B/E Là Gì Trong Tiếng Anh? Be Nghĩa Là Gì Trong Tiếng Anh

Để thống nhất trong việc lưu thông hối phiếu từ trước tới nay các nước tư bản đã ban hành các luật về hối phiếu như:- Luật hối phiếu Anh ban hành năm 1882: “Bill of Exchange Act of 1882” (BEA)- Luật thương mại thống nhất Mỹ, 1962 “Uniform Commercial Codes of 1962” (UCC)- Công ước Geneva ký kết giữa các nước 1930, luật thống nhất về hối phiếu “Uniform Law for Bill of Exchange” (ULB).Việt Nam đang sử dụng áp dụng công ước này. Cùng mindovermetal tìm hiểu chi tiết hơn về B/E Là Gì Trong Tiếng Anh? trong bài viết dưới đây!

a)- Khái niệm:

Hối phiếu là một mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện do Nhà xuất khẩu, người bán, người cung cấp dịch vụ ký phát để đòi tiền Nhà nhập khẩu, người mua, người nhận cung cấp dịch vụ và yêu cầu những người này phải trả một số tiền nhất định, tại một địa điểm nhất định, trong một thời gian nhất định cho Người thụ hưởng có quy định trong hối phiếu, hoặc theo lệnh của người thụ hưởng này trả cho người khác.

b)- Các thành phần có liên quan:

– Người ký phát hối phiếu: Nhà xuất khẩu, người bán, người cung cấp dịch vụ.

b-e-la-gi-trong-tieng-anh-be-nghia-la-gi-trong-tieng-anh-mindovermetal

– Người chịu trách nhiệm thanh toán hối phiếu: (Theo thanh toán tín dụng chứng từ là Ngân hàng mở L/C, theo phương thức nhờ thu là Nhà nhập khẩu, người mua, người nhận cung cấp dịch vụ).

– Người hưởng lợi: Nhà xuất khẩu, người bán, người cung cấp dịch vụ (hay một người khác được chỉ định)

c)- Đặc điểm của hối phiếu:

– Tính trừu tượng: Trên tờ hối phiếu có ghi số tiền trả cho ai, thời gian, địa điểm phát sinh hối phiếu mà không ghi rõ nguyên nhân phát sinh hối phiếu, tức nội dung kinh tế của hối phiếu.

– Tính bắt buộc: Người trả tiền bắt buộc phải trả tiền hối phiếu mà không được từ chối vì bất cứ lý do gì. Tính bắt buộc của hối phiếu được pháp luật bảo đảm.

– Tính lưu thông: Hối phiếu có thể chuyển nhượng từ tay người này sang tay người khác thông qua thủ tục ký hậu hối phiếu trong thời gian hiệu lực của hối phiếu.

d)- Hình thức của hối phiếu:

– Hình mẫu của hối phiếu dài hay ngắn không hề ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của nó. Hối phiếu được viết tay hay in sẳn theo mẫu đều có giá trị, thông thường người ta sử dụng hối phiếu in sẳn có các khoảng trống để cho người ký phát điền vào những nội dung cần thiết. Tuy nhiên, khi điền vào, ngôn ngữ tạo lập hối phiếu phải bằng một thứ tiếng nhất định và thống nhất với ngôn ngữ đã in sẳn trên mẫu. Thông thường là bằng tiếng Anh.

b-e-la-gi-trong-tieng-anh-be-nghia-la-gi-trong-tieng-anh-1-mindovermetal

– Không được viết lên hối phiếu bằng bút chì, mực đỏ hay mực dễ phai.

– Hối phiếu được lập thành 01 hay nhiều bản. Thông thường, người ta lập thành hai bản. Bản thứ nhất có ký hiệu là (1), Bản thứ nhì có ký hiệu là (2). Hai bản này đều có giá trị ngang nhau, nhưng chỉ có một bản có giá trị thanh toán. Đối với những quốc gia có tình hình chính trị bất ổn, hối phiếu có thể được lập thành ba hay bốn bản. Những bản này cũng có giá trị ngang nhau.

Tuy nhiên, chỉ có bản đến trước là có giá trị thanh toán và những bản còn lại sẽ mất giá trị hiệu lực thanh toán. Hối phiếu không có bản chính hay bản phụ.

e)- Nội dung hối phiếu (chỉ khi thỏa mãn những cái này thì BE mới có giá trị)

Theo công ước Geneva 1930 (ULB), một hối phiếu được coi là có giá trị khi có đủ 8 nội dung sau:

Tiêu đề hối phiếu: Hối phiếu phải ghi tiêu đề là Bill of Exchange hoặc Drafts.

Địa điểm và ngày ký phát hối phiếu: Thông thường, địa điểm ký phát hối phiếu là nơi ký phát hối phiếu hay một nơi khác vì nơi lập và nơi cư trú của người ký phát hối phiếu có thể khác nhau. Nếu trên hối phiếu không có ghi nơi ký phát hối phiếu thì địa chỉ bên cạnh tên của người ký phát được coi là địa điểm ký phát hối phiếu và nếu trên hối phiếu không ghi địa chỉ của người ký phát hối phiếu thì hối phiếu đó không có giá trị.Ngày ký phát hối phiếu có ý nghĩa quan trọng. Nó chính là thời điểm xác định việc thành lập hối phiếu, đồng thời cũng là cơ sở xác định kỳ hạn trả tiền của hối phiếu. Nó cũng là cơ sở để xác định thời hạn tối đa để xuất trình bộ chứng từ, đồng thời là cơ sở kiểm tra tính đồng nhất của bộ chứng từ. Thông thường, ngày ký phát hối phiếu là ngày xuất trình Bộ chứng từ cho ngân hàng thanh toán. Trường hợp thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ, thì ngày hối phiếu không được trước ngày giao hàng ghi trên vận đơn (B/L), hóa đơn (Invoice) và cũng không thể sau ngày quá hạn của giá trị của thư tín dụng (L/C).Kỳ hạn trả tiền: Là ngày mà người trả tiền có nhiệm vụ trả tiền. Có hai loại. (thông thường được thể hiện bên cạnh hoặc phía dưới tiêu đề hối phiếu).

+ Trả tiền ngay: Có nghĩa là việc trả tiền được thực hiện ngay khi nhìn thấy hối phiếu, vì vậy trên hối phiếu sẽ thể hiện là: “At sight of this first B/E of Drafts”

+ Trả tiền sau: (Time-Usance BE)Việc thực hiện trả tiền được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất địnhVí dụ:

– Trả sau X ngày khi nhìn thấy hối phiếu: “At X days after sight”

– Trả sau X ngày kể từ ngày ký phát: “At X days after signes”

– Trả sau X ngày kể từ ngày vận đơn: “At X days after bill of lading date”

– Trả trong một ngày cụ thể trong tương lai: “On..(date) of this…firt or second B/E” Người thụ hưởng: Tên họ, địa chỉ của người thụ hưởng phải được ghi rõ ràng, đầy đủ. Theo luật quản chế ngoại hối ở Việt Nam, người thụ hưởng hối phiếu là các ngân hàng thương mại có chức năng kinh doanh ngoại hối và phải được Ngân hàng nhà nước cấp giấy phép kinh doanh.

Người trả tiền hối phiếu(người bị ký phát): Tên họ người trả tiền phải được ghi rõ ràng, cụ thể và ghi vào sau chữ “To:”. Nếu sử dụng phương thức thanh toán Nhờ thu, sau “To:” phải ghi tên nhà nhập khẩu. Còn khi sử dụng phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ thì sau “To:” sẽ ghi tên Ngân hàng mở L/C và đồng thời, cần thể hiện thêm Số L/C, ngày phát hành L/C.

Người ký phát hối phiếu: Tên, địa chỉ và chữ ký của người ký phát hối phiếu được ghi bên phải góc dưới của hối phiếu. Chữ ký của người ký phát hối phiếu phải là chữ ký của người có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý thể hiện ý chí cam kết của họ nên sẽ do chính tay người lập hối phiếu ký. Yêu cầu phải ký chữ ký thông dụng trong giao dịch.

Địa điểm thanh toán:nếu không có quy định khác thì đó là địa điểm của người bị ký phát Lệnh thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán vô điều kiện một số tiền nhất định

f)- Chấp nhận hối phiếu:

Là một hình thức xác nhận việc bảo đảm thanh toán của người trả tiền đối với hối phiếu khi đến hạn thanh toán. Sự chấp nhận hối phiếu được thực hiện bằng cách: Người trả tiền ghi vào mặt trước, góc dưới bên trái của hối phiếu sau dòng “To:” bằng chữ: “Accepted” kế đó là chữ ký của người trả tiền.

Trường hợp, mặt trước đã đầy kín chữ, thì việc thủ tục này sẽ thực hiện ở mặt sau hối phiếu.

b-e-la-gi-trong-tieng-anh-be-nghia-la-gi-trong-tieng-anh-2-mindovermetal

Chú ý: Tuy nhiên, người trả tiền vẫn có quyền từ chối, không chấp nhận hối phiếu nếu có nguyên do chính đáng, chẳng hạn như hàng hóa thực nhận không đúng với hợp đồng đã ký kết về số lượng, chất lượng, chủng loại, hoặc Bộ chứng từ thanh toán bất hợp lý, không nhất quán, không phù hợp với những điều khoản, điều kiện đã được quy định.Một hối phiếu có kỳ hạn, nếu đã được ký chấp nhận, sẽ đảm bảo sự tin cậy trong thanh toán và sẽ dễ dàng lưu thông thuận lợi hơn trong việc chuyển nhượng.

g)- Ký hậu hối phiếu

Để thống nhất trong việc lưu thông hối phiếu từ trước tới nay những nước tư bản đã phát hành những luật về hối phiếu như :

– Luật hối phiếu Anh phát hành năm 1882 : ” Bill of Exchange Act of 1882 ” ( BEA )

– Luật thương mại thống nhất Mỹ, 1962 ” Uniform Commercial Codes of 1962 ” ( UCC )

– Công ước Geneva ký kết giữa những nước 1930, luật thống nhất về hối phiếu ” Uniform Law for Bill of Exchange ” ( ULB ). Nước Ta đang sử dụng vận dụng công ước này.

5/5 - (1 vote)

Bài viết liên quan

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments