Giáo án Vật lý 10 bài 45: Định luật Sác-Lơ – Giáo Án Điện Tử

Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 10 bài 45: Định luật Sác-Lơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

BÀI 45: ĐỊNH LUẬT SÁC-LƠ
 Người soạn : Nguyễn Thị Toàn Ngày soạn : 16/03/2010
 Giáo viên hướng dẫn: cô Nhữ Ngọc Minh Ngày dự giờ: 17/03/2010
 Trường : THPT Tây Hồ Lớp : 10A7- tiết 2
 Mục tiêu : Sau khi học xong bài học học sinh cần đạt được:
Kiến thức
Định nghĩa được quá trình đẳng tích
Mô tả được thí nghiệm về định luật Sác-lơ
Phát biểu được nội dung, viết được biểu thức và phạm vi áp dụng của định luật.
Kỹ năng
Giải thích được một số hiện tượng có liên quan
Vận dụng công thức để tính toán được một số bài tập.
Thái độ
Sôi nổi, hào hứng trong giờ học.
Liên hệ kiến thức vật lý với thực tiễn cuộc sống, tích cực tìm hiểu, sáng tạo.
Chuẩn bị
Giáo viên
Giáo án, sách giáo khoa, sách bài tập vật lý nâng cao, sách danh cho giáo viên.
Hệ thống bài tập củng cố kiến thức.
Học sinh
Ôn lại kiến thức về thuyết động học phân tử chất khí, định luật Bôi-lơ-ma-ri-ốt.
Gợi ý ứng dụng công nghệ thông tin
Có thể sử dụng các sile, hình ảnh, phần mềm thí nghiệm ảo để phục vụ cho bài học.
Tiến trình dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
CH1: Quá trình biến đổi trạng thái là gì?
CH2: Quá trình đẳng nhiệt là gì?
CH3: Phát biểu nội dung, viết biểu thức và phạm vi áp dụng của định luật Bôi-lơ-ma-ri-ốt?
-Quá trình biến đổi trạng thái là quá trình thay đổi một hoặc nhiều thông số trạng thái.
-Quá trình đẳng nhiệt là quá trình thay đổi trạng thái của một lượng khí xác định trong đó nhiệt độ không thay đổi.
-Nội dung: Ở một nhiệt độ không đổi thì tích của áp suất với thể tích là một hằng số.
-Biểu thức: p.V = const.
-Phạm vi áp dụng: 
+Với 1 lượng khí xác định
+Nhiệt độ không đổi.
Hoạt động 2: Nhiệt độ tuyệt đối
(?) Trong cuộc sống hàng ngày, nhiệt độ thường được đo theo những thang nào?
Tương ứng với nó sẽ có 3 nhiệt giai thường dùng:
+Nhiệt giai Cen-so-uyt: 0C: kí hiệu: t0
+Nhiệt giai Ken-vin: K( còn gọi là nhiệt độ tuyệt đối).kí hiệu:T
+Nhiệt giai Farenhai:F
Trong bài này, chúng ta chỉ nghiên cứu mối liên hệ giữa 0C và K
(?) Hãy cho biết cách chuyển đổi từ 0C sang độ K?
-0C, F, K
-T = t0 + 273
I. Nhiệt độ tuyệt đối
Có 3 loại nhiệt giai thường dùng:
+Nhiệt giai Cen-so-uyt: 0C: kí hiệu: t0
+Nhiệt giai Ken-vin: K( còn gọi là nhiệt độ tuyệt đối).kí hiệu:T
+Nhiệt giai Farenhai:F
Mối quan hệ giữa T và t0: T = t0 + 273
Hoạt động 3: Quá trình đẳng tích
(?) Theo em, đẳng tích là gì?
(?) Từ đó suy ra khái niệm quá trình đẳng tích?
-Đẳng tích là thể tích luôn không thay đổi.
-Quá trình đẳng tích là quá trình biến đổi trạng thái của một lượng khí xác định khi thể tích không đổi.
II. Quá trình đẳng tích
Quá trình đẳng tích là quá trình biến đổi trạng thái của một lượng khí xác định khi thể tích không đổi.
Hoạt động 4: Định luật Sác-lơ
-Mục đích thí nghiệm: Khảo sát sự thay đổi của p, T khi V không đổi.
-Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm
-Làm thí nghiệm
(?) Khi T tăng thì áp suất thế nào?
(?) Khi T giảm áp suất thế nào?
Người ta đã làm nhiều thí nghiệm và có được bảng kết quả sau:
p
(105Pa)
T (K)
L1
1
301
L2
1.1
331
L3
1.2
350
L4
1.25
365
(?) Nhận xét thương số ?
Như vậy, khi thể tích không đổi thì cũng không đổi. Đây chính là nội dung định luật Sác-lơ.
Nội dung: Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
(?) Từ nội dung của định luật hãy viết biểu thức và phạm vi áp dụng của định luật?
Áp dụng trong các bài toán chúng ta thường dùng công thức sau:
-Lắng nghe
-Quan sát
-p tăng
-p giảm
-Xử lý bảng trên
-Bằng nhau
- = const.
-Phạm vi áp dụng định luật:
+Với một lượng khí xác định
+Thể tích khí không đổi
III. Đinh luật Sác-lơ
-Nội dung: Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
- Biểu thức:
-Phạm vi áp dụng định luật:
+Với một lượng khí xác định
+Thể tích khí không đổi
Hoạt động 4: Tìm hiểu về đường đẳng tích
-Định nghĩa: là đường thẳng biểu diễn mối quan hệ giữa áp suất và nhiệt độ của một lượng khí xác định.
-Đường biểu diễn:
p
0 T
Ghi chép
IV. Đường đẳng tích
-Định nghĩa: là đường thẳng biểu diễn mối quan hệ giữa áp suất và nhiệt độ của một lượng khí xác định.
-Đường biểu diễn:
p
0 
Hoạt động 5: Vận dụng
Bài tập: 
Cho 0.1 mol khí ở áp suất p1 = 2 atm, nhiệt độ t1 = 00C có thể tích V1 = 1.12 lít. Làm cho khí nóng lên đến nhiệt độ t2 = 1020C và giữ nguyên thể tích khối.
a.Tính áp suất p2 của khí.
b.Biểu diễn 2 điểm trên trên đồ thị. Vẽ đường đẳng tích.
-Làm bài
Giáo án bảng
BÀI 45: ĐỊNH LUẬT SÁC-LƠ
Nhiệt độ tuyệt đối
Các loại nhiệt giai
 3 loại: 
 +Nhiệt giai Cen-so-uyt: 0C: kí hiệu: t0
 +Nhiệt giai Ken-vin: K( còn gọi là nhiệt độ tuyệt đối).kí hiệu:T
 +Nhiệt giai Farenhai:F
Mối quan hệ giữa T và t0
T = t0 + 273
Quá trình đẳng tích
-Định nghĩa: -Quá trình đẳng tích là quá trình biến đổi trạng thái của một lượng khí xác định khi thể tích không đổi.
III. Định luật Sác-lơ
Thí nghiệm
Mục đích thí nghiệm:
Dụng cụ thí nghiệm
Làm nhiều thí nghiệm và người ta có được bảng kết quả sau
P(atm)
T(K)
1
301
1.1
331
1.2
350
1.25
365
Nhận xét: 
= a const p = a T p tỉ lệ thuận với T
Định luật Sác-lơ
Nội dung: Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
Biểu thức:
 = const hay 
c. Phạm vi áp dụng
 +Với một lượng khí xác định
 +Thể tích khí không đổi
Đường đẳng tích
Định nghĩa: là đường thẳng biểu diễn mối quan hệ giữa áp suất và nhiệt độ của một lượng khí xác định.
Đường biểu diễn
 p
 0 T
Bài tập
Một bình chứa một lượng khí ở nhiệt độ 300C và áp suất 2.105 Pa. Hỏi phải tăng nhiệt độ lên bao nhiêu để áp suất tăng gấp đôi?
Một chiếc lốp oto chứa không khí có áp suất 5.105 Pa và nhiệt độ 250 C. Khi xe chạy nhanh, lốp xe nóng lên làm cho nhiệt độ không khí trong lốp tăng thêm 250 C. Tính áp suất không khí trong lốp xe lúc này?
Một bình được nạp khí ở nhiệt độ 330 C dưới áp suất 300 kPa. Sau đó bình được chuyển tới nơi có nhiệt độ cao hơn 40 C. Tính độ tăng áp suất của chất khí trong bình?
Một bình khí chứa khí ở nhiệt độ 270 C và áp suất 2atm. Khi nung nóng đẳng tích khí trong bình lên đến 870 C thì áp suất của khí lúc đó là bao nhiêu?
 Giáo sinh thực tập Giáo viên hướng dẫn
 (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) 
 Toàn
 Nguyễn Thị Toàn
5/5 - (1 vote)

Bài viết liên quan

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments