“Chén rượu tha hương trời: đắng lắm!
Trăm hờn nghìn giận suốt mùa đông.” (Xuân tha hương – Huế 1942)
Hiện nay có hơn ba triệu người Việt đang sống ở hải ngoại – hơn ba triệu linh hồn tha hương!
Tha hương nghĩa là rời bỏ làng quê của mình mà đi đến một nơi khác, một phương trời khác để lập nghiệp, để làm ăn sinh sống. Cũng có thể vì một lý do nào đó, phải rời bỏ quê hương…
Đã có lúc tôi nghĩ rằng chỉ trong thơ của người Việt mới có nỗi niềm tha hương. Bởi con người Việt Nam ta vốn mang gốc gác nhà nông, những cư dân trồng lúa nước, rất gắn bó với làng quê của mình. Mỗi lúc đi xa là thấy nhớ, thấy thương quê mình đến đứt ruột và còn không quên bảo nhau:
“Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”
Hóa ra tôi đã nhầm. Tình cảm đối với quê hương xứ sở dường như là một “thuộc tính” của nhân loại. Gần một trăm năm trước, nhà thơ Nga I.Bunin sau khi rời nước Nga sang sống lưu vong ở Pháp đã từng viết:
“Là con thú có hang, con chim có tổ
Sao trái tim non trẻ của tôi khổ đau đến thế
Nhà của cha tôi mà tôi từ bỏ
Và nói lời vĩnh biệt quê hương…”
I. Bunin tự so sánh mình với cầm thú, cho rằng thân phận của mình không bằng cầm thú, có nỗi cay đắng tủi, nhục nào hơn? Với một người nặng lòng với đất nước như ông, có nỗi đau đớn nào hơn khi phải “nói lời vĩnh biệt quê hương” ?
Nhiều người Việt bỏ nước ra đi trong những năm cuối thập kỷ 70 thế kỷ XX ít nhiều cũng mang tâm trạng giống I. Bunin. Tha hương đối với những con người này không chỉ mang ý nghĩa di cư, đi đến một phương trời xa lạ nào đó để mưu sinh mà đã trở thành một sự bắt buộc, một áp lực. Mà thực sự, chẳng có ai bắt buộc cả. Tình cảnh bất đắc dĩ ấy đã được nhà thơ Cao Tần nói đến bằng những câu thơ:
“Giữa đỉnh sương mù thông đáy vực
Ngược xuôi ngơ ngẩn một linh hồn
Còng lưng gánh nốt đời lưu lạc
Nặng trĩu nghìn cân nhớ nước non” (Chốn tạm dung)
Một khi đã bất đắc dĩ, cuộc sống nơi đất khách quê người chẳng khác gì một gánh nặng. Trong suy nghĩ của Cao Tần, dẫu có sống đến hết đời, quê người cũng chỉ là “chốn tạm dung”, vô nghĩa đến mức nhà thơ đã phải tự hỏi: “Ta làm gì cho hết nửa đời sau?”
Cùng chung cảnh ngộ, nhà thơ Thanh Nam đã thể hiện tâm trạng đau đớn, xót xa về thân phận của mình và chắc hẳn đây cũng là tâm trạng của không ít người:
“Quê người nghĩ xót thân lưu lạc
Đất lạ đâu ngờ buổi viễn du
Thức ngủ một mình trong tủi nhục
Dặm dài chân mỏi bước bơ vơ” (Thơ xuân đất khách)
Nhà thơ Du Tử Lê, một sĩ quan trong quân đội Sài Gòn, sau khi sang Mỹ đã có những vần thơ mang đỉnh điểm của sự tuyệt vọng:
“Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
Đời lưu vong không cả một ngôi mồ
Vùi đất lạ thịt xương e khó rã
Hồn không đi sao trở lại quê nhà
…
Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
Và nhớ đừng vội vuốt mắt cho tôi
Cho tôi hướng vọng quê tôi lần cuối
Biết đâu chừng xác tôi hẳn đến nơi” (Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển)
Du Tử Lê định cư tại California – một bang nằm ở bờ Tây nước Mỹ. Bờ Tây nước Mỹ với quê hương ông cùng chung một Thái Bình Dương. Người Việt Nam có câu: “Lá rụng về cội”. Có rất thấm thía điều này, Du Tử Lê mới viết nên những câu thơ thấm đẫm nước mắt như vậy. Cứ mỗi lần đọc “Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển”, tôi như nhìn thấy một người đàn ông Việt Nam tuổi không còn trẻ, mỗi buổi chiều ra đứng bên bờ Thái Bình Dương mà trông vọng cố quốc…
Như thế, nỗi niềm tha hương đối với một số người Việt ở Bắc Mỹ không chỉ dừng lại ở nỗi nhớ quê nhà, xa hơn nữa, đó là tâm trạng “mất quê hương”. Và có lẽ tâm trạng này chỉ xuất hiện ở những người ra đi với suy nghĩ “một đi không trở lại”. Do đó, mới có thể đau buồn và tuyệt vọng đến thế!
Thơ của người Việt đang sinh sống tại Đông Âu cũng nói rất nhiều đến nỗi niềm tha hương, tuy không dữ dội như một số bài thơ của người Việt định cư ở Bắc Mỹ,. So với người Việt ở Bắc Mỹ, người Việt ở Đông Âu có hoàn cảnh khác hơn. Phần lớn những người Việt di cư đến Đông Âu là vào những năm 90 của thế kỷ XX – những năm đất nước bắt đầu đổi mới và mở cửa. Sự ra đi của họ nhẹ nhàng hơn, mục đích cũng khác hơn. Trong thơ của họ, người ta không thấy tâm trạng “mất quê hương”, nhưng cái mặc cảm tha hương vẫn đeo đẳng, vẫn là một gánh nặng:
“Tha hương
Sớm chiều trĩu nặng.
Đêm
Khúc hát dân ca
Thêm buồn nơi xứ lạ.
Quê hương mẹ già đau đáu
Đứa con biền biệt nơi đâu?” (Khúc hát nơi tha hương – Linh Lam)
hay:
“Tha hương đi giữa dòng đời
Buồn vui thì cũng xứ người mà thôi” ( Không đề – Thanh Hiên)
“Xứ lạ”, “xứ người” đồng nghĩa với sự khác biệt về địa lý, phong tục tập quán, lối sống… Điều này liên quan đến sự thích nghi, hội nhập đối với mỗi con người. Có không ít người sống ở nước ngoài khá lâu mà vẫn cảm thấy lạc lõng:
“Đã bao năm rồi
Em và tôi phiêu bạt,
Đã bao năm rồi
Chân ta không chạm đất,
Làm kẻ mộng du, lơ lửng xứ người…” (Thu cảm – Lâm Hải Phong)
Cũng cần phải nói thêm rằng nửa đầu những năm 90 thế kỷ XX, sống trên đất Đông Âu, người Việt muốn tìm một tờ báo mới xuất bản từ trong nước cũng khó như tìm một lọ cà muối hay một mớ rau muống. Internet lại chưa có, sự liên hệ với trong nước gặp rất nhiều trở ngại. Trong hoàn cảnh đó, nỗi nhớ quê hương xứ sở, nhớ người thân… càng nhân lên gấp bội. Nỗi nhớ ấy có khi được biểu hiện rất cụ thể:
“Con đi làm người biệt xứ
Quả sung muối chín đậm bùi
Bếp tro ủ niêu tép mạt
Đêm nằm day dứt khôn nguôi”. (Lê Tử Vũ)
hoặc:
“Ba mươi Tết mẹ đồ xôi, rước ông Vải chưa?
Bàn thờ ngát hương, những bông hoa đỏ
Nồi bánh chưng reo, bếp tường vôi lở
Tấm lưng còng in bóng đung đưa (Xuân về nhớ mẹ – Lan Hải Thu Quỳnh)
Những lúc Tết đến Xuân về, nỗi buồn nhớ quê nhà càng cháy bỏng. Lợi Hồng Diệp, một người đang sống tại Ba Lan, đã nói về một cái Tết tha hương hết sức cô đọng và xúc động:
“Xin ghé thăm ta một chút thôi
Ở đây đông lạnh quá xuân ơi!
Khói hương níu kéo giao thừa tới
Tàn rơi cháy ruột khách quê người”. (Xuân tha hương – Lợi Hồng Diệp)
Với nhiều người Việt xa xứ, quê hương luôn là gốc rễ, là sợi dây ràng buộc. Nhờ đó, nhiều nhà thơ đã có những ý nghĩ rất trong sáng và đẹp đẽ:
“Ở nơi đó, tuổi thơ tôi đã sống
Tôi yêu thương bằng tất cả tâm hồn
Dẫu lưu lạc khắp chân trời góc bể
Giấc mơ nào cũng bóng dáng quê hương” (Tổ quốc- Nguyễn Huy Hoàng)
Dù ở Bắc Mỹ, Đông Âu hay bất cứ một nơi nào khác trên địa cầu, chỉ khi nào trong lòng của mỗi một con người Việt Nam có quê hương thì mới có nỗi niềm tha hương.
Những vần thơ tha hương của người Việt ở hải ngoại mang đậm dấu ấn của một thời kỳ lịch sử. Bước sang thế kỷ XXI, những khoảng cách xa xôi ngày càng được thu hẹp lại bởi xu hướng toàn cầu hóa. Những khoảng cách trong lòng người cũng dần dần mất đi. Chỉ có tình yêu quê hương trong mỗi con người Việt Nam luôn luôn là điều không thể mất. Nhưng mặc cảm tha hương có lẽ sẽ không còn nặng nề như trước.
Đà Lạt tháng 6 – 2011
* Tên một bài thơ của Nguyễn Bính
Bạn đang đọc: Những vần thơ tha hương
“ Chén rượu tha hương trời : đắng lắm ! Trăm hờn nghìn giận suốt mùa đông. ” ( Xuân tha hương – Huế 1942 ) Hiện nay có hơn ba triệu người Việt đang sống ở hải ngoại – hơn ba triệu linh hồn tha hương ! Tha hương nghĩa là rời bỏ làng quê của mình mà đi đến một nơi khác, một phương trời khác để lập nghiệp, để làm ăn sinh sống. Cũng hoàn toàn có thể vì một nguyên do nào đó, phải rời bỏ quê nhà … Đã có lúc tôi nghĩ rằng chỉ trong thơ của người Việt mới có nỗi niềm tha hương. Bởi con người Nước Ta ta vốn mang gốc gác nhà nông, những dân cư trồng lúa nước, rất gắn bó với làng quê của mình. Mỗi lúc đi xa là thấy nhớ, thấy thương quê mình đến đứt ruột và còn không quên bảo nhau : “ Ta về ta tắm ao taDù trong dù đục ao nhà vẫn hơn ” Hóa ra tôi đã nhầm. Tình cảm so với quê nhà xứ sở có vẻ như là một “ thuộc tính ” của trái đất. Gần một trăm năm trước, nhà thơ Nga I.Bunin sau khi rời nước Nga sang sống lưu vong ở Pháp đã từng viết : “ Là con thú có hang, con chim có tổSao trái tim non trẻ của tôi khổ đau đến thếNhà của cha tôi mà tôi từ bỏVà nói lời vĩnh biệt quê nhà … ” I. Bunin tự so sánh mình với cầm thú, cho rằng thân phận của mình không bằng cầm thú, có nỗi cay đắng tủi, nhục nào hơn ? Với một người nặng lòng với quốc gia như ông, có nỗi đau đớn nào hơn khi phải “ nói lời vĩnh biệt quê nhà ” ? Nhiều người Việt bỏ nước ra đi trong những năm cuối thập kỷ 70 thế kỷ XX không ít cũng mang tâm trạng giống I. Bunin. Tha hương so với những con người này không riêng gì mang ý nghĩa di cư, đi đến một phương trời lạ lẫm nào đó để mưu sinh mà đã trở thành một sự bắt buộc, một áp lực đè nén. Mà thực sự, chẳng có ai bắt buộc cả. Tình cảnh bất đắc dĩ ấy đã được nhà thơ Cao Tần nói đến bằng những câu thơ : “ Giữa đỉnh sương mù thông đáy vựcNgược xuôi ngơ ngẩn một linh hồnCòng sống lưng gánh nốt đời lưu lạcNặng trĩu nghìn cân nhớ nước non ” ( Chốn tạm dung ) Một khi đã bất đắc dĩ, đời sống nơi đất khách quê người chẳng khác gì một gánh nặng. Trong tâm lý của Cao Tần, dẫu có sống đến hết đời, quê người cũng chỉ là “ chốn tạm dung ”, không có ý nghĩa đến mức nhà thơ đã phải tự hỏi : “ Ta làm gì cho hết nửa đời sau ? ” Cùng chung cảnh ngộ, nhà thơ Thanh Nam đã bộc lộ tâm trạng đau đớn, xót xa về thân phận của mình và chắc rằng đây cũng là tâm trạng của không ít người : “ Quê người nghĩ xót thân lưu lạcĐất lạ đâu ngờ buổi viễn duThức ngủ một mình trong tủi nhụcDặm dài chân mỏi bước bơ vơ ” ( Thơ xuân đất khách ) Nhà thơ Du Tử Lê, một sĩ quan trong quân đội TP HCM, sau khi sang Mỹ đã có những vần thơ mang đỉnh điểm của sự vô vọng : “ Khi tôi chết hãy đem tôi ra biểnĐời lưu vong không cả một ngôi mồVùi đất lạ thịt xương e khó rãHồn không đi sao trở lại quê nhàKhi tôi chết hãy đem tôi ra biểnVà nhớ đừng vội vuốt mắt cho tôiCho tôi hướng vọng quê tôi lần cuốiBiết đâu chừng xác tôi hẳn đến nơi ” ( Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển ) Du Tử Lê định cư tại California – một bang nằm ở bờ Tây nước Mỹ. Bờ Tây nước Mỹ với quê nhà ông cùng chung một Thái Bình Dương. Người Nước Ta có câu : “ Lá rụng về cội ”. Có rất thấm thía điều này, Du Tử Lê mới viết nên những câu thơ thấm đẫm nước mắt như vậy. Cứ mỗi lần đọc “ Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển ”, tôi như nhìn thấy một người đàn ông Nước Ta tuổi không còn trẻ, mỗi buổi chiều ra đứng bên bờ Thái Bình Dương mà trông vọng cố quốc … Như thế, nỗi niềm tha hương so với một số ít người Việt ở Bắc Mỹ không chỉ dừng lại ở nỗi nhớ quê nhà, xa hơn nữa, đó là tâm trạng “ mất quê nhà ”. Và có lẽ rằng tâm trạng này chỉ Open ở những người ra đi với tâm lý “ một đi không trở lại ”. Do đó, mới hoàn toàn có thể đau buồn và vô vọng đến thế ! Thơ của người Việt đang sinh sống tại Đông Âu cũng nói rất nhiều đến nỗi niềm tha hương, tuy không kinh hoàng như một số ít bài thơ của người Việt định cư ở Bắc Mỹ ,. So với người Việt ở Bắc Mỹ, người Việt ở Đông Âu có thực trạng khác hơn. Phần lớn những người Việt di cư đến Đông Âu là vào những năm 90 của thế kỷ XX – những năm quốc gia mở màn thay đổi và Open. Sự ra đi của họ nhẹ nhàng hơn, mục tiêu cũng khác hơn. Trong thơ của họ, người ta không thấy tâm trạng “ mất quê nhà ”, nhưng cái mặc cảm tha hương vẫn đeo đẳng, vẫn là một gánh nặng : “ Tha hươngSớm chiều trĩu nặng. ĐêmKhúc hát dân caThêm buồn nơi xứ lạ. Quê hương mẹ già đau đáuĐứa con biền biệt nơi đâu ? ” ( Khúc hát nơi tha hương – Linh Lam ) hay : “ Tha hương đi giữa dòng đờiBuồn vui thì cũng xứ người mà thôi ” ( Không đề – Thanh Hiên ) “ Xứ lạ ”, “ xứ người ” đồng nghĩa tương quan với sự độc lạ về địa lý, phong tục tập quán, lối sống … Điều này tương quan đến sự thích nghi, hội nhập so với mỗi con người. Có không ít người sống ở quốc tế khá lâu mà vẫn cảm thấy lạc lõng : “ Đã bao năm rồiEm và tôi phiêu bạt, Đã bao năm rồiChân ta không chạm đất, Làm kẻ mộng du, lơ lửng xứ người … ” ( Thu cảm – Lâm Hải Phong ) Cũng cần phải nói thêm rằng nửa đầu những năm 90 thế kỷ XX, sống trên đất Đông Âu, người Việt muốn tìm một tờ báo mới xuất bản từ trong nước cũng khó như tìm một lọ cà muối hay một mớ rau muống. Internet lại chưa có, sự liên hệ với trong nước gặp rất nhiều trở ngại. Trong thực trạng đó, nỗi nhớ quê nhà xứ sở, nhớ người thân trong gia đình … càng nhân lên gấp bội. Nỗi nhớ ấy có khi được bộc lộ rất đơn cử : “ Con đi làm người biệt xứQuả sung muối chín đậm bùiBếp tro ủ niêu tép mạtĐêm nằm day dứt khôn nguôi ”. ( Lê Tử Vũ ) hoặc : “ Ba mươi Tết mẹ đồ xôi, rước ông Vải chưa ? Bàn thờ ngát hương, những bông hoa đỏNồi bánh chưng reo, nhà bếp tường vôi lởTấm sống lưng còng in bóng đung đưa ( Xuân về nhớ mẹ – Lan Hải Thu Quỳnh ) Những lúc Tết đến Xuân về, nỗi buồn nhớ quê nhà càng cháy bỏng. Lợi Hồng Diệp, một người đang sống tại Ba Lan, đã nói về một cái Tết tha hương rất là cô đọng và xúc động : “ Xin ghé thăm ta một chút ít thôiỞ đây ướp đông quá xuân ơi ! Khói hương níu kéo giao thừa tớiTàn rơi cháy ruột khách quê người ”. ( Xuân tha hương – Lợi Hồng Diệp ) Với nhiều người Việt xa xứ, quê nhà luôn là nền tảng, là sợi dây ràng buộc. Nhờ đó, nhiều nhà thơ đã có những ý nghĩ rất trong sáng và đẹp tươi : “ Ở nơi đó, tuổi thơ tôi đã sốngTôi yêu thương bằng toàn bộ tâm hồnDẫu lưu lạc khắp chân trời góc bểGiấc mơ nào cũng bóng hình quê nhà ” ( Tổ quốc – Nguyễn Huy Hoàng ) Dù ở Bắc Mỹ, Đông Âu hay bất kỳ một nơi nào khác trên địa cầu, chỉ khi nào trong lòng của mỗi một con người Nước Ta có quê nhà thì mới có nỗi niềm tha hương. Những vần thơ tha hương của người Việt ở hải ngoại mang đậm dấu ấn của một thời kỳ lịch sử vẻ vang. Bước sang thế kỷ XXI, những khoảng cách xa xôi ngày càng được thu hẹp lại bởi khuynh hướng toàn thế giới hóa. Những khoảng cách trong lòng người cũng từ từ mất đi. Chỉ có tình yêu quê nhà trong mỗi con người Nước Ta luôn luôn là điều không hề mất. Nhưng mặc cảm tha hương có lẽ rằng sẽ không còn nặng nề như trước .
Source: https://mindovermetal.org
Category: Wiki là gì