Chủ nghĩa xã hội dân chủ – Wikipedia tiếng Việt

Chủ nghĩa xã hội dân chủ[1] (tiếng Anh: Democratic socialism, tiếng Trung Quốc: 民主社会主义 / Dân chủ xã hội chủ nghĩa) là tên gọi một luận thuyết chính trị – kinh tế thiên tả, xuất hiện vào giai đoạn cuối thế kỷ XIX, có nguồn gốc từ trào lưu xã hội chủ nghĩa.[2]

Chủ nghĩa xã hội dân chủ là một triết lý chính trị ủng hộ nền chính trị dân chủ cùng với quyền sở hữu xã hội đối với các phương tiện sản xuất trong đó nhấn mạnh sự tự quản lý của người lao động và quản lý dân chủ của các tổ chức kinh tế trong một nền kinh tế thị trường, tham gia hoặc nền kinh tế kế hoạch tập trung. Những người theo chủ nghĩa xã hội dân chủ cho rằng chủ nghĩa tư bản không phù hợp với những giá trị dân chủ tự do, bình đẳng và đoàn kết; họ cho rằng những lý tưởng này chỉ có thể đạt được thông qua chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội dân chủ có thể ủng hộ một trong hai đường lối cải cách để thiết lập nên chủ nghĩa xã hội, nên phải lưu ý rằng Democratic trong Democratic Socialism ám chỉ đến việc thay đổi chủ nghĩa tư bản đến chủ nghĩa xã hội bằng cách cải tổ từng bước qua các phương thức có sẳn thay vì lật đổ chế độ trước hoàn toàn, vì đây là một dạng của Chủ nghĩa cải tổ chú không phải về phương thức thực hiện cách mạng.

Không nên nhầm lẫn chủ nghĩa xã hội dân chủ với một trường phái tả khuynh khác là Dân chủ xã hội (Social Democracy). Mục tiêu của những người theo chủ nghĩa xã hội dân chủ là chuyển đổi hoàn toàn hệ thống kinh tế từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội. Trong khi đó, mục tiêu của những người Dân chủ xã hội là cải cách chủ nghĩa tư bản nhằm giảm bớt sự bất bình đẳng trong xã hội dựa trên sự can thiệp có chừng mực của nhà nước vào nền kinh tế, nhưng vẫn duy trì chủ nghĩa tư bản chứ không có ý định xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa. Nhìn chung thì cả 2 đều không tán thành chủ nghĩa cộng sản. Các chính sách thường được ủng hộ bởi cả những người chủ nghĩa xã hội dân chủ và Dân chủ xã hội bao gồm một số quy định về kinh tế, các chương trình bảo hiểm xã hội, các chương trình phúc lợi công cộng và mở rộng dần quyền sở hữu công cộng đối với các ngành kinh tế quan trọng. Do sự tương đồng này, một số nhà phân tích chính trị đã sử dụng 2 khái niệm này để thay cho nhau[3]

Thuật ngữ “chủ nghĩa xã hội dân chủ” đôi khi cũng được sử dụng đồng nghĩa với “chủ nghĩa xã hội”, nhưng tính từ “dân chủ” đôi khi được sử dụng để phân biệt chủ nghĩa xã hội dân chủ với chủ nghĩa xã hội lấy cảm hứng từ chủ nghĩa Mác-Lênin (cộng sản), vốn được phương Tây coi là phi dân chủ trong thực tế.[4][5] Những người theo chủ nghĩa xã hội dân chủ chỉ trích hệ thống chính trị của chủ nghĩa Stalin và mô hình kinh tế bao cấp của Liên Xô, thay vào đó họ ủng hộ chủ nghĩa xã hội phi tập trung, theo đó quy trình lập kế hoạch kinh tế (tích hợp tất cả các đơn vị sản xuất thành một tổ chức) sẽ tuân theo nguyên tắc tự quản lý của người lao động.[6]

Một số nhân vật đáng quan tâm theo chủ nghĩa xã hội dân chủ là Hugo Chávez, Alexander Dubček, Mikhail Gorbachev, Nelson Mandela, Jawaharlal Nehru, Daniel Ortega, Olof Palme, Bernie Sanders, Mohandas Karamchand Gandhi, Martin Luther King, Albert Einstein, George Orwell .

Chủ nghĩa xã hội dân chủ trên quốc tế[sửa|sửa mã nguồn]

Tại Bắc Âu, trào lưu dân chủ xã hội tăng trưởng mạnh. Ví dụ như Đảng Dân chủ xã hội Thụy Điển đã có nhiều lần cầm quyền kể từ sau Thế chiến 2, vẫn sử dụng 1 số ít nội dung trong học thuyết Marx làm tư tưởng chỉ huy chính của mình. Các tài liệu tuyên truyền do họ phát đi vẫn ghi rõ : cơ sở lý luận của Dân chủ xã hội là đa nguyên, tuy nhiên đa phần là chủ nghĩa Marx ; cơ sở giai cấp thoáng đãng, nhưng hầu hết là giai cấp công nhân .Tuy vậy bước sang thế kỷ 21, Đảng Dân chủ xã hội Thụy Điển đã không còn duy trì được vị thế áp đảo của mình trong nền chính trị Thụy Điển như trước. Trong cả hai cuộc bầu cử năm 2006 và 2010, đảng này đã không hề vượt mặt được liên minh những đảng phái cánh hữu. [ 7 ] Năm năm trước, mặc dầu là đảng giành số phiếu bầu cao nhất, nhưng Đảng này chỉ hoàn toàn có thể lập được một chính phủ nước nhà thiểu số với Đảng Xanh. Năm 2018, số phiếu bầu cho Đảng Dân chủ Xã hội Thụy Điển vẫn cao nhất, nhưng về tỷ suất thì bị tụt xuống mức thấp nhất kể từ năm 1908, chỉ có 28,3 %. Mặc dù theo cương lĩnh, tiềm năng của Đảng Dân chủ Xã hội Thụy Điển là chủ nghĩa xã hội dân chủ, nhưng trên thực tiễn ngày này Đảng này được xem là một đảng có khuynh hướng Dân chủ xã hội nhiều hơn. [ 8 ] [ 9 ] Một đảng phái lớn khác ở Thụy Điển thực sự có tiềm năng thiết lập nên một nhà nước xã hội chủ nghĩa là Đảng Cánh tả. [ 10 ] Do có chủ trương tương đương nên Đảng này có quan hệ liên minh với Đảng Dân chủ xã hội Thụy Điển, trở thành liên minh Cánh tả. [ 11 ] Năm 2018, Đảng Cánh tả giành được 8 % số phiếu, chiếm 28 ghế ở QH, liên minh cùng với Đảng Dân chủ xã hội Thụy Điển và Đảng Xanh xây dựng cơ quan chính phủ. Trong những cuộc bầu cử gần đây ở Thụy Điển, một đảng cánh hữu là Đảng Dân chủ Thụy Điển đang nhận được sự ủng hộ ngày càng lớn và được dự báo là sẽ sớm vươn lên nắm lấy thế thống trị trong tương lai gần, trong khi những đảng cánh tả thì ngày càng mất đi sự ủng hộ của dân cư. [ 12 ] [ 13 ] [ 14 ] [ 15 ] [ 16 ]

Đại biểu nổi tiếng[sửa|sửa mã nguồn]

Các tổ chức triển khai chính trị tiêu biểu vượt trội[sửa|sửa mã nguồn]

5/5 - (1 vote)

Bài viết liên quan

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments