Hormone FSH là gì?

Banner-backlink-danaseo

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thị Tuyết Mai – Bác sĩ Sản phụ khoa – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Hormone FSH là một trong những nội tiết tố sinh dục quan trọng đối với cơ thể của nữ giới. Nồng độ FSH đối với mỗi giai đoạn của cơ thể sẽ khác nhau và đôi khi còn là dấu hiệu của bệnh lý.

1. Hormone FSH là gì?

FSH (Follicle Stimulating Hormone, còn gọi là Kích noãn bào tố) là một loại hormone được giải phóng từ thùy trước tuyến yên trong não. Hormone FSH ở nữ giới có tác dụng kích thích noãn bào phát triển và đây là một phần của chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) thường có nồng độ FSH thấp, gây ra tình trạng không rụng trứng và dẫn đến vô sinh. Hormone FSH ở nam giới có vai trò kích thích sự phát dục của ống sinh tinh và thúc đẩy sự sản sinh tinh trùng.

Bạn đang đọc: Hormone FSH là gì?

Nếu nghi ngờ bạn mắc phải PCOS, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn thực hiện định lượng FSH máu (thường kết hợp chung với các xét nghiệm hormone khác) trước khi chẩn đoán. Phụ nữ trưởng thành thường có nồng độ FSH trong máu cao hơn, điều này cho thấy sự trưởng thành của buồng trứng. Bởi vì lúc này người phụ nữ rất cần một lượng lớn hormone cần thiết cho sự phát triển buồng trứng và kích thích noãn bào. Như vậy, định lượng FSH là gì và có ý nghĩa như thế nào?

2. Định lượng FSH ở nữ trong chu kỳ kinh nguyệt

Trong suốt chu kỳ kinh nguyệt của bạn, nồng độ FSH sẽ không ổn định mà thay đổi theo nhiều mức độ khác nhau. Các bác sĩ thường kiểm tra chỉ số này bằng cách thực hiện định lượng FSH máu vào ngày thứ 3 của chu kỳ kinh. Đây được xem là giá trị tham chiếu cơ bản (nồng độ FSH bình thường của bạn), con số này dao động trong khoảng từ 4,7 đến 21,5 mIU/ml ở phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt.

Trên thực tế, FSH chỉ là một phần của sự thay đổi rất phức tạp của các hormone trong cơ thể, bao gồm hormone luteinizing (LH), estradiol và hormone giải phóng gonadotropin (GnRH). FSH kích thích sự phát triển của noãn bào chưa trưởng thành. Khi bắt đầu phát triển, noãn bào giải phóng estradiol, từ đó gây tác động ngược lên vùng dưới đồi và tuyến yên để tăng cường giải phóng GnRH và LH, thúc đẩy sự rụng trứng. Trước khi rụng trứng, nồng độ FSH đạt mức cực đại, kích thích buồng trứng và gây ra rụng trứng. Khi rụng trứng đã xảy ra, lượng FSH trở lại mức cơ bản hoặc giảm nhẹ dưới nồng độ bình thường.

Lượng FSH tăng cao kích thích sự rụng trứng

Mặt khác, một số loại thuốc, như thuốc tránh thai, clomiphene (điều trị vô sinh do không rụng trứng), digitalis (điều trị bệnh tim mạch thuộc nhóm glycosid tim) và levodopa (dùng điều trị bệnh Parkinson), có thể làm thay đổi kết quả định lượng FSH. Do đó, bác sĩ thường sẽ hướng dẫn bạn ngừng sử dụng các loại thuốc đó trước khi thực hiện định lượng FSH máu. Trong trường hợp đang dùng thuốc tránh thai nội tiết tố, bạn nên ngưng sử dụng và chờ ít nhất 4 tuần trước khi kiểm tra nồng độ FSH.

Nói chung, nồng độ FSH liên quan mật thiết đến sự rụng trứng. Phụ nữ có lượng FSH quá thấp sẽ không thể xảy ra hiện tượng rụng trứng. Như vậy, khả năng mang thai sẽ như thế nào khi nhận được kết quả định lượng FSH ở nữ là quá thấp?

3. Hormone FSH và khả năng mang thai

Lượng FSH ở nữ quá thấp là dấu hiệu của PCOS. Phụ nữ mắc PCOS không thể rụng trứng thường xuyên và thường dẫn đến vô sinh. Lúc này, chị em rất cần sự tư vấn và can thiệp từ các bác sĩ chuyên khoa sản hoặc nội tiết để được hỗ trợ về khả năng mang thai vào thời điểm thích hợp.

Để giải quyết vấn đề này, các bác sĩ thường sử dụng một dạng hormone FSH để kích thích buồng trứng sản xuất noãn bào cho việc thụ tinh nhân tạo trong tử cung (hay bơm tinh trùng vào buồng tử cung để cho thụ tinh – IUI) hoặc thụ tinh trong ống nghiệm (tinh trùng và trứng được nuôi cấy trong môi trường thuận lợi, tạo điều kiện cho quá trình thụ tinh xảy ra trong ống nghiệm). Các hormone FSH này được đưa vào cơ thể dưới dạng thuốc tiêm, thường được gọi là Gonal-f, Follistim và Bravelle.

Nhiều chị em phụ nữ thường cảm thấy lúng túng khi phải tiêm thuốc để kích thích rụng trứng. Mặc dù liệu pháp tiêm thuốc hoàn toàn có thể khiến cho tâm ý chị em thấy không tự do, nhưng điều quan trọng hơn là nó giúp cho bệnh nhân PCOS lấy lại cái quyền thiêng liêng nhất của người phụ nữ, đó là quyền “ làm mẹ ” .

4. Định lượng FSH đánh giá khả năng dự trữ buồng trứng ở nữ

Ở những phụ nữ mong muốn có con, nồng độ FSH được định lượng để kiểm tra khả năng dự trữ buồng trứng – số lượng trứng mà người phụ nữ còn lại và chất lượng của những trứng đó. Bác sĩ sẽ thực hiện lấy máu vào ngày thứ ba của chu kỳ kinh nguyệt. Kết quả định lượng FSH thường có trong vòng 24 giờ tùy thuộc vào nơi xét nghiệm.

Đối với phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, nồng độ FSH bắt đầu có xu hướng tăng. Bởi vì vào giai đoạn này, người phụ nữ có sự giảm đáp ứng của buồng trứng đối với các nội tiết tố hướng sinh dục FSH và LH, gây ra những rối loạn trong sự trưởng thành của các noãn bào. Điều này sẽ dẫn đến việc phụ nữ đến chu kỳ kinh nguyệt nhưng không rụng trứng, hoặc rụng trứng khó khăn, không đều, cho thấy lượng trứng còn lại giảm dần.

Định lượng FSH kiểm tra khả năng mang thai

Thời kỳ tiền mãn kinh kéo dài trung bình 4 năm và kết thúc khi phụ nữ không có kinh trong vòng 12 tháng. Sau đó, thời kỳ mãn kinh bắt đầu, nồng độ FSH giai đoạn này luôn tăng cao từ 30 mIU/mL trở lên.

Sự có mặt của hormone FSH trong cơ thể là vô cùng quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Nếu chưa bao giờ thực hiện định lượng FSH thì bạn nên trao đổi với bác sĩ để làm qua một lần, nhằm phát hiện các rối loạn liên quan đến tuyến yên hoặc buồng trứng, từ đó có thể lên kế hoạch điều trị kịp thời.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn tham khảo: Wikipedia.org; Verywellhealth.com

5/5 - (1 vote)

Bài viết liên quan

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments