Kỹ sư PE là gì? Những điều bạn chưa biết về kỹ sư PE

Kỹ sư PE là gì? Họ làm có vai trò gì, công việc mà họ thực hiện là gì? Cùng mindovermetal tìm hiểu chi tiết về công việc này nhé. Đồng thời biết được những kỹ năng cần thiết để đảm nhiệm vị trí này. Bắt đầu nào.

Kỹ sư PE là gì?

PE là viết tắt từ cụm từ tiếng Anh Process Engineer. Dịch nghĩa ra Kỹ sư PE là kỹ sư tiến trình. Những kỹ sư thực hiện công việc này chính là người đảm nhiệm việc thiết kế, thực hiện, tiến hành kiểm soát và tối ưu quy trình sản xuất. Thông thường các kỹ sư PE thường làm việc trong các lĩnh vực như: sản xuất vật liệu tiên tiến, nông nghiệp, hóa dầu, thực phẩm, dược phẩm, hóa chất, công nghệ sinh học.

ky-su-pe-la-gi-nhung-dieu-ban-chua-biet-ve-ky-su-pe-1

Các kỹ sư này có nhiệm vụ tạo ra quy trình làm việc khép kín. Từ khâu nguyên liệu đầu vào cho đến giai đoạn cuối cùng đến tay người tiêu dùng đều do các kỹ sư này tạ ra. Vậy nên kỹ sư PE chiếm một vị trí quan trọng trong nhiều công ty.

Kỹ sư PE thực hiện những công việc như thế nào?

Hiện nay Kỹ sư PE được rất nhiều công ty tuyển dụng. Tuy nhiên có nhiều bạn vẫn chưa biết kỹ sư PE sẽ thực hiện những công việc gì. Thực chất các kỹ sư này sẽ thực hiện các công việc sau:

  • Nghiên cứu, phát triển các thiết bị mới phục vụ cho hoạt động sản xuất
  • Giám sát quá trình vận hành của các thiết bị, bảo trì
  • Đưa ra các nguyên tắc cần tuân thủ trong quá trình sản xuất
  • Giám sát quy trình làm việc từ đó đưa ra các phương án hiệu quả nhất cho dây chuyền sản xuất
  • Hỗ trợ các kỹ thuật viên xử lý các lỗi sự cố máy móc phát sinh trong lúc sản xuất

ky-su-pe-la-gi-nhung-dieu-ban-chua-biet-ve-ky-su-pe-9

  • Thu thập và phân tích dữ liệu thiết bị
  • Lắp đặt thiết bị mới, đánh giá hiệu của thiết bị
  • Phân bổ ngân sách hiệu quả, xây dựng mô phỏng  trên phần mềm trước khi thực hiện
  • Một số công việc khác gồm: đào tạo nhân sự, các nhiệm vụ, yêu cầu khác mà cấp trên giao

Kỹ năng cần có của kỹ sư PE

Để có thể thực hiện tốt các công việc thì các kỹ sư PE cần có những kỹ năng sau:

  • Tư duy phân tích, logic để xác định các vấn đề. Đánh giá sự việc theo nhiều chiều khác nhau để đưa ra phương án phù hợp.
  • Khả năng liên tưởng không gian 2 chiều, 3 chiều quy trình sản xuất
  • Kỹ năng giao tiếp, diễn đạt rành mạch các ý tưởng và truyền đạt thông tin để người nghe dễ hiểu
  • Bình tĩnh trước mọi tình huống để để có thể kịp thời giải quyết nhanh chóng các vấn đề phát sinh.

ky-su-pe-la-gi-nhung-dieu-ban-chua-biet-ve-ky-su-pe-9

  • Có kiến thức về lĩnh vực kinh tế để đưa ra các phương án hợp lý nhất với nguồn ngân sách đang có
  • Kỹ năng sử dụng máy tình và các ứng dụng chuyên dụng. Việc này sẽ giúp hiệu quả công việc tốt hơn.
  • Phân tích tổng hợp để lập biểu đồ, xây dựng sơ đồ báo cáo công việc
  • Kỹ năng đàm phán để mang với các nhà cung cấp thiết bị để có được mức giá tốt nhất.

Nếu bạn đang quan tâm và muốn ứng tuyển vào công việc kỹ sư PE thì đừng quên trau dồi những kỹ năng trên nhé!

Một số vị trí liên quan đến kỹ sư PE bạn nên biết

Hiện kỹ sư PE được nhiều doanh nghiệp tuyển dụng ở nhiều vị trí khác nhau. Một trong số những vị trí được các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam tuyển dụng nhiều nhất có thể kể đến như:

  • Kỹ sư sản xuất. Đây là người làm công việc đánh giá quy trình sản xuất của một doanh nghiệp. Nhiệm vụ của người này sẽ đưa ra các biện pháp để cải tiến quy trình sản xuất để quá trình hoạt động đạt hiệu quả cao hơn

ky-su-pe-la-gi-nhung-dieu-ban-chua-biet-ve-ky-su-pe-7

  • Kỹ sư cơ khí. Người đảm nhiệm vị trí này sẽ thực các công việc thiết kế các thiết bị trong quy trình sản xuất
  • Kỹ sư quản trị chất lượng. Đây là người chịu trách nhiệm trong việc quản lý chất lượng quy trình sản xuất. Thông qua đó đảm bảo đầu ra của sản phẩm đạt được chất lượng theo như các quy định của doanh nghiệp.

Như vậy, bài viết này đã giúp bạn có thể định nghĩa về kỹ sư PE. Đồng thời biết thêm các thông tin về việc làm này. Để biết thêm các thông tin hữu ích đừng bỏ qua thông tin mà mindovermetal chia sẻ nhé!

5/5 - (3 votes)
Banner-backlink-danaseo

Bài viết liên quan

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments