Giao tế là gì? Kỹ năng cần có khi làm công việc giao tế

Giao tế là gì? Tại sao giao tế là kỹ năng quan trọng đối với chúng ta? Chắc hẳn đây là câu hỏi còn khá xa lạ đối với chúng ta. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng Mindovermetal tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

giao-te-la-gi-ky-nang-can-co-khi-lam-cong-viec-giao-te-6

Giao tế là gì?

Có thể hiểu giao tế là xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người, hay còn gọi là khéo giao tiếp. Đây là kỹ năng rất cần thiết đối với mọi cá nhân, để chúng ta có thể đạt được những thành công nhất trong cuộc sống. Người làm công việc giao tế đòi hỏi họ họ phải là những người lịch sự, năng động, giỏi giao tiếp, có đầu óc tổ chức, giỏi thương thuyết và đàm phán.

Kỹ năng cần có của công việc giao tế

Giao tế là công việc khá phức tạp. Nó đòi hỏi một cá nhân cần phải có nền tảng căn bản về nhiều kỹ năng khác nhau. Bao gồm:

Sử dụng ngôn từ

Kỹ năng đầu tiên cần có là khả năng sử dụng ngôn từ để truyền tải. Ngôn từ như là một sợi dây kết nối con người với nhau. Đó có thể là lời nói, chữ viết, hình ảnh, dấu tay,… Nhưng dù nó ở hình thái nào, một cá nhân sử dụng ngôn từ phải khiến cho người nghe hiểu được. Có thể nói sức mạnh của ngôn từ rất to lớn, nó có thể khiến cho cuộc chiến tranh nổ ra, và cũng có thể làm cho cuộc chiến tranh dừng lại.

giao-te-la-gi-ky-nang-can-co-khi-lam-cong-viec-giao-te-7

Quan sát và phân tích

Trong giao tiếp, kỹ năng quan sát và phân tích sẽ giúp cuộc giao tiếp thành công hơn và khiến mối quan hệ của bạn trở nên tốt đẹp hơn. Tất nhiên khả năng này không phải tự nhiên mà có, nó cần được bạn rèn luyện hằng ngày. Đặc biệt, họ sẽ nhìn nhận được sự vật, sự việc, con người, ghi nhớ, phân tích,… từ đó đưa ra nhận định đánh giá và có những quyết định, hành động sao cho phù hợp.

Giao tiếp mắt

Việc giao tiếp bằng mắt có thể dễ dàng để người nói biết được bạn có đang thực sự lắng nghe hay chú ý đến họ hay không. Nếu như người nghe hạn chế mắt nhìn mắt, người ta sẽ xem đó là biểu hiện của sự có mưu đồ, toan tính, thậm chí là dối trá. Do đó, giao tiếp qua ánh mắt sẽ giúp cho các bạn đạt được những thành công nhất định trong giao tiếp.

Lắng nghe

Giao tiếp là sự tương tác hai chiều. Vì thế bạn phải lắng nghe được những gì đối phương muốn truyền tải. Để có thể đưa ra ý kiến cá nhân của mình vào câu chuyện của họ. Điều này sẽ làm cho đối phương khẳng định bạn đã thực sự lắng nghe câu chuyện của họ. Vì thế, yếu tố lắng nghe là cách bạn tôn trọng và hiểu được những thông tin mà người đối diện muốn chia sẻ.

giao-te-la-gi-ky-nang-can-co-khi-lam-cong-viec-giao-te-9

Đoán biết âm giọng, từ ngữ

Không phải điều gì đối phương cũng có thể nói một cách trực tiếp cho bạn biết. Việc bạn đoán biết âm giọng, từ ngữ cũng là một kỹ năng quan trọng. Vì bạn có thể biết được đối phương đang vui vẻ hay đang khó chịu thông qua âm giọng và từ ngữ của họ. Để từ đó bạn có những ứng xử tinh tế, phù hợp với nhu cầu của người giao tiếp với mình.

Khả năng ghi nhớ những dữ kiện nghe được

Trong một vài trường hợp nhất là ở các buổi thảo luận và tranh luận, chúng ta sẽ gặp khó khăn vì nhận được dữ kiện dồn dập. Hơn nữa, chúng ta cũng phải cùng lúc phân tích và phán đoán. Vì vậy, nó vượt quá mức mà trí nhớ của chúng ta có thể tiếp nhận được. Lúc này, bạn nên lấy giấy bút để ghi lại những thông tin này nhé.

giao-te-la-gi-ky-nang-can-co-khi-lam-cong-viec-giao-te-4

Một số lưu ý khi làm công việc giao tế

  • Khi bắt tay hãy nắm chặt tay và nhìn thẳng vào đối phương
  • Giọng nói cần rõ ràng, lớn vừa đủ, gọn gàng, dứt khoát và truyền cảm hứng cho người khác
  • Hãy trả lời thẳng thắn và trực tiếp vào trọng tâm câu hỏi. Tránh nói vòng vo, dài dòng
  • Hạn chế giới thiệu về bản thân. Chỉ nói về những ưu điểm cần thiết khi được hỏi tới
  • Nên cẩn trọng trong cách chọn từ ngữ để giao tiếp
  • Tránh những cử chỉ như: tay chỉ vào mặt đối phương; đập bàn; vung tay;… khi phát biểu ý kiến của mình
  • Tránh một chiều khai thác
  • Chuẩn bị đầy đủ tài liệu trước khi gặp đối tác
  • Hãy tận dụng ngôn ngữ cơ thể
  • Hỏi lại những điều mình chưa rõ sẽ giúp bạn nhìn nhận. Và tương tác với người nói chuyện một cách hiệu quả hơn
  • Không nên ngắt lời khi đối phương đang nói
  • Hãy thoải mái, thân thiện khi giao tiếp. Chỉ tỏ ra cứng rắn khi cần thiết
  • Tránh phê phán, hãy góp ý trên tinh thần xây dựng và tôn trọng

Như vậy Mindovermetal đã chia sẻ cho các bạn hiểu giao tế là gì? Có thể nói nghề này hầu như vẫn còn rất mới mẻ ở Việt Nam. Cũng có một vài nhà tuyển dụng đã tuyển chuyên viên giao tế, nhưng những nhu cầu này còn rất ít. Đây là một lĩnh vực mới mẻ có thể sẽ phát triển trong tương lai đấy.

5/5 - (27 votes)
Banner-backlink-danaseo

Bài viết liên quan

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments