Coenzyme Q10 – Wikipedia tiếng Việt

Banner-backlink-danaseo

Coenzyme Q10 (Co Q10), còn gọi là hay coenzyme E10 Ubidecarenon. Toàn thế giới đã có khoảng 40 triệu người bị bệnh tim dùng Co Q10 thường xuyên, riêng ở Nhật đã là trên 15 triệu người. 

– Vào năm 1957, TS. FGrane (bang Winconsin – Mỹ) đã phân lập được từ tim bò một chất màu vàng. Đó là Co Q10. Đến năm 1958, TS. Kerl Folkers, người được coi là cha đẻ của Co Q10 vì cùng với các cộng sự, ông đã xác định được chính xác cấu trúc hóa học và từ đó tổng hợp được Co Q10 trong phòng thí nghiệm.
– Năm 1960, TS. Tora Yanamura (Nhật) đã dùng Co Q10 trong chữa trị suy tim sung huyết, thấy kết quả khả quan. Sau đó, năm 1972 TS. Karl Folkers đã báo cáo sự thiếu hụt Co Q10 ở những bệnh nhân tim mạch khi so với người bình thường. Sau đó các nhà nghiên cứu cũng phát hiện tính chống oxy hóa của Co Q10.
– Năm 1978, nhà khoa học Peter Mitchell (Anh) đã nhận thấy vai trò của Co Q10 trong quá trình tạo ra năng lượng. Khám phá đã mang về cho Mitchell giải Nobel.
– Từ năm 1980 trở đi, việc nghiên cứu về Co Q10 được triển khai ở nhiều nước. Ít nhất đã có 10 hội nghị khoa học quốc tế bàn về dược tính và việc ứng dụng Co Q10 trong y dược học. Đã xuất hiện nhiều loại thuốc chứa Co Q10, trong đó có viên koenzyme Q10 của Thụy Điển được quảng cáo: “Viên ngọc của tuổi trẻ” vì mang lại năng lượng hằng ngày và giúp “giữ mãi thời gian” (chống lão hóa).

Vai trò của Coenzyme Q10 trong khung hình người[sửa|sửa mã nguồn]

– Đây là một dẫn chất benzoquinon, phân bố ở nhiều nơi trong cơ thể người và trong tự nhiên, có đặc tính tương tự vitamin, nghĩa là cơ thể con người cần chúng với số lượng rất nhỏ.
Sự thiếu hụt chất này sẽ gây ra các rắc rối về chuyển hóa và sinh bệnh tật. Như chúng ta đã biết, hầu hết các chuyển hóa trong cơ thể, trong tế bào của người đều cần sự xúc tác của các loại enzym khác nhau. Để tạo điều kiện cho các enzym này hoạt động có hiệu quả thì cần có các chất hỗ trợ (coenzyme). Co Q10 là một trong nhiều loại coenzyme có trong cơ thể người. Đã chứng minh Co Q10 là yếu tố kết hợp (cofactor) của ít nhất 3 enzyme tại ti thể của mỗi tế bào để tạo ra ATP (adenosin triphosphat) cho năng lượng. Tế bào hoạt động càng mạnh càng đòi hỏi nhiều ATP, có nghĩa cần nhiều Co Q10.
– Đến 95% năng lượng hằng ngày của cơ thể được hoạt hóa bởi Co Q10 vì vậy thiếu nó sẽ ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của cơ thể nhất là tim. Đây là bộ phận quan trọng, hoạt động liên tục không nghỉ suốt cuộc sống của một đời người, nên tim tiêu thụ một năng lượng rất lớn nên có nhu cầu cao và mối liên hệ mật thiết với Co Q10.
– Trong những năm gần đây, một số nghiên cứu nhận thấy “Mạng lưới 5 chất cơ bản nhất chống oxy hóa, trong đó có Co Q10. Do tính chất trung hòa có gốc tự do được coi là nguyên nhân của hiện tượng lão hóa, nguồn gốc của một số bệnh như ung thư, suy giảm trí nhớ) nên Co Q10 còn có ích trong các bệnh tuổi già, trong thẩm mỹ.

Ứng dụng trong y học và sức khỏe thể chất[sửa|sửa mã nguồn]

– Giảm nguy cơ tai biến tim mạch. Thường dùng trong các triệu chứng liên quan đến suy tim có sung huyết nhẹ và vừa ở những bệnh nhân đang được điều trị với phác đồ chuẩn.
Giúp sự hô hấp tế bào cơ tim, làm mạnh tim, ngăn cản virut gây viêm tim.
– Kích thích hệ thống tế bào miễn dịch. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, Co Q10 làm chậm quá trình phát triển thành bệnh AIDS đối với người nhiễm HIV. Thường những bệnh nhân HIV có nồng độ Co Q10 thấp thì nhanh phát triển thành bệnh AIDS hơn người có HIV nhưng có nồng độ Co Q10 cao.
– Giảm cholesterol máu (trong rối loạn lipid máu).
– Điều hòa huyết áp.
– Chống oxy hóa, chống lão hóa, nên phối hợp với một số chất khác như các vitamin: E, C, để giúp cơ thể trẻ, khỏe, ngừa ung thư.
– Phòng ngừa ngộ độc do tác động của các hóa chất trong môi trường sống.
– Giải phóng năng lượng thừa, ngăn ngừa béo phì và việc tích mỡ có hại cho phủ tạng. Có báo cáo nêu: một số bệnh nhân béo phì đã giảm được 8 kg trong 9 tuần dùng Co Q10.

Liên kết ngoài[sửa|sửa mã nguồn]

5/5 - (1 vote)

Bài viết liên quan

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments