Nhiều bà mẹ lo lắng sợ rằng trẻ sơ sinh đói bụng là thường xuyên cho bé bú nhiều lần trong ngày. Việc cho bé bú lắc nhắc hay lắt nhắt là điều hoàn toàn bình thường đối với trẻ đang trong những tháng đầu. Việc bú lắt nhắt sẽ kéo dài trong bao lâu và có ảnh hưởng gì không? Tất cả sẽ được Mindovermetal giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.
Mục lục nội dung
Nguуên nhân phổ biến của ᴠiệc bé bú lắt nhắt
Sau đây là một số nguyên nhân dẫn đến việc bé bú lắt nhắt:
- Nguyên nhân đầu tiên là do sự phát triển bình thường ở trẻ sơ sinh. Khi vừa mới chào đời, cơ thể của trẻ cần nhiều chất dinh dưỡng để phát triển toàn diện. Do đó nhu cầu nạp chất dinh dưỡng càng cao thì cần bú thường xuyên.
- Có thể là do bé bú yếu, dòng sữa chảy vào miệng bé không được nhiều. Điều này rất dễ xảy ra nếu như bạn không biết cách cho bé bú; hoặc là bé bị tật cứng lưỡi. Do đó người mẹ phải để ý và điều chỉnh tư thế bú sao cho bé bú dễ dàng và thuận lợi hơn.
Việc bé bú lắt nhắt có kéo dài không?
Hầu như bất kể trẻ sơ sinh nào cũng sẽ gặp phải tình trạng bú lắt nhắt trong những tháng đầu đời. Ngay sau khi trẻ vừa sinh ra đã có thể gặp phải tình trạng bú lắt nhắt. Việc cho trẻ bú theo nhu cầu sẽ giúp cho mẹ biết được khi nào trẻ đói bụng. Đồng thời kích thích tuyến sữa của người mẹ tiết ra nhiều sữa hơn.
Trong 6 tháng đầu đời trẻ rất cần sữa mẹ, bởi trong giai đoạn này sữa mẹ có đầy đủ các dưỡng chất mà trẻ cần để phát triển. Vì thế tình trạng bú lắt nhắt ở trẻ đa số sẽ kết thúc sau khi bé được 6 tháng tuổi.
Tình trạng bú lắt nhắt thường xuất hiện theo từng giai đoạn. Các mẹ sẽ thấy tình trạng bú lắt nhắt này xảy ra trong khoảng từ 1 đến 2 ngày.
Lợi ích ᴠà thách thức tình trạng bé bú lắt nhắt
Lợi ích của tình trạng bé bú lắt nhắt:
Việc trẻ thường xuyên bú lắc nhắc hay lắt nhắt chứng tỏ trẻ đang phát triển khỏe mạnh. Chính vì vậy việc bú lắt nhắt sẽ cung cấp nhiều dưỡng chất đến cho trẻ. Việc cho bé bú cũng góp phần giúp trẻ quên đi cơn khóc và khó chịu. Khi được lấp đầy dạ dày bằng sữa mẹ sẽ giúp cho trẻ có 1 giấc ngủ ngon và lâu hơn.
Thử thách của ᴠiệc bé bú lắt nhắt:
Việc cho trẻ bú nhiều lần trong một ngày dễ khiến cho người mẹ kiệt sức về thể chất cũng như tinh thần. Có nhiều bà mẹ đặt nặng vấn đề nuôi con cái. Khi thấy trẻ bú thường xuyên cảm thấy bản thân không có đủ sữa cho con bú. Thực chất luôn luôn có sữa trong bầu ngực của mẹ, khi bé bú xong thì tuyến sữa sẽ tiết sữa trở lại.
Lưu ý: Trẻ cần có thời gian nghỉ ngơi lâu hoặc là thời gian ngủ ngắn giữa những lần cho bú. Tình trạng trẻ đang bú nhưng lạu ngủ thiếp trên ngực mẹ là chuyện thường gặp. Đôi lúc trẻ sẽ trở nên quấy khóc hơn mọi khi, vì vậy mẹ cần phải kiên nhẫn vỗ về trẻ.
Mẹ cần làm gì khi trẻ bú lắt nhắt?
Khi gặp tình trạng bé bú lắt nhắt, người mẹ không nên suy nghĩ quá nhiều. Mà hãy khiến cho bản thân thả lỏng và vui vẻ. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho người mẹ:
Tìm một đối tác sẻ chia cùng nhau
Đối tác ở đây có thể là chồng của bạn, hay là bố mẹ của bạn. Họ sẽ giúp đỡ trong khi bạn đang cho bé bú lắt nhắt. Ví dụ như mang chút đồ ăn hay nước uống chẳng hạn.
Bổ sung nước đầy đủ
Việc uống đầy đủ nước sẽ giúp cho sữa mẹ được tiết ra nhiều hơn. Trong khi cho trẻ bú lắc nhắc hay lắt nhắt, rất có thể người mẹ cảm thấy khát nước. Do đó khi thấy trẻ đòi bú nhiều, người mẹ hãy đảm bảo cơ thể nạp đủ nước và có đủ sữa cho bé ti.
Có chế độ ăn uống hợp lý
Để có thể tạo ra được nguồn sữa đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho trẻ, bắt buộc người mẹ phải có chế độ ăn uống đủ chất và hợp lý. Người mẹ hãy chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Ăn những thực phẩm có dinh dưỡng như: bột lợi sữa; bơ đậu phộng; các loại hoa quả;… Những thực phẩm này sẽ giúp bạn duy trì năng lượng trong suốt quá trình cho con bú.
Luôn để tình thần thoải mái
Trong quá trình bú lắt nhắt, ở 1 số trẻ sẽ phát sinh một vài thói quen. Khi mà người mẹ nhận thức được những điều bất thường xảy ra ở trẻ, tốt nhất hãy lập ra những phương án khắc phục. Nếu như tình trạng bú lắt nhắt xảy ra đột ngột và không thường xuyên. Người mẹ hãy cố gắng thay đổi dựa trên nhu cầu của trẻ và đừng ép trẻ phải bú nhiều giống như trước.
Quan sát dấu hiệu khi trẻ đói
Người mẹ hãy cố gắng chú ý đến các biểu hiện của trẻ, nếu thấy có dấu hiệu đói bụng thì hãy cho trẻ bú ngay lập tức. Dấu hiệu rõ nhất khi trẻ đòi sữa đó chính là khóc. Tuy nhiên các mẹ đừng để đến lúc trẻ khóc đòi rồi mới cho bú. Mà hãy tìm kiếm những dấu hiệu đòi sữa sớm hơn ở trẻ.
Như vậy bài viết trên đã giải thích được hiện tượng bé bú lắc nhắc hay lắt nhắt có tốt không? Cũng như giúp bạn biết được các lợi ích cũng như thách thức khi cho bé bú lắt nhắt. Đừng quên theo dõi Mindovermetal mỗi ngày để biết thêm nhiều thông tin hay và hữu ích khác.