa phẩm chất của đối tượng khách quan với cảm hứng sáng tạo

chủ quan của người nghệ sĩ.

Khái niệm chất thơ có khởi nguồn từ thơ ca, nó là đặc tính tất yếu của

thơ. Trong cuốn Lí luận văn học, do Phương Lựu chủ biên, khi bàn về chất thơ

của thơ, ông đã trích dẫn ý kiến của nhà phê bình văn học Trung Quốc đời

Thanh – Diệp Tiếp trong sách Nguyên thi: “Cái lí có thể nói, ai cũng nói được

đâu cần nhà thơ nói lên. Cái việc có thể chứng kiến ai cũng kể lại được. Phải

có những cái lí không thể nói, có những việc không thể kể lại được khi gặp thì

chỉ hiểu ngầm qua hình dung có ý nghĩa mà lí và việc đã tường như thế” [11].

Về sau ý kiến này đã được nhà nghiên cứu Đỗ Minh Tuấn làm rõ thêm: “Chất

thơ của một bài thơ nằm trong một cái đích rất mơ hồ nhưng lại rất cụ thể, nó

8

mơ hồ ở chỗ nó tan biến vào từng câu thơ, nó chảy ra bàng bạc trong từng tác

phẩm nhưng nó cụ thể ở chỗ nó tụ lại một điểm ngời sáng nào đó làm cho cái

bàng bạc trải rộng kia lấp lánh lên. Điểm ngời sáng đó là nơi gặp gỡ của tất cả

các câu thơ ý thơ, là nơi ngã ba ngã bảy tỏa đi các câu thơ – đối với người làm

thơ là nơi cảm xúc gặp gỡ, đối với người đọc thơ là nơi cảm xúc tỏa đi” [14,

tr.383]. Như vậy nếu theo lời bàn luận trên thì có thể hiểu chất thơ là cái mơ

hồ là đích không lời, là ý tại ngôn ngoại, tức lời hết mà ý tình còn mênh

mang, nó đòi hỏi bạn đọc phải khám phá ra cái tầng sâu không cùng của thơ.

Đó là chất thơ của thơ nhưng giữa các thể loại văn chương bao giờ cũng có sự

giao thoa. Điểm giao thoa giữa thơ và văn xuôi chính là chất thơ của văn xuôi

và chất văn xuôi của thơ. Vậy cần hiểu khái niệm chất thơ của văn xuôi như

thế nào cho đúng? Trong khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp, chúng tôi

chỉ tạm thời đưa ra hai cái nhìn dưới góc độ từ điển và quan niệm của các nhà

văn, nhà nghiên cứu:

Từ điển văn học, nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội, 2004, do Đỗ Đức Hiểu

chủ biên có định nghĩa về chất thơ như sau: “Chất thơ không phải là cái thuần

túy đối lập hoàn toàn với văn xuôi mà là cái tỏa sáng trên văn xuôi. Chất thơ

của văn xuôi là một phạm trù có nội hàm rộng rãi nhưng trước hết nó là những

cảm xúc chất chứa những tâm trạng dạt dào, những tưởng tượng mạnh mẽ

trong ngôn từ hàm súc giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu” [9, tr.1341].

Với định nghĩa này, các nhà biên soạn từ điển đã nhìn nhận chất thơ như

một yếu tố quan trọng làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm. Có thể coi đây là

một định nghĩa khá toàn diện đầy đủ vì chất thơ được soi chiếu trên cả hai

phương diện: nội dung phải đảm bảo tính cô đọng, giàu hàm súc (các biểu

tượng nghệ thuật sẽ góp một phần thực thi chức năng này) và hình thức, ngôn

ngữ phải giàu hình ảnh, giọng văn có nhịp điệu (nguyên nhân khai sinh ra các

thủ pháp nghệ thuật).

chuong-1-khai-quat-chung-ve-chat-tho-mindovermetal

9

Từ điển văn học khi giới thiệu về chất thơ trong truyện ngắn Pautôpxki,

đã trích dẫn ý kiến của tác giả Đặng Thị Hảo: “Đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn

cái khí sắc lãng mạn với bút pháp trữ tình cùng cái duyên mượt mà của một

văn phong điêu luyện, làm cho những bài thơ văn xuôi của ông thấm vào hồn

người một cách nhẹ nhàng tinh tế và rồi cứ sau mỗi câu chuyện người đọc lại

tìm thấy một niềm vui nho nhỏ, một chút thanh thản trong tâm hồn, xa hơn

nữa nhiều khi đó là cả một chân trời mới của cái đẹp” [9, tr.1341]. Như vậy

chất thơ còn gắn với cảm hứng lãng mạn, đồng thời người nghiên cứu cũng đã

chỉ ra được hiệu ứng của chất thơ đem lại cho bạn đọc đó là những khoái cảm

thẩm mĩ, những niềm vui nho nhỏ, một chút thanh thản trong cõi lòng, xui

khiến con người ta biết sống vươn tới chân trời cái đẹp. Rõ ràng văn học

không chỉ là tấm gương phản ánh cuộc sống mà qua chất thơ nó còn có chức

năng thanh lọc tâm hồn.

Khái niệm chất thơ của văn xuôi còn được điểm xuyết trong một số bài

bình luận trên các trang báo, trên các blog. Tiêu biểu là ý kiến của PGS.TS Đỗ

Lai Thúy: “Chất thơ trước tiên hiểu theo nghĩa rộng phải gắn với cái đẹp. Cái

đẹp có thể do tự nhiên đem lại hoặc cũng có thể được tạo ra từ những tình

cảm, hành động của con người. Tuy nhiên một tác phẩm văn học giàu chất thơ

sẽ bị giới hạn ý nghĩa về thẩm mĩ nếu như nhà văn không sử dụng thủ pháp để

sắp xếp các vật liệu tạo ra một chỉnh thể thẩm mĩ để nội dung và hình thức

không tách rời nhau” [16]. Trong ý kiến của mình, PGS.TS có đề cập tới một

khía cạnh mới của chất thơ đó là chất thơ phải gắn liền với cái đẹp, hay nói

khác đi cái đẹp đã khơi dòng cho chất thơ cuộn chảy vào trong tác phẩm nghệ

thuật, và muốn tạo ra chất thơ buộc các nhà văn phải sử dụng các thủ pháp

nghệ thuật: đó có thể là những dòng độc thoại nội tâm, những kết cấu mở đi

sâu vào miền kí ức, khơi gợi những góc khuất của tâm hồn để cho cảm xúc

chảy miên man…

10

Trong bài viết Truyện ngắn – Đặc trưng thể loại, tác giả Đỗ Ngọc Thạch

cho rằng: Chất thơ là chất trữ tình sâu lắng của những trạng huống, của những

tâm trạng nhân vật trong truyện, là sự cao đẹp của tư tưởng thẩm mĩ khả dĩ có

sức mạnh chắp cánh nâng cao tâm hồn người đọc thoát khỏi sự níu kéo của cái

trần tục đời thường để vươn tới những ý tưởng đầy nhân văn sáng tạo. Với ý

nghĩa ấy, chất thơ của truyện ngắn còn là cái tâm trong sáng, nặng nỗi ưu đời

mẫn thế của nhà văn.

Từ các ý kiến quan niệm trên, có thể hiểu chất thơ một cách hết sức linh

hoạt như sau:

– Xét trên phương diện mĩ học: Chất thơ được xem là cái đẹp của tâm

hồn, của cuộc sống và cao hơn nữa cuộc sống với một lí tưởng đẹp.

– Xét trên phương diện cảm hứng: Chất thơ gắn liền với cảm hứng lãng

mạn bay bổng.

– Xét trên phương diện ngôn ngữ: Chất thơ gắn liền với tính nhạc, tính

họa của lời văn.

1.2. Sự hình thành chất thơ trong văn xuôi

Theo như M.Bakhơtin: Thể loại sống bằng hiện tại nhưng luôn nhớ quá

khứ của mình, khởi thủy của mình. Khi nghiên cứu về chất thơ trong văn xuôi,

xét trên phương diện nào đó gắn liền với việc thừa nhận hiện tượng giao thoa

giữa các thể loại như một điều hiển nhiên. Thực tế các nhà văn bậc thầy truyện

ngắn đã nhận định: truyện ngắn về tạng chất của nó rất gần với thơ, thậm chí có

thể nói một cách không đến nỗi quá đáng rằng truyện ngắn là một dạng cấu

trúc đặc biệt của thơ. Với ý nghĩa ấy truyện ngắn có một vị trí cao cả đặc biệt ở

ngay trong bầu trời thi ca. Cũng trong bài viết này, tác giả đã dẫn lời nhận xét

của Pautôpxki: “Cái chính là ở chỗ khi văn xuôi đạt tới mức hoàn thiện toàn mĩ

thì về bản chất nó thực sự là thơ”. Như vậy khi đạt tới đỉnh cao của sáng tạo,

thơ và truyện ngắn đã gặp nhau hòa thành đám mây ngũ sắc kì diệu.

11

Trên Tuần báo Văn nghệ số ra tháng 10/1982, theo nhà nghiên cứu Vũ

Ngọc Phan: Người ta cho rằng ở châu Âu văn xuôi nghệ thuật mới chỉ có từ

thời Phục Hưng, ở nước ta văn xuôi thành văn nói chung mới có từ đầu thế

kỉ XX. Bất cứ nghành nghệ thuật trẻ nào ban đầu cũng phải dựa vào một số

ngành nghệ thuật lân cận, với văn xuôi chỗ dựa ấy không thể nào khác ngoài

thơ. Vì trước khi có văn xuôi thì thơ là tất cả văn chương. Như vậy chất thơ

chính là nhịp cầu nối giữa hai thể loại thơ và văn xuôi.

Tìm chất thơ trong văn xuôi chính là đi tìm những đặc tính vốn làm nên

đặc thù của thể loại thơ đã được văn xuôi tiếp nhận làm giàu có cho sự biểu đạt

của chính nó. Cụ thể, thơ ưu tiên cho việc biểu đạt tâm tình chủ quan của người

nghệ sĩ, nghiêng về nắm bắt những nét tinh lọc của thế giới tâm hồn với một

thái độ tôn sùng lý tưởng, trân trọng những ước mơ lãng mạn bay bổng của con

người và thơ nghiêng về tính hàm súc, tính trữ tình, giàu hình ảnh, nhạc điệu.

Chính vì vậy một tác phẩm văn xuôi mang đậm chất thơ phải là một tác phẩm

hấp thụ được một trong những đặc tính vốn có ấy của thơ.

1.3. Vai trò của chất thơ trong văn xuôi

Mỗi một yếu tố khi đưa vào trong tác phẩm đều giữ một vai trò nhất định

trong chỉnh thể hữu cơ đó. Và ngay trong định nghĩa nêu trên đã phần nào hé lộ

vai trò của chất thơ.

Nếu đặt chất thơ trong quan hệ với tác phẩm: Nó sẽ đem đến cho văn

xuôi sự mềm mại, sức lay động sâu xa. Cuộc sống được miêu tả trong văn xuôi

không chứa đựng chất thơ sẽ trở thành thô thiển, thành một thứ chủ nghĩa tự

nhiên không cánh, không thúc gọi, không dẫn dắt ta đi đến đâu cả.

Nếu đặt trong quan hệ với người nghệ sĩ: Chất thơ là chất xúc tác, là

phút giây cảm xúc được thăng hoa, là nơi nhà văn thể hiện những trăn trở, suy

tư, nỗi niềm trước cuộc đời.

12

Nếu đặt trong quan hệ với bạn đọc: Nó là con đường thi vị nhất dẫn tác

phẩm tới trái tim của người tiếp nhận. Nó là chiếc cầu nối mềm mại đưa văn

xuôi vào hồn người một cách êm ái dịu dàng, là dòng sữa ngọt ngào nuôi

dưỡng văn xuôi làm cho thể loại này trở nên nhẹ nhàng đằm thắm hơn.

Như vậy chất thơ giữ vai trò quan trọng trong tác phẩm, và đi vào thực

tiễn sáng tác của các nhà văn ta thấy chất thơ ngày càng khẳng định được thế

mạnh của mình trong văn xuôi. Vì lẽ đó nó tồn tại khá nhiều trong những trang

viết tài hoa của các nghệ sĩ.

1.4. Biểu hiện của chất thơ trong văn xuôi

Ngay trong định nghĩa về chất thơ chúng ta đã thấy được những khía cạnh

biểu hiện của nó trong lĩnh vực văn xuôi nói chung và thể loại truyện ngắn nói

riêng. Chất thơ là cái tỏa sáng trên văn xuôi, nó có thể kết tinh ngưng tụ trên các

phương diện nội dung hoặc hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn học.

1.4.1. Biểu hiện của chất thơ trên phương diện nội dung

Nội dung là một phạm trù có nội hàm rộng, nó là một hệ thống bao gồm

nhiều yếu tố như cảm hứng, đề tài chủ đề, hình tượng tác phẩm. Khi nói nội

dung mang đậm chất thơ cũng đồng nghĩa với việc thừa nhận chất thơ sẽ tồn tại

ở các yếu tố đó của hệ thống.

Xung quanh khái niệm cảm hứng có rất nhiều ý kiến khác nhau. Theo Từ

điển thuật ngữ văn học: “Cảm hứng nghệ thuật là trạng thái tình cảm mãnh

liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm nghệ thuật, gắn liền với một tư tưởng xác

định, một sự đánh giá nhất định, gây tác động đến cảm xúc của người tiếp

nhận tác phẩm. Bêlinxki coi cảm hứng chủ đạo là điều kiện không thể thiếu của

việc tạo ra những tác phẩm đích thực, bởi nó biến sự chiếm lĩnh thuần túy trí

óc đối với tư tưởng thành tình yêu đối với tư tưởng, một tình yêu mạnh mẽ, một

khát vọng nhiệt thành” [7, tr.44].

13

Tuy nhiên trong khoá luận này chúng tôi chỉ quan tâm đến thế nào là

một cảm hứng mang đậm chất thơ. Theo kiến giải của người nghiên cứu, một

cảm hứng mang đậm chất thơ khi nó được nảy sinh từ sự rung động trước vẻ

đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp của con người. Hay nói một cách đầy hình ảnh như

Pautôpxki: cảm hứng giống như mối tình đầu khi tim ta rộn ràng trước đôi mắt

đẹp, nụ cười và câu nói ngập ngừng dang dở… Như vậy ngay từ cảm hứng

sáng tạo đã gợi lên được nhiều chất thơ vì nó chính là trạng thái say mê đặc

biệt khi người nghệ sĩ đắm chìm trong thế giới cảm xúc đi tìm những hình

tượng nghệ thuật thẩm mĩ.

Cảm hứng chứa đựng chất thơ sẽ chi phối đến việc lựa chọn đề tài,

chủ đề trong tác phẩm. Đề tài, chủ đề là phạm vi đời sống mà các nhà văn đề

cập tới. Bản thân chúng mang tính khách quan, nhưng việc lựa chọn để đi

vào khai thác cho sâu lại là do ý thức chủ quan sáng tạo, dụng ý nghệ thuật

của nhà văn. Thông thường một đề tài, chủ đề mang đậm chất thơ sẽ không

đi vào khám phá lãnh địa của các cốt truyện giật gân, li kì, những tình huống

thót tim nghẹn thở mà sẽ xoay quanh những điều giản dị, lặng lẽ không ồn

ào hoặc khai thác những điều dịu ngọt của cuộc đời. Trong nguồn đề tài bất

tận của cuộc sống, có lẽ đề tài tình yêu mang đậm chất thơ hơn cả, bởi tình

yêu không chỉ là chất thơ của cuộc đời mà còn là chất thơ của những trái tim

đã yêu, đang yêu, và sẽ yêu.

1.4.2. Biểu hiện của chất thơ trên phương diện hình thức nghệ thuật

Hình thức nghệ thuật tồn tại song song với phương diện nội dung để

cùng nhau làm nên chỉnh thể thống nhất của tác phẩm văn học. Nhắc đến hình

thức không thể không kể đến yếu tố ngôn ngữ. Để tạo ra ngôn ngữ mang đậm

chất thơ đòi hỏi mỗi nhà văn phải am hiểu thấu đáo về thơ và họa tức là ngôn

ngữ phải giàu hình ảnh, phải mang nhạc tính và gợi lên được cái đẹp. Việc này

14

cũng đồng nghĩa họ phải sử dụng hàng loạt các biện pháp nghệ thuật, và tất

nhiên nhân hóa và so sánh nhiều khi cũng có mặt, bởi chúng vừa gợi được cái

hồn, cái tình ẩn giấu sâu trong lòng mỗi sự vật vừa làm cho lời văn giàu hình

ảnh. Một trong những yêu cầu quan trọng của truyện ngắn là phải đảm bảo tính

cô đọng hàm súc. Điều đó dẫn đến việc các nghệ sĩ phải sử dụng tối đa các

biểu tượng nghệ thuật, hoặc sử dụng những kết cấu cốt truyện mở, kết cấu cốt

truyện hồi tưởng để đi sâu vào miền kí ức khơi gợi những liên tưởng ở người

đọc… Nếu tác phẩm nào đáp ứng được các tiêu chuẩn đó thì chứng tỏ nó đã

đạt được một phần của chất thơ.

Những biểu hiện trên đây của chất thơ trong văn xuôi đã được đúc kết

từ lí luận đến thực tiễn sáng tác, và nó sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể

hơn về đặc trưng của văn xuôi khi chúng hấp thụ những đặc tính vốn có của

thơ. Đồng thời đây cũng là kim chỉ nam dẫn đường để tác giả khóa luận nghiên

cứu chất thơ trong truyện ngắn O.Henry.

15

Chương 2

CHẤT THƠ TRONG TRUYỆN NGẮN O.HENRY

ĐƯỢC THỂ HIỆN TRÊN PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG

2.1. O.Henry – Nhà văn say mê kiếm tìm cái đẹp

2.1.1. Say mê vẻ đẹp thiên nhiên

“Khi người yêu tôi

Mặc áo trắng đi ngang qua đồi

Vương vào lá

Chiếc áo sẽ ngả vàng

Vì đang là mùa thu”.

(Thơ cổ Nhật Bản)

Câu thơ đưa chúng ta đến sự hòa hợp tuyệt vời giữa con người với thiên

nhiên, và đây cũng chính là một trong những tư duy thơ của người phương

Đông. Họ tìm đến thiên nhiên không phải chỉ nhằm mục đích chinh phục mà

còn để hòa hợp tương giao. Mặc dù người phương Tây tuy không có cái trầm

mặc sâu sắc về mặt tư tưởng như người phương Đông, nhưng đứng trước một

thiên nhiên đẹp thơ mộng tâm hồn họ cũng dễ rung động trở nên lãng mạn bay

bổng một cách kì lạ. Đúng như một nhà nghiên cứu đã từng nói: thiên nhiên

đẹp ở hai cấp độ, cấp độ một do chính bản thân thiên nhiên đem lại, cấp độ hai

thiên nhiên đẹp hơn bởi con mắt đa tình của người nghệ sĩ. Vì thế tìm đến thiên

nhiên là tìm đến với nguồn cảm xúc sáng tạo đầy chất thơ.

Nếu như Aimatôp – ca sĩ của núi đồi thảo nguyên – đi tìm cảm hứng ở

những miền núi non hoang mạc vừa trữ tình nên thơ vừa uy nghi hùng vĩ, nếu

Pautôpxki – nhà văn trữ tình lãng mạn Nga đã lấy văn xuôi để hiện thực hóa

giấc mơ tình yêu thơ không thành của mình, thì mùa thu vàng tĩnh lặng đã trở

thành đề tài ông suốt đời theo đuổi, còn với O.Henry niềm say mê nằm ở

16

những trang miêu tả thiên nhiên nước Mĩ với tất cả sự vẫy chào, mời gọi, đong

đưa, tình tứ của nó: “Những tấm cọ đang phất phơ trong gió như chào mời

chúng ta hãy vui chơi hoan hỉ” (Bị bắt), hay đó là cảnh: “Cây xương rồng với

những chiếc lá dài thõng liên tục đong đưa theo ngọn gió nhẹ nhất trong cử chỉ

lạ lùng dường như đang ra dấu hiệu gì đó” (Cây xương rồng). Rõ ràng qua cái

nhìn của O.Henry, cảnh vật đa phần hiện lên trong trạng thái động nhưng

không phải là cái động dữ dội, mãnh liệt như ta thường thấy trong một số trang

miêu tả thiên nhiên của các nhà văn Mĩ ưa cảm giác mạnh, mà nó chỉ là những

chuyển động nhẹ nhàng, và ở đó vạn vật có sự hài hòa với nhau: những tấm cọ

thì phất phơ trong gió, những lá cây xương rồng thì liên tục đong đưa theo

ngọn gió nhẹ nhất, còn con người thì nhìn thấy ở trong thiên nhiên một sự giao

cảm, dường như nó đang mời chào đang ra dấu hiệu gì đó cho ta.

Thờ ơ dửng dưng trước vẻ đẹp là một thứ bệnh gặm nhấm làm khô cứng

hủy hoại tâm hồn con người. Chính vì vậy O.Henry đã không bỏ qua bất kì một

vẻ đẹp nào của thiên nhiên cho dù đó chỉ là “chiếc lá vàng rơi – tấm danh thiếp

của thần rét” hay “bầu trời ru ngủ của miền Nam nước Mĩ”, “những tia nắng

đầu tiên của mặt trời nhuốm vàng các tòa nhà cao ngất dẹt như một con dao rọc

giấy ở phía tây công viên” (Tên cớm và bản thánh ca), thậm chí là “con đường

trắng xóa trong ánh trăng” (Hoàng tử đồng xanh), “dòng nước trong vắt từ

ngọn đồi chảy róc rách xuống nền đá” (Ngôi giáo đường với cối xay nước).

Những chi tiết rất nhỏ ấy của thiên nhiên nhiều khi con người hay vô tình lãng

quên đi trong cuộc sống mưu sinh đầy vội vàng, lo toan nhưng với sự mẫn cảm

của một nhà văn như O.Henry, tất cả đã trở thành những khoảnh khắc đẹp đáng

nhớ.

Thiên nhiên trong truyện ngắn của ông không chỉ tràn ngập màu sắc:

màu vàng của những chiếc lá rơi cuối thu, của những tia nắng mặt trời đầu tiên,

màu trắng xóa của con đường trong đêm trăng, màu trong veo của dòng nước

17

từ ngọn đồi chảy xuống mà nó còn trở nên hữu tình hơn khi nó chứa trong lòng

mùi thơm của hương cỏ đồng nội, âm thanh của các loài chim. Đó là tiếng líu

ríu của bầy sẻ mơ màng dưới các mái hiên, là tiếng hót của chim bách thanh

lảnh lót cất lên một bản tình ca. Những âm thanh ấy không làm cho không gian

trở nên buồn thảm, u sầu mà trái lại chúng làm cho cảnh vật trở nên quyến rũ,

mơ màng hơn. “Cảnh đêm trước giáng sinh có một chút gì giá lạnh trong

không khí xa xôi lăn tăn như nước khoáng lại được ướp thoang thoảng của mùi

hoa cỏ đồng nội” (Món quà giáng sinh đồng nội). Sự miêu tả thật là tinh tế.

Bởi không khí là cái mà ta hít thở từng ngày nó vốn vô hình, nhưng qua ngòi

bút của nhà văn nó hiện lên thật hữu hình, trong trẻo đến lạ thường. Đôi khi

thiên nhiên trong truyện ngắn O.Henry còn gây ấn tượng với người đọc bởi

đường nét tạo hình, đó là “vẻ đẹp nghiêng nghiêng của dãy rừng thông trong

những buổi chiều mơ màng vàng rực trong không khí u tịch huyền bí” (Ngôi

giáo đường với cối xay nước). Khi đứng trước một thiên nhiên nên thơ bình dị

như vậy, bạn đọc luôn có cảm giác bình yên, nhẹ nhàng, êm dịu. Đó phải chăng

là những khoái cảm thẩm mĩ mà PGS.TS Đỗ Lai Thúy đã nhắc tới khi bàn về

chất thơ trong văn xuôi, hay là cảm xúc của một ai đó đã từng gọi tên: khoái

cảm khi đọc một truyện ngắn đầy chất thơ thú vị, sẽ giống như những giây phút

tuyệt diệu của một cặp tình nhân sánh bước bên nhau.

Nói tóm lại, mặc dù xuất hiện không nhiều, chỉ tồn tại dưới những đoạn

văn ngắn nhưng thiên nhiên trong truyện ngắn O.Henry phần lớn hiện lên

mang sắc thái trong trẻo, tình tứ, thơ mộng. Điều đó đã làm nên chất thơ ngọt

ngào cho những sáng tác của nhà văn đã được cả thế giới mệnh danh là người

viết truyện ngắn có “duyên” nhất.

2.1.2. Say mê vẻ đẹp con người

Nếu như coi tiểu thuyết là một dòng sông cuộc đời mải miết chảy trôi

với bao số phận thăng trầm thì truyện ngắn chỉ là một lát cắt, một khoảnh khắc

5/5 - (1 vote)

Bài viết liên quan

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments