BÀI GIẢNG NGÔN NGỮ học đối CHIẾU (hệ đại học lưu HÀNH nội bộ)

Ngôn ngữ học đối chiếu là một phân môn chuyên ngành nhằm cung cấp cho sinh viên cơ sở lý luận và kiến thức cơ bản trong đối chiếu các ngôn ngữ loại hình, cấu trúc, ngữ nghĩa… từ đó sinh viên có khả năng vận dụng so sánh đối chiếu tiếng mẹ đẻ với tiếng Anh nhằm hiểu sâu hơn cả hai ngôn ngữ.

Ngoài ra, học phần này cung cấp sinh viên một số thao tác cụ thể được sử dụng trong quá trình so sánh đối chiếu ngôn ngữ, qua đó hình thành và phát triển khả năng độc lập suy nghĩ và sáng tạo trong nghiên cứu khoa học cho sinh viên.

Với học phần này sinh viên được rèn luyện các kỹ năng đọc và viết thông qua các hình thức: thảo luận theo nhóm hay thuyết trình trước lớp với nhiều chủ điểm đa dạng sắp xếp theo độ khó tăng dần trong đối chiếu loại hình, cấu trúc, ngữ nghĩa… Trên cơ sở đó sinh viên hình thành khả năng đối chiếu hệ thống các ngôn ngữ liên quan về mặt cấu trúc và loại hình…

bai-giang-ngon-ngu-hoc-doi-chieu-he-dai-hoc-luu-hanh-noi-bo-8

Chương 1: Tổng quan về ngôn ngữ học đối chiếu

I. Đặt vấn đề

Ngôn ngữ học hiện đại bao gồm nhiều phân ngành với nhiều các phân chia khác nhau. Mấy chục năm trở lại đây, nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ được nhiều người quan tâm và trở thành một bộ phận phát triển mạnh trong ngôn ngữ học hiện đại.

Bởi lẽ nó đáp ứng những đòi hỏi của lý luận ngôn ngữ học trong thời kỳ mới, đồng thời nó cho phép đưa những tri thức ngôn ngữ học vào những ứng dụng trong thực tiễn. Ngôn ngữ học hiện đại tiếp cận ngôn ngữ theo ba cách chủ yếu sau:

bai-giang-ngon-ngu-hoc-doi-chieu-he-dai-hoc-luu-hanh-noi-bo-6

Thứ nhất: Ngôn ngữ được tiếp cận như là hiện tượng của nhân loại nói chung. Theo đó, ngôn ngữ học có nhiệm vụ nghiên cứu tất cả các ngôn ngữ trên thế giới nhằm làm rõ những vấn đề triết học ngôn ngữ như bản chất, chức năng của ngôn ngữ và các cứ liệu của nhiều ngôn ngữ khác nhau để xây dựng các khái niệm, phạm trù làm công cụ nghiên cứu các ngôn ngữ cụ thể. Cách tiếp cận này được gọi là Ngôn ngữ học đại cương.

Thứ hai: Ngôn ngữ được tiếp cận như là sản phẩm của từng cộng đồng riêng lẻ. Theo đó, ngôn ngữ có nhiệm vụ miêu tả từng ngôn ngữ cụ thể để làm rõ đặc điểm của ngôn ngữ được nghiên cứu. Cách tiếp cận này gọi là Ngôn ngữ học miêu tả.

Thứ ba: Các ngôn ngữ của các cộng đồng người khác nhau được so sánh với nhau. Những nghiên cứu tiếp cận theo hướng này được xếp vào lĩnh vực Ngôn ngữ học so sánh. Trong ngôn ngữ học so sánh có nhiều chuyên ngành khác nhau với nhiều đối tượng, mục đích và cách thức so sánh khác nhau.

Có ba phân ngành chính:

Ngôn ngữ học so sánh lịch sử (Comparative historical linguistic) phát triển mạnh mẽ vào thế kỉ XIX và có ảnh hưởng quan trọng trong phát triển ngôn ngữ học thế giới. Ngôn ngữ học so sánh lịch sử có đối tượng nghiên cứu là những ngôn ngữ được biết có quan hệ cội nguồn hoặc giả định có quan hệ cội nguồn, nhằm làm rõ quan hệ cội nguồn và quá trình phát triển lịch sử của các ngôn ngữ (R.Anttila 1989).

Ngôn ngữ học loại hình hay Loại hình học (Typological linguistic) mục đích chính là phân loại tất cả các ngôn ngữ trên thế giới thành các loại hình dựa vào những điểm giống nhau nhất định trong cấu trúc ngôn ngữ và nghiên cứu sosánh các ngôn ngữ thuộc cùng một loại hình, có mang một số đặc trưng tiêu biểu nào đó nhưng không nhất thiết phải có mối quan hệ về cội nguồn (N.Stankevich 1982).

bai-giang-ngon-ngu-hoc-doi-chieu-he-dai-hoc-luu-hanh-noi-bo-4

Là một trong số những bộ môn khoa học xã hội, ngôn ngữ học thuộc vào khoa học cơ bản có nhiều biến động: không ít lý thuyết đã trở nên lỗi thời, lụi tàn bên cạnh việc xuất hiện nhiều lý thuyết nghiên cứu mới, những khuynh hướng, trường phái mới.

Ngôn ngữ học đối chiếu là một phân ngành nghiên cứu gần gũi với thực tiễn ngôn ngữ, đời sống ngôn ngữ, thực hành và sử dụng. Nó thuộc vào ngôn ngữ học ứng dụng (applied linguistic). Mặc dù những nghiên cứu liên quan đến phân ngành này có từ lâu nhưng mãi cho đến những thập kỷ cuối của thế kỷ XX mới thực sự được khẳng định.

II. Khái niệm

Đối chiếu (Contrast/Contrastive analysis): thường được dùng để chỉ phương pháp hoặc phân ngành nghiên cứu lấy đối tượng chủ yếu là hai hay nhiều ngôn ngữ. Mục đích của nghiên cứu là làm sáng tỏ những nét giống nhau (similarities) và khác nhau (difference) hoặc chỉ làm sáng tỏ những nét khác nhau. Nguyên tắc nghiên cứu chủ yếu là nguyên tắc đồng đại/nguyên tắc đồng đại động (dynamic synchronic principle).

Ngôn ngữ học đối chiếu so sánh (confrontative, comparative linguistics): là một phân ngành của ngôn ngữ học, so sánh hai hoặc nhiều hơn hai ngôn ngữ bất kì để xác định những điểm giống nhau và khác nhau giữa các ngôn ngữ đó, không tính đến vấn đề các ngôn ngữ được so sánh có quan hệ cội nguồn hay thuộc cùng một loại hình hay không. Việc lựa chọn ngôn ngữ để đối chiếu hoàn
toàn tùy thuộc vào những yêu cầu lí luận và thực tiễn của người nghiên cứu.

bai-giang-ngon-ngu-hoc-doi-chieu-he-dai-hoc-luu-hanh-noi-bo-5

Cơ sở lý luận của ngôn ngữ học đối chiếu là sự nghiên cứu liên ngôn ngữ (interlanguage study). Ngữ liệu nghiên cứu có thể thuộc các ngôn ngữ nguồn (source language) hay ngôn ngữ đích (target language) sống động, đang sử dụng hay thậm chí đã chết, nhưng chúng phải là các đại diện thích hợp của các ngôn
ngữ được nghiên cứu.

Trong số các chuyên ngành của ngôn ngữ học so sánh thì ngôn ngữ học đối chiếu gần với ngôn ngữ học loại hình hơn cả. Điểm khác nhau chủ yếu của hai chuyên ngành:

  • Ngôn ngữ học loại hình có thể có đối tượng bao trùm tất cả các ngôn ngữ trên thế giới. Nhằm phân loại các ngôn ngữ theo những đặc trưng về cấu trúc hoặc nhóm các ngôn ngữ có cùng một hoặc một số điểm chung về loại hình.
  • Còn ngôn ngữ học đối chiếu có phạm vi nghiên cứu hẹp hơn, chỉ nghiên cứu hai (ít khi nhiều hơn hai) ngôn ngữ để phát hiện những điểm giống nhau và khác nhau giữa các ngôn ngữ đó (V.Skalichka 1989).

Xét trong quan hệ với ngôn ngữ học so sánh lịch sử thì ngôn ngữ học đối chiếu có những khác biệt không chỉ về đối tượng nghiên cứu mà còn về cách tiếp cận. Nếu ngôn ngữ học so sánh lịch sử nghiên cứu các ngôn ngữ trên quan điểm lịch đại là quan hệ cội nguồn để phân loại các ngôn ngữ thành các ngữ hệ như:

  • Nam Á (tiếng Việt, tiếng Mường, tiếng Khme, tiếng Munda)
  • Ấn Âu (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Bulgaria)
  • Hán Tạng (tiếng Hán, tiếng Tạng, tiếng Miến)
  • Altai (tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Mông Cổ)
  • Ural (tiếng Phần Lan, tiếng Hungari, tiếng Estonia)…

bai-giang-ngon-ngu-hoc-doi-chieu-he-dai-hoc-luu-hanh-noi-bo-9

Như vậy ngôn ngữ học đối chiếu là một bộ phậncủa ngôn ngữ học đồng đại, trong khi đó ngôn ngữ học so sánh lịch sử là một bộ phận của ngôn ngữ học lịch đại.

Ngoài thuật ngữ Ngôn ngữ học đối chiếu (Contrastive Linguistics), chuyên ngành này có nhiều tên gọi khác: Phân tích đối chiếu (Contrastive Analysis), Nghiên cứu đối chiếu (Cantrastive studies), Nghiên cứu xuyên ngôn ngữ (Cross-linguistics studies), Nghiên cứu tương phản (Confrotative studies)…
Tuy nhiên ở Việt Nam thuật ngữ Ngôn ngữ học đối chiếu vẫn phổ biến nhất.

Ngoài ra có hàng loạt thuật ngữ dùng đến định ngữ đối chiếu (Contrastive) để chỉ những lĩnh vực nghiên cứu hữu quan như: Ngữ dụng học đối chiếu (Contrastive pramatics), Phân tích đối chiếu diễn ngôn (Contrastive discourse analysis), Cú pháp học đối chiếu (Contrastive syntax), Ngữ pháp tạo
sinh đối chiếu (Contrastive generative grammar), Nghiên cứu đối chiếu lý thuyết (Theoretical contrastive studies)…

Ngôn ngữ học đối chiếu có mối quan hệ chặt chẽ không chỉ với các phân môn khác trong ngôn ngữ học mà còn với hàng loạt khoa học không thuộc ngôn ngữ học như tâm lí học, tâm lí dân tộc học, văn hóa học.

III. Quá trình phát triển của ngôn ngữ học đối chiếu

Những nghiên cứu đối chiếu đầu tiên trong ngôn ngữ học xuất hiện từ rất lâu. Nổi rõ hơn cả là vào thời kỳ có nhiều phát kiến mới về địa lý, thời kỳ hình thành nhiều quốc gia dân tộc độc lập; thời kỳ phát triển mạnh về khoa học kỹ thuật, và đặc biệt là từ những năm 70 của thế kỷ XX trở lại đây.

Nguyên nhân ra đời của ngôn ngữ học đối chiếu

Có hàng loạt nguyên nhân thúc đẩy sự ra đời và phát triển loại nghiên cứu này, trong đó có thể kể đến một vài nguyên nhân sau:

Nguyên nhân bên ngoài:

  • Sự phát hiện ra nhiều vùng đất, nhiều cộng đồng dân tộc mới, nhiều quốc gia độc lập được hình thành và đi kèm với đó là nhiều ngôn ngữ được phát hiện, nhiều ngôn ngữ có được vị trí xứng đáng của nó mà trước đó không hề có.
  • Thông tin thành văn và giao lưu giữa các nền văn minh, văn hóa tăng lên đáng kể. Điều này đưa đến đòi hỏi to lớn của việc học và dạy ngoại ngữ, của việc giải quyết tình trạng song ngữ, việc xây dựng cơ sở lý luận và giải quyết thực tế công việc dịch thuật và hàng loạt công việc thực tế ngôn ngữ khác.

bai-giang-ngon-ngu-hoc-doi-chieu-he-dai-hoc-luu-hanh-noi-bo-1

Nguyên nhân thuộc nội bộ ngôn ngữ:

  • Khả năng của các nhà ngữ học đã phát hiện và bao quát một lúc nhiều ngôn ngữ khác nhau, tìm hiểu và giải quyết nó theo những mục đích, hướng xác định.
  • Các phân tích lý giải “đơn ngữ luận” dù đạt nhiều thanh tựu to lớn, vẫn không thể tiến xa nếu không phát triển thành các nghiên cứu lý giải “đa ngữ luận”, một sự lý giải các sức bao quát sâu rộng hơn nhiều.
  • Nhu cầu kết hợp với những lý luận và giải quyết những nhiệm vụ cụ thể, trực tiếp trong nội bộ ngôn ngữ học.

Chính những nguyên nhân và cũng là đòi hỏi chính yếu kể trên đã tạo ra các tiền đề thực tế cho sự ra đời và phát triển của ngôn ngữ học đối chiếu.

Các thời kỳ phát triển của nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ

Cho đến nay, nhìn một cách tổng quát, nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ có thể chia ra thành 3 thời kỳ phát triển với các đặc điểm sau:

Thời kỳ đầu

Các công trình nghiên cứu trên cơ sở quan sát sự khác nhau giữa ngoại ngữ và tiếng mẹ đẻ xuất hiện trong các cuốn sách ngữ pháp ở các nước Tây Âu, đặc biệt từ thời Phục Hưng và những công trình so sánh loại hình nhằm phân chia các ngôn ngữ thành các loại hình.

Ngoài ra, một số công trình nghiên cứu đối chiếu tiêu biểu có thể kể đến là các từ điển đa ngữ cỡ lớn. Trước hết phải kể đến cuốn “Từ vựng so sánh các ngôn ngữ và phương ngữ” của Panlat. Đây là một bộ sưu tập đối chiếu từ vựng đồ sộ các ngôn ngữ và các tiếng địa phương, xuất bản lần đầu vào những năm 1787-1789. Bộ sưu tập được bổ sung dần và đến lần xuất bản lần thứ hai vào năm 1791 đã bao gồm 272 ngôn ngữ thuộc bốn đại lục: Á, Âu, Phi, Mỹ.

bai-giang-ngon-ngu-hoc-doi-chieu-he-dai-hoc-luu-hanh-noi-bo-2

Cùng với đó là công trình “Thư mục về các ngôn ngữ đã biết và các nhận xét về những giống nhau và khác nhau giữa chúng” của các tác giả Evan và Pandu. Vào năm 1806-1817 hai học giả người Đức xuất bản công trình “Ngôn ngữ học đại cương  có thí dụ minh họa từ 500 ngôn ngữ và phương ngữ”.

Ở địa hạt ngữ pháp, công trình liên quan đến nghiên cứu đối chiếu cần nhắc đến là cuốn ngữ pháp Port-Royal. Đây là cuốn sách ngữ pháp lý thuyết, được xây dựng trên cơ sở phân tích đối chiếu các tiếng Hy lạp cổ, tiếng Do-thái cổ với tiếng La-tinh và tiếng Pháp. Phân tích kỹ công trình này không hẳn là ngữ pháp đối chiếu theo đúng nghĩa đầy đủ mà nó thiên về ngữ pháp lô gich loại
hình.

Ảnh hưởng của nghiên cứu ngữ pháp Port-Royal đã được du nhập vào nhiều nước. Tiêu biểu là cuốn “Ngữ pháp triết học đại cương” của N.I.Jatvinski (1810) người Nga. Sau đó là cuốn “Khái lược về ngữ pháp đại cương” của L.G Jacop (1812). Mặc dầu có những hạn chế nhưng những công trình trên đã tạo ra một ảnh hưởng khá tốt cho việc thúc đẩy các nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ.

Thời kỳ thứ hai

Sự phát triển của Ngôn ngữ học so sánh-lịch sử và triết học ngôn ngữ thế kỷ XIX. Nét đặc trưng của thời kỳ này là nghiên cứu đối chiếu bị cuốn hút và hòa lẫn vào đỉnh thác nghiên cứu so sánh lịch sử. Những nghiên cứu lý luận và những vận dụng vào thực tiễn rộng lớn của nó vẫn được tiến hành song chỉ đóng
vai trò hỗ trợ.

Giai đoạn này ranh giới giữa các loại nghiên cứu so sánh-lịch sử, loại hình đối chiếu chưa thực sự phân biệt rạch ròi. Về sau người ta mới xác định được có sự phân giới có ý thức. Nhiều nhà ngôn ngữ học đã chỉ ra mãi đến nửa đầu thế kỷ XIX ngôn ngữ học mới tách ra thành một ngành khoa học độc
lập nhờ sự phát triển mạnh mẽ của ngôn ngữ học so sánh-lịch sử. Ngôn ngữ học so sánh – lịch sử thể hiện 3 thời kỳ phát triển:

  • Thời kỳ đầu khoảng từ những năm 1816-1870.
  • Thời kỳ thứ hai khoảng từ 1871-1916.
  • Thời kỳ thứ ba từ 1971 đến nay.

Như vậy đến nửa cuối thế kỷ XIX, ngôn ngữ học so sánh-lịch sử mới xác định được phạm vi đối tượng, phương pháp nghiên cứu riêng để trở thành một phân ngành độc lập.

bai-giang-ngon-ngu-hoc-doi-chieu-he-dai-hoc-luu-hanh-noi-bo-7

Thời kỳ thứ ba

Giữa đầu thế kỷ XX ngôn ngữ học đã phát triển mạnh mẽ với nhiều khuynh hướng đa dạng của ngôn ngữ học miêu tả. Xã hội cũng có những thay đổi quan trọng, đặc biệt là sau hai cuộc thế chiến. Nhiều quốc gia giành được độc lập dân tộc.

Đồng nghĩa sự giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật được mở rộng. Yêu cầu hiểu biết, sử dụng ngoại ngữ tăng lên… Những nhân tố này làm cho ngôn ngữ học đối chiếu có tiền đề để phát triển. Nhiều nghiên cứu không chỉ hướng vào lý luận mà chú ý nhiều đến thực tiễn vận dụng.

Các công trình thuộc nghiên cứu đối chiếu miêu tả: “Thử nghiệm một ngữ pháp đối sánh đại cương
tiếng Nga” của L.I.Đavưđốp; “Ngữ pháp tiếng Nga đối chiếu với tiếng Udơbech” của E.Đ.Pôlivanôp xuất bản 1918 và 1933. Công trình của Pôliainôp đối chiếu song song. Các hiện tượng, phạm trù của cả hai ngôn ngữ đều được chú ý làm sáng tỏ.

Một số công trình chú nghiên cứu những nét đặc trưng, khác biệt của ngôn ngữ này trong đối sánh với ngôn ngữ khác. Có thể kể đến công trình “Ngôn ngữ học đại cương và một số vấn đề tiếng Pháp” của S.Balli năm 1932.

Trong công trình của mình Balli đã chỉ ra hàng loạt nét đặc trưng của tiếng Pháp thông qua sự đối chiếu với tiếng Đức. Ngoài ra có thể kể đến công trình của V.G.Gac đối chiếu tiếng Nga với tiếng Pháp, của Krusennhitskaja đối chiếu tiếng Nga với tiếng Đức. Các nghiên cứu đối chiếu không chỉ kết hợp với miêu tả và loại hình mà còn có thể kết hợp với so sánh – lịch sử như công trình “Những vấn đề nghiên cứu đối chiếu lịch sử các ngôn ngữ Slavơ” của V.Txatrencô.

bai-giang-ngon-ngu-hoc-doi-chieu-he-dai-hoc-luu-hanh-noi-bo-9

Vào những năm 50 của thế kỷ XX, sự phát triển của ngôn ngữ học đối chiếu được đánh dấu bằng nhiều công trình nổi tiếng: Languages in Contact của U.Weinreich (1953), Transfer Grammar của Z.Harris (1954), Linguistics across Cultures của R. Lado (1957),…

Trong đó công trình của R.Lado được coi là công trình khai sinh ngôn ngữ học đối chiếu như một phân ngành khoa học độc lập tại Mỹ, thậm chí trên thế giới. Sau R.Lado có nhiều tên tuổi khác chú ý như
K.Pike (Đại học Michigan), W.Nemser (Đại học Indiana), L.Selinker (ĐH Washington)…

Có thể nói ở Mỹ, ngôn ngữ học đối chiếu đã có sức lôi cuốn rất nhiều nhà nghiên cứu, nhưng cũng chính tại đây, vào cuối những năm 60 đầu những năm 70, ngôn ngữ học đối chiếu gặp những thách thức nghiêm trọng và lâm vào khủng hoảng.

Trong khi đó, sự khởi sắc của ngôn ngữ học đối chiếu hiện đại có công lao to lớn của các nhà ngôn ngữ học Nga và các nước Đông Âu với những tên tuổi đáng nhớ như V.V Vinogradob, A.I.Smirniskij và N.N.Amosova…

Cùng với nhiều cuốn sách có tính chất nhập môn và nhiều công trình khảo cứu những vấn đề cụ thể, sự hình thành nhiều trung tâm và dự án nghiên cứu, sự xuất hiện nhiều tạp chí chuyên ngành và hội nghị khoa học đã đánh dấu những bước phát triển quan trọng của ngôn ngữ học đối chiếu.

Sau hai năm công trình của R.Lado được công bố, Trung tâm ngôn ngữ ứng dụng của Hội Ngôn ngữ học Mỹ tại Washington dưới sự chủ trì của Ch.Ferguson đã thực hiện một số công trình nghiên cứu đối chiếu tiếng Anh với các ngoại ngữ khác: Pháp, Italy, Nga…

Một số trường đại học đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu đối chiếu với các ngôn ngữ khác: ĐH Michigan, ĐH Indian, ĐH Washington, ĐH Hawai… chẳng hạn đối chiếu tiếng Anh với tiếng Hungari của W.Nemser (1961), W.Nemser&Juhasz (1964) và Kiefer (1967) của Di Pietro (1971).

Ở Châu Âu, nhiều trung tâm nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ đã được hình thành ở Poznan (đối chiếu tiếng Balan và tiếng Anh), Zagreb (đối chiếu tiếng Serbi và tiếng Anh), Bucaret (nghiên cứu đối chiếu tiếng Rumani và tiếng Anh)…

Đã có những tạp chí khoa học chuyên về ngôn ngữ học đối chiếu như Papers and Studies in Contrastive Linguistics xuất bản ở Balan (1973), Contrastive Linguistics xuất bản ở Bungari (1976) và Contrastes ở Pháp (1981). Nhiều hội thảo về ngôn ngữ học đối chiếu đã được tổ chức tại Nga, Mỹ, Rumania, Balan, Đức, Phần Lan…

Ở Việt Nam, việc nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ được chú ý từ cuối những năm 80. Chuyên luận Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ của Lê Quang Thiêm (1989) là công trình đầu tiên tại Việt Nam. Sau đó là công trình Ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu các ngôn ngữ Đông Nam Á của Nguyễn Văn
Chiến (1992).

Năm 1997, sự phát triển của ngôn ngữ học đối chiếu ở nước ta được đánh dấu bằng một sự kiện đáng ghi nhận, đó là hội thảo khoa học về nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ tổ chức tại Hà Nội thu hút hơn 50 nhà nghiên cứu và giảng viên cả nước tham gia.

Nhiều năm qua tại Việt Nam, ngôn ngữ học đối chiếu đã thực sự thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ, đặc biệt là dạy ngoại ngữ. Sự quan tâm đó xuất phát từ những nỗ lực vượt khỏi khuôn khổ thực hành tiếng thuần túy để hướng đến việc dạy tiếng một cách có hiệu quả hơn, có chiều sâu hơn trên cơ sở nghiên cứu các đặc điểm giống và khác nhau giữa tiếng Việt và ngoại ngữ mà họ giảng dạy. Nhiều luận văn, luận án đã triển khai theo hướng nghiên cứu đối chiếu trong vài năm trở lại đây.

Nhìn chung, sự phát triển của việc nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ có  quan hệ chặt chẽ với những nhân tố xã hội. Sự tác động của những nhân tố đó thể hiện rõ nhất là từ sau thời kì Phục Hưng. Cuộc cách mạng công nghiệp ở nhiều nước Tây Âu, sự phát triển hàng hải, thương mại, sự phát hiện ra nhiều
vùng đất mới của nhiều cộng đồng người nói những ngôn ngữ khác nhau.

Sự bành trướng của chủ nghĩa thực dân, sự mở rộng phạm vi của đạo Cơ Đốc là những nhân tố quan trọng thúc đẩy nhu cầu tiếp xúc giữa các dân tộc và tìm hiểu những ngôn ngữ xa lạ.

Từ đầu thế kỷ XX đến nay, nhu cầu đó ngày càng tăng lên do những chuyển biến lịch sử mới mẻ: sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc, các cuộc chiến tranh, đặc biệt là hai cuộc chiến tranh thế giới, xu hướng toàn cầu hóa với sự hình thành những cộng đồng kinh tế-chính trị quan trọng tập hợp nhiều quốc gia khác nhau.

Mặt khác, sự phát triển của ngôn ngữ học đối chiếu gắn với việc phát triển của bản thân ngôn ngữ. Các lí thuyết ngôn ngữ học hiện đại về cấu trúc ngôn ngữ đã đặt nền tảng vững chắc để giải quyết nhiều vấn đề lí luận cũng như phương pháp nghiên cứu cho ngôn ngữ học đối chiếu.

Sự xuất hiện nhiều lí thuyết mới mẻ và độc đáo cho phép con người miêu tả ngôn ngữ ngày càng sâu
sắc và đầy đủ hơn. Những thành quả miêu tả đó dĩ nhiên cung cấp nhiều cứ liệu phong phú hơn cho việc nghiên cứu đối chiếu.

Đầu thế kỉ XX, dưới ảnh hưởng những tư tưởng của F.de Sausure, ngôn ngữ học cấu trúc đã phát triển mạnh mẽ với nhiều khuynh hướng khác nhau.

Chính ảnh hưởng của ngôn ngữ học cấu trúc đã làm nảy sinh những quan niệm muốn vận dụng những phương pháp nghiên cứu thuần túy hình thức, khách quan và chính xác kiểu toán học để miêu tả ngôn ngữ. Điều này, một mặt mở ra cho ngôn ngữ đối chiếu nhiều cách tiếp cận mới; mặt khác, nó cũng khiến nghiên cứu đối chiếu gặp những bế tắc không giải quyết nổi.

Mặc dù chịu nhiều phê phán, chỉ trích, nhưng ngày nay ngôn ngữ học đối chiếu đã khẳng định vị trí của một chuyên ngành khoa học độc lập với đối tượng, mục đích và phương pháp nghiên cứu riêng.

Trong mấy chục năm qua, hướng nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ đã đem lại nhiều thành tựu lớn về lý thuyết cũng như ứng dụng. Các công trình theo hướng nghiên cứu này không chỉ tăng nhanh về số lượng mà còn mở rộng không ngừng về cấp độ, bình diện khảo sát từ âm vị học, từ vựng ngữ nghĩa, ngữ pháp đến ngữ dụng; từ các hiện tượng thuộc hệ thống ngôn ngữ đến những hiện tượng lời nói, văn bản.

Sự phát triển của ngôn ngữ học đối chiếu góp phần khẳng định khả năng ứng dụng những thành quả của ngôn ngữ học lí thuyết vào đời sống, phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu thiết thực xã hội.

Ngôn ngữ học đối chiếu hình thành trong quá trình phát triển của ngôn ngữ học so sánh. Tuy nhiên, theo cách hiểu hiện nay thì ngôn ngữ học đối chiếu khác với ngôn ngữ học so sánh ở chỗ: nó bao quát nhiều ngôn ngữ, bất luận ngôn ngữ đó có loại hình giống nhau hay khác nhau, có cùng nguồn gốc hay khác nguồn gốc.

Ngôn ngữ học đối chiếu hình thành trong quá trình tìm kiếm một cách học ngoại ngữ nhanh hơn và hiệu quả hơn. Như vậy, các yêu cầu của việc học và dạy ngôn ngữ là nhân tố quan trọng dẫn đến sự hình thành của ngôn ngữ học đối chiếu.

Trong quá trình học ngoại ngữ, tiếng mẹ có thể có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đối với người học. Ảnh hưởng tích cực gọi là chuyển di tích cực.

Hiện tượng này xảy ra khi giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ có sự giống nhau hoàn toàn. Còn ảnh hưởng tiêu cực gọi là chuyển di tiêu cực. Hiện tượng chuyển di tiêu cực thường gây cản trở và làm chậm quá trình học tập.

Chuyển di tiêu cực là hiện tượng xảy ra khi có sự nhầm lẫn của người học cho rằng cấu trúc của ngoại
ngữ cũng giống như cấu trúc của tiếng mẹ đẻ, trong khi giữa các cấu trúc của hai thứ tiếng có sự khác biệt. Sự áp đặt cấu trúc tiếng mẹ đẻ cho cấu trúc ngoại ngữ dẫn đến việc phạm lỗi. Những lỗi này nếu không được sửa chữa kịp thời thì sẽ được người học ghi nhớ trở thành thói quen của người học và rất khó sửa.

Để nâng cao hiệu quả giảng dạy ngoại ngữ, cần phải tìm cách khắc phục hiện tượng chuyển di tiêu cực và lợi dụng những chuyển di tích cực, nghĩa là phải tìm ra những điểm khác nhau và giống nhau giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ.

Việc này có thể thực hiện được nhờ vào việc nghiên cứu đối chiếu hai ngôn ngữ. Như vậy, ngôn ngữ học đối chiếu, theo nghĩa hẹp, là một lĩnh vực nghiên cứu gắn bó chặt chẽ với khoa học giảng dạy ngoại ngữ, trong đó có ngôn ngữ-tâm lí học.

IV. Nhiệm vụ của ngôn ngữ học đối chiếu

Qua các tài liệu được khảo cứu cho thấy có 04 ý kiến khác nhau về nhiệm vụ cụ thể của ngành học:

1. Chủ trương ngôn ngữ học đối chiếu nên tìm những nét khác biệt giữa các ngôn ngữ.

Ý kiến này xuất phát từ một phạm vi rất hẹp của việc nghiên cứu đối chiếu: công tác giảng dạy và học tập ngoại ngữ. Chính những nét khác nhau giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ sẽ làm cho người học gặp phải những khó khăn nhất định khi tiếp cận hệ thống “mã” ngôn ngữ xa lạ. Ý kiến này lấy “hành vi luận” làm chỗ dựa lý thuyết.

Trong “hành vi luận”, các thói quen ngoại ngữ do bắt chước hay mô phỏng… đều liên quan trực tiếp đến việc tìm ra những nét khác biệt. Những gì giống nhau giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ sẽ được tiếp thu một cách dễ dàng, còn những gì khác biệt thì sẽ khó khăn hơn. Những nhà ngôn ngữ học có quan điểm này là: R.Lado (1964), G.Mickel (1971).

2. Chủ trương nghiên cứu đối chiếu tập trung vào việc truy tìm những nét khác biệt quan trọng nhất giữa các ngôn ngữ.

Như vậy, cơ sở lý luận của chủ trương này là sự phân biệt 2 kiểu nét khác biệt:

  • Nét khác biệt thông thường
  • Nét khác biệt quan trọng

Hơn nữa, theo quan điểm này, phạm vi tìm hiểu những nét khác biệt quan trọng không chỉ giới hạn ở phạm trù ngôn ngữ (ngữ pháp) mà còn mở rộng ra ở các phạm trù lôgic.

Thế nhưng, thế nào là những nét khác biệt quan trọng nhất giữa các ngôn ngữ lại trở thành vấn đề hết sức mập mờ. Lấy gì làm cơ sở để nói rằng giữa hai ngôn ngữ đối chiếu đây là nét khác biệt quan trọng nhất, còn kia thì không?

Một nét khác biệt được coi là nét khác biệt quan trọng nhất xuất phát từ một mục đích. Mặt khác, những nét khác biệt ở phạm trù ngôn ngữ đâu hẳn là những nét khác biệt ở phạm trù loogic. Và ngược lại. Tiêu biểu quan điểm này có B.L.Wolf (1960).

3. Chủ trương nghiên cứu đối chiếu phải hướng tới cả những sự giống nhau bên cạnh những nét khác biệt giữa các ngôn ngữ.

Lý do là:

Cơ chế của quá trình phân tích đối chiếu các hiện tượng, các sự kiện ngôn ngữ bắt buộc phải chú ý đến cả những sự giống nhau. Sự giống nhau giữa các ngôn ngữ là cơ sở tối thiểu, đảm bảo cho công việc đối chiếu trở nên có kết quả.

Nếu không bó hẹp nghiên cứu đối chiếu ở một phạm vi ứng dụng nào đó, mà mở rộng nó ra các phạm vi ứng dụng khác về phương diện lý luận và ngôn ngữ học, thì sẽ có nhiều kiểu loại nét giống nhau. Bởi thế, nếu chỉ quan tâm tới cái khác biệt, mà không đề cập đến những sự giống nhau, thì thực sự là sai lầm trong thao tác làm việc.

Chẳng hạn, giống nhau về ngữ hệ giữa các ngôn ngữ vốn là cái quan tâm của ngôn ngữ học so sánh-lịch sử, giống nhau về cấu trúc loại hình vốn là nhiệm vụ của loại hình học; giống nhau ngữ vực vốn là đối tượng hướng tới của ngữ vựng học.

Còn một loại giống nhau khác – giống nhau về chức năng và hoạt động ngôn ngữ – là loại giống nhau mà ngôn ngữ học so sánh-đối chiếu phải để tâm tới. Đại diện cho quan điểm này có thể kể đến: E.Coseriu (1981), Lê Quang Thiêm (1983)…

4. Chủ trương bên cạnh những sự giống nhau và khác nhau, việc nghiên cứu đối chiếu cần lưu ý đến cả những sự tương ứng và bất tương ứng giữa các ngôn ngữ; đồng thời làm sáng tỏ những mối quan hệ nguyên nhân giữa các hiện tượng đó.

Tiêu biểu ý kiến này có B.M ABpamoB (1965).

Chương 2: Phạm vi ứng dụng của ngôn ngữ học đối chiếu

Ngôn ngữ học đối chiếu là một trong những phân ngành ngôn ngữ học có tính ứng dụng cao nhất, thể hiện nhiều phương diện. Nó vừa liên quan mật thiết đến những vấn đề truyền thống, cổ điển những cũng mang tính thời sự, hiện đại, vừa gắn chặt với những ứng dụng thực tiễn, gần gũi với đời sống hàng ngày.

I. Những ứng dụng về phương diện lý thuyết

1.1 Ngôn ngữ học đối chiếu và ngôn ngữ học đại cương

Trước hết ngôn ngữ học đối chiếu giúp kiểm chứng và làm sáng tỏ các phổ niệm được quy nạp trên cứ liệu các ngôn ngữ có ý nghĩa phổ quát, làm phong phú thêm những hiện tượng ngôn ngữ có ý nghĩa phổ quát, làm phong phú thêm lý luận ngôn ngữ.

Quá trình phổ niệm thông qua đối chiếu các ngôn ngữ là con đường được L.Bloomfiel (1933) khẳng định khi ông cho rằng bất kỳ một tuyên bố nào về các phổ niệm ngôn ngữ đều phải chờ cho đến khi tích lũy được những cứ liệu về các ngôn ngữ cụ thể.

Cao Xuân Hạo cũng có ý kiến đồng tình: nêu lên cái chung cho ngôn ngữ nhân loại là một nhiệm vụ rất quan trọng, những cái chung chỉ có thể rút ra sau khi đã biết rất chắc chắn tất cả những cái riêng, chứ không phải trước đó.

Ngôn ngữ học đối chiếu góp phần khắc phục tình trạng dĩ Âu vi trung của ngôn ngữ học đại cương hiện nay. Do đó nhiệm vụ xây dựng các khái niệm, phạm trù làm công cụ nghiên cứu các ngôn ngữ cụ thể, một công trình ngôn ngữ học đại cương cần dựa trên cứ liệu của càng nhiều ngôn ngữ càng tốt.

Trong tình hình ngôn ngữ học đại cương hiện nay chủ yếu dựa trên cứ liệu các ngông ngữ Ấn Âu, ngôn ngữ mẹ đẻ của những nhà ngôn ngữ học lớn của nhân loại, đó vẫn còn là nhiệm vụ trong tương lai. Ngôn ngữ học đối chiếu góp phần điều chỉnh những nguyên lý của ngôn ngữ học đại cương, tăng thêm sức mạnh giải thích của lý luận ngôn ngữ nhờ mở rộng phạm vị bao quát của lí luận.

Kết quả nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ góp phần kiểm chứng các lý thuyết ngôn ngữ học như việc đối chiếu các phạm trù hay cấu trúc ngữ pháp của hai ngôn ngữ giúp ta nhận rõ được hiệu lực miêu tả của một lý thuyết ngữ pháp.

Ngược lại ngôn ngữ học đại cương cũng có vai trò quan trọng đối với ngôn ngữ học đối chiếu: cung cấp các mô hình lý thuyết và hoàn thiện dần bộ máy khái niệm để nghiên cứu ngôn ngữ, trong đó có ngôn ngữ đối chiếu.

Tuy nhiên với tư cách là một phân ngành độc lập, từ các mô hình lý thuyết của ngôn ngữ học đại cương, ngôn ngữ học đối chiếu phải phát triển một khung lý thuyết riêng phù hợp với muc đích của mình.

1.2 Ngôn ngữ học đối chiếu và loại hình học ngôn ngữ

Trong giai đoạn đầu tiên của lịch sử nghiên cứu loại hình học nhằm phân loại các ngôn ngữ trên thế giới thành những loại hình khác nhau, các nhà nghiên cứu phải bắt đầu từ việc đối chiếu một số ngôn ngữ với nhau.

Nghiên cứu đối chiếu không chỉ giúp phân loại ngôn ngữ thành các loại hình. Trong phạm vi các ngôn ngữ cùng loại hình, người ta có thể xác định các tiểu loại hình và tìm cách quy các ngôn ngữ thuộc vào từng tiểu loại hình.

Để định vị được vị trí của một ngôn ngữ thuộc vào tiểu loại hình nào, cần phải đối chiếu ngôn ngữ đó với từng khuôn mẫu tiêu biểu cho từng tiểu loại hình. Chẳng hạn, dựa vào phân chia loại hình ngôn ngữ đơn lập thành ba tiểu loại hình của nhà Đông Phương học Nga S. E. Jakhontov, N.V Stankevich nghiên cứu đối chiếu tiếng Việt với ba tiểu loại hình tiếng Hán về một số mặt: đơn vị ngữ pháp cơ bản, kết cấu ngữ pháp, hư từ.

Qua đối chiếu N.V Stankevich thấy rằng tuy tiếng Việt hiện đại có một số nét giống tiếng Hán cổ đại và một số nét giống với tiếng Hán hiện đại nhưng tiếng Việt gần với tiếng Hán Trung đại hơn cả.

Ngôn ngữ học đối chiếu cung cấp cho loại hình học nhiều tư liệu cụ thể về cấu trúc và hoạt động của các ngôn ngữ cùng và khác loại hình, góp phần làm rõ đặc trưng của từng loại hình ngôn ngữ và bổ sung cho các loại hình học những hướng nghiên cứu mới.

Cần nói thêm, loại hình học có ảnh hưởng trở lại đối với ngôn ngữ học đối chiếu. Trước hết nó giúp cho ngôn ngữ học đối chiếu có được những chỉ dẫn có tính định hướng trong việc phát hiện những điểm giống nhau và khác nhau giữa các ngôn ngữ đối chiếu.

Chẳng hạn, cách phân chia loại hình các ngôn ngữ trên thế giới theo tiêu chí trật tự cú pháp cơ bản như S-V-O, S-O-V… cung cấp cho ngôn ngữ đối chiếu một gợp ý chẳng hạn khi nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ A và B có thể xét xem hai ngôn ngữ này giống nhau hay khác nhau thế nào. Như vậy sự phân loại loại hình học càng phong phú thì nội dung nghiên cứu đối chiếu càng đa dạng.

Nhờ những kết quả nghiên cứu của loại hình học mà ngôn ngữ học đối chiếu có cơ sở để giải thích các hiện tượng tương đương và dị biệt. Chẳng hạn sự khác biệt về vị trí giới từ trong tiếng Việt (đặt trước danh từ, danh ngữ) và tiếng Hàn (đặt sau danh từ, danh ngữ) có mối liên quan mật thiết đến sự khác biệt khác được nghiên cứu trong loại hình học là trật tư cú pháp cơ bản S-V-O của tiếng Việt và S-O-V của tiếng Hàn.

Tỉ lệ đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa các ngôn ngữ được đối chiếu tùy thuộc vào đặc điểm loại hình của các ngôn ngữ đó. Vì vậy những thông tin về loại hình ngôn ngữ và loại hình học giúp người nghiên cứu ước lượng được khoảng cách giữa các ngôn ngữ được đối chiếu.

1.3 Ngôn ngữ học đối chiếu và việc miêu tả ngôn ngữ

Thông qua đối chiếu nhiều đặc điểm quan trọng được phát hiện. Nó cho phép nhà nghiên cứu xác định rõ hơn các đặc điểm của từng ngôn ngữ được đối chiếu, những đặc điểm vốn không được quan tâm khi nghiên cứu bên trong ngôn ngữ.

Khi đối chiếu trật tự từ trong tiếng Anh và tiếng Czech, V. Mathesius quan niệm sự so sánh là cách để xác định các đặc điểm của từng ngôn ngữ và hiểu sâu sắc hơn những nét đặc thù của chúng. Nhờ đối chiếu các ngôn ngữ khác nhau chúng ta biết được sự đa dạng của article (quán từ, mạo từ) trong các ngôn ngữ trên thế giới.

Xét theo tiêu chí article, các ngôn ngữ trên thế giới có 5 loại hình:

  • Ngôn ngữ có hai loại article (xác định và bất định) như các ngôn ngữ German (Anh, Đức, Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển…), Các ngôn ngữ Roman (Rumani, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha…) tiếng Hungari, tiếng Ai cập cổ, tiếng Polynesia của dân đảo Samoa, một số ngôn ngữ ở Indonesia và châu Mĩ…
  • Ngôn ngữ chỉ có article xác định như tiếng Hy Lạp cổ.
  • Ngôn ngữ chỉ có article bất định như tiếng Ba Tư văn học, tiếng Tadjik.
  • Ngôn ngữ có article xác định, article bất định và article chiết phân như tiếng Pháp, tiếng Ý..
  • Ngôn ngữ không có article như các ngôn ngữ slave (trừ tiếng Bulgaria) và đa số các ngôn ngữ khác trên thế giới.

Hình thức biểu hiện của article trong các ngôn ngữ rất khác nhau. Có khi ở vị trí trước trung tâm mà nó bổ nghĩa, nhưng có khi lại đứng sau. Có khi nó là một từ nhưng có khi nó lại là một hình vị (hậu tố trong tiếng Bulgaria, Rumania, các ngôn ngữ Scandinavie, tiền tố trong tiếng Ả Rập…).

Trong khi việc miêu tả ngôn ngữ đòi hỏi phải thực sự xuất phát từ chính cứ liệu của ngôn ngữ cần miêu tả, tránh xu hướng “dĩ Âu vi trung” thì việc áp dụng các lý thuyết ngôn ngữ học và kinh nghiệm phân tích dữ liệu của các nhà ngôn ngữ Châu Âu lại là điều cần thiết.

Bởi nghiên cứu đối chiếu là cách tốt nhất để học hỏi kinh nghiệm phân tích từ những ngôn ngữ khác. Nhằm tìm kiếm thêm luận cứ biện giải cho một hiện tượng, phạm trù nào đó trong ngôn ngữ đang miêu tả.

Như vậy, nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ có thể phát hiện các đặc điểm ngôn ngữ ở cả ba loại: đặc điểm phổ quát, đặc điểm loại hình và đặc điểm riêng biệt từng ngôn ngữ.

1.4 Ngôn ngữ học đối chiếu và những lĩnh vực nghiên cứu lí thuyết khác

Qua nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ có thể phát hiện được những ô trống của ngôn ngữ này so với ngôn ngữ kia. Đó là trường hợp một đơn vị, một cấu trúc, một hiện tượng ngôn ngữ có trong ngôn ngữ này nhưng lại không có trong ngôn ngữ kia…

Chẳng hạn từ có nghĩa là horse không có trong ngôn ngữ của người Mĩ da đỏ cho đến khi người Tây ban Nha mmang ngựa đến châu Mĩ. Những từ có nghĩa là corn, potato không có trong ngôn ngữ Châu Âu cho đến khi châu lục này nhập ngô và khoai tây từ châu Mĩ.

Tiếng Eskimo có hàng chục từ khác nhau để chỉ tuyết, tương ứng với nhiều loại khác nhau của tuyết. Trong khi đó nhiều dân tộc, mặc dù có kinh nghiệm đáng kể về tuyết nhưng lại không có sự phân biệt tinh tế đến như vậy (Lado 1957).

Các từ chỉ màu sắc trong các ngôn ngữ khác nhau thường không có sự tương ứng một đối một. Chẳng hạn từ blue trong tiếng Anh không có từ tương ứng hoàn toàn trong tiếng Nga (2 từ goluboj, sinij).

Nếu đối chiếu với tiếng Việt thì sự khác biệt giữa các ngôn ngữ còn đáng kể hơn. Từ xanh trong tiếng Việt tương ứng với cả hai từ blue, green trong tiếng Anh và ba từ goluboj, sinij, zeljonyj trong tiếng Nga.

Tiếng Việt có nhiều từ biểu thị những khái niệm khác nhau trong cách tri nhận sự vật của người Việt như lúa, thóc, gạo, cơm; trong tiếng Hàn cũng có 4 từ tương ứng: pye – lúa, pyep ssi – thóc, ssal – gạo, pap – cơm.

Trong khi đó nhiều ngôn ngữ châu Âu chỉ có một từ duy nhất là rice. Đối chiếu từ chỉ quan hệ
thân tộc trong các ngôn ngữ cũng có thể phát hiện ra hiện tượng như vậy. Trong tiếng Anh từ uncle có ý nghĩa bao hàm ý nghĩa của cả một nhóm từ trong tiếng Việt: bác, chú, cậu, dượng. Tương tự từ aunt là bác, cô, dì, mợ, thím,…

Những ô trống này cung cấp cho ta những thông tin bổ ích về hiện thực cuộc sống, kinh nghiệm, thói quen, cách thức phạm trù hóa thế giới của người bản ngữ. Không phải ngẫu nhiên mà các từ lúa, thóc, gạo, cơm cử tiếng Việt có những từ tương đương trong tiếng Hàn, nhưng lại khác đáng kể với tiếng Anh, tiếng Bulgaria.

Những sự tương đồng và khác biệt đó rõ ràng có mối liên quan chặt chẽ với văn hóa và chỉ được phát hiện qua lăng kính đối chiếu. Như vậy, ngôn ngữ học đối chiếu góp phần nghiên cứu các đặc trưng văn hóa – dân tộc và giải quyết những vấn đề đặt ra cho ngôn ngữ học tri nhận.

II. Những ứng dụng về phương diện thực tiễn

2.1 Ngôn ngữ học đối chiếu và lĩnh vực dạy học ngoại ngữ

Nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học ngoại ngữ là một trong những động cơ mạnh mẽ thúc đẩy sự hình thành và phát triển của ngôn ngữ học đối chiếu.

Hướng ứng dụng này xuất phát từ giả định rằng nghiên cứu đối chiếu có thể giúp xác định chính xác những thuận lợi và khó khăn mà những người học ngoại ngữ gặp phải bằng cách phát hiện những điểm tương đồng, khác biệt so với tiếng mẹ đẻ của người học mà dự đoán được những lỗi có thể mắc phải để tìm cách phòng tránh và khắc phục.

Vấn đề nêu trên có nhiều ý kiến trái ngược. Do vậy trong một thời gian dài khoảng từ thập niên 60 đến cuối thế kỷ XX, nhiều giáo trình, chuyên luận, bài nghiên cứu dành phần đáng kể phân tích kỹ lưỡng vấn đề này.

Tất cả các phân tích đó xoay quanh những nội dung sau: ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ đối với quá trình học ngoại ngữ; mối quan hệ giữa sự giống nhau và khác nhau giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ với những thuận lợi và khó khăn đối với việc học ngoại ngữ; lỗi do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ trong tương quan với những lõi khác trong quá trình học tiếng; khả năng và hình thức ứng dụng hiểu biết về những điểm giống nhau và khác nhau giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ vào quá trình dạy học.

2.1.1 Ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ đối với học ngoại ngữ

Mối liên quan giữa ngôn ngữ học đối chiếu với lĩnh vực dạy học ngoại ngữ được bắt nguồn từ việc nghiên cứu ảnh hưởng của tiếng mẹ để đối với quá trình học ngoại ngữ. Mối liên hệ này có thực sự tồn tại hay không, nếu có thì ở mức độ nào.

Dấu hiệu rõ nhất cho thấy ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ đối với người học ngoại ngữ là giọng trong phát âm của họ. Có thể căn cứ vào giọng của người học để đoán biết tiếng mẹ đẻ của người đó thuộc ngôn ngữ nào.

Một số lỗi phát âm và những lỗi ngôn ngữ khác thường lặp đi lặp lại đối với những học viên nói cùng một ngôn ngữ. Trong khi đó những người nói các thứ tiếng khác nhau thường gặp những khó khăn khác nhau khi học cùng một ngoại ngữ.

Học ngoại ngữ có đặc điểm loại hình gần với tiếng mẹ đẻ sẽ dễ hơn là học một ngoại ngữ xa lạ về loại hình. Chẳng hạn, một người nói tiếng Việt học tiếng Hán sẽ dễ dàng hơn là học tiếng Anh. Đối với người nói tiếng Pháp thì ngược lại, học tiếng Anh sẽ dễ dàng hơn nhiều so với tiếng Hán.

Các trình bày trên cho thấy tiếng mẹ đẻ có ảnh hưởng không nhỏ trong quá trình học ngoại ngữ. Trong ngôn ngữ học đối chiếu có dùng thuật ngữ chuyển di ngôn ngữ dùng để chỉ sự ảnh hưởng này. Cuốn Language Transfer của T. Odlin (1989) là một trong số ít chuyên luận đề cập đến chuyển di ngôn ngữ.

Trong công trình này, tác giả trình bày đầy đủ bản chất của hiện tượng chuyển di ngôn ngữ, nêu những minh chứng thuyết phục vai trò của nó trong quá trình học ngoại ngữ ở bình diện ngữ âm, từ vựng, cú pháp và cả bình diện ngữ dụng, diễn ngôn cũng như sự tác động qua lại giữa chuyển di ngôn ngữ với các nhân tố văn hóa, xã hội và cá nhân trong quá trình này.

Chuyển di ngôn ngữ thường được hiểu là ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ đối với quá trình học ngoại ngữ. Tuy nhiên, chuyển di không phải khi nào cũng bị ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ. Đôi khi chuyển di còn là ảnh hưởng của một ngôn ngữ khác mà người học đã học trước đó.

Như vậy sự đồng nhất hai khái niệm chuyển di ngôn ngữ và ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ chỉ có tính chất ước định.

Tuy nhiên khi bàn luận vấn đề chuyển di ngôn ngữ thì cách hiểu có tính ước định này tỏ ra tiện lợi hơn, vì ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ là hình thức chuyển di ngôn ngữ điển hình nhất, phổ biến nhất và đáng kể nhất.

Chuyển di ngôn ngữ có thể chia thành hai loại: chuyển di tích cực và chuyển di tiêu cực. Chuyển di tích cực là hiện tượng chuyển di những hiểu biết kỹ năng sử dụng tiếng mẹ đẻ vào quá trình học ngoại ngữ, giúp việc học ngoại ngữ trở nên dễ dàng hơn do có sự giống nhau giữa tiếng mẹ đẻ với ngôn ngữ cần
học.

Hiện tượng chuyển di tích cực thể hiện ở tất cả bình diện ngôn ngữ và cả những bình diện ngoài ngôn ngữ như chữ viết và văn hóa. Chẳng hạn, khi học một ngoại ngữ, người học sẽ phát âm dễ dàng và nhanh chóng những âm nào mà tiếng mẹ đẻ cũng có như các âm [b],[k],[m],[n],[s].. đối với người Việt học tiếng Anh hay người Anh học tiếng Việt.

Nếu hai ngôn ngữ giống nhau về từ vựng thì người học sẽ ít tốn thời gian để học từ mới. Khi học tiếng Hàn, học viên người Trung Quốc sẽ có lợi thế đặc biệt do trong tiếng Hàn có hơn 50% vốn từ gốc Hán.

Đối lập với chuyển di tích cực, hiện tượng chuyển di tiêu cực thường gây cản trở và làm chậm quá trình học tập. Chuyển di tiêu cực là hiện tượng xảy ra khi có sự nhầm lẫn của người học cho rằng cấu trúc của ngoại ngữ cũng giống như cấu trúc của tiếng mẹ đẻ, trong khi giữa các cấu trúc của hai thứ tiếng có sự khác biệt.

Sự áp đặt cấu trúc tiếng mẹ đẻ cho cấu trúc ngoại ngữ dẫn đến việc phạm lỗi. Những lỗi này nếu không được sửa chữa kịp thời thì sẽ được người học ghi nhớ trở thành thói quen của người học và rất khó sửa. Hiện tượng chuyển di tiêu cực có lý do sâu xa do sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ và nó thể
hiện ở mọi cấp độ và bình diện ngôn ngữ.

Trên bình diện ngữ âm, người Việt mất thời gian để phát âm đúng một số phụ âm tiếng Anh như [t∫] trong children hay church,[θ] trong think hay thank, [ð] trong mother hay brother…

Trên bình diện từ vựng, chuyển di tiêu cực ngay trong trường hợp giữa hai ngôn ngữ có những đơn vị từ vựng tương đường như trong tiếng Việt và tiếng Hàn có những âm và nghĩa tương tự: ũm ak (Hàn) – âm nhạc (Việt), jõn t’ong (Hàn) – truyền thống (Việt)…

Song chính những tương đồng về từ vựng tạo điều kiện thuận lợi trong việc học ngoại ngữ nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhầm lẫn đối với người học ngoại ngữ.

Trên bình diện ngữ pháp hiện tượng chuyển di tiêu cực thể hiện nhiều hình thức đa dạng từ đơn vị, phạm trù thuộc hình thái học đến những đơn vị, phạm trù thuộc cú pháp học. Sự nhầm lẫn trong việc sắp xếp trật tự từ thích hợp trong câu tiếng Việt khiến nhiều học viên người nga, Nhật Bản là một minh
chứng.

Sau một thời gian học tiếng Việt họ vẫn nhầm lẫn “nhà tôi” thành “tôi nhà”. Hiện tượng này được lý giải thuyết phục nhất là do thói quyển dùng trật tự từ trong tiếng Nga, đại từ sở hữu đứng trước danh từ trưng tâm.

Với sự phát triển của ngữ dụng học, sự chuyển di ngữ dụng ngày càng được chú ý. Đặc biệt là những lỗi giao tiếp do chuyên di ngôn ngữ liên quan đến những hiểu biết về quan hệ vai, các hành động ngôn từ như chào, xin lỗi, cảm ơn.. và các phương châm hội thoại như phương châm lịch sự, phương châm cách
thức…. làm phong phú thêm phạm trù chuyển di.

Chẳng hạn, phương châm lịch sự là một phạm trù khái quát, nhưng cách thể hiện phương châm này lại khác nhau đáng kể trong các cộng đồng ngôn ngữ khác nhau. Hỏi thăm về gia đình, cuộc sống của người đối thoại khi mới làm quen là một biểu hiện của phép lịch sự trong giao tiếp của người Á Đông, nhưng không được xem là phù hợp theo quan điểm của văn hóa phương Tây.

Chuyển di thường đồng nhất với hiện tượng mắc lỗi khi sử dụng ngoại ngữ. Nhưng trong thực tế, chuyển di tiêu cực không chỉ dẫn đến lỗi mà còn gây nên một số khiếm khuyết khác: năng sản dưới mức, tức là hạn chế hoặc tránhhoàn toàn việc sử dụng cấu trúc quá xa lạ so với tiếng mẹ đẻ; năng sản vượt mức do hạn chế dùng một số cấu trúc nào đó nêm một số cấu trúc khác bị lạm dụng.

Từ những phân tích trên cho thấy chuyển di nói chung và chuyển di tiêu cực nói riêng là một hiện tượng khách quan trong quá trình học ngoại ngữ.

2.1.2 Mối quan hệ giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ đối với việc học ngoại ngữ

Nhiều người có xu hướng cho rằng khi học ngoại ngữ, chỗ nào giống với tiếng mẹ đẻ thì dễ học, còn chỗ nào khác với tiếng mẹ đẻ thì khó học hơn. Thật ra, mối quan hệ giữa sự giống nhau và khác nhau giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ với những thuận lợi và khó khăn đối với việc học không hề đơn giản.

Giống nhau và khác nhau là vấn đề thuộc về đối tượng, tồn tại khách quan trong mối quan hệ giữa hai ngôn ngữ nhất định. Còn dễ hay khó là những khái niệm tâm lý tồn tại trong óc của người học – chủ thể. Đó là những phạm trù tuy có mối liên quan chặt chẽ với nhau, nhưng lại không tương ứng theo kiểu một đối một với nhau.

Vào thời kỳ hưng thịnh việc đối chiếu các ngôn ngữ ở Mỹ, nhiều nhà nghiên cứu như Stockwell, Bowen, Martin, Prator đã cố gắng thông qua đối chiếu các ngôn ngữ, phát hiện những điểm khác nhau giữa tiếng mẹ đẻ của người học và ngoại ngữ để xác lập “mức độ khó khăn’’ của người học, nhất là
trong lĩnh vực phát âm và ngữ pháp.

Thế nhưng những khác nhau giữa hai ngôn ngữ không phải khi nào cũng gây khó khăn cho quá trình học. Tính từ trong tiếng Nga khác với tiếng Anh là có phạm trù số, giống, cách. Chẳng hạn tiếng
Nga nói Novaja kniga interesna thì tiếng Anh nói The new book is interesting.

Khi học tiếng Nga, nếu người Anh không phân biệt các phạm trù này sẽ dễ mắc lỗi. Tuy vậy khi người Nga học tiếng Anh thì sự khác biệt về hình thái của tính từ giữa hai ngôn ngữ không gây trở ngại nào. Hai từ tiếng Việt anh trai/em trai tương ứng trong tiếng Anh là brother.

Trong khi sự khác biệt đó có thể gây khó khăn cho người Anh khi học hai từ trên thì ngược lại, người Việt không gặp rắc rối nào khi học từ brother trong tiếng Anh. Như vậy, sự khác nhau giữa hai ngôn
ngữ tự nó chưa đủ cho phép tiên đoán một cách chính xác những khó khăn của  người học. Ngược lại, không phải khi nào sự giống nhau giữa hai ngôn ngữ cũng tạo thuận lợi cho người học.

Xuất phát từ thực tế đó, trong quá trình đối chiếu các ngôn ngữ để khắc phục giao thoa, nhiều nhà nghiên cứu đã chủ trương nên phân biệt 4 trường hợp giống nhau và khác nhau sau:

1. Sự giống nhau cần thiết: Đây là những nét giống nhau giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ có thể giúp người giảng những chỉ dẫn cụ thể trong quá trình truyền đạt ngoại ngữ như trật tự từ, thành phần câu (A-V)…

Ví dụ: Tiếng Việt và tiếng Khơ me có nét giống nhau cơ bản về trật tự những yếu tố trong cụm danh từ (danh+tính) và những đơn vị thành phần câu trong kết cấu câu đơn (chủ-vịbổ). Đây là những nét giống nhau cần yếu trong đối chiếu tiếng Việt-Khơ me.Vì ít ra, nó đưa lại cho chúng ta chỉ dẫn cụ thể: đối với người Khơ me học tiếng Việt, vấn đề trật tự các yêu cầu trong cụm danh từ và trong kết cấu câu đơn không phải là đối tượng giảng dạy chú ý.

2. Sự giống nhau không cần yếu: Đây là trường hợp phổ niệm ngôn ngữ. Chẳng hạn ngôn ngữ nào cũng có nguyên âm, danh từ, động từ… Như vậy, những nét giống nhau này không phải là đối tượng chú ý của việc nghiên cứu đối chiếu với mục đích giảng dạy, học tập ngoại ngữ.

3. Sự khác nhau cần yếu: Đây là trường hợp đáng lưu ý nhất. Vì sự khác nhau cần yếu luôn là “cha đẻ” của hiện tượng giao thoa ngôn ngữ.

Ví dụ: Ở bình diện ngữ âm-âm vị học, có sự khác nhau khá rõ giữa các ngôn ngữ Slavơ biến hình (Nga, Sec, Bun..) và tiếng Việt: các từ của tiếng Việt được khu biệt với nhau bằng các thanh điệu trong khi các ngôn ngữ Slavơ là đơn vị từ, hoặc cùng lắm phân biệt bằng ngôn điệu-trọng âm. Chính điều này khiến cho người Nga, Sec, Bun… khi học tiếng Việt thường mắc nhiều lỗi phát âm thanh điệu.

Ở bình diện ngữ pháp, các danh từ tiếng Việt được phân loại và phạm trù hóa theo những từ chỉ loại. Trong khi các danh từ của tiếng Nga, Tiệp, Bun không có hiện tượng này. Ở bình diện ngữ pháp, các danh từ tiếng Việt được phân loại và phạm trù hóa theo những từ chỉ loại. Trong khi các danh từ tiếng Nga, Sec, Bun..không có hiện tượng này. Đây là hiện tượng cần lưu ý trong đối chiếu ngữ pháp.

4. Sự khác nhau không cần yếu: Đây là những sự khác nhau không dẫn đến hiện tượng giao thoa ngôn ngữ bất lợi cho người học ngoại ngữ.

Ví dụ: giữa tiếng Nga và tiếng Việt có sự khác nhau ở cơ chế tương hợp ngữ pháp của các đơn vị thuộc cấp độ hình thái: tính từ tiếng Nga có phạm trù ngữ pháp giống, số, cách, trong khi tính từ ở tiếng Việt thì không.

Nét khác biệt này thực tế không cần yếu đối với người Nga khi học tiếng Việt. Họ có thể dễ dàng lựa chọ những hình thái tính từ Việt ngữ tương ứng với các hình thái tính từ Nga ngữ. Hoặc trong tiếng Anh động từ có thời, thể, thức trong khi động từ tiếng Việt không có.

Sự phân biệt 4 kiểu giống và khác nhau trên nhằm khẳng định không nên đồng nhất hoàn toàn sự giống nhau và khác nhau giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ với sự thuận lợi và khó khăn của người học trong quá trình học nhưng cũng không nên phủ nhận mối liên hệ giữa chúng, nhất là mối liên hệ giữa những khác biệt cần yếu và độ khó của việc học một ngoại ngữ.

Ngôn ngữ học đối chiếu lí thuyết và ngôn ngữ đối chiếu ứng dụng

Vào giai đoạn đầu, ngôn ngữ học đối chiếu chủ yếu nhằm đến những ứng dụng dạy tiếng thuần túy. Vì thế mà một thời nó được coi là một nhánh của ngôn ngữ học ứng dụng. Về sau, cách xác định này không còn phù hợp do ngôn ngữ học đối chiếu nhằm mục đích lý thuyết và dạy tiếng.

Tại hội thảo chuyên bàn về ngôn ngữ học đối chiếu măn 1968 (Mỹ), Wilga Rivers đã đề nghị áp dụng cách phân biệt của N. Chomsky (phân biệt ngữ pháp giảng dạy và ngữ pháp ngôn ngữ học) cho ngôn ngữ đối chiếu. Từ đó, sự phân biệt ngôn ngữ học đối chiếu nhằm mục đích lý thuyết và ngôn ngữ học đối chiếu nhằm mục đích dạy tiếng bắt đầu được chú ý hơn (Aarts & Wekker 1990).

Thật ra, sự phân biệt rõ ngôn ngữ học đối chiếu lý thuyết và ngôn ngữ học đói chiếu ứng dụng, đôi khi được gọi là nghiên cứu đối chiếu thuần túy, nhằm mục đích tự nó, và nghiên cứu đối chiếu có định hướng, nghĩa là hướng đến mục đích ứng dụng.

Theo như cách trình bày trên, sự phân biệt ngôn ngữ học đối chiếu lý thuyết và ngôn ngữ học đối chiếu ứng dụng hoàn toàn dựa vào mục đích đối chiếu. Mục đích của ngôn ngữ học đối chiếu lý thuyết là xây dựng những mô hình thích hợp để phân tích đối chiếu nhằm giải quyết những vấn đề liên quan đến ngôn ngữ học đại cương, loại hình học, ngôn ngữ học miêu tả, ngôn ngữ học tri nhận hay là những vấn đề về ngôn ngữ và văn hóa.

Còn mục đích của ngôn ngữ học đối chiếu ứng dụng là phục vụ cho những nhu cầu cụ thể, có tính chất
thực tiễn như dạy học ngoại ngữ, giáo dục song ngữ hay dịch thuật. Sự phân biệt này thực sự quan trọng đối với việc đánh giá tính hữu dụng và giá trị của một công trình ngôn ngữ học đối chiếu.

5/5 - (2 votes)

Bài viết liên quan

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments