DUO-SKIN Hydrocolloid dressing (Post-OP) 5x10cm (Băng dán Duo-Skin Hydocolloid 5x10cm)

Miếng dán Hydrocolloid

Hydrocolloid là gì ?
Hydrocolloid có thành phần là gel thấm nước tự nhiên và cao su tổng hợp kỵ nước. Vai trò của Hydrocolloid là thấm hút chất dịch tiết ra từ vết thương, và tạo ra một môi trường ẩm cho vết thương để đạt điều kiện tối ưu cho quá trình lành vết thương và giảm thiểu quá trình sẹo.

THÔNG TIN SẢN PHẨM
– Có tính bám dính và không thấm nước ưu việt nên không bị bong ra kể cả khi tắm.
– Mỗi lần dán gạc có thể duy trì 4-5 ngày (lưu được tối đa 7 ngày)

– Hiệu quả đối với những vết thương nông, trầy da nhỏ; vết loét do tỳ đè ( giai đoạn I-IV ), loét tĩnh mạch chân; vết mổ, bỏng ( độ 1 và độ 2); loét do đái tháo đường; vị trí lấy da ghép.

– Đặc biệt phù hợp cho vết thương bỏng bô xe máy, nếu bị bỏng bô mà kịp thời vệ sinh sạch và dán ngay băng dán hydrocolloid sẽ giúp cho bệnh nhân tránh đau rát, mặc quần áo không gây đau, tắm rửa hàng ngày dễ dàng và hạn chế để lại sẹo.
– Có tính kinh tế vì có thể cắt nhỏ theo kích thướt vết thương để sử dụng.
– Có tính thoáng ẩm ưu Việt

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
Bước 1: Trước khi sử dụng, cần làm sạch vết thương và vùng da xung quanh bằng dung dịch làm sạch vết thương phù hợp hoặc nước.

Bước 2: Thấm khô vết thương hoàn toàn
Bước 3: Lựa chọn hoặc cắt 1 miếng gạc với kích thước phù hợp với vết thương. Đắp gạc trực tiếp lên vết thương (lưu ý đắp gạc và bao rìa vết thương khoảng 1cm)

Bước 4 : thay băng tùy lượng dịch tiết của vết thương hoặc đến khi băng gạc hút no dịch và tự bung ra, không lưu băng dán quá 7 ngày trên mặt phẳng vết thương

 Trường hợp vết thương tiết dịch nhiều thì nên thường xuyên thay gạc, còn nếu vết thương tiết dịch ít thì có thể sử dụng lâu hơn một chút. Nếu dịch tiết ra nhiều và rỉ ra ngoài miếng gạc thì nên thay ngay bằng một miếng gạc mới.

KHUYẾN CÁO

  1. Khi sử dụng băng dán hydrocolloid tại sao vùng gạc tiếp xúc vết thương xuất hiện màu trắng đục?
    Đây là một phản ứng tự nhiên xảy ra khi thành phần Hydrocolloid của gạc hấp thụ dịch tiết của vết thương và tạo ra chất gelatin. Việc hình thành chất gelatin là quá trình rất quan trọng của việc điều trị vết thương vì nó sẽ bảo vệ giúp vết thương không đóng vảy do đó không để lại sẹo.
  2. Trước khi đắp gạc có nên sác trùng vết thương hay không?
    Có. Trước khi đắp gạc phải rửa sạch vết thương bằng nước tinh khiết hoặc nước muối sinh lý, sau đó thấm khô vết thương rồi mới đắp gạc lên. Lưu ý, không đắp gạc lên vết thương đang nhiễm trùng.
  3. Vết thương nhiễm khuẩn hoặc có nguy cơ nhiễm khuẩn
    Trường hợp nếu bạn đánh giá vế thương có nguy cơ nhiễm khuẩn hoặc đã nhiễm khuẩn phải dùng băng gạc Hydrocolloid có chứa Ion bạc sát khuẩn tại chỗ hoặc kết hợp bôi Gel Nano bạc kháng khuẩn ANSON với băng gạc hydrocolloid không có Ion bạc.
  4. Tần suất thay băng

– Tần suất thay băng gạc tùy thuộc vào lượng dịch tiết tại thời gian kiểm tra và thực trạng của vết thương hoặc được thay thế sửa chữa theo quyết định hành động của cán bộ y tế đảm nhiệm trình độ- Thời gian lưu băng gạc trên vết thương tối đa 7 ngày .

5/5 - (1 vote)
Banner-backlink-danaseo

Bài viết liên quan

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments