Đạo (triết học) – Wikipedia tiếng Việt

Đối với những định nghĩa khác, xem Đạo

Đạo, theo chữ Hán nghĩa đen là con đường hay đường đi, nghĩa bóng mang khái niệm trừu tượng về con đường, phương hướng, đường lối dẫn dắt con người đi đến mục tiêu hay lý tưởng nào đó. Có rất nhiều lý tưởng, phương hướng và nguyên tắc khác nhau về Đạo, thí dụ Thiên đạo, Nhân đạo, Trí đạo, Tâm đạo. Tuy vậy, tất cả những con đường Đạo khác nhau đó có cùng chung một nền tảng cơ bản là dựa trên cái Thiện, cái Đẹp, Tự Nhiên trong sáng lành mạnh và Chân Chính để mưu cầu Hạnh Phúc và An Bình cho con người.[cần dẫn nguồn]

Khi nói đến Đạo, người ta thường cho rằng đó là vấn đề thuộc Tôn giáo nhằm đến đạo Phật, đạo Thiên Chúa hay những đạo giáo khác đang lưu truyền hiện nay. Thật sự, đạo giáo hay tôn giáo chỉ là một trong nhiều Đạo khác nhau, nhưng chủ yếu về tâm linh dựa vào lòng tin hay đức tin của người theo đạo giáo để khuyên con người làm lành tránh dữ. Những đường Đạo khác cũng thế, đều dẫn dạy con người cách sống, cách hành xử, cách yêu thương cho và nhận trên công bình bác ái.[cần dẫn nguồn]

Lão Tử coi đạo là nguồn gốc của vũ trụ, là bản nguyên của Trời Đất và vạn vật, có nguồn gốc tự nhiên nhưng không biết nơi xuất phát cũng không có nơi kết thúc.: “Có một thứ gì đó sinh ra cả trời đất, lặng lẽ, trống không, đứng riêng biệt không đổi thay, tuần hoàn không biết mệt mỏi,bao quát cả những thứ hữu hình và vô hình, ta không rõ tên là gì, gọi nó là đạo (hữu vật hỗn thành, tiên thiên địa sinh, tịch hề liêu hề, độc lập bất cải, chu hành nhi bất đãi, khả dĩ vi thiên hạ mẫu; ngô bát tri kỳ danh, tự chi viết đạo)”. [cần dẫn nguồn]

Đạo ở khắp vũ trụ, tàng ẩn trong muôn vật thiên nhiên mà không có bất cứ sự phân biệt nào. Đạo là vô hình nhưng công dụng vô biên đối với vạn vật đều tương đối và ngang nhau, có thể hình dung đó là đạo của Trời. Lão Tử cũng diễn tả Đạo với nhiều con đường khác nhau với hình dung rõ nét hơn nhờ vào cái Lý đi theo sau nó, như Đạo Người, Đạo Trời, Đạo Trị Nước hay Đạo Đức Kinh của ông. Theo ông, Đạo có công sinh ra vạn vật, còn Đức thì bồi dưỡng, nuôi lớn vạn vật và có công che chở vạn vật, nhưng công sức đó lại tùy thuộc vào Đạo…Nói cách khác, khi vạn vật được tự nhiên sinh ra, muốn được phát triển và trưởng thành tốt thì phải cần quá trình bồi dưỡng nuôi nấng tốt, muốn được thế cần phải tuân theo chính quy luật của nó, tức quy luật của tự nhiên, là quy luật của Đạo. Khi con người làm được những điều thích ứng thuận với đạo Trời thì coi như đắc đạo. Vì thế, Lão Tử chủ trương sống tự nhiên với bản chất con người để gần gũi với Đạo hơn.[cần dẫn nguồn]

Kinh Dịch nói: “Nhất âm nhất dương chi vị đạo”, hai khí âm và dương tác động lẫn nhau là động lực thúc đẩy sự hình thành và chuyển hóa của sự vật, tức Đạo là do 1 Âm 1 Dương tác động ảnh hưởng lẫn nhau để sinh ra, chuyển biến hoá và phát triển vạn vật trong vũ trụ. Đó là sự biến chuyển không ngừng trong mối liên quan giữa Trời, Đất và Con người trong mô hình trật tự của hai chiều âm và dương. Người nào thấu hiểu được Dịch, hiểu được sự vật và còn thông thấu được cả đạo của sự vật, tất nhiên sẽ hành xử theo đạo là Đạo Quân Tử. [cần dẫn nguồn]

Không gì mà không có Đạo, Đạo hiện hữu khắp nơi. Mọi vạn vật đều sinh tồn trong quy luật biến hóa của Đạo và nhờ Đạo, vì Đạo liên tục biến chuyển để đổi mới cho vạn vật giúp thế gian ngày càng tươi đẹp và phát triển thêm.[cần dẫn nguồn]

Bình Thường Tâm Thị Đạo” người nhập được vào bản tâm thanh tịnh, giữ được tâm bình thường của chính mình, là người đó thấy được đạo và nhập được vào đạo. Khi đó, có thể đọc hiểu được những lời dạy của chư Phật, thấu hiểu được mọi Phật pháp, không cần phải thuộc làu các kinh điển hay sách vở, mà vẫn tự thấy được con đường giác ngộ và giải thoát, tiến tới xây dựng đời sống hiện hữu được an lạc và tìm thấy hạnh phúc cho bản thân.[cần dẫn nguồn]

Trong Đạo Phật, từ Đạo được hiểu là con đường, từ Phật nghĩa là Giác Ngộ, Toàn Giác. Đạo Phật được hiểu là con đường đi tới sự Giác Ngộ

Muốn nhìn thấy Đạo thì phải tu luyện và phải đủ công đức thì mới đắc đạo. “Đạo không phải nơi lời nói, mà ở kết quả của việc mình làm. Chẳng phải nơi câu kệ câu kinh mà buộc hành vi người giữ đạo. Cái khó khăn của Đạo chẳng phải nơi giảng dạy mà cốt ở sự thực hành. Cái hay của Đạo chẳng phải tại nơi yếu lý, mà ở kết quả của sự giáo truyền”.[cần dẫn nguồn]

Khái niệm thường thì trong nhân gian[sửa|sửa mã nguồn]

Đạo là đời, đó là định nghĩa của nhân gian từ những kinh nghiệm từng trải trong cuộc sống. Trên diện phương tâm lý, bất cứ con người nào sống trên cuộc đời này cũng đều mong muốn có được nơi an cư lạc nghiệp, đất nước hoà bình, đời sống ấm no, hạnh phúc, tinh thần vui vẻ, bình an, không lo nghĩ, phiền muộn. Thế nhưng, cuộc đời luôn đầy biến động vì thế giới con người rất đa dạng phong phú cùng với vạn vật thiên nhiên ảnh hưởng tác động cho nhau. Do đó, con người trở nên mong muốn lợi lộc nhiều hơn cho mình và đã vượt ra khỏi giới hạn tự nhiên của bản thân. Cuộc đời lại có những quy luật tự nhiên của nó với sự bù trừ cân bằng khiến cho con người thường nhận lại những gì mình đã cho đi, tức phải trả giá cho hành động của mình. Quy luật và nguyên tắc tự nhiên đó chính là Đạo lý của đời.[cần dẫn nguồn]

Đạo đời vô hình nhưng thích ứng và hiệu quả tức thì. Người hiểu được Đạo đời là người tự biết rút kinh nghiệm khi thất bại, biết tự học hỏi khi yếu kém, biết nhận lãnh trách nhiệm khi lầm lỗi và tự biết điều chỉnh khiếm khuyết của bản thân, biết cân bằng những mong muốn vừa đủ và tìm thấy được niềm vui hạnh phúc cho bản thân.[cần dẫn nguồn]

Liên kết ngoài[sửa|sửa mã nguồn]

5/5 - (1 vote)
Banner-backlink-danaseo

Bài viết liên quan

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments