RM trong ngân hàng là gì? Công việc của RM là gì?

Đối với những ai đang làm việc hay từng làm việc trong ngân hàng thì chắc chắn quen thuộc với thuật ngữ RM. Tuy nhiên đối với những người không làm trong ngành thì không biết RM là gì. Vậy RM trong ngân hàng là gì? Cùng Mindovermetal đi tìm câu trả lời ngay sau đây.

rm-trong-ngan-hang-la-gi-cong-viec-cua-rm-la-gi-8

RM trong ngân hàng là gì?

RM chính là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Relationship Manager. Dịch sang tiếng Việt thì có nghĩa là “chuyên viên quản trị quan hệ“. Chuyên viên quản trị quan hệ  hay còn gọi là RM là một vị trí xuất hiện nhiều trong các lĩnh vực như: ngân hàng, tài chính, chứng khoán, bảo hiểm và cung cấp giải pháp doanh nghiệp.

Tuy nhiên, vị trí này xuất hiện nhiều nhất trong lĩnh vực ngân hàng. Thường những người đảm nhiệm vị trí này sẽ phải thể hiện vai trò quan trọng của bản thân trong các mối quan hệ kinh doanh với khách hàng, hay là các đối tác của ngân hàng.

rm-trong-ngan-hang-la-gi-cong-viec-cua-rm-la-gi-5

Hầu hết các dịch vụ của ngân hàng đều là giống nhau. Do đó, khiến cho khách hàng lựa chọn ngân hàng của bạn, thì ngân hàng phải tạo được sự uy tín khiến cho khách muốn gắn bó trong tương lai. RM chính là người nâng cao trải nghiệm của dịch vụ đến với khách hàng. Đem lại lợi thế cho ngân hàng trước các đối thủ cạnh tranh khác.

Một số khái niệm liên quan đến RM

PB trong ngân hàng là gì?

PB chính là chuyên viên quản lý khách hàng ưu tiên. Những người này có trách nhiệm triển khai bán sản phẩm, tài khoản, thẻ, bảo hiểm và huy động. Không những thế, họ còn kiêm thêm nhiệm  vụ tư vấn, bán sản phẩm. Cũng như thực hiện cho vay cầm cố chứng từ; ngăn chặn và xử lý các rủi ro; tạo duy trì quan hệ tốt với các khách hàng; đảm bảo sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ ngân hàng,…

rm-trong-ngan-hang-la-gi-cong-viec-cua-rm-la-gi-4

SRM là gì trong ngân hàng?

SRM là từ viết tắt của Supplier Relationship Management. Có nghĩa là quản lý mối quan hệ nhà cung cấp. Đây là một vị trí hỗ trợ trong việc lên kế hoạch và chiến lược quản lý các tương tác giữa doanh nghiệp và bên thứ 3.

SRM còn phải tạo ra những mối quan hệ hợp tác bền chặt hơn với phía nhà cung cấp chính. Với mục đích là giảm được nguy cơ rủi ro thất bại. Ngoài ra thì các SRM còn đảm nhận công việc đánh giá năng lực, tài sản của nhà cung cấp một cách bài bản và hệ thống. Trọng tâm của Supplier Relationship Management chính là phát triển và mở rộng những mối quan hệ 2 chiều, đôi bên cùng có lợi.

rm-trong-ngan-hang-la-gi-cong-viec-cua-rm-la-gi-8

RM trong ngân hàng sẽ làm công việc gì?

Một chuyên viên quản trị quan hệ (RM) thường đảm nhận công việc gì trong ngân hàng?

  • Hỗ trợ xây dựng mối quan hệ kinh doanh kiểu mới.
  • Tạo ra các mối quan hệ bền chặt với các khách hàng cũng như các đối tác của ngân hàng.
  • Tìm kiếm thời cơ để có thể tạo ra những lợi nhuận.
  • Xác định đối tác cần yếu tố quan trọng nào từ ngân hàng. Từ đó xây dựng được mối quan hệ đa lợi ích.
  • Thấu hiểu được khách hàng đang cần gì, muốn gì. Từ đó xây dựng kế hoạch cụ thể cho khách hàng.
  • Nhanh chóng giải quyết kịp thời và khéo léo các khiếu nại của khách hàng.
  • Tìm kiếm những khách hàng tiềm năng, đồng thời xây dựng lên các mối quan hệ mới.
  • Tìm hiểu sâu về đối thủ cạnh tranh của ngân hàng.

rm-trong-ngan-hang-la-gi-cong-viec-cua-rm-la-gi-6

Nhìn chung thì ta cũng thấy được rằng RM là một vị trí gánh nhiều công việc cũng như áp lực trong công việc. Do đó mà những nhân viên RM phải trang bị những kiến thức vững chắc cũng như kỹ năng và tinh thần thép để có thể vượt qua được mọi áp lực công việc.

Như vậy bài viết trên đã cung cấp những thông tin giúp bạn biết được RM trong ngân hàng là gì. Cũng như hiểu rõ hơn những công việc mà RM phải làm trong ngân hàng. Đừng quên theo dõi Mindovermetal thường xuyên để biết thêm nhiều thông tin thú vị trong cuộc sống.

5/5 - (1 vote)
Banner-backlink-danaseo

Bài viết liên quan

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments