Acceptance Testing – Kiểm thử chấp nhận

Acceptance Testing là một trong 4 mức độ kiểm thử và cũng là bước sau cuối trước khi mẫu sản phẩm được đưa ra hoạt động giải trí hoặc trước khi phân phối loại sản phẩm phải được đồng ý .

1. Acceptance Testing là gì?

Acceptance Testing (Kiểm thử chấp nhận) là một kiểm thử nhằm xác định hệ thống phần mềm có đạt yêu cầu kỹ thuật hay không. Bằng việc kiểm tra các hành vi của hệ thống qua dữ liệu thực tế, kiểm thử chấp nhận sẽ xác định có hay không việc hệ thống đáp ứng được các tiêu chí lẫn yêu cầu của khách hàng. Một số kỹ thuật được sử dụng trong Acceptance Testing đó là phân tích giá trị biên giới, phân vùng tương đương và sử dụng bảng quyết định.

Acceptance Testing - Kiểm Thử Chấp Nhận | Anh Tester

User Acceptance Testing (UAT) – Kiểm thử chấp nhận của người dùng có nghĩa là kiểm thử xem phần mềm đã thỏa mãn tất cả yêu cầu của khách hàng và khách hàng chấp nhận sản phẩm (và trả tiền thanh toán hợp đồng). Hay không?
Cụ thể hơn UAT trả lời cho những câu hỏi sau:

  • “Cái mình làm ra có phải là cái User muốn không?”
  • “User có thấy lợi ích phần mèm mang lại xứng đáng so với công sức, tiền bạc, thời gian và cả thông tin mà họ cung cấp cho mình không?”
  • “User có dễ dàng hiểu và xử lý vấn đề khi gặp lỗi không?”
  • “User có cảm thấy giao diện hợp với ý họ, giúp họ tập trung vào nội dung và công việc cần làm?”
  • “Bạn có đang giúp User tiết kiệm các bước làm việc khi họ đã quen với hệ thống?”


Acceptance Testing –
Mục tiêu chính đằng sau kiểm thử chấp nhận là để kiểm tra xem sản phẩm phần mềm được phát triển có vượt qua các tiêu chuẩn chấp nhận được xác định trên cơ sở yêu cầu của người dùng và doanh nghiệp hay không, để tuyên bố rằng người dùng có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận sử dụng sản phẩm đó.

Acceptance Testing - Kiểm Thử Chấp Nhận | Anh Tester

2. Acceptance Testing sẽ được thực hiện khi nào

Mục tiêu chính đằng sau kiểm thử chấp nhận là để kiểm tra xem sản phẩm phần mềm được phát triển có vượt qua các tiêu chuẩn chấp nhận được xác định trên cơ sở yêu cầu của người dùng và doanh nghiệp hay không, để tuyên bố rằng người dùng có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận sử dụng sản phẩm đó.

Đây thường là bước cuối cùng trước khi sản phẩm được đưa ra hoạt động hoặc trước khi phân phối sản phẩm phải được chấp nhận.
Acceptance Testing được thực hiện sau khi bản thân sản phẩm được kiểm tra kỹ lưỡng (tức là sau khi kiếm thử hệ thống ).

3. Điều kiện tiên quyết của Acceptance Testing

  • Phải đảm bảo các yêu cầu nghiệp vụ chính của ứng dụng hoạt động
  • Phần mềm đã được hoàn thiện nhất
  • Các khâu kiểm thử Unit testing, integration testing, system testing đã được hoàn thành
  • Không có lỗi quan trọng còn tồn tại trong hệ thống
  • Lỗi về thẩm mỹ được chấp nhận trước UAT
  • Regression testing phải được hoàn thành và không có lỗi lớn
  • Tất cả các lỗi đã phát hiện phải được sửa và kiểm tra trước khi UAT
  • Môi trường Acceptance Testing phải được chuẩn bị sẵn sàng
  • Nhà phát triển phải chắc chắn rằng hệ thống đã sẵn sàng thực hiện Acceptance Testing

4. Các bước thực hiện Acceptance Testing

  • Phân tích các yêu cầu nghiệp vụ của phần mềm
  • Tạo kế hoạch kiểm tra Acceptance Testing
  • Xác định các kịch bản kiểm thử
  • Tạo các trường hợp kiểm tra Acceptance Testing
  • Chuẩn bị data test (giống với data thật nhất)
  • Thực hiện kiểm thử
  • Ghi nhận kết quả
  • Xác nhận các chức năng của sản phẩm

Quy trình kiểm thử chấp nhận Acceptance Testing - Kiểm Thử Chấp Nhận | Anh Tester

5. Những chuẩn bị tốt nhất cho Acceptance Testing

  • Chuẩn bị kế hoạch Acceptance Testing sớm
  • Chuẩn bị các test case kiểm thử trước khi bắt đầu Acceptance Testing
  • Xác định rõ mục tiêu và phạm vi của Acceptance Testing
  • Thực hiện kiểm thử với các kịch bản và dữ liệu thực tế
  • Không đè nặng tư tưởng là người xây dựng ứng dụng mà thực hiện như một người dùng sản phẩm
  • Kiểm tra khả năng sử dụng
  • Báo cáo kết quả trước khi quyết định phát hành sản phẩm

6. Những điểm quan trọng trong kiểm thử chấp nhận

  • Kiểm thử chấp nhận xác định xem tất cả những chức năng chính đều hoạt động tốt. Nếu người dùng tìm thấy bug ở những chức năng chính thì tester sẽ phải xem xét lại test case, tìm hiểu nguyên nhân tại sao xảy ra bug đó.
  • Đây cũng là cơ hội để tìm thấy lỗi còn tồn tại trong hệ thống
  • Kiểm thử chấp nhận được chia làm hai loại: thử nghiệm Alpha và Beta
  • Hầu hết trong một dự án phát triển phần mềm thường thì UAT được thực hiện trong môi trường đảm bảo chất lượng nếu không có môi trường dàn dựng hoặc môi trường Acceptance Testing

Bài viết được lượt dịch và tham khảo từ nguồn:

5/5 - (1 vote)

Bài viết liên quan

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments