Mục tiêu nghiên cứu là gì? Cách viết mục tiêu nghiên cứu

Để có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học, bắt buộc các nhà nghiên cứu phải có mục tiêu nghiên cứu rõ ràng. Vậy mục tiêu nghiên cứu là gì? Ví dụ về mục tiêu nghiên cứu khoa học. Tất cả sẽ được Mindovermetal giải đáp ngay trong bài viết sau.

muc-tieu-nghien-cuu-la-gi-cach-viet-muc-tieu-nghien-cuu-2

Mục tiêu nghiên cứu là gì?

Mục tiêu nghiên cứu là một mốc chuẩn để cho những ai đang nghiên cứu có thể xây dựng lên một phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp nhất. Đây chính là nhiệm vụ trực tiếp của những nghiên cứu khoa học hay các hoạt động nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu được chia thành 2 mục tiêu. Gồm mục tiêu tổng quát và chi tiết:

Mục tiêu tổng quát: mang tính khái quát hóa cao, giúp cho người nghiên cứu có thể phân loại được các đề nghiên cứu. Thế nhưng khi thực hiện nghiên cứu sơ cấp hoặc làm đề tài tốt nghiệp, người nghiên cứu lại hay bỏ qua mục tiêu tổng quát.

Mục tiêu cụ thể: là một hệ thống tổng hợp những mục tiêu nhỏ với mục đích có thể đạt được mục tiêu tổng quát. Như vậy người nghiên cứu sẽ đưa ra những mục tiêu cụ thể để thực hiện, như vậy có thể đạt được mục tiêu tổng quát nhanh chóng.

muc-tieu-nghien-cuu-la-gi-cach-viet-muc-tieu-nghien-cuu-5

Mục đích nghiên cứu là gì?

Điều mà người nghiên cứu sử dụng nghiên cứu khoa học muốn hướng đến chính là mục đích nghiên cứu. Có thể hiểu rằng mục đích nghiên cứu chính là đáp án cho câu hỏi; là kết quả của việc nghiên cứu này được sử dụng vào mục đích gì.

Mục đích nghiên cứu chính là giải pháp mà các nhà nghiên cứu thông qua kết quả của việc nghiên cứu khoa học đang tìm kiếm và hướng đến.

muc-tieu-nghien-cuu-la-gi-cach-viet-muc-tieu-nghien-cuu-6

Cách viết mục tiêu nghiên cứu đề tài

Mục tiêu nghiên cứu đề tài khoa học cần đảm bảo 5 tiêu chuẩn: “SMART”:

  • S (Specific): Cụ thể và rõ ràng.
  • M (Measurable): Có thể đo lường được.
  • A (Achievable): Khả thi.
  • R (Reasonable): Hợp lý.
  • T (Timely): Có thời gian quy định cụ thể.

muc-tieu-nghien-cuu-la-gi-cach-viet-muc-tieu-nghien-cuu-5

S (Specific): Cụ thể và rõ ràng

Cần phải quy định về đối tượng nghiên cứu, chủ thể nghiên cứu tham gia nghiên cứu khoa học 1 cách rõ ràng. Bên cạnh đó 1 số đặc điểm mang tính định danh đặc trưng cao nhất của chủ thể nghiên cứu cũng cần được xác định.

Cấu trúc giúp cho nhà nghiên cứu có thể viết 1 mục tiêu của đề tài nghiên cứu:

Động từ _ Tân ngữ (đối tượng nghiên cứu) _ Trạng từ (Thời gian và địa điểm nghiên cứu).

Lưu ý: không được sử dụng nhiều từ ngữ thừa 1 cách quá nhiều. Nên sử dụng từ ngữ chính xác, rõ ràng và ngắn gọn xúc tích.

muc-tieu-nghien-cuu-la-gi-cach-viet-muc-tieu-nghien-cuu-4

M (Measurable): Có thể đo lường được

Đối tượng được nghiên cứu cần được tác động bởi 1 thức đo cụ thể. Cần phải đưa ra các con số nhất định. Một số đơn vị đo phổ biến được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu như: tần suất; tỷ lệ;…

Tính đo lường được trong các mục tiêu nghiên cứu mở rộng như: việc sử dụng; hiệu quả sử dụng; tỷ lệ; tần suất. Cần phải có các yếu tố này vào trong phần Tân Ngữ.

A (Achievable): Khả thi

Khi mà đưa những mục tiêu nghiên cứu thiếu tính khả thi sẽ dẫn đến việc khó thực hiện được. Điều này sẽ khiến cho việc nghiên cứu không thể phát triển cũng như hoàn thành; và đạt được mục đích đã đề ra ban đầu.

muc-tieu-nghien-cuu-la-gi-cach-viet-muc-tieu-nghien-cuu-5

Nhà nghiên cứu cần phải dựa vào các đặc điểm của nguồn lực đang có trong nghiên cứu để đưa ra các quy định hợp lý. Nếu như vượt qua khỏi những nguồn lực này, thì rất có thể mục tiêu nghiên cứu không thể thực hiện được.

Một số nguồn lực có trong nghiên cứu khoa học gồm:

  • Nguồn lực kinh tế
  • Nguồn lực nhân lực
  • Thời gian
  • Phương tiện kỹ thuật,…

R (Reasonable): Hợp lý

Tính pháp lý, hợp lý của mục tiêu nghiên cứu cũng là điều mà nhà nghiên cứu cần phải đảm bảo. Cần đảm bảo được những quy định của pháp luật về nghiên cứu khoa học cũng như những nội dung liên quan.

muc-tieu-nghien-cuu-la-gi-cach-viet-muc-tieu-nghien-cuu-6

Người nghiên cứu cần phải đưa ra những mục tiêu logic với nhau. Như thế mới có thể phát triển cũng như mở rộng được đề tài nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu cần phải đảm bảo được các yếu tố ngoài hướng đến mục tiêu NCKH tổng quát.

Có thể kể đến 1 yếu tố ngoài như: Đạo đức; pháp luật;… những tiêu chí này không được phép sai phạm. Tác động của những yếu tố này đến với đề tài là vô cùng nghiêm trọng.

T (Timely): Có thời gian quy định cụ thể

Các nghiên cứu khoa học cần phải đưa ra mục tiêu nghiên cứu trong phạm vi thời gian cụ thể. Đặc biệt là các nghiên cứu khoa học xã hội. Khi mà từng thời điểm; sự vật; giai đoạn khác nhau; các hiện tượng có trong cuộc sống luôn biến động. Vì thế mà trong từng giai đoạn, từng đối tượng sẽ có các đặc điểm khác nhau.

muc-tieu-nghien-cuu-la-gi-cach-viet-muc-tieu-nghien-cuu-2

Ví dụ về mục tiêu nghiên cứu khoa học

Để giúp cho người đọc có thể hiểu sâu hơn về mục tiêu; cũng như mục đích của việc nghiên cứu khoa học. Dưới đây là 3 ví dụ – đề tài sẽ được phân tích 1 cách cụ thể:

Ví dụ 1

Đề tài: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp. Đưa ra hạn chế quay cóp trong kiểm tra tại trường Đại học A năm 2021

  • Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu rõ về thực trạng cũng như các nguyên nhân gây ra hiện tượng quay cóp trong giờ kiểm tra tại trường đại học A. Từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục.
  • Mục đích nghiên cứu: Hạn chế được tình trạng quay cóp xảy ra trong giờ kiểm tra ở trường Đại học A. Từ đó nâng cao được chất lượng đào tạo của nhà trường.

muc-tieu-nghien-cuu-la-gi-cach-viet-muc-tieu-nghien-cuu-2

Ví dụ 2

Đề tài: “Khảo sát nguyên nhân sinh viên thi trượt các kỳ thi vấn đáp nhiều hơn các kỳ thi viết tại trường đại học B năm học 2020-2021”

Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu các nguyên nhân xảy ra hiện tượng sinh viên thi trượt các kỳ thi vấn đáp nhiều hơn các kỳ thi viết tại trường đại học B năm học 2020-2021.

Mục đích nghiên cứu: Tìm ra nguyên nhân vì sao sinh viên lại thi trượt các kỳ thi vấn đáp cao hơn so với kỳ thi viết của trường Đại học B (Năm 2020-2021). Từ đó đưa ra các biện pháp nhằm cải thiện điểm số của sinh viên trong những kỳ thi vấn đáp. Đồng thời nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường.

muc-tieu-nghien-cuu-la-gi-cach-viet-muc-tieu-nghien-cuu-7

Ví dụ 3

Đề tài: Khảo sát tần suất sử dụng sữa chua của người dân tại phường B trong tháng 8 năm 2021

  • Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu rõ về thực trạng sử dụng sữa chua của người dân tại phường B trong tháng 8 năm 2021.
  • Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu về thực trạng, nhu cầu sử dụng sữa chua của người dân ở phường B trong tháng 8 năm 2021. Từ đó đưa ra các biện pháp làm thay đổi thói quen sử dụng sữa chua của người dân, mở rộng thị trường sử dụng sữa chua.

Như vậy với những thông tin ở trên đã giúp bạn biết rõ về mục tiêu nghiên cứu là gì. Cũng như hiểu rõ hơn vấn đề này thông qua các ví dụ về mục tiêu nghiên cứu khoa học. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo được cập nhật thường xuyên tại Mindovermetal.

5/5 - (3 votes)
Banner-backlink-danaseo

Bài viết liên quan

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments