Thường xuyên chóng mặt, ù tai, đầu óc quay cuồng: Có nên đi khám?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Chuyên khoa I Đào Duy Khoa – Trưởng đơn vị Bệnh mạch máu não – Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Thường xuyên chóng mặt, hoa mắt, ù tai,… là triệu chứng của nhiều vấn đề sức khỏe như bệnh thiếu máu, bệnh tim mạch, bệnh thần kinh hay các rối loạn về tâm lý. Lúc này, bệnh nhân nên đi khám để được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.

1. Chóng mặt là gì?

Chóng mặt là cảm giác di chuyển hay quay tròn của bản thân hoặc môi trường xung quanh trong khi người bệnh không có những chuyển động tương ứng. Trong hầu hết các trường hợp, cơn chóng mặt sẽ giảm dần trong vòng vài phút. Tuy nhiên, nếu cơn chóng mặt diễn ra thường xuyên, không giảm hoặc đi kèm với các triệu chứng như hoa mắt, ù tai, đau đầu, buồn nôn, ói mửa,… thì người bệnh nên đi khám.

Cần phân biệt chóng mặt với hoa mắt, choáng váng vì có nguyên do và điều trị khác nhau. Hoa mắt, choáng váng là cảm xúc xây xẩm, chếnh choáng, lâng lâng, không vững hoặc chảo hòn đảo mà không phải là cảm xúc khung hình hoặc thiên nhiên và môi trường chuyển dời, xoay tròn, lật nhào như trong chóng mặt .

2. Hoa mắt, chóng mặt chỉ là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau

Chóng mặt có thể là triệu chứng của những bệnh lý như:

  • Bệnh lý của dây thần kinh tiền đình ốc tai (dây thần kinh số 8): Có nhiều nguyên nhân như viêm dây thần kinh số 8 do virus, do thoái hóa, do viêm tai trong,… Rối loạn chức năng tiền đình gây triệu chứng chóng mặt quay cuồng dữ dội, có thể kèm theo buồn nôn, nôn ói và da xanh tái;
  • Bệnh BPPV (Benign Paroxysmal Positional Vertigo): Là bệnh chóng mặt tư thế lành tính kịch phát, do các mảnh sỏi tai lạc chỗ trong hệ thống ống bán khuyên của tai trong. Các mảnh sỏi tai này là các tinh thể nhỏ dạng calcium carbonate. Các triệu chứng thường thấy là chóng mặt, mất thăng bằng và buồn nôn, nhất là khi đứng dậy ra khỏi giường. Việc điều trị bệnh chủ yếu là điều chỉnh tư thế đầu cổ, làm các thủ thuật chuyển dời sỏi tai về vị trí cũ (thủ thuật Epley, Simon,..), tập luyện một số bài tập để phục hồi chức năng tiền đình, dùng thuốc ức chế tiền đình chỉ có vai trò hỗ trợ.
  • Bệnh Meniere (bệnh ứ nước nội dịch vô căn): Nhóm người 40 – 50 tuổi dễ bị bệnh Meniere hơn, bệnh có biểu hiện chóng mặt, ù tai, thính lực giảm, đau trong tai, buồn nôn,… Người bệnh có thể bị chóng mặt kéo dài từ 20 phút đến 4 giờ. Bệnh xảy ra do mất thăng bằng áp lực giữa nội dịch và ngoại dịch ở tai trong. Bệnh không thể chữa khỏi nhưng có thể kiểm soát bằng cách sử dụng thuốc lợi tiểu, giảm ăn muối, kiêng thức ăn chứa caffein như cà phê, trà, soda,…Một số trường hợp có thể cần phẫu thuật.

Để cơ thể không thiếu máu do thiếu sắt

Hoa mắt, choáng váng có thể là triệu chứng của những bệnh lý như:

  • Thiếu máu: Ở người bị thiếu máu, cơ thể không được cung cấp đủ lượng huyết sắc tố cần thiết, gây cảm giác mệt mỏi, choáng váng, đau đầu (nếu thiếu máu nặng), xanh xao. Thiếu máu có thể do chế độ ăn uống thiếu chất lâu ngày, phụ nữ bị rong kinh, người bị nhiễm giun sán,…
  • Hạ đường huyết: Đường huyết tụt có thể gây hoa mắt, choáng váng. Khi gặp tình trạng này, bệnh nhân nên bổ sung đường nhanh bằng cách uống một ly nước đường, ăn một thanh kẹo hoặc một lát bánh mì.
  • Làm việc căng thẳng: Tình trạng choáng váng có thể xảy ra khi đầu óc căng thẳng, phải tập trung làm việc với máy tính trong thời gian dài. Để ngăn ngừa choáng váng do căng thẳng, người bệnh cần giảm khối lượng công việc, tránh tập trung căng thẳng quá nhiều, thường xuyên tập thể dục, giảm uống rượu bia và chất kích thích như cà phê. Bệnh nhân có thể tập thiền, tập hít thở sâu để giảm triệu chứng cũng như cải thiện chất lượng sống
  • Huyết áp thấp: Cơn choáng váng xuất hiện khi thay đổi tư thế từ ngồi hoặc nằm chuyển sang đứng dậy và giảm khi nằm đầu thấp. Choáng váng do huyết áp thấp thường đi kèm các triệu chứng như mệt, thở dốc khi vận động, khó thở,… Khi huyết áp thấp, máu sẽ không được cung cấp đủ đến não bộ, gây choáng váng, xây xẩm, đứng không vững, loạng choạng,…Nếu nặng có thể gây ngất xỉu.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Một số thuốc điều trị bệnh tim mạch, thần kinh, huyết áp,… có thể gây tác dụng phụ chóng mặt, choáng váng, ù tai. Khi có triệu chứng này, bệnh nhân cần báo cho bác sĩ để thay đổi loại thuốc hoặc có biện pháp giải quyết phù hợp.

3. Nên đi khám khi thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt, ù tai

Nếu triệu chứng hoa mắt chóng mặt chỉ xuất hiện thoáng qua rồi hết, thỉnh thoảng lặp lại nhưng thời gian xảy ra ngắn, không thay đổi tính chất, không kèm theo các dấu hiệu khác như song thị, nói đớ, tê yếu tay chân, đau đầu, mất ý thức, co giật,…..hoặc không kèm theo các bệnh lý toàn thân như ung thư, sốt, sụt cân, thiếu máu, tim mạch,… thì bệnh nhân chỉ cần tăng cường nghỉ ngơi và có chế độ dinh dưỡng đầy đủ là được. Tuy nhiên, khi các triệu chứng trên xuất hiện thường xuyên, thay đổi tính chất, có các dấu hiệu tổn thương thần kinh hoặc các bệnh lý toàn thân đã nêu ở trên thì người bệnh cần cảnh giác vì nó là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm như thiếu máu mạn tính, xơ vữa mạch máu nặng, bệnh tim mạch, thần kinh,… Tốt nhất nếu thấy xuất hiện dấu hiệu bất ổn kéo dài, bệnh nhân nên đi khám tại các bệnh viện lớn để được chẩn đoán xác định bệnh, tư vấn chuyên sâu về phương pháp chữa trị phù hợp để đẩy lùi bệnh tật, tránh bỏ lỡ cơ hội điều trị tốt nhất.

Về cách xử lý khi bị chóng mặt đột ngột, bệnh nhân nên tìm chỗ nằm nghỉ, di chuyển nhẹ nhàng, thay đổi tư thế từ từ, không đột ngột ngồi xuống hoặc đứng bật dậy vì sẽ làm tăng nguy cơ té ngã. Cách phòng ngừa và điều trị triệu chứng chóng mặt tùy thuộc vào từng bệnh lý cụ thể. Tuy nhiên, người bệnh có thể phòng ngừa các triệu chứng nếu duy trì lối sống khỏe mạnh, tập thể dục hằng ngày, tránh căng thẳng và nghỉ ngơi hợp lý.

Khám hệ tiết niệu

Về chế độ dinh dưỡng, người hay bị hoa mắt chóng mặt nên ăn uống hợp lý, khẩu phần ăn nhiều rau và trái cây tươi, uống nước đầy đủ. Bệnh nhân bị hoa mắt, chóng mặt do tăng huyết áp nên ăn nhạt, giảm dầu mỡ. Bệnh nhân thiếu máu, thiếu sắt nên ăn thức ăn có nhiều sắt như thịt bò, rau muống,…

Khoa Khám bệnh và Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec vận hành với chức năng chuyên môn trong việc khám và điều trị các bệnh liên quan đến hệ thần kinh trung ương (hộp sọ, màng não, não bộ, mạch máu não, các dây thần kinh trong sọ, tuyến yên, cột sống, đĩa đệm, màng tủy sống) và hệ thần kinh ngoại vi (các dây thần kinh và hạch thần kinh bên ngoài não bộ và tủy sống).

Cùng với đội ngũ gồm có những bác sĩ và giáo sư đầu ngành có nhiều kinh nghiệm tay nghề về những nghành khác nhau, với lòng tận tâm và yêu nghề, khoa Khám bệnh và Nội khoa tại Vinmec luôn lấy người bệnh làm TT, mong ước mang lại dịch vụ chăm nom y tế tốt nhất cho người mua .

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

5/5 - (1 vote)

Bài viết liên quan

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments