Kendo – Wikipedia tiếng Việt

Banner-backlink-danaseo
Luyện tập Kendo Luyện tập Kendo tại một trường nông nghiệp ở Nhật Bản khoảng chừng năm 1920

Kendō (剣道 (劍道) (Kiếm đạo)/ けんどう, Kendō?, Ken có nghĩa là kiếm, Do có nghĩa là đạo; Kendo -Kiếm đạo hay Đạo dùng kiếm), là một môn võ thuật đánh kiếm hiện đại của Nhật Bản, phát triển từ các kỹ thuật truyền thống của kiếm sĩ Nhật, ví dụ như kenjutsu Katori Shintō-ryū. Từ năm 1975, mục đích của Kendo được đề ra bởi Liên đoàn Kendo Nhật Bản là để “trui rèn nhân cách con người thông qua đường kiếm” Tuy nhiên, Kendo kết hợp các giá trị võ thuật với các yếu tố thể thao, có người luyện tập ưa thích phần võ thuật cũng có người chuộng phần thể thao.

Liên đoàn Kendo quốc tế (The International Kendo Federation – FIK) được thành lập vào năm 1970 và giải Vô địch Kendo Thế giới được tổ chức 3 năm một lần và lần đầu tiên tại Nippon Budokan trong cùng năm đó. Vào tháng 7 năm 2003, giải Vô địch Kendo Thế giới lần thứ 12 được tổ chức tại Glasgow, Scotland. Những người tập Kendo đến từ 41 quốc gia và các vùng lãnh thổ khác nhau

Võ phục và dụng cụ tập luyện[sửa|sửa mã nguồn]

Kendo được tập luyện với bộ trang phục truyền thống của Nhật Bản (hakama), bộ giáp bảo vệ cơ thể (防具 bōgu) và thường sử dụng một (hoặc đôi khi là hai) thanh kiếm tre (shinai).

Dụng cụ tập luyện[sửa|sửa mã nguồn]

Thanh kiếm tre shinai được dùng thay thế cho thanh kiếm Nhật Katana trong tập luyện và nó được làm từ bốn thanh tre ghép lại, giữ chặt với nhau bằng các miếng da. Ngày nay còn có thêm cây Shinai được làm từ vật liệu carbon được gia cố bằng các thanh nhựa tổng hợp.

Kendoka (những người tập kendo) cũng thường sử dụng những thanh kiếm gỗ cứng (木刀 -bokutō- ぼくとう) để tập luyện kata.

Bộ giáp bảo vệ được dùng để bảo vệ những bộ phận chính, là tiềm năng trên khung hình là đầu, cổ tay và thân .Đầu được bảo vệ bằng một loại mũ đặc biệt quan trọng ( 面 – Men – めん ) với lưới sắt để bảo vệ mặt, cấu trúc bằng da và bìa cứng để bảo vệ đỉnh đầu, cổ và hai bên vai .Cẳng tay, cổ tay và bàn tay được bảo vệ bằng loại găng tay dài, dày và có đệm ( 小手 – kote – こて ) .Phần hông được bảo vệ bằng áo giáp ( 胴 – dō – どう ), phần eo và phía trước háng được bảo vệ bằng ( 垂れ – tare – たれ ) .

Bộ võ phục mặc bên trong bōgu bao gồm một áo khoác (kendogi or keikogi) và hakama, một loại quần có dây buộc ở thắt lưng với 2 ống quần rất rộng.
Cái khăn bằng cotton (手拭い – tenugui – てぬぐい) được quấn quanh đầu trước khi đội men dùng để thấm mồ hôi đồng thời làm cho “men” được đội chặt

Tập luyện Kendo khá ồn ào khi so sánh với các môn võ hay các môn thể thao khác. Bởi các kendōka thường sử dụng tiếng thét, hoặc tiếng (気合い/ きあい, kiai?), để biểu lộ tinh thần thi đấu và đe doạ đối phương. Đồng thời các kendōka cũng sử dụng các bước dậm chân (踏み込み足/ ふみこみあし, fumikomi-ashi?) để tăng thêm sức mạnh của đòn đánh.

Cũng giống như các môn võ thuật khác của Nhật Bản, các kendoka tập luyện và thi đấu với chân không. Vì vậy Kendo được tập luyện lý tưởng nhất là ở trong các võ đường hoặc nhà thi đấu dōjō lớn với sàn gỗ sạch và có độ đàn hồi tốt cho động tác dậm chân fumikomi-ashi.

Theo như truyền thống của kiếm đạo Nhật Bản là nhất chiêu tất sát (chỉ cần một chiêu là giết được đối thủ), vì vậy các đòn đánh của kiếm đạo thường nhằm vào những chỗ hiểm yếu trên cơ thể. Đó là chém vào đỉnh đầu, chém vào hông nơi giữa xương sườn và xương chậu, chém vào cổ tay và đâm vào cổ họng. Tập luyện kendo ngày nay các kendoka cũng tập trung vào các điểm đánh này (打突-部位/ だとつ-ぶい, datotsu-bui?) và các điểm này đều có giáp bảo vệ. Những mục tiêu cụ thể là men, sayu-men hoặc yoko-men (bên trái hoặc bên phải phía trên đỉnh đầu), cổ tay kote bên phải vào bất cứ lúc nào hoặc cổ tay bên trái khi tay đang ở trên cao, và phần hông bên trái hoặc bên phải . Đòn đâm (突き/ つき, tsuki?) chỉ được phép đâm vào cổ họng. Tuy nhiên với những cú đâm trượt vào cổ họng rất nguy hiểm, có thể gây chấn thương nghiêm trọng, vì vậy những đòn đâm này được giới hạn chỉ cho những người ở cấp độ 1 dan trở lên.

Khi một kendoka bắt đầu tập luyện với giáp, các bài tập luyện có thể là một hoặc tất cả các bài tập sau:

Mục đích tập luyện của Kendo[sửa|sửa mã nguồn]

  • Rèn luyện trí óc và thân thể
  • Trau dồi tu dưỡng sức mạnh tinh thần
  • Thông qua cách tập luyện đúng và nghiêm khắc:
  • Để cố gắng phát triển nghệ thuật của Kendo
  • Gìn giữ tính nhân bản, sự tôn trọng và lịch sự giữa con người.
  • Để kết giao với mọi người trên cơ sở chân thành, ngay thật.
  • Và luôn luôn tự trau dồi tu dưỡng bản thân.

Liên kết ngoài[sửa|sửa mã nguồn]

5/5 - (1 vote)

Bài viết liên quan

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments