tiểu luận kinh tế du lịch ứng dụng công nghệ thông tin vào phát triển du lịch – Tài liệu text

Banner-backlink-danaseo

tiểu luận kinh tế du lịch ứng dụng công nghệ thông tin vào phát triển du lịch thông minh tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.17 KB, 33 trang )

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 KHÁI NIỆM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (CNTT)
Công nghệ Thông tin, viết tắt CNTT, (tiếng Anh: Information
Technology hay là IT) là một nhánh ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và
phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và
thu thập thông tin.
Công nghệ thông tin là ngành quản lý công nghệ và mở ra nhiều
lĩnh vực khác nhau như phần mềm máy tính, hệ thống thông tin, phần
cứng máy tính, ngôn ngữ lập trình nhưng lại không giới hạn một số thứ
như các quy trình và cấu trúc dữ liệu. Tóm lại, bất cứ thứ gì mà biểu diễn
dữ liệu, thông tin hay tri thức trong các định dạng nhìn thấy được, thông
qua bất kỳ cơ chế phân phối đa phương tiện nào thì đều được xem là
phần con của lĩnh vực công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin cung
cấp cho các doanh nghiệp bốn nhóm dịch vụ lõi để giúp thực thi các
chiến lược kinh doanh đó là: quá trình tự động kinh doanh, cung cấp
thông tin, kết nối với khách hàng và các công cụ sản xuất.
Ở Việt Nam, khái niệm Công nghệ Thông tin được hiểu và định
nghĩa trong Nghị quyết Chính phủ 49/CP ký ngày 04/08/1993: “Công
nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và
công cụ kĩ thuật hiện đại – chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên
thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của
con người và xã hội”.
Các lĩnh vực chính của công nghệ thông tin bao gồm quá trình tiếp
thu, xử lý, lưu trữ và phổ biến hóa âm thanh, phim ảnh, văn bản và
thông tin số bởi các vi điện tử dựa trên sự kết hợp giữa máy tính và
truyền thông. Một vài lĩnh vực hiện đại và nổi bật của công nghệ thông
tin như: các tiêu chuẩn Web thế hệ tiếp theo, sinh tin, điện toán đám
1

mây, hệ thống thông tin toàn cầu, tri thức quy mô lớn và nhiều lĩnh vực

khác. Các nghiên cứu phát triển chủ yếu trong ngành khoa học máy tính.
Theo quan điểm của người sử dụng, CNTT được hiểu gòm 3 thành
phần cơ bản: Máy tính, mạng truyền thông và các bí quyết (khow-how).
Các bí quyết (khow-how) được hiểu đơn giản là biết một điều gì đó tốt.
Hkow – how bao gồm:
+ Quen với các công cụ CNTT
+ Có kỹ năng cần thiết để sử dung các công cụ này.
+ Hiểu cách thức sử dụng CNTT để giải quyết vấn đề.
Với những lý giải trên, know-how bao gồm con người, các quy trình
nghiệp vụ và các phần mềm ứng dụng. ba thành phần trên của CNTT
được gắn kết chặt chẽ với nhau tạo năng suất và hiệu quả cao cho các
cơ quan, tổ chức có ứng dựng CNTT trong công tác của mình.
1.2 DU LỊCH THÔNG MINH
Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 hình thành dựa trên công cuộc
Cách mạng kỹ thuật số đã diễn ra từ thế kỷ trước, với đặc trưng là sự kết
hợp các công nghệ, đang tác động vào mọi ngành, mọi lĩnh vực. Ngành
Du lịch cũng đứng trước yêu cầu nhanh chóng phát triển theo mô hình
“du lịch thông minh” nhờ vào sự hỗ trợ của công nghệ, nhằm tạo ra và
cung cấp dịch vụ tốt nhất cho du khách.
Du lịch thông minh là một thuật ngữ mới được áp dụng để mô tả
sự phụ thuộc ngày càng tăng của các điểm đến du lịch và khách du lịch
vào các hình thức thông tin và truyền thông mới nổi cho phép một lượng
dữ liệu lớn được sử dụng để mang lại giá trị tăng thêm cho khách hàng.
Thuật ngữ công nghệ thông minh (điện thoại thông minh, thẻ thông
minh, TV thông minh, v.v …), mô tả tính năng đa chức năng và mức kết
nối cao. Với cường độ thông tin về du lịch và sự phụ thuộc cao vào công
2

nghệ thông tin và truyền thông (ICT), không có gì đáng ngạc nhiên khi

thấy khái niệm “thông minh” được áp dụng trong lĩnh vực du lịch. Theo
đó, du lịch thông minh có thể được xem như một sự phát triển hợp lý từ
du lịch truyền thống, lấy nền tảng từ những đổi mới và định hướng công
nghệ của ngành công nghiệp du lịch trong bối cảnh phát triển rộng rãi
của thông tin và truyền thông. Sự phát triển theo hướng này tiếp tục với
việc ứng dụng rộng rãi phương tiện truyền thông xã hội, và thừa nhận
tính di động của thông tin cũng như người tiêu dùng du lịch. Như vậy, du
lịch thông minh chắc chắn là một bước tiến rõ rệt trong quá trình phát
triển và ứng dụng CNTT-TT trong du lịch, nâng cao mức độ thông minh
trong các hệ thống du lịch thông qua việc thay đổi cách thức tạo ra, trao
đổi, tiêu dùng và chia sẻ kinh nghiệm du lịch.
Du lịch thông minh bao gồm nhiều thành phần được ICT hỗ trợ:
Kinh nghiệm thông minh
Thành phần kinh nghiệm thông minh đặc biệt tập trung vào các
trải nghiệm du lịch qua trung gian công nghệ và sự tăng cường trao đổi
thông tin thông qua việc cá nhân hoá, nhận thức về bối cảnh và theo dõi
thời gian thực. Khách du lịch là những người tham gia tích cực và cũng
có thể coi là đối tượng chính trong việc tạo ra trải nghiệm này: họ không
chỉ sử dụng mà còn tạo, hoặc bổ sung dữ liệu tạo thành nền tảng cho
trải nghiệm (ví dụ bằng cách tải ảnh lên Instagram với tag có liên quan
đến điểm đến sẽ giúp cập nhật bản đồ tại các điểm đến). Chính những
chia sẻ cá nhân này của du khách sẽ là nguồn thông tin để tạo nên cơ sở
dữ liệu – một thành phần quan trọng cấu tạo nên du lịch thông minh.
Những lượt khách du lịch sau có thể sử dụng những thiết bị di động
thông minh để khai thác cơ sở hạ tầng thông tin được cung cấp tại điểm
đến để tăng thêm giá trị cho trải nghiệm của họ, cũng như đóng góp
những trải nghiệm của mình để làm phong phú thêm cơ sở dữ liệu.
Điểm đến thông minh
3

Điểm đến thông minh là trường hợp đặc biệt của các thành phố
thông minh được định nghĩa là một điểm đến du lịch sáng tạo, được xây
dựng trên một cơ sở hạ tầng công nghệ tiên tiến đảm bảo sự phát triển
bền vững các khu vực du lịch, có thể tiếp cận được với mọi người, tạo
thuận lợi cho sự tương tác của khách truy cập và hội nhập vào môi
trường xung quanh, làm tăng chất lượng của trải nghiệm tại điểm đến và
cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. Điểm đến thông minh là
điều kiện cần để phát triển kinh nghiệm thông minh, cụ thể là khi du
khách ghé thăm một điểm đến thông minh, họ có đầy đủ tiện nghi về cơ
sở hạ tầng để từ đó chia sẻ, cập nhật những trải nghiệm du lịch của bản
thân – nguồn thông tin để tạo nên cơ sở dữ liệu. Một ví dụ cho thành phố
thông minh là Bắc Kinh – thủ đô của Trung Quốc. Vào năm 2008, Bắc
Kinh đã đặt ra kế hoạch “Wireless Beijing” với mục tiêu phủ sóng wif
miễn phí toàn thành phố. Mới đây, năm 2017, những ứng dụng chia sẻ
phương tiện giao thông bắt đầu nở rộ. Các phương tiện như xe đạp, ô tô
được lắp đặt hệ thống khóa cùng thiết bị định vị vệ tinh (GPS) và đặt tại
các bãi đỗ dọc vỉa hè trước ga tàu, bến xe bus, trường học, siêu thị… để
khách hàng thuê bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu với chi phí hợp lý.

Hệ sinh thái kinh doanh thông minh
Hệ sinh thái kinh doanh thông minh đề cập đến tổ hợp kinh doanh
đa dạng và phức tạp được tạo ra với mục đích cung cấp và hỗ trợ những
nguồn lực du lịch cũng như những kinh nghiệm du lịch. Thành phần này
đề cập đến sự liên kết một cách linh động của các bên liên quan, các quy
trình kinh doanh cốt lõi được xử lý số hóa chuyên nghiệp. Điểm khác biệt
của thành phần kinh doanh thông minh này là liên kết ở mức cao giữa
hai yếu tố tư nhân và cộng đồng và do đó các chính phủ trở nên cởi mở
và tập trung vào công nghệ hơn là chỉ dừng ở mức đóng vai trò quản lý
và vai trò là các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng và dữ liệu. Ngoài ra, mô

4

hình du lịch thông minh còn nhận ra vai trò của khách hàng, họ không
chỉ là người nhận dịch vụ mà còn có thể đóng góp tài nguyên và trở
thành một trong những người quản lý giám sát.
Điều quan trọng là du lịch thông minh được phân bổ trên cả ba thành
phần:

Thông tin thông minh nhằm thu thập dữ liệu;

Trao đổi thông minh hỗ trợ khả năng liên kết;

Xử lý thông minh có trách nhiệm phân tích, hình dung, tích hợp và

sử dụng thông minh dữ liệu .
Tóm lại, du lịch thông minh là du lịch được tạo lên từ sự tích hợp
của nhiều nguồn khác nhau cũng như nhiều thành phần khác nhau trong
xã hội chứ không chỉ gói gọn trong vai trò của nhà cung cấp, cùng với sự
kết hợp của công nghệ cao để chuyển đổi dữ liệu đó thành kinh nghiệm
trực tuyến và các đề xuất giá trị kinh doanh với trọng tâm rõ ràng về
hiệu quả và sự bền vững.
Sự phát triển của du lịch thông minh
Đứng trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, du
lịch thông minh đã trở thành xu thế tất yếu không thể đảo ngược. Theo

thống kê, doanh số du lịch thông minh toàn cầu năm 2016 tăng 14% và
đạt khoảng 565 tỷ USD. Thị trường châu Á – Thái Bình Dương và châu Mỹ
La tinh góp phần chủ yếu cho sự tăng trưởng này. Theo đánh giá, thị
trường du lịch thông minh phát triển khá mạnh và là thị trường đầy hấp
dẫn. Có 76% tỉ lệ khách du lịch quốc tế sử dụng công cụ trực tuyến để hỗ
trợ cho việc đặt dịch vụ du lịch.
Tổ chức Du lịch Thế giới nhận định cuộc cách mạng công nghệ và
mạng xã hội là yếu tố quan trọng tạo nên sự phát triển nhanh chóng của
ngành du lịch trong những năm gần đây. Sự gia tăng mạnh của tầng lớp
5

khách lẻ sử dụng dịch vụ của các đại lý du lịch thông minh (OTA) đã thay
đổi đáng kể thị trường du lịch. Tại khu vực Đông Nam Á, Google dự đoán
quy mô của du lịch thông minh sẽ tăng mạnh từ 22 tỷ USD năm 2015 lên
90 tỷ USD vào năm 2025.
Sự phát triển của du lịch thông minh kéo theo nhiệm vụ
mới trong ngành dịch vụ du lịch
Xây dựng điểm đến thông minh
Một thành phố thông minh là thành phố sử dụng nhiều loại công
nghệ giao tiếp nhằm cung cấp thông tin liên quan đến quản lý tài sản và
tài nguyên (theo TechInAsia). Cụ thể, về mặt kỹ thuật thành phố thông
minh mang những đặc điểm sau:
Có hạ tầng công nghệ phát triển mạnh, hệ thống phân tích tiên
tiến: thể hiện ở việc hiểu con người cần gì và làm cách nào tốt nhất để
cung cấp cho họ những thứ đó. Nhiều nước đã thực hiện việc này bằng
cách ứng dụng CNTT vào sắp xếp các dịch vụ một cách hợp lý cũng như
thu thập thông tin nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ. Những ứng dụng
này giúp tự động hóa các công việc trước đây yêu cầu sự tương tác của
con người như điều tiết giao thông, phân bổ lưới điện, dịch vụ tiện ích…

góp phần nâng cao năng suất và độ chính xác của công việc cũng như
tiếp nhận thông tin phản hồi có hệ thống. Trung Quốc, bằng việc kết hợp
với Huawei, đã thành công phát triển các dịch vụ thông minh như thu
gom rác, đo lường, chăm sóc sức khỏe…
Mở rộng kết nối: đây là một phần quan trọng với các thành phố
thông minh. Nếu không có một mạng lưới Internet hoặc Wif phạm vi
rộng và tốc độ cao, nhiều sáng kiến thành phố thông minh đều sẽ thất
bại. Nhận thức được vai trò nền tảng này, nhiều thành phố tại châu Á đã
tập trung vào cung cấp các đường truyền Internet tốc độ cao miễn phí
đến hầu hết người dân. Các đô thị lớn ở Đài Loan, Tokyo và Seoul đang
6

dẫn đầu, với việc cung cấp Internet 4G và wif miễn phí, trong khi vẫn
kết nối cơ sở hạ tầng của riêng họ đến các mạng lưới nêu trên. Các công
ty viễn thông ở Ấn Độ và Indonesia thì ký kết các thoả thuận với Google
nhằm phát triển một loạt các điểm truy cập Wif công cộng, mang lại khả
năng truy cập web tốt hơn.
Phát triển kinh nghiệm thông minh
Việc xây dựng cơ sở dữ liệu cho kinh nghiệm thông minh phụ thuộc
rất lớn vào các công cụ mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram…
bởi đây là nguồn thông tin chính cho khách du lịch trong trường hợp họ
muốn tự mình tìm hiểu thông tin về các điểm du lịch mình muốn đến. Để
khai thác nguồn thông tin này có một công cụ rất hữu hiệu là Big Data.
Công nghệ Big Data đang được nhiều thành phố lớn trên thế giới
sử dụng để quản lý du lịch. Năm 2014, nhờ công nghệ này, nghiên cứu
về du lịch của Tây Ban Nha đã thu thập được dữ liệu về khách du lịch
như quốc tịch, thời gian lưu trú, chỗ ở ưa thích của khách du lịch, địa
điểm du lịch họ thích đến và khoản tiền họ chi tiêu từ nhiều nguồn khác
nhau.

Dựa trên thống kê từ những trải nghiệm của khách du lịch đi trước,
công nghệ này có thể đưa ra gợi ý phù hợp với sở thích và nhu cầu của
những người đến sau. Khi đặt chân đến thành phố mới, bạn sẽ có một
“trợ lý” biết rõ mọi ngóc ngách của thành phố đó. “Trợ lý” cũng giúp bạn
lên kế hoạch du lịch hoàn toàn phù hợp với sở thích, thời gian và túi tiền
của bạn. Ngoài ra, “trợ lý” còn đưa ra gợi ý những điều bạn nên làm dựa
trên tâm trạng của bạn.
Xây dựng hệ sinh thái du lịch
Phát triển hệ sinh thái trong lĩnh vực du lịch thông minh chính là ý
tưởng mới của một số doanh nghiệp kinh doanh các dịch vụ hỗ trợ và
hậu cần trong ngành này. Ví dụ, đó là sự kết hợp giữa OTA, trang web đặt
7

vé xe khách trực tuyến và các công cụ thanh toán trực tuyến… Đây được
coi là Liên minh các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch, dịch vụ kết
nối hoạt động du lịch qua Internet. Liên minh này bao gồm các doanh
nghiệp du lịch, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, các đại lý du lịch thông
minh, ngân hàng, công ty bảo hiểm, ví điện tử… Sự hợp tác này sẽ tăng
quy mô thị trường, mở rộng phạm vi tiếp cận các sản phẩm du lịch, đẩy
mạnh việc cung cấp dịch vụ du lịch thông minh, cung cấp cho người tiêu
dùng các sản phẩm ngày càng đa dạng và phong phú.Việc các doanh
nghiệp bắt tay với nhau cũng giúp tăng sức cạnh tranh, cùng nhau cung
cấp các sản phẩm có chất lượng tốt hơn ra thị trường.
Ứng dụng công nghệ thông tin là cốt lõi để hình thành một hệ sinh
thái du lịch. Hiện nay, dữ liệu số đã trở thành yếu tố quan trọng đối với
doanh nghiệp du lịch. Các nhà cung cấp dịch vụ đặt vé máy bay, phòng
khách sạn trực tuyến lớn trên toàn cầu như Agoda.com, Expedia.com,
Booking.com… cũng đang chiếm ưu thế cạnh tranh bằng cách đẩy mạnh
việc ứng dụng công nghệ mới.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT VÀO PHÁT TRIỂN DU
LỊCH THÔNG MINH TẠI VIỆT NAM
2.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
VIỆT NAM
Công nghệ thông tin xuất hiện ở Việt Nam từ khá sớm, có thể nói
là nó xuất hiện gần như cùng lúc với sự xuất hiện của công nghệ thông
tin trên thế giới. Là một ngành tổng thể bao gồm nhiều nhánh nhỏ như
mạng lưới bưu chính viễn thông, truyền thông đa phương tiện, Internet…,
chúng ta có thể khẳng định rằng ở Việt Nam đã xây dựng được một cơ
cấu hạ tầng có đồng bộ, đầy đủ trong hệ thống ngành công nghệ thông
tin. Trong bối cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên
8

thế giới, công nghệ thông tin chính là ‘chìa khóa’ của sự thay đổi, là đòn
bẩy giúp Việt Nam phát triển trên nhiều lĩnh vực.
Công nghệ thông tin giờ đây đã xuất hiện như một phần không thể
thiếu trong cuộc sống hằng ngày từ giáo dục, thương mại, giải trí, y học,
…Một chiếc điện thoại di động, máy tính, hay sử dụng Intenet đã không
còn xa lạ với chúng ta, nó chính là cầu nối không thể tách rời trong nhịp
sống hiện đại hóa.
Nhiều đột phá từ công nghệ thông tin
Sau 20 năm phát triển từ ngày chính thức kết nối mạng toàn cầu
19/11/1997, Internet Việt Nam đã tác động đến mọi mặt đời sống xã hội
hiện nay và tương lai. Tính đến năm 2017, Việt Nam đã có 64 triệu người
dùng Internet, chiếm 67% dân số cả nước. Với con số này, Việt Nam là
quốc gia có lượng người dùng Internet cao thứ 12 trên toàn thế giới và
đứng thứ 6 trong tổng số 35 quốc gia/vùng lãnh thổ khu vực châu Á.
Tháng 6/2016, nghiên cứu của Oxford Economics cho thấy, mật độ thuê

bao Internet di động của Việt Nam vượt xa so với mức trung bình của
nhóm các nước có thu nhập tương đương ở ASEAN. Dự báo đến 2020,
kinh tế Internet di động sẽ góp thêm 5,1 tỷ USD vào GDP, tạo mới
146.000 việc làm. Việt Nam đã trở thành quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng
Internet nhanh nhất trong khu vực và nằm trong số những quốc gia có tỷ
lệ tăng trưởng cao nhất thế giới.
Việt Nam là nước nhỏ nhưng không yếu về hạ tầng viễn thông,
tháng 5/2017, số thuê bao Internet băng rộng cố định tại VN đạt khoảng
9,9 triệu thuê bao. Dịch vụ Internet băng rộng sử dụng công nghệ mới
ngày càng chiếm ưu thế và được ưa chuộng bởi chi phí ban đầu thấp,
triển khai dịch vụ nhanh, chất lượng dịch vụ tốt.

9

Số lượng thuê bao băng rộng sử dụng công nghệ xDSL có hơn 1,4
triệu, cáp truyền hình (CATV) chỉ 6 ngàn, cáp quang (FTTH) đạt hơn 7,6
triệu. Thuê bao Internet băng rộng di động đạt 49 triệu thuê bao.
Thị trường dịch vụ di động phát triển mạnh mẽ, đến hết năm 2016,
tổng số thuê bao di động (2G và 3G) đạt khoảng 124,2 triệu, trong đó,
thuê bao 3G phát sinh lưu lượng so với năm 2015 tăng từ 35,78 triệu lên
48 triệu.
Từ năm 2016, có 4 doanh nghiệp được cấp phép triển khai mạng
4G LTE và đến tháng 3/2017, khoảng gần 43.000 trạm 4G và 83.000
trạm 3G, phủ sóng 95% dân số.
Đến tháng 5/2017, tổng băng thông kết nối Internet trong nước đạt
1919 Gbps, gấp 1,6 lần so với năm 2016, tổng băng thông kết nối
Internet quốc tế trên 4503 Gbps, gấp 2 lần năm 2016.
Số lượng địa chỉ IPv6 tính đến tháng 10/2016 đã tăng 61% so với
năm 2015. Tổng dung lượng truyền dẫn đạt hơn 1.200 Gbps (bao gồm cả

cáp biển, gateway, đường trục và vệ tinh). Được biết, hiện VNPT đang
khai thác 3 tuyến cáp quang biển quốc tế là SMW-3, AAG và APG. Trong
đó, Apg hiện là tuyến cáp quang biển có dung lượng lớn nhất tại khu vực
châu Á với băng thông tối đa có thể lên tới 54 Tbps.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực
Lĩnh vực du lịch: Hiện nay, 100% doanh nghiệp trong ngành Du
lịch Việt Nam sử dụng máy tính và đường truyền Internet, ứng dụng
những phần mềm chuyên dụng như quản trị văn phòng, tài chính, mua
bán tour, thông tin điểm đến…, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho
doanh nghiệp du lịch, nhất là sự liên thông mang tính toàn cầu trên
Internet hiện nay đã giải quyết nhiều khó khăn tồn tại đối với doanh
10

nghiệp trong hoạt động kinh doanh và tìm kiếm thị trường. Sự gắn kết
bằng CNTT sẽ tạo điều kiện cho tất cả các doanh nghiệp phát triển, nhất
là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa đủ lực để vươn lên tiếp cận với thị
trường và các hoạt động quảng bá quy mô và tốn kém… Liên tục trong
nhiều năm trở lại đây, các công ty du lịch lữ hành, khách sạn, cơ sở lưu
trú trong cả nước đã tổ chức ứng dụng CNTT vào hoạt động sản xuất
kinh doanh thông qua việc xây dựng và duy trì hoạt động của các
website, tổ chức mua bán tour, đặt phòng trực tuyến cho du khách trong
và ngoài nước. Có thể thấy hoạt động của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch qua trang web ở địa chỉ: cinet.gov.vn bằng 2 ngôn ngữ Anh, Việt;
TCDL với trang vietnamtourism.gov.vn được thiết kế với 5 ngôn ngữ Việt,
Anh, Pháp, Nhật, Trung đáp ứng nhu cầu của cộng đồng và là kênh
quảng bá quan trọng hình ảnh Việt Nam ra thế giới.
Ứng dụng CNTT vào hoạt động du lịch đã mang lại những kết quả
đáng kể như đã trình bày ở trên. Với tốc độ tăng trưởng du lịch khá ấn

tượng hiện nay và những năm tiếp theo cùng với sự phát triển nhanh, ưu
việt của CNTT thì ứng dụng CNTT vào hoạt động sản xuất kinh doanh của
các doanh nghiệp trong hoạt động lữ hành, nhà hàng, khách sạn, cũng
như việc quảng bá hình ảnh Du lịch Việt Nam sẽ càng có hiệu quả hơn,
góp phần đáng kể để Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất
nước.
Các lĩnh vực khác: Đến nay, tất cả các bộ, ngành, 63 địa phương
đều đã có trang thông tin điện tử, cung cấp thông tin, dịch vụ công trực
tuyến cho người dân và doanh nghiệp, góp phần giảm thời gian, chi phí
thủ tục hành chính, tăng tính minh bạch, hiệu quả. Trong các lĩnh vực
quan trọng như thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội… việc cải cách thủ tục
hành chính được chú trọng…Với ngành giáo dục, việc ứng dụng công
nghệ thông tin được phổ cập tại hầu hết các trường trung học phổ thông
và gần 80% các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc. Ứng dụng

11

CNTT vào hoạt động khám chữa bệnh, gia tăng đáng kể hiệu quả trong
hoạt động khám chữa bệnh, thanh toán bảo hiểm y tế….
Ngành kinh tế mũi nhọn
Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, Năm 2016, tổng
doanh thu phát sinh lĩnh vực công nghiệp CNTT ước đạt 939.400 tỷ đồng,
tăng khoảng 10% so với năm 2015, đóng góp khoảng 70,22% vào tổng
doanh thu toàn ngành. Nộp ngân sách của lĩnh vực CNTT ước đạt 93.940
tỷ đồng, tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm trước và đóng góp
khoảng 64,38% vào tổng nộp ngân sách nhà nước toàn ngành.
Ngành công nghệ thông tin đã thu hút trên 600.000 lao động, một
nửa trong số đó làm việc trong lĩnh vực phần mềm và công nghiệp nội
dung số. Trong hơn 10 năm qua, toàn ngành công nghiệp công nghệ

thông tin tăng trưởng bình quân khoảng 20%/năm. Năm 2016, tổng giá
trị xuất khẩu sản phẩm phần cứng, điện tử của Việt Nam đạt khoảng 58
tỷ USD. Sản phẩm công nghệ thông tin nằm trong nhóm 10 mặt hàng
xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Nguồn nhân lực CNTT
Hệ thống đào tạo nguồn nhân lực CNTT phát triển nhanh cả về quy
mô và hình thức đào tạo song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Báo cáo
mới nhất về ngành CNTT Việt Nam 2017 của Vietnamworks cho hay, nhu
cầu nhân sự ngành CNTT đang ở mức cao nhất trong lịch sử với gần
15.000 việc làm được tuyển dụng trong năm 2016. Theo dự báo của
Vietnamworks, với gần 80.000 nhân lực CNTT sẽ được các trường cho “ra
lò” trong hai năm, 2017 và 2018, so với nhu cầu tính đến cuối năm 2018,
Việt Nam sẽ thiếu khoảng 70.000 nhân lực về CNTT. Còn nếu tính tới
năm 2020, số nhân lực thiếu hụt sẽ lên tới hơn 500.000 người. Không chỉ
thiếu nhiều về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực CNTT cũng là trực
trạng quan ngại.
12

Với những thành tựu đạt được, có thể khẳng định công nghệ thông
tin là “phương tiện chủ lực” để Việt Nam có thể đi tắt đón đầu, rút ngắn
khoảng cách phát triển, tạo khả năng thực hiện thắng lợi sự nghiệp công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Công nghệ thông tin đã góp phần ghi
tên Việt Nam trên bản đồ công nghệ thông tin thế giới. Những thế mạnh
về công nghệ thông tin đã và đang mang lại vị thế cao hơn cho Việt Nam
trên trường quốc tế, đặc biệt trước ngưỡng cửa của cách mạng công
nghiệp 4.0.
2.2 NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN PHÁT
TRIỂN DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
2.2.1 Tác động tích cực

Trong hoạt động sản xuất, tiếp thị, phân phối và vận hành du lịch của
khu vực tư nhân và Nhà nước
Thứ nhất, ứng dụng CNTT giúp đẩy mạnh quảng bá hình ảnh du
lịch đến du khách trong cũng như ngoài nước. Hiện nay cùng với sự phát
triển mạnh mẽ của internet và CNTT, việc tìm hiểu thông tin các điểm
đến du lịch của du khách đã dần thay đổi. Trước những chuyến đi du
khách sẽ tìm hiểu thông tin và lựa chọn điểm đến thông qua việc tham
khảo các thông tin trên mạng xã hội, có ba nguồn thông tin chính hiện
nay được du khách sử dụng nhiều nhất: tìm kiếm thông qua các công cụ
phổ biến và nhiều thông tin như Google, Yahoo hay là các website du lịch
của địa phương, tổ chức, doanh nghiệp, và đặc biệt là những chia sẻ kinh
nghiệm du lịch của chính những du khách khác thông qua mạng xã hội
như Facebook, Instagram, Youtube, Twitter,… Để bắt kịp xu hướng này
các đơn vị kinh doanh du lịch tư nhân cũng như nhà nước đã xây dựng
website riêng và các trang fanpage trên mạng xã hội, các app trên thiết
bị di động nhằm quảng bá sản phẩm của đơn vị mình. Qua việc sử dụng
những phương tiện trên sẽ giúp du khách nắm bắt thông tin rõ rãng về
các điểm đến hay nắm bắt được các dịch vụ của từng doanh nghiệp lữ
13

hành, các chính sách thu hút khách du lịch của từng địa phương, từ đó
nâng cao lượng khách sử dụng dịch vụ. Cụ thể, bằng việc sử dụng hình
thức quảng cáo bằng website, fanpage trên Facebook, Phong Nha
Farmstay đã đưa hơn 1.000 khách du lịch quốc tế đến với mình hàng
năm. Tuy Phong Nha Farmstay chỉ có quy mô nhỏ gồm 10 phòng ở, bể
bới, phòng giải tri, phòng ăn,.. lại tọa lạc ở vị trí không phải là ‘thiên thời,
địa lợi’ nhưng chính thông qua việc tận dụng tối đa tính kết nối, lan tỏa
hữu ích của mạng xã hội, họ đã có nhiều cơ hội mở rộng hơn đối tượng
khách du lịch.

Ngoài ra nhờ việc quảng bá du lịch qua internet đã mang thông tin
về du lịch Việt Nam đến với 340 nghìn lượt người xem trên kênh Youtube
và hàng triệu người truy cập các trang web du lịch của Việt Nam, tính
đến tháng 8 năm 2017 du lịch Việt Nam đã đón gần 7,5 triệu lượt khách
quốc tế tăng 29% so với cùng kỳ năm trước, tổng doanh thu ướ tính tăng
26%.
Thứ hai, nâng cao khả năng quản lý du lịch, áp dụng CNTT sẽ giúp
việc quản lý dễ dàng hơn từ đó giảm thiểu chi phí phân phối, chi phí lao
động thấp, giảm thiểu chất thải, người hỗ trợ tính giá linh hoạt. Nhờ sự
phát triển của CNTT, đã ra đời rất nhiều các hệ thống ứng dụng phần
mềm giúp đỡ trong việc quản lý vận hành của các doanh nghiệp kinh
doanh trong ngành du lịch. Đầu tiên phải kể đến Hệ thống phân phối
toàn cầu GDS (Global Distribution System) là một công cụ đặt chỗ đầu
tiên cho các công ty du lịch. GDS là một nền tảng/mạng lưới cho phép
các công ty du lịch và khách hàng của họ để mua và so sánh các tùy
chọn đặt chỗ bao gồm 3 mảng book đặt dịch vụ chủ yếu: máy bay,
khách sạn và vận chuyển mặt đất. Nếu như trước đây, việc book đặt 1
chuyến bay mất rất nhiều thời gian, với hệ thống GDS hiện đại đã giải
phóng các quá trình book đặt mất thời gian thay vào đó là nhanh chóng
và tiện lợi hơn rất nhiều. Các công ty du lịch hay các văn phòng du lịch
ngày nay sử dụng các hệ thống GDS ngày càng phức tạp hơn để tìm ra
14

chỗ ở và giá tốt nhất cho khách hàng của họ, và học có thể đặt chỗ ngay
cho khách hàng khi tìm được trong tích tắc. Chính vì vậy sẽ giúp giảm
thiểu thời gian ch phí cho các doanh nghiệp. Ngoài ra còn có một số các
phần mềm được sử dụng rộng rãi trong việ quản lý du lịch, khách sạn
như Hệ thống đặt chỗ qua máy tính (CRS), Hệ thống quản lý điểm đến
(DMSs),….

Ngoài ra CNTT giúp cho việc mang thông tin đến cho khách hàng,
chăm sóc hỗ trợ khách hàng và giúp việc kết nối giữa các doanh nghiệp
hay doanh nghiệp với khách hàng dễ dàng hơn. Dù khách hàng ở trong
nước hay là quốc tế đều có thể được chăm sóc cung cấp thông tin một
cách cụ thể thông qua các hệ thống internet. Website, fanpage,…
Đới với khách hàng những người trực tiếp sử dụng dịch vụ du lịch
Thứ nhất, người tiêu dùng sẽ có được nhiều thông tin và được lựa
chọn nhiều hơn. Họ chỉ cần sử dụng internet là có thể tìm ra ngay các
thông tin về địa điểm nơi mình đến và họ cũng sẽ có nhiều sự lựa chọn
hơn về điểm đến, phương tiện, chỗ ở,… Tránh tình tạng khi đến một nơi
mới sẽ tránh được tình trạng chặt chém, xe dù,…
Thứ hai, giảm thiểu chi phí cho người tiêu dùng. Cùng với sự phát
triển của công nghệ thông tin đó là sự phát triển của hình thức thương
mại điện tử. Trên cơ sở đó các hình thức về đặt chỗ ở trước cho du
kháchbằng hình thức online trên web hay app mobile, chúng ta lấy ví dụ
về một startup với mô hình chia sẻ chỗ ở đang rất được nhiều người ưa
chuộng hiện nay là Airbnb. Airbnb sẽ giúp kết nối gữa chủ nhà trọ và
người thuê trọ trên toàn thế giới với nhau. So với việc đặt chỗ ở khách
sạn hay nhà nghỉ có điều kiện tương đương thì việc đặt chỗ trên Airbnb
có giả rẻ hơn, giảm thiểu chi phí cho người tiêu dùng.
Tăng năng lực cạnh tranh cho ngành du lịch

15

Việc ứng dụng CNTT vào ngành Du lịch là yêu cầu tất yếu trong
quá trình hội nhập, phát triển, không chỉ gia tăng các tiện ích cho du
khách và nhà quản lý mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh với các
nước. Điều này thể hiện qua những chức năng sau:
Thứ nhất, tạo sự liên kết giữa các tổ chức. Nhờ có mạng truyền

thông các tổ chức cá nhân có thể chia sẻ, trao đổi dữ liệu cho nhau tạo
nên sự liên kết. Điều này được sử dụng rộng rãi giữa các nhà điều hành
tour du lịch và các cơ quan xử lý điểm đến để chuyển danh sách, khách
hàng, hóa đơn và công việc khác. Các hệ thống quản lí điểm đến, hệ
thống quản lý đặt phòng cùng nhau chia sẻ các dữ liệu về khác hàng, từ
đó tạo thuận lợi trong việc phát triển của các doanh nghiệp du lịch vừa
và nhỏ từ đó cạnh tranh được với các đối tác lớn hơn.
Ngoài ra nhờ sự liên két giữa khách hàng và tổ chức thông qua
internet, người tiêu dùng có thể liên lạc, phản hồi tương tác với các tổ
chức du lịch ngay lặp tức. Chính vì điều này các tổ chức du lịch có thể
nâng cao hiệu quả hoạt động của mình bằng việc tăng cường kết nối vơi
khách hàng trước và sau sử dụng dịch vụ, thể hiện sự chăm sóc quan
tâm đến khách hàng và nhận lại những đánh giá vô cùng hữu ixhs từ
khách hàng. Trên cơ sở đó xây dựng tổ chức, doanh nghiệp đi lên.
Thứ hai, các doanh nghiệp du lịch có thể trao đổi thông tin và tạo
điều kiện trong việc tiếp thị chung. Ví dụ hãng hàng không hợp tác với
các chuỗi khách sạn và các công ty cho thuê xe phát hành các phần
thưởng, khuyến mại cho người tiêu dùng. Từ đó tạo nên các chuối cung
cấp sản phẩm liền mạch và toàn diện cho người tiêu dùng. Các hãng sẽ
kết hợp với nhau tạo ra các mã giảm giá, kích thích người tiêu dùng sử
dụng các dịch vụ của họ, tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác.
Thứ ba, các doanh nghiệp du lịch hợp tác với nhau xây dựng các
gói dịch vụ có thể đáp ứng nhu cầu của khách thông qua việc sử dụng

16

internet đê biết được yêu cầu của cá nhân họ, từ đo xây dựng nững gói
du lịch linh hoạt phừ hợp với từng đối tượng khách hàng.
2.2.2 Tác động tiêu cực

Tuy vai trò của CNTT đối với việc phát triển du lịch là rất quan
trọng song ở một khía cạnh nào đó thì CNTT vô hình chung cũng có một
số những mặt hạn chế trong việc phát triển du lịch ở Việt Nam hiện nay.
Đối với khách du lịch
Xuất hiện thông tin ảo, kém tin cậy có thể ảnh hưởng xấu tới du
lịch. Một số doanh nghiệp du lịch đã lợi dụng CNTT để quảng bá thiếu
chính xác hoặc đôi khi không đúng sự thật về điểm đến, về chất lượng
dịch vụ của họ nhằm mục đích thu hút được nhiều khách du lịch hơn để
tăng lợi nhuận cho mình. Khách du lịch tin vào điều đó và khi đặt chân
đến điểm du lịch thì lúc này họ mới ngỡ ngàng, thất vọng vì những gì họ
trải nghiệm không hề giống với những gì họ đã được nghe, được nhìn
trong các bài quảng bá giới thiệu của các doanh nghiệp du lịch.
Đối với các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong ngành du lịch
Để xây dựng được cơ sở hạ tầng và một hệ thống CNTT hoàn chỉnh
thì kinh phí vốn bỏ ra không phải là nhỏ. Việc tốn kém về chi phí đầu tư,
chi phí vận hành để ứng dụng CNTT là một rào cản lớn đối với các doanh
nghiệp du lịch. Áp lực cạnh tranh ép họ bắt buộc phải đi theo sự phát
triển của công nghệ, nếu không việc tụt hậu và mất thị trường kinh
doanh là điều không thể tránh khỏi. Hơn nữa Việt Nam vẫn chòn là một
nước đnag phát triển chính vì thế khó có thể tiếp thu nhanh chóng những
công nghệ mới để đứng vững trên thị trường cạnh tranh thế giới.
Bên cạnh đó còn là khó khăn về yếu tố con người. Thiếu nguồn
nhân lực có trình độ CNTT trong ngành du lịch. Vì vậy mà các doanh
nghiệp du lịch phải đầu tư thêm chi phí thuê lao động giá cao, hoặc chi
17

phí để đào tạo lao động trong lĩnh vực này. Việc đào tạo đội ngũ lao động
cũng làm các doanh nghiệp tốn không ít thời gian trong khi thế giới đang
phát triển như vũ bão.

Ví dụ về một khách sạn du lịch, họ cần đầu tư chi phí để
marketing, trong đó có chi phí xây dựng một website riêng của khách
sạn để giới thiệu về chất lượng phòng ở, các dịch vụ và các tiện ích tích
hợp cho khách hàng, chi phí để website hoạt động hiệu quả, chi phí thuê
mua các phần mềm quản lý khách hàng, quản lý nhân viên. Khi đã đầu
tư về mặt công nghệ thì khách sạn cần phải có con người có thể điều
hành, làm việc được với công nghệ đó. Lúc này khách sạn lại cần đầu tư
thêm kinh phí để thuê hoặc đào tạo lao động. Như vậy để có thể áp dụng
được CNTT để phát triển ngành du lịch đối cới các doanh nghiệp cũng
gặp không ít những khó khăn, hơn nữa đây cũng là một thách thức vô
cùng lớn với những đơn vị kinh doanh du lịch nhỏ lẻ vì yêu cầu về chi phí
vốn và lao động là khá cao. Điều này dẫn đến tình trạng cá lớn nuốt cá
bé và trên thị trường những doanh nghiệp nào đủ lớn mới có thể tồn tại.

CHƯƠNG 3: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG ỨNG DỤNG CNTT
VÀO NGÀNH DU LỊCH NƯỚC TA
3.1 CƠ HỘI
Tăng doanh thu của ngành du lịch, cải thiện chỉ số GDP nhờ vào
giảm chi phí thông qua áp dụng khoa học công nghệ, giảm nguồn nhân
lực, nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành.
Ứng dụng CNTT mang lại nhiều tiện ích đối với phát triển kinh tế
du lịch là không thể phủ nhận, đặc biệt trong công tác quản lý, nó mang
lại nhiều lợi ích cụ thể: Chi phí phân phối thấp; Chi phí truyền thông
thấp; Chi phí lao động thấp; Giảm thiểu chất thải; Người hỗ trợ tính giá
linh hoạt.
18

Bên cạnh đó là những tiện ích cho du khách như: Đáp ứng nhu cầu
rất tốt; Linh hoạt trong thời gian hoạt động; Hỗ trợ chuyên môn hóa và

sự khác biệt; Cung cấp các giao dịch phút chót; Thông tin chính xác; Hỗ
trợ tiếp thị mối quan hệ; Phản ứng nhanh với nhu cầu dao động; Nhiều
sản phẩm/tích hợp; Nghiên cứu thị trường.
Đặc biệt CNTT đã kích thích những thay đổi cơ bản trong hoạt động
và phân phối của ngành du lịch. Ví dụ rõ ràng nhất trong du lịch là quá
trình đặt chỗ, dần dần trở nên hợp lý và cho phép cả người tiêu dùng và
ngành công nghiệp tiết kiệm thời gian đáng kể trong việc xác định, hợp
nhất, đặt và mua các sản phẩm du lịch.
Khi việc ứng dụng CNTT được triển khai mạnh mẽ, khách du lịch có
thể duyệt qua Internet và xác định một loạt các đề nghị phong phú để
đưa ra lựa chọn đi du lịch phù hợp với yêu cầu cá nhân của họ. Do đó,
trọng tâm chuyển hướng sang các chuyến du lịch riêng lẻ và các gói
năng động.
Điều này sẽ cải thiện dịch vụ và cung cấp trải nghiệm du lịch liền
mạch, trong khi nó sẽ cho phép các tổ chức du lịch quản lý khả năng
cạnh tranh trong môi trường phát triển hiện đại, CNTT cung cấp một cơ
hội chưa từng có cho hội nhập theo chiều ngang, dọc và chéo, cũng như
cho sự phát triển của các doanh nghiệp. CNTT sẽ cho phép ngành công
nghiệp phát triển sự hiểu biết về sự phát triển hiện đại và một Tầm nhìn
cho tương lai.
Phát huy tiềm năng du lịch Việt Nam quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế
giới.
Với điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý do thiên nhiên ban tặng, nền
văn hóa lâu đời, Việt Nam được đánh giá là đất nước có tiềm năng và lợi
thế to lớn để phát triển du lịch. Nhiều điểm du lịch của Việt Nam được
các tổ chức, hiệp hội, trang web du lịch uy tín thế giới bình chọn với vị trí
19

nhất nhì khu vực và thế giới về độ hấp dẫn, vẻ đẹp tiềm năng và sự thu

hút với du khách.
Du lịch thông minh là giải pháp toàn diện cho sự kết nối giữa
khách du lịch và các điểm đến điều mà du lịch truyền thống sẽ không
thể làm được. Mang tiềm năng du lịch Việt Nam đến gần hơn, toàn diện
hơn tới tận tay người tiêu dùng. Các doanh nghiệp có cơ hội quảng bá
sản phẩm, dịch vụ của mình một cách dễ dàng. Người tiêu dùng có thể
liên lạc trực tiếp với các tổ chức du lịch để yêu cầu thông tin và mua sản
phẩm, cũng như tương tác với người hướng dẫn, ban quản lý du lịch, có
thể truy cập thông tin về các sản phẩm và tổ chức du lịch ngay lập tức
và không tốn kém.
Khả năng lan truyền nhiều tầng trên internet cực kỳ hữu hiệu, nếu
nội dung được trau chuốt kỹ lưỡng, trình bày sống động, đẹp mắt, những
thông điệp hình ảnh về đất nước, con người Việt Nam sẽ được truyền tới
bè bạn khắp nơi không chỉ trong nước mà trên toàn thế giới.

3.2 THÁCH THỨC
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào phát triển du lịch thông
minh tại Việt Nam là một hướng đi đúng đắn, phù hợp với sự phát triển
cũng như tiến bộ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0. CNTT đem lại một
luồng gió mới cho du lịch Việt, mở ra nhiều cơ hội để phát triển du lịch
nhưng đồng thời chúng ta cũng đối mặt với không ít thách thức cần phải
vượt qua để CNTT thật sự là công cụ hữu ích trong tăng trưởng du lịch
nước nhà.
Đối với các doanh nghiệp

20

Các doanh nghiệp phải chủ động và nhạy bẹn với sự thay đổi, ứng
dụng CNTT vào hoạt động của doanh nghiệp. Dường như Việt Nam chưa

thực sự chủ động triển khai du lịch trực tuyến. Du lịch trực tuyến chưa
đồng hành xứng tầm với vẻ đẹp bất tận của đất nước chúng ta. Tại Việt
Nam, tỷ lệ khách du lịch sử dụng internet để đặt các dịch vụ du lịch mới
chiếm 34% trong đó chủ yếu vẫn là hình thức book dịch vụ trực tiếp với
nhà cung cấp. Vì vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp, Các công ty lữ hành
buộc phải thay đổi cách kinh doanh, từ đón khách hàng trực tiếp tại văn
phòng, đại lý,… sang kinh doanh trực tuyến, xử lý các yêu cầu của khách
hàng qua hệ thống internet. Đứng trước xu hướng người tiêu dùng sử
dụng điện thoại thông minh để truy cập Internet ngày càng tăng lên, các
doanh nghiệp kinh doanh du lịch buộc phải đầu tư mạnh hơn cho kênh
bán hàng trực tuyến, đặc biệt là kênh bán lẻ trên nền tảng di động. Đồng
thời, họ cũng phải tính toán sự hài hòa về doanh thu và lợi nhuận, cân
nhắc bài toán mở rộng quy mô kinh doanh thông qua kênh OTA.
Sự hài lòng của khách hàng phụ thuộc rất nhiều vào tính chính xác
và toàn diện của thông tin cụ thể về khả năng tiếp cận của điểm đến, cơ
sở vật chất, thu hút du khách và các hoạt động khác. Vì vậy CNTT luôn
phải được cập nhật để cải thiện dịch vụ chất lượng và góp phần nâng
cao sự hài lòng của du khách. Bên cạnh đó đòi hỏi doanh nghiệp phải
không ngừng đa dạng sản phẩm và thiết lập tiếp thị bằng cách sử dụng
thông tin thu thập được bởi các chương trình khách hàng quen thuộc,
cung cấp các dịch vụ mới,..Xây dựng lòng tin và sự hài lòng từ khách
hàng.
Tuy nhiên, để bắt đầu hay chuyển đổi từ một hệ thống du lịch
truyền thống sang du lịch thông minh, các công ty lữ hành cần một
nguồn vốn ban đầu lớn, đầu tư vào trang thiết bị, và nguồn nhân lực chất
lượng cao. Cần có thời gian để chuyển đổi và đào tạo đội ngũ lao động
trong ngành dịch vụ này.

21

Bên cạnh đó thị phần du lịch trực tuyến trong nước đang nghiêng
về các doanh nghiệp du lịch nước ngoài. Sự thống trị của các đại lý du
lịch trực tuyến (OTAs) nước ngoài đã có những tác động tích cực đối với
du lịch nước ta, đặc biệt trong việc thu hút du khách quốc tế. Tuy nhiên,
đó cũng là một thách thức lớn đối với các OTA nội khi phải cạnh tranh
được với các OTA ngoại.
Phát triển du lịch thông minh đòi hỏi các doanh nghiệp du lịch, nhà
cung cấp dịch vụ du lịch trực tuyến cùng các nhà cung cấp dịch vụ thanh
toán trực tuyến, các ngân hàng phải chung tay, hợp sức với nhau để
phát triển thị trường, cùng hình thành một liên minh để phát triển các
sản phẩm và dịch vụ trực tuyến có chất lượng cao, phong phú và đa
dạng.
Đối với chính sách quản lý của nhà nước
Nhà nước không dễ dàng trong việc quản lý hệ thống an ninh
mạng, bảo vệ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch và du
khách. Việc ứng dụng CNTT vào đặt vé, tour du lịch trên mạng dễ dẫn
đến vấn đề đánh cắp thông tin, một số tổ chức, cá nhân lợi dụng những
sơ hở để tạo thông tin ảo, lừa đảo trên mạng, hoặc bán thông tin cá
nhân
Để các doanh nghiệp du lịch có điều kiện thuận lợi phát triển du
lịch thoogn minh thông qua việc ứng dụng CNTT, các cơ quan quản lý
nhà cũng đứng trước yêu cầu phải thực hiện quá trình chuyển đổi số
càng sớm càng tốt,hướng tới hình thành một hệ thống tích hợp và trao
đổi dữ liệu du lịch thông minh của Việt Nam. Bên cạnh đó, chính phủ
cũng cần trở nên cởi mở và tập trung vào công nghệ hơn là chỉ dừng ở
mức đóng vai trò quản lý và vai trò là các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng và
dữ liệu.

22

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CNTT VÀO PHÁT TRIỂN NGÀNH
DU LỊCH VIỆT NAM
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh mẽ đến tất
cả các khía cạnh của đời sống xã hội và các ngành kinh tế, làm thay đổi
mô hình hoạt động của các công ty trong hầu hết các lĩnh vực. Thị
trường du lịch toàn cầu cũng đang chứng kiến sự thay đổi với sự lên ngôi
của xu hướng kinh doanh du lịch trực tuyến.
Theo công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, doanh số du lịch trực
tuyến trên thế giới năm 2016 tăng 13,8% và đạt giá trị khoảng 565 tỷ
USD, trong đó thị trường châu Á – Thái Bình Dương vươn lên dẫn đầu thế
giới về du lịch trực tuyến từ năm 2017. Tại khu vực Đông Nam Á, Google
dự đoán giá trị của du lịch trực tuyến sẽ tăng từ 22 tỷ USD năm 2015 lên
90 tỷ USD vào năm 2025.
Tại Việt Nam, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra cả cơ hội và
thách thức cho ngành du lịch vốn đang được Đảng và Chính phủ quan
tâm đặc biệt. Thị trường du lịch Việt Nam cũng đang thay đổi do sự phát
triển của công nghệ, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng nhanh của du lịch
trực tuyến. Thực tế này buộc tất cả các thành phần trong ngành du lịch,
từ các cơ quan quản lý nhà nước cho đến các công ty cấp sản phẩm dịch vụ du lịch, đều đứng trước yêu cầu phải thực hiện quá trình chuyển
đối số càng sớm càng tốt, hướng tới hình thành một hệ thống tích hợp và
trao đổi dữ liệu du lịch thông minh của Việt Nam.
Hệ thống dữ liệu thông minh này sẽ thống nhất khối dữ liệu du lịch
khổng lồ đang tản mát hiện nay, được tất cả các thành phần trong ngành
23

du lịch cùng xây dựng và khai thác, qua đó tạo giá trị gia tăng cho sản
phẩm và dịch vụ du lịch nhờ khả năng cá nhân hóa được xu hướng và

nhu cầu của các du khách.
4.1 GIẢI PHÁP VĨ MÔ
Ta có thể thấy sự phát triển của du lịch thông minh kéo theo nhiệm
vụ mới trong ngành dịch vụ này. Bài toán đưa ra là chúng ta cần xây
dựng một cách toàn diện và có hệ thống các cơ sở hạ tầng và yếu tố nền
tảng thúc đẩy ngành phát triển theo một cách hiện đại, hướng đến tự
động hóa nhờ CNTT.
Thứ nhất, Chính phủ cần ban hành các chỉ thị với những mục tiêu
cụ thể, giúp ngành du lịch trong nước có thể định hướng phát triển rõ
ràng hơn.
Trên thực tế, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16/CTTTg ngày 4/5/2017 về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách
mạng công nghiệp 4.0 và giảm thiểu những tác động tiêu cực của làn
sóng này ở Việt Nam, trong đó nêu rõ du lịch là một trong những ngành
kinh tế được ưu tiên xây dựng chiến lược chuyển đổi số, ứng dụng công
nghệ thông tin nhằm thúc đẩy du lịch thông minh ở Việt Nam.
Đây là định hướng chính sách quan trọng cho ngành du lịch hướng
tới các mục tiêu do Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát
triển du lịch trở thành nền kinh tế mũi nhọn đã đặt ra.
Theo đó, tới năm 2020 Việt Nam sẽ thu hút được từ 17 đến 20 triệu
lượt khách quốc tế (so với 10 triệu năm 2016), phục vụ 82 triệu lượt
khách nội địa (so với 62 triệu năm 2016), đóng góp trên 10% GDP, tổng
thu từ khách du lịch đạt 35 tỷ USD và tạo ra khoảng 4 triệu việc làm gồm
1,6 triệu việc làm trực tiếp.

24

Tuy nhiên qua phần 1.2 ta có thể thấy tại Viêt Nam hiện nay, các
yếu tố quan trọng được đề cập đến còn chưa được đẩy mạnh hoặc đang
ở một mức rất thấp. Do đó giải pháp đưa ra chính là giải quyết được

những bài toán đó:
Tiến hành triển khai xây dựng những điểm đến thông minh. Áp
dụng công nghệ vào việc hỗ trợ các hoạt động của ngành trong các
thành phố, điểm đến du lịch. Phủ rộng hệ thống Wif, Internet – tạo nền
tảng cho những ứng dụng thông minh hay những phần mềm quản lí hiện
đại được triển khai.
Phát triển kinh nghiệm thông minh và Xây dựng hệ sinh thái du
lịch. Đầu tư phát triển công nghệ Big Data, phát triển nhiều giải pháp
giúp thúc đẩy quảng bá du lịch trên các trang mạng xã hội – nơi có rất
nhiều khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó ta cũng nên lập ra những liên
minh để tạo hệ sinh thái du lịch, đó là liên minh các doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ du lịch, dịch vụ kết nối hoạt động du lịch qua Internet (bao
gồm các doanh nghiệp du lịch, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, các đại lý
du lịch thông minh, ngân hàng, công ty bảo hiểm, ví điện tử…) Sự hợp
tác này sẽ tăng quy mô thị trường, mở rộng phạm vi tiếp cận các sản
phẩm du lịch, đẩy mạnh việc cung cấp dịch vụ du lịch thông minh, cung
cấp cho người tiêu dùng các sản phẩm ngày càng đa dạng và phong
phú. Giúp tăng sức cạnh tranh, cùng nhau cung cấp các sản phẩm có
chất lượng tốt hơn ra thị trường.
Thứ hai, cần thành lập các hiệp hội chuyên tổ chức, quản lý, đào
tạo các linh vực liên quan đến du lịch (ví dụ: Hiệp hội du lịch, hiệp hội
hướng dẫn viên du lịch, …).
Hiện nay trên cả nước đã hình thành được khá nhiều các hiệp hội
du lịch có tổ chức và quy mô bài bản như: Hiệp hội du lịch tp. Hồ Chí
Minh, Hiệp hội du lịch tỉnh Nam Định, Hiệp hội du lịch tỉnh Bắc Giang, …
Đặc biệt là sự ra đời của Hiệp hội đào tạo du lịch Việt Nam (VITEA) (ngày
25

khác. Các điều tra và nghiên cứu tăng trưởng đa phần trong ngành khoa học máy tính. Theo quan điểm của người sử dụng, CNTT được hiểu gòm 3 thànhphần cơ bản : Máy tính, mạng truyền thông online và những tuyệt kỹ ( khow-how ). Các tuyệt kỹ ( khow-how ) được hiểu đơn thuần là biết một điều gì đó tốt. Hkow – how gồm có : + Quen với những công cụ CNTT + Có kiến thức và kỹ năng thiết yếu để sử dung những công cụ này. + Hiểu phương pháp sử dụng CNTT để xử lý yếu tố. Với những lý giải trên, know-how gồm có con người, những quy trìnhnghiệp vụ và những ứng dụng ứng dụng. ba thành phần trên của CNTTđược kết nối ngặt nghèo với nhau tạo hiệu suất và hiệu suất cao cao cho cáccơ quan, tổ chức triển khai có ứng dựng CNTT trong công tác làm việc của mình. 1.2 DU LỊCH THÔNG MINHCuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 hình thành dựa trên công cuộcCách mạng kỹ thuật số đã diễn ra từ thế kỷ trước, với đặc trưng là sự kếthợp những công nghệ, đang ảnh hưởng tác động vào mọi ngành, mọi nghành nghề dịch vụ. NgànhDu lịch cũng đứng trước nhu yếu nhanh gọn tăng trưởng theo quy mô ” du lịch mưu trí ” nhờ vào sự tương hỗ của công nghệ, nhằm mục đích tạo ra vàcung cấp dịch vụ tốt nhất cho hành khách. Du lịch mưu trí là một thuật ngữ mới được vận dụng để mô tảsự nhờ vào ngày càng tăng của những điểm đến du lịch và khách du lịchvào những hình thức thông tin và tiếp thị quảng cáo mới nổi được cho phép một lượngdữ liệu lớn được sử dụng để mang lại giá trị tăng thêm cho người mua. Thuật ngữ công nghệ thông minh ( điện thoại cảm ứng mưu trí, thẻ thôngminh, TV mưu trí, v.v … ), diễn đạt tính năng đa tính năng và mức kếtnối cao. Với cường độ thông tin về du lịch và sự nhờ vào cao vào côngnghệ thông tin và truyền thông online ( ICT ), không có gì đáng quá bất ngờ khithấy khái niệm “ mưu trí ” được vận dụng trong nghành du lịch. Theođó, du lịch mưu trí hoàn toàn có thể được xem như một sự tăng trưởng hài hòa và hợp lý từdu lịch truyền thống cuội nguồn, lấy nền tảng từ những thay đổi và khuynh hướng côngnghệ của ngành công nghiệp du lịch trong toàn cảnh tăng trưởng rộng rãicủa thông tin và truyền thông online. Sự tăng trưởng theo hướng này liên tục vớiviệc ứng dụng thoáng đãng phương tiện đi lại tiếp thị quảng cáo xã hội, và thừa nhậntính di động của thông tin cũng như người tiêu dùng du lịch. Như vậy, dulịch mưu trí chắc như đinh là một bước tiến rõ ràng trong quy trình pháttriển và ứng dụng CNTT-TT trong du lịch, nâng cao mức độ thông minhtrong những mạng lưới hệ thống du lịch trải qua việc đổi khác phương pháp tạo ra, traođổi, tiêu dùng và san sẻ kinh nghiệm tay nghề du lịch. Du lịch mưu trí gồm có nhiều thành phần được ICT tương hỗ : Kinh nghiệm thông minhThành phần kinh nghiệm tay nghề mưu trí đặc biệt quan trọng tập trung chuyên sâu vào cáctrải nghiệm du lịch qua trung gian công nghệ và sự tăng cường trao đổithông tin trải qua việc cá nhân hoá, nhận thức về toàn cảnh và theo dõithời gian thực. Khách du lịch là những người tham gia tích cực và cũngcó thể coi là đối tượng người dùng chính trong việc tạo ra thưởng thức này : họ khôngchỉ sử dụng mà còn tạo, hoặc bổ trợ tài liệu tạo thành nền tảng chotrải nghiệm ( ví dụ bằng cách tải ảnh lên Instagram với tag có liên quanđến điểm đến sẽ giúp update map tại những điểm đến ). Chính nhữngchia sẻ cá thể này của hành khách sẽ là nguồn thông tin để tạo nên cơ sởdữ liệu – một thành phần quan trọng cấu trúc nên du lịch mưu trí. Những lượt khách du lịch sau hoàn toàn có thể sử dụng những thiết bị di độngthông minh để khai thác hạ tầng thông tin được phân phối tại điểmđến để tăng thêm giá trị cho thưởng thức của họ, cũng như đóng gópnhững thưởng thức của mình để làm đa dạng chủng loại thêm cơ sở tài liệu. Điểm đến thông minhĐiểm đến mưu trí là trường hợp đặc biệt quan trọng của những thành phốthông minh được định nghĩa là một điểm đến du lịch phát minh sáng tạo, được xâydựng trên một hạ tầng công nghệ tiên tiến và phát triển bảo vệ sự phát triểnbền vững những khu vực du lịch, hoàn toàn có thể tiếp cận được với mọi người, tạothuận lợi cho sự tương tác của khách truy vấn và hội nhập vào môitrường xung quanh, làm tăng chất lượng của thưởng thức tại điểm đến vàcải thiện chất lượng đời sống của người dân. Điểm đến mưu trí làđiều kiện cần để tăng trưởng kinh nghiệm tay nghề mưu trí, đơn cử là khi dukhách ghé thăm một điểm đến mưu trí, họ có rất đầy đủ tiện lợi về cơsở hạ tầng để từ đó san sẻ, update những thưởng thức du lịch của bảnthân – nguồn thông tin để tạo nên cơ sở tài liệu. Một ví dụ cho thành phốthông minh là Bắc Kinh – TP. hà Nội của Trung Quốc. Vào năm 2008, BắcKinh đã đặt ra kế hoạch “ Wireless Beijing ” với tiềm năng phủ sóng wifmiễn phí toàn thành phố. Mới đây, năm 2017, những ứng dụng chia sẻphương tiện giao thông vận tải mở màn nở rộ. Các phương tiện đi lại như xe đạp điện, ô tôđược lắp ráp mạng lưới hệ thống khóa cùng thiết bị xác định vệ tinh ( GPS ) và đặt tạicác bãi đỗ dọc vỉa hè trước ga tàu, bến xe bus, trường học, ẩm thực ăn uống … đểkhách hàng thuê bất kể khi nào, bất kỳ ở đâu với ngân sách hài hòa và hợp lý. Hệ sinh thái kinh doanh thương mại thông minhHệ sinh thái xanh kinh doanh thương mại mưu trí đề cập đến tổng hợp kinh doanhđa dạng và phức tạp được tạo ra với mục tiêu phân phối và tương hỗ nhữngnguồn lực du lịch cũng như những kinh nghiệm tay nghề du lịch. Thành phần nàyđề cập đến sự link một cách linh động của những bên tương quan, những quytrình kinh doanh thương mại cốt lõi được xử lý số hóa chuyên nghiệp. Điểm khác biệtcủa thành phần kinh doanh thương mại mưu trí này là link ở mức cao giữahai yếu tố tư nhân và hội đồng và do đó những chính phủ nước nhà trở nên cởi mởvà tập trung chuyên sâu vào công nghệ hơn là chỉ dừng ở mức đóng vai trò quản lývà vai trò là những nhà sản xuất hạ tầng và tài liệu. Ngoài ra, môhình du lịch mưu trí còn nhận ra vai trò của người mua, họ khôngchỉ là người nhận dịch vụ mà còn hoàn toàn có thể góp phần tài nguyên và trởthành một trong những người quản trị giám sát. Điều quan trọng là du lịch mưu trí được phân chia trên cả ba thànhphần : Thông tin mưu trí nhằm mục đích thu thập dữ liệu ; Trao đổi mưu trí tương hỗ năng lực link ; Xử lý mưu trí có nghĩa vụ và trách nhiệm nghiên cứu và phân tích, tưởng tượng, tích hợp vàsử dụng mưu trí tài liệu. Tóm lại, du lịch mưu trí là du lịch được tạo lên từ sự tích hợpcủa nhiều nguồn khác nhau cũng như nhiều thành phần khác nhau trongxã hội chứ không chỉ gói gọn trong vai trò của nhà sản xuất, cùng với sựkết hợp của công nghệ cao để quy đổi tài liệu đó thành kinh nghiệmtrực tuyến và những yêu cầu giá trị kinh doanh thương mại với trọng tâm rõ ràng vềhiệu quả và sự bền vững và kiên cố. Sự tăng trưởng của du lịch thông minhĐứng trước sự tăng trưởng can đảm và mạnh mẽ của công nghệ thông tin, dulịch mưu trí đã trở thành xu thế tất yếu không hề đảo ngược. Theothống kê, doanh thu du lịch mưu trí toàn thế giới năm năm nay tăng 14 % vàđạt khoảng chừng 565 tỷ USD. Thị trường châu Á – Thái Bình Dương và châu MỹLa tinh góp thêm phần hầu hết cho sự tăng trưởng này. Theo nhìn nhận, thịtrường du lịch mưu trí tăng trưởng khá mạnh và là thị trường đầy hấpdẫn. Có 76 % tỉ lệ khách du lịch quốc tế sử dụng công cụ trực tuyến để hỗtrợ cho việc đặt dịch vụ du lịch. Tổ chức Du lịch Thế giới nhận định và đánh giá cuộc cách mạng công nghệ vàmạng xã hội là yếu tố quan trọng tạo nên sự tăng trưởng nhanh gọn củangành du lịch trong những năm gần đây. Sự ngày càng tăng mạnh của tầng lớpkhách lẻ sử dụng dịch vụ của những đại lý du lịch mưu trí ( OTA ) đã thayđổi đáng kể thị trường du lịch. Tại khu vực Khu vực Đông Nam Á, Google dự đoánquy mô của du lịch mưu trí sẽ tăng mạnh từ 22 tỷ USD năm năm ngoái lên90 tỷ USD vào năm 2025. Sự tăng trưởng của du lịch mưu trí kéo theo nhiệm vụmới trong ngành dịch vụ du lịchXây dựng điểm đến thông minhMột thành phố mưu trí là thành phố sử dụng nhiều loại côngnghệ tiếp xúc nhằm mục đích phân phối thông tin tương quan đến quản lý tài sản vàtài nguyên ( theo TechInAsia ). Cụ thể, về mặt kỹ thuật thành phố thôngminh mang những đặc thù sau : Có hạ tầng công nghệ tăng trưởng mạnh, mạng lưới hệ thống nghiên cứu và phân tích tiêntiến : biểu lộ ở việc hiểu con người cần gì và làm cách nào tốt nhất đểcung cấp cho họ những thứ đó. Nhiều nước đã thực thi việc này bằngcách ứng dụng CNTT vào sắp xếp những dịch vụ một cách hài hòa và hợp lý cũng nhưthu thập thông tin nhằm mục đích nâng cao chất lượng dịch vụ. Những ứng dụngnày giúp tự động hóa những việc làm trước đây nhu yếu sự tương tác củacon người như điều tiết giao thông vận tải, phân chia lưới điện, dịch vụ tiện ích … góp thêm phần nâng cao hiệu suất và độ đúng chuẩn của việc làm cũng nhưtiếp nhận thông tin phản hồi có mạng lưới hệ thống. Trung Quốc, bằng việc kết hợpvới Huawei, đã thành công xuất sắc tăng trưởng những dịch vụ mưu trí như thugom rác, giám sát, chăm nom sức khỏe thể chất … Mở rộng liên kết : đây là một phần quan trọng với những thành phốthông minh. Nếu không có một mạng lưới Internet hoặc Wif phạm virộng và vận tốc cao, nhiều sáng tạo độc đáo thành phố mưu trí đều sẽ thấtbại. Nhận thức được vai trò nền tảng này, nhiều thành phố tại châu Á đãtập trung vào cung ứng những đường truyền Internet vận tốc cao miễn phíđến hầu hết người dân. Các đô thị lớn ở Đài Loan, Tokyo và Seoul đangdẫn đầu, với việc cung ứng Internet 4G và wif không lấy phí, trong khi vẫnkết nối hạ tầng của riêng họ đến những mạng lưới nêu trên. Các côngty viễn thông ở Ấn Độ và Indonesia thì ký kết những thoả thuận với Googlenhằm tăng trưởng một loạt những điểm truy vấn Wif công cộng, mang lại khảnăng truy vấn web tốt hơn. Phát triển kinh nghiệm tay nghề thông minhViệc thiết kế xây dựng cơ sở tài liệu cho kinh nghiệm tay nghề mưu trí phụ thuộcrất lớn vào những công cụ mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram … bởi đây là nguồn thông tin chính cho khách du lịch trong trường hợp họmuốn tự mình tìm hiểu và khám phá thông tin về những điểm du lịch mình muốn đến. Đểkhai thác nguồn thông tin này có một công cụ rất hữu hiệu là Big Data. Công nghệ Big Data đang được nhiều thành phố lớn trên thế giớisử dụng để quản trị du lịch. Năm năm trước, nhờ công nghệ này, nghiên cứuvề du lịch của Tây Ban Nha đã tích lũy được tài liệu về khách du lịchnhư quốc tịch, thời hạn lưu trú, chỗ ở ưa thích của khách du lịch, địađiểm du lịch họ thích đến và khoản tiền họ tiêu tốn từ nhiều nguồn khácnhau. Dựa trên thống kê từ những thưởng thức của khách du lịch đi trước, công nghệ này hoàn toàn có thể đưa ra gợi ý tương thích với sở trường thích nghi và nhu yếu củanhững người đến sau. Khi đặt chân đến thành phố mới, bạn sẽ có một “ trợ lý ” biết rõ mọi ngóc ngách của thành phố đó. “ Trợ lý ” cũng giúp bạnlên kế hoạch du lịch trọn vẹn tương thích với sở trường thích nghi, thời hạn và túi tiềncủa bạn. Ngoài ra, “ trợ lý ” còn đưa ra gợi ý những điều bạn nên làm dựatrên tâm trạng của bạn. Xây dựng hệ sinh thái du lịchPhát triển hệ sinh thái trong nghành du lịch mưu trí chính là ýtưởng mới của một số ít doanh nghiệp kinh doanh thương mại những dịch vụ tương hỗ vàhậu cần trong ngành này. Ví dụ, đó là sự tích hợp giữa OTA, website đặtvé xe khách trực tuyến và những công cụ thanh toán giao dịch trực tuyến … Đây đượccoi là Liên minh những doanh nghiệp cung ứng dịch vụ du lịch, dịch vụ kếtnối hoạt động giải trí du lịch qua Internet. Liên minh này gồm có những doanhnghiệp du lịch, doanh nghiệp phân phối dịch vụ, những đại lý du lịch thôngminh, ngân hàng nhà nước, công ty bảo hiểm, ví điện tử … Sự hợp tác này sẽ tăngquy mô thị trường, lan rộng ra khoanh vùng phạm vi tiếp cận những loại sản phẩm du lịch, đẩymạnh việc phân phối dịch vụ du lịch mưu trí, phân phối cho người tiêudùng những loại sản phẩm ngày càng phong phú và nhiều mẫu mã. Việc những doanhnghiệp bắt tay với nhau cũng giúp tăng sức cạnh tranh đối đầu, cùng nhau cungcấp những loại sản phẩm có chất lượng tốt hơn ra thị trường. Ứng dụng công nghệ thông tin là cốt lõi để hình thành một hệ sinhthái du lịch. Hiện nay, tài liệu số đã trở thành yếu tố quan trọng đối vớidoanh nghiệp du lịch. Các nhà sản xuất dịch vụ đặt vé máy bay, phòngkhách sạn trực tuyến lớn trên toàn thế giới như Agoda. com, Expedia. com, Booking. com … cũng đang chiếm lợi thế cạnh tranh đối đầu bằng cách đẩy mạnhviệc ứng dụng công nghệ mới. CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT VÀO PHÁT TRIỂN DULỊCH THÔNG MINH TẠI VIỆT NAM2. 1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TINVIỆT NAMCông nghệ thông tin Open ở Nước Ta từ khá sớm, hoàn toàn có thể nóilà nó Open gần như cùng lúc với sự Open của công nghệ thôngtin trên quốc tế. Là một ngành tổng thể và toàn diện gồm có nhiều nhánh nhỏ nhưmạng lưới bưu chính viễn thông, truyền thông online đa phương tiện, Internet …, tất cả chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định chắc chắn rằng ở Nước Ta đã thiết kế xây dựng được một cơcấu hạ tầng có đồng điệu, khá đầy đủ trong mạng lưới hệ thống ngành công nghệ thôngtin. Trong bối cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn ra can đảm và mạnh mẽ trênthế giới, công nghệ thông tin chính là ‘ chìa khóa ‘ của sự biến hóa, là đònbẩy giúp Nước Ta tăng trưởng trên nhiều nghành nghề dịch vụ. Công nghệ thông tin giờ đây đã Open như một phần không thểthiếu trong đời sống hằng ngày từ giáo dục, thương mại, vui chơi, y học, … Một chiếc điện thoại di động, máy tính, hay sử dụng Intenet đã khôngcòn lạ lẫm với tất cả chúng ta, nó chính là cầu nối không hề tách rời trong nhịpsống hiện đại hóa. Nhiều cải tiến vượt bậc từ công nghệ thông tinSau 20 năm tăng trưởng từ ngày chính thức liên kết mạng toàn cầu19 / 11/1997, Internet Nước Ta đã ảnh hưởng tác động đến mọi mặt đời sống xã hộihiện nay và tương lai. Tính đến năm 2017, Nước Ta đã có 64 triệu ngườidùng Internet, chiếm 67 % dân số cả nước. Với số lượng này, Nước Ta làquốc gia có lượng người dùng Internet cao thứ 12 trên toàn quốc tế vàđứng thứ 6 trong tổng số 35 vương quốc / vùng chủ quyền lãnh thổ khu vực châu Á.Tháng 6/2016, nghiên cứu và điều tra của Oxford Economics cho thấy, tỷ lệ thuêbao Internet di động của Nước Ta vượt xa so với mức trung bình củanhóm những nước có thu nhập tương tự ở ASEAN. Dự báo đến 2020, kinh tế tài chính Internet di động sẽ góp thêm 5,1 tỷ USD vào GDP, tạo mới146. 000 việc làm. Nước Ta đã trở thành vương quốc có tỷ suất tăng trưởngInternet nhanh nhất trong khu vực và nằm trong số những vương quốc có tỷlệ tăng trưởng cao nhất quốc tế. Nước Ta là nước nhỏ nhưng không yếu về hạ tầng viễn thông, tháng 5/2017, số thuê bao Internet băng rộng cố định và thắt chặt tại việt nam đạt khoảng9, 9 triệu thuê bao. Dịch Vụ Thương Mại Internet băng rộng sử dụng công nghệ mớingày càng chiếm lợi thế và được yêu thích bởi ngân sách bắt đầu thấp, tiến hành dịch vụ nhanh, chất lượng dịch vụ tốt. Số lượng thuê bao băng rộng sử dụng công nghệ xDSL có hơn 1,4 triệu, cáp truyền hình ( CATV ) chỉ 6 ngàn, cáp quang ( FTTH ) đạt hơn 7,6 triệu. Thuê bao Internet băng rộng di động đạt 49 triệu thuê bao. Thị trường dịch vụ di động tăng trưởng can đảm và mạnh mẽ, đến hết năm năm nay, tổng số thuê bao di động ( 2G và 3G ) đạt khoảng chừng 124,2 triệu, trong đó, thuê bao 3G phát sinh lưu lượng so với năm năm ngoái tăng từ 35,78 triệu lên48 triệu. Từ năm năm nay, có 4 doanh nghiệp được cấp phép tiến hành mạng4G LTE và đến tháng 3/2017, khoảng chừng gần 43.000 trạm 4G và 83.000 trạm 3G, phủ sóng 95 % dân số. Đến tháng 5/2017, tổng băng thông liên kết Internet trong nước đạt1919 Gbps, gấp 1,6 lần so với năm năm nay, tổng băng thông kết nốiInternet quốc tế trên 4503 Gbps, gấp 2 lần năm năm nay. Số lượng địa chỉ IPv6 tính đến tháng 10/2016 đã tăng 61 % so vớinăm năm ngoái. Tổng dung tích truyền dẫn đạt hơn 1.200 Gbps ( gồm có cảcáp biển, gateway, đường trục và vệ tinh ). Được biết, hiện VNPT đangkhai thác 3 tuyến cáp quang biển quốc tế là SMW-3, AAG và APG. Trongđó, Apg hiện là tuyến cáp quang biển có dung tích lớn nhất tại khu vựcchâu Á với băng thông tối đa hoàn toàn có thể lên tới 54 Tbps. Ứng dụng công nghệ thông tin trong những lĩnh vựcLĩnh vực du lịch : Hiện nay, 100 % doanh nghiệp trong ngành Dulịch Việt Nam sử dụng máy tính và đường truyền Internet, ứng dụngnhững ứng dụng chuyên sử dụng như quản trị văn phòng, kinh tế tài chính, muabán tour, thông tin điểm đến …, mang lại nhiều quyền lợi thiết thực chodoanh nghiệp du lịch, nhất là sự liên thông mang tính toàn thế giới trênInternet lúc bấy giờ đã xử lý nhiều khó khăn vất vả sống sót so với doanh10nghiệp trong hoạt động giải trí kinh doanh thương mại và tìm kiếm thị trường. Sự gắn kếtbằng CNTT sẽ tạo điều kiện kèm theo cho tổng thể những doanh nghiệp tăng trưởng, nhấtlà những doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa đủ lực để vươn lên tiếp cận với thịtrường và những hoạt động giải trí tiếp thị quy mô và tốn kém … Liên tục trongnhiều năm trở lại đây, những công ty du lịch lữ hành, khách sạn, cơ sở lưutrú trong cả nước đã tổ chức triển khai ứng dụng CNTT vào hoạt động sản xuấtkinh doanh trải qua việc thiết kế xây dựng và duy trì hoạt động giải trí của cácwebsite, tổ chức triển khai mua và bán tour, đặt phòng trực tuyến cho hành khách trongvà ngoài nước. Có thể thấy hoạt động giải trí của Bộ Văn hóa, Thể thao và Dulịch qua website ở địa chỉ : cinet.gov.vn bằng 2 ngôn từ Anh, Việt ; TCDL với trang vietnamtourism.gov.vn được phong cách thiết kế với 5 ngôn từ Việt, Anh, Pháp, Nhật, Trung cung ứng nhu yếu của hội đồng và là kênhquảng bá quan trọng hình ảnh Nước Ta ra quốc tế. Ứng dụng CNTT vào hoạt động giải trí du lịch đã mang lại những kết quảđáng kể như đã trình diễn ở trên. Với vận tốc tăng trưởng du lịch khá ấntượng lúc bấy giờ và những năm tiếp theo cùng với sự tăng trưởng nhanh, ưuviệt của CNTT thì ứng dụng CNTT vào hoạt động giải trí sản xuất kinh doanh thương mại củacác doanh nghiệp trong hoạt động giải trí lữ hành, nhà hàng quán ăn, khách sạn, cũngnhư việc tiếp thị hình ảnh Du lịch Nước Ta sẽ càng có hiệu suất cao hơn, góp thêm phần đáng kể để Du lịch trở thành ngành kinh tế tài chính mũi nhọn của đấtnước. Các nghành khác : Đến nay, tổng thể những bộ, ngành, 63 địa phươngđều đã có trang thông tin điện tử, phân phối thông tin, dịch vụ công trựctuyến cho người dân và doanh nghiệp, góp thêm phần giảm thời hạn, chi phíthủ tục hành chính, tăng tính minh bạch, hiệu suất cao. Trong những lĩnh vựcquan trọng như thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội … việc cải cách thủ tụchành chính được chú trọng … Với ngành giáo dục, việc ứng dụng côngnghệ thông tin được phổ cập tại hầu hết những trường trung học phổ thôngvà gần 80 % những trường ĐH, cao đẳng trên toàn nước. Ứng dụng11CNTT vào hoạt động giải trí khám chữa bệnh, ngày càng tăng đáng kể hiệu suất cao tronghoạt động khám chữa bệnh, thanh toán giao dịch bảo hiểm y tế …. Ngành kinh tế tài chính mũi nhọnTheo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, Năm năm nay, tổngdoanh thu phát sinh nghành công nghiệp CNTT ước đạt 939.400 tỷ đồng, tăng khoảng chừng 10 % so với năm năm ngoái, góp phần khoảng chừng 70,22 % vào tổngdoanh thu toàn ngành. Nộp ngân sách của nghành CNTT ước đạt 93.940 tỷ đồng, tăng khoảng chừng 10 % so với cùng kỳ năm trước và đóng gópkhoảng 64,38 % vào tổng nộp ngân sách nhà nước toàn ngành. Ngành công nghệ thông tin đã lôi cuốn trên 600.000 lao động, mộtnửa trong số đó thao tác trong nghành nghề dịch vụ ứng dụng và công nghiệp nộidung số. Trong hơn 10 năm qua, toàn ngành công nghiệp công nghệthông tin tăng trưởng trung bình khoảng chừng 20 % / năm. Năm năm nay, tổng giátrị xuất khẩu loại sản phẩm phần cứng, điện tử của Nước Ta đạt khoảng chừng 58 tỷ USD. Sản phẩm công nghệ thông tin nằm trong nhóm 10 mặt hàngxuất khẩu nòng cốt của Nước Ta. Nguồn nhân lực CNTTHệ thống đào tạo và giảng dạy nguồn nhân lực CNTT tăng trưởng nhanh cả về quymô và hình thức huấn luyện và đào tạo tuy nhiên vẫn chưa phân phối được nhu yếu. Báo cáomới nhất về ngành CNTT Nước Ta 2017 của Vietnamworks cho hay, nhucầu nhân sự ngành CNTT đang ở mức cao nhất trong lịch sử vẻ vang với gần15. 000 việc làm được tuyển dụng trong năm năm nay. Theo dự báo củaVietnamworks, với gần 80.000 nhân lực CNTT sẽ được những trường cho “ ralò ” trong hai năm, 2017 và 2018, so với nhu yếu tính đến cuối năm 2018, Nước Ta sẽ thiếu khoảng chừng 70.000 nhân lực về CNTT. Còn nếu tính tớinăm 2020, số nhân lực thiếu vắng sẽ lên tới hơn 500.000 người. Không chỉthiếu nhiều về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực CNTT cũng là trựctrạng quan ngại. 12V ới những thành tựu đạt được, hoàn toàn có thể khẳng định chắc chắn công nghệ thôngtin là “ phương tiện đi lại nòng cốt ” để Nước Ta hoàn toàn có thể đi tắt đón đầu, rút ngắnkhoảng cách tăng trưởng, tạo năng lực thực thi thắng lợi sự nghiệp côngnghiệp hóa văn minh hóa quốc gia. Công nghệ thông tin đã góp thêm phần ghitên Nước Ta trên map công nghệ thông tin quốc tế. Những thế mạnhvề công nghệ thông tin đã và đang mang lại vị thế cao hơn cho Việt Namtrên trường quốc tế, đặc biệt quan trọng trước ngưỡng cửa của cách mạng côngnghiệp 4.0.2. 2 NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN PHÁTTRIỂN DU LỊCH TẠI VIỆT NAM2. 2.1 Tác động tích cựcTrong hoạt động giải trí sản xuất, tiếp thị, phân phối và quản lý và vận hành du lịch củakhu vực tư nhân và Nhà nướcThứ nhất, ứng dụng CNTT giúp tăng nhanh tiếp thị hình ảnh dulịch đến hành khách trong cũng như ngoài nước. Hiện nay cùng với sự pháttriển can đảm và mạnh mẽ của internet và CNTT, việc khám phá thông tin những điểmđến du lịch của hành khách đã dần đổi khác. Trước những chuyến đi dukhách sẽ tìm hiểu và khám phá thông tin và lựa chọn điểm đến trải qua việc thamkhảo những thông tin trên mạng xã hội, có ba nguồn thông tin chính hiệnnay được hành khách sử dụng nhiều nhất : tìm kiếm trải qua những công cụphổ biến và nhiều thông tin như Google, Yahoo hay là những website du lịchcủa địa phương, tổ chức triển khai, doanh nghiệp, và đặc biệt quan trọng là những san sẻ kinhnghiệm du lịch của chính những hành khách khác trải qua mạng xã hộinhư Facebook, Instagram, Youtube, Twitter, … Để bắt kịp khuynh hướng nàycác đơn vị chức năng kinh doanh thương mại du lịch tư nhân cũng như nhà nước đã xây dựngwebsite riêng và những trang fanpage trên mạng xã hội, những app trên thiếtbị di động nhằm mục đích tiếp thị loại sản phẩm của đơn vị chức năng mình. Qua việc sử dụngnhững phương tiện đi lại trên sẽ giúp hành khách chớp lấy thông tin rõ rãng vềcác điểm đến hay chớp lấy được những dịch vụ của từng doanh nghiệp lữ13hành, những chủ trương lôi cuốn khách du lịch của từng địa phương, từ đónâng cao lượng khách sử dụng dịch vụ. Cụ thể, bằng việc sử dụng hìnhthức quảng cáo bằng website, fanpage trên Facebook, Phong NhaFarmstay đã đưa hơn 1.000 khách du lịch quốc tế đến với mình hàngnăm. Tuy Phong Nha Farmstay chỉ có quy mô nhỏ gồm 10 phòng ở, bểbới, phòng giải tri, phòng ăn, .. lại tọa lạc ở vị trí không phải là ‘ thiên thời, địa lợi ’ nhưng chính trải qua việc tận dụng tối đa tính liên kết, lan tỏahữu ích của mạng xã hội, họ đã có nhiều thời cơ lan rộng ra hơn đối tượngkhách du lịch. Ngoài ra nhờ việc tiếp thị du lịch qua internet đã mang thông tinvề du lịch Nước Ta đến với 340 nghìn lượt người xem trên kênh Youtubevà hàng triệu người truy vấn những website du lịch của Nước Ta, tínhđến tháng 8 năm 2017 du lịch Nước Ta đã đón gần 7,5 triệu lượt kháchquốc tế tăng 29 % so với cùng kỳ năm trước, tổng doanh thu ướ tính tăng26 %. Thứ hai, nâng cao năng lực quản trị du lịch, vận dụng CNTT sẽ giúpviệc quản trị thuận tiện hơn từ đó giảm thiểu ngân sách phân phối, ngân sách laođộng thấp, giảm thiểu chất thải, người tương hỗ tính giá linh động. Nhờ sựphát triển của CNTT, đã sinh ra rất nhiều những mạng lưới hệ thống ứng dụng phầnmềm trợ giúp trong việc quản trị quản lý và vận hành của những doanh nghiệp kinhdoanh trong ngành du lịch. Đầu tiên phải kể đến Hệ thống phân phốitoàn cầu GDS ( Global Distribution System ) là một công cụ đặt chỗ đầutiên cho những công ty du lịch. GDS là một nền tảng / mạng lưới cho phépcác công ty du lịch và người mua của họ để mua và so sánh những tùychọn đặt chỗ gồm có 3 mảng book đặt dịch vụ hầu hết : máy bay, khách sạn và luân chuyển mặt đất. Nếu như trước đây, việc book đặt 1 chuyến bay mất rất nhiều thời hạn, với mạng lưới hệ thống GDS văn minh đã giảiphóng những quy trình book đặt mất thời hạn thay vào đó là nhanh chóngvà thuận tiện hơn rất nhiều. Các công ty du lịch hay những văn phòng du lịchngày nay sử dụng những mạng lưới hệ thống GDS ngày càng phức tạp hơn để tìm ra14chỗ ở và giá tốt nhất cho người mua của họ, và học hoàn toàn có thể đặt chỗ ngaycho người mua khi tìm được trong tích tắc. Chính thế cho nên sẽ giúp giảmthiểu thời hạn ch phí cho những doanh nghiệp. Ngoài ra còn có một số ít cácphần mềm được sử dụng thoáng đãng trong việ quản trị du lịch, khách sạnnhư Hệ thống đặt chỗ qua máy tính ( CRS ), Hệ thống quản trị điểm đến ( DMSs ), …. Ngoài ra CNTT giúp cho việc mang thông tin đến cho người mua, chăm nom tương hỗ người mua và giúp việc liên kết giữa những doanh nghiệphay doanh nghiệp với người mua thuận tiện hơn. Dù người mua ở trongnước hay là quốc tế đều hoàn toàn có thể được chăm nom cung ứng thông tin mộtcách đơn cử trải qua những mạng lưới hệ thống internet. Website, fanpage, … Đới với người mua những người trực tiếp sử dụng dịch vụ du lịchThứ nhất, người tiêu dùng sẽ có được nhiều thông tin và được lựachọn nhiều hơn. Họ chỉ cần sử dụng internet là hoàn toàn có thể tìm ra ngay cácthông tin về khu vực nơi mình đến và họ cũng sẽ có nhiều sự lựa chọnhơn về điểm đến, phương tiện đi lại, chỗ ở, … Tránh tình tạng khi đến một nơimới sẽ tránh được thực trạng chặt chém, xe dù, … Thứ hai, giảm thiểu ngân sách cho người tiêu dùng. Cùng với sự pháttriển của công nghệ thông tin đó là sự tăng trưởng của hình thức thươngmại điện tử. Trên cơ sở đó những hình thức về đặt chỗ ở trước cho dukháchbằng hình thức trực tuyến trên web hay app mobile, tất cả chúng ta lấy ví dụvề một startup với quy mô san sẻ chỗ ở đang rất được nhiều người ưachuộng lúc bấy giờ là Airbnb. Airbnb sẽ giúp liên kết gữa chủ nhà trọ vàngười thuê trọ trên toàn quốc tế với nhau. So với việc đặt chỗ ở kháchsạn hay nhà nghỉ có điều kiện kèm theo tương tự thì việc đặt chỗ trên Airbnbcó giả rẻ hơn, giảm thiểu ngân sách cho người tiêu dùng. Tăng năng lượng cạnh tranh đối đầu cho ngành du lịch15Việc ứng dụng CNTT vào ngành Du lịch là nhu yếu tất yếu trongquá trình hội nhập, tăng trưởng, không riêng gì ngày càng tăng những tiện ích cho dukhách và nhà quản trị mà còn nâng cao năng lượng cạnh tranh đối đầu với cácnước. Điều này bộc lộ qua những công dụng sau : Thứ nhất, tạo sự link giữa những tổ chức triển khai. Nhờ có mạng truyềnthông những tổ chức triển khai cá thể hoàn toàn có thể san sẻ, trao đổi tài liệu cho nhau tạonên sự link. Điều này được sử dụng thoáng đãng giữa những nhà điều hànhtour du lịch và những cơ quan giải quyết và xử lý điểm đến để chuyển list, kháchhàng, hóa đơn và việc làm khác. Các mạng lưới hệ thống quản lí điểm đến, hệthống quản trị đặt phòng cùng nhau san sẻ những tài liệu về khác hàng, từđó tạo thuận tiện trong việc tăng trưởng của những doanh nghiệp du lịch vừavà nhỏ từ đó cạnh tranh đối đầu được với những đối tác chiến lược lớn hơn. Ngoài ra nhờ sự liên két giữa người mua và tổ chức triển khai thông quainternet, người tiêu dùng hoàn toàn có thể liên lạc, phản hồi tương tác với những tổchức du lịch ngay lặp tức. Chính vì điều này những tổ chức triển khai du lịch có thểnâng cao hiệu suất cao hoạt động giải trí của mình bằng việc tăng cường liên kết vơikhách hàng trước và sau sử dụng dịch vụ, biểu lộ sự chăm nom quantâm đến người mua và nhận lại những nhìn nhận vô cùng hữu ixhs từkhách hàng. Trên cơ sở đó thiết kế xây dựng tổ chức triển khai, doanh nghiệp đi lên. Thứ hai, những doanh nghiệp du lịch hoàn toàn có thể trao đổi thông tin và tạođiều kiện trong việc tiếp thị chung. Ví dụ hãng hàng không hợp tác vớicác chuỗi khách sạn và những công ty cho thuê xe phát hành những phầnthưởng, khuyến mại cho người tiêu dùng. Từ đó tạo nên những chuối cungcấp loại sản phẩm liền lạc và tổng lực cho người tiêu dùng. Các hãng sẽkết hợp với nhau tạo ra những mã giảm giá, kích thích người tiêu dùng sửdụng những dịch vụ của họ, tăng năng lực cạnh tranh đối đầu với những đối thủ cạnh tranh khác. Thứ ba, những doanh nghiệp du lịch hợp tác với nhau kiến thiết xây dựng cácgói dịch vụ hoàn toàn có thể phân phối nhu yếu của khách trải qua việc sử dụng16internet đê biết được nhu yếu của cá thể họ, từ đo kiến thiết xây dựng nững góidu lịch linh động phừ hợp với từng đối tượng người tiêu dùng người mua. 2.2.2 Tác động tiêu cựcTuy vai trò của CNTT so với việc tăng trưởng du lịch là rất quantrọng tuy nhiên ở một góc nhìn nào đó thì CNTT vô hình dung chung cũng có mộtsố những mặt hạn chế trong việc tăng trưởng du lịch ở Nước Ta lúc bấy giờ. Đối với khách du lịchXuất hiện thông tin ảo, kém an toàn và đáng tin cậy hoàn toàn có thể tác động ảnh hưởng xấu tới dulịch. Một số doanh nghiệp du lịch đã tận dụng CNTT để tiếp thị thiếuchính xác hoặc đôi khi không đúng thực sự về điểm đến, về chất lượngdịch vụ của họ nhằm mục đích mục tiêu lôi cuốn được nhiều khách du lịch hơn đểtăng doanh thu cho mình. Khách du lịch tin vào điều đó và khi đặt chânđến điểm du lịch thì lúc này họ mới ngỡ ngàng, tuyệt vọng vì những gì họtrải nghiệm không hề giống với những gì họ đã được nghe, được nhìntrong những bài tiếp thị trình làng của những doanh nghiệp du lịch. Đối với những doanh nghiệp, cá thể hoạt động giải trí trong ngành du lịchĐể kiến thiết xây dựng được hạ tầng và một mạng lưới hệ thống CNTT hoàn chỉnhthì kinh phí đầu tư vốn bỏ ra không phải là nhỏ. Việc tốn kém về ngân sách góp vốn đầu tư, ngân sách quản lý và vận hành để ứng dụng CNTT là một rào cản lớn so với những doanhnghiệp du lịch. Áp lực cạnh tranh đối đầu ép họ bắt buộc phải đi theo sự pháttriển của công nghệ, nếu không việc tụt hậu và mất thị trường kinhdoanh là điều không hề tránh khỏi. Hơn nữa Nước Ta vẫn chòn là mộtnước đnag tăng trưởng chính do đó khó hoàn toàn có thể tiếp thu nhanh gọn nhữngcông nghệ mới để đứng vững trên thị trường cạnh tranh đối đầu quốc tế. Bên cạnh đó còn là khó khăn vất vả về yếu tố con người. Thiếu nguồnnhân lực có trình độ CNTT trong ngành du lịch. Vì vậy mà những doanhnghiệp du lịch phải góp vốn đầu tư thêm ngân sách thuê lao động giá cao, hoặc chi17phí để giảng dạy lao động trong nghành nghề dịch vụ này. Việc giảng dạy đội ngũ lao độngcũng làm những doanh nghiệp tốn không ít thời hạn trong khi quốc tế đangphát triển như vũ bão. Ví dụ về một khách sạn du lịch, họ cần góp vốn đầu tư ngân sách đểmarketing, trong đó có ngân sách kiến thiết xây dựng một website riêng của kháchsạn để ra mắt về chất lượng phòng ở, những dịch vụ và những tiện ích tíchhợp cho người mua, ngân sách để website hoạt động giải trí hiệu suất cao, ngân sách thuêmua những ứng dụng quản trị người mua, quản trị nhân viên cấp dưới. Khi đã đầutư về mặt công nghệ thì khách sạn cần phải có con người hoàn toàn có thể điềuhành, thao tác được với công nghệ đó. Lúc này khách sạn lại cần đầu tưthêm kinh phí đầu tư để thuê hoặc huấn luyện và đào tạo lao động. Như vậy để hoàn toàn có thể áp dụngđược CNTT để tăng trưởng ngành du lịch đối cới những doanh nghiệp cũnggặp không ít những khó khăn vất vả, hơn thế nữa đây cũng là một thử thách vôcùng lớn với những đơn vị chức năng kinh doanh thương mại du lịch nhỏ lẻ vì nhu yếu về chi phívốn và lao động là khá cao. Điều này dẫn đến thực trạng cá lớn nuốt cábé và trên thị trường những doanh nghiệp nào đủ lớn mới hoàn toàn có thể sống sót. CHƯƠNG 3 : CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG ỨNG DỤNG CNTTVÀO NGÀNH DU LỊCH NƯỚC TA3. 1 CƠ HỘITăng lệch giá của ngành du lịch, cải tổ chỉ số GDP nhờ vàogiảm ngân sách trải qua vận dụng khoa học công nghệ, giảm nguồn nhânlực, nâng cao hiệu suất cao hoạt động giải trí của ngành. Ứng dụng CNTT mang lại nhiều tiện ích so với tăng trưởng kinh tếdu lịch là không hề phủ nhận, đặc biệt quan trọng trong công tác làm việc quản trị, nó manglại nhiều quyền lợi đơn cử : giá thành phân phối thấp ; giá thành truyền thôngthấp ; Ngân sách chi tiêu lao động thấp ; Giảm thiểu chất thải ; Người tương hỗ tính giálinh hoạt. 18B ên cạnh đó là những tiện ích cho hành khách như : Đáp ứng nhu cầurất tốt ; Linh hoạt trong thời hạn hoạt động giải trí ; Hỗ trợ chuyên môn hóa vàsự độc lạ ; Cung cấp những thanh toán giao dịch phút chót ; Thông tin đúng chuẩn ; Hỗtrợ tiếp thị mối quan hệ ; Phản ứng nhanh với nhu yếu giao động ; Nhiềusản phẩm / tích hợp ; Nghiên cứu thị trường. Đặc biệt CNTT đã kích thích những đổi khác cơ bản trong hoạt độngvà phân phối của ngành du lịch. Ví dụ rõ ràng nhất trong du lịch là quátrình đặt chỗ, từ từ trở nên hài hòa và hợp lý và được cho phép cả người tiêu dùng vàngành công nghiệp tiết kiệm ngân sách và chi phí thời hạn đáng kể trong việc xác lập, hợpnhất, đặt và mua những mẫu sản phẩm du lịch. Khi việc ứng dụng CNTT được tiến hành can đảm và mạnh mẽ, khách du lịch cóthể duyệt qua Internet và xác lập một loạt những đề xuất đa dạng và phong phú đểđưa ra lựa chọn đi du lịch tương thích với nhu yếu cá thể của họ. Do đó, trọng tâm chuyển hướng sang những chuyến du lịch riêng không liên quan gì đến nhau và những góinăng động. Điều này sẽ cải tổ dịch vụ và phân phối thưởng thức du lịch liềnmạch, trong khi nó sẽ được cho phép những tổ chức triển khai du lịch quản trị khả năngcạnh tranh trong môi trường tự nhiên tăng trưởng tân tiến, CNTT phân phối một cơhội chưa từng có cho hội nhập theo chiều ngang, dọc và chéo, cũng nhưcho sự tăng trưởng của những doanh nghiệp. CNTT sẽ được cho phép ngành côngnghiệp tăng trưởng sự hiểu biết về sự tăng trưởng văn minh và một Tầm nhìncho tương lai. Phát huy tiềm năng du lịch Nước Ta tiếp thị hình ảnh Nước Ta ra thếgiới. Với điều kiện kèm theo tự nhiên, vị trí địa lý do vạn vật thiên nhiên ban tặng, nềnvăn hóa truyền kiếp, Nước Ta được nhìn nhận là quốc gia có tiềm năng và lợithế to lớn để tăng trưởng du lịch. Nhiều điểm du lịch của Nước Ta đượccác tổ chức triển khai, hiệp hội, website du lịch uy tín quốc tế bầu chọn với vị trí19nhất nhì khu vực và quốc tế về độ mê hoặc, vẻ đẹp tiềm năng và sự thuhút với hành khách. Du lịch mưu trí là giải pháp tổng lực cho sự liên kết giữakhách du lịch và những điểm đến điều mà du lịch truyền thống cuội nguồn sẽ khôngthể làm được. Mang tiềm năng du lịch Nước Ta đến gần hơn, toàn diệnhơn tới tận nơi người tiêu dùng. Các doanh nghiệp có thời cơ quảng básản phẩm, dịch vụ của mình một cách thuận tiện. Người tiêu dùng có thểliên lạc trực tiếp với những tổ chức triển khai du lịch để nhu yếu thông tin và mua sảnphẩm, cũng như tương tác với người hướng dẫn, ban quản trị du lịch, cóthể truy vấn thông tin về những loại sản phẩm và tổ chức triển khai du lịch ngay lập tứcvà không tốn kém. Khả năng Viral nhiều tầng trên internet cực kỳ hữu hiệu, nếunội dung được trau chuốt kỹ lưỡng, trình diễn sôi động, thích mắt, nhữngthông điệp hình ảnh về quốc gia, con người Nước Ta sẽ được truyền tớibè bạn khắp nơi không riêng gì trong nước mà trên toàn quốc tế. 3.2 THÁCH THỨCViệc ứng dụng công nghệ thông tin vào tăng trưởng du lịch thôngminh tại Nước Ta là một hướng đi đúng đắn, tương thích với sự phát triểncũng như tân tiến của cuộc cách mạng công nghệ 4.0. CNTT đem lại mộtluồng gió mới cho du lịch Việt, mở ra nhiều thời cơ để tăng trưởng du lịchnhưng đồng thời tất cả chúng ta cũng đương đầu với không ít thử thách cần phảivượt qua để CNTT thật sự là công cụ có ích trong tăng trưởng du lịchnước nhà. Đối với những doanh nghiệp20Các doanh nghiệp phải dữ thế chủ động và nhạy bẹn với sự biến hóa, ứngdụng CNTT vào hoạt động giải trí của doanh nghiệp. Hình như Nước Ta chưathực sự dữ thế chủ động tiến hành du lịch trực tuyến. Du lịch trực tuyến chưađồng hành xứng tầm với vẻ đẹp bất tận của quốc gia tất cả chúng ta. Tại ViệtNam, tỷ suất khách du lịch sử dụng internet để đặt những dịch vụ du lịch mớichiếm 34 % trong đó đa phần vẫn là hình thức book dịch vụ trực tiếp vớinhà cung ứng. Vì vậy, yên cầu những doanh nghiệp, Các công ty lữ hànhbuộc phải biến hóa cách kinh doanh thương mại, từ đón người mua trực tiếp tại vănphòng, đại lý, … sang kinh doanh thương mại trực tuyến, giải quyết và xử lý những nhu yếu của kháchhàng qua mạng lưới hệ thống internet. Đứng trước khuynh hướng người tiêu dùng sửdụng điện thoại cảm ứng mưu trí để truy vấn Internet ngày càng tăng lên, cácdoanh nghiệp kinh doanh thương mại du lịch buộc phải góp vốn đầu tư mạnh hơn cho kênhbán hàng trực tuyến, đặc biệt quan trọng là kênh kinh doanh nhỏ trên nền tảng di động. Đồngthời, họ cũng phải thống kê giám sát sự hòa giải về lệch giá và doanh thu, cânnhắc bài toán lan rộng ra quy mô kinh doanh thương mại trải qua kênh OTA.Sự hài lòng của người mua phụ thuộc vào rất nhiều vào tính chính xácvà tổng lực của thông tin đơn cử về năng lực tiếp cận của điểm đến, cơsở vật chất, lôi cuốn hành khách và những hoạt động giải trí khác. Vì vậy CNTT luônphải được update để cải tổ dịch vụ chất lượng và góp thêm phần nângcao sự hài lòng của hành khách. Bên cạnh đó yên cầu doanh nghiệp phảikhông ngừng phong phú loại sản phẩm và thiết lập tiếp thị bằng cách sử dụngthông tin tích lũy được bởi những chương trình người mua quen thuộc, phân phối những dịch vụ mới, .. Xây dựng lòng tin và sự hài lòng từ kháchhàng. Tuy nhiên, để mở màn hay quy đổi từ một mạng lưới hệ thống du lịchtruyền thống sang du lịch mưu trí, những công ty lữ hành cần mộtnguồn vốn khởi đầu lớn, góp vốn đầu tư vào trang thiết bị, và nguồn nhân lực chấtlượng cao. Cần có thời hạn để quy đổi và giảng dạy đội ngũ lao độngtrong ngành dịch vụ này. 21B ên cạnh đó thị trường du lịch trực tuyến trong nước đang nghiêngvề những doanh nghiệp du lịch quốc tế. Sự thống trị của những đại lý dulịch trực tuyến ( OTAs ) quốc tế đã có những tác động ảnh hưởng tích cực đối vớidu lịch nước ta, đặc biệt quan trọng trong việc lôi cuốn hành khách quốc tế. Tuy nhiên, đó cũng là một thử thách lớn so với những OTA nội khi phải cạnh tranhđược với những OTA ngoại. Phát triển du lịch mưu trí yên cầu những doanh nghiệp du lịch, nhàcung cấp dịch vụ du lịch trực tuyến cùng những nhà sản xuất dịch vụ thanhtoán trực tuyến, những ngân hàng nhà nước phải chung tay, hợp sức với nhau đểphát triển thị trường, cùng hình thành một liên minh để tăng trưởng cácsản phẩm và dịch vụ trực tuyến có chất lượng cao, nhiều mẫu mã và đadạng. Đối với chủ trương quản trị của nhà nướcNhà nước không thuận tiện trong việc quản trị mạng lưới hệ thống an ninhmạng, bảo vệ những doanh nghiệp hoạt động giải trí trong nghành du lịch và dukhách. Việc ứng dụng CNTT vào đặt vé, tour du lịch trên mạng dễ dẫnđến yếu tố đánh cắp thông tin, một số ít tổ chức triển khai, cá thể tận dụng nhữngsơ hở để tạo thông tin ảo, lừa đảo trên mạng, hoặc bán thông tin cánhânĐể những doanh nghiệp du lịch có điều kiện kèm theo thuận tiện tăng trưởng dulịch thoogn minh trải qua việc ứng dụng CNTT, những cơ quan quản lýnhà cũng đứng trước nhu yếu phải thực thi quy trình quy đổi sốcàng sớm càng tốt, hướng tới hình thành một mạng lưới hệ thống tích hợp và traođổi dữ liệu du lịch mưu trí của Nước Ta. Bên cạnh đó, chính phủcũng cần trở nên cởi mở và tập trung chuyên sâu vào công nghệ hơn là chỉ dừng ởmức đóng vai trò quản trị và vai trò là những nhà sản xuất hạ tầng vàdữ liệu. 22CH ƯƠNG 4 : GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CNTT VÀO PHÁT TRIỂN NGÀNHDU LỊCH VIỆT NAMCuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động ảnh hưởng can đảm và mạnh mẽ đến tấtcả những góc nhìn của đời sống xã hội và những ngành kinh tế tài chính, làm thay đổimô hình hoạt động giải trí của những công ty trong hầu hết những nghành. Thịtrường du lịch toàn thế giới cũng đang tận mắt chứng kiến sự biến hóa với sự lên ngôicủa xu thế kinh doanh thương mại du lịch trực tuyến. Theo công ty nghiên cứu và điều tra thị trường Nielsen, doanh thu du lịch trựctuyến trên quốc tế năm năm nay tăng 13,8 % và đạt giá trị khoảng chừng 565 tỷUSD, trong đó thị trường châu Á – Thái Bình Dương vươn lên đứng vị trí số 1 thếgiới về du lịch trực tuyến từ năm 2017. Tại khu vực Khu vực Đông Nam Á, Googledự đoán giá trị của du lịch trực tuyến sẽ tăng từ 22 tỷ USD năm năm ngoái lên90 tỷ USD vào năm 2025. Tại Nước Ta, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra cả thời cơ vàthách thức cho ngành du lịch vốn đang được Đảng và nhà nước quantâm đặc biệt quan trọng. Thị trường du lịch Nước Ta cũng đang đổi khác do sự pháttriển của công nghệ, đặc biệt quan trọng là vận tốc tăng trưởng nhanh của du lịchtrực tuyến. Thực tế này buộc tổng thể những thành phần trong ngành du lịch, từ những cơ quan quản trị nhà nước cho đến những công ty cấp mẫu sản phẩm dịch vụ du lịch, đều đứng trước nhu yếu phải thực thi quy trình chuyểnđối số càng sớm càng tốt, hướng tới hình thành một mạng lưới hệ thống tích hợp vàtrao đổi tài liệu du lịch mưu trí của Nước Ta. Hệ thống tài liệu mưu trí này sẽ thống nhất khối tài liệu du lịchkhổng lồ đang tản mát lúc bấy giờ, được tổng thể những thành phần trong ngành23du lịch cùng thiết kế xây dựng và khai thác, qua đó tạo giá trị ngày càng tăng cho sảnphẩm và dịch vụ du lịch nhờ năng lực cá thể hóa được xu thế vànhu cầu của những hành khách. 4.1 GIẢI PHÁP VĨ MÔTa hoàn toàn có thể thấy sự tăng trưởng của du lịch mưu trí kéo theo nhiệmvụ mới trong ngành dịch vụ này. Bài toán đưa ra là tất cả chúng ta cần xâydựng một cách tổng lực và có mạng lưới hệ thống những hạ tầng và yếu tố nềntảng thôi thúc ngành tăng trưởng theo một cách văn minh, hướng đến tựđộng hóa nhờ CNTT.Thứ nhất, nhà nước cần phát hành những thông tư với những mục tiêucụ thể, giúp ngành du lịch trong nước hoàn toàn có thể xu thế tăng trưởng rõràng hơn. Trên trong thực tiễn, Thủ tướng nhà nước đã phát hành Chỉ thị số 16 / CTTTg ngày 4/5/2017 về việc tăng cường năng lượng tiếp cận cuộc Cáchmạng công nghiệp 4.0 và giảm thiểu những ảnh hưởng tác động xấu đi của lànsóng này ở Nước Ta, trong đó nêu rõ du lịch là một trong những ngànhkinh tế được ưu tiên kiến thiết xây dựng kế hoạch quy đổi số, ứng dụng côngnghệ thông tin nhằm mục đích thôi thúc du lịch mưu trí ở Nước Ta. Đây là xu thế chủ trương quan trọng cho ngành du lịch hướngtới những tiềm năng do Nghị quyết số 08 – NQ / TW của Bộ Chính trị về pháttriển du lịch trở thành nền kinh tế tài chính mũi nhọn đã đặt ra. Theo đó, tới năm 2020 Nước Ta sẽ lôi cuốn được từ 17 đến 20 triệulượt khách quốc tế ( so với 10 triệu năm năm nay ), ship hàng 82 triệu lượtkhách trong nước ( so với 62 triệu năm năm nay ), góp phần trên 10 % GDP, tổngthu từ khách du lịch đạt 35 tỷ USD và tạo ra khoảng chừng 4 triệu việc làm gồm1, 6 triệu việc làm trực tiếp. 24T uy nhiên qua phần 1.2 ta hoàn toàn có thể thấy tại Viêt Nam lúc bấy giờ, cácyếu tố quan trọng được đề cập đến còn chưa được tăng nhanh hoặc đangở một mức rất thấp. Do đó giải pháp đưa ra chính là xử lý đượcnhững bài toán đó : Tiến hành tiến hành thiết kế xây dựng những điểm đến mưu trí. Ápdụng công nghệ vào việc tương hỗ những hoạt động giải trí của ngành trong cácthành phố, điểm đến du lịch. Phủ rộng mạng lưới hệ thống Wif, Internet – tạo nềntảng cho những ứng dụng mưu trí hay những ứng dụng quản lí hiệnđại được tiến hành. Phát triển kinh nghiệm tay nghề mưu trí và Xây dựng hệ sinh thái dulịch. Đầu tư tăng trưởng công nghệ Big Data, tăng trưởng nhiều giải phápgiúp thôi thúc tiếp thị du lịch trên những trang mạng xã hội – nơi có rấtnhiều người mua tiềm năng. Bên cạnh đó ta cũng nên lập ra những liênminh để tạo hệ sinh thái du lịch, đó là liên minh những doanh nghiệp cungcấp dịch vụ du lịch, dịch vụ liên kết hoạt động giải trí du lịch qua Internet ( baogồm những doanh nghiệp du lịch, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ, những đại lýdu lịch mưu trí, ngân hàng nhà nước, công ty bảo hiểm, ví điện tử … ) Sự hợptác này sẽ tăng quy mô thị trường, lan rộng ra khoanh vùng phạm vi tiếp cận những sảnphẩm du lịch, tăng cường việc phân phối dịch vụ du lịch mưu trí, cungcấp cho người tiêu dùng những loại sản phẩm ngày càng phong phú và phongphú. Giúp tăng sức cạnh tranh đối đầu, cùng nhau cung ứng những loại sản phẩm cóchất lượng tốt hơn ra thị trường. Thứ hai, cần xây dựng những hiệp hội chuyên tổ chức triển khai, quản trị, đàotạo những linh vực tương quan đến du lịch ( ví dụ : Thương Hội du lịch, hiệp hộihướng dẫn viên du lịch, … ). Hiện nay trên cả nước đã hình thành được khá nhiều những hiệp hộidu lịch có tổ chức triển khai và quy mô chuyên nghiệp như : Thương Hội du lịch tp. Hồ ChíMinh, Thương Hội du lịch tỉnh Tỉnh Nam Định, Thương Hội du lịch tỉnh Bắc Giang, … Đặc biệt là sự sinh ra của Thương Hội giảng dạy du lịch Nước Ta ( VITEA ) ( ngày25

5/5 - (1 vote)

Bài viết liên quan

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments