Hệ số đầm chặt K=0,95, K95, K98

GoldenGun Khi đầm, lu lèn một vật liệu người ta phải mang mẫu vật liệu đó về thí nghiệm. Độ ẩm của vật liệu có liện quan chặt chẽ đến độ chặt. Thí nghiệm bằng giã chày porto người ta vẽ lên được biểu đồ của chặt ( biểu hiện bằng trọng lượng riêng hạt ) và độ ẩm-> xác định được độ chặt tiêu chuẩn.

K90 : có nghĩa là đọ chặt thực tế bằng 90% độ chặt tiêu chuẩn, tương tự vói K95 và k98. có nhiều phương pháp để đo độ chặt thực tế : hay dùng hiện trường là rót cát, hay màng mỏng….vv) K90 : nó chặt thế nào thì tớ cũng bótay :không biết tả thế nào – K90 có thể dùng thủ công Trong thi công đường thì ít dùng k90; phần nền thì k95 còn phần Base và subbase thì k98. K95 có thể kết hợp thủ công.còn k98 thì phải dùng máy ( Lu, đầm..) đôi khi độ chặt có thể >1 trong điều kiện rất thuận lợi. Em bên Giao thôngchỉ biết vậy. xây nhà thì em ko biết khái niệm có khác không!!!

Độ chặt (Density) của 1 loại vật liệu (cát, đất, đá…) khi đầm là tỉ lệ giữa dung trọng thực tế của vật liệu đó khi đầm ngoài hiện trường so với dung trọng khô lớn nhất tiêu chuẩn của loại vật liệu đó (MDD – Maximum Dry Density)

he-so-dam-chat-k095-k95-k98-4

Vật liệu chỉ được đầm chặt ở 1 độ ẩm thích hợp và với 1 công đầm thích hợp. Quan hệ giữa độ chặt của vật liệu và độ ẩm khi đầm là 1 hình Parabon ngược mà giá trị hoành độ tại đỉnh Parabon ứng với độ ẩm thích hợp nhất (OMC – Optimum Moisture Content) để đầm vật liệu, còn tung độ là dung trọng lớn nhất (tiêu chuẩn) của vật liệu. Đồ thị quan hệ này & các giá trị MDD & OMC tương ứng sẽ được xác định trong phòng thí nghiệm trước khi tiến hành công việc ngoài hiện trường.

Xác định độ chặt thực tế ngoài hiện trường nôm na là đào 1 cái hố theo quy định, xác định trọng lượng vật liệu đào lên = cách cân, xác định thể tích hố đào = cách dùng nước hoặc phễu rót cát tiêu chuẩn => tính được dung trọng ướt của vật liệu. Rồi lấy mẫu vật liệu đem sấy => độ ẩm thực tế => tính được dung trọng khô của vật liệu. Đem dung trọng khô thực tế này / MDD = Độ chặt K (%)

Riêng với cát thì chỉ cần ngâm nước đến bão hòa là có thể đạt độ chặt cỡ 100%. Đầm đến k=0,95 chặt đến mức nào thì tùy loại vật liệu. Nếu là cát thì bới = tay cảm thấy chặt. Nếu đất pha sét, subbase hay base thì phải dùng xà beng mới đào lên được.

Trên thực tế do vật liệu ko đồng nhất & do công đầm thực tế khác với thí nghiệm nên độ chặt có thể vượt quá 100%. Thủ công là đầm = cái gì? Tay, chân, vồ sắt, vồ gỗ: khó lắm bạn ạ, đất có tí sét là gần như ko có tác dụng. Phải thuê cái máy đầm cóc ấy.

Những thông số kinh nghiệm sau đây có thể giúp ích:
– MDD của cát đen (hút từ sông, biển < 10% silt) = 1,56-1,6
– MDD của đất pha sét hàm lượng nhỏ = 1,9-2,0

5/5 - (1 vote)

Bài viết liên quan

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments