Copy Non Negotiable Bill Of Lading Là Gì?

Banner-backlink-danaseo

5
/
5
(
17

bình chọn

)

Khi tìm hiểu về vận đơn bạn sẽ gặp ký hiệu “copy non negotiable bill of lading”. Vậy, ý nghĩa và cách sử dụng của thuật ngữ này trong vận đơn như thế nào? Bạn đọc quan tâm tham khảo bài viết chi tiết dưới đây để biết rõ hơn nhé.

Xem thêm :
Mẫu vận đơn Copy Non-negotiable

Khái Niệm Copy – Non-negotiable Bill Of Lading

Trong vận tải hàng hóa, vận đơn là chứng từ quan trọng thể hiện sự sở hữu hàng hóa và chứng minh việc chuyển giao hàng và do nhà chuyên chở hoặc đại lý vận chuyển phát hành. Người có trong tay vận đơn gốc sẽ có quyền sở hữu hàng hóa. Vận đơn được phát hành 03 bản gốc có đóng dấu “ORIGNAL” và trên những bản sao sẽ có ghi kèm theo dòng chữ “Copy- non negotiable” – tức là bản sao copy sẽ không có giá trị sở hữu hàng hóa. Việc sử dụng vận đơn copy cần phải có sự đồng ý từ các bên liên quan.

Tác Dụng Của Non- negotiable Bill of Lading

Những bản có dòng chữ “Copy-non negotiable” thường được in ra để làm thủ tục hải quan, còn những bản gốc sẽ được đóng thành bộ dùng xuất trình khi nhận hàng.

Non negotiable không trao quyền sở hữu hàng hóa cho người mang hàng, do đó loại bỏ sự cần thiết phải xuất trình chứng từ để hàng hóa được released. Khi đã hoàn tất thủ tục nhập khẩu giữa hai bên, người vận chuyển xuất hàng cho người nhận hàng. Điều này dẫn đến luồng hàng hóa và dịch vụ giữa hai cảng thông suốt hơn nhiều.

Cách Phân Biệt Vận Đơn Gốc Và Copy – non negotiable Bill of Lading

Cách Phân Biệt Vận Đơn Gốc Và Copy - non negotiable Bill of Lading

Để phân biệt được rõ ràng giữa vận đơn gốc và vận đơn copy, trước tiên cần biết Vận đơn gốc là gì: Vận đơn gốc (Bill gốc) hay còn là Original Bill là loại vận đơn được phát hành bởi các hãng tàu hoặc forwarder. Chứng từ đã được ký nhưng sao chụp lại không được coi là bản gốc dù có dấu “Original”. Các vận đơn mà được in ra được đóng dấu chữ Original ở mặt phía trước vận đơn. Việc phát hành 1 bộ vận đơn sẽ gồm có 2 hay nhiều hơn 3 bản Original giống về hình thức, nội dung. Tuỳ thuộc vào mỗi hãng tàu hay forwarder sẽ có các cách in vào vận đơn các chữ khác nhau để dễ phân biệt. Nhà nhập khẩu sẽ yêu cầu nhà xuất khẩu cung cấp vận đơn gốc để thực hiện thanh toán tiền hàng. Vì thế, trong trường hợp nhà xuất khẩu không chuyển vận đơn trước cho nhà nhập khẩu hoặc đến khi nhận được hàng, nhà nhập khẩu mới yêu cầu bill gốc thì việc giao nhận hàng hóa sẽ tốn nhiều thời gian hơn.

Lưu ý:

  • Nếu vận đơn là chứng từ được viết tay hoặc bằng trang đầu của máy đánh chữ, các dạng chứng từ này không cần đóng dấu “Original” cũng được xem là bản gốc.
  • Tuy nhiên, các bản photocopy, bản chụp, bản sao, in, hay đánh máy nhưng được ký bằng tay cũng sẽ được cho như là vận đơn gốc. Ngược lại, cho dù trên các vận đơn có đóng con dấu, có cả chữ Original, nhưng lại không có chữ ký bằng tay thì tất cả đều không có giá trị là vận đơn gốc.

*Một Số Dấu Hiệu Nhận Biết Vận Đơn Gốc Và Copy non-negotiable Bill

  • Cách 1: Vận đơn được in hoàn toàn giống nhau, khi phát hành, nếu là bản gốc thì đóng thêm dấu “Original”, còn nếu bản sao thì đóng thêm dấu “copy” lên mặt trước tờ vận đơn
  • Cách 2: Nếu là bản gốc thì in sẵn chữ “Original”, nếu là bản sao thì in sẵn chữ “copy” lên mặt trước của tờ vận đơn
  • Cách 3: Nếu là bản gốc thì in “Negotiable originl”, nếu là bản sao thì in “Copy-Non-Negotiable”
  • Cách 4: Thể hiện vận đơn gốc theo thông lệ vận tải quốc tế: “Original” – Bản gốc thứ nhất; “Duplicate” – Bản gốc thứ hai; “Triplicate” – Bản gốc thứ ba
  • Cách 5: Ghi thứ tự các bản vận đơn gốc như sau: “First Original” – Bản gốc thứ nhất; “Second Original” – Bản gốc thứ hai; “Third Original” – Bản gốc thứ ba

Như vậy, mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu và phân biệt được hai loại vận đơn gốc và vận đơn copy non- negotiable. Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích, hãy đánh giá bài viết 5 sao và chia sẻ bài viết nhé.

Chúc bạn mọi điều thuận lợi!

Ngọc Mai – Tổng hợp và Biên tập

5/5 - (1 vote)

Bài viết liên quan

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments