Hệ Tọa Độ VN2000 Và WGS84 Là Gì? ⋆ Máy trắc địa

Ngày nay, vị trí của mọi công trình công nghiệp và dân dụng đều được biểu diễn – miêu tả bằng tọa độ. Điều này giúp cho các cá nhân, hoặc cơ quan chức năng có thể dễ dàng tìm ra vị trí chính xác của các công trình, thửa đất, giảm thiểu tối đa việc tranh chấp đất đai do số liệu không chính xác.

Tuy nhiên, mỗi một điểm khi đo bằng các hệ tọa độ khác nhau sẽ ra các giá trị khác nhau. Vì vậy, để thống nhất các con số, tổng cục địa chính đã ban hành quyết định số 973/2001/TT-TCĐC – HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG HỆ QUY CHIẾU VÀ HỆ TOẠ ĐỘ QUỐC GIA VN-2000.

1. Hệ tọa độ VN2000

Hệ tọa độ VN-2000 là hệ tọa độ quốc gia được áp dụng thống nhất để xây dựng hệ thống toạ độ các cấp hạng, hệ thống bản đồ địa hình cơ bản, hệ thống bản đồ nền, hệ thống bản đồ địa chính, hệ thống bản đồ hành chính quốc gia và các loại bản đồ chuyên đề khác. Trong hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên dụng, khi cần thiết được áp dụng các hệ quy chiếu khác phùhợp với mục đích riêng.

1.1 Tham Số Chính Của Hệ Tọa Độ VN2000

  • Ê-líp-xô-ít quy chiếu quốc gia là ê-líp-xô-ít WGS-84 toàn cầu với kích thước:
    • a. Bán trục lớn: a = 6378137,0m
    • b. Độ dẹt: f = 1: 298,257223563
    • c. Tốc độ góc quay quanh trục: w = 7292115,0×10-11rad/s
    • d. Hằng số trọng trường Trái đất: GM= 3986005.108m3s-2
  • Vị trí ê-líp-xô-ít quy chiếu quốc gia: ê-líp-xô-ít WGS-84 toàn cầu được xác định vị trí (định vị) phù hợp với lãnh thổ Việt Nam trên cơ sở sử dụng điểm GPS cạnh dài có độ cao thuỷ chuẩn phân bố đều trên toàn lãnh thổ.
  • Điểm gốc toạ độ quốc gia: Điểm N00 đặt tại Viện Nghiên cứu Địa chính thuộc Tổng cục Địa chính, đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội.
  • Hệ thống toạ độ phẳng: Hệ toạ độ phẳng UTM quốc tế, được thiết lập trên cơ sở lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với các tham số được tính theo các công thức tại mục I của Phụ lục kèm theo Thông tư này.

1.2 Quy định về lưới chiếu của bản đồ

  • Sử dụng lưới chiếu hình nón đồng góc với 2 vĩ tuyến chuẩn 110 và 210 để thể hiện các bản đồ địa hình cơ bản, bản đồ nền, bản đồ hành chính quốc gia ở tỷ lệ 1:1.000.000 và nhỏ hơn cho toàn lãnh thổ Việt Nam.
  • Sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 60 có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài k0 = 0,9996 để thể hiện các bản đồ địa hình cơ bản, bản đồ nền, bản đồ hành chính quốc gia tỷ lệ từ 1:500.000 đến 1:25.000.
  • Sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 30 có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài k0 = 0,9999 để thể hiện các bản đồ địa hình cơ bản, bản đồ nền, bản đồ hành chính tỷ lệ từ 1:10.000 đến 1:2.000.
  • Sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu phù hợp có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài k0 = 0.9999 để thể hiện hệ thống bản đồ địa chính cơ sở và bản đồ địa chính các loại tỷ lệ; kinh tuyến trục được quy định cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại tiết c, điểm 1, mục II của Phụ lục kèm theo Thông tư này, thay thế cho quy định tại khoản 1.4 của Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500, 1:1.000, 1:2.000, 1:5.000, 1:10.000 và 1:25.000 do Tổng cục Địa chính ban hành năm 1999.
  • Khi thành lập bản đồ chuyên đề, có thể sử dụng các lưới chiếu nói trên hoặc các loại lưới chiếu khác phù hợp với mục đích thể hiện bản đồ.

2. Hệ Tọa Độ WGS-84

WGS viết tắt của (World Geodetic System) – là hệ thống trắc địa thế giới, là một tiêu chuẩn để sử dụng trong bản đồ học, trắc địa, và đạo hàng vệ tinh bao gồm cả GPS trên toàn thế giới.

WGS-84 ( Hay WGS-1984) là bản sửa đổi/bổ sung mới nhất của hệ thống trắc địa thế giới, công bố bởi Cơ quan Bản đồ Bộ quốc phòng Mỹ vào năm 1984. Hệ WGS84 được coi là một trong những hệ chuẩn xác nhất hiện nay với sai số hai bán trục và độ lệch gốc tọa độ so với địa tâm trái đất là ± 1m

Tham số của hệ tọa độ WGS-84 :

  • Bán trục lớn a = 6 378135 m
  • Độ lệch tâm thứ nhất e2 = 0.00669437999013.
  • Độ dẹt a (f) = 1 / 298.257223563)
  • Vận tốc góc quay quanh trục w = 7292115×10-11rad/s
  • Hằng số trọng trường Trái đất fM=3986005.108m3s-2

3. Chuyển Hệ Tọa Độ WGS84 sang VN2000 Bằng Excel

Hiện nay, để triển khai công tác làm việc đo đạc xác lập vị trí điểm như đo RTK, những kỹ sư cần liên kết thiết bị với mạng lưới hệ thống vệ tinh toàn thế giới GPS ( Hay GNSS ), cho nên vì thế, việc chuyển tọa độ điểm giữa hệ VN-2000 và hệ WGS-84 là điều bắt buộc. Thông thường, ứng dụng chuyển tọa độ giữa hệ VN2000 và hệ WGS-84 được setup sẵn trong những thiết bị đo đạc văn minh như máy GPS 2 tần số RTK, UFO RTK. Ngoài ra, nếu thiết bị của không tích hợp tính năng này, thì Tổng cục Địa chính có nghĩa vụ và trách nhiệm phân phối ứng dụng triển khai tính chuyển toạ độ giữa Hệ VN-2000 và Hệ WGS-84 quốc tế để sử dụng thống nhất cho cả nước .

Tuy nhiên, Công ty CP Phát Triển Trắc Địa Việt Nam cũng giới thiệu cách chuyển hệ tọa độ WGS84 sang VN2000 bằng Excel mà ai cũng có thể làm được như sau:

  • Bước 1: Download file excel đã có đầy đủ câu lệnh và công thức cho việc chuyển đổi: DOWNLOAD TẠI ĐÂY
  • Bước 2: Chọn hệ tọa cần chuyển, sau đó thay đổi MC (kinh tuyến trục) và Scale Factor (hệ số tỷ lệ chiều dài K) cho phù hợp. (Các ô cần đổi được bôi màu hồng và xanh lá cây trong file excel)
  • Bước 3: Sau khi chọn xong các tham số MC, Scale Factor. Chuyển sang sheet LIST_COORDINATE. Copy các cặp tọa độ vào cột X, Y. Sau đó kích vào nút Transform. Kích OK thì tọa độ sẽ được chuyển.

4. Ví dụ thực thi quy đổi cho khu vực Lâm Đồng từ hệ tọa độ WGS84 sang VN2000 bằng Excel

Bước 1: Tìm Kinh tuyến trục của Lâm Đồng trong file excel, cụ thể Lâm Đồng có Kinh tuyến trục là 107.75

Kinh tuyến trục Lâm Đồng

Bước 2: Điền MC và Scale Factor ( Như hình bên dưới)

Điền kinh tuyến trục và scale factor

Bước 3: Copy các cặp điểm đã đo ở Lâm Đồng

Copy các cặp điểm đã đo

Bước 4: Paste vào hai cột X, Y ở Sheet LIST_COORDINATE

Paste vào sheet-coordinate

Bước 5: Click vào Transform và nhận kết quả

Click vào transform

Sau khi click vào “ Transform ”, bạn sẽ nhận được hiệu quả ở cột X_Trans và Y_Trans, đó là hiệu quả được chuyển
Tham khảo thêm : Chuyển hệ tọa độ WGS84 sang VN2000 bằng ứng dụng DPSurvey

5/5 - (1 vote)
Banner-backlink-danaseo

Bài viết liên quan

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments