Kinh tế lượng ứng dụng

Banner-backlink-danaseo

Môn học kinh tế lượng ứng dụng được cấu trúc thành ba phần. Trong phần đầu, học viên sẽ ôn lại các khái niệm liên quan đến mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển và tìm hiểu các vấn đề xảy ra khi vi phạm các giả định, bao gồm vấn đề đa cộng tuyến, vấn đề phương sai thay đổi, và tự tương quan. Sau đó, môn học sẽ giới thiệu các mô hình sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian, bao gồm các mô hình ARIMA, mô hình VAR, và các ứng dụng trong dự báo. Học viên cũng sẽ nhận diện được các vấn đề xảy ra khi sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian, chẳng hạn như tính không dừng, quan hệ nhân quả ngược, và hồi quy giả. Học viên sẽ thực hành các bài tập sử dụng phần mềm EViews.

Trong phần thứ hai, môn học sẽ giới thiệu các mô hình phức tạp hơn được phát triển từ lý thuyết hồi quy tuyến tính cổ điển. Việc áp đặt các điều kiện khắt khe trong mô hình hồi quy cổ điển dẫn đến khả năng áp dụng trong các nghiên cứu thực tế bị hạn chế. Do đó, nội dung phần hai chủ yếu xoay quanh các mô hình và kỹ thuật xử lý để cho phép ước lượng các bài toán dựa trên số liệu thực khi các điều kiện tiêu chuẩn không được đảm bảo. Học viên sẽ nhận diện được tính ưu việt của việc sử dụng dữ liệu bảng so với các phương pháp hồi quy dữ liệu chéo. Phương pháp hồi quy hai giai đoạn và mô hình hệ phương trình đồng thời cho phép ước lượng các bài toán khi một trong các biến giải thích không còn là ngẫu nhiên. Phương pháp hồi quy với biến phụ thuộc bị giới hạn hoặc dữ liệu bị kiểm duyệt dẫn đến ước lượng bị chệch, và hình thức xử lý. Học viên sẽ thực hành ứng dụng và mô phỏng lại các nghiên cứu sử dụng phần mềm Stata.

Trong phần cuối cùng của môn học, học viên sẽ được giới thiệu một cách khái quát về phương pháp điều tra khảo sát (survey method). Trong phần này, học viên sẽ được giới thiệu các nghiệp vụ căn bản liên quan đến quy trình thực hiện một cuộc khảo sát trong thực tiễn, từ khâu thiết kế khảo sát, thực hiện khảo sát cho đến khâu xử lý dữ liệu và báo cáo kết quả nghiên cứu khảo sát. Để có thể nắm bắt được tốt những nội dung này, học viên cần phải có những kiến thức căn bản về khoa học thống kê và lý thuyết chọn mẫu – nền tảng của tất cả các nghiên cứu thực nghiệm (empirical research). Vì vậy khóa học này sẽ dành một phần thời gian để giới thiệu một số kiến thức thống kê căn bản có liên quan đến lý thuyết chọn mẫu và các phương pháp chọn mẫu. Đồng thời học viên cũng sẽ được giới thiệu một số CSDL của Tổng Cục Thống Kê thường được sử dụng làm cơ sở cho nhiều phân tích, nghiên cứu khác ở Việt Nam. Trong bài giảng cuối cùng, học viên sẽ được tiếp cận và thực hành với một bộ dữ liệu thực với phần mềm SPSS.

Đồng Giảng viên: Trương Sĩ ÁnhTrợ giảng: Hoàng Văn Thắng

Rate this post

Bài viết liên quan

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments