Tọa đàm là gì? Ý nghĩa và mục đích của buổi Tọa đàm

Nếu bạn là người thường xuyên xem tivi hay các tin tức trên báo chí, chắc hẳn đã từng thấy qua một buổi tọa đàm rồi đúng không? Vậy bạn đã biết tọa đàm là gì chưa? Mục đích và ý nghĩa của tọa đàm là gì? Hãy cùng Mindovermetal đi tìm đáp án cho những câu trả lời trên ở trong bài viết dưới đây.

toa-dam-la-gi-y-nghia-va-muc-dich-cua-buoi-le-toa-dam-5C

Tọa đàm là gì?

Ta có thể hiểu tọa đàm chính là những buổi trao đổi các thông tin và kiến thức. Hay nói 1 cách khác, buổi tọa đàm chính là những buổi họp mặt nói chuyện, trao đổi ý kiến và chia sẻ các kinh nghiệm một cách gần gũi, giữa những người có nhu cầu lĩnh hội kiến thức của một lĩnh vực cụ thể với chính chuyên gia của lĩnh vực đó.

Nếu bạn đang muốn tiếp thu và mở rộng thêm các kiến thức liên quan. Thì trong buổi tọa đàm các chuyên gia sẽ đưa ra những thông tin, lời giải đáp có cơ sở, dựa trên kinh nghiệm được tích lũy từ các trải nghiệm thực tế. Do đó những thông tin có trong buổi tọa đàm có độ tin cậy và chính xác cao hơn các thông tin mà bạn tìm kiếm trên google.

toa-dam-la-gi-y-nghia-va-muc-dich-cua-buoi-le-toa-dam-4

Mục đích của buổi tọa đàm

Hầu hết trong các lĩnh vực hiện nay đều nảy sinh ra các vấn đề liên quan. Đây là một điều khó mà tránh khỏi. Do đó các vấn đề này thường thu hút sự chú ý và sự quan tâm của rất nhiều người. Những người này cần lời giải đáp từ các chuyên gia giỏi trong lĩnh vực đó. Như vậy, các buổi tọa đàm chính thức xuất hiện.

Mục đích của những buổi tọa đàm chính là giải quyết các vấn đề được đưa ra xoay quanh chủ đề chính. Các chuyên gia và người tham gia có thể nhất trí hoặc không đồng nhất về ý kiến. Nhưng họ sẽ cùng bàn bạc và trao đổi ý kiến để đưa ra 1 lời giải đáp thỏa mãn. Đồng thời làm rõ các khía cạnh liên quan đến chủ đề đó. Tuy nhiên, mục đích cuối cùng của buổi tọa đàm đó là giúp cho những người tranh luận; và người nghe có hiểu biết đúng và sâu sắc về chủ đề đó.

toa-dam-la-gi-y-nghia-va-muc-dich-cua-buoi-le-toa-dam-1

Sau đây là ví dụ giúp bạn dễ hình dung hơn về một buổi tọa đàm diễn ra thành công. Chủ đề của buổi tọa đàm đó là: “khi xin việc, sinh viên cần trang bị những gì?”. Buổi tọa đàm được diễn ra với mục đích định hướng việc làm, công việc tương lai cho sinh viên. Cũng như cách rèn luyện các kỹ năng, cách gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng nhân sự;… Buổi tọa đàm có sự góp mặt của những nhà tuyển dụng và các sinh viên.

Ý nghĩa của tọa đàm

Một buổi tọa đàm không chỉ là một buổi trò chuyện đơn thuần. Buổi tọa đàm càng sôi nổi thì càng có nhiều luồng ý kiến sẽ trở nên hấp dẫn hơn. Điều này sẽ giúp cho những ai tham gia lĩnh hội được các vấn đề liên quan đến chủ đề. Việc tổ chức các buổi tọa đàm thực hiện đúng chủ đề đã đưa ra trước đó mang nhiều ý nghĩa:

toa-dam-la-gi-y-nghia-va-muc-dich-cua-buoi-le-toa-dam-8

  • Giải quyết, gỡ rối và xử lý những vấn đề đang được một số bộ phận của quần chúng quan tâm đến.
  • Các chuyên gia truyền tải và chia sẻ những kinh nghiệm mà bản thân đúc kết được trong nhiều năm. Từ đó góp một phần nhỏ gây dựng nên một xã hội văn minh. Giúp cho người tham gia nâng cao hiểu biết.
  • Những người tham gia có cơ hội tiếp cận và lĩnh hội được các thông tin chính thống, có độ chính xác cao. Hạn chế tình trạng hoang mang khi mà trên mạng xuất hiện quá nhiều thông tin chưa được kiểm chứng.
  • Giải quyết được những vướng mắc tồn tại trong xã hội. Góp phần tăng vốn hiểu biết cho tất cả những người dân.

Kịch bản cho một tọa đàm

Một buổi tọa đàm được chuẩn bị đầy đủ và chỉnh chu sẽ giúp cho chương trình diễn ra suôn sẻ. Thường ở trong 1 kịch bản tọa đàm sẽ có những nội dung như sau:

toa-dam-la-gi-y-nghia-va-muc-dich-cua-buoi-le-toa-dam-9

  • Chủ đề của buổi tọa đàm
  • Thời gian dự kiến diễn ra
  • Địa điểm tổ chức buổi tọa đàm
  • Những thành phần góp mặt, tham gia buổi lễ
  • Mục đích diễn ra của buổi tọa đàm
  • Tiết mục giới thiệu các đại biểu, những chuyên gia hiện diện và tham gia vào buổi tọa đàm
  • Nội dung chính của buổi tọa đàm được diễn ra. Thường sẽ có 2 chủ thể chính tham gia, đó là: các chuyên gia và những cá nhân có nhu cầu tiếp nhận kiến thức.
  • Nội dung yếu tố, đây chính là phần tiếp nhận các câu hỏi, thắc mắc từ các cá nhân tham gia. Đồng thời chia sẻ các ý kiến từ các chuyên gia để tìm ra các phương pháp giải quyết và hướng đi mới.
  • Tổng kết lại các vấn đề của buổi tọa đàm.

Với những thông tin ở trên đã giúp bạn tìm hiểu được tọa đàm là gì? Cũng như biết rõ hơn về khái niệm, mục đích và ý nghĩa của buổi tọa đàm. Nếu bạn còn có điều gì thắc mắc chưa hiểu, thì hãy để lại lời bình luận ở dưới bài viết. Mindovermetal sẽ đưa ra câu trả lời một cách nhanh nhất có thể.

5/5 - (2 votes)
Banner-backlink-danaseo

Bài viết liên quan

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments