Từ chỉ đặc điểm là gì? Các ví dụ cụ thể về từ chỉ đặc điểm

Chúng ta đã được học về từ chỉ đặc điểm là gì ở trong SGK tiếng Việt lớp 2. Tuy nhiên khi được hỏi về từ chỉ đặc điểm thì chúng ta lại quên hết đi kiến thức đã được học. Vậy hãy cùng Mindovermetal ôn tập lại các kiến thức đã được học và giải các bài tập trong SGK ngay trong bài viết sau đây.

tu-chi-dac-diem-la-gi-cac-vi-du-cu-the-ve-tu-chi-dac-diem-1

Từ chỉ đặc điểm là gì?

Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta sử dụng rất nhiều từ ngữ khác nhau để miêu tả về các sự việc, hiện tượng mang tính chất đặc trưng, riêng biệt. Những từ ngữ đó chính là từ chỉ đặc điểm.

Vậy, chúng ta có thể hiểu từ chỉ đặc điểm chính là các từ chỉ tính cách, hình dáng, màu sắc, mùi vị, trạng thái, kích cỡ và các đặc điểm khác của con người, sự vật, sự việc hay hiện tượng nào đó. Ví dụ như: đỏ, béo, cay, tài lanh, xấu,…

tu-chi-dac-diem-la-gi-cac-vi-du-cu-the-ve-tu-chi-dac-diem-5

Có bao nhiêu loại từ chỉ đặc điểm?

Từ chỉ đặc điểm được chia thành 2 loại:

Từ chỉ đặc điểm bên trong: là những từ chỉ tính cách, mùi vị, tính chất,.. của sự vật, sự việc, hiện tượng nào đó thông qua quá trình quan sát, cảm nhận, lý luận và kết luận.

Ví dụ: Nguyên đã giúp tôi trong bài kiểm tra, cô ấy thật tốt bụng.

Từ chỉ đặc điểm bên ngoài: là những từ chỉ hình dáng, âm thanh, kích cỡ,… của sự vật, sự việc, hiện tượng nào đó mà có thể cảm nhận được thông qua giác quan.

Ví dụ: Anh ấy không những đẹp trai mà còn giàu có.

tu-chi-dac-diem-la-gi-cac-vi-du-cu-the-ve-tu-chi-dac-diem-7

Các ví dụ các từ chỉ đặc điểm

Sau đây là một số ví dụ minh họa giúp chúng ta hiểu rõ hơn về từ chỉ đặc điểm ở trong các trường hợp cụ thể:

Tính cách: hiền lành, ngoan ngoãn, xấu xa, ích kỉ, hào phóng, ghen tị,…
Mùi vị: đắng, cay, ngọt, chua, chát, mặn,…
Hình dáng: lùn, cao, nhỏ, bé, bự, phình, béo,…
Màu sắc: xanh, vàng, tím, trắng, nâu, đen, xám,…
Tính chất: chất rắn, chất lỏng, đúng, sai,…
Kích cỡ: Ngắn, dài, nhỏ, to,…
Đặc điểm khác: dễ thương, già, trẻ, xinh đẹp, xấu xí,…

Bài tập trong SGK tiếng Việt lớp 2 tập 1

Câu 1 trang 122: Dựa vào tranh và trả lời câu hỏi.

tu-chi-dac-diem-la-gi-cac-vi-du-cu-the-ve-tu-chi-dac-diem-8

a) Em bé thế nào? (xinh, đẹp, dễ thương,…)
b) Con voi thế nào? (khỏe, to, chăm chỉ,…)
c) Những quyển vở thế nào? (đẹp, nhiều màu, xinh xắn,…)
d) Những cây cau thế nào? (cao, thẳng, xanh tốt,…)

Lời giải:

a. Em bé trông thật dễ thương.
b. Con voi trông thật to và khỏe.
c. Những quyển vở có rất nhiều màu.
d. Những cây cau rất cao và xanh tốt.

Câu 2 trang 122: Tìm những từ chỉ đặc điểm của người và vật.

a) Đặc điểm về tính tình của một người: ….
b) Đặc điểm về màu sắc của một vật: …..
c) Đặc điểm về hình dáng của người, vật: ….

Lời giải:

a. Đặc điểm về tính tình của một người: can đảm, dũng cảm, rụt rè, hiền hậu, mạnh dạn,…
b. Đặc điểm về màu sắc của một vật: xanh ngắt, trắng tinh, đen tuyền, đỏ chét, xanh nhạt,…
c. Đặc điểm về hình dáng của người, vật: cân đối, tròn trĩnh, bầu bĩnh, to lớn, thấp bé,…

tu-chi-dac-diem-la-gi-cac-vi-du-cu-the-ve-tu-chi-dac-diem-3

Câu 3 trang 122: Chọn từ thích hợp rồi đặt câu với từ ấy để tả.

a) Mái tóc của ông (hoặc bà) em: bạc trắng, đen nhánh, hoa râm, …
b) Tính tình của bố (hoặc mẹ) em: hiền hậu, vui vẻ, điềm đạm,…
c) Bàn tay của em bé: mũm mĩm, trắng hồng, xinh xắn,…
d) Nụ cười của anh (hoặc chị) em: tươi tắn, rạng rỡ, hiền lành,…

Ai (cái gì, con gì)Thế nào?
Mái tóc của ông embạc trắng

Lời giải:

Ai (cái gì, con gì)Thế nào?
Mái tóc của ông emcó màu như muối tiêu
Mái tóc của bà emvẫn còn dài và đen nhánh
Bố emlà một người nóng tính
Mẹ emrất hiền lành
Bàn tay của em bétrông thật mũm mĩm và xinh xắn
Nụ cười của anh emluôn rạng rỡ

Một số bài tập về từ chỉ đặc điểm khác

Sau đây sẽ là một số bài tập liên quan đến từ chỉ đặc điểm, để giúp các bậc phụ huynh có thể hiểu rõ hơn những từ này trong cuộc sống. Từ đó quá trình dạy học cho các con trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.

Bài tập 1: Chỉ ra các từ chỉ đặc điểm trong đoạn thơ sau

“ Em nuôi một đôi thỏ ,
Bộ lông trắng như bông ,
Mắt tựa viên kẹo hồng
Đôi tai dài thẳng đứng ”

Từ đoạn thơ ở trên, ta có thể dễ dàng thấy được những từ chỉ đặc điểm như sau: trắng, hồng, thẳng đứng. Những từ ngữ trên hỗ trợ cho câu thơ trở nên sinh động và chân thực hơn. Như vậy người đọc dễ dàng phân biệt được sự vật.

tu-chi-dac-diem-la-gi-cac-vi-du-cu-the-ve-tu-chi-dac-diem-8

Bài tập 2: Đưa ra những từ ngữ chỉ đặc điểm của người và vật

  • Một số từ chỉ đặc điểm hình dáng của người và vật: Béo tròn, mập mạp, thấp bé, to lớn, gầy gò, cân đối,…
  • Từ chỉ đặc điểm tính cách của con người: Đanh đá, bướng bỉnh, hiền lành, xảo trá, trung thực, nhiệt tình, keo kiệt, chua ngoa, phóng khoáng,…
  • Một số từ chỉ đặc điểm màu sắc của một vật: Đỏ, vàng, lam, chàm, tím, nâu, xanh, trắng sáng, đen tuyền, hồng nhạt,…

Bài viết này đã ôn lại tất tần tật các kiến thức về từ chỉ đặc điểm là gì? Hy vọng các bạn hãy nắm vững kiến thức và áp dụng sao cho đúng nhé! Cũng đừng quên theo dõi Mindovermetal thường xuyên để biết thêm nhiều thông tin khác.

5/5 - (2 votes)
Banner-backlink-danaseo

Bài viết liên quan

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments