Ngành Công nghệ dệt, may (Công nghệ may) là gì? Ra trường làm gì?

Banner-backlink-danaseo

Ngành Công nghệ dệt, may ( Công nghệ may ) là gì ? Ra trường làm gì ?

Con người không thể tồn tại mà thiếu những nhu cầu tối thiểu về ăn, mặc, ở. Chính vì điều đó, các ngành học về may mặc, thời trang được ra đời. Ngành Công nghệ dệt, may (Công nghệ may) là gì? Ra trường làm gì? là câu hỏi đầu tiên và quan trọng nhất đối với những ai đang muốn tìm hiểu, theo đuổi ngành học hấp dẫn này.

Bài viết dưới đây sẽ giúp cho những bạn đang mong muốn theo đuổi ngành Công nghệ dệt, may (Công nghệ may) giải tỏa được niềm trăn trở chính đáng này. Công nghệ dệt, may (Công nghệ may) là gì? Ra trường làm gì?”, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu, trả lời và định hướng tương lai các bạn nhé.

Ngành Công nghệ dệt, may (Công nghệ may) là gì?

Hiểu một cách đơn giản, Công nghệ dệt, may (Công nghệ may) là ngành nhằm thỏa mãn, đáp ứng nhu cầu về may mặc, thời trang của con người với những sản phẩm đa dạng được thực hiện thông qua hệ thông sản xuất công nghiệp hiện đại, vừa đảm bảo về thẩm mỹ vừa đảm vảo về sản lượng sản xuất.
 


Ngành Công nghệ dệt, may (Công nghệ may) hiện được đào tạo ở nhiều trường đại học trên cả nước

Hiện nay, may mặc không chỉ đóng vai trò quan trọng trong đời sống của con người mà còn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Dệt may là ngành có năng lực cạnh tranh cao trong quá trình hội nhập thương mại quốc tế, là ngành xuất khẩu chủ lực của ngành công nghiệp Việt Nam trong những năm qua,
Theo học ngành Công nghệ dệt, may (Công nghệ may), sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản và chuyên sâu trong lĩnh vực may và thời trang để làm cơ sở cho việc áp dụng những nguyên lý kỹ thuật và các kỹ năng thực hành vào quá trình tổ chức triển khai sản xuất công nghiệp, khả năng thiết kế đồ họa trang phục. sử dụng tốt các phần mềm chuyên ngành về thiết kế, nhảy mẫu, giác sơ đồ, thêu vi tính và quản lý sản xuất ngành may, những kỹ năng tổ chức và quản lý sản xuất may công nghiệp,…

Bên cạnh đó, khi theo học tại các trường đại học uy tín có đào tạo ngành Công nghệ dệt, may (Công nghệ may) như trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, Đại học Bách khoa TP.HCM, Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH),… sinh viên còn được chú trọng phát triển các kỹ năng về quản lý, kinh doanh dịch vụ hàng may mặc, thời trang, kỹ năng giao tiếp, đàm phán, tiếp thị trong lĩnh vực kinh doanh hàng may mặc.

Học ngành Công nghệ dệt, may (Công nghệ may) ra trường làm gì?

Thống kê cho thấy tính đến nay, ngành Dệt may Việt Nam có khoảng 2,5 triệu lao động, dự kiến đến năm 2025 số lao động sẽ tăng lên thành 5 triệu. Tại TP. Hồ Chí Minh, nhu cầu lao động tăng thêm cho ngành Dệt may đến năm 2015 khoảng 19.500 lao động, đến năm 2020 khoảng 20.250 lao động, trong đó nhu cầu tăng thêm về đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên và nhà thiết kế lần lượt là 500 và 1.000 người. Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng nhân lực của các doanh nghiệp dệt may có xu hướng yêu cầu cao hơn về trình độ nghề, giảm số lao động chưa qua đào tạo. Chính nhu cầu cao về nhân lực đã tạo ra cơ hội lựa chọn việc làm phong phú cho các cử nhân ngành Công nghệ dệt, may (Công nghệ may) với mức lương vô cùng hấp dẫn cùng với chế độ ưu đãi tốt.
 

Ngành Công nghệ may là gì?
Sinh viên ngành Công nghệ dệt, may (Công nghệ may) HUTECH trong giờ thực hành 

Sau khi tốt nghiệp, các cử nhân ngành Công nghệ dệt, may (Công nghệ may) có thể làm việc ở nhiều bộ phận trong các công ty tập đoàn may mặc tùy theo trình độ và khả năng như:

  • Làm việc ở phòng thiết kế, phòng kỹ thuật, phòng nghiên cứu mẫu, phòng phát triễn mẫu

  • Đảm nhận việc làm chỉ huy kỹ thuật, công tác làm việc chuẩn bị sẵn sàng sản xuất
  • Quản lý và quản lý sản xuất kinh doanh thương mại
  • Quản lý chất lượng mẫu sản phẩm trong ngành may, nhân viên cấp dưới quản trị đơn hàng
  • Lập kế hoạch sản xuất, kiểm tra, nhìn nhận chất lượng quy trình tiến độ sản xuất loại sản phẩm
  • Định mức giá cho mẫu sản phẩm
  • Tổ chức quản lý sản xuất những cơ sở sản xuất vừa và nhỏ của ngành may

  • Dẫn dắt một bộ phận nhỏ : chuyển trưởng, may mẫu
  • Hoặc hoàn toàn có thể mở nhà xưởng hoặc tiệm may cho bản thân

14555648

5/5 - (1 vote)

Bài viết liên quan

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments