Phương thức thâm nhập thị trường của các công ty đa quốc gia

NỘI DUNG

A. MỤC TIÊU THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC CÔNG
TY ĐA QUỐC GIA
Thâm nhập thị trường của MNCs là chiến lược hoạt động ở nhiều quốc gia bằng việc mở rộng thị trường dưới nhiều hình thức, nhằm hướng tới mục tiêu chiếm lĩnh thị trường sản phẩm để thu lợi nhuận độc quyền.

1. Mở rộng thị trường tiêu thụ, và phạm vi hoạt động:

Mở rộng thị trường là yếu tố tất yếu để doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong một nềnkinh tế đang toàn cầu hóa nhanh chóng, bằng việc lưu thông hàng hoá trên phạm vi toàn thế giới, các MNCs đã có thể gia tăng được lợi nhuận. Không chỉ dừng lại ở đây, mở rộng thị trường quốc tế còn giúp cho doanh nghiệp khẳng định được vị trí của mình với các đối tác trên thế giới.

2. Kéo dài chu kì sống sản phẩm:

Làm thế nào để một sản phẩm có thể trường tồn qua thời gian? Lời giải đáp chính là chiến lược mà doanh nghiệp sử dụng khi sản phẩm ở giai đoạn chín muồi (giai đoạn 3 của vòng đời sản phẩm). Khi sản phẩm hay thương hiệu đã trở nên phổ biến thì cần phải cải tiến hay làm mới (chẳng hạn như mở rộng ra thị trường quốc tế) để chúng kéo dài vòng đời khi sản phẩm đang ở giai đoạn chín muồi.

phuong-thuc-tham-nhap-thi-truong-cua-cac-cong-ty-da-quoc-gia-7

3. Giảm bớt rủi ro trong kinh doanh:

Độ nhạy cảm của rủi ro ở các thị trường khác nhau thì biến động theo những chiều hướng không giống nhau, từ đó các MNCs có thể tận dụng điều đó để giảm thiểu được rủi ro thông qua đa dạng hóa thị trường.

4. Tăng thu nhập cho doanh nghiệp:

Mở rộng thị trường ra toàn cầu cho phép doanh nghiệp tăng được tỉ suất sinh lợi và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp mà một doanh nghiệp kinh doanh đơn thuần trong thị trường nội địa không có được.

B. CÁC PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA

1. XUẤT KHẨU (EXPORTING)

1.1. Khái niệm

 Để có thể hiểu một cách đơn giản nhất về hình thức xuất khẩu, sau đây chúng ta xét một ví dụ với hai doanh nghiệp nội địa và một doanh nghiệp ở nước ngoài.

 Xuất khẩu là phương pháp đơn giản nhất cho doanh nghiệp nội địa để mở rộng thị trường. Doanh nghiệp chỉ việc sản xuất hàng hóa và chuyển giao cho doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp sẽ thực hiện việc bán hàng ở thị trường nước ngoài. Khi đó, sản phẩm của họ sẽ được thị trường ngoại tiêu thụ.

1.2. Đặc trưng

 Đối với phương pháp này, doanh nghiệp nội địa không can dự nhiều vào việc buôn bán hàng hóa của mình ở thị trường ngoại, và thậm chí doanh nghiệp có thể bán sản phẩm của mình dưới nhãn hiệu của công ty nhập khẩu. Do vậy, xuất khẩu thường được các doanh nghiệp bán sản phẩm đại trà, không chịu nhiều ảnh hưởng của thương hiệu như thủy sản, giày da, may mặc,… sử dụng.

 Một khi hàng đã trao tay, nhiệm vụ của công ty sản xuất chấm dứt. Họ không cần đầu tư nhiều cho việc đưa sản phẩm ra nước ngoài. Tuy nhiên, rõ ràng là việc quản lí hàng hóa bán ở thị trường ngoại là khá khó khăn.

 Các hình thức xuất khẩu có thể được chia ra thành hai dạng chính sau đây:

a. Hình thức xuất khẩu trực tiếp: Hình thức này đòi hỏi doanh nghiệp phải tự lo bán trực tiếp các sản phẩm của mình ra nước ngoài, nên áp dụng với những doanh nghiệp có trình độ và quy mô sản xuất lớn, có nhãn hiệu hàng hóa truyển thống từng có mặt trên thị trường thế giới. Hình thức này đem lại lợi nhuận cao nếu các doanh nghiệp nắm chắc được nhu cầu và thị hiếu của khách hàng.

b. Hình thức xuất khẩu gián tiếp: không đòi hỏi sự tiếp xúc trực tiếp giữa người mua nước ngoài và người sản xuất trong nước. Để bán được sản phâm của mình ra nước ngoài, người sản xuất phải nhờ vào người hoặc tổ chức trung gian có chức năng xuất khẩu trực tiếp. Vì vậy, xuất khẩu gián tiếp thường sử dụng với các cơ sở doanh nghiệp có quy mô nhỏ, chưa đủ điều kiện xuất khẩu trực tiếp, chưa quen biết thị trường, chưa thông thạo các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu.

Các doanh nghiệp có thể thực hiện xuất khẩu gián tiếp thông qua các hình thức sau đây:

– Các công ty quản lý xuất khẩu ( EMC – Export Management Company): Các nhà sản xuất nhỏ thường thiếu kinh nghiệm bán hàng ra nước ngoài hoặc không đủ khả năng về vốn để tự tổ chức bộ máy xuất khẩu riêng, do đó, họ thường thông qua EMC để xuất khẩu sản phẩm của mình. EMC giữ vai trò cố vấn, thực hiện các dịch vụ liên quan đến xuất khẩu và được thanh toán bằng hoa hồng. Tuy nhiên khi sử dụng EMC, các nhà sản xuất ít có mối quan hệ trực tiếp với thị trường, nên kết quả xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào chất lượng dịch vụ EMC mà họ lựa chọn

– Qua mô giới xuất khẩu (Export Broker) thực hiện chức năng liên kết giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu,và được hưởng hoa hồng tự hoạt động đó. Các nhà môi giới thường chỉ chuyên sâu vào một số mặt hàng hay một nhóm hàng nhất định

– Qua hãng buôn xuất khẩu (Export Merchant) : thường đóng tại các nước xuất khẩu và mua hàng của người chế biến hoặc sản xuất, và tiếp tục thực hiện các nghiệp vụ để xuất khẩu và chịu mọi rủi ro liên quan đến xuất khẩu.

 Đối với quá trình phát triển của nền kinh tế quốc dân, phương thức này có ý nghĩa quan trọng như sau:

– Sẽ tạo nguồn vốn quan trọng để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu và tích lũy phát triển sản xuất trong nước.

– Việc đẩy mạnh xuất khẩu cho phép mở rộng quy mô sản xuất, nhiều ngành nghề mới ta đời phục vụ cho xuất khẩu. Chẳng hạn phát triển xuất khẩu gạo không những tạo điểu kiện cho ngành trồng lúa mở rộng mà còn thúc đẩy các ngành khác phát triển: dệt bao đựng gạo, xay xát, chăn nuôi…

– Kích thích doanh nghiệp trong nước đổi mới trang thiết bị, công nghệ sản xuất, nâng cao tay nghể, học hỏi kinh nghiệm sản xuất tiên tiến…

– Tăng cường hợp tác quốc tế giữa các nước và nâng cao vị trí của nước xuất khẩu trên thị trường khu vực và quốc tế.

1.3. Ưu điểm và nhược điểm

 Ưu điểm

 Tạo nguồn vốn ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu và tích lũy phát triển sản xuất
 Khai thác tốt tiền năng của đất nước trên cơ sở liên hệ với thị trường thế giới
 Là phương thức truyền thống, dễ làm đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ

 Nhược điểm:
 Phụ thuộc vào quota nhập khẩu nước ngoài, hàng rào thuế quan
 Chịu ảnh hường nhiểu từ hệ thống phân phối tại nước ngoài

1.4. Kết luận

Mặc dù đây là hình thức đơn giản nhất để doanh nghiệp thâm nhập thị trường, tuy nhiên vì mức độ kiểm soát thấp, cũng như quy mô của các công ty quốc gia lớn, họ sẽ muốn nắm sự kiểm soát và bảo vệ thương hiệu, nên việc xuất khẩu sẽ ít được MNCs sử dụng.

2. HÌNH THỨC THÂM NHẬP BẰNG HỢP ĐỒNG

2.1. SẢN XUẤT THEO HỢP ĐỒNG (CONTRACT MANUFACTURING)

2.1.1. Khái niệm

 Về cơ bản, sản xuất theo hợp đồng (Contract manufacturing) là phương thức mà trong đó một công ty sẽ dàn xếp, ký kết hợp đồng với một công ty khác ở địa phương để công ty này sản xuất sản phẩm theo đúng quy cách, thiết kế của mình. Hay nói cách khác sản xuất theo hợp đồng là quá trình một công ty sản xuất chế tạo ra sản
phẩm dưới thương hiệu của một công ty khác.

 Phương thức sản xuất theo hợp đồng được xem như một dạng của Outsourcing – là hình thức chuyển một phần chức năng, nhiệm vụ của công ty ra gia công bên ngoài, những chức năng mà trước đây công ty vẫn đảm nhiệm.

 Một mục đích quan trọng của hình thức sản xuất theo hợp đồng đó là nhằm thâm nhập vào thị trường mới. Một công ty đa quốc gia khi có tham vọng thâm nhập vào thị trường tại một quốc gia nào thì họ sẽ tìm kiếm và lựa chọn ra những nhà sản xuất tại quốc gia đó để tiến hành hợp tác.

 Các công ty thuộc một số lĩnh vực như điện tử, quần áo, giày dép, thuốc và đồ chơi thường hay áp dụng hình thức này.

2.1.2. Đặc trưng

 Về cơ bản, phương thức sản xuất theo hợp đồng được thực hiện bởi hai bên gồm:

a. Công ty yêu cầu sản xuất (Hiring Company) đưa ra những yêu cầu về đặc tính, chất lượng của sản phẩm mà mình mong muốn cho nhà sản xuất. Công ty vẫn đảm nhiệm việc quảng bá, tiếp thị và phân phối sản phẩm. Các công ty tham gia vào hợp đồng sản xuất này có thể là các công ty khởi sự (start-up business) và kể cả các công ty lớn vốn đã có tiếng tăm trên thị trường.

– Các công ty khởi sự mới thành lập với khả năng tài chính còn hạn hẹp. Họ không đủ khả năng để đầu tư xây dựng một dây chuyền, hệ thống sản xuất của riêng mình hoặc không đủ trình độ, kỹ thuật chuyên môn trong việc sản xuất sản phẩm. Do đó, việc tìm kiếm một đối tác sản xuất cho mình trong trường hợp này là một quyết định khôn ngoan. Công ty sẽ tận dụng được nhiều lợi ích từ hợp đồng sản xuất chẳng hạn như tiết kiệm được khoản chi phí đầu tư vốn, tận dụng dây chuyền sản xuất và công nghệ từ phía nhà sản xuất…

– Các công ty với quy mô lớn đặc biệt là các công ty đa quốc gia nổi tiếng trên thế giới cũng rất ưa chuộng phương thức sản xuất theo hợp đồng này, chẳng hạn như Apple. Các sản phẩm Iphone hay Ipad do họ bán ra không phải do họ trực tiếp sản xuất mà là do Foxconn, một công ty của Đài Loan. Công việc chính của Apple là tập trung vào nghiên cứu thiết kế, cải tiến sản phẩm và lên chương trình cho việc marketing. Còn Foxconn là nhà sản xuất đối tác của Apple với nhiệm vụ duy nhất là làm ra các sản phẩm điện thoại, máy tính bảng dựa trên những thiết kế được nghiên cứu bởi Apple. Một loạt các công ty lớn khác trên thế giới như Microsoft, Hewlett-Packard, Nokia cũng liên kết với các nhà sản xuất khác nhau ở nhiều quốc gia khác nhau. Việc lựa chọn hình thức sản xuất này của họ cũng là nhắm vào các lợi ích như tiết kiệm chi phí đầu tư cơ sở vật chất, có thời gian tập trung vào chuyên môn chính như công đoạn nghiên cứu và thiết kế sản phẩm…

b. Nhà sản xuất theo hợp đồng (CM – Contract Manufacturer) sẽ tiến hành việc sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng của công ty. Nhà sản xuất theo hợp đồng có thể có các hình thức sau:

– OEM (Original Equipment Manufacturer): Là hình thức mà nhà sản xuất sẽ chế tạo ra sản phẩm là các bộ phận, thiết bị hay phụ tùng để gắn vào thành phẩm cuối cùng của công ty yêu cầu sản xuất. Các sản phẩm OEM được chế tạo dựa trên những thiết kế và yêu cầu từ phía công ty. Ví dụ, nhà sản xuất máy nén khí A mua bộ phận lọc dầu của một công ty B để lắp vào sản phẩm máy nén khí A của họ. Theo đó, công ty sản xuất bộ phận lọc dầu B thuộc dạng nhà sản xuất OEM.

– ODM (Original Designed Manufacturer): Ở dạng này, nhà sản xuất cung cấp cho khách hàng – tức công ty yêu cầu sản xuất – tất cả dịch vụ liên quan đến sản phẩm như nghiên cứu và phát triển, định hướng sản phẩm cũng như sản xuất. Khách hàng chỉ cung cấp cho nhà sản xuất chức năng yêu cầu, hiệu suất hay thậm chí chỉ cung cấp khái niệm và nhà sản xuất sẽ thực hiện thành sản phẩm.

– Sản phẩm OEM được sản xuất đặc biệt cho các thương hiệu lớn và chỉ có thể sử dụng cho thương hiệu này, không lo ngại bị lạm dụng bởi các công ty khác. Trong khi sản phẩm ODM có vị thế khác hơn. Công ty mang thương hiệu có thể có sở hữu độc quyền trên sản phẩm được tạo ra hoặc có thể không có sở hữu độc quyền. Trường hợp không có, các công ty khác có quyền sản xuất theo mẫu mã trên với điều kiện người khác không thể nhận ra được là sản phẩm thuộc công ty mang thương hiệu.

2.1.3. Ưu điểm và nhược điểm

 Ưu điểm

Hình thức sản xuất theo hợp đồng này có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho các công ty đa quốc gia, cụ thể như sau:

 Tiết kiệm chi phí: phương thức sản xuất theo hợp đồng có thể mang lại cho các công ty đa quốc gia một khoản tiết kiệm lớn về chi phí. Đây cũng là lợi ích quan trọng nhất mà các công ty mong muốn đạt được khi lựa chọn thực hiện hình thức thâm nhập này. Các khoản tiết kiệm này bao gồm:

– Việc chuyển giao công đoạn sản xuất ra bên ngoài giúp các công ty tiết kiệm phần lớn chi phí vốn đầu tư vào các tài sản cố định gồm máy móc, thiết bị hay cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc sản xuất.

– Các công ty đa quốc gia cũng có thể tận dụng được khoản tiết kiệm trong chi phí nhân công chẳng hạn như tiền lương, chi phí đào tạo…nhờ vào việc chuyển giao quy trình sản xuất cho những nhà sản xuất ở các quốc gia có chi phí nhân công thấp như Trung Quốc, Việt Nam…

– Tiết kiệm thông qua thâm nhập vào các thị trường có chi phí nguyên vật liệu đầu vào rẻ.

– Ngoài ra, nhà sản xuất chuyên nghiệp có khả năng tiếp cận với mạng lưới nguồn cung nguyên vật liệu thô vô cùng phong phú. Điều này làm giảm áp lực gia tăng chi phí đầu vào.

 Tiếp cận với công nghệ, kỹ thuật mới: Đối với những công ty khởi sự hay những công ty quy mô nhỏ với trình độ kỹ thuật còn hạn chế, việc liên kết với một nhà sản xuất khác là một cơ hội để công ty tiếp cận với công nghệ kỹ thuật, trình độ hay kỹ năng sản xuất hiện đại từ các quốc gia khác. Những nhà sản xuất có thể sở hữu những lợi thế về mặt kỹ thuật tại quốc gia của họ mà công ty trong nước không có. Đây cũng là cơ hội để các công ty tiếp cận và học hỏi những quy trình công nghệ kỹ thuật từ nhà sản xuất.

 Tập trung vào lợi thế của bản thân công ty: Khi chuyển giao quy trình sản xuất cho nhà sản xuất bên ngoài, công ty có thể tập trung vào những lĩnh vực chính mà mình có lợi thế. Việc sản xuất sản phẩm được giao lại cho nhà sản xuất có nhiều chuyên môn hơn và trong khi đó, các giai đoạn khác trong vòng quay sản phẩm như nghiên cứu phát triển sản phẩm, quảng cáo, tiếp thị và phân phối,…sẽ được đầu tư nghiên cứu chuyên sâu.

 Thâm nhập thị trường dễ dàng và nhanh chóng: Đây cũng là một cách để các công ty thâm nhập vào thị trường mới một cách nhanh chóng hơn và dễ dàng hơn, đặc biệt đối với các công ty đa quốc gia khi muốn thâm nhập vào thị trường nước ngoài. Công ty không cần thiết phải tốn kém chi phí hay thời gian vào việc đầu tư, xây dựng cơ sở tại quốc gia khác. Hơn nữa, phương thức này cũng mang lại lợi ích lớn khi công ty không có hiểu biết sâu sắc về các chế định pháp lý hay hệ thống văn hóa của quốc gia mà mình muốn thâm nhập.

 Nhược điểm

 Rủi ro cho tài sản trí tuệ của công ty và khả năng xuất hiện đối thủ cạnh tranh mới: Một khả năng có thể xảy ra do áp dụng hình thức này đó là các tài sản trí tuệ của công ty có thể bị đánh cắp. Điều này xảy ra khi công ty thực hiện chuyển giao những kỹ thuật công nghệ tối quan trọng của mình cho nhà sản xuất. Lợi dụng điều này, các nhà sản xuất có thể sử dụng công nghệ kỹ thuật từ công ty khác để sản xuất ra những sản phẩm tương tự mang thương hiệu của mình. Và qua đó, từ vị thế là một đối tác chuyên sản xuất theo đơn đặt hàng của công ty, nhà sản xuất có thể
trở thành một đối thủ cạnh tranh tiềm tàng và điều này có tác động không nhỏ đến thị phần và lợi thế cạnh tranh của công ty.

 Mất kiểm soát: Khi công ty ký kết hợp đồng với một nhà sản xuất nào đó, công ty sẽ đánh mất sự kiểm soát đối với việc sản xuất sản phẩm của mình. Vì nhiều nguyên nhân mà chất lượng sản phẩm của công ty có thể bị ảnh hưởng, chẳng hạn như nhà sản xuất không tuân thủ quy trình, công nghệ sản xuất, bỏ qua giai đoạn kiểm tra chất lượng sản phẩm hay nguồn cung nguyên vật liệu của họ không đạt tiêu chuẩn ban đầu, Điều này rõ ràng là một bất lợi về phía công ty.

 Sự kém linh hoạt: Một bất lợi khác mà công ty có thể gặp phải là sự kém linh hoạt đối với những biến động trong nguồn cung nguyên vật liệu hay nhu cầu sản phẩm. Giá cả nguồn cung cấp nguyên liệu gia tăng quá nhanh có thể ảnh hưởng lớn đến chi phí và lợi nhuận khi công ty không kịp thời đưa ra những phương án giải quyết phù hợp. Hay một sự tăng mạnh trong nhu cầu sản phẩm của khách hàng cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của công ty bởi lúc này hợp đồng đã được ký kết và quy trình sản xuất sản phẩm đã nằm trong tay nhà sản xuất.

 Bất cập từ nguồn nhân công giá rẻ: Nhằm đạt được lợi ích từ việc ký kết hợp đồng sản xuất với nhà sản xuất ở nước ngoài, các công ty đa quốc gia thường ưu tiên lựa chọn những quốc gia có chi phí nhân công thấp. Nhưng điều này không phải lúc nào cũng mang lại lợi ích như mong muốn bởi lực lượng nhân công giá rẻ ở một số nước lại không đủ tiêu chuẩn về trình độ và kỹ năng chuyên môn, dẫn đến việc không đạt được năng suất theo yêu cầu hay chất lượng sản phẩm không được đảm bảo. Và Việt Nam cũng nằm trong danh sách những quốc gia kể trên với nguồn nhân lực giá rẻ nhưng thiếu trình độ chuyên môn.

2.1.4. Một số lưu ý của phương thức sản xuất theo hợp đồng

Để đạt được hiệu qủa từ việc ký kết hợp đồng sản xuất, công ty cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

 Lựa chọn quốc gia phù hợp: Đối với các công ty đa quốc gia, việc lựa chọn quốc gia nào để tiến hành chuyển giao quy trình sản xuất cũng đòi hỏi phải có sự nghiên cứu khảo sát bài bản. Công ty cần phải quan tâm đến nhiều yếu tố khác ngoài đặc điểm kinh tế như yếu tố văn hóa, chính trị, luật pháp…

 Tiêu chuẩn cho các nhà sản xuất: Ngay từ trong giai đoạn tìm kiếm nhà sản xuất đối tác, công ty phải ấn định các tiêu chuẩn một cách nghiêm ngặt cho nhà sản xuất:

– Cải thiện nguồn nhân lực: Trước hết, công ty không nên quá chú trọng vào nguồn nhân lực giá rẻ tại một số quốc gia. Vấn đề đáng quan tâm hơn là chất lượng của nguồn lực như thế nào và công ty cần phải có sự đánh giá trước khi tiến hành hợp tác. Công ty cũng cần phải đưa ra yêu cầu của mình đối với nhà sản xuất rằng họ phải có chương trình huấn luyện, nâng cao trình độ nguồn nhân lực một cách thường xuyên và hiệu quả.

– Đảm bảo hệ thống kiểm soát: Một yêu cầu khác đối với nhà sản xuất đó là họ phải xây dựng một quy trình sản xuất chuyên nghiệp và bài bản với đầy đủ các giai đoạn. Công ty cần phải nắm rõ được nguồn cung nguyên vật liệu của nhà sản xuất là đến từ đâu để từ đó có thể đảm bảo chất lượng cho sản phẩm và đồng thời đảm bảo rằng nhà sản xuất không gian lận trong việc lựa chọn nguồn cung để đẩy cao chi phí sản xuất. Hơn nữa, quy trình của nhà sản xuất nhất thiết phải bao gồm giai đọan đánh giá và kiểm tra chất lượng sản phẩm.

– Kiểm soát đối tượng khách hàng của nhà sản xuất: Một điều mà công ty không hề mong muốn ở nhà sản xuất là khi nhà sản xuất là đối tác của nhiều công ty khác nhau trong đó có công ty đối thủ của mình. Đối với các công ty lớn có tiềm lực tài chính mạnh và ưu thế trên thị trường, công ty có thể hạn chế điều này bằng việc yêu cầu nhà sản xuất phải độc quyền sản xuất sản phẩm của công ty mình mà thôi. Đối với những công ty nhỏ hơn, điều quan trọng cần phải làm đó là duy trì một mối quan hệ tốt đối với nhà sản xuất. Công ty có thể cam kết hợp tác lâu dài với nhà sản xuất và đưa ra những khoản thưởng thêm…

– Nguồn lực của nhà sản xuất phải vững mạnh: Nhà sản xuất cũng cần phải có uy tín và nguồn lực tài chính vững mạnh để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra. Một số vấn đề như công nhân đình công hay những biến động trong giá cả nguồn cung nguyên vật liệu cũng có thể gây ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất sản phẩm cho công ty.

 Quản lý các nhà sản xuất chặt chẽ: Bên cạnh những tiêu chuẩn đặt ra cho nhà sản xuất, về phía công ty cũng cần phải xây dựng cho mình một chương trình quản trị hợp lý đối với các dối tác sản xuất. Công ty cần phải nắm rõ mọi thứ về nhà sản xuất như lịch sử hoạt động của nhà sản xuất, mối quan hệ của nhà sản xuất với các công ty khác và với nguồn nhân lực của họ, hoặc những vấn đề liên quan đến việc sản xuất sản phẩm như nguồn cung nguyên vật liệu mà nhà sản xuất nhập về…Bên cạnh đó, công ty cũng cần phải có sự giám sát chặt chẽ trong quá trình sản xuất của đối tác từ khâu tìm nguồn cung cho đến những công đoạn nhỏ trong quy trình sản xuất và cuối cùng là giai đoạn kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng.

 Bảo vệ tài sản trí tuệ của công ty: Công ty cũng cần phải lưu ý, cân nhắc trong việc chuyển giao công nghệ, quy trình sản xuất cuả mình ra bên ngoài. Như đã đề cập ở trên, một trong những nguy cơ tiềm ẩn từ việc liên kết sản xuất với đối tác ở bên ngoài đó là những bí mật, thiết kế quan trọng của công ty bị đánh cắp và từ đó công ty sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh. Do đó, công ty nên xem xét cẩn thận những công nghệ nào có thể được chuyển giao cho nhà sản xuất và những công nghệ nào bắt buộc phải giữ lại.

2.2. CẤP PHÉP VÀ NHƯỢNG QUYỀN (LICENSING & FRANCHISING)

2.2.1. CẤP PHÉP (LICENSING)

2.2.1.1. Khái niệm

 Cấp phép là một thoả thuận trong đó người sở hữu các tài sản trí tuệ trao cho một doanh nghiệp khác quyền sử dụng tài sản đó trong một khoảng thời gian nhất định nhằm đổi lấy tiền bản quyền hay các khoản phí bù khác.

2.2.1.2. Đặc trưng

 Bên cấp phép

 Bên cấp phép thường phải cung cấp các thông tin kỹ thuật và giúp đỡ cho bên nhận phép nhưng một khi mối quan hệ đã được thiết lập và bên nhận phép đã hoàn toàn thông hiểu vai trò của mình thì vai trò còn lại của bên cấp phép là rất ít hay gần như không có.

phuong-thuc-tham-nhap-thi-truong-cua-cac-cong-ty-da-quoc-gia-3

 Bên cấp phép chỉ đóng vai trò tư vấn nhưng không tham gia trực tiếp vào thị trường và không cung cấp bất cứ hướng dẫn mang tính quản lý nào.

Nếu bên cấp phép là một công ty đa quốc gia

– Nó có thể ký kết một thoả thuận cấp phép với một chi nhánh nước ngoài mà nó sở hữu một phần hay toàn bộ. Trong trường hợp này, cấp phép là một biện pháp hiệu quả để trả phí cho chi nhánh ở nước ngoài và chuyển giao sở hữu trí tuệ cho bên này trong một khung pháp lý chính thức.

– Thông thường doanh nghiệp sử dụng hình thức cấp phép này khi chi nhánh ở nước ngoài là một pháp nhân độc lập, đây là một kịch bản khá phổ biến ở nhiều quốc gia.

– Các công ty đa quốc gia thường sử dụng cấp phép làm phương pháp đi đầu nhằm bù đắp hay chuyển giao sở hữu trí tuệ cho các chi nhánh của mình ở nước ngoài.

– Một số doanh nghiệp coi cấp phép là một biện pháp hỗ trợ cho các phương thức gia nhập thị trường khác như xuất khẩu hay đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Ví dụ:

– Trong ngành thời trang, các hãng có thương hiệu nổi tiếng như Bill Blass, Hugo Boss và Pierre Cardin thường thu được một lượng doanh thu khổng lồ nhờ những thương vụ cấp phép quần jeans, nước hoa và đồng hồ đeo tay.

– Saks Inc, cửa hàng bách hóa cao cấp nước ngoài đầu tiên tại Trung Quốc đã đặt chân vào nước này bằng cách cho phép một cửa hàng bách hóa chủ chốt ở Thượng Hải được đặt tên theo cái tên Saks Fifth Avenue của nó. Saks thu được doanh thu từ thỏa thuận cấp phép và kiểm soát những mặt hàng nào được bày bán tại đó, nhưng ngoài ra thì không tham gia vào bất cứ một hoạt động nào khác.

Phương thức cấp phép đã giúp cho Saks Fifth Avenue được nhiều người dân Châu Á biết đến hơn mà không cần Saks phải tự mở một cửa hàng, từ đó giảm thiểu rủi ro.

 Bên nhận phép

Bằng việc ký tên vào một hợp đồng cấp phép, người nhận phép sẽ phải trả cho người cấp phép:

 Một khoản tiền cố định ban đầu: dùng để trang trải những phí tổn ban đầu của người cấp phép cho việc chuyển giao tài sản cấp phép cho người nhận phép, bao gồm chi phí tư vấn, chi phí tập huấn cách sử dụng tài sản, chi phí lắp đặt hay thích ứng với môi trường…

 Một khoản tiền bản quyền hàng kỳ với giá trị tính theo phần trăm của tổng doanh thu thu được từ việc sử dụng tài sản cấp phép.

 Hầu hết các doanh nghiệp đều ký kết các thỏa thuận độc quyền, theo đó người nhận phép không được phép chia sẻ tài sản cấp phép với bất kỳ công ty nào khác trong một phạm vi quy định.

 Phân loại

a. Cấp phép thương hiệu

 Cấp phép thương hiệu là việc một doanh nghiệp cho phép một doanh nghiệp khác sử dụng tên gọi, chữ viết hay lôgô vốn đã được độc quyền đăng ký trong một khoảng thời gian nhất định nhằm đổi lấy tiền bản quyền.

 Thương hiệu thường xuất hiện trên những sản phẩm như quần áo, trò chơi, thực phẩm, đồ uống, quà tặng, đồ trang trí, đồ chơi và nội thất gia đình.

Ví dụ:

– Các tổ chức hay cá nhân thu lợi nhiều từ việc cấp phép thương hiệu là Coca Cola, Harley-Davidson, Disney…

– Winnie the Pooh là một trong những câu chuyện thành công nhất về cấp phép thương hiệu. Được xây dựng từ một nhân vật văn học dành cho trẻ con năm 1926, chú gấu Pooh đã trở thành món tài sản cấp phép mang lại hàng tỷ đôla. Được Disney giành được vào năm 1961, chú gấu Pooh trở thành nhân vật hư cấu có thu nhập cao thứ hai của mọi thời đại, chỉ sau chú chuột Mickey. Hình ảnh chú gấu Pooh được cấp phép cho rất nhiều hãng sản xuất với một loạt các sản phẩm, từ sản phẩm trẻ em, hàng dệt may cho đến các dụng cụ làm vườn. Chỉ tinh riêng tại Châu Âu đã có khoảng 1000 công ty nhận phép gấu Pooh.

b. Cấp phép bí quyết kinh doanh

 Tiếp cận công nghệ là một nguyên tắc quan trọng trong cấp phép. Một thoả thuận cấp phép bí quyết kinh doanh là một hợp đồng, trong đó doanh nghiệp chủ cung cấp các kiến thức kỹ thuật hay kiến thức quản lý về việc thiết kế, chế tạo hay vận chuyển một sản phẩm hoặc dịch vụ.

 Người cấp phép sẵn sàng cung cấp các loại bằng sáng chế, bí mật thương mại và các bí quyết kinh doanh khác cho người nhận phép để đổi lấy tiền bản quyền.

 Tiền bản quyền có thể là một khoản tiền mặt trả gọn, một khoản tiền bản quyền hàng kỳ dựa trên số lượng sản phẩm sản xuất nhờ bí quyết kinh doanh, hay cả hai.

 Trong một số ngành công nghiệp như dược phẩm, hoá phẩm và chất bán dẫn, công nghệ là một nhân tố cần thiết trong các thoả thuận cấp phép mang tính đôi bên cùng có lợi giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành hoặc các ngành tương tự nhau. Hình thức này được gọi là cấp phép chéo.

 Ở các ngành công nghiệp có tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật nhanh như vũ bão và là nơi các tiến bộ khoa học chịu sự phụ thuộc lẫn nhau thì cấp phép công nghệ từ các đối thủ lại trở thành lợi thế then chốt. Nó giúp giảm bớt chi phí cải tiến vì tránh được việc trùng lặp các nghiên cứu, đồng thời giảm độ rủi ro cho việc một doanh nghiệp nào đó có thể không tiếp cận được với những công nghệ mới.

Ví dụ:

– Hãng AT&T đã từng một thời nắm giữ các loại bằng sáng chế chủ chốt trong ngành công nghiệp bán dẫn. Khi ngày càng nhiều công ty tham gia ngành này và tốc độ nghiên cứu và phát triển sản phẩm ngày càng tăng, AT&T đứng trước nguy cơ bị vượt mặt bởi rất nhiều đối thủ. Tại Châu Âu, Nhật Bản và Hoa Kỳ, hàng ngàn bằng sáng chế về chất bán dẫn đã được trao tặng. Tồn tại trong một mạng lưới vô số các loại bằng sáng chế như vậy, bất kỳ công ty nào cũng không thể hoạt động trong ngành mà không cấp và nhận phép từ các đối thủ. Do đó, AT&T, Intel, Siemens và rất nhiều các đối thủ khác bắt đầu cấp phép bằng sáng chế của mình cho các công ty còn lại. Các hoạt động cấp phép chung của những công ty này đã góp phần rất lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển của cả ngành bán dẫn.

– Một kịch bản tương tự cũng diễn ra trong ngành dược phẩm. Chi phí để nghiên cứu và phát triển một loại thuốc mới có thể lên tới hàng trăm triệu đôla và việc phát triển những loại thuốc mới đòi hỏi vô số các quy trình và thủ tục chấp nhận tốn rất nhiều thời gian từ phía chính phủ, trong khi các hãng dược phẩm lại muốn tung ra các phát minh của mình càng sớm càng tốt. Để giảm thiểu chi phí và đẩy nhanh tốc độ phát triển các loại thuốc mới, các hãng dược phải cấp phép các phát minh của mình cho những hãng khác.

2.2.1.3. Ưu điểm và nhược điểm

Bên cấp phép

Ưu

 Không yêu cầu đầu tư vốn hay sự hiện diện của doanh nghiệp cấp phép tại thị trường nước ngoài

 Có cơ hội tạo ra thu nhập tiền bản quyền từ sở hữu trí tuệ có sẵn

 Phù hợp cho việc thâm nhập các thị trường tồn tại nhiều rủi ro quốc gia

 Phát huy tác dụng khi các hàng rào thương mại làm giảm khả năng xuất khẩu hay khi chính phủ hạn chế quyền sở hữu các hoạt động trong nước của các doanh nghiệp nước ngoài.

 Phát huy tác dụng khi muốn thâm nhập một thị trường trước các đối thủ cạnh tranh

Nhược

 Doanh thu thu được thường ít hơn so với các phương thức thâm nhập khác

 Khó kiểm soát mức độ sử dụng tài sản cấp phép

 Rủi ro trong việc đánh mất kiểm soát đối với những sở hữu trí tuệ quan trọng hay tài sản bị tiêu tán trong tay các đối thủ.

 Bên nhận phép có thể xâm phạm sở hữu trí tuệ được cấp phép và trở thành đối thủ cạnh tranh.

Bên nhận phép

Ưu

 Hưởng lợi nhờ được tiếp cận với những công nghệ quan trọng với một mức chi phí thấp hơn nhiều so với việc tự mình nghiên cứu phát triển công nghệ.

 Tạo điều kiện cho bên nhận phép sản xuất và tiêu thụ những sản phẩm tương tự những sản phẩm đã được sản xuất tại nước của bên cấp phép.

 Bằng việc gắn tên mình với những thương hiệu nổi tiếng của bên cấp phép, bên nhận phép có thể thu về một lượng doanh thu khổng lồ.

Nhược

 Một khi mối quan hệ đã được thiết lập và bên nhận phép đã hoàn toàn thông hiểu vai trò của mình thì vai trò còn lại của bên cấp phép là rất ít hay gần như không có

 Bên cấp phép chỉ đóng vai trò tư vấn nhưng không tham gia trực tiếp vào thị trường và không cung cấp bất cứ hướng dẫn mang tính quản lý nào.

2.2.1.4. Một số lưu ý của phương thức cấp phép

 Việc giành quyền sở hữu thương hiệu ở mỗi quốc gia là khác nhau

 Tại Hoa Kỳ và một số quốc gia khác, các doanh nghiệp giành được quyền sở hữu một thương hiệu thông qua việc sử dụng thương hiệu đó đầu tiên và trong một khoảng thời gian liên tục.

 Tuy nhiên ở các quốc gia khác thì quyền có thương hiệu lại chỉ giành được thông qua việc đăng ký với các cơ quan có thẩm quyền và nhiều nước yêu cầu doanh nghiệp muốn duy trì việc đăng ký thì phải sử dụng trong nước nhãn hiệu được bảo hộ đó.

 Khi một doanh nghiệp đăng ký thương hiệu có nghĩa là nó đã chính thức thông báo cho các cơ quan chức năng biết nó sở hữu thương hiệu đó và có quyền hưởng sự bảo vệ sở hữu trí tuệ. Tập quán giành được quyền sở hữu thương hiệu chỉ đơn giản bằng cách đăng ký như vậy đã làm cho không ít doanh nghiệp phải lo lắng

Ví dụ:

– Khi lên kế hoạch gia nhập thị trường Nam Phi năm 1993, McDonald’s đã vô cũng thất vọng khi biết rằng một doanh nhân địa phương đã đăng kí thương hiệu McDonald’s nhằm phục vụ lợi ích của chính ông này và có quyền công ty để thu hồi thương hiệu. Khi McDonald kháng nghị lên toà án nhằm đòi quyền sở hữu, toà án tối cao nam Phi đã xử phần thắng nghiêng về doanh nghiệp trong nước.

 Bên cấp phép có thể bị tổn hại danh tiếng nếu chọn phải đối tác yếu kém

 Vì tiền bản quyền được xác định dựa trên doanh số bán ra của bên nhận phép nên lợi nhuận của doanh nghiệp cấp phép phụ thuộc vào doanh thu và năng lực của công ty nhận phép. Một đối tác yếu kém sẽ không thể đem lại doanh thu đáng kể. Doanh nghiệp cấp phép cũng bị hạn chế trong việc kiểm soát các hình thức sử dụng tài sản của mình vì đây chỉ là một phương thức thâm nhập có mức kiểm soát trung bình. Nếu bên nhận phép không thận trọng trong việc sử dụng tài sản như sản xuất các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn thì danh tiếng của bên cấp phép sẽ bị tổn hại. Vì vậy các công ty dày dạn kinh ngiệm thường đòi hỏi các đối tác nhận phép nước ngoài phải đạt được một số tiêu chuẩn chất lượng tối thiểu.

2.2.2. NHƯỢNG QUYỀN (FRANCHISING)

2.2.2.1. Khái niệm

 Nhượng quyền thương mại là một hình thức kinh doanh đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Đã có nhiều khái niệm được nêu ra của nhiều trường phái khác nhau nhằm giải thích, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện họat động kinh doanh nhượng quyền đạt hiệu quả. Tuy nhiên, do sự khác biệt về quan điểm và môi trường kinh tế, chính trị, xã hội giữa các quốc gia, nên các khái niệm này thường khác nhau.

Theo Hiệp hội nhượng quyền kinh doanh Quốc tế (The International Franchise Association) hiệp hội lớn nhất nước Mỹ và thế giới đã nêu ra Khái niệm như sau: “Nhượng quyền thương mại là mối quan hệ theo hợp đồng, giữa Bên giao và Bên nhận quyền, theo đó Bên giao đề xuất hoặc phải duy trì sự quan tâm liên tục tới doanh nghiệp của Bên nhận trên các khía cạnh như: bí quyết kinh doanh (know- how), đào tạo nhân viên; Bên nhận hoạt động dưới nhãn hiệu hàng hóa, phương thức, phương pháp kinh doanh do Bên giao sở hữu hoặc kiểm soát; và Bên nhận đang, hoặc sẽ tiến hành đầu tư đáng kể vốn vào doanh nghiệp bằng các nguồn lực của mình”.

Theo liên minh Châu Âu EU:

Khái niệm quyền thương mại là một “tập hợp những quyền sở hữu công nghiệp và sở hữu trí tuệ liên quan tới nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, biển hiệu cửa hàng, giải pháp hữu ích, kiểu dáng, bản quyền tác giả, bí quyết, hoặc sáng chế sẽ được khai thác để bán sản phẩm, hoặc cung cấp dịch vụ tới người sử dụng cuối cùng”. Nhượng quyền thương mại có nghĩa là việc chuyển nhượng quyền kinh doanh được Khái niệm ở trên.

Theo luật thương mại ở Việt nam:

Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

– Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;

– Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

 Tất cả các Khái niệm về nhượng quyền thương mại trên đây đều dựa trên quan điểm cụ thể của các nhà làm luật tại mỗi nước. Tuy nhiên, có thể thấy rằng các điểm chung trong tất cả những Khái niệm này là việc một Bên nhận phân phối (marketing) sản phẩm, hoặc dịch vụ dưới nhãn hiệu hàng hóa, các đối tượng khác của các quyền sở hữu trí tuệ, và hệ thống kinh doanh đồng bộ do Bên giao phát triển và sở hữu; để được phép làm việc này, Bên nhận phải trả những phí và chấp nhận một số hạn chế do Bên giao quy định.

2.2.2.2. Đặc trưng

2.2.2.2.1 Thương hiệu là tài sản lớn nhất

 Loại nhượng quyền phổ biến nhất là nhượng quyền mô hình kinh doanh (nhượng quyền hệ thống)

 Theo hợp đồng chuyển nhượng mô hình franchise toàn diện (full business format franchise) như kiểu KFC… có ít nhất 4 loại “sản phẩm” mà bên nhượng quyền chuyển nhượng bao gồm:

– Thương hiệu

– Sản phẩm/dịch vụ

– Hệ thống: chiến lược, mô hình, quy trình vận hành, chính sách quản lý, cẩm nang điều hành, huấn luyện, kiểm soát, hỗ trợ tiếp thị, quảng cáo.

– Bí quyết công nghệ sản xuất/kinh doanh.

 Trong đó, thương hiệu được xem là tài sản lớn nhất nhờ mang lại giá trị gia tăng lớn nhất và tạo sự khác biệt cho một hệ thống franchise so với hệ thống của các đối thủ khác. Sức mạnh thương hiệu được tạo dựng trong suốt quá trình phát triển hệ thống franchise chính là câu trả lời thỏa đáng nhất để giải thích vì sao thương hiệu này thu hút và hấp dẫn khách hàng nhưng với giá bán cao hơn thương hiệu khác.

 Thật vậy, việc khách hàng quyết định mua hay không hoặc mua sản phẩm gì tại một cửa hàng nào đó trước tiên tùy thuộc vào việc họ nhận biết, cảm nhận, hiểu biết, tin tưởng hay trung thành với thương hiệu đó như thế nào. Thông thường khách hàng không cần quan tâm ai là chủ sở hữu cửa hàng hay thương hiệu đó mà, họ chỉ cần biết và nhớ đến một thương hiệu X của một chuỗi franchise nào đó khi họ có nhu cầu mua sắm hay tiêu dùng cụ thể.

 Chẳng hạn, khi người tiêu dùng muốn ăn thức ăn nhanh, họ sẽ nghĩ đến thương hiệu nào trước tiên? KFC hay Lotteria?

 Thương hiệu này có gì đặc biệt và nổi trội hơn các thương hiệu khác? Như vậy, nhận biết thương hiệu (brand awareness) là yếu tố cơ bản đầu tiên mà bên nhận quyền mong đợi có được khi mua quyền sử dụng thương hiệu, đồng thời nó thể hiện điểm khác biệt đầu tiên xuất phát từ sức mạnh thương hiệu trong lòng người tiêu dùng.

2.2.2.2.2 Vai trò của các bên

 Bên nhượng quyền

 Trong thoả thuận người nhượng quyền sẽ chuyển giao toàn bộ phương pháp kinh doanh cho người nhận quyền bao gồm:

– Bằng sáng chế và thương hiệu

– Các phương pháp sản xuất và marketing

– Các hệ thống bán hàng

– Các quy trình, bí quyết quản lý

– Cách sử dụng tên và quyền sử dụng đối với sản phẩm

 Người chuyển nhượng cũng phải cung cấp cho người nhận

– Các khóa tập huấn

– Những trợ giúp thường xuyên

– Các chương trình động viên khen thưởng

– Quyền tham gia vào các chiến dịch marketing mang tính hợp tác

 Ngoài ra, các doanh nghiệp nhượng quyền thường kết hợp nhượng quyền với các phương thức thâm nhập khác.

Ví dụ:

– Khoảng 70% trong số hơn 2000 cửa hàng Body Shop trên toàn thế giới được điều hành bởi các công ty nhận quyền trong khi số còn lại do các trụ sở công ty Body Shop quản lý.

– Những hãng bán lẻ lớn như IKEA và Carresour thường áp dụng cả nhượng quyền thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài khi mở rộng hoạt động ra thị trường nước ngoài.

 Bên nhận quyền

 Người nhận quyền sẽ phải trả một khoản phí cho người nhượng quyền, thường là một khoản tiền bản quyền tính theo phần trăm doanh thu của người nhận quyền.

 Bên nhận quyền có thể sẽ bị yêu cầu phải mua sắm một số thiết bị và dụng cụ từ bên nhượng quyền để đảm bảo độ tiêu chuẩn và chất lượng thống nhất cho các sản phẩm.

Ví dụ:

– Burger King và Subway yêu cầu bên nhận quyền phải mua các thiết bị chuẩn bị thức ăn từ các nhà cung cấp được chỉ định.

– Một số doanh nghiệp nhượng quyền như McDonald’s cũng cho các nhà nhận quyền thuê tài sản (đặc biệt là đất).

2.2.2.3. Ưu điểm và nhược điểm

Bên nhượng quyền

Ưu

 Việc thâm nhập nhiều thị trường nước ngoài được thực hiện nhanh chóng và tiết kiệm chi phí

 Không cần đầu tư nhiều vốn

 Các thương hiệu uy tín sẽ thúc đẩy liên tục và mau lẹ lượng bán hàng tiềm năng ở nước ngoài

 Doanh nghiệp có thể tận dụng kiến thức của các công ty nhận quyền để tìm hiểu và phát triển các thị trường nước ngoài

Nhược

 Việc duy trì kiểm soát đối với bên nhận quyền có thể gặp khó khăn

 Bất đồng với bên nhận quyền có thể xảy ra, bao gồm cả những tranh chấp pháp lý

 Việc bảo vệ hình ảnh của công ty chuyển nhượng tại thị trường nước ngoài có thể gặp nhiểu khó khăn

 Đòi hỏi phải kiểm tra và đánh giá tình hình hoạt động của công ty nhận quyền, cung cấp hỗ trợ thường xuyên

 Công ty nhận quyền có thể lợi dụng kiến thức thu được và trở thành đối thủ tương lai

Bên nhận quyền

Ưu

 Sở hữu một thương hiệu nổi tiếng và được mọi người công nhận

 Được tập huấn và tiếp thu các bí quyết kinh doanh, nhận được sự hỗ trợ thường xuyên từ người nhượng quyền

 Điều hành một doanh nghiệp độc lập

 Tăng khả năng thành công của việc kinh doanh

 Trở thành một bộ phận của một mạng lưới quốc tế có uy tín

Nhược

 Khoản đầu tư ban đầu hay khoản tiền bản quyền có thể có giá trị lớn

 Bên nhận quyền buộc phải mua nguồn cung, thiết bị và các sản phẩm từ bên nhượng quyền

 Bên nhượng quyền nắm giữ nhiều quyền hành, trong đó có quyền thỏa thuận giá cả

 Số lượng cửa hàng của người nhượng quyền có thể tăng lên nhanh chóng trong khu vực, từ đó tạo ra các đối thủ cạnh tranh cho người nhận quyền

 Người nhượng quyền có thể áp đặt các hệ thống kỹ thuật hay quản lý không phù hợp với người nhận quyền

2.2.2.4. Một số lưu ý của phương thức nhượng quyền

 Bên nhượng quyền

 Các hãng nhượng quyền quốc tế tận dụng các thương hiệu đã được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới và cố gắng đem đến cho khách hàng những trải nhiệm cùng những chất lượng sản phẩm thống nhất và đồng bộ.

 Tuy nhiên, quả là rất khó để xây dựng các hoạt động kinh doanh một cách đồng bộ hoàn toàn tại các thị trường khác nhau.

 Những khác biệt khu vực như nguyên liệu chính, bằng cấp người lao động và khoảng cách địa lý có thể khiến công thức nhượng quyền cần được thay đổi.

Ví dụ:

– Hạn chế không gian tại Nhật đã buộc hãng KFC phải điều chỉnh lại các dụng cụ nấu ăn của mình từ thiết kế thiên về bề ngang vốn đã rất phổ biến tại Hoa Kỳ sang các thiết kế thiên về chiều dọc để tiết kiệm diện tích. Ngoài ra, các cửa hàng KFC tại Nhật thường có kiến trúc cao tầng để tiết kiệm diện tích vì giá đất cao.

– Vấn đề chính ở đây là làm thế nào để thay đổi những cân bằng chuẩn mực trước đó và mô hình kinh doanh nhằm mục đích thích nghi với các thị trường địa phương mà không làm ảnh hưởng đến hình ảnh chung và các dịch vụ của việc nhượng quyền.

 Bên nhận quyền

 Thứ nhất, cần nắm rõ các thông tin của nhà nhượng quyền (franchisor) như tình hình kinh doanh, thương hiệu dự định nhượng quyền, thị trường của thương hiệu này, tốc độ phát triển của hệ thống, hiệu quả của hệ thống, mức độ thành công của hệ thống trong những năm qua, những ưu điểm nổi bật của hệ thống này so với hệ thống cùng chủng loại và những định hướng phát triển hệ thống này trong tương lai về thị trường, về những chính sách hỗ trợ đối với các nhà nhận quyền mới, các chính sách cho những thị trường mới Việc nắm rõ các thông tin trên giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện về doanh nghiệp nhượng quyền, làm cơ sở cho việc ra quyết định trong tương lai.

 Thứ hai, doanh nghiệp cần dành thời gian nghiên cứu thị trường mục tiêu của mình để trả lời hàng loạt các câu hỏi: Hình thức kinh doanh này có phù hợp với khả năng của mình hay không? Thương hiệu, sản phẩm này có được khách hàng chấp nhận hay không? Hiệu quả đầu tư của hình thức này sẽ như thế nào? Luật pháp qui định cho
trường hợp này như thế nào? Vì rõ ràng, không phải thương hiệu nào, sản phẩm nào, hệ thống nào thành công ở một nước, một khu vực thì sẽ thành công ở một nước khác hay một khu vực khác.

 Thứ ba, cần nghiên cứu kỹ hồ sơ nhượng quyền do nhà nhượng quyền thiết lập, trong đó quy định rất rõ các điều khoản: qui định về địa điểm, qui định về vị trí và không gian địa lý, qui định về đầu tư, các qui định về khai trương, vận hành, sản phẩm, các yêu cầu về huấn luyện, qui định về cấp phép, kiểm tra, vận hành, bảo trì, sửa chữa, qui định về bảo hiểm tài sản, nhân viên.

Ngoài ra, trong hồ sơ nhượng quyền này còn định ra các yêu cầu đối với nhà nhận quyền trong tương lai về tài chính, đạo đức, kinh nghiệm kinh doanh, những cam kết khác.

 Thứ tư, cần nghiên cứu kỹ các điều khoản trong Hợp đồng nhượng quyền. Hợp đồng này thường do nhà nhượng quyền thiết lập, trong đó chi tiết hoá các điều được ghi trong Hồ sơ nhượng quyền. Một lần nữa, doanh nghiệp cần đánh giá lại toàn bộ các điều khoản, xem xét các điều kiện của mình. Từ đó, doanh nghiệp đưa ra các câu hỏi cho nhà nhượng quyền, lắng nghe sự trả lời. Việc đồng ý ký hợp đồng nhượng quyền hay từ chối đều thể hiện sự hiểu biết sâu sắc của mình đối với nhà nhượng quyền. Hợp đồng nhượng quyền cần thực hiện theo đúng trình tự và thủ tục của luật pháp của nước sở tại.

 Thứ năm, doanh nghiệp cần hiểu rõ các cam kết của nhà nhượng quyền cũng như những cam kết của mình đối với nhà nhượng quyền và thể hiện chúng trong các điều khoản của hợp đồng nhượng quyền. Hình thức này chỉ thực sự phát huy tính hiệu quả vượt trội của nó khi có hệ thống cùng vận hành theo một qui định, qui trình thống nhất. Nếu một trong hai bên vi phạm các cam kết này thì hậu quả sẽ rất khó lường. Nhà nhượng quyền có thể sụp đổ cả hệ thống thậm chí phá sản, nhà nhận quyền có thể sẽ không còn cơ hội tiếp tục kinh doanh vì sự thua lỗ và nhất là niềm tin của các nhà nhượng quyền khác đối với mình.

Do vậy, việc giữ uy tín cho hệ thống và sự thống nhất của hệ thống không những tạo ra sự phát triển cho bản thân nhà nhượng quyền, mà còn cho từng nhà nhận quyền, góp phần tạo ra hệ thống sức mạnh chung trong việc duy trì lòng trung thành của khách hàng, đối trọng cho các đối tác và đây cũng là trở ngại thực sự cho các đối thủ cạnh tranh.

2.2.3. Điểm khác biệt giữa cấp phép và nhượng quyền

2.2.3.1. Thời gian

 Trong khi các mối quan hệ cấp phép chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn thì các bên trong nhượng quyền thương mại thường thiết lập những mối quan hệ thường xuyên và có thể kéo dài nhiều năm.

 Do đó, so với cấp phép, nhượng quyền thương mại thường có tính ổn định hơn nhiều và là một phương thức gia nhập thị trường dài hạn.

2.2.3.2. Tính bao quát

 Nhượng quyền thương mại có tính bao quát hơn cấp phép vì người nhượng quyền quy định hầu hết tất cả các hoạt động kinh doanh của người nhận quyền.

 Bên nhượng quyền kiểm soát chặt chẽ hệ thống kinh doanh nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn thống nhất.

2.3. CHÌA KHÓA TRAO TAY (TURKEY PROJECT)

2.3.1. Khái niệm

Chìa khóa trao tay (Turnkey Project): được hiểu như là một loại dự án được xây dựng bởi một nhà phát triển và bán hoặc chuyển giao cho một người mua ở trạng thái sẵn sàng sử dụng

2.3.2. Đặc trưng

 Có những doanh nghiệp cũng có sản phẩm là công nghệ, bí quyết. Tuy nhiên, vì nhiều lí do (có thể là do họ không muốn lộ bí quyết, có thể là do công nghệ quá phức tạp), họ không thể dùng phương pháp cấp phép, mà phải sử dụng chìa khóa trao tay. Ở phương pháp này, doanh nghiệp nội địa phải huy động nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng và đào tạo nhân lực sử dụng công nghệ cho doanh nghiệp nước ngoài. Việc cần làm của DN nước ngoài chỉ là sử dụng. Điều này tương tự như A lắp một chiếc xe hoàn chỉnh, và trao cho B chiếc chìa khóa, cắm vào là chạy. A sẽ thu lại bằng tiền thu được khi vận hành cơ sở hạ tầng, hoặc bằng khoản tiền B chi trả cho A.

 Phương pháp này thường được các doanh nghiệp sử dụng khi xây dựng cơ sở hạ tầng cho chính phủ nước sở tại. Chìa khóa trao tay giúp doanh nghiệp nội địa dễ dàng ứng phó với các biến chuyển do chính trị, và cũng bớt phải gặp rắc rối hơn so với đầu tư trực tiếp (nhiều chính phủ hay làm khó dễ doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào).

 Các ví dụ về chìa khóa trao tay thường có liên quan đến chính phủ, ví dụ như dự án cáp ngầm Hà Tiên – Phú Quốc của EVN SPC chẳng hạn.Phó Tổng giám đốc Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC), ông Phạm Ngọc Lễ vừa cho biết, Dự án Tuyến cáp ngầm xuyên biển từ đất liền ra đảo Phú Quốc (Kiên Giang) sẽ được khởi công vào cuối năm nay và đóng điện vào ngày 30/4/2014.Hiện tại nhà thầu chính dự án là Prysmian Powerlink S.r.l của Ý đang trong giai đoạn hoàn tất sản xuất cáp, việc khảo sát tuyến cũng đã hoàn tất trước đó. Nếu mọi thứ diễn ra đúng như kế hoạch thì dự án sẽ được khởi công vào cuối năm nay và hoàn thành đóng điện vào ngày 30/4/2014

2.3.3. Ưu điểm và nhược điểm

 Ưu điểm

Ưu điểm chính của một dự án chìa khóa trao tay là khả năng cho một công ty để kiếm lớn lợi nhuận kinh tế, đặc biệt là ở những quốc gia đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hạn chế. Nó là một lợi thế cho các nước giàu dầu mỏ như Nigeria, xây dựng của riêng ngành công nghiệp lọc dầu của họ, và do đó không muốn đối thủ cạnh tranh tham gia thị trường để họ hạn chế FDI trong dầu và cấu trúc tinh chế ( Hill, 2005). Tuy nhiên, một dự án chìa khóa trao tay là thuận lợi để một chính phủ như Nigeria những người không có chuyên môn trong lọc dầu. Bởi có một công ty dầu mỏ có kinh nghiệm như Exxon tạo ra một chìa khóa trao tay nhà máy lọc dầu ở Nigeria, sẽ mang lại lợi ích kinh tế cho Exxon và Nigeria.

phuong-thuc-tham-nhap-thi-truong-cua-cac-cong-ty-da-quoc-gia-7

Exxon cho một dự án chìa khóa trao tay cũng là thuận lợi vì Nigeria không cho phép nhiều FDI. Exxon có thể tìm kiếm lợi ích kinh tế mà không có rắc rối chính trị. Đối với Exxon R. Evans chìa khóa trao tay Báo cáo – dự án Nigeria 4 chìa khóa trao tay cũng là ít rủi ro hơn, trong một quốc gia đang phát triển như Nigeria. Các biến chứng chính trị có thể có hiệu lực trong một chính phủ không ổn định, do nguy cơ quốc hữu hóa hoặc một sự sụp đổ kinh tế. Phần tiếp theo sẽ xem xét các loại bất lợi là các dự án chìa khóa trao tay có thể sản xuất

 Nhược điểm

Đầu tiên các công ty tham gia vào một dự án chìa khóa trao tay không có thể không có lợi ích lâu dài trong nước. Một bất lợi thứ hai trong một dự án chìa khóa trao tay, là nhà máy lọc dầu ở Nigeria, bây giờ trở thành một đối thủ cạnh tranh để các nhà máy lọc dầu khác của Exxon ở Texas trong thị trường dầu mỏ thế giới (Hill, 2005) Một bất lợi thứ ba là nếu công ty cần sử dụng một số độc quyền thông tin để tạo ra các dự án chìa khóa trao tay, thì họ đang đưa ra những bí mật của họ đi đến các công ty nước ngoài. Trong trường hợp của Apple và iPod, đây là lý do chính tại sao một dự án chìa khóa trao tay sẽ không được sử dụng. Tính chất độc quyền của iPod, là một lý do tại sao Apple không nên xây dựng một dự án chìa khóa trao tay ở Nigeria, để sản xuất máy nghe nhạc iPod.

3. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP ( FDI ) 243.1. CÔNG TY CON SỞ HỮU TOÀN PHẦN ( ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP TOÀN PHẦN ) ( WHOLLY – OWNED SUBSIDIARIES )

243.1.1. ĐẦU TƯ MỚI ( GREENFIELD INVESTMENT )

263.1.2. SÁT NHẬP VÀ MUA LẠI ( MERGER và AQUISITION )

263.2. LIÊN DOANH ( JOINT VENTURE )

363.2.1. Khái niệm

363.2.2. Đặc trưng

363.2.3. Ưu điểm và điểm yếu kém

3. 2.4. Một số khuyến nghị trong phương pháp liên kết kinh doanh

38C. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA KHI THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ

401. Môi trường chính trị – xã hội

402. Đường lối đối ngoại

403. Những lợi thế so sánh

404. Các thể chế kinh tế thị trường

405. Trình độ cuả đối tác chiến lược

406. Cơ cấu kinh tế tài chính và chính sách quản trị

NỘI DUNG

A. MỤC TIÊU THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA

Thâm nhập thị trường của MNCs là kế hoạch hoạt động giải trí ở nhiều vương quốc bằng việc mở rộng thị trường dưới nhiều hình thức, nhằm mục đích hướng tới tiềm năng sở hữu thị trường sảnphẩm để thu doanh thu độc quyền.

1. Mở rộng thị trường tiêu thụ, và khoanh vùng phạm vi hoạt động giải trí : Mở rộng thị trường là yếu tố tất yếu để doanh nghiệp sống sót và tăng trưởng trong một nềnkinh tế đang toàn thế giới hóa nhanh gọn, bằng việc lưu thông hàng hoá trên khoanh vùng phạm vi toànthế giới, những MNCs đã hoàn toàn có thể ngày càng tăng được doanh thu. Không chỉ dừng lại ở đây, mởrộng thị trường quốc tế còn giúp cho doanh nghiệp chứng minh và khẳng định được vị trí của mình vớicác đối tác chiến lược trên quốc tế.

2. Kéo dài chu kì sống mẫu sản phẩm : Làm thế nào để một loại sản phẩm hoàn toàn có thể vĩnh cửu qua thời hạn ? Lời giải đáp chính làchiến lược mà doanh nghiệp sử dụng khi mẫu sản phẩm ở quá trình chín muồi ( quy trình tiến độ 3 của vòng đời mẫu sản phẩm ). Khi mẫu sản phẩm hay tên thương hiệu đã trở nên thông dụng thì cần phảicải tiến hay làm mới ( ví dụ điển hình như lan rộng ra ra thị trường quốc tế ) để chúng kéo dàivòng đời khi mẫu sản phẩm đang ở quy trình tiến độ chín muồi.

3. Giảm bớt rủi ro đáng tiếc trong kinh doanh thương mại : Độ nhạy cảm của rủi ro đáng tiếc ở những thị trường khác nhau thì dịch chuyển theo những chiềuhướng không giống nhau, từ đó những MNCs hoàn toàn có thể tận dụng điều đó để giảm thiểu đượcrủi ro trải qua đa dạng hóa thị trường.

4. Tăng thu nhập cho doanh nghiệp : Mở rộng thị trường ra toàn thế giới được cho phép doanh nghiệp tăng được tỉ suất sinh lợi và tốcđộ tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp mà một doanh nghiệp kinh doanh thương mại đơn thuầntrong thị trường trong nước không có được.

B. CÁC PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG CỦACÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA1. XUẤT KHẨU ( EXPORTING )

1.1. Khái niệm

 Để hoàn toàn có thể hiểu một cách đơn thuần nhất về hình thức xuất khẩu, sau đây tất cả chúng ta xétmột ví dụ với hai doanh nghiệp trong nước và một doanh nghiệp ở quốc tế.

 Xuất khẩu là giải pháp đơn thuần nhất cho doanh nghiệp trong nước để lan rộng ra thịtrường. Doanh nghiệp chỉ việc sản xuất sản phẩm & hàng hóa và chuyển giao cho doanh nghiệpnước ngoài, doanh nghiệp sẽ thực thi việc bán hàng ở thị trường quốc tế. Khiđó, loại sản phẩm của họ sẽ được thị trường ngoại tiêu thụ.

1.2. Đặc trưng

 Đối với chiêu thức này, doanh nghiệp trong nước không can dự nhiều vào việc buôn bán sản phẩm & hàng hóa của mình ở thị trường ngoại, và thậm chí còn doanh nghiệp hoàn toàn có thể bán sảnphẩm của mình dưới thương hiệu của công ty nhập khẩu. Do vậy, xuất khẩu thườngđược những doanh nghiệp bán loại sản phẩm đại trà phổ thông, không chịu nhiều ảnh hưởng tác động củathương hiệu như thủy hải sản, giày da, may mặc, … sử dụng.

 Một khi hàng đã trao tay, trách nhiệm của công ty sản xuất chấm hết. Họ không cần đầutư nhiều cho việc đưa mẫu sản phẩm ra quốc tế. Tuy nhiên, rõ ràng là việc quản líhàng hóa bán ở thị trường ngoại là khá khó khăn vất vả.

 Các hình thức xuất khẩu hoàn toàn có thể được chia ra thành hai dạng chính sau đây :

A. Hình thức xuất khẩu trực tiếp : Hình thức này yên cầu doanh nghiệp phải tự lobán trực tiếp những mẫu sản phẩm của mình ra quốc tế, nên vận dụng với những doanhnghiệp có trình độ và quy mô sản xuất lớn, có thương hiệu sản phẩm & hàng hóa truyển thốngtừng xuất hiện trên thị trường quốc tế. Hình thức này đem lại doanh thu cao nếu cácdoanh nghiệp nắm chắc được nhu yếu và thị hiếu của người mua.

b. Hình thức xuất khẩu gián tiếp : không yên cầu sự tiếp xúc trực tiếp giữa ngườimua quốc tế và người sản xuất trong nước. Để bán được sản phâm của mình ranước ngoài, người sản xuất phải nhờ vào người hoặc tổ chức triển khai trung gian có chứcnăng xuất khẩu trực tiếp. Vì vậy, xuất khẩu gián tiếp thường sử dụng với những cơ sởdoanh nghiệp có quy mô nhỏ, chưa đủ điều kiện kèm theo xuất khẩu trực tiếp, chưa quen biếtthị trường, chưa thông thuộc những nhiệm vụ kinh doanh thương mại xuất nhập khẩu. Các doanh nghiệp hoàn toàn có thể triển khai xuất khẩu gián tiếp trải qua những hình thứcsau đây :

– Các công ty quản trị xuất khẩu ( EMC – Export Management Company ) : Cácnhà sản xuất nhỏ thường thiếu kinh nghiệm tay nghề bán hàng ra quốc tế hoặc không  đủ năng lực về vốn để tự tổ chức triển khai cỗ máy xuất khẩu riêng, do đó, họ thườngthông qua EMC để xuất khẩu loại sản phẩm của mình. EMC giữ vai trò cố vấn, thựchiện những dịch vụ tương quan đến xuất khẩu và được giao dịch thanh toán bằng hoa hồng. Tuy nhiên khi sử dụng EMC, những nhà phân phối ít có mối quan hệ trực tiếp vớithị trường, nên hiệu quả xuất khẩu nhờ vào nhiều vào chất lượng dịch vụ EMCmà họ lựa chọn – Qua mô giới xuất khẩu ( Export Broker ) thực thi tính năng link giữa nhàxuất khẩu và nhà nhập khẩu, và được hưởng hoa hồng tự hoạt động giải trí đó. Các nhàmôi giới thường chỉ nâng cao vào một số ít mẫu sản phẩm hay một nhóm hàng nhấtđịnh – Qua hãng buôn xuất khẩu ( Export Merchant ) : thường đóng tại những nước xuấtkhẩu và mua hàng của người chế biến hoặc sản xuất, và liên tục triển khai cácnghiệp vụ để xuất khẩu và chịu mọi rủi ro đáng tiếc tương quan đến xuất khẩu.

 Đối với quy trình tăng trưởng của nền kinh tế tài chính quốc dân, phương pháp này có ý nghĩaquan trọng như sau :

– Sẽ tạo nguồn vốn quan trọng để thỏa mãn nhu cầu nhu yếu nhập khẩu và tích góp phát triểnsản xuất trong nước.

– Việc tăng cường xuất khẩu được cho phép lan rộng ra quy mô sản xuất, nhiều ngành nghềmới ta đời ship hàng cho xuất khẩu. Chẵng hạn tăng trưởng xuất khẩu gạo khôngnhững tạo điểu kiện cho ngành trồng lúa lan rộng ra mà còn thôi thúc những ngành khácphát triển : dệt bao đựng gạo, xay xát, chăn nuôi …

– Kích thích doanh nghiệp trong nước thay đổi trang thiết bị, công nghệ tiên tiến sản xuất, nâng cao tay nghể, học hỏi kinh nghiệm tay nghề sản xuất tiên tiến và phát triển …

– Tăng cường hợp tác quốc tế giữa những nước và nâng cao vị trí của nước xuất khẩutrên thị trường khu vực và quốc tế.

1.3. Ưu điểm và điểm yếu kém

 Ưu điểm

 Tạo nguồn vốn ngoại tệ để phân phối nhu yếu nhập khẩu và tích góp tăng trưởng sảnxuất

 Khai thác tốt tiền năng của quốc gia trên cơ sở liên hệ với thị trường quốc tế

 Là phương pháp truyền thống lịch sử, dễ làm so với những doanh nghiệp vừa và nhỏ

 Nhược điểm :

 Phụ thuộc vào quota nhập khẩu quốc tế, hàng rào thuế quan

 Chịu ảnh hường nhiểu từ mạng lưới hệ thống phân phối tại nước ngoài

41.4. Kết luận

Mặc dù đây là hình thức đơn thuần nhất để doanh nghiệp xâm nhập thị trường, tuy nhiênvì mức độ trấn áp thấp, cũng như quy mô của những công ty vương quốc lớn, họ sẽ muốnnắm sự trấn áp và bảo vệ tên thương hiệu, nên việc xuất khẩu sẽ ít được MNCs sử dụng. P

2. HÌNH THỨC THÂM NHẬP BẰNG HỢP ĐỒNG

2. 1. SẢN XUẤT THEO HỢP ĐỒNG ( CONTRACT MANUFACTURING )

2.1.1. Khái niệm

 Về cơ bản, sản xuất theo hợp đồng ( Contract manufacturing ) là phương pháp màtrong đó một công ty sẽ dàn xếp, ký kết hợp đồng với một công ty khác ở địa phươngđể công ty này sản xuất loại sản phẩm theo đúng quy cách, phong cách thiết kế của mình. Hay nóicách khác sản xuất theo hợp đồng là quy trình một công ty sản xuất sản xuất ra sảnphẩm dưới tên thương hiệu của một công ty khác.

 Phương thức sản xuất theo hợp đồng được xem như một dạng của Outsourcing – làhình thức chuyển một phần công dụng, trách nhiệm của công ty ra gia công bên ngoài, những công dụng mà trước đây công ty vẫn đảm nhiệm.

 Một mục tiêu quan trọng của hình thức sản xuất theo hợp đồng đó là nhằm mục đích thâmnhập vào thị trường mới. Một công ty đa vương quốc khi có tham vọng xâm nhập vàothị trường tại một vương quốc nào thì họ sẽ tìm kiếm và lựa chọn ra những nhà sản xuấttại vương quốc đó để thực thi hợp tác.

 Các công ty thuộc một số ít nghành nghề dịch vụ như điện tử, quần áo, giày dép, thuốc và đồ chơithường hay vận dụng hình thức này.

2.1.2. Đặc trưng

 Về cơ bản, phương pháp sản xuất theo hợp đồng được triển khai bởi hai bên gồm :

a. Công ty nhu yếu sản xuất ( Hiring Company ) đưa ra những nhu yếu về đặc tính, chất lượng của loại sản phẩm mà mình mong ước cho nhà phân phối. Công ty vẫn đảmnhiệm việc tiếp thị, tiếp thị và phân phối loại sản phẩm. Các công ty tham gia vàohợp đồng sản xuất này hoàn toàn có thể là những công ty khởi sự ( start-up business ) và kể cảcác công ty lớn vốn đã có tiếng tăm trên thị trường.

– Các công ty khởi sự mới xây dựng với năng lực kinh tế tài chính còn hạn hẹp. Họkhông đủ năng lực để góp vốn đầu tư thiết kế xây dựng một dây chuyền sản xuất, mạng lưới hệ thống sản xuất củariêng mình hoặc không đủ trình độ, kỹ thuật trình độ trong việc sản xuấtsản phẩm. Do đó, việc tìm kiếm một đối tác chiến lược sản xuất cho mình trong trườnghợp này là một quyết định hành động khôn ngoan. Công ty sẽ tận dụng được nhiều lợi íchtừ hợp đồng sản xuất ví dụ điển hình như tiết kiệm ngân sách và chi phí được khoản ngân sách góp vốn đầu tư vốn, tận dụng dây chuyền sản xuất sản xuất và công nghệ tiên tiến từ phía nhà phân phối …

– Các công ty với quy mô lớn đặc biệt quan trọng là những công ty đa vương quốc nổi tiếng trênthế giới cũng rất yêu thích phương pháp sản xuất theo hợp đồng này, chẳnghạn như Apple. Các mẫu sản phẩm Iphone hay Ipad do họ bán ra không phải do họtrực tiếp sản xuất mà là do Foxconn, một công ty của Đài Loan.

Công việc chính của Apple là tập trung chuyên sâu vào điều tra và nghiên cứu phong cách thiết kế, nâng cấp cải tiến mẫu sản phẩm và lênchương trình cho việc marketing. Còn Foxconn là đơn vị sản xuất đối tác chiến lược củaApple với trách nhiệm duy nhất là làm ra những loại sản phẩm điện thoại cảm ứng, máy tính bảngdựa trên những phong cách thiết kế được nghiên cứu và điều tra bởi Apple. Một loạt những công ty lớnkhác trên quốc tế như Microsoft, Hewlett-Packard, Nokia cũng link với cácnhà sản xuất khác nhau ở nhiều vương quốc khác nhau. Việc lựa chọn hình thứcsản xuất này của họ cũng là nhắm vào những quyền lợi như tiết kiệm chi phí ngân sách đầu tưcơ sở vật chất, có thời hạn tập trung chuyên sâu vào trình độ chính như công đoạnnghiên cứu và phong cách thiết kế loại sản phẩm …

b. Nhà sản xuất theo hợp đồng ( CM – Contract Manufacturer ) sẽ triển khai việcsản xuất loại sản phẩm theo đơn đặt hàng của công ty. Nhà sản xuất theo hợp đồng cóthể có những hình thức sau :

– OEM ( Original Equipment Manufacturer ) : Là hình thức mà nhà phân phối sẽchế tạo ra mẫu sản phẩm là những bộ phận, thiết bị hay phụ tùng để gắn vào thànhphẩm ở đầu cuối của công ty nhu yếu sản xuất. Các mẫu sản phẩm OEM được chếtạo dựa trên những phong cách thiết kế và nhu yếu từ phía công ty. Ví dụ, nhà phân phối máynén khí A mua bộ phận lọc dầu của một công ty B để lắp vào mẫu sản phẩm máynén khí A của họ. Theo đó, công ty sản xuất bộ phận lọc dầu B thuộc dạng nhàsản xuất OEM.

– ODM ( Original Designed Manufacturer ) : Ở dạng này, nhà phân phối cung cấpcho người mua – tức công ty nhu yếu sản xuất – tổng thể dịch vụ tương quan đếnsản phẩm như điều tra và nghiên cứu và tăng trưởng, khuynh hướng mẫu sản phẩm cũng như sảnxuất. Khách hàng chỉ phân phối cho đơn vị sản xuất tính năng nhu yếu, hiệu suấthay thậm chí còn chỉ phân phối khái niệm và nhà phân phối sẽ thực thi thành sảnphẩm.

– Sản phẩm OEM được sản xuất đặc biệt quan trọng cho những tên thương hiệu lớn và chỉ có thểsử dụng cho tên thương hiệu này, không quan ngại bị lạm dụng bởi những công ty khác. Trong khi mẫu sản phẩm ODM có vị thế khác hơn. Công ty mang tên thương hiệu cóthể có chiếm hữu độc quyền trên mẫu sản phẩm được tạo ra hoặc hoàn toàn có thể không có sởhữu độc quyền. Trường hợp không có, những công ty khác có quyền sản xuất theomẫu mã trên với điều kiện kèm theo người khác không hề nhận ra được là sản phẩmthuộc công ty mang tên thương hiệu.

2.1.3. Ưu điểm và điểm yếu kém

 Ưu điểm

Hình thức sản xuất theo hợp đồng này hoàn toàn có thể mang lại rất nhiều quyền lợi cho những côngty đa vương quốc, đơn cử như sau :

 Tiết kiệm ngân sách : phương pháp sản xuất theo hợp đồng hoàn toàn có thể mang lại cho cáccông ty đa vương quốc một khoản tiết kiệm ngân sách và chi phí lớn về ngân sách. Đây cũng là quyền lợi quantrọng nhất mà những công ty mong ước đạt được khi lựa chọn thực hiện hình thứcthâm nhập này. Các khoản tiết kiệm chi phí này gồm có :

– Việc chuyển giao quy trình sản xuất ra bên ngoài giúp những công ty tiết kiệmphần lớn ngân sách vốn góp vốn đầu tư vào những gia tài cố định và thắt chặt gồm máy móc, thiết bị haycơ sở hạ tầng ship hàng cho việc sản xuất.

– Các công ty đa vương quốc cũng hoàn toàn có thể tận dụng được khoản tiết kiệm chi phí trong chiphí nhân công ví dụ điển hình như tiền lương, ngân sách huấn luyện và đào tạo … nhờ vào việc chuyểngiao quá trình sản xuất cho những đơn vị sản xuất ở những vương quốc có ngân sách nhâncông thấp như Trung Quốc, Nước Ta …

– Tiết kiệm trải qua xâm nhập vào những thị trường có ngân sách nguyên vật liệuđầu vào rẻ.

– Ngoài ra, nhà phân phối chuyên nghiệp có năng lực tiếp cận với mạng lướinguồn cung nguyên vật liệu thô vô cùng đa dạng và phong phú. Điều này làm giảm áp lựcgia tăng ngân sách nguồn vào.

 Tiếp cận với công nghệ tiên tiến, kỹ thuật mới : Đối với những công ty khởi sự hay nhữngcông ty quy mô nhỏ với trình độ kỹ thuật còn hạn chế, việc link với một nhàsản xuất khác là một thời cơ để công ty tiếp cận với công nghệ tiên tiến kỹ thuật, trình độhay kiến thức và kỹ năng sản xuất tân tiến từ những vương quốc khác. Những nhà phân phối hoàn toàn có thể sởhữu những lợi thế về mặt kỹ thuật tại vương quốc của họ mà công ty trong nướckhông có. Đây cũng là thời cơ để những công ty tiếp cận và học hỏi những quy trìnhcông nghệ kỹ thuật từ nhà phân phối.

 Tập trung vào lợi thế của bản thân công ty : Khi chuyển giao quy trình tiến độ sản xuấtcho đơn vị sản xuất bên ngoài, công ty hoàn toàn có thể tập trung chuyên sâu vào những nghành chính màmình có lợi thế. Việc sản xuất loại sản phẩm được giao lại cho nhà phân phối có nhiềuchuyên môn hơn và trong khi đó, những quá trình khác trong vòng xoay sản phẩmnhư điều tra và nghiên cứu tăng trưởng loại sản phẩm, quảng cáo, tiếp thị và phân phối, … sẽ đượcđầu tư điều tra và nghiên cứu sâu xa.

 Thâm nhập thị trường thuận tiện và nhanh gọn : Đây cũng là một cách để cáccông ty xâm nhập vào thị trường mới một cách nhanh gọn hơn và thuận tiện hơn, đặc biệt quan trọng so với những công ty đa vương quốc khi muốn xâm nhập vào thị trường nướcngoài. Công ty không thiết yếu phải tốn kém ngân sách hay thời hạn vào việc góp vốn đầu tư, kiến thiết xây dựng cơ sở tại vương quốc khác. Hơn nữa, phương pháp này cũng mang lại lợi íchlớn khi công ty không có hiểu biết thâm thúy về những chế định pháp lý hay hệ thốngvăn hóa của vương quốc mà mình muốn xâm nhập.

 Nhược điểm

 Rủi ro cho gia tài trí tuệ của công ty và năng lực Open đối thủ cạnh tranh cạnh tranhmới : Một năng lực hoàn toàn có thể xảy ra do vận dụng hình thức này đó là những gia tài trí tuệcủa công ty hoàn toàn có thể bị đánh cắp. Điều này xảy ra khi công ty triển khai chuyển giaonhững kỹ thuật công nghệ tiên tiến tối quan trọng của mình cho đơn vị sản xuất. Lợi dụng điềunày, những đơn vị sản xuất hoàn toàn có thể sử dụng công nghệ tiên tiến kỹ thuật từ công ty khác để sảnxuất ra những loại sản phẩm tựa như mang tên thương hiệu của mình. Và qua đó, từ vị thếlà một đối tác chiến lược chuyên sản xuất theo đơn đặt hàng của công ty, nhà phân phối có thểtrở thành một đối thủ cạnh tranh cạnh tranh đối đầu tiềm tàng và điều này có tác động ảnh hưởng không nhỏ đếnthị phần và lợi thế cạnh tranh đối đầu của công ty.

 Mất trấn áp : Khi công ty ký kết hợp đồng với một đơn vị sản xuất nào đó, công tysẽ đánh mất sự trấn áp so với việc sản xuất mẫu sản phẩm của mình. Vì nhiềunguyên nhân mà chất lượng loại sản phẩm của công ty hoàn toàn có thể bị tác động ảnh hưởng, chẳng hạnnhư đơn vị sản xuất không tuân thủ tiến trình, công nghệ tiên tiến sản xuất, bỏ lỡ giai đoạnkiểm tra chất lượng loại sản phẩm hay nguồn cung nguyên vật liệu của họ không đạttiêu chuẩn bắt đầu, Điều này rõ ràng là một bất lợi về phía công ty.

 Sự kém linh động : Một bất lợi khác mà công ty hoàn toàn có thể gặp phải là sự kém linh hoạtđối với những dịch chuyển trong nguồn cung nguyên vật liệu hay nhu yếu loại sản phẩm. Gía cả nguồn phân phối nguyên vật liệu ngày càng tăng quá nhanh hoàn toàn có thể tác động ảnh hưởng lớn đếnchi phí và doanh thu khi công ty không kịp thời đưa ra những giải pháp giải quyếtphù hợp. Hay một sự tăng mạnh trong nhu yếu mẫu sản phẩm của người mua cũng cóthể gây tác động ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của công ty bởi lúc này hợp đồng đã được kýkết và quá trình sản xuất loại sản phẩm đã nằm trong tay nhà phân phối.

 Bất cập từ nguồn nhân công giá rẻ : Nhằm đạt được quyền lợi từ việc ký kết hợpđồng sản xuất với nhà phân phối ở quốc tế, những công ty đa vương quốc thường ưutiên lựa chọn những vương quốc có ngân sách nhân công thấp. Nhưng điều này khôngphải khi nào cũng mang lại quyền lợi như mong ước bởi lực lượng nhân công giá rẻở một số ít nước lại không đủ tiêu chuẩn về trình độ và kỹ năng và kiến thức trình độ, dẫn đếnviệc không đạt được hiệu suất theo nhu yếu hay chất lượng loại sản phẩm không đượcđảm bảo. Và Nước Ta cũng nằm trong list những vương quốc kể trên vớinguồn nhân lực giá rẻ nhưng thiếu trình độ trình độ.

2.1.4. Một số quan tâm của phương pháp sản xuất theo hợp đồngĐể đạt được hiệu qủa từ việc ký kết hợp đồng sản xuất, công ty cần phải quan tâm một sốvấn đề sau :

 Lựa chọn vương quốc tương thích : Đối với những công ty đa vương quốc, việc lựa chọn quốc gianào để triển khai chuyển giao quá trình sản xuất cũng yên cầu phải có sự điều tra và nghiên cứu, khảo sát chuyên nghiệp và bài bản. Công ty cần phải chăm sóc đến nhiều yếu tố khác ngoài đặc điểmkinh tế như yếu tố văn hóa truyền thống, chính trị, lao lý …

 Tiêu chuẩn cho những nhà phân phối : Ngay từ trong quy trình tiến độ tìm kiếm nhà sản xuấtđối tác, công ty phải ấn định những tiêu chuẩn một cách khắt khe cho nhà phân phối :

– Cải thiện nguồn nhân lực : Trước hết, công ty không nên quá chú trọng vàonguồn nhân lực giá rẻ tại 1 số ít vương quốc. Vấn đề đáng chăm sóc hơn là chấtlượng của nguồn lực như thế nào và công ty cần phải có sự nhìn nhận trước khitiến hành hợp tác. Công ty cũng cần phải đưa ra nhu yếu của mình so với nhàsản xuất rằng họ phải có chương trình đào tạo và giảng dạy, nâng cao trình độ nguồn nhânlực một cách tiếp tục và hiệu suất cao.

– Đảm bảo mạng lưới hệ thống trấn áp : Một nhu yếu khác so với đơn vị sản xuất đó là họphải kiến thiết xây dựng một quy trình tiến độ sản xuất chuyên nghiệp và chuyên nghiệp và bài bản với không thiếu cácgiai đoạn. Công ty cần phải nắm rõ được nguồn cung nguyên vật liệu của nhà sảnxuất là đến từ đâu để từ đó hoàn toàn có thể bảo vệ chất lượng cho loại sản phẩm và đồng thờiđảm bảo rằng nhà phân phối không gian lận trong việc lựa chọn nguồn cung để đẩycao chi phí sản xuất. Hơn nữa, quá trình của đơn vị sản xuất nhất thiết phải bao gồmgiai đọan nhìn nhận và kiểm tra chất lượng mẫu sản phẩm.

– Kiểm soát đối tượng người dùng người mua của đơn vị sản xuất : Một điều mà công ty khônghề mong ước ở nhà phân phối là khi nhà phân phối là đối tác chiến lược của nhiều công tykhác nhau trong đó có công ty đối thủ cạnh tranh của mình. Đối với những công ty lớn có tiềmlực kinh tế tài chính mạnh và lợi thế trên thị trường, công ty hoàn toàn có thể hạn chế điều nàybằng việc nhu yếu đơn vị sản xuất phải độc quyền sản xuất loại sản phẩm của công tymình mà thôi. Đối với những công ty nhỏ hơn, điều quan trọng cần phải làm đólà duy trì một mối quan hệ tốt so với nhà phân phối. Công ty hoàn toàn có thể cam kết hợptác vĩnh viễn với đơn vị sản xuất và đưa ra những khoản thưởng thêm …

– Nguồn lực của nhà phân phối phải vững mạnh : Nhà sản xuất cũng cần phải cóuy tín và nguồn lực kinh tế tài chính vững mạnh để hạn chế những rủi ro đáng tiếc hoàn toàn có thể xảy ra. Một số yếu tố như công nhân đình công hay những dịch chuyển trong gía cả nguồncung nguyên vật liệu cũng hoàn toàn có thể gây tác động ảnh hưởng lớn đến quy trình sản xuất sảnphẩm cho công ty.

 Quản lý những đơn vị sản xuất ngặt nghèo : Bên cạnh những tiêu chuẩn đặt ra cho nhà sảnxuất, về phía công ty cũng cần phải kiến thiết xây dựng cho mình một chương trình quản trịhợp lý so với những dối tác sản xuất. Công ty cần phải nắm rõ mọi thứ về nhà sản xuấtnhư lịch sử dân tộc hoạt động giải trí của nhà phân phối, mối quan hệ của đơn vị sản xuất với những công tykhác và với nguồn nhân lực của họ, hoặc những yếu tố tương quan đến việc sản xuấtsản phẩm như nguồn cung nguyên vật liệu mà nhà sản xuất nhập về … Bên cạnh đó, công ty cũng cần phải có sự giám sát ngặt nghèo trong quy trình sản xuất của đối tác chiến lược từkhâu tìm nguồn cung cho đến những quy trình nhỏ trong tiến trình sản xuất và cuốicùng là quá trình kiểm tra chất lượng loại sản phẩm sau cuối.

 Bảo vệ gia tài trí tuệ của công ty : Công ty cũng cần phải chú ý quan tâm, xem xét trong việcchuyển giao công nghệ tiên tiến, tiến trình sản xuất cuả mình ra bên ngoài. Như đã đề cập ở trên, một trong những rủi ro tiềm ẩn tiềm ẩn từ việc link sản xuất với đối tác chiến lược ở bênngòai đó là những bí hiểm, phong cách thiết kế quan trọng của công ty bị đánh cắp và từ đó côngty sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh đối đầu. Do đó, công ty nên xem xét cẩn trọng những công nghệnào hoàn toàn có thể được chuyển giao cho nhà phân phối và những công nghệ tiên tiến nào bắt buộc phảigiữ lại.

2.2. CẤP PHÉP VÀ NHƯỢNG QUYỀN ( LICENSING và FRANCHISING ) 2.2.1. CẤP PHÉP ( LICENSING ) 2.2.1.

1. Khái niệm

 Cấp phép là một thoả thuận trong đó người chiếm hữu những gia tài trí tuệ trao cho mộtdoanh nghiệp khác quyền sử dụng gia tài đó trong một khoảng chừng thời hạn nhất địnhnhằm đổi lấy tiền bản quyền hay những khoản phí bù khác.

2.2.1. 2. Đặc trưng

 Bên cấp phép

 Bên cấp phép thường phải phân phối những thông tin kỹ thuật và trợ giúp cho bên nhậnphép nhưng một khi mối quan hệ đã được thiết lập và bên nhận phép đã hoàn toànthông hiểu vai trò của mình thì vai trò còn lại của bên cấp phép là rất ít hay gần nhưkhông có.

 Bên cấp phép chỉ đóng vai trò tư vấn nhưng không tham gia trực tiếp vào thị trườngvà không cung ứng bất kỳ hướng dẫn mang tính quản trị nào. Nếu bên cấp phép là một công ty đa vương quốc

– Nó hoàn toàn có thể ký kết một thoả thuận cấp phép với một Trụ sở quốc tế mà nósở hữu một phần hay hàng loạt. Trong trường hợp này, cấp phép là một biện pháphiệu quả để trả phí cho Trụ sở ở quốc tế và chuyển giao sở hữu trí tuệ chobên này trong một khung pháp lý chính thức.

– Thông thường doanh nghiệp sử dụng hình thức cấp phép này khi Trụ sở ởnước ngoài là một pháp nhân độc lập, đây là một ngữ cảnh khá thông dụng ở nhiềuquốc gia.

– Các công ty đa vương quốc thường sử dụng cấp phép làm chiêu thức đi đầu nhằmbù đắp hay chuyển giao chiếm hữu trí tuệ cho những Trụ sở của mình ở quốc tế.

– Một số doanh nghiệp coi cấp phép là một giải pháp tương hỗ cho những phương thứcgia nhập thị trường khác như xuất khẩu hay góp vốn đầu tư trực tiếp quốc tế.

Ví dụ :

– Trong ngành thời trang, những hãng có tên thương hiệu nổi tiếng như Bill Blass, HugoBoss và Pierre Cardin thường thu được một lượng lệch giá khổng lồ nhờ nhữngthương vụ cấp phép quần jeans, nước hoa và đồng hồ đeo tay đeo tay.

– Saks Inc, shop bách hóa cao cấp quốc tế tiên phong tại Trung Quốc đã đặtchân vào nước này bằng cách được cho phép một shop bách hóa chủ chốt ởThượng Hải được đặt tên theo cái tên Saks Fifth Avenue của nó. Saks thu đượcdoanh thu từ thỏa thuận hợp tác cấp phép và trấn áp những mẫu sản phẩm nào được bày bántại đó, nhưng ngoài những thì không tham gia vào bất kể một hoạt động giải trí nào khác. Phương thức cấp phép đã giúp cho Saks Fifth Avenue được nhiều người dân Châu Á biết đến hơn mà không cần Saks phải tự mở một shop, từ đó giảmthiểu rủi ro đáng tiếc.

 Bên nhận phép

Bằng việc ký tên vào một hợp đồng cấp phép, người nhận phép sẽ phải trả cho người cấpphép :

 Một khoản tiền cố định và thắt chặt bắt đầu : dùng để giàn trải những phí tổn bắt đầu của ngườicấp phép cho việc chuyển giao gia tài cấp phép cho người nhận phép, gồm có chiphí tư vấn, ngân sách tập huấn cách sử dụng gia tài, ngân sách lắp ráp hay thích ứng vớimôi trường …

 Một khoản tiền bản quyền hàng kỳ với giá trị tính theo Xác Suất của tổng doanhthu thu được từ việc sử dụng gia tài cấp phép.

 Hầu hết những doanh nghiệp đều ký kết những thỏa thuận hợp tác độc quyền, theo đó người nhậnphép không được phép san sẻ gia tài cấp phép với bất kỳ công ty nào khác trong mộtphạm vi lao lý.

 Phân loạia. Cấp phép tên thương hiệu

 Cấp phép tên thương hiệu là việc một doanh nghiệp được cho phép một doanh nghiệp khácsử dụng tên gọi, chữ viết hay lôgô vốn đã được độc quyền ĐK trong một khoảngthời gian nhất định nhằm mục đích đổi lấy tiền bản quyền.

 Thương hiệu thường Open trên những loại sản phẩm như quần áo, game show, thựcphẩm, đồ uống, quà Tặng Ngay, đồ trang trí, đồ chơi và nội thất bên trong mái ấm gia đình.

Ví dụ :

– Các tổ chức triển khai hay cá thể thu lợi nhiều từ việc cấp phép tên thương hiệu là Coca Cola, Harley-Davidson, Disney …

– Winnie the Pooh là một trong những câu truyện thành công xuất sắc nhất về cấp phépthương hiệu. Được kiến thiết xây dựng từ một nhân vật văn học dành cho trẻ con năm1926, chú gấu Pooh đã trở thành món gia tài cấp phép mang lại hàng tỷ đôla. Được Disney giành được vào năm 1961, chú gấu Pooh trở thành nhân vật hư cấucó thu nhập cao thứ hai của mọi thời đại, chỉ sau chú chuột Mickey. Hình ảnhchú gấu Pooh được cấp phép cho rất nhiều hãng sản xuất với một loạt những sảnphẩm, từ mẫu sản phẩm trẻ nhỏ, hàng dệt may cho đến những dụng cụ làm vườn. Chỉ tinhriêng tại Châu Âu đã có khoảng chừng 1000 công ty nhận phép gấu Pooh. b. Cấp phép tuyệt kỹ kinh doanh thương mại

 Tiếp cận công nghệ tiên tiến là một nguyên tắc quan trọng trong cấp phép. Một thoả thuận cấpphép tuyệt kỹ kinh doanh thương mại là một hợp đồng, trong đó doanh nghiệp chủ phân phối các kiến thức và kỹ năng kỹ thuật hay kiến thức và kỹ năng quản trị về việc phong cách thiết kế, sản xuất hay luân chuyển mộtsản phẩm hoặc dịch vụ.

 Người cấp phép sẵn sàng chuẩn bị cung ứng những loại văn bằng bản quyền trí tuệ, bí hiểm thương mại và cácbí quyết kinh doanh thương mại khác cho người nhận phép để đổi lấy tiền bản quyền.

 Tiền bản quyền hoàn toàn có thể là một khoản tiền mặt trả gọn, một khoản tiền bản quyền hàngkỳ dựa trên số lượng loại sản phẩm sản xuất nhờ tuyệt kỹ kinh doanh thương mại, hay cả hai.

 Trong 1 số ít ngành công nghiệp như dược phẩm, hoá phẩm và chất bán dẫn, côngnghệ là một tác nhân thiết yếu trong những thoả thuận cấp phép mang tính đôi bên cùngcó lợi giữa những doanh nghiệp trong cùng một ngành hoặc những ngành tựa như nhau. Hình thức này được gọi là cấp phép chéo.

 Ở những ngành công nghiệp có vận tốc tăng trưởng khoa học kỹ thuật nhanh như vũ bão vàlà nơi những tân tiến khoa học chịu sự nhờ vào lẫn nhau thì cấp phép công nghệ tiên tiến từ cácđối thủ lại trở thành lợi thế then chốt. Nó giúp giảm bớt ngân sách nâng cấp cải tiến vì tránh đượcviệc trùng lặp những nghiên cứu và điều tra, đồng thời giảm độ rủi ro đáng tiếc cho việc một doanh nghiệpnào đó hoàn toàn có thể không tiếp cận được với những công nghệ tiên tiến mới.

Ví dụ :

– Hãng AT&T đã từng một thời nắm giữ những loại văn bằng bản quyền trí tuệ chủ chốt trongngành công nghiệp bán dẫn. Khi ngày càng nhiều công ty tham gia ngành này vàtốc độ điều tra và nghiên cứu và tăng trưởng loại sản phẩm ngày càng tăng, AT&T đứng trướcnguy cơ bị vượt mặt bởi rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Tại Châu Âu, Nhật Bản và Hoa Kỳ, hàng ngàn bằng bản quyền sáng tạo về chất bán dẫn đã được trao tặng. Tồn tại trong mộtmạng lưới vô số những loại văn bằng bản quyền trí tuệ như vậy, bất kỳ công ty nào cũng khôngthể hoạt động giải trí trong ngành mà không cấp và nhận phép từ những đối thủ cạnh tranh. Do đó, AT&T, Intel, Siemens và rất nhiều những đối thủ cạnh tranh khác khởi đầu cấp phép bằng sángchế của mình cho những công ty còn lại. Các hoạt động giải trí cấp phép chung của nhữngcông ty này đã góp thêm phần rất lớn trong việc thôi thúc sự tăng trưởng của cả ngànhbán dẫn. – Một ngữ cảnh tựa như cũng diễn ra trong ngành dược phẩm. giá thành để nghiêncứu và tăng trưởng một loại thuốc mới hoàn toàn có thể lên tới hàng trăm triệu đôla và việcphát triển những loại thuốc mới yên cầu vô số những quy trình tiến độ và thủ tục chấp nhậntốn rất nhiều thời hạn từ phía cơ quan chính phủ, trong khi những hãng dược phẩm lại muốntung ra những ý tưởng của mình càng sớm càng tốt. Để giảm thiểu ngân sách và đẩynhanh vận tốc tăng trưởng những loại thuốc mới, những hãng dược phải cấp phép những phátminh của mình cho những hãng khác.

2.2.1. 3. Ưu điểm và nhược điểm

B ên cấp phépƯu

 Không nhu yếu góp vốn đầu tư vốn hay sự hiện hữu của doanh nghiệp cấp phéptại thị trường quốc tế

 Có thời cơ tạo ra thu nhập tiền bản quyền từ sở hữu trí tuệ có sẵn

 Phù hợp cho việc xâm nhập những thị trường tồn tại nhiều rủi ro đáng tiếc vương quốc

 Phát huy công dụng khi những hàng rào thương mại làm giảm năng lực xuấtkhẩu hay khi cơ quan chính phủ hạn chế quyền sở hữu những hoạt động giải trí trong nướccủa những doanh nghiệp quốc tế.

 Phát huy tính năng khi muốn xâm nhập một thị trường trước những đối thủcạnh tranhNhược  Doanh thu thu được thường ít hơn so với những phương pháp thâm nhậpkhác

 Khó trấn áp mức độ sử dụng gia tài cấp phép

 Rủi ro trong việc đánh mất trấn áp so với những sở hữu trí tuệ quantrọng hay gia tài bị tiêu tán trong tay những đối thủ cạnh tranh.

 Bên nhận phép hoàn toàn có thể xâm phạm sở hữu trí tuệ được cấp phép và trởthành đối thủ cạnh tranh cạnh tranh đối đầu.

Bên nhận phép

Ưu

 Hưởng lợi nhờ được tiếp cận với những công nghệ tiên tiến quan trọng với mộtmức ngân sách thấp hơn nhiều so với việc tự mình điều tra và nghiên cứu phát triểncông nghệ.

 Tạo điều kiện kèm theo cho bên nhận phép sản xuất và tiêu thụ những sản phẩmtương tự những loại sản phẩm đã được sản xuất tại nước của bên cấp phép.

 Bằng việc gắn tên mình với những tên thương hiệu nổi tiếng của bên cấpphép, bên nhận phép hoàn toàn có thể thu về một lượng lệch giá khổng lồ.

Nhược

 Một khi mối quan hệ đã được thiết lập và bên nhận phép đã hoàn toànthông hiểu vai trò của mình thì vai trò còn lại của bên cấp phép là rất íthay gần như không có

 Bên cấp phép chỉ đóng vai trò tư vấn nhưng không tham gia trực tiếp vàothị trường và không cung ứng bất kỳ hướng dẫn mang tính quản trị nào.

2.1.4. Một số chú ý quan tâm của phương pháp cấp phép

 Việc giành quyền sở hữu thương hiệu ở mỗi vương quốc là khác nhau

 Tại Hoa Kỳ và 1 số ít vương quốc khác, những doanh nghiệp giành được quyền sở hữumột tên thương hiệu trải qua việc sử dụng tên thương hiệu đó tiên phong và trong mộtkhoảng thời hạn liên tục.

 Tuy nhiên ở những vương quốc khác thì quyền có tên thương hiệu lại chỉ giành được thôngqua việc ĐK với những cơ quan có thẩm quyền và nhiều nước nhu yếu doanhnghiệp muốn duy trì việc ĐK thì phải sử dụng trong nước thương hiệu được bảohộ đó.

 Khi một doanh nghiệp ĐK tên thương hiệu có nghĩa là nó đã chính thức thông báocho những cơ quan chức năng biết nó sở hữu thương hiệu đó và có quyền hưởng sựbảo vệ sở hữu trí tuệ. Tập quán giành được quyền sở hữu thương hiệu chỉ đơn giảnbằng cách ĐK như vậy đã làm cho không ít doanh nghiệp phải lo lắng

Ví dụ :

– Khi lên kế hoạch gia nhập thị trường Nam Phi năm 1993, McDonald’s đã vôcũng tuyệt vọng khi biết rằng một người kinh doanh địa phương đã đăng kí thương hiệuMcDonald’s nhằm mục đích Giao hàng quyền lợi của chính ông này và có quyền công ty để thuhồi tên thương hiệu. Khi McDonald kháng nghị lên toà án nhằm mục đích đòi quyền sở hữu, toà án tối cao nam Phi đã xử phần thắng nghiêng về doanh nghiệp trong nước.

 Bên cấp phép hoàn toàn có thể bị tổn hại khét tiếng nếu chọn phải đối tác chiến lược yếu kém

 Vì tiền bản quyền được xác lập dựa trên doanh thu bán ra của bên nhận phép nênlợi nhuận của doanh nghiệp cấp phép phụ thuộc vào vào lệch giá và năng lượng củacông ty nhận phép. Một đối tác chiến lược yếu kém sẽ không hề đem lại lệch giá đáng kể. Doanh nghiệp cấp phép cũng bị hạn chế trong việc trấn áp những hình thức sử dụngtài sản của mình vì đây chỉ là một phương pháp xâm nhập có mức trấn áp trungbình. Nếu bên nhận phép không thận trọng trong việc sử dụng gia tài như sản xuấtcác loại sản phẩm không đạt tiêu chuẩn thì nổi tiếng của bên cấp phép sẽ bị tổn hại. Vìvậy những công ty dày dạn kinh ngiệm thường yên cầu những đối tác chiến lược nhận phép nướcngoài phải đạt được một số ít tiêu chuẩn chất lượng tối thiểu.

2.2.2. NHƯỢNG QUYỀN ( FRANCHISING )

2.2.2. 1. Khái niệm

 Nhượng quyền thương mại là một hình thức kinh doanh thương mại đã được nhiều nước trênthế giới vận dụng. Đã có nhiều khái niệm được nêu ra của nhiều phe phái khác nhaunhằm lý giải, hướng dẫn những doanh nghiệp triển khai họat động kinh doanhnhượng quyền đạt hiệu suất cao. Tuy nhiên, do sự độc lạ về quan điểm và môi trườngkinh tế, chính trị, xã hội giữa những vương quốc, nên những khái niệm này thường khác nhau.

T heo Thương Hội nhượng quyền kinh doanh thương mại Quốc tế ( The International FranchiseAssociation ) hiệp hội lớn nhất nước Mỹ và quốc tế đã nêu ra Khái niệm như sau : ” Nhượng quyền thương mại là mối quan hệ theo hợp đồng, giữa Bên giao và Bênnhận quyền, theo đó Bên giao yêu cầu hoặc phải duy trì sự chăm sóc liên tục tớidoanh nghiệp của Bên nhận trên những góc nhìn như : tuyệt kỹ kinh doanh thương mại ( know-how ), giảng dạy nhân viên cấp dưới ; Bên nhận hoạt động giải trí dưới thương hiệu sản phẩm & hàng hóa, phươngthức, chiêu thức kinh doanh thương mại do Bên giao chiếm hữu hoặc trấn áp ; và Bên nhậnđang, hoặc sẽ triển khai góp vốn đầu tư đáng kể vốn vào doanh nghiệp bằng những nguồn lựccủa mình “.

Theo liên minh Châu Âu EU : Khái niệm quyền thương mại là một ” tập hợp những quyền sở hữu công nghiệp vàsở hữu trí tuệ tương quan tới thương hiệu sản phẩm & hàng hóa, tên thương mại, biển hiệu cửahàng, giải pháp có ích, mẫu mã, bản quyền tác giả, tuyệt kỹ, hoặc sáng tạo sẽđược khai thác để bán loại sản phẩm, hoặc phân phối dịch vụ tới người sử dụng cuốicùng “. Nhượng quyền thương mại có nghĩa là việc chuyển nhượng ủy quyền quyền kinhdoanh được Khái niệm ở trên.

Theo luật thương mại ở Việt nam : Nhượng quyền thương mại là hoạt động giải trí thương mại, theo đó bên nhượng quyền chophép và nhu yếu bên nhận quyền tự mình triển khai việc mua và bán hàng hoá, cungứng dịch vụ theo những điều kiện kèm theo sau đây :

– Việc mua và bán hàng hoá, đáp ứng dịch vụ được thực thi theo phương pháp tổ chứckinh doanh do bên nhượng quyền pháp luật và được gắn với thương hiệu hàng hoá, tên thương mại, tuyệt kỹ kinh doanh thương mại, khẩu hiệu kinh doanh thương mại, hình tượng kinhdoanh, quảng cáo của bên nhượng quyền ;

– Bên nhượng quyền có quyền trấn áp và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việcđiều hành việc làm kinh doanh thương mại.

 Tất cả những Khái niệm về nhượng quyền thương mại trên đây đều dựa trên quan điểmcụ thể của những nhà làm luật tại mỗi nước. Tuy nhiên, hoàn toàn có thể thấy rằng những điểm chungtrong toàn bộ những Khái niệm này là việc một Bên nhận phân phối ( marketing ) sảnphẩm, hoặc dịch vụ dưới thương hiệu sản phẩm & hàng hóa, những đối tượng người tiêu dùng khác của những quyền sởhữu trí tuệ, và mạng lưới hệ thống kinh doanh thương mại đồng nhất do Bên giao tăng trưởng và chiếm hữu ; đểđược phép thao tác này, Bên nhận phải trả những phí và đồng ý một số ít hạn chếdo Bên giao pháp luật.

2.2.2. 2. Đặc trưng

2. 2.2.2. 1 Thương hiệu là gia tài lớn nhất

 Loại nhượng quyền phổ cập nhất là nhượng quyền quy mô kinh doanh thương mại ( nhượngquyền mạng lưới hệ thống )

 Theo hợp đồng chuyển nhượng ủy quyền quy mô franchise tổng lực ( full business formatfranchise ) như kiểu KFC … có tối thiểu 4 loại “ loại sản phẩm ” mà bên nhượng quyềnchuyển nhượng gồm có :

– Thương hiệu

– Sản phẩm / dịch vụ

– Hệ thống : kế hoạch, quy mô, quy trình tiến độ quản lý và vận hành, chủ trương quản trị, cẩm nangđiều hành, giảng dạy, trấn áp, tương hỗ tiếp thị, quảng cáo.

– Bí quyết công nghệ tiên tiến sản xuất / kinh doanh thương mại.

 Trong đó, tên thương hiệu được xem là gia tài lớn nhất nhờ mang lại giá trị ngày càng tăng lớnnhất và tạo sự độc lạ cho một mạng lưới hệ thống franchise so với mạng lưới hệ thống của những đối thủkhác. Sức mạnh tên thương hiệu được tạo dựng trong suốt quy trình tăng trưởng hệ thốngfranchise chính là câu vấn đáp thỏa đáng nhất để lý giải vì sao tên thương hiệu này thuhút và mê hoặc người mua nhưng với giá cả cao hơn tên thương hiệu khác.

 Thật vậy, việc người mua quyết định hành động mua hay không hoặc mua mẫu sản phẩm gì tại mộtcửa hàng nào đó thứ nhất tùy thuộc vào việc họ nhận ra, cảm nhận, hiểu biết, tintưởng hay trung thành với chủ với tên thương hiệu đó như thế nào. Thông thường khách hàngkhông cần chăm sóc ai là chủ sở hữu shop hay tên thương hiệu đó mà, họ chỉ cần biếtvà nhớ đến một tên thương hiệu X của một chuỗi franchise nào đó khi họ có nhu yếu muasắm hay tiêu dùng đơn cử.

 Chẳng hạn, khi người tiêu dùng muốn ăn thức ăn nhanh, họ sẽ nghĩ đến thương hiệunào thứ nhất ? KFC hay Lotteria ?

 Thương hiệu này có gì đặc biệt quan trọng và nổi trội hơn những tên thương hiệu khác ? Như vậy, nhậnbiết tên thương hiệu ( brand awareness ) là yếu tố cơ bản tiên phong mà bên nhận quyềnmong đợi có được khi mua quyền sử dụng tên thương hiệu, đồng thời nó bộc lộ điểmkhác biệt tiên phong xuất phát từ sức mạnh tên thương hiệu trong lòng người tiêu dùng.

2.2.2. 2.2 Vai trò của những bên

 Bên nhượng quyền

 Trong thoả thuận người nhượng quyền sẽ chuyển giao hàng loạt giải pháp kinhdoanh cho người nhận quyền gồm có :

– Bằng sáng chế và tên thương hiệu

– Các chiêu thức sản xuất và marketing

– Các mạng lưới hệ thống bán hàng

– Các tiến trình, tuyệt kỹ quản trị – Cách sử dụng tên và quyền sử dụng so với mẫu sản phẩm

 Người chuyển nhượng ủy quyền cũng phải cung ứng cho người nhận

– Các khóa tập huấn

– Những trợ giúp liên tục

– Các chương trình động viên khen thưởng

– Quyền tham gia vào những chiến dịch marketing mang tính hợp tác

 Ngoài ra, những doanh nghiệp nhượng quyền thường phối hợp nhượng quyền với cácphương thức xâm nhập khác.

Ví dụ :

– Khoảng 70 % trong số hơn 2000 shop Body Shop trên toàn quốc tế được điềuhành bởi những công ty nhận quyền trong khi số còn lại do những trụ sở công ty BodyShop quản trị.

– Những hãng kinh doanh nhỏ lớn như IKEA và Carresour thường vận dụng cả nhượng quyềnthương mại và góp vốn đầu tư trực tiếp quốc tế khi lan rộng ra hoạt động giải trí ra thị trườngnước ngoài.

 Bên nhận quyền

 Người nhận quyền sẽ phải trả một khoản phí cho người nhượng quyền, thường là mộtkhoản tiền bản quyền tính theo Tỷ Lệ lệch giá của người nhận quyền.

 Bên nhận quyền hoàn toàn có thể sẽ bị nhu yếu phải shopping một số ít thiết bị và dụng cụ từ bênnhượng quyền để bảo vệ độ tiêu chuẩn và chất lượng thống nhất cho những loại sản phẩm.

Ví dụ :

– Burger King và Subway nhu yếu bên nhận quyền phải mua những thiết bị chuẩn bịthức ăn từ những nhà sản xuất được chỉ định.

– Một số doanh nghiệp nhượng quyền như McDonald’s cũng cho những nhà nhậnquyền thuê gia tài ( đặc biệt quan trọng là đất ).

2.2.2. 3. Ưu điểm và nhược điểm

Bên nhượng quyền

Ưu

 Việc xâm nhập nhiều thị trường quốc tế được triển khai nhanh chóngvà tiết kiệm ngân sách và chi phí ngân sách

 Không cần góp vốn đầu tư nhiều vốn

 Các tên thương hiệu uy tín sẽ thôi thúc liên tục và mau lẹ lượng bán hàngtiềm năng ở quốc tế

 Doanh nghiệp hoàn toàn có thể tận dụng kỹ năng và kiến thức của những công ty nhận quyền đểtìm hiểu và tăng trưởng những thị trường nước ngoài

N hược

 Việc duy trì trấn áp so với bên nhận quyền hoàn toàn có thể gặp khó khăn vất vả

 Bất đồng với bên nhận quyền hoàn toàn có thể xảy ra, gồm có cả những tranh chấppháp lý

 Việc bảo vệ hình ảnh của công ty chuyển nhượng ủy quyền tại thị trường nướcngoài hoàn toàn có thể gặp nhiểu khó khăn vất vả

 Đòi hỏi phải kiểm tra và nhìn nhận tình hình hoạt động giải trí của công ty nhậnquyền, phân phối tương hỗ liên tục

 Công ty nhận quyền hoàn toàn có thể tận dụng kiến thức và kỹ năng thu được và trở thành đốithủ tương laiBên nhận quyền

Ưu

 Sở hữu một tên thương hiệu nổi tiếng và được mọi người công nhận

 Được tập huấn và tiếp thu những tuyệt kỹ kinh doanh thương mại, nhận được sự hỗ trợthường xuyên từ người nhượng quyền

 Điều hành một doanh nghiệp độc lập

 Tăng năng lực thành công xuất sắc của việc kinh doanh thương mại

 Trở thành một bộ phận của một mạng lưới quốc tế có uy tín

Nhược

 Khoản góp vốn đầu tư bắt đầu hay khoản tiền bản quyền hoàn toàn có thể có giá trị lớn

 Bên nhận quyền buộc phải mua nguồn cung, thiết bị và những loại sản phẩm từbên nhượng quyền

 Bên nhượng quyền nắm giữ nhiều quyền hành, trong đó có quyền thỏathuận Chi tiêu

 Số lượng shop của người nhượng quyền hoàn toàn có thể tăng lên nhanh chóngtrong khu vực, từ đó tạo ra những đối thủ cạnh tranh cạnh tranh đối đầu cho người nhận quyền

 Người nhượng quyền hoàn toàn có thể áp đặt những mạng lưới hệ thống kỹ thuật hay quản lýkhông tương thích với người nhận quyền

2. 2.2.4. Một số quan tâm của phương pháp nhượng quyền

 Bên nhượng quyền

 Các hãng nhượng quyền quốc tế tận dụng những tên thương hiệu đã được công nhận rộngrãi trên toàn quốc tế và nỗ lực đem đến cho người mua những trải nhiệm cùngnhững chất lượng mẫu sản phẩm thống nhất và đồng điệu.

 Tuy nhiên, quả là rất khó để kiến thiết xây dựng những hoạt động giải trí kinh doanh thương mại một cách đồng bộhoàn toàn tại những thị trường khác nhau.

 Những độc lạ khu vực như nguyên vật liệu chính, bằng cấp người lao động và khoảngcách địa lý hoàn toàn có thể khiến công thức nhượng quyền cần được biến hóa.

Ví dụ :

– Hạn chế khoảng trống tại Nhật đã buộc hãng KFC phải kiểm soát và điều chỉnh lại những dụng cụnấu ăn của mình từ phong cách thiết kế thiên về bề ngang vốn đã rất phổ cập tại Hoa Kỳsang những phong cách thiết kế thiên về chiều dọc để tiết kiệm ngân sách và chi phí diện tích quy hoạnh. Ngoài ra, những cửa hàngKFC tại Nhật thường có kiến trúc cao tầng liền kề để tiết kiệm ngân sách và chi phí diện tích quy hoạnh vì giá đất cao.

– Vấn đề chính ở đây là làm thế nào để đổi khác những cân đối chuẩn mực trướcđó và quy mô kinh doanh thương mại nhằm mục đích mục tiêu thích nghi với những thị trường địaphương mà không làm ảnh hưởng tác động đến hình ảnh chung và những dịch vụ của việcnhượng quyền.

 Bên nhận quyền

 Thứ nhất, cần nắm rõ những thông tin của nhà nhượng quyền ( franchisor ) như tình hìnhkinh doanh, tên thương hiệu dự tính nhượng quyền, thị trường của tên thương hiệu này, tốcđộ tăng trưởng của mạng lưới hệ thống, hiệu suất cao của mạng lưới hệ thống, mức độ thành công xuất sắc của hệ thốngtrong những năm qua, những ưu điểm điển hình nổi bật của mạng lưới hệ thống này so với mạng lưới hệ thống cùngchủng loại và những khuynh hướng tăng trưởng mạng lưới hệ thống này trong tương lai về thị trường, về những chủ trương tương hỗ so với những nhà nhận quyền mới, những chủ trương chonhững thị trường mớiViệc nắm rõ những thông tin trên giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn tổng lực về doanhnghiệp nhượng quyền, làm cơ sở cho việc ra quyết định hành động trong tương lai.

 Thứ hai, doanh nghiệp cần dành thời hạn điều tra và nghiên cứu thị trường tiềm năng của mìnhđể vấn đáp hàng loạt những câu hỏi : Hình thức kinh doanh thương mại này có tương thích với khả năngcủa mình hay không ? Thương hiệu, mẫu sản phẩm này có được người mua gật đầu haykhông ? Hiệu quả góp vốn đầu tư của hình thức này sẽ như thế nào ? Luật pháp qui định chotrường hợp này như thế nào ? Vì rõ ràng, không phải tên thương hiệu nào, loại sản phẩm nào, mạng lưới hệ thống nào thành công xuất sắc ởmột nước, một khu vực thì sẽ thành công xuất sắc ở một nước khác hay một khu vực khác.

 Thứ ba, cần nghiên cứu và điều tra kỹ hồ sơ nhượng quyền do nhà nhượng quyền thiết lập, trongđó pháp luật rất rõ những lao lý : qui định về khu vực, qui định về vị trí và khônggian địa lý, qui định về góp vốn đầu tư, những qui định về khai trương mở bán, quản lý và vận hành, mẫu sản phẩm, cácyêu cầu về huấn luyện và đào tạo, qui định về cấp phép, kiểm tra, quản lý và vận hành, bảo dưỡng, thay thế sửa chữa, qui định về bảo hiểm gia tài, nhân viênNgoài ra, trong hồ sơ nhượng quyền này còn định ra những nhu yếu so với nhà nhậnquyền trong tương lai về kinh tế tài chính, đạo đức, kinh nghiệm tay nghề kinh doanh thương mại, những cam kếtkhác.

 Thứ tư, cần nghiên cứu và điều tra kỹ những lao lý trong Hợp đồng nhượng quyền. Hợp đồngnày thường do nhà nhượng quyền thiết lập, trong đó chi tiết hoá những điều được ghitrong Hồ sơ nhượng quyền. Một lần nữa, doanh nghiệp cần nhìn nhận lại hàng loạt cácđiều khoản, xem xét những điều kiện kèm theo của mình. Từ đó, doanh nghiệp đưa ra những câu hỏicho nhà nhượng quyền, lắng nghe sự vấn đáp. Việc đồng ý chấp thuận ký hợp đồng nhượng quyền hay khước từ đều biểu lộ sự hiểu biết sâu sắccủa mình so với nhà nhượng quyền. Hợp đồng nhượng quyền cần triển khai theođúng trình tự và thủ tục của lao lý của nước thường trực.

 Thứ năm, doanh nghiệp cần hiểu rõ những cam kết của nhà nhượng quyền cũng nhưnhững cam kết của mình so với nhà nhượng quyền và biểu lộ chúng trong những điềukhoản của hợp đồng nhượng quyền. Hình thức này chỉ thực sự phát huy tính hiệu quảvượt trội của nó khi có mạng lưới hệ thống cùng quản lý và vận hành theo một qui định, qui trình thốngnhất. Nếu một trong hai bên vi phạm những cam kết này thì hậu quả sẽ rất khó lường. Nhànhượng quyền hoàn toàn có thể sụp đổ cả mạng lưới hệ thống thậm chí còn phá sản, nhà nhận quyền hoàn toàn có thể sẽkhông còn thời cơ liên tục kinh doanh thương mại vì sự thua lỗ và nhất là niềm tin của những nhànhượng quyền khác so với mình. Do vậy, việc giữ uy tín cho mạng lưới hệ thống và sự thống nhất của mạng lưới hệ thống không những tạora sự tăng trưởng cho bản thân nhà nhượng quyền, mà còn cho từng nhà nhận quyền, góp thêm phần tạo ra mạng lưới hệ thống sức mạnh chung trong việc duy trì lòng trung thành với chủ củakhách hàng, đối trọng cho những đối tác chiến lược và đây cũng là trở ngại thực sự cho những đối thủcạnh tranh.

2.2.3. Điểm độc lạ giữa cấp phép và nhượng quyền

2. 2.3.1. Thời gian

 Trong khi những mối quan hệ cấp phép chỉ diễn ra trong một thời hạn ngắn thì những bêntrong nhượng quyền thương mại thường thiết lập những mối quan hệ thường xuyênvà hoàn toàn có thể lê dài nhiều năm.

 Do đó, so với cấp phép, nhượng quyền thương mại thường có tính không thay đổi hơn nhiềuvà là một phương pháp gia nhập thị trường dài hạn. 2.2.3. 2. Tính bao quát  Nhượng quyền thương mại có tính bao quát hơn cấp phép vì người nhượng quyềnquy định hầu hết toàn bộ những hoạt động giải trí kinh doanh thương mại của người nhận quyền.

 Bên nhượng quyền trấn áp ngặt nghèo mạng lưới hệ thống kinh doanh thương mại nhằm mục đích bảo vệ những tiêuchuẩn thống nhất.

2.3. CHÌA KHÓA TRAO TAY ( TURKEY PROJECT )

2.3.1. Khái niệm

Chìa khóa trao tay ( Turnkey Project ) : được hiểu như thể một loại dự án Bất Động Sản được xây dựngbởi một nhà tăng trưởng và bán hoặc chuyển giao cho một người mua ở trạng thái sẵn sàngsử dụng

2. 3.2. Đặc trưng

 Có những doanh nghiệp cũng có mẫu sản phẩm là công nghệ tiên tiến, tuyệt kỹ. Tuy nhiên, vì nhiềulí do ( hoàn toàn có thể là do họ không muốn lộ tuyệt kỹ, hoàn toàn có thể là do công nghệ tiên tiến quá phức tạp ), họ không hề dùng chiêu thức cấp phép, mà phải sử dụng chìa khóa trao tay. Ởphương pháp này, doanh nghiệp trong nước phải kêu gọi nguồn lực để thiết kế xây dựng cơ sởhạ tầng và giảng dạy nhân lực sử dụng công nghệ tiên tiến cho doanh nghiệp quốc tế. Việccần làm của Doanh Nghiệp quốc tế chỉ là sử dụng. Điều này tựa như như A lắp một chiếc xehoàn chỉnh, và trao cho B chiếc chìa khóa, cắm vào là chạy. A sẽ thu lại bằng tiền thuđược khi quản lý và vận hành hạ tầng, hoặc bằng khoản tiền B chi trả cho A.

 Phương pháp này thường được những doanh nghiệp sử dụng khi thiết kế xây dựng cơ sở hạ tầngcho chính phủ nước nhà nước thường trực. Chìa khóa trao tay giúp doanh nghiệp trong nước thuận tiện ứngphó với những biến chuyển do chính trị, và cũng bớt phải gặp rắc rối hơn so với đầu tưtrực tiếp ( nhiều chính phủ nước nhà hay làm khó dễ doanh nghiệp quốc tế góp vốn đầu tư vào ).

 Các ví dụ về chìa khóa trao tay thường có tương quan đến chính phủ nước nhà, ví dụ như dự áncáp ngầm Hà Tiên – Phú Quốc của EVN SPC ví dụ điển hình. Phó Tổng giám đốc Công tyĐiện lực miền Nam ( EVNSPC ), ông Phạm Ngọc Lễ vừa cho biết, Dự án Tuyến cápngầm xuyên biển từ đất liền ra hòn đảo Phú Quốc ( Kiên Giang ) sẽ được thi công vàocuối năm nay và đóng điện vào ngày 30/4/2014. Hiện tại nhà thầu chính dự án Bất Động Sản làPrysmian Powerlink S.r.l của Ý đang trong tiến trình hoàn tất sản xuất cáp, việc khảosát tuyến cũng đã hoàn tất trước đó. Nếu mọi thứ diễn ra đúng như kế hoạch thì dự ánsẽ được thi công vào cuối năm nay và triển khai xong đóng điện vào ngày 30/4/20142. 3.3. Ưu điểm và điểm yếu kém

phuong-thuc-tham-nhap-thi-truong-cua-cac-cong-ty-da-quoc-gia-3

 Ưu điểm

Ưu điểm chính của một dự án Bất Động Sản chìa khóa trao tay là năng lực cho một công ty để kiếmlớn doanh thu kinh tế tài chính, đặc biệt quan trọng là ở những vương quốc góp vốn đầu tư trực tiếp quốc tế ( FDI ) làhạn chế. Nó là một lợi thế cho những nước giàu dầu mỏ như Nigeria, kiến thiết xây dựng của riêngngành công nghiệp lọc dầu của họ, và do đó không muốn đối thủ cạnh tranh cạnh tranh đối đầu tham gia thịtrường để họ hạn chế FDI trong dầu và cấu trúc tinh chế ( Hill, 2005 ). Tuy nhiên, mộtdự án chìa khóa trao tay là thuận tiện để một cơ quan chính phủ như Nigeria những người khôngcó trình độ trong lọc dầu. Bởi có một công ty dầu mỏ có kinh nghiệm tay nghề như Exxontạo ra một chìa khóa trao tay xí nghiệp sản xuất lọc dầu ở Nigeria, sẽ mang lại quyền lợi kinh tế tài chính cho E xxon và Nigeria. Exxon cho một dự án Bất Động Sản chìa khóa trao tay cũng là thuận tiện vì Nigeriakhông được cho phép nhiều FDI. Exxon hoàn toàn có thể tìm kiếm quyền lợi kinh tế tài chính mà không có rắc rốichính trị. Đối với Exxon R. Evans chìa khóa trao tay Báo cáo – dự án Bất Động Sản Nigeria 4 chìa khóatrao tay cũng là ít rủi ro đáng tiếc hơn, trong một vương quốc đang tăng trưởng như Nigeria. Các biếnchứng chính trị hoàn toàn có thể có hiệu lực thực thi hiện hành trong một cơ quan chính phủ không không thay đổi, do rủi ro tiềm ẩn quốchữu hóa hoặc một sự sụp đổ kinh tế tài chính. Phần tiếp theo sẽ xem xét những loại bất lợi là những dựán chìa khóa trao tay hoàn toàn có thể sản xuất

 Nhược điểm

Đầu tiên những công ty tham gia vào một dự án Bất Động Sản chìa khóa trao tay không hoàn toàn có thể không cólợi ích lâu dài hơn trong nước. Một bất lợi thứ hai trong một dự án Bất Động Sản chìa khóa trao tay, là nhàmáy lọc dầu ở Nigeria, giờ đây trở thành một đối thủ cạnh tranh cạnh tranh đối đầu để những xí nghiệp sản xuất lọc dầukhác của Exxon ở Texas trong thị trường dầu mỏ quốc tế ( Hill, 2005 ) Một bất lợi thứ balà nếu công ty cần sử dụng 1 số ít độc quyền thông tin để tạo ra những dự án Bất Động Sản chìa khóa traotay, thì họ đang đưa ra những bí hiểm của họ đi đến những công ty quốc tế. Trong trườnghợp của Apple và iPod, đây là nguyên do chính tại sao một dự án Bất Động Sản chìa khóa trao tay sẽ khôngđược sử dụng. Tính chất độc quyền của iPod, là một nguyên do tại sao Apple không nên xâydựng một dự án Bất Động Sản chìa khóa trao tay ở Nigeria, để sản xuất máy nghe nhạc iPod .

Đừng quên theo dõi mindovermetal để cập nhật thêm nhiều bài viết mới nhất nhé!

5/5 - (1 vote)
Banner-backlink-danaseo

Bài viết liên quan

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments