Ăn dặm tự chỉ huy có thể áp dụng cho trẻ ở tuổi nào?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Lê Thanh Cẩm – Bác sĩ Nhi khoa – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Ăn dặm tự chỉ huy (BLW) là phương pháp ăn dặm được các mẹ áp dụng phổ biến hiện nay trong quá trình nuôi dạy con. Tuy nhiên phương pháp này có liên quan nhiều đến khả năng vận động của bé nên không phải lứa tuổi nào cũng có thể áp dụng được. Vậy khi nào có thể áp dụng ăn dặm bé tự chỉ huy? Có thể sử dụng ăn dặm BLW cho bé 5 tháng tuổi hay không?

1. Ăn dặm tự chỉ huy là gì?

Ăn dặm tự chỉ huy (BLW – Baby Led Weaning) là phương pháp ăn dặm cho phép trẻ được tự quyết định món ăn, cách ăn theo ý mình và bố mẹ phải tôn trọng quyết định này của trẻ.

Ăn dặm bé tự chỉ huy có thể giúp kích thích quá trình phát triển của trẻ được thuận lợi hơn cả về mọi mặt nhất là vận động, khả năng linh hoạt và xử lý cũng như tiếp cận với thức ăn.

Cho dù trẻ được ăn dặm bằng bất kỳ phương pháp nào thì cũng cần phải được đảm bảo các yếu tố sau:

  • Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất ở thời điểm này;
  • Ăn đủ 4 nhóm thực phẩm: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Trong cùng một nhóm chất nên có nhiều loại thực phẩm khác nhau để giúp trẻ có thể đa dạng về khẩu vị;
  • Ăn lượng tăng dần từ ít đến nhiều, bắt đầu từ loãng sau đó sệt dần rồi đặc. Ăn từ mịn đến thô;
  • Cho bé ăn đúng độ tuổi, đúng cả về phương pháp, cách ăn và các món ăn;
  • Tập cho bé thói quen ăn đúng giờ đúng bữa. Nên ăn chung cùng gia đình, ăn tập trung và không nên cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn;
  • Đặc biệt không nên ép trẻ ăn quá nhiều hoặc ăn những món mà trẻ không thích.

2. Khi nào có thể áp dụng ăn dặm tự chỉ huy cho trẻ?

Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, thời gian ăn dặm thích hợp nhất cho bé là từ 6 tháng tuổi vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ đã tăng trưởng khá hoàn hảo nên hoàn toàn có thể hấp thu được những thức ăn đặc và nhiều chất phức tạp hơn sữa mẹ. Ở thời gian này, trẻ cũng cần được phân phối những chất dinh dưỡng từ thức ăn bổ trợ mà nguồn sữa mẹ không hề phân phối đủ để bảo vệ khung hình hoàn toàn có thể tăng trưởng khỏe mạnh .
Ăn dặm tự chỉ huy có thể áp dụng cho trẻ ở tuổi nào?

Vậy có thể áp dụng ăn dặm BLW cho trẻ 5 tháng tuổi không? Giai đoạn từ 4-5 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn rất non nớt. Ăn dặm ở thời điểm này dễ xảy ra những nguy cơ mà khó có thể nhìn thấy được nhưng lại ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển lâu dài của trẻ.

Hơn nữa ở giai đoạn 5 tháng tuổi, các vận động thô của trẻ cũng chưa được cứng cáp và hoàn thiện, một số trẻ vẫn chưa ngồi vững, chưa linh hoạt các ngón tay để cầm nắm đưa vào miệng. Ở trẻ 5 tháng tuổi, vận động của trẻ thiên về giữ thẳng cổ và xoay đầu khi ngồi, trẻ cứng cáp có thể ngồi tựa khoảng 30 phút, các hoạt động cầm nắm lại chưa được thuần thạo. Bởi vậy việc áp dụng ăn dặm BLW cho trẻ 5 tháng tuổi đôi khi gặp rất nhiều khó khăn, có thể gây nghẹn, sặc thức ăn cho trẻ. Nếu có thể đảm bảo về việc cho trẻ bú mẹ thì tốt nhất nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn đến khi 6 tháng tuổi.

Theo nghiên cứu quan sát cho thấy có 87% trẻ từ 6-7 tháng tuổi bắt đầu có kỹ năng cầm nắm thức ăn bằng tay, nhưng đến tháng thứ 7-8, kỹ năng này lên tới 96%. Do đó phần lớn các bé ở 6 tháng tuổi đều có thể tự ăn được.

3. Dấu hiệu nhận biết trẻ sẵn sàng để ăn dặm

  • Cân nặng của trẻ nhanh chóng thay đổi, có thể tăng gấp đôi so với thời điểm khi mới sinh;
  • Trẻ linh hoạt hơn trong các động tác của cổ như giữ đầu thẳng, có thể tự ngồi để ăn;
  • Trẻ linh hoạt trong các cử động môi miệng trong việc há và nhận thức ăn khi được người lớn cho ăn;
  • Trẻ biết thể hiện sự thích thú hay không thích đối với các món ăn. Ví dụ đơn giản như hành động quay đi, không chịu há miệng với món ăn mà trẻ không thích;

Có thể chia tiến trình ăn dặm cho trẻ như sau :

  • 4-6 tháng tuổi: có thể bắt đầu cho trẻ ăn dặm với cháo xay nhuyễn hoặc nấu cháo bột cho trẻ ăn trong tuần đầu. Sau đó bắt đầu cho ăn với các loại rau dễ tiêu nhưng phải lưu ý tất cả đều xay nhuyễn;
  • Từ 6 tháng tuổi: cho trẻ ăn bột nấu loãng, ăn thành nhiều bữa nhỏ. Sau đó cho ăn đặc dần;
  • 7-8 tháng tuổi: Có thể bắt đầu cho bé ăn bột nấu đặc hơn một chút;
  • 9-10 tháng tuổi: giai đoạn ăn cháo;

Ăn dặm tự chỉ huy có thể áp dụng cho trẻ ở tuổi nào?

  • 12-18 tháng: giai đoạn này bắt đầu cai sữa nên chia bữa ăn thành 3 bữa chính và 2 bữa phụ;
  • Khi trẻ đã mọc răng đủ: giai đoạn này có thể cho trẻ ăn cơm.

Ăn dặm tự chỉ huy không phải là phương pháp tối ưu áp dụng cho mọi lứa tuổi đặc biệt ở trẻ 5 tháng tuổi hay nhỏ hơn. Tuy nhiên để thời điểm cũng như cách ăn dặm tự chỉ huy phù hợp nhất với trẻ, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn về phương pháp cũng như chế độ ăn thích hợp nhất cho trẻ.

Để trẻ khỏe mạnh, tăng trưởng tốt cần có một chính sách dinh dưỡng bảo vệ về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung ứng những chất dinh dưỡng rất đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng tác động ảnh hưởng không tốt đến sự tăng trưởng tổng lực của trẻ cả về sức khỏe thể chất, tinh thần và hoạt động .

Giai đoạn trẻ ăn dặm là giai đoạn vô cùng quan trọng giúp trẻ tăng trưởng toàn diện. Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,… Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

5/5 - (1 vote)

Bài viết liên quan

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments