Xây dựng và các ví dụ về Mục Tiêu Nghiên Cứu Khoa Học

Vì sao chúng ta cần xây dựng mục tiêu nghiên cứu? Chắc hẳn đây là câu hỏi mà nhiều bạn cũng đang thắc mắc. Vậy bài viết này Mindovermetal sẽ đưa ra các ví dụ về mục tiêu nghiên cứu khoa học. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của mục tiêu nghiên cứu nhé!

xay-dung-va-cac-vi-du-ve-muc-tieu-nghien-cuu-khoa-hoc-4

Mục tiêu nghiên cứu là gì?

Mục tiêu nghiên cứu là cái tiêu chuẩn mà người nghiên cứu thực hiện theo kế hoạch đã đặt ra. Nhằm để đưa ra phương pháp nghiên cứu sao cho phù hợp với đề tài.

Mục tiêu trả lời cho câu hỏi “Nghiên cứu cái gì?”. Chẳng hạn như nghiên cứu một tình trạng nào đó của sự vật, hoặc nghiên cứu nguyên nhân của hiện trạng đó, hoặc nghiên cứu sáng tạo ra một nguyên lý công nghệ,… Các mục tiêu nghiên cứu được phân loại thành 2 phần, bao gồm:

  • Mục tiêu chung: là những thứ đạt được một cách tổng quát nhất
  • Mục tiêu cụ thể: là đề ra những gì cần làm trong nghiên cứu; ở đâu và cho mục đích gì. Từ đó, triển khai dần dần để nhanh chóng đạt được mục tiêu tổng quát.

xay-dung-va-cac-vi-du-ve-muc-tieu-nghien-cuu-khoa-hoc-4

Ví dụ đề tài “Nâng cao năng suất cây trồng”. Mục tiêu chung là nhận dạng các giải pháp nâng cao năng suất cây trồng. Trong đó, chia thành các mục tiêu cụ thể. Ví dụ như: các biện pháp cải tạo giống; cải tạo giống bằng phương pháp hữu tính hay vô tính,…

Tại sao phải xây dựng mục tiêu nghiên cứu khoa học?

Khi tiến hành bất kỳ các nghiên cứu nào, thì việc đầu tiên là phải xây dựng mục tiêu nghiên cứu. Nó giúp bạn hiểu rõ hơn về đề tài mình nghiên cứu, và tránh việc thu thập các thông tin không liên quan. Khi bạn có mục tiêu rõ ràng, nó sẽ định hướng cho các bước như: đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu phù hợp với đề tài.

xay-dung-va-cac-vi-du-ve-muc-tieu-nghien-cuu-khoa-hoc-6

Những yêu cầu của mục tiêu nghiên cứu khoa học

Để có một mục tiêu nghiên cứu tốt, chúng ta cần phải đạt được các nguyên tắc sau:

  • Phải hợp lý với điều kiện thực tiễn và khả thi
  • Mục tiêu phải bắt đầu bằng các hành động cụ thể, ví dụ như: xác định, so sánh, kiểm chứng, tính toán, mô tả,…
  • Được viết rõ ràng, cụ thể và nêu rõ điều sẽ làm, làm ở đâu, khi nào và với mục đích gì.
  • Mục tiêu phải bao quát được các khía cạnh khác nhau của vấn đề nghiên cứu, theo một trình tự hợp lý và mạch lạc.

xay-dung-va-cac-vi-du-ve-muc-tieu-nghien-cuu-khoa-hoc-7

Cách xác định mục tiêu nghiên cứu khoa học

Một mục tiêu nghiên cứu cụ thể cần đảm bảo được 5 tiêu chuẩn: “SMART”, trong đó:

  • S (Specific): phải viết rõ ràng, phù hợp với tên đề tài và nội dung nghiên cứu
  • M (Measurable): phải thể hiện đo lường và ước lượng được
  • A (Achievable): Mục tiêu nghiên cứu phải có tính khả thi
  • R (Reasonable): Mục tiêu nghiên cứu phải hợp lý và hợp pháp
  • T (Timely): Có phạm vi thời gian

Ví dụ về mục tiêu nghiên cứu khoa học

Ví dụ 1

Đánh giá nhận thức của sinh viên trường Giáo dục thường xuyên ABC về vấn đề sống thử:

Mục tiêu nghiên cứu là tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến thực trạng sống thử của sinh viên, từ đó đưa ra những đề xuất kiến nghị và giải pháp. Nhằm hạn chế tình trạng sống thử của sinh viên trường Giáo dục thường xuyên ABC.

xay-dung-va-cac-vi-du-ve-muc-tieu-nghien-cuu-khoa-hoc-2

Ví dụ 2

Đánh giá kỹ năng tiếp xúc của trẻ bị tự kỷ:

Mục tiêu nghiên cứu là đánh giá tình hình mức độ, và những yếu tố nào tác động đến kỹ năng tiếp xúc của trẻ tự kỷ. Từ đó, đề xuất một số giải pháp tâm lý cho trẻ em tự kỷ, và xác định cơ sở lý luận nghiên cứu về kỹ năng tiếp xúc của trẻ tự kỷ.

Ví dụ 3

Khảo sát tần suất sử dụng nước ngọt của người dân tại phường XYZ:

Mục tiêu nghiên cứu là tìm hiểu thực trạng và thống kê con số người dân sử dụng nước ngọt. Sau đó, đưa ra giải pháp để thay đổi thói quen sử dụng nước ngọt của người dân tại phường XYZ.

xay-dung-va-cac-vi-du-ve-muc-tieu-nghien-cuu-khoa-hoc-7

Ví dụ 4

Mức độ sử dụng dịch vụ phòng khám trẻ em thấp tại quận B:

Mục tiêu nghiên cứu là tìm hiểu, phân tích các lý do khiến mức độ sử dụng dịch vụ phòng khám trẻ em thấp tại quận B. Từ đó, xác định các lý do và đưa ra giải pháp để cải thiện dịch vụ phòng khám cho trẻ em.

Với các ví dụ về mục tiêu nghiên cứu khoa học mà chúng tôi đã chia sẻ cho các bạn ở trên; hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức bổ ích. Đừng quen theo dõi Mindovermetal để cập nhập những thông tin mới nhất nhé! Cảm ơn các bạn đã đón đọc.

5/5 - (27 votes)

Bài viết liên quan

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments