SKKN: Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường tiểu học.pdf (Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học) | Tải miễn phí

Banner-backlink-danaseo

SKKN: Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường tiểu học

pdf

Số trang SKKN: Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường tiểu học
28
Cỡ tệp SKKN: Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường tiểu học
307 KB
Lượt tải SKKN: Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường tiểu học
2
Lượt đọc SKKN: Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường tiểu học
68
Đánh giá SKKN: Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường tiểu học

4.8 (
10 lượt)

28307 KB

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Đang xem trước 10 trên tổng 28 trang, để tải xuống xem vừa đủ hãy nhấn vào bên trên

Chủ đề tương quan

Tài liệu tương tự

Nội dung

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN KIM ĐỘNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỨC HỢP

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU
HỌC

Người thực hiện: Nguyễn Thị Bích Loan
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: trường tiểu học Đức Hợp-Kim Động – Hưng Yên

NĂM HỌC: 2012 – 2013

*******@*******

0

PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn sáng kiến
1. Lý do khách quan
1.1.Tầm quan trọng của công nghệ thông tin:
Sự phát triển như vũ bão của ngành khoa học và công nghệ đã đem lại những
thành tựu to lớn trong mọi hoạt động của con người. Trong xu thế hội nhập với thế
giới của Việt Nam, chúng ta luôn cập nhật được những tiến bộ trong cách dạy, cách
học và phương thức quản lý giáo dục tiên tiến trên thế giới. Với xu thế thay đổi mô
hình giáo dục theo hướng hiện đại thì trường học phải thay đổi môi trường giáo dục.
Mọi tài nguyên, nguồn lực trong mỗi trường học cần tập trung vào việc tạp lập một
môi trường học tập cởi mở, sáng tạo cho học sinh. Một môi trường giáo dục hiện đại
sẽ cung cấp tối đa khả năng tự học, tìm kiếm thông tin cho mỗi học sinh; trong khi
giáo viên chỉ hướng dẫn kĩ năng, phương pháp giiair quyết công việc và xử lý thông
tin chính là cốt lõi của phương thức giáo dục này. Để hiện thực hóa những giá trị cốt
lõi trên, công nghệ thông tin (CNTT) là một công cụ hữu hiệu.
Máy vi tính với các phần mềm phong phú đã trở thành một công cụ đa năng ứng
dụng trong mọi lĩnh vực của nghiên cứu, sản xuất và đời sống. Tuy nhiên nếu như
công dụng của máy là tính là có thể đo đếm được thì sự ra đời của mạng máy tính
toàn cầu (Internet) đem lại những hiệu quả vô cùng lớn, không thể đo đếm được.
Chính vì vậy, ngày nay chúng ta thường nghe nói đến thuật ngữ Công nghệ thông tin
&Truyền thông (ICT).
Một máy tính nối mạng không phải chỉ giúp chúng ta đọc báo điện tử, gửi email
mà nó là kênh kết nối chúng ta với tất cả thế giới. Chúng ta có thể tiếp cận toàn bộ tri
thức nhân loại, có thể làm quen giao tiếp với nhau hoặc tham gia những tổ chức ở xa
nửa vòng trái đất. Mạng máy tính toàn cầu thực sự đã tạo ra một thế giới mới trong
đó cũng có gần như các hoạt động của thế giới thực: thương mại điện tử
(ecommerce), giáo dục điện tử (elearning), trò chơi trực tuyến (game online), các

1

diễn đàn (forum), các mạng xã hội (social network), các công dân điện tử
(blogger),…
Thông qua các diễn đàn và mạng xã hội, tất cả mọi người có thể trao đổi, chia sẻ
với nhau các tài nguyên số, cũng như các kinh nghiệm trong công việc trong đời
sống và công việc. Ví dụ mọi người có thể chia sẻ các đoạn phim hoặc các bài hát,
có thể chia sẻ các bài viết về những kiến thức khoa học, xã hội, v.v… Ví dụ các bậc
phụ huynh trên cả nước có thể chia sẻ kinh nghiệm về cách chăm sóc con cái. Các
giáo viên có thể chia sẻ các tư liệu ảnh, phim, các bài giảng và giáo án với nhau, để
xây dựng một kho tài nguyên khổng lồ phục vụ cho việc giảng dạy của mỗi người.
Học sinh cũng có thể thông qua các mạng xã hội để trao đổi những kiến thức về học
tập và thi cử.
Trong thời đại ngày nay, sự bùng nổ Công nghệ thông tin đã tác động lớn đến
công cuộc phát triển kinh tế xã hội người. Đảng và Nhà nước đã xác định rõ ý nghĩa
và tầm quan trọng của tin học và Công nghệ thông tin, truyền thông cũng như những
yêu cầu đẩy mạnh của ứng dụng Công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực đáp
ứng yêu cầu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa và hội nhập, hướng tới nền kinh
tế tri thức của nước ta nói riêng – thế giới nói chung.
1.2. Tầm quan trọng của CNTT trong nhà trường
Khi công nghệ thông tin càng phát triển thì việc phát ứng dụng công nghệ thông
tin vào tất cả các lĩnh vực là một điều tất yếu. Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo,
CNTT bước đầu đã được ứng dụng trong công tác quản lý, một số nơi đã đưa tin học
vào giảng dạy, học tập. Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tiễn hiện nay, việc ứng dụng
CNTT trong giáo dục ở các trường nước ta còn rất hạn chế. Chúng ta cần phải nhanh
chóng nâng cao chất lượng, nghiệp vụ giảng dạy, nghiệp vụ quản lý, chúng ta không
nên từ chối những gì có sẵn mà lĩnh vực CNTT mang lại, chúng ta nên biết cách tận
dụng nó, biến nó thành công cụ hiệu quả cho công việc của mình, mục đích của
mình.
Hơn nữa, đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ hông tin có tác dụng mạnh mẽ,
làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy và học. CNTT là phương tiện để tiến tới “xã
2

hội học tập”. Mặt khác, giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát
triển của CNTT thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho CNTT.
Chính vì xác định được tầm quan trọng đó nên Nhà nước ta đã đưa môn tin
học vào trong nhà trường và ngay từ Tiểu học học sinh được tiếp xúc với môn tin
học để làm quen dần với lĩnh vực CNTT, tạo nền móng cơ sở ban đầu để học những
phần nâng cao trong các cấp tiếp theo.
Với tầm quan trọng đó, năm học 2008-2009 Bộ giáo dục và đào tạo đã đưa ra
chủ đề “ Năm ứng dụng CNTT ” trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học,
ngành học theo hướng dẫn học CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi
mới phương pháp dạy học ở các môn.
Nhưng làm thế nào để ứng dụng CNTT hiệu quả trong các tiết dạy đó là vấn đề mà
bất cứ một giáo viên nào cũng phải băn khoăn khi có ý định đưa CNTT vào giảng
dạy.
2. Lý do chủ quan
Năm học 2008- 2009 là năm Bộ GD&ĐT phát động là năm học ứng dụng công
nghệ thông tin và năm học 2009 – 2010 là năm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông
tin nhưng tôi không cảm thấy bỡ ngỡ, xa lạ bởi tôi nhận ra những công dụng và ích
lợi của việc ứng dụng công nghệ thông tin và bản thân tôi đã có một quá trình trong
việc ứng dụng CNTT trong dạy học.
Phong trào ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý giáo dục
nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền, của ngành giáo dục, sự ủng
hộ của giáo viên, học sinh và nhân dân đã có sự phát triển mạnh mẽ, rộng lớn nhưng
vẫn còn gặp nhiều khó khăn lúng túng, chưa có chiều sâu và chưa mang lại hiệu quả
đúng với vai trò của nó.
Thời gian gần đây, phong trào thi đua soạn bài giảng điện tử để đổi mới cách
dạy và học đã được nhiều Cán bộ giáo viên hưởng ứng tích cực. Đây được coi là con
đường ngắn nhất để đi đến đích của chất lượng dạy học trong các nhà trường.
Xuất phát từ thực trạng giảng dạy của đội ngũ cán bộ, giáo viên của Ngành.
Mặc dù hầu hết trình độ giáo viên của các trường đều đạt trên chuẩn và trên chuẩn
3

cao, tuy vậy vẫn còn nhiều giáo viên dạy theo phương pháp truyền thống, nặng về
phương pháp thuyết trình, độc thoại, ngại sử dụng phương pháp mới mà đặc biệt là
việc ứng ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy ở
các trường hầu hết thông qua các đợt hội giảng, ứng dụng CNTT chưa thường xuyên,
còn mang tính hình. Để thúc đẩy việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy và quản lý
giáo dục tại các trường tiểu học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, tôi mạnh
dạn nghiên cứu vấn đề “Một số biện pháp Ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học”.

4

PHẦN II. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận về “Ứng dụng công nghệ thông tin”
1. Cơ sở pháp lý
– Chỉ thị số 58-CT/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đẩy mạnh ứng
dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa .
– Chỉ thị 29/CT của Trung Ương Đảng về việc đưa CNTT vào nhà trường. Chỉ thị
29 nêu rõ: “Ứng dụng và phát triển CNTT trong giáo dục và đào tạo sẽ tạo ra một
bước chuyển cơ bản trong quá trình đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp
giảng dạy, học tập và quản lí giáo dục” .” Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục
và đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng CNTT như
một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập ở tất
cả các môn học” .
– Trong nhiệm vụ năm học 2005 – 2006 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn
mạnh: Khẩn trương triển khai chương trình phát triển nguần nhân lực CNTT từ nay
đến năm 2010 của chính phủ và đề án dạy Tin học ứng dụng CNTT và truyền thông
giai đoạn 2005 – 2010 của ngành.
– Chiến lược phát triển giáo dục 2005 – 2010 chỉ rõ :”Nhanh chóng áp dụng CNTT
vào giáo dục để đổi mới phương pháp giáo dục và quản lí”.
2. Cơ sở lý luận
Công nghệ thông tin, viết tắt CNTT, (tiếng Anh: Information Technology hay là
IT) là ngành ứng dụng công nghệ quản lý và xử lý thông tin. CNTT là sử dụng máy
tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền, và thu thập
thông tin. Ở Việt Nam khái niệm CNTT được hiểu và định nghĩa trong nghị quyết
Chính phủ 49/CP kí ngày 04/08/1993: Công nghệ thông tin là tập hợp các phương
pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại – chủ yếu là kĩ thuật
máy tính và viễn thông – nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn

5

tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của
con người và xã hội.
Trong hệ thống giáo dục Tây phương, CNTT đã được chính thức tích hợp vào
chương trình học phổ thông. Người ta đã nhanh chóng nhận ra rằng nội dung về
CNTT đã có ích cho tất cả các môn học khác.
Với sự ra đời của Internet mà các kết nối băng tần rộng tới tất cả các trường
học, áp dụng của kiến thức, kỹ năng và hiểu biết về CNTT trong các môn học đã trở
thành hiện thực.
Công nghệ thông tin là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy,
học tập và hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục, góp phần nhằm nâng cao hiệu quả và
chất lượng giáo dục. Phát triển nguồn nhân lực CNTT và ứng dụng CNTT trong giáo
dục là một nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định sự phát triển CNTT của đất
nước.

II. Thực trạng ứng dụng CNTT trong nhà trường tiểu học hiện nay
1. Những trở ngại khi sử dụng giáo án điện tử
Phần lớn các giáo viên ngại sử dụng giáo án điện tử, nghĩ rằng sẽ tốn thời gian
để chuẩn bị một bài giảng. Việc thực hiện một bài giảng một cách công phu bằng các
dẫn chứng sống động trên các slide trong các giờ học lý thuyết là một điều mà các
giáo viên không muốn nghĩ đến. Để có một bài giảng như thế đòi hỏi phải mất nhiều
thời gian chuẩn bị mà đó chính là điều mà các giáo viên thường hay tránh. Khảo sát
hiệu quả từ phía học sinh cho thấy, nếu sử dụng phương pháp dạy học truyền thống
với phấn trắng bảng đen thì hiệu qua mang lại chỉ có 30%, trong khi hiệu quả của
phương pháp multimedia (nhìn – nghe) lên đến 70%. Việc sử dụng phương pháp mới
đòi hỏi một giáo án mới. Thực ra, muốn “click” chuột để tiết dạy thực sự hiệu quả thì
giáo viên phải vất vả gấp nhiều lần so với cách dạy truyền thống. Ngoài kiến thức
căn bản về vi tính, sử dụng thành thạo phần mềm Power point, Violet,… giáo viên
cần phải có niềm đam mê thật sự với công việc thiết kế đòi hỏi sự sáng tạo, sự nhạy
bén, tính thẩm mỹ để săn tìm tư liệu từ nhiều nguồn.
6

Hơn nữa trong quá trình thiết kế, để có được một giáo án điện tử tốt, từng cá
nhân giáo viên còn gặp không ít khó khăn trong việc tự đi tìm hình ảnh minh hoạ, âm
thanh sinh động, tư liệu dẫn chứng phù hợp với bài giảng. Đây cũng chính là một
trong những nguyên nhân mà một số giáo viên thường đưa ra để tránh né việc thực
hiện dạy ứng dụng CNTT. Một số tiết dạy có ứng dụng CNTT thì thường trình chiếu
nội dung bài dạy suốt cả tiết học làm cho học sinh mỏi mắt, đưa vào tình trạng mệt
mỏi, kém tích cực. Còn một số tiết dạy thì nội dung không nhất thiết phải trình chiếu
cũng thể hiện lên, chưa chắt lọc được phần kiến thức nào thì nên dùng phần mềm để
hỗ trợ.
Một số hoạt động tiếp cận khái niệm, mô tả khái niệm, quy tắc chưa biết khai
thác thế mạnh của các phần mềm ứng dụng như Power point, Sketchpat,. . .
Chính vì những khó khăn trên mà các giáo viên chỉ ứng dụng CNTT khi có nhu
cầu. Tức là chỉ có thao giảng, thì mới sử dụng và việc làm này chỉ mang tính chất đối
phó. Tình trạng này cũng phổ biến trong các trường phổ thông. Mục đích sử dụng
máy tính phục vụ cho công tác giảng dạy chỉ được áp dụng trong các tình huống này.
2. Thực trạng ứng dụng CNTT trong nhà trường tiểu học hiện nay
Từ khá sớm, một số trường học đã bắt đầu đưa công nghệ thông tin vào giảng
dạy. Hầu hết các trường đều chưa có phòng máy tính riêng. Mặc dù một số trường
được trang bị một số máy tính tuy nhiên chỉ nhằm mục đích ứng dụng trong công tác
lưu trữ, quản lý hồ sơ nhân sự hay trợ giúp việc thi cử. Như vậy, có thể thấy chúng ta
đã bỏ phí rất nhiều tiềm năng của máy tính, chưa khai thác hết những ứng dụng to lớn
của công nghệ thông tin, mà một trong những ứng dụng đó là việc sử dụng các phần
mềm hỗ trợ giảng dạy cho các tiết học trên lớp đối với các môn văn hoá khác như:
Toán, tiếng Việt, Tự nhiên xã hội, Đạo đức v.v…
Chính vì vậy, nhu cầu sử dụng phần mềm trong giảng dạy hiện nay là rất lớn.
Hầu hết các giáo viên đều nhận thấy đây là vấn đề cấp thiết cần thực hiện ngay. Các
lãnh đạo trường cũng như các cơ quan giáo dục đều khuyến khích và coi khả năng sử
dụng giáo án điện tử, bài giảng điện tử là ưu điểm của giáo viên. Do đó, các lớp tập
huấn Tin học sử dụng Powerpoint, Violet,… thường được các giáo viên tham gia rất
7

đông. Trong các cuộc thi giáo viên dạy giỏi, gần như 100% là các bài giảng là dùng
phần mềm. Đa số các trường học đều đã trang bị máy chiếu để phục vụ việc giảng dạy
bằng máy tính.
Trên thực tế thì các phần mềm giáo dục của Việt Nam cũng đã xuất hiện rất
nhiều, phong phú về nội dung và hình thức như: sách giáo khoa điện tử, các website
đào tạo trực tuyến, các phần mềm multimedia dạy học,… Trên thị trường có thể dễ
dàng lựa chọn và mua một phần mềm dạy học cho bất cứ môn học nào từ lớp một cho
đến luyện thi đại học. Tuy nhiên, các phần mềm dạy học cho học sinh, dù đã có rất
nhiều cố gắng về mặt hình thức và nội dung song sự giao tiếp giữa máy với người
chắc chắn không thể bằng sự giao tiếp giữa thầy với trò…
Hiện nay, các công ty thiết bị giáo dục cũng thường xây dựng các video quay các
tiết giảng mẫu để đưa về các trường. Tuy nhiên định hướng này khó phát huy được
hiệu quả, vì sản phẩm cũng chỉ như một giáo án tham khảo trong khi chi phí để xây
dựng rất lớn (vài chục triệu đồng/tiết dạy) mà hầu như không thể chỉnh sửa về sau
được. Nó thậm chí còn có thể gây phản tác dụng khi tạo ra sự áp đặt cho giáo viên, tạo
ra tư duy lười suy nghĩ vì chỉ cần dạy theo giáo án mẫu, làm giảm đi sự sáng tạo của
giáo viên trong việc giảng dạy…
3. Các hình thức ứng dụng CNTT trong dạy học
Hiện nay, trên thế giới người ta phân biệt rõ ràng 2 hình thức ứng dụng CNTT
trong dạy và học, đó là Computer Base Training, gọi tắt là CBT (dạy dựa vào máy
tính), và E-learning (học dựa vào máy tính). Trong đó:
– CBT là hình thức giáo viên sử dụng máy vi tính trên lớp, kèm theo các trang
thiết bị như máy chiếu (hoặc màn hình cỡ lớn) và các thiết bị multimedia để hỗ trợ
truyền tải kiến thức đến học sinh, kết hợp với phát huy những thế mạnh của các phần
mềm máy tính như hình ảnh, âm thanh sinh động, các tư liệu phim, ảnh, sự tương tác
người và máy.
– E-learning là hình thức học sinh sử dụng máy tính để tự học các bài giảng mà
giáo viên đã soạn sẵn, hoặc xem các đoạn phim về các tiết dạy của giáo viên, hoặc có
thể trao đổi trực tuyến với giáo viên thông mạng Internet. Điểm khác cơ bản của hình
8

thức E-learning là lấy người học làm trung tâm, học viên sẽ tự làm chủ quá trình học
tập của mình, giáo viên chỉ đóng vai trò hỗ trợ việc học tập cho học viên.
Như vậy, có thể thấy CBT và E-learning là hai hình thức ứng dụng CNTT vào
dạy và học khác nhau về mặt bản chất. Một bên là hình thức hỗ trợ cho giáo viên, lấy
người dạy làm trung tâm và cơ bản vẫn dựa trên mô hình lớp học cũ. Còn một bên là
hình thức học hoàn toàn mới, lấy người học làm trung tâm, trong khi giáo viên chỉ là
người hỗ trợ. Tuy nhiên, ở Việt Nam nhiều người vẫn bị nhầm lẫn 2 khái niệm này,
trong đó có không ít các chuyên gia giáo dục, nên nhiều khi dẫn đến những sai lầm
trong đường hướng chỉ đạo. Vì vậy, tôi sẽ phân tích kỹ hơn nhưng mặt mạnh mặt yếu
của CBT và E-learning để có thể hiểu rõ hơn chúng ta đã làm gì, cần làm gì và nên
làm gì trong giai đoạn hiện nay.
CBT

E-learning

Có thể phát triển, cải tiến từ phương Thay đồi hoàn toàn cách dạy và học.
pháp dạy học truyền thống. Vẫn dựa Người học có thể học riêng rẽ, học ở nhà
trên những hình thức cơ bản của một hoặc ở nơi làm việc. E-learning khai thác
lớp học thông thường

được tối đa sức mạnh của thế giới
Internet: khả năng phổ biến rất cao (có
thể 1 bài giảng hàng triệu người học),
hay có khả năng cập nhật các thông tin
mới ngay lập tức.

Chi phí đầu tư ban đầu thấp. Chỉ cần Chi phí đầu tư ban đầu rất cao. Mỗi lớp
trang bị cho lớp học máy tính, máy học phải là một phòng máy tính nối mạng
chiếu và các thiết bị multimedia.

Internet, mỗi học sinh và giáo viên phải
có máy tính riêng và những phần mềm
chuyên dụng.

CBT là phương pháp kết hợp được cả
những thế mạnh của phương pháp dạy Chỉ dựa trên thế mạnh của các bài giảng
học truyền thống (dựa trên giao tiếp điện tử, hầu như không có giao tiếp thầy
thầy-trò) và khai thác được những ưu trò.
9

5/5 - (1 vote)

Bài viết liên quan

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments