Tiểu luận Khoa học quản lý thuyết quản lý theo khoa học của Taylor

Sau đây sẽ là tiểu luận về đề tài:  “Nêu những nội dung chủ yếu, các yếu tố tích cực và hạn chế về thuyết quản lý theo khoa học của Taylor và cho ví dụ về điều kiện vận dụng vào Việt Nam”. Mindovermetal hy vọng bài tiểu luận này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý thuyết quản lý theo khoa học của Taylor.

tieu-luan-khoa-hoc-quan-ly-thuyet-quan-ly-theo-khoa-hoc-cua-taylor-2

Lời mở đầu

Trước cách mạng công nghiệp sản xuất của xã hội chủ yếu diễn ra trong nông nghiệp với những đặc điểm là thu nhập bình quân đầu người thấp, kinh tế trì trệ và tự cung tự cấp, chuyên môn hóa lao động còn kém, năng suất lao động không cao. Điều này có nguyên nhân từ mối quan hệ quản lý trong các doanh sản xuất và kinh doanh hàng công nghiệp thời kỳ đó.

Về phía chủ quản lý: phần lớn các nhà đầu tư, tư bản bỏ vốn ra mua sắm máy móc và thuê công nhân, đồng thời cũng là nhà quản lý cao cấp nhất, trực tiếp điều hành kinh doanh của doanh nghiệp. Bản thân các ông chủ, giám đốc cũng ít có kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp trong cơ chế thị
trường. Phần lớn với họ cách quản lý tốt nhất với những người lao động là kỷ luật thép, chỉ có như vậy thì bộ máy sản xuất mới đi vào khuôn khổ. Nhằm cải cách và đa nếp sống công nghiệp hiện đại, tổ chức lao động hợp lý phù hợp bằng cách “trả lương theo số lượng sản phẩm”, thuyết quản lý theo khoa học của Frederick Winslow Taylor đã ra đời, trở thành một học thuyết có giá trị và tiếng vang lớn.

Ông là “cha đẻ của thuyết quản lý theo khoa học” và đã mở ra một kỷ nguyên vàng trong quản lý của Mỹ, có ảnh hưởng rất lớn trong toàn bộ ngành công nghiệp thời kỳ đó. Tuy nhiên, cho tới nay thuyết quản lý đó đã được ứng dụng như thế nào? Và thuyết đó có nhưng mặt tích cực và hạn chế ra sao? Để làm rõ được vấn đề trên em xin được trình bày đề tài: “Nêu những nội dung chủ yếu, các yếu tố tích cực và hạn chế về thuyết quản lý theo khoa học của Taylor và cho ví dụ về điều kiện vận dụng vào Việt Nam”.

tieu-luan-khoa-hoc-quan-ly-thuyet-quan-ly-theo-khoa-hoc-cua-taylor-5

I. Khái quát về sự ra đời của thuyết học Taylor

Từ cuối thế kỷ XIX, cách mạng công nghiệp ở châu Âu và châu Mỹ đạt tới đỉnh cao với sự ứng dụng mạnh mẽ các máy động lực (động cơ hơi nước, động cơ đốt trong). Các ông chủ tư bản đã biết tổ chức sản xuất công nghiệp với quy mô lớn, hình thành các nhà máy lớn với hàng trăn, hàng nghì công nhân với sự ứng dụng rộng rãi các máy móc động lực và phương thức sản xuất dây chuyền. Năng suất lao
động trở thành yếu tố số một của công cuộc cạnh tranh giành ưu thế trên thương trường.

Về thể chế kinh tế, với sự phát triển và phổ biến của quan hệ kinh tế thị trường mà cốt lõi là thuyết bàn tay vô hình của A.Smith, các nền kinh tế châu Âu, châu Mỹ đã hình thành các ngành cạnh tranh. Các ngành công nghiệp đều có nhu cầu rất lớn trong tổ chức sản xuất hợp lý, khoa học để giảm chi phí, giảm giá sản phẩm, tăng năng suất lao động.

Trong khi đó, việc quản lý các doanh nghiệp vẫn chủ yếu do các ông chủ tư bản đảm nhận. Đã bắt đầu phát triển việc thuê mướn người quản lý (tách chức năng sở hữu – chủ doanh nghiệp với chức năng quản lý giao cho các kỹ sư làm thuê). Việc quản lý doanh nghiệp chủ yếu tập trung ở quản lý quá trình sản xuất theo các kinh nghiệm tích lũy được.

tieu-luan-khoa-hoc-quan-ly-thuyet-quan-ly-theo-khoa-hoc-cua-taylor-2

Vì nhu cầu phát triển và ứng dụng khoa học quản lý rất lớn, các lĩnh vực quản lý ngày càng mở rộng, quy mô lớn, công nhân thì không thể hiểu hết máy móc,.. và trong bối cảnh đó, các phương pháp quản lý chặt chẽ, khắt khe sẽ làm cho quan hệ quản lý trở nên căng thẳng, dẫn đến năng suất lao động giảm, tiền lương khó cải thiện, mâu thuẫn xã hội và mâu thuẫn giai cấp tăng.

Sự xuất hiện của F. W. Taylor vào đầu thế kỷ XX đã giúp hệ thống sản xuất tư bản chủ nghĩa như tìm ra cứu cánh về quản lý, giải quyết các mục tiêu về quản lý đã nêu. Đầu tiên ông Taylor gọi chế độ quản lý mà ông nêu ra là “chế độ quản lý theo số lượng sản phẩm”. về sau nội dung của phương pháp quản lý này được bổ sung thêm gọi là quản lý tác nghiệp và mọi người quen họi là chế độ Taylor. Ông
Taylor định nghĩa: “quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm, và sau đó hiểu rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”, đó cũng chính là tư tưởng cơ bản của ông về quản lý.

II. Nội dung chủ yếu của thuyết quản lý theo khoa học của Taylor

Vào đầu thế kỉ XX, lý luận quản lý một cách khoa học đã ra đời ở Mỹ trường phái cổ điển. Đại diện chủ yếu của trường phái này là F. W Taylor, người được các học giả về quản lý ở phương Tây mệnh danh là người cha của lý luận quản lý một cách khoa học.

Trường phái cổ điển đã đặt nền móng đầu tiên cho khoa học quản lý với những đóng góp có ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ hoạt động quản lý trong xí nghiệp công nghiệp, mà những nội dung cơ bản của nó vẫn có giá trị cao cho đến thời kì phát triển hiện nay của nền kinh tế thế giới.

F. W Taylor (1856 – 1915) xuất thân là một công nhân cơ khí ở Mỹ, với tính thông minh cần cù. Trong vòng không đầy 10 năm ông đã trở thành một đô đốc công, kĩ sư trường, tổng công trình sư ..v..v… Với kinh nghiệm dày dặn của mình, ông đã phân tích quá trình vận động, các thao tác của công nhân, nghiên cứu quá trình lao động hợp lý (với các động tác không trùng lặp, tốn ít thời gian và sức lực) để đi đến mục đích cuối cùng là đạt được năng suất cao. Đó là “sự hợp lý hóa lao động” theo nghĩa rộng tức là tổ chức lao động một cách có khoa học.

tieu-luan-khoa-hoc-quan-ly-thuyet-quan-ly-theo-khoa-hoc-cua-taylor-1

Với các công trình nghiên cứu “quản lý ở nhà máy” (1903), “những nguyên lý quản lý theo khoa học” (1911), ông đã hình thành thuyết “Quản lý khoa học”, mở ra một “kỷ nguyên vàng” trong quản lý ở Mỹ. Tư tưởng cơ bản về quản lý của F. W Taylor được thể hiện qua định nghĩa: “quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm, và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”.

Những nội dung chủ yếu của thuyết Taylor

a) Hợp lý hóa lao động

Taylor coi hợp lý hóa lao động là giải pháp cốt lõi để giải quyết các vấn đề về tăng năng suất lao động và cải tiến quản lý. Giải pháp này bao gồm có 3 khâu sau:

– Chuyên môn hóa lao động: đây là nội dung có ý nghĩa quyết định. Taylor cho rằng đối với từng công việc, phải lựa chọn những người phù hợp nhất, giỏi nhất để phân công công việc cụ thể và hướng dẫn họ làm việc, những người này phải đạt được năng suất cao nhất và nhà quản lý lấy đó làm chuẩn mực cho những người khác làm công việc này. Để lựa chọn đúng người phù hợp nhất, giỏi nhất, ông căn cứ vào tính khí, thể lực, thái độ làm việc xem có phù hợp với đòi hỏi của công việc về sức khỏe, kĩ năng, trí tuệ hay không.

– Dụng cụ lao động thích hợp: đây là khâu có ý nghĩa cơ bản trong hợp lý hóa lao động. để công nhân đạt được năng suất lao động cao, các kĩ sư phải thiết kế ra các dụng cụ lao động thích hợp với công việc và huấn luyện công nhân sử dụng chúng.

– Thao tác làm việc hợp lý: khâu này được Taylor coi là có vai trò quan trọng. Trên cơ sở thao tác mẫu do kỹ sư thiết kế và được người công nhân giỏi nhất thực hành thành thục, các kỹ sư tiến hành huấn luyện các công nhân khác làm việc theo các hướng dẫn của các kỹ sư trên cơ sở chụp ảnh, bấm giò, phân tích các thao tác, loại bỏ các động tác thừa, uốn nắn các động tác không hiệu quả, tập các thao tác hợp lý. Kết quả là các công nhân được lựa chọn phải đạt được năng suất lao động lý tưởng như thiết kế trong khi vẫn giữ vững được tinh thần lao động thoải mái do được trả công xứng đáng và sắp xếp hợp lý giữa làm việc và nghỉ ngơi.

tieu-luan-khoa-hoc-quan-ly-thuyet-quan-ly-theo-khoa-hoc-cua-taylor-3

b) Áp dụng trả lương theo sản phẩm

Song song với biện pháp hợp lý hóa lao động để đạt năng suất lao động cao, Taylor áp dụng phương pháp trả lương theo sản phẩm thay vì theo thời gian, đồng thời, áp dụng chế độ làm việc – nghỉ ngơi hợp lý. Các biện pháp này đã khích lệ tinh thần làm việc của công nhân.

c) Xác lập quan hệ quản lý rõ ràng, song phẳng

Quan hệ giữa chủ và thợ phải được xác lập rõ rằng, sòng phẳng. theo đó:

– Chủ doanh nghiệp có trách nhiệm áp dụng các biện pháp hợp lý hóa lao động, cung cấp đủ dụng cụ làm việc, tăng lương sòng phẳng.

– Công nhân có trách nhệm thừa hành các công việc tác nghiệp theo đúng sự hướng dẫn của nhà quản lý.

– Các kĩ sư đảm nhận các chức danh quản lý như quản đốc, kíp trưởng, chuyên viên nghiên cứu tác nghiệp, phân tích công việc, xác định định mức, giám sát… các kĩ sư được coi thuộc đội ngũ cán bộ quản lý cốt cán và đòi hỏi phải có trí tuệ, trung thực, có óc phân tích, công tâm…

tieu-luan-khoa-hoc-quan-ly-thuyet-quan-ly-theo-khoa-hoc-cua-taylor-3

III. Phát triển thuyết Taylor

Thuyết Taylor ban đầu được áp dụng rất thành công ở các nhà máy do Taylor quản lý, rồi nhanh chóng được phát triển ở Mỹ, sau đó lan sang châu Âu và toàn thế giới. Điển hình nhất vẫn là phong trào Taylor ở Mỹ với kết quả làm tăng năng suất lao động trong các ngành công nghiệp của Mỹ lên gần ba lần. Các nhà quản lý tiếp tục phát triển thuyết Taylor bao gồm:

a) Frank Gilbreth (1868 – 1924)

Gilbreth đã phát triển phương pháp Taylor trong một số ngành công nghiệp và xây dựng mà ông làm việc. Ông đã nhanh chóng trở thành một nhà tư vấn thành công trong phổ biến phương pháp Taylor:

– Đã phát triển mạnh phương pháp Taylor trong ngành xây dựng dân dụng và xây dựng đường sắt.

– Chú ý đến các yếu tố tâm lý trong phát triển các kỹ năng làm việc của công nhân.

– Là người đầu tiên lập một trường đào tạo các kỹ sư về các kỹ năng áp dụng phương pháp Taylor, hướng dẫn công nhân làm việc theo phương pháp này.

tieu-luan-khoa-hoc-quan-ly-thuyet-quan-ly-theo-khoa-hoc-cua-taylor-5

b) Harrington Emerson (1853 – 1931)

Là người rất sùng bái phương pháp Taylor và đã có nhiều nỗ lực trong phổ biến phương pháp này trong các doanh nghiệp Mỹ. Công lao của H. Emerson ghi nhận trong các nội dung:

– Tư vấn cho trên 200 doanh nghiệp phát triển phương pháp Taylor

– Phát triển lý thuyết Taylor và xuất bản tác phẩm 12 nguyên tắc hiện quả. Ông không thích sử dụng cách gọi của Taylor về phương pháp của mình là “quản lý có khoa học”, thay vào đó ông sử dụng tên gọi “phương pháp hiệu quả”.

– Phát triển chế độ trả công lao động theo các biểu trả công tỷ mỷ và kích thích mạnh đối với công nhân.

– Sáng lập Hội các nhà quản lý hiệu quả New York với các hoạt động đổi mới phương pháp Taylor.

tieu-luan-khoa-hoc-quan-ly-thuyet-quan-ly-theo-khoa-hoc-cua-taylor-6

c) Henry Gantt (1861 – 1919)

Là người đã cộng tác rất chặt chẽ với Taylor trong nhiều phát minh kỹ thuật và phương pháp quản lý.
Công lao của Gantt trong phát triển thuyết Taylor là:

– Đã kết hợp phương pháp Taylor trong lý thuyết nâng cao hiệu suất công nghiệp (nâng cao sản lượng, giảm thiểu rủi ro).

– Phát triển hệ thống thưởng theo năng suất cho công nhân và áp dụng cho cả cán bộ quản lý.

– Áp dụng sơ đồ GANTT nổi tiếng trong quản lý tiến độ công việc.

– Đưa ra các quan điểm về trách nhiệm xã hội trong quản lý doanh nghiệp.

tieu-luan-khoa-hoc-quan-ly-thuyet-quan-ly-theo-khoa-hoc-cua-taylor-4

d) Henry Ford (1863 – 1947)

Ông là người sáng lập công ty Ford Motor nổi tiếng. Ông đã rất thành công trong việc phát triển thuyết Taylor, chủ yếu trong tập đoàn Ford Motor của ông:

– Áp dụng phương pháp Taylor ở quy mô doanh nghiệp lớn, phát triển phương pháp tổ chức lao động theo dây chuyền.

– Phát triển cách thức tổ chức sản suất hàng loạt với năng suất lao động cho toàn bộ nhà máy.

– Phát triển hệ thống trả lương hỗn hợp kết hợp lương sản phẩm với phần thưởng từ lợi nhuận công ty.

tieu-luan-khoa-hoc-quan-ly-thuyet-quan-ly-theo-khoa-hoc-cua-taylor-9

Học thuyết của Taylor đã đóng góp cho khoa học quản lý bốn thành tựu chính sau đây:

– Đã tổng kết, phát triển, khẳng định, bằng lý thuyết và áp dụng thực hành rộng rãi trào lưu hợp lý hóa tổ chức sản xuất hình thành từ cuối thể kỉ XIX.

– Đưa khoa học quản lý từ chủ nghĩa kinh nghiệm chính thức trở thành một lý thuyết khoa học với chỗ đứng vững chắc trong hệ thống khoa học.

– Là thuyết quản lý mang tính tiến bộ của thời kì đầu thế kỉ XX, giúp giải quyết mâu thuẫn giữa chủ và thợ trong các doanh nghiệp; áp dụng các phương pháp quản lý mới như trả lương theo sản phẩm, xác lập cơ cấu quản lý kiểu trực tuyến – chức năng với vai trò độc lập của các cán bộ quản lý chuyên nghiệp

– Góp phần làm tăng năng suất lao động trong các ngành sản xuất công nghiệp lên 2-3 lần.

IV. Những yếu tố tích cực và hạn chế của thuyết quản lý Taylor

Như vậy, thông qua nội dung của thuyết quản lý theo khoa học của Taylor ta có thể thấy được ưu điểm nổi bật của thuyết học này là ở sự phân công theo chức năng quản lý:

Ưu điểm lớn nhất đó là trong một thời gian ngắn có thể đào tạo được một loạt nhân viên quản lý. Họ có thể thực hiện nghiêm túc đầy đủ nhiệm vụ được giao. Trong hình thức tổ chức kiểu cũ theo kiểu quân đội, mỗi nhân viên quản lý tại nơi làm việc đều phải đảm nhiệm toàn bộ công việc quản lý phức tạp, do đó phải có sự hiểu biết nhiều về mặt kỹ thuật chuyên môn và có đủ cấc điều kiện về trí lực, phẩm chất. Nhưng trên thực tế rất khó có thể kiếm được những người như vậy. Nếu căn cứ vào chủng loại công việc khác nhau về mặt quản lý để phân công cho từng người theo tài năng khác nhau của họ thì mỗi người chỉ cần có khả năng về một số mặt là có thể đảm nhiệm được công việc đó.

Một ưu điểm khác đó là trong điều kiện toàn bộ phân xưởng đều sử dụng công cụ, thiết bị và phương pháp sản xuất theo tiêu chuẩn quy định, do thực hiện chế độ quản lý theo khoa học, người ta có thể quy định kế hoạch trước sản xuất, đưa ra những lệnh sản xuất chi tiết, do tổ trưởng tại nơi làm việc trực tiếp chỉ đạo và giúp đỡ, vì vậy cho dù công việc phức tạp, vẫn có thể thuê những công nhân có mức lương thấp, đảm nhiệm, giảm chi phí lao động trong giá thành sản phẩm.

a) Tích cực

– Với việc bố trí lao động một cách khoa học, hợp lý đã phát huy được sở trường của người lao động khiến họ có thể phát huy đầy đủ khả năng ở mức tốt nhất nhằm đạt được yêu cầu nâng cao năng suất lao động trên tổng thể, giảm bớt được các chi phí đào tạo và không có động tác thừa.

– Lựa chọn công nhân một cách khoa học, lựa chọn nhũng công nhân đã có tay nghề trình độ cho nên kĩ thuật, cường độ làm việc của họ sẽ cao, đảm bảo khối lượng công việc được hoàn thành.

– Thực hiện theo chế độ trả tiền lương theo sản phẩm đã khuyến khích người lao động làm việc hoàn thành định mức và vượt định mức. Người lao động say mê làm việc hơn và đời sống của những người lao động được cải thiện đáng kể.

– Phân công lao động đều giữa người quản lý và công nhân để có thể xác định được rõ nhiệm vụ của người quản lý và công nhân. Đảm bảo mọi người đều thực hiện công việc của mình một cách nghiêm túc, đầy đủ.

– Sự phân công lao động này nếu trong điều kiện toàn bộ phân xưởng đều sử dụng công cụ, thiết bị và phương pháp sản xuất theo tiêu chuẩn quy định, do đó người ta có thể quy định trước kế hoạch sản xuất, đưa ra chỉ lệnh sản xuất chi tiết đối với tất cả mọi công việc.

– Sự phân công lao động theo chức năng quản lý làm tăng kỷ cương lao động trong doanh nghiệp. Ví dụ: ở trong các xí nghiệp theo Taylor: nhân viên quản lý chỉ cần hoàn thành toàn bộ nhiệm vụ quản lý cũng có thể được hưởng thêm phụ cấp, tiền thưởng và thu nhập tăng như công nhân. Còn khi không đạt được mục tiêu thì có thể nhận được mức lương thấp hơn.

– Việc xác định định mức thời gian sản xuất tối ưu, nghiên cứu động tác là nhắm tìm ra phương pháp thao tác tối ưu để đạt được định mức thời gian tối ưu và thông qua việc nghiên cứu hai vấn đề nàu để đạt được hiệu quả sản xuất tối ưu. Tất cả những điểm này, đã mở ra một cuộc cải cách về quản lý doanh nghiệp tạo được bước tiến dài theo hướng quản lý một cách khoa học trong thế kỷ XX.

b) Hạn chế

– Nói đến hình thức tổ chức quản lý đó là mâu thuẫn với nguyên tắc thống nhất chỉ huy. Trong điều kiện thực hiện chế độ quản lý theo khoa học này, mỗi nhân viên quản lý đều có quyền ra lệnh cho công nhân trong phạm vi chức trách của họ. Điều đó có nghĩa là mỗi công nhân không thông qua một người phụ trách chung để tiếp cận với bộ phận quản lý mà hàng ngày phải nhận chỉ thị từ tám người quản lý hình thành tình trạng có nhiều chỉ huy, khiến công nhân khó lòng thích ứng dẫn đến sự rối loạn trong chỉ huy sản xuất, do đó về sau chế độ quản lý này không được thực hiện phổ biến.

– Trước hết, với định mức lao động thường rất cao đòi hỏi công nhân phải làm việc cật lực mới có thể hoàn thành được định mức và vượt định mức.

– Hơn nữa người lao động bị gắn chặt với dây chuyền sản xuất tới mức họ trở thành những “công cụ biết nói”, vai trò của người lao động không được chú ý đến, dẫn tới công việc trở nên đơn điệu. Những động cơ khác ngoài lợi ích kinh tế đã không được quan tâm như: Người lao động mệt mỏi về tâm sinh lý; Coi tiền thưởng là hình phạt kỷ luật chứ không phải là động cơ mạnh mẽ thúc đẩy người lao động làm việc.

– Tính dân chủ, sự công bằng về cơ hội trong các xí nghiệp chưa được quan tâm. Đây là hạn chế làm ảnh hưởng lớn nhất tới đến tâm lý người lao động và làm cho năng suất lao động giảm đi đáng kể vì mỗi cá nhân đều có cơ hội như tất cả mọi người để phát huy hết năng lực, khả năng của mình ở mức cao nhất.

V. Ví dụ vận dụng vào điều kiện ở Việt Nam

Trong quá trình phát triển của Việt Nam, nước ta đã đi lên từ một nước Phong kiến nghèo nàn, lạc hậu và nay đang định hướng đi theo con đường XHCH và gặp rất nhiều khó khăn, phải trải qua 2 cuộc kháng chiến trường kỳ, phải trải qua thời kỳ nền kinh tế quan liêu bao cấp. Điều này đã cản trở rất nhiều tới sự phát triển của đất nước ta, nhưng với đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng nền kinh tế của chúng ta đang chuyển sang nền Kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

Nhìn chung vào nền kinh tế thị trường thì đời sống, tay nghề… của người lao động đã được cải thiện rất nhiều. nhưng vẫn còn những hạn chế nhất định. Vậy với tình hình như vậy để vận dụng được thuyết quản lý theo khoa học của Taylor phải chú ý đến hai vấn đề:

– Quan tâm đến tâm lý người lao động

– Kỷ luật trong sản xuất được nâng cao hơn, sự phân công công việc phải có sự hợp lý hơn

Ví Dụ: về chuyên môn hóa sản xuất theo dây chuyền, mỗi công nhân thì có trình độ chuyên môn riêng nên sẽ sắp xếp vào những công đoạn cần những kỹ năng đó.

Ví dụ một công ty sản xuất xe đạp, thì mỗi công nhân sẽ được phân vào vị trí năng lực mà anh ta có thể làm được hiệu quả nhất như sản xuất nan hoa, hay vị trí sản xuất vành xe, lốp xe, khung xe, ..v..v.. vì mỗi người không phải làm hết tất cả các công đoạn, mà họ chỉ chuyên môn vào công đoạn nào mà họ làm tốt nhất.

Qua thực nghiệm, người ta chứng minh rằng việc tăng năng suất lao động không những phụ thuộc vào các điều kiện ngoại cảnh như: điều kiện lao động, chế độ nghỉ ngơi…) mà còn phụ thuộc vào tâm lý người lao động và bầu không khí trong tập thể lao động. Để xây dựng văn hoá doanh nghiệp chúng ta cần phải xây dựng trên 2 tiêu thức quan trọng nhất: mức độ quan tâm của nhà quản lý đối với người lao động và mức độ gắn bó của các thành viên trong doanh nghiệp và với doanh nghiệp.

– Thường xuyên tổ chức các sinh hoạt tập thể, văn hoá văn nghệ quần chúng, hoạt động Đoàn thể: thể dục thể thao, cải thiện không khí làm việc trong doanh nghiệp. Đây là yếu tố quan trọng vì nó sẽ khích lệ, khuyến khích người lao động rất nhiều, họ sẽ hăng say làm việc hơn và nh vậy kết quả sẽ tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả làm việc.

– Thường xuyên quan tâm đến đến đời sống của cán bộ công nhân: chế độ nghỉ phép, nghỉ thai sản, đau ốm, tiền thưởng, có những đãi ngộ thoả đáng.. .. coi chế độ tiền thưởng là động cơ mạnh mẽ thúc đẩy công việc chứ không phải là hình phạt, kỷ luật.

– Công nhân phải tự nguyện tuân thủ nội quy của doanh nghiệp. Kỷ luật tốt là nhờ tổ chức quản lý – điều hành có hiệu lực, nhờ thực hiện công bằng- hợp lý trong đãi ngộ, nhờ thưởng phạt công minh.

– Tăng tinh thần đồng đội, tăng được ý thức tập thể, đoàn kết hỗ trợ trong người lao động

– Mở rộng thêm công việc và trách nhiệm chỉ cho những công nhân có chuyên môn, có kỹ năng tay nghề đáp ứng được trách nhiệm mới đó.

Về mặt quản lý thì nhìn chung nhu cầu tìm kiếm nguồn lao động chất lượng cao tập trung chủ yếu ở các công ty nước ngoài, tuy nhiên trong một vài năm trở lại đây Việt Nam đã phát triển mạnh trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực chất xám, nhất là khi các công ty có vốn đầu tư nước ngoài đang có xu hướng thay thế cán bộ quản lý nước ngoài bằng người bản địa. Để săn lùng được những “bộ óc” thông minh, các công ty trong và ngoài nước sẵn sàng chi một khoản tiền lớn cho các công ty dịch vụ chuyên săn tìm lao động chất xám. Thị trường lao động càng phát triển thì lao động chất xám càng trở nên có giá.

Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng này, các công ty cung ứng nguồn nhân lực trong và ngoài nước đang vào cuộc và cạnh tranh bằng nhiều chiêu thức hoạt động khác nhau. Một chuyên viên tư vấn nhân lực của một công ty cung ứng lao động nước ngoài có bề dày kinh nghiệm, bật mí: “Để chuẩn bị nguồn nhân lực các công ty cung ứng nhân lực đều có cách săn lùng và nạp vào ngân hàng dữ liệu
danh sách của tất cả lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, nhất là chức danh quản lý của các công ty như trưởng phòng nhân sự, trưởng phòng kinh doanh, kế toán trưởng, chuyên viên cao cấp thuộc các lĩnh vực… và khi có công ty nào đặt yêu cầu cần tuyển gấp các chức danh công việc như nêu trên thì họ có thể chào hàng và cung ứng ngay ứng viên sáng giá nhất cho các nhà tuyển dụng”.

Ngoài ra, trong thời gian gần đây, một số công ty trong và ngoài nước đã vạch ra chiến lược thu hút nhân tài trẻ bằng cách đầu tư cho sinh viên giỏi ngay từ khi còn ngồi ghế nhà trường. Họ tìm kiếm vào các trường đại học lớn và chắt lọc danh sách những sinh viên giỏi sắp tốt nghiệp rồi mời chào họ về làm việc với mức lương khá hấp dẫn. Các công ty Nestles, BP, Samsung Vina, Unilever… thường sử
dụng cách thức này.

VI, Kết luận

Thế kỷ XX không chỉ là thế kỷ của những tiến bộ vượt bậc về công nghệ mà còn là thế kỷ của những thành tựu chưa từng có về quản lý. Mặc dù, hoạt dộng quản lý ra đời từ xa xưa, khi bắt đầu có xã hội loài người, có lao động tập thể, có phân công và hợp tác, Song trong nhiều thế kỷ, quản lý hầu như dậm chân tại chỗ trong tình trạng kinh nghiệm chủ nghĩa, không lý luận, không ,nguyên lý, nguyên tắc.

Tình hình đã thay đổi rất nhiều sau khi F. W. Taylor công bố ” Những nguyên lý của quản lý một cách khoa học” (1911). Các công trình nghiên cứu, tổng kết về quản lý xuất hiện. Hàng loạt vấn đề của quản lý được phát hiện, phân tích và hệ thống hoá, khoa học hoá. Lý luận về quản lý hình thành và soi sáng cho thực tiễn để rồi lại phát triển nhanh hơn trên cơ sở tổng kết thực tiễn phong phú và sống động.

Nhờ đó vai trò của quản lý được nâng cao. Quản lý trở thành nhân tố quyết định sự sống còn và sự thành công của tổ chức. Vấn đề quản lý ngày càng thu hút sự quan tâm của mọi người. Mọi thành viên của mỗi tổ chức, cả người quản lý và người bị quản lý, đều có thể đạt được mục tiêu của mình thông qua sự vận dụng các yếu tố quản lý.

Tuy có sự hạn chế trong đường lối, xong không thể không thừa nhận Taylor đã làm nên một cuộc cải cách về quản lý xí nghiệp, khiến cho việc quản lý nhà máy cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã tiến một bước dài theo hướng quản lý một cách khoa học.

Ông F. W. Taylor đã đóng góp sức mình cho lịch sử phát triển của phương thức quản lý xí nghiệp tư bản chủ nghĩa, để lại dấu ấn sâu sắc cho hậu thế, trong đó có Việt Nam – một đất nước đang trên đà phát triển rất cần có những kinh nghiệm cũng như bài học của tầng lớp những người đi trước. Lý luận quản lý do Taylor đề ra, ở một mức độ nhất định đã phản ánh yêu cầu khách quan của quá trình phát triển công nghiệp, sử dụng máy móc lớn lúc đó, mày mò và rút ra một phương pháp khoa học để nâng cao hiệu quả sản xuất, đặt nền móng cho việc khoa học hóa công việc quản lý.

Danh mục tài liệu tham khảo:

  • Sách giáo trình Khoa học quản lý
  • Tinh hoa quản lý

Như vậy bài tiểu luận trên đã cho chúng ta biết rõ về sự ra đời của thuyết học Taylor. Cũng như biết được nội dung chủ yếu của thuyết quản lý theo khoa học của Taylor. Đừng quên theo dõi Mindovermetal mỗi ngày để biết thêm nhiều kiến thức hay và mới khác.

5/5 - (1 vote)

Bài viết liên quan

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments