Ứng dụng viễn thám và GIS trong nghiên cứu phòng chống cháy rừng ở thành phố

Banner-backlink-danaseo

Ứng dụng viễn thám và GIS trong nghiên cứu phòng chống cháy rừng ở thành phố đồng hới tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.57 MB, 118 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

ĐOÀN THỊ MAI

ỨNG DỤNG VIỄN THÁM VÀ GIS
TRONG NGHIÊN CỨU PHÒNG CHỐNG CHÁY RỪNG
Ở THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.02.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS-TS. NGUYỄN VĂN LỢI

HUẾ 2015

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy giáo PGS- TS
Nguyễn Văn Lợi. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy, người đã tận tình dạy
dỗ, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới Lãnh đạo, các cô chú ở Ủy ban nhân dân
thành phố Đồng Hới; Phòng thống kê; Chi cục khí tượng thủy văn; Chi cục Kiểm Lâm
tỉnh Quảng Bình; Lâm trường Đồng Hới; Lâm trường Vĩnh Long; Hạt Kiểm lâm thành
phố Đồng Hới đã tận tình giúp đỡ, cung cấp thông tin và số liệu để tôi thực hiện luận văn
này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp – Trường
Đại học Nông Lâm Huế; các anh chị học viên cao học chuyên ngành Lâm Học khóa

2013 – 2015 của Trường Đại học Nông Lâm Huế đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin dành tất cả tình cảm sâu sắc nhất tới gia đình, người thân và bạn
bè đã động viên, chia sẽ, hỗ trợ tôi về tinh thần cũng như vật chất trong suốt thời gian tôi
học tập và thực hiện luận văn.
Tác giả luận văn

Đoàn Thị Mai

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “ Ứng dụng Viễn thám và GIS trong nghiên
cứu phòng chống cháy rừng ở thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình” là công
trình nghiên cứu của riêng bản thân tôi. Các số liệu sử dụng trong luận văn là
trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn có tính kế thừa, phát triển từ
các tài liệu, các công trình nghiên cứu đã được công bố. Kết quả nghiên cứu
trong luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ tài liệu nào khác.

Tác giả luận văn

Đoàn Thị Mai

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT
BCĐ

:

BVR

Ban chỉ đạo
Bảo vệ rừng

CO

:

Carbon mônôxit

CO2

:

Carbon điôxit

ĐN

:

Đông Nam

ĐĐN

:

Đông Đông Nam

FAO

:

Tổ chức Nông lương Liên Hợp quốc

GIS

:

Hệ thống thông tin địa lý

HST

:

Hệ sinh thái

HDND

Hội đồng nhân dân

NN-PTNT

:

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

PCCCR

:

Phòng cháy, chữa cháy rừng

PCCR

Phòng chống cháy rừng

QLBVR

Quản lý bảo vệ rừng

TN&MT

:

Tài nguyên và môi trường

TN

:

Tây Nam

TTN

:

Tây Tây Nam

TW

:

Trung ương

UBND
VLC

Ủy ban nhân dân
:

Vật liệu cháy

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH

8

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rừng vốn được coi như lá phổi xanh của nhân loại, là tài nguyên quý báu có
khả năng tái tạo, là bộ phận của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với nền kinh
tế quốc dân..Vậy mà, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, trong thời gian gần đây diện
tích cũng như chất lượng rừng đang bị suy giảm nghiêm trọng. Một trong những
nguyên nhân quan trọng làm mất rừng đó là do cháy rừng.

Cháy rừng là vấn nạn lớn của thế giới đương đại trong những năm gần đây, xảy
ra ở hầu hết các quốc gia có rừng trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Gây thiệt hại lớn
đối với tính mạng và tài sản của con người, phá vỡ cảnh quan, tác động xấu đến an
ninh quốc phòng và làm giảm tính đa dạng sinh học. Theo số liệu báo cáo, hiện Việt
Nam có khoảng trên 6 triệu ha rừng dễ cháy, bao gồm rừng thông, rừng tràm, rừng tre
nứa, rừng bạch đàn, rừng khộp, rừng non khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và rừng đặc
sản… Cùng với diện tích rừng dễ cháy tăng lên thêm hàng năm, diễn biến thời tiết khí
hậu ngày càng phức tạp và khó lường ở Việt Nam đã và đang là những nguy cơ tiềm
ẩn về cháy rừng và cháy lớn ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, công
tác PCCCR luôn được coi là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của các cấp các
ngành và toàn bộ xã hội.
Tỉnh Quảng Bình với tổng diện tích tự nhiên là 806.527 ha, trong đó diện tích
đất lâm nghiệp 601.388 ha, chiếm 74,6% diện tích tự nhiên của tỉnh. Tổng diện tích
rừng là 486.688 ha trong đó rừng tự nhiên 447.837 ha chiếm 92%, Rừng trồng 38,851
ha chiếm 7.9 %. Hiện nay trên địa bàn tỉnh đang trong thời kỳ cao điểm về khô hạn và
cháy rừng, hầu hết những diện tích rừng của địa phương có nguy cơ cháy rất cao.
Nhiều vụ cháy rừng xảy ra trên địa bàn gây nhiều thiệt hại về kinh tế, làm ô nhiễm môi
trường…Lý do là hệ thống PCCCR chưa đáp ứng đầy đủ và hiệu quả còn thấp chính vì
thế cần dự báo trước nguy cơ xảy ra cháy rừng và phát hiện sớm các điểm cháy rừng
luôn có tầm quan trọng đặc biệt từ đó chủ động lên phương án và biện pháp khắc phục
trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng.
Từ trước đến nay các đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố hình thành cháy,
vật liệu cháy và dự báo các vùng trọng điểm cháy… Việc ứng dụng viễn thám và công
nghệ GIS cho công tác quy hoạch phòng cháy chữa cháy rừng cho chúng ta có cách
nhìn tổng quát toàn diện thì vẫn chưa được thực hiện nên hệ thống PCCR vẫn chưa
phát huy hết tiềm năng của chúng. Trên địa bàn thành phố Đồng Hới hệ thống PCCR
bố trí chỉ mang tính cục bộ mà chưa có nghiên cứu khoa học nào ứng dụng công nghệ
GIS để quy hoạch mang lại hiệu quả cao nhất của hệ thống PCCR.

9

Hệ thống thông tin địa lý (GIS Geographic Information Systems) đã bắt đầu sử
dụng rộng rãi ở các nước phát triển hơn 2 thập kỷ qua, đây là một dạng ứng dụng công
nghệ tin học nhằm mô tả thế giới thực mà loài người đang sống – tìm hiểu- khai thác.
[ 12] Ở Việt Nam, công tác điều tra, quy hoạch, quản lý và bảo vệ rừng áp dụng kỹ
thuật tin học nói chung và hệ thống xử lý thông tin bản đồ GIS là nhu cầu cấp bách
hiện nay. Viễn thám (RS remote sensing) là kỹ thuật thu nhận thông tin của các đối
tượng mà không cần tiếp xúc trực tiếp với các đối tượng đó. Ngày nay ở nước ta cũng
như các nước khác trên thế giới, công nghệ viễn thám được sử dụng rộng rãi trong
nhiều lĩnh vực như thành lập, chỉnh lý bản đồ địa hình, điều tra hiện trạng sử dụng đất,
điều tra thảm thực vật, nghiên cứu tài nguyên môi trường, nghiên cứu biển…Việc ứng
dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) và viễn thám để xây dựng hệ thống cảnh báo sớm
giúp cho việc xây dựng kế hoạch ứng phó với nguy cơ cháy rừng có hiệu quả và rất
cần thiết trong công tác phòng chống cháy rừng về cơ sở khoa học cũng như thực tiễn.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi chọn đề tài “Ứng dụng viễn thám và GIS trong
nghiên cứu phòng chống cháy rừng ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình”.
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
2.1 Ý nghĩa khoa học

– Nghiên cứu của đề tài cung cấp thông tin, dữ liệu khoa học để phân vùng
trọng điểm cháy thông qua ứng dụng viễn thám và công nghệ GIS.
– Kết quả nghiên cứu của đề tài tạo cơ sở xây dựng phương án quy hoạch
phòng cháy chữa cháy rừng tại thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình.
2.2 Ý nghĩa thực tiễn
– Đề tài phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố gây ra cháy rừng, xây dựng
được bản đồ phân vùng trọng điểm cháy. Từ đó đưa ra được phương án quy hoạch
phòng chống cháy rừng tại thành phố Đồng Hới, tỉnh quảng Bình.
– Đề xuất hướng quản lý thích hợp cho công tác phòng chống chữa cháy rừng
trên địa bàn thành phố.

– Kết quả đề tài còn làm cơ sở cho công tác quy hoạch công trình phòng chống
cháy cho các địa bàn khác trong và ngoài tỉnh áp dụng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

10

3.1. Đối tượng nghiên cứu
– Rừng và đất rừng tại thành phố Đồng Hới.
– Nhân tố ảnh hưởng đến cháy rừng.
– Nghiên cứu quy hoạch PCCCR tại thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
– Phạm vi không gian: Đề tài thực hiện tại thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình.
– Phạm vi thời gian: thực hiện từ tháng 08/2014 đến tháng 06/2015.

11

Chương 1.
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÁY RỪNG
1.1.1. Một số khái niệm
a) Cháy rừng: Cháy rừng là đám cháy được phát sinh trong rừng, tác động và
làm tiêu huỷ sinh vật ở trong rừng. Nói cách khác, cháy rừng là quá trình cháy làm tiêu
huỷ những vật liệu của rừng mà sự hình thành và phát triển của đám cháy diễn ra
không theo sự kiểm soát của chủ rừng.
Trong tài liệu về quản lý lửa rừng, FAO đưa ra khái niệm về cháy rừng và đến
nay thường được sử dụng: “Cháy rừng là sự xuất hiện và lan truyền của những đám
cháy trong rừng mà không nằm trong sự kiểm soát của con người; gây nên những tổn
thất nhiều mặt về tài nguyên, của cải và môi trường” [2].

b) Thảm thực vật rừng dễ cháy: Trong công tác PCCCR ở Việt Nam đã xuất
hiện khái niệm rừng dễ cháy. Theo đó, rừng dễ cháy là các loại rừng có khả năng tích
lũy khối lượng vật liệu lớn, rất dễ xảy ra. Theo phân loại, thảm thực vật rừng dễ cháy ở
Việt Nam gồm: rừng thông, rừng tràm, rừng tre nứa, rừng bạch đàn, rừng khộp, rừng
keo các loại, rừng non khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, rừng đặc sản,… [2].
1.1.2. Điều kiện của cháy rừng
Cháy rừng được coi là một dạng thảm họa và là một hiện tượng phức tạp. Nó
cháy tự do trong HST rừng và chịu sự chi phối của VLC, điều kiện môi trường và hoạt
động dân sinh, kinh tế – xã hội. Cháy rừng xuất hiện khi có sự kết hợp đồng thời của
ba yếu tố gồm: vật liệu cháy (chất bị cháy), ôxy (chất duy trì sự cháy) và nguồn nhiệt
gây ra cháy [11]:
– Vật liệu cháy: Chất bị cháy, có sẵn trong rừng. VLC là tất cả những chất có
khả năng bén lửa và bốc cháy trong điều kiện có đủ nguồn nhiệt và ôxy.
– Ôxy: Chất duy trì sự cháy, sẵn có trong không khí (Chiếm khoảng 21% bầu
không khí tự nhiên). Dưới tán rừng tỷ lệ này có thể thấp hơn do quá trính phân giải
một số hợp chất hữu cơ làm cho lượng CO2 tăng lên.
– Nguồn nhiệt: Là yếu tố duy nhất không sẵn có trong rừng. Nhiệt độ cần để đốt
cháy VLC ở thời điểm ban đầu gọi là điểm bén lửa. Các VLC trong rừng thường có
điểm bén lửa trong khoảng từ 220 – 250 0C. Hầu hết nguồn nhiệt gây cháy rừng được
xuất phát từ các hoạt động của con người.
Các nghiên cứu đã chỉ rõ, nguồn VLC có độ ẩm ≤ 25% thì khả năng bắt lửa là

12

dễ dàng. Khi đồng thời có cả 3 yếu tố trên là điều kiện cần cho một đám cháy. Đồng
thời, các yếu tố đủ cho đám cháy như độ ẩm thấp, nhiệt độ cao, gió mạnh và địa hình
cùng hướng gió,… thì đám cháy sẽ bắt đầu. Trong điều kiện có gió, đám cháy sẽ dễ
dàng lan rộng theo hướng gió và tốc độ lan rộng tùy thưộc vào tốc độ gió.
Như vậy, mỗi kiểu thảm thực vật rừng có liên quan trực tiếp đến khối lượng,

kết cấu và tính chất của VLC, từ đó dẫn đến tính dễ bắt lửa và quy mô đám cháy. Các
kiểu thảm thực vật rừng khác nhau sẽ có các hệ số bắt cháy khác nhau. Dựa trên tính
chất và cấu trúc của từng kiểu thảm thực vật rừng sẽ xác định được các hệ số bắt cháy
tương ứng, kết hợp với đặc điểm khí hậu – thời tiết và các nguồn nhiệt phát sinh, từ đó
cho phép xây dựng được phân loại thảm thực vật rừng dễ cháy theo nguy cơ cháy/ khả
năng cháy phục vụ cho công tác phòng chống cháy rừng hiệu quả.
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cháy rừng
1.1.3.1. Các nhân tố về điều kiện tự nhiên
a) Kiểu thảm thực vật rừng và loại hình thực bì: VLC gồm thảm khô (cành,
nhánh, lá, vỏ, hoa, quả, trảng cỏ, cây bụi,…), cây khô, than bùn, thân cây và cành lá
còn tươi có chứa tinh dầu,… Nguy cơ cháy rừng tăng lên cùng với sự gia tăng VLC.
Kiểu rừng và loại hình thực bì có liên quan trực tiếp tới nguồn VLC, tính chất
và khối lượng VLC do đặc điểm của kiểu rừng và loại hình thực bì quyết định, từ đó
dẫn đến tính bắt lửa và quy mô đám cháy.
Ở các kiểu rừng thông, tràm, bạch đàn, rừng khộp sản phẩm rơi rụng là những
cành, lá, hoa quả, vỏ cây và thân cây khô… thường có tinh dầu hoặc nhựa rất dễ bắt lửa
và cháy rất đượm. Những khu rừng tre nứa thuần loài hoặc tre nứa chiếm ưu thế, ngoài
những cành khô, lá rụng, cây chết, còn có trường hợp tre nứa bị hiện tượng “khuy” chết
hàng loạt, vì vậy nguồn VLC sẽ rất lớn. Một số loại rừng rụng lá theo mùa (như rừng
khộp) cũng là nguồn VLC tiềm tàng tại thời điểm rụng lá hoặc tích lũy hàng năm.
b) Điều kiện thời tiết và các nhân tố khí tượng: Thời tiết và các nhân tố khí
tượng là một tác nhân cho sự phát sinh, phát triển của một đám cháy rừng.
– Nhiệt độ: Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cháy rừng như
làm khô, nỏ VLC; làm độ ẩm không khí giảm và bề mặt đất nóng lên,… Khi xem xét
vai trò của nhiệt độ đối với cháy rừng thường đánh giá ảnh hưởng của nó tới các mặt:
 Nhiệt độ làm rút ngắn quá trình khô của VLC;
 Làm nóng và khô nhanh mặt đất dẫn đến lớp không khí sát mặt đất nóng lên.

Như vậy, nhiệt độ gồm hai thành phần là nhiệt độ đất và nhiệt độ không khí.
– Độ ẩm: Độ ẩm là nhân tố gây ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến quá trình

phát sinh cháy rừng và quy mô đám cháy. Độ ẩm không khí càng cao thì VLC càng

13

ẩm, khó xảy ra cháy. Ngược lại, độ ẩm thấp VLC khô dẫn tới dễ xảy ra cháy rừng và
cháy lớn. Để có biện pháp phòng ngừa và cảnh báo cháy rừng cụ thể, độ ẩm được chia
làm 3 loại sau:
 Độ ẩm không khí: Nhìn chung, độ ẩm không khí ở các vùng có rừng cao hơn

nhiều so với các khu vực không có rừng. Nguyên nhân là do sự thoát hơi nước
của thực vật. Mặt khác, do đất dưới tán rừng luôn ẩm ướt, quá trình bốc hơi vật
lý thường xuyên xảy ra cung cấp độ ẩm cho lớp không khí. Ngoài ra, ở trong
rừng tính từ giới hạn mặt đất tới tán cây, do mật độ cây dày, cành lá rậm rạp
làm cho dòng bốc thoát hơi trong rừng diễn ra chậm, làm độ ẩm không khí
trong rừng cao hơn bên ngoài rừng.
 Độ ẩm VLC: Độ ẩm của VLC tỷ lệ thuận với độ ẩm của không khí và ảnh

hưởng tới khả năng bén lửa. Độ ẩm càng thấp khả năng bén lửa càng cao và
ngược lại. Mặt khác, độ ẩm VLC còn phụ thuộc vào lượng mưa. Mưa càng lâu,
càng lớn thì độ ẩm VLC càng cao và thời gian ẩm ướt kéo dài.
 Độ ẩm của đất: Lượng nước tạo thành độ ẩm của đất trong rừng gồm nước mưa

đọng trên mặt đất; lượng nước thực tế trong tầng đất mặt và nước ngầm thường
xuyên duy trì và làm ẩm mặt đất bằng hiện tượng mao dẫn (mực nước ngầm
thường xuyên biến động theo mùa, về mùa khô thường nằm sâu hơn so với mùa
mưa, còn ở địa hình đồi núi cao mực nước ngầm ít có ảnh hưởng tới độ ẩm của
lớp bề mặt).
Nhìn chung, độ ẩm tương đối của đất rừng cao hơn so với bên ngoài và phụ
thuộc nhiều vào các đặc điểm của cấu trúc rừng gồm: mật độ cây rừng, loài cây, tính

chất đất, dạng địa hình, hướng phơi,… Nước trong đất rừng thường xuyên bốc hơi làm
tăng độ ẩm không khí trong rừng, thời gian ẩm kéo dài thì khả năng bắt lửa của VLC
giảm đi. Nói chung, với độ ẩm của đất rừng thích hợp, dưới tác động của nhiệt độ
không khí và nhiệt độ đất, vi sinh vật hoạt động thuận lợi, đẩy nhanh quá trình phân
giải VLC trên mặt đất, kể cả quá trình khoáng hoá các chất hữu cơ nằm dưới mặt đất.
Trong những trường hợp như vậy, khả năng tích luỹ các chất hữu cơ dưới và trên mặt
đất càng giảm nhanh. Điều này cũng giải thích vì sao ở trên những vùng rừng ở độ cao
từ 800 – 1000 m trở lên, lớp cành khô lá rụng thường phủ dày vì tốc độ phân huỷ kém.
Kết quả khảo sát của nhiều đoàn điều tra rừng thuộc khu vực núi Phan Xi Păng cho
thấy, từ độ cao 1000 m trở lên, dưới mặt đất rừng thông, Pơ mu, Samu gần như thuần
loại, tầng thảm mục có chỗ dày trên 1m nên ở đây rất dễ phát sinh cháy rừng bề mặt và
cháy ngầm [2].
– Gió: Là nhân tố ảnh hưởng rất nhiều đến cháy rừng, gió thúc đẩy nhanh quá
trình làm khô VLC; làm bùng phát ngọn lửa và đẩy nhanh tốc độ đám cháy; mang theo
tàn lửa gây các đám cháy khác, làm đám cháy phát triển nhanh và lan rộng.

14

Phần lớn diện tích rừng của Việt Nam phân bố trên các dạng địa hình đồi núi và
thung lũng. Mỗi dạng địa hình gây ra hoàn lưu gió cục bộ, địa phương khác nhau.
Điển hình nhất là hệ thống gió núi và thung lũng, chúng hình thành theo từng khoảng
thời gian trong ngày.
Ở các thời điểm khác nhau trong ngày, hệ thống gió núi và thung lũng phụ
thuộc rất chặt chẽ vào sự phân bố năng lượng nhiệt của mặt trời, từ đó chi phối hoàn
lưu gió theo thời gian cũng khác nhau, làm cho quy mô và mức độ lan tràn của một
đám cháy ở thung lũng cũng khác nhau. Tuy nhiên, sự lan tràn này còn phụ thuộc vào
vị trí của đám lửa phát sinh ở bìa rừng hoặc ở phía trong sát bìa rừng hoặc nằm sâu
trong rừng. Vì vậy, sự xâm nhập của gió vào trong rừng, ở các vị trí khác nhau tác
động tới đám cháy ở mức độ khác nhau. Nói cách khác, sự xâm nhập của gió theo

chiều nằm ngang và chiều thẳng đứng cũng có những tác động khác nhau tới sự phát
triển ban đầu của đám cháy, do đó biện pháp hạn chế lửa lan tràn không thể không đề
cập tới yếu tố này.
Ở Việt Nam, khi phân tích ảnh hưởng của tốc độ gió đến nguy cơ cháy rừng
Cooper (1991) [26] đã đề nghị hiệu chỉnh chỉ tiêu P của Nesterop dùng để phản ánh
nguy cơ cháy rừng (Bảng 1.10).
– Mưa: Chế độ mưa và mùa mưa sẽ ảnh hưởng và quyết định đến nhân tố độ
ẩm. Khi có mưa làm tăng độ ẩm của VLC, ít có nguy cơ cháy rừng. Ngược lại, khi
không có mưa hoặc lượng mưa nhỏ (dưới 5 mm/ngày) thì VLC sẽ khô và khi đó nguy
cơ cháy rừng có thể xảy ra.
c) Điều kiện địa hình: Địa hình có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến cháy
rừng và liên quan trực tiếp đến sự phát triển của đám cháy; có tác dụng ngăn chặn các
hệ thống gió, hình thành các khu vực tiểu khí hậu khác nhau như: tạo ra các khu vực
thường xuyên có mưa hoặc các khu vực khô hạn ít mưa.
Ở những khu vực có địa hình cao thường khô hạn kéo dài, nắng nhiều và dao
động nhiệt lớn hơn rất nhiều so với nơi thấp. Ở địa hình sườn dốc, do khác hướng phơi
nên năng lượng nhận được khác nhau, sườn dốc còn tạo điều kiện thuận lợi cho các
dòng đối lưu phát triển mạnh hơn so với khu vực khác. Ngoài ra, các loại gió địa
phương do sự điều chỉnh của địa hình đối với hệ thống gió chính có thể làm tăng tốc
độ gió,… Các yếu tố địa hình tạo ra có ảnh hưởng trực tiếp đến điều kiện bốc hơi nước
và độ ẩm của VLC hoặc chi phối quy mô, tốc độ lan tràn các đám cháy rừng.
1.1.3.2. Các nhân tố về điều kiện kinh tế – xã hội
a) Do các hoạt sản xuất của con người:
– Đốt rừng để lấy đất sản xuất, tập quán đốt nương làm rẫy ở miền núi và đốt
rơm rạ ở đồng ruộng gây cháy lan sang rừng, đốt quang thực bì để thu nhặt kim loại,

15

đốt dọn VLC dưới các tán rừng không có kiểm soát, đốt dọn và làm đường giao thông,

hun khói để lấy mật ong gây cháy rừng,…
– Vào rừng khai thác gỗ, củi vô ý gây cháy rừng. Nhiều diện tích rừng trồng
xong không được chăm sóc kịp thời làm tăng nguồn VLC nên về mùa khô gặp tàn
thuốc lá là bốc cháy.
b) Do hoạt động xã hội:
– Trẻ em chăn trâu sưởi ấm vào mùa đông, đốt hương vào các dịp tết và tảo mộ
thanh minh. Phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thả đèn trong các ngày lễ hội vô
ý gây cháy rừng.
– Khách tham quan du lịch sinh thái trong rừng vô ý gây cháy rừng.
– Các hoạt động dã ngoại và bắn đạn thật trong quân đội gây cháy rừng.
1.1.3.3. Nhân tố về quản lý và điều hành
Công tác PCCCR đã được quy định trong hệ thống văn bản chỉ đạo và điều
hành của Chính phủ và Bộ NN-PTNT, được củng cố và hoàn thiện tới cấp xã. Các
phương án PCCCR được triển khai mạnh mẽ ở các cấp. Tuy nhiên, việc kiểm soát
cháy rừng và hiệu quả chữa cháy rừng chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu là:
– Thiếu hệ thống quản lý chặt chẽ từ Trung ương xuống cơ sở về lĩnh PCCCR.
Công tác chỉ đạo, điều hành chậm do không nắm bắt được thông tin kịp thời và chính
xác, thiếu phương tiện, trang thiết bị chỉ đạo, chỉ huy. Việc triển khai tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật, các chủ trương chính sách và chỉ đạo ở cấp huyện, xã,
các thôn bản còn chậm, nhiều hạn chế. Chính quyền địa phương, đặc biệt cấp xã ở
nhiều nơi chưa quan tâm đúng mức, đúng trách nhiệm theo Quyết định 245/1998/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21 tháng 12 năm 1998 về thực hiện trách nhiệm
quản lý nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp.
Tính thực tiễn của các phương PCCCR chưa cao cũng là nguyên nhân làm giảm
hiệu quả của công tác PCCCR. Các phương án PCCCR thường không nêu ra vùng
trọng điểm cháy rừng, những hành động thích hợp nhất đối với cán bộ chỉ huy, lực
lượng dập cháy, lực lượng hậu cần ứng với những trường hợp cháy rừng cụ thể của địa
phương. Đây là nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng lúng túng trong tổ chức và thực
hiện các hoạt động PCCCR, đặc biệt khi có cháy lớn xảy ra.
Công tác dự báo, cảnh báo và phát hiện sớm điểm cháy của lực lượng Kiểm lâm
đã được triển khai nhưng còn nhiều hạn chế do thiếu kinh phí, trang thiết bị. Mặt khác,

nguồn số liệu tập hợp để đưa vào tính toán cấp dự báo chưa đại diện cho các vùng và
tiểu vùng trong cả nước, cũng như tính khoa học của việc tính toán cấp dự báo không
cao. Hiện tại chỉ mới dự báo nguy cơ cháy rừng trên diện rộng, chưa dự báo trực tiếp

16

các vị trí, khu vực trọng điểm, chưa phát hiện sớm được điểm cháy để kịp thời xử lý.
– Không có lực lượng chữa cháy rừng chuyên trách, trong khi Luật phòng cháy,
chữa cháy có quy định. Lực lượng thường trực PCCCR hiện nay chủ yếu là lực lượng
Kiểm lâm, nhưng lại rất mỏng, phân tán; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về công tác
PCCCR còn hạn chế. Cục Kiểm lâm chưa được đầu tư để xây dựng, đào tạo huấn
luyện một lực lượng chữa cháy rừng có tính chuyên nghiệp cao. Trung bình trên 1.200
ha rừng/01 biên chế kiểm lâm; biên chế trực tiếp cho lực lượng chữa cháy rừng không
có,… Vì vậy, khi cháy rừng xảy ra và cháy lớn, mặc dù huy động rất nhiều người tham
gia chữa cháy song hiệu quả chữa cháy rừng vẫn rất thấp.
– Nhiều địa phương kinh phí đầu tư cho công tác PCCCR rất hạn chế; phương
tiện, trang thiết bị vừa thô sơ, lạc hậu, vừa thiếu, chỉ có một số máy bơm công suất nhỏ
và chủ yếu là dụng cụ chữa cháy thủ công như: cuốc, xẻng, dao phát,…
– Sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia chữa cháy rừng chưa nhịp nhàng,
chưa thống nhất, kém hiệu quả, lúng túng trong chỉ đạo điều hành, không phân định rõ
cơ chế chỉ đạo, điều hành và cơ chế phối hợp. Lực lượng chữa cháy đông nhưng không
có nghiệp vụ, hiệu quả chữa cháy rừng thấp. Đây là bài học kinh nghiệm được rút ra từ
02 vụ cháy lớn tập trung ở Kiên Giang và Cà Mau trong năm 2002; vụ cháy rừng ở
VQG Hoàng Liên trong những năm gần đây.
– Xã hội hóa công tác quản lý bảo vệ rừng, PCCCR đã và đang thực hiện có
hiệu quả ở địa phương, các cấp chính quyền, chủ rừng và các tầng lớp xã hội bước đầu
đã nhận thức được vai trò, tránh nhiệm của mình trong công tác PCCCR. Tuy nhiên,
lực lượng này chỉ có thể tham gia giập tắt những đám cháy nhỏ, còn các đám cháy lớn
không thể kiểm soát được.

– Chế độ đãi ngộ với lực lượng tham gia chữa cháy chưa cụ thể, rõ ràng nên
chưa động viên, khuyến khích mọi lực lượng tham gia công tác PCCCR một cách chủ
động và tích cực.
1.1.3.4. Các nhân tố khác
Trên thế giới đã xảy ra hiện tượng cháy rừng do sấm, sét gây ra. Ở Việt Nam
nguyên nhân này đến nay chưa có thông tin nào cập nhật.
Đạn, thuốc súng còn sót lại trong chiến tranh nằm ở trong rừng gặp thời tiết
nắng nóng, nhiệt độ cao gây nổ dẫn tới cháy rừng. Nguyên nhân này xảy ra chủ yếu ở
khu vực miền Trung.
1.1.4. Phân loại cháy rừng
Từ thực tế các vụ cháy rừng đã xảy ra, đã thống kê có 3 tầng phân bố VLC chủ
yếu ở trong rừng là: ở dưới mặt đất, ở sát mặt đất và ở trên tán rừng. Cháy rừng có thể

17

xảy ra ở một hoặc cả ba tầng vật liệu này. Từ cơ sở khoa học theo sự phân bố theo
không gian và thực tiễn trong sản xuất kinh doanh, quản lý bảo vệ và phát triển rừng
người ta chia làm 3 loại cháy rừng là: Cháy dưới tán (cháy mặt đất), cháy tán rừng và
cháy ngầm (cháy lớp thảm mục dày dưới mặt đất, cháy than bùn) [2, 10].
a) Cháy dưới tán rừng (cháy trên bề mặt đất rừng): Cháy dưới tán rừng là
những đám cháy mà ngọn lửa cháy lan tràn trên mặt đất làm tiêu hủy một phần hoặc
toàn bộ lớp thảm mục, cành khô, lá rụng, cỏ khô, thảm tươi, cây bụi, cây tái sinh cháy
sém vỏ và một phần nào đó ở gốc cây, rễ cây nổi lên trên mặt đất và ở sát mặt đất.
Cháy dưới tán rừng là loại cháy thường xảy ra nhiều nhất, lửa cháy lan nhanh,
nhưng ngọn lửa nhỏ không vươn lên tán cây rừng, thường là ở dưới đoạn phân cành.
Sau khi cháy, mặt đất bị cháy trụi, trong rừng chủ yếu còn lại những loại cây lớn.

Hình 1.1. Cháy dưới tán với ngọn lửa cháy lan trên bề mặt đất [3]
Loại cháy này thường gặp ở những kiểu rừng thưa, rừng phân bố trên địa hình

tương đối dốc, các sa van trong đó cây bụi, thảm cỏ chiếm ưu thế và ở những khu rừng
khô, rụng lá theo mùa, rừng trồng có tầng thảm mục khô nỏ nhưng không dày lắm. Ở
các sa van cỏ và cây bụi, cháy lan theo chiều gió rất nhanh nhưng chóng tàn. Cháy
dưới tán rừng tiêu huỷ hầu hết các loài cây tái sinh dưới tán rừng. Thân và gốc cây lớn
cháy sém hoặc cháy nham nhở để lại nhiều vết tích, cành lá trên tán khô. Sau này cây
thường có nhiều.
– Cháy lướt nhanh ở mặt đất rừng: Là loại cháy xảy ra khi VLC khô, tốc độ
cháy có thể đạt 180 – 300 m/h. Nó chịu ảnh hưởng trực tiếp của tốc độ gió ở trên bề
mặt đất rừng, nó rất dễ chuyển thành cháy tán rừng. Đặc biệt rừng Thông và rừng
Khộp khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.
– Cháy dưới chậm ổn định: Là cháy hoàn toàn lớp thảm tươi cây bụi, cây non

18

tái sinh và thảm mục, cháy xung quanh rễ và vỏ cây rừng,… gây thiệt hại nặng cho
rừng và ảnh hưởng xấu đối với cây rừng còn lại; làm mất khả năng tái sinh phục hồi
của rừng, một số cây rừng sinh trưởng chậm hoặc ngừng sinh trưởng và chết,…
Loại cháy này, tốc độ cháy chậm, khói nhiều và đen hơn; cháy dưới tán ổn định
rất dễ chuyển thành cháy ngầm ở những nơi có tầng than bùn. Còn đối với rừng non và
rừng nhiều tầng thường cháy cây tái sinh và cây bụi sẽ chuyển thành cháy trên tán.
Nhìn chung, số lượng cây rừng sẽ bị thiệt hại không chỉ phụ thuộc vào cường
độ cháy mà còn phụ thuộc vào loài cây, tuổi cây, mật độ, loại hình phân bố và hệ
thống rễ của chúng.
Cháy dưới tán rừng thường gây thiệt hại cho tất cả các loài cây còn non ( các
cây tái sinh) và phần lớn các loài cây có khả năng chịu nắng, chịu lửa kém. Có những
cây to vẫn sống được vì khả năng chống chịu lớn hơn (đối với những đám cháy nhỏ
hoặc trung bình) đa số các loài cây có khả năng chịu lửa tốt thì không bị hại khi gặp
cháy lớn dưới tán ( kể cả khi bị tổn thương ở tượng tầng). Cháy dưới tán mạnh có thể
gây hại cho tượng tầng và để lại những vết sẹo trên thân cây và ở những nơi bị cháy

lặp đi lặp lại nhiều lần gây tổn thương cơ giới làm cho cây dễ bị rỗng ruột, gỗ kém
phẩm chất, gây nhiều vết nứt trên thân cây thậm chí làm cho cây bị chết hoặc gãy đổ.
b) Cháy tán rừng (cháy trên ngọn): Cháy tán rừng là hình thức cháy được phát
triển từ cháy dưới tán cháy lên đến tán rừng. Khi cháy dưới tán, ngọn lửa sẽ đốt nóng
và sấy khô tán rừng sau đó cháy qua thảm cây bụi, các cây tái sinh rồi cháy lên tán
rừng và ngọn lửa sẽ cháy lan từ tán này lan sang tán khác.
Cháy tán rừng thường xuất hiện ở kiểu rừng có mật độ tán dày của những loài
cây có dầu, khi có gió mạnh và thời tiết nóng hạn kéo dài. Cháy tán có hai loại: Cháy
ổn định (cháy toàn bộ tán rừng) và cháy lướt nhanh.

Hình 1.2. Cháy tán diễn ra với ngọn lửa lan nhanh trên tán rừng [3]

19

– Cháy tán ổn định (cháy toàn bộ tán rừng): Khi ngọn lửa cháy lan tràn theo tất
cả các tầng của tán rừng, từ lớp thảm tươi bên dưới đến tán rừng. Rừng sẽ bị thiệt hại
hoàn toàn, tốc độ lan truyền không lớn, bình quân khoảng 0,5 km/h, có lúc có thể đạt 4
– 5 km/h.
– Cháy lướt nhanh trên tán: Chỉ phát triển khi có tốc độ gió mạnh. Ngọn lửa
thường lan theo tán rừng và thường được phát triển từ cháy dưới tán cháy lên.
Sự lan truyền ngọn lửa của loại cháy rừng này không giống nhau mà chúng
cuốn theo hướng gió. Lúc đầu khi mới bén đến tán rừng, ngọn lửa lan tràn rất nhanh,
sau đó ít phút tốc độ của nó giảm đi rõ rệt, chính vào lúc đó các VLC ở dưới mặt đất
được đốt nóng và sấy khô, rồi các cây gỗ cũng bị cháy. Cường độ cháy ở tán rừng sẽ
rất lớn, đốt nóng và chuẩn bị cho sự bốc cháy ở các tán bên cạnh. Thiếu sự đốt nóng
đó thì cháy tán sẽ dừng lại và khi cháy dưới tán đi qua khu vực đã cháy trụi tán các
cây, sự đốt nóng và làm khô tương đối các tán cây bên cạnh theo hướng gió đã bắt đầu,
sau đó các tán sẽ bốc cháy và ngọn lửa nhanh chóng lan tràn sang khu vực đã sấy khô
tương đối. Sự phát triển của đám cháy tán rừng như thế lan từ tán cây này sang tán cây

khác làm cho quy mô cháy và cường độ cháy tăng lên. Tốc độ của ngọn lửa trong các
đám cháy tán có thể đạt đến 20 – 25 km/h.
Ở Việt Nam, cháy tán thường xảy ra ở những khu rừng thuần loài lá có tinh dầu
hay nhựa dễ bắt cháy như: rừng thông, rừng long não, bạch đàn,… Cháy tán cũng có
thể gặp ở rừng tự nhiên hỗn giao có độ dốc lớn ( 15 0 – 300), tán cây nọ gối tán cây kia
và ngày một lên cao dần theo sườn dốc. Các đám cháy thường rất rộng, gây thiệt hại
lớn. Thông thường sau khi cháy tán rừng xảy ra cây rừng bị cháy trụi và đổ gẫy, rừng
chỉ còn lại đất trống.
c) Cháy ngầm: Là loại cháy mà ngọn lửa cháy lan tràn dưới mặt đất làm tiêu
hủy lớp mùn, than bùn và tiêu hủy những vật liệu hữu cơ khác đã được tích luỹ dưới
lớp đất mặt trong nhiều năm.
Mùn, than bùn và các chất hữu cơ đã được tích tụ lâu ngày trong quá trình phát
sinh, phát triển của rừng, gồm tầng thảm mục do cành khô, lá rụng, các thân cây gẫy,
đổ, tầng rễ cây đã chết,… bị vùi lấp ở phía dưới mặt đất. Ở Việt Nam có thể gặp được
lớp mùn và than bùn tương đối điển hình dưới các rừng Tràm ở Kiên Giang, Cà Mau,
Sóc Trăng, Long An, Đồng Tháp. Lớp thảm mục dày cũng có thể gặp được ở một số
trạng thái rừng mưa ẩm thường xanh núi cao phân bố trên dãy Hoàng Liên Sơn ở Lào
Cai, Yên Bái. Trong loại cháy ngầm, lửa có thể cháy lan xuống ở các tầng hữu cơ nằm
sâu từ 0,8 – 1 m, thậm trí có thể sâu tới vài mét. Đặc trưng của loại cháy này là tốc độ
lan truyền chậm (0,5 – 5,0 m/ngày), cháy âm ỉ, mép cháy không có ngọn lửa hoặc bùng
cháy lên rất nhỏ mỗi khi có gió thổi, ít khói và thường khó nhận thấy. Cháy ngầm hay
xảy ra ở các khu rừng Tràm vùng Tây Nam Bộ. Điển hình của loại cháy này là 2 vụ

20

cháy rừng tràm lớn tại U Minh Thượng thiệt hại 2.712 ha và U Minh Hạ thiệt hại
2.703 ha trong mùa khô 2001 – 2002.

Hình 1.3. Cháy ngầm trong tầng than bùn và thảm mục sâu dưới mặt đất [3]

Cháy ngầm không có ngọn lửa và ít khói nên khó phát hiện. Khi cháy lớp mùn,
than bùn và vật liệu hữu cơ dưới đất, nói chung như mùn, rễ cây, động vật đất và các
vi sinh vật có thể bị tiêu hủy một phần hoặc hoàn toàn. Vì vậy, cũng làm chết hầu hết
cây rừng. Khi cháy ngầm ngọn lửa cháy lan chậm và cháy trong điều kiện nhiệt độ rất
cao, nên cháy lâu có khi tới vài tháng. Cháy ngầm có thể gây nguy cơ cháy mặt đất và
cháy tán rừng khi có gió thổi làm cho ngọn lửa cháy bùng lên. Dập lửa cháy ngầm
thường sẽ khó khăn hơn nhiều so với các loại cháy khác và rất nguy hiểm cho tính
mạng của những người tham gia chữa cháy.
Về cường độ cháy rừng và sự phát triển các đám cháy thường lặp lại rất khác
nhau, vì nó phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, sự tích luỹ VLC và khả năng bắt lửa của
nó, phụ thuộc vào loại đất, đặc điểm địa hình nơi đó,…
Trong thực tế, tuỳ theo mức độ của cháy rừng mà người ta phân loại ra cháy
yếu, cháy trung bình và cháy mạnh. Ngoài ra, còn một khái niệm nữa đó là cháy lớn,
tức là những đám cháy bao gồm tất cả các loại cháy đồng thời xảy ra. Ở nước ta, cháy
rừng với diện tích bị cháy trên 2,5 ha được gọi là cháy lớn. Nhưng ở những nước phát
triển thì cháy lớn được quy định là có diện tích trên 100 ha. Hiện nay, người ta thường
căn cứ vào các loại cháy, đặc điểm khu rừng đang cháy để xác định phương thức và
chiến thuật chữa cháy rừng sao cho đạt hiệu quả cao nhất và nhanh nhất.
1.1.5. Đặc điểm cháy rừng ở từng vùng sinh thái của Việt Nam
a) Vùng Tây Bắc: Tổng diện tích rừng toàn vùng tính đến 31/12/2013 khoảng
1.689.817 ha (chiếm 12,1% diện tích rừng toàn quốc). Trong đó, rừng tự nhiên có
1.507.889 ha (chiếm 89,2% diện tích có rừng) và rừng trồng khoảng 181.928 ha

21

(chiếm 10,8% diện tích có rừng) [4]. Rừng dễ cháy gồm các loại: pơmu, samu, bạch
đàn, keo, tre, nứa và các loại rừng non, rừng thứ sinh nghèo kiệt,… Cùng các trảng cây
bụi và lau sậy phân bố trên các vùng núi và trung du. Đặc điểm và nguyên nhân cơ bản
gây ra cháy rừng ở khu vực Tây Bắc là:

– Hàng năm, nguồn vật liệu trong rừng và ven rừng trải qua mùa đông khô hạn
6 tháng (từ cuối tháng 10 đến hết tháng 4 năm sau). Trong thời kỳ này, thời tiết khô,
hạn, có nhiều đợt gió mùa Đông Bắc hanh khô, kiệt kéo dài. Đặc biệt, ở khu vực này
còn chịu ảnh hưởng của gió Tây khô và nóng dẫn đến độ ẩm không khí thấp, VLC trở
nên khô, nỏ dẫn đến nguy cơ cháy rừng cao.
– Đồng bào các dân tộc các dân tộc như Mường, Thái, Cao Lan, Hơ Mông, Hà
Nhì,… có tập quán phát, đốt rừng làm nương rẫy; du canh, du cư hoặc định cư nhưng
còn du canh, hàng năm thường phát rừng vào các tháng 12 và 1, 2 năm sau; đến tháng
3, 4 là những tháng cao điểm về cháy của khu vực. Đồng bào đốt, phát nương để tra
lúa, ngô, đậu,… Do canh tác lạc hậu, không theo quy hoạch và hoạt động phát, đốt
phát, đốt tràn lan không tuân theo đúng quy trình kỹ thuật, không có người kiểm soát
lửa nên dễ để cháy lan vào rừng.
– Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như: đốt đồng cỏ để lấy cỏ non chăn
thả gia súc không kiểm soát được gây cháy rừng, người đi săn bắt động vật hoang, trẻ
em đi chăn thả gia súc đốt sưởi ấm vô ý gây cháy rừng, xử lý thực bì để trồng rừng,
thăm dò địa chất, làm đường giao thông, khai hoang,… dễ gây ra cháy rừng.
Ở vùng Tây Bắc, Lai Châu được xác định là tỉnh trọng điểm về cháy rừng.
b) Vùng Đông Bắc: Tổng diện tích rừng năm 2013 khoảng 3.642.698 ha
(chiếm 26,1% diện tích rừng toàn quốc). Trong đó, rừng tự nhiên có 2.375.557 ha
(chiếm 64,7% diện tích có rừng) và rừng trồng là 1.232.031 ha ( chiếm 35,3% diện
tích có rừng) [4]. Diện tích rừng dễ cháy gồm các loại: pơmu, samu, thông, bạch đàn,
mỡ, bồ đề, keo, phi lao, tre, nứa,… phân bố trên các vùng núi và trung du. Đặc điểm và
nguyên nhân cơ bản gây ra cháy rừng ở khu vực Đông Bắc là:
– Vào mùa khô, nguồn VLC trong rừng và ven rừng chịu đựng mùa đông khô
hạn từ tháng 11 đến hết tháng 4 năm sau. Thời kỳ này, thời tiết khô, hạn và chịu ảnh
hưởng của nhiều đợt gió mùa Đông Bắc hanh khô kéo dài. Đặc biệt, còn chịu ảnh
hưởng của gió Tây, gió ô quy hồ (gió địa phương ở khu vực Sa Pa), hanh và khô làm
cho độ ẩm không khí giảm xuống thấp, dẫn đến vật liệu khô và nỏ. Trong thời gian
này, nguy cơ cháy rừng luôn ở mức cao.
– Ở khu vực này có đồng bào các dân tộc như Dao, Thái, Cao Lan, Tày, Nùng,

Hơ Mông, Hà Nhì,… còn tập quán canh tác nương rẫy, hàng năm thường phát, đốt
nương vào các tháng cao điểm của mùa khô từ tháng 1 đến tháng 3. Do không phát đốt

22

nương đúng nơi quy hoạch, kém chuyên môn kỹ thuật phát, đốt khi làm rẫy; thiếu ý
thức sử dụng lửa, không kiểm soát lửa lên dễ để cháy lan vào các khu rừng.
– Ngoài ra, còn một nguyên nhân khác như: đốt các khu vực đất trống lấy cỏ
non mùa mưa phục vụ chăn thả gia súc, làm đường giao thông, xử lý thực bì để trồng
rừng, thăm dò địa chất, khai hoang, người dân vào rừng săn bắn, lấy củi, sử dụng lửa
thiếu ý thức gây cháy rừng,…
Các tỉnh trọng điểm có nguy cơ cháy rừng cao là Quảng Ninh, Phú Thọ, Yên
Bái, Bắc Giang, Lào Cai, Bắc Kạn.
c) Đồng bằng Sông Hồng: Có diện tích rừng thấp nhất cả nước, khoảng 92.824
ha (chiếm 0,7% diện tích rừng toàn quốc). Trong đó, diện tích rừng tự nhiên là 46.366
ha ( chiếm 49,9% diện tích có rừng) và diện tích rừng trồng là 46.457 ha ( chiếm 50%
diện tích có rừng) [4]. Các loại rừng dễ cháy bao gồm: thông, bạch đàn, keo và các loại
rừng non khoanh nuôi tái sinh. Nguyên nhân cơ bản gây ra cháy rừng ở khu vực này la
do sức ép dân số bao chiếm đất lâm nghiệp sử dụng vào mục đích sản xuất nông
nghiệp và nhà ở; người dân vào rừng khai thác củi,… Trong quá trình sử dụng do dùng
lửa vô ý gây cháy rừng.
d) Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ: Gồm 14 tỉnh từ Thanh Hóa đến Bình
Thuận với tổng diện tích rừng năm 2013 khoảng 4.931.401 ha (chiếm 35,3% diện tích
rừng toàn quốc). Trong đó, diện tích rừng tự nhiên là 3.632.669 ha ( chiếm 73,6% diện
tích có rừng)và rừng trồng khoảng 1.298.702% ha ( chiếm 26,3% diện tích có rừng)
[4]. Rừng dễ cháy ở đây chủ yếu là: thông, bạch đàn, keo, phi lao, tre, nứa, luồng và
rừng non khoanh nuôi tái sinh,… Miền Trung do chịu ảnh hưởng nặng nề của điều kiện
gió Tây Nam khô, nóng thổi trực tiếp từ Lào vượt qua dãy Trường Sơn sang lãnh thổ
nước ta, hàng năm kéo dài 6 tháng (từ tháng 4 đến tháng 9). Đặc điểm mùa gió Tây

Nam là khô, nắng, oi bức, nóng, độ ẩm rất thấp (có thể giảm xuống dưới 30%); nhiệt
độ không khí có ngày lên tới 40 – 42oC. Đây là dạng thời tiết rất nguy hiểm, cộng với
các hoạt động trái phép hay vô tình của con người như: canh tác nương rẫy; đốt đồng
mía;… đã tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho cháy rừng và tiềm ẩn nguy cơ cháy
rừng rất cao.
Bên cạnh đó, khu vực miền Trung còn tồn dư nhiều bom, mìn, đạn sau kháng
chiến chống Mỹ. Vì vậy, vào mùa khô khi thời tiết nắng nóng kéo dài dễ gây ra cháy
nổ dẫn đến cháy rừng.
Bắc Trung Bộ được xác định là điểm nóng, khu vực trọng điểm có nguy cơ xảy
ra cháy rừng cao.
Riêng ở vùng cực Nam Trung Bộ (từ Khánh Hoà đến Bình Thuận) mùa khô kéo
dài tới 8 tháng (từ tháng 12 đến tháng 7 năm sau), lượng mưa không vượt quá 50

23

mm/tháng, với độ ẩm VLC và thời tiết như vậy thì nguy cơ xảy ra cháy rừng và cháy
lớn rất cao, có thể chỉ cần 1 tàn thuốc lá cũng có thể gây nên cháy rừng.
e) Đông Nam Bộ và Tây Nguyên: Có tổng diện tích rừng năm 2013 khoảng
3.315.567 ha (chiếm 23,7% diện tích rừng toàn quốc). Trong đó, diện tích rừng tự
nhiên là 2.794.74 ha ( chiếm 84,3% diện tích có rừng) và rừng trồng là 520.827 ha
( chiếm 15,7% diện tích có rừng) [4]. Rừng dễ cháy ở khu vực này chủ yếu là các loại
rừng: thông; khộp họ dầu (Diptero Carpacea); bạch đàn, keo, sao, vên vên, hỗn giao
tre nứa,… Hàng năm nguồn VLC rừng trải qua một mùa khô nắng, nóng kéo dài
khoảng 6 tháng (từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau), nhiệt độ không khí có khi lên tới
38 – 40oC; lượng mưa rất thấp và nhiều tháng không có mưa, có năm tới 2 – 3 tháng
không có mưa; tốc độ gió mạnh, bốc thoát hơi nước tiềm năng rất cao, một năm có từ
1 – 2 tháng kiệt (lượng mưa trung bình tháng kiệt ≤ 5 mm); 2 – 3 tháng hạn (lượng mưa
trung bình tháng ≤ 1 lần nhiệt độ không khí trung bình tháng hạn); 2 – 3 tháng khô
(lượng mưa ≤ 2 lần nhiệt độ không khí trung bình tháng khô) tính theo chỉ số khô hạn

của Thái Văn Trừng [12]; độ ẩm VLC vào tháng kiệt có khi xuống 10 – 15% (< 25% là
điều kiện xảy ra cháy rừng).
Rừng thông, rừng họ dầu là các dạng rừng có nguy cơ cháy cao, bởi chúng là
những loài cây chứa tinh dầu và có khối lượng VLC khô tương đối lớn thường từ 5-10
tấn/ha. Riêng rừng khộp có thể xem là một dạng đặc trưng của dạng rừng rụng lá theo
mùa ở Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Bình Dương, Bình Phước,… bao gồm nhiều cây
gỗ lớn mọc khá thưa, ít tầng. Chúng có đặc điểm chung là rụng lá về mùa khô tạo
thành một lớp vật liệu dày, dễ cháy, dễ bắt lửa và cháy lớn vào mùa khô. Đây là vùng
trọng điểm cháy lớn, nguy hiểm bởi hiện tượng cháy lan và cháy lướt ở Tây Nguyên
và Đông Nam Bộ.
Đồng thời, ở khu vực Tây Nguyên có khoảng 47 dân tộc cùng sinh sống. Trong
đó, có nhiều đồng bào dân tộc với tập quán đốt nương làm rẫy, đốt phá rừng lấy đất
sản xuất nông nghiệp, săn bắn,… là những nguyên nhân chính gây ra các vụ cháy rừng.
f) Tây Nam Bộ: Với tổng diện tích rừng năm 2013 là 282.148 ha ( chiếm
2,02% diện tích rừng toàn quốc); trong đó rừng tự nhiên là 59.268 ha ( chiếm 21%
diện tích có rừng) và rừng trồng là 222.88 ha ( chiếm 79% diện tích có rừng)[4]. Rừng
dễ cháy chủ yếu là rừng tràm, bạch đàn, keo,… Hàng năm nguồn VLC rừng chịu đựng
một mùa khô nắng, nóng kéo dài từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau, nhiệt độ trung bình
có ngày lên tới 38 – 40 oC; nhiều ngày không mưa liên tục kéo dài, có năm tới 2 – 3
tháng không có mưa; tốc độ gió mạnh, bốc thoát hơi nước tiềm năng rất cao: một năm
có từ 1 – 2 tháng kiệt; 2 -3 tháng hạn; 2 – 3 tháng khô làm cho độ ẩm VLC vào tháng
kiệt có khi xuống < 15%, với độ ẩm VLC như vậy thì nguy cơ xảy ra cháy rừng và
cháy lớn rất cao,

24

Rừng Tràm ở Tây Nam Bộ có tầng than bùn dày trung bình 0,8 – 1,2 m, một
năm thường có 6 tháng ngập nước, 6 tháng khô; về mùa khô nguồn nước rút ra biển và
bốc hơi làm cho nguồn vật liệu khổng lồ từ 15 – 22 tấn/ha rất dễ bắt lửa và lan ra gây

nên cháy lan mặt đất, cháy lướt tán rừng và cháy ngầm rất nguy hiểm, huỷ diệt nhanh
chóng nguồn tài nguyên quý giá ở Tây Nam Bộ.
Thực tế về mùa gió Tây ở các vùng núi Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Trung Trung
Bộ tần suất xảy ra cháy rừng thường cao hơn so với những nơi khác và so với những
khoảng thời gian khác trong năm, sự khác nhau đó được thống kê như sau:
Bảng 1.1. Đặc trưng tiêu biểu của thời tiết khô nóng gió Tây ở các vùng
Vùng
Gió (lúc 13h)
Nhiệt độ (oC)
Độ ẩm (%) Hiện tượng
thời tiết đặc
trưng
Trun
Hướn Vận tốc Trung
Tối
Tối
Tối cao
g
g
(m/s)
bình
thấp
thấp
bình
Đông Bắc
ĐN
2-4
28
35
26

70
40

Bắc Bộ
Vùng núi phía Bắc
ĐN
2-4
28
35
21
80
55
Khô hanh
Đồng bằng sông
ĐĐN 2 – 3 28 – 30 33 – 38
26
80
65
Mù, khô
Hồng
Tây Bắc
ĐĐN 2 – 3 26 – 27 36 – 38
20
60
30
Hạn
Bắc Trung Bộ
26 TN
3
30 – 33

38
65
40
Khô, kiệt
28
Trung Trung Bộ
38 26 TN
6 – 8 30 – 33
75
40
Khô, hạn
40,5
27
Nam Trung Bộ
25 ĐĐN 2 – 4
30
35 – 40
75
55
Hạn, kiệt
27
Nam Bộ
28 TTN
2
30 – 31 35 – 38
75
50
Hạn
29
“Nguồn: Cẩm nang ngành lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT, 2004 [2]”

Trên đây là một số dạng thời tiết quan trọng, liên quan nhiều đến sự phát sinh
cháy rừng. Do đó, nắm bắt được những hiểu biết về nội dung này là yếu tố rất quan
trọng cho công tác xác định mùa cháy, dự báo và PCCCR của những người làm công
tác bảo vệ rừng và các cán bộ kỹ thuật lâm nghiệp nói chung.
1.2. DỰ BÁO, CẢNH BÁO NGUY CƠ CHÁY RỪNG
1.2.1. Cấp dự báo nguy cơ cháy rừng
Dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng là biện pháp phòng cháy dựa trên mối

25

quan hệ đa chiều giữa các yếu tố thời tiết, khí hậu, thuỷ văn với nguồn VLC rừng để
dự tính, dự báo khả năng xuất hiện cháy rừng, trên cơ sở đó đề ra các biện pháp phòng
chống thích hợp và chữa cháy rừng một cách có hiệu quả.
Ở Việt Nam hiện nay, cấp dự báo cháy rừng sử dụng gồm 5 cấp được quy định
trong Quyết định số 127/2000/QĐ-BNN-KL ngày 11/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bảng 1.2. Phân cấp dự báo nguy cơ cháy rừng và các biện pháp thực hiện PCCCR
Cấp
ST
Mức độ nguy
chá
Biện pháp thực hiện PCCCR
T
hiểm
y
Ban Chỉ huy PCCCR cấp xã và các chủ rừng chủ động
Cấp thấp: Ít có
triển khai phương án phòng cháy, chữa cháy rừng.
1

I khả năng xảy ra
Cần theo dõi diễn biến thời tiết ở các bản tin tiếp theo
cháy rừng
để chủ động trong công tác chữa cháy rừng.
Ban Chỉ huy PCCCR cấp xã và các chủ rừng tăng
Cấp trung bình:
cường kiểm tra bố trí người canh phòng và lực lượng
2
II Có khả năng xảy ra
sẵn sàng ứng cứu khi xảy ra cháy rừng; kiểm soát kỹ
cháy rừng
thuật phát đốt nương rẫy.
Ban Chỉ huy PCCCR cấp huyện tăng cường kiểm tra
Cấp cao: Thời tiết
đôn đốc công tác phòng cháy, chữa cháy rừng của các
3
III khô hanh, dễ xảy
chủ rừng. Cấm phát đốt nương rẫy.
ra cháy rừng
Cần theo dõi diễn biến thời tiết ở các bản tin tiếp theo.
Ban Chỉ huy PCCCR cấp huyện thường xuyên kiểm
Cấp nguy hiểm: tra, đôn đốc công tác PCCCR tại địa phương.
Thời tiết khô hanh, Thông tin cảnh báo liên tục, kịp thời cấp dự báo cháy
nắng hạn dài ngày, rừng ở vùng trọng điểm cháy.
4
IV nguy cơ cháy rừng Chủ rừng và lực lượng Kiểm lâm tăng cường kiểm tra,
cao, nếu xảy ra giám sát chặt chẽ vùng trọng điểm cháy; bố trí lực
cháy lửa dễ lan lượng canh phòng 24/24 giờ hàng ngày; phát hiện kịp
nhanh
thời điểm cháy để dập tắt ngay đám cháy không để lây

lan.
5
V Cấp cực kỳ nguy Ban Chỉ huy PCCCR cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo kiểm
hiểm: Thời tiết tra, đôn đốc chính quyền các cấp và các chủ rừng tăng
khô hanh, nắng cường kiểm tra, chủ động và sẵn sàng ứng cứu chữa
hạn kéo dài, thảm cháy rừng.
thực vật khô kiệt, Thông tin cảnh báo thường xuyên liên tục, kịp thời cấp
nguy cơ cháy rừng dự báo cháy rừng ở vùng trọng điểm cháy.
rất lớn và lan Bố trí lực lượng canh phòng 24/24 giờ hàng ngày,

2013 – năm ngoái của Trường Đại học Nông Lâm Huế đã giúp sức và tạo điều kiện kèm theo thuậnlợi cho tôi trong suốt quy trình học tập và thực thi luận văn. Cuối cùng, tôi xin dành tổng thể tình cảm thâm thúy nhất tới mái ấm gia đình, người thân trong gia đình và bạnbè đã động viên, chia sẽ, tương hỗ tôi về niềm tin cũng như vật chất trong suốt thời hạn tôihọc tập và thực thi luận văn. Tác giả luận vănĐoàn Thị MaiLỜI CAM ĐOANTôi xin cam kết ràng buộc đề tài “ Ứng dụng Viễn thám và GIS trong nghiêncứu phòng chống cháy rừng ở thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình ” là côngtrình điều tra và nghiên cứu của riêng bản thân tôi. Các số liệu sử dụng trong luận văn làtrung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn có tính thừa kế, tăng trưởng từcác tài liệu, những khu công trình điều tra và nghiên cứu đã được công bố. Kết quả nghiên cứutrong luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ tài liệu nào khác. Tác giả luận vănĐoàn Thị MaiMỤC LỤCDANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮTBCĐBVRBan chỉ đạoBảo vệ rừngCOCarbon mônôxitCO2Carbon điôxitĐNĐông NamĐĐNĐông Đông NamFAOTổ chức Nông lương Liên Hợp quốcGISHệ thống thông tin địa lýHSTHệ sinh tháiHDNDHội đồng nhân dânNN-PTNTNông nghiệp và Phát triển nông thônPCCCRPhòng cháy, chữa cháy rừngPCCRPhòng chống cháy rừngQLBVRQuản lý bảo vệ rừngTN và MTTài nguyên và môi trườngTNTây NamTTNTây Tây NamTWTrung ươngUBNDVLCỦy ban nhân dânVật liệu cháyDANH MỤC BẢNGDANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNHMỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tàiRừng vốn được coi như lá phổi xanh của quả đât, là tài nguyên quý báu cókhả năng tái tạo, là bộ phận của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn so với nền kinhtế quốc dân .. Vậy mà, vì nhiều nguyên do khác nhau, trong thời hạn gần đây diệntích cũng như chất lượng rừng đang bị suy giảm nghiêm trọng. Một trong nhữngnguyên nhân quan trọng làm mất rừng đó là do cháy rừng. Cháy rừng là vấn nạn lớn của quốc tế đương đại trong những năm gần đây, xảyra ở hầu hết những vương quốc có rừng trên quốc tế, trong đó có Nước Ta. Gây thiệt hại lớnđối với tính mạng con người và gia tài của con người, phá vỡ cảnh sắc, ảnh hưởng tác động xấu đến anninh quốc phòng và làm giảm tính đa dạng sinh học. Theo số liệu báo cáo giải trình, hiện ViệtNam có khoảng chừng trên 6 triệu ha rừng dễ cháy, gồm có rừng thông, rừng tràm, rừng trenứa, rừng bạch đàn, rừng khộp, rừng non khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và rừng đặcsản … Cùng với diện tích quy hoạnh rừng dễ cháy tăng lên thêm hàng năm, diễn biến thời tiết khíhậu ngày càng phức tạp và khó lường ở Nước Ta đã và đang là những rủi ro tiềm ẩn tiềmẩn về cháy rừng và cháy lớn ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Chính thế cho nên, côngtác PCCCR luôn được coi là một trách nhiệm quan trọng và cấp bách của những cấp cácngành và hàng loạt xã hội. Tỉnh Quảng Bình với tổng diện tích quy hoạnh tự nhiên là 806.527 ha, trong đó diện tíchđất lâm nghiệp 601.388 ha, chiếm 74,6 % diện tích quy hoạnh tự nhiên của tỉnh. Tổng diện tíchrừng là 486.688 ha trong đó rừng tự nhiên 447.837 ha chiếm 92 %, Rừng trồng 38,851 ha chiếm 7.9 %. Hiện nay trên địa phận tỉnh đang trong thời kỳ cao điểm về khô hạn vàcháy rừng, hầu hết những diện tích quy hoạnh rừng của địa phương có rủi ro tiềm ẩn cháy rất cao. Nhiều vụ cháy rừng xảy ra trên địa phận gây nhiều thiệt hại về kinh tế tài chính, làm ô nhiễm môitrường … Lý do là mạng lưới hệ thống PCCCR chưa cung ứng vừa đủ và hiệu suất cao còn thấp chính vìthế cần dự báo trước rủi ro tiềm ẩn xảy ra cháy rừng và phát hiện sớm những điểm cháy rừngluôn có tầm quan trọng đặc biệt quan trọng từ đó dữ thế chủ động lên giải pháp và giải pháp khắc phụctrong công tác phòng cháy chữa cháy rừng. Từ trước đến nay những đề tài tập trung chuyên sâu nghiên cứu và điều tra những yếu tố hình thành cháy, vật tư cháy và dự báo những vùng trọng điểm cháy … Việc ứng dụng viễn thám và côngnghệ GIS cho công tác quy hoạch phòng cháy chữa cháy rừng cho tất cả chúng ta có cáchnhìn tổng quát tổng lực thì vẫn chưa được triển khai nên mạng lưới hệ thống PCCR vẫn chưaphát huy hết tiềm năng của chúng. Trên địa phận thành phố Đồng Hới mạng lưới hệ thống PCCRbố trí chỉ mang tính cục bộ mà chưa có nghiên cứu và điều tra khoa học nào ứng dụng công nghệGIS để quy hoạch mang lại hiệu suất cao cao nhất của mạng lưới hệ thống PCCR.Hệ thống thông tin địa lý ( GIS Geographic Information Systems ) đã mở màn sửdụng thoáng rộng ở những nước tăng trưởng hơn 2 thập kỷ qua, đây là một dạng ứng dụng côngnghệ tin học nhằm mục đích miêu tả quốc tế thực mà loài người đang sống – khám phá – khai thác. [ 12 ] Ở Nước Ta, công tác tìm hiểu, quy hoạch, quản trị và bảo vệ rừng vận dụng kỹthuật tin học nói chung và mạng lưới hệ thống giải quyết và xử lý thông tin map GIS là nhu yếu cấp báchhiện nay. Viễn thám ( RS remote sensing ) là kỹ thuật thu nhận thông tin của những đốitượng mà không cần tiếp xúc trực tiếp với những đối tượng người tiêu dùng đó. Ngày nay ở nước ta cũngnhư những nước khác trên quốc tế, công nghệ tiên tiến viễn thám được sử dụng thoáng đãng trongnhiều nghành như xây dựng, chỉnh lý map địa hình, tìm hiểu thực trạng sử dụng đất, tìm hiểu thảm thực vật, điều tra và nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên và môi trường, điều tra và nghiên cứu biển … Việc ứngdụng mạng lưới hệ thống thông tin địa lý ( GIS ) và viễn thám để thiết kế xây dựng mạng lưới hệ thống cảnh báo nhắc nhở sớmgiúp cho việc kiến thiết xây dựng kế hoạch ứng phó với rủi ro tiềm ẩn cháy rừng có hiệu suất cao và rấtcần thiết trong công tác phòng chống cháy rừng về cơ sở khoa học cũng như thực tiễn. Xuất phát từ những yếu tố trên, tôi chọn đề tài “ Ứng dụng viễn thám và GIS trongnghiên cứu phòng chống cháy rừng ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình ”. 2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn2. 1 Ý nghĩa khoa học – Nghiên cứu của đề tài phân phối thông tin, tài liệu khoa học để phân vùngtrọng điểm cháy trải qua ứng dụng viễn thám và công nghệ GIS. – Kết quả điều tra và nghiên cứu của đề tài tạo cơ sở thiết kế xây dựng giải pháp quy hoạchphòng cháy chữa cháy rừng tại thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình. 2.2 Ý nghĩa thực tiễn – Đề tài nghiên cứu và phân tích mối quan hệ giữa những tác nhân gây ra cháy rừng, xây dựngđược map phân vùng trọng điểm cháy. Từ đó đưa ra được giải pháp quy hoạchphòng chống cháy rừng tại thành phố Đồng Hới, tỉnh quảng Bình. – Đề xuất hướng quản trị thích hợp cho công tác phòng chống chữa cháy rừngtrên địa phận thành phố. – Kết quả đề tài còn làm cơ sở cho công tác quy hoạch khu công trình phòng chốngcháy cho những địa phận khác trong và ngoài tỉnh vận dụng. 3. Đối tượng và khoanh vùng phạm vi nghiên cứu103. 1. Đối tượng điều tra và nghiên cứu – Rừng và đất rừng tại thành phố Đồng Hới. – Nhân tố ảnh hưởng tác động đến cháy rừng. – Nghiên cứu quy hoạch PCCCR tại thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình. 3.2. Phạm vi nghiên cứu và điều tra – Phạm vi khoảng trống : Đề tài triển khai tại thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình. – Phạm vi thời hạn : triển khai từ tháng 08/2014 đến tháng 06/2015. 11C hương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1. 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÁY RỪNG1. 1.1. Một số khái niệma ) Cháy rừng : Cháy rừng là đám cháy được phát sinh trong rừng, ảnh hưởng tác động vàlàm tiêu huỷ sinh vật ở trong rừng. Nói cách khác, cháy rừng là quy trình cháy làm tiêuhuỷ những vật tư của rừng mà sự hình thành và tăng trưởng của đám cháy diễn rakhông theo sự trấn áp của chủ rừng. Trong tài liệu về quản trị lửa rừng, FAO đưa ra khái niệm về cháy rừng và đếnnay thường được sử dụng : “ Cháy rừng là sự Open và Viral của những đámcháy trong rừng mà không nằm trong sự trấn áp của con người ; gây nên những tổnthất nhiều mặt về tài nguyên, của cải và thiên nhiên và môi trường ” [ 2 ]. b ) Thảm thực vật rừng dễ cháy : Trong công tác PCCCR ở Nước Ta đã xuấthiện khái niệm rừng dễ cháy. Theo đó, rừng dễ cháy là những loại rừng có năng lực tíchlũy khối lượng vật tư lớn, rất dễ xảy ra. Theo phân loại, thảm thực vật rừng dễ cháy ởViệt Nam gồm : rừng thông, rừng tràm, rừng tre nứa, rừng bạch đàn, rừng khộp, rừngkeo những loại, rừng non khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, rừng đặc sản nổi tiếng, … [ 2 ]. 1.1.2. Điều kiện của cháy rừngCháy rừng được coi là một dạng thảm họa và là một hiện tượng kỳ lạ phức tạp. Nócháy tự do trong HST rừng và chịu sự chi phối của VLC, điều kiện kèm theo môi trường tự nhiên và hoạtđộng dân số, kinh tế tài chính – xã hội. Cháy rừng Open khi có sự kết hợp đồng thời củaba yếu tố gồm : vật tư cháy ( chất bị cháy ), ôxy ( chất duy trì sự cháy ) và nguồn nhiệtgây ra cháy [ 11 ] : – Vật liệu cháy : Chất bị cháy, có sẵn trong rừng. VLC là toàn bộ những chất cókhả năng bén lửa và bốc cháy trong điều kiện kèm theo có đủ nguồn nhiệt và ôxy. – Ôxy : Chất duy trì sự cháy, sẵn có trong không khí ( Chiếm khoảng chừng 21 % bầukhông khí tự nhiên ). Dưới tán rừng tỷ suất này hoàn toàn có thể thấp hơn do quá trính phân giảimột số hợp chất hữu cơ làm cho lượng CO2 tăng lên. – Nguồn nhiệt : Là yếu tố duy nhất không sẵn có trong rừng. Nhiệt độ cần để đốtcháy VLC ở thời gian khởi đầu gọi là điểm bén lửa. Các VLC trong rừng thường cóđiểm bén lửa trong khoảng chừng từ 220 – 250 0C. Hầu hết nguồn nhiệt gây cháy rừng đượcxuất phát từ những hoạt động giải trí của con người. Các điều tra và nghiên cứu đã chỉ rõ, nguồn VLC có nhiệt độ ≤ 25 % thì năng lực bắt lửa là12dễ dàng. Khi đồng thời có cả 3 yếu tố trên là điều kiện kèm theo cần cho một đám cháy. Đồngthời, những yếu tố đủ cho đám cháy như độ ẩm thấp, nhiệt độ cao, gió mạnh và địa hìnhcùng hướng gió, … thì đám cháy sẽ mở màn. Trong điều kiện kèm theo có gió, đám cháy sẽ dễdàng lan rộng theo hướng gió và vận tốc lan rộng tùy thưộc vào vận tốc gió. Như vậy, mỗi kiểu thảm thực vật rừng có tương quan trực tiếp đến khối lượng, cấu trúc và đặc thù của VLC, từ đó dẫn đến tính dễ bắt lửa và quy mô đám cháy. Cáckiểu thảm thực vật rừng khác nhau sẽ có những thông số bắt cháy khác nhau. Dựa trên tínhchất và cấu trúc của từng kiểu thảm thực vật rừng sẽ xác lập được những thông số bắt cháytương ứng, tích hợp với đặc thù khí hậu – thời tiết và những nguồn nhiệt phát sinh, từ đócho phép thiết kế xây dựng được phân loại thảm thực vật rừng dễ cháy theo rủi ro tiềm ẩn cháy / khảnăng cháy ship hàng cho công tác phòng chống cháy rừng hiệu suất cao. 1.1.3. Các tác nhân tác động ảnh hưởng đến cháy rừng1. 1.3.1. Các tác nhân về điều kiện kèm theo tự nhiêna ) Kiểu thảm thực vật rừng và mô hình thực bì : VLC gồm thảm khô ( cành, nhánh, lá, vỏ, hoa, quả, trảng cỏ, cây bụi, … ), cây khô, than bùn, thân cây và cành lácòn tươi có chứa tinh dầu, … Nguy cơ cháy rừng tăng lên cùng với sự ngày càng tăng VLC.Kiểu rừng và mô hình thực bì có tương quan trực tiếp tới nguồn VLC, tính chấtvà khối lượng VLC do đặc thù của kiểu rừng và mô hình thực bì quyết định hành động, từ đódẫn đến tính bắt lửa và quy mô đám cháy. Ở những kiểu rừng thông, tràm, bạch đàn, rừng khộp loại sản phẩm rơi rụng là nhữngcành, lá, hoa quả, vỏ cây và thân cây khô … thường có tinh dầu hoặc nhựa rất dễ bắt lửavà cháy rất đượm. Những khu rừng tre nứa thuần loài hoặc tre nứa chiếm lợi thế, ngoàinhững cành khô, lá rụng, cây chết, còn có trường hợp tre nứa bị hiện tượng kỳ lạ “ khuy ” chếthàng loạt, thế cho nên nguồn VLC sẽ rất lớn. Một số loại rừng rụng lá theo mùa ( như rừngkhộp ) cũng là nguồn VLC tiềm tàng tại thời gian rụng lá hoặc tích góp hàng năm. b ) Điều kiện thời tiết và những tác nhân khí tượng : Thời tiết và những tác nhân khítượng là một tác nhân cho sự phát sinh, tăng trưởng của một đám cháy rừng. – Nhiệt độ : Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng tác động trực tiếp đến quy trình cháy rừng nhưlàm khô, nỏ VLC ; làm nhiệt độ không khí giảm và mặt đất nóng lên, … Khi xem xétvai trò của nhiệt độ so với cháy rừng thường nhìn nhận tác động ảnh hưởng của nó tới những mặt :  Nhiệt độ làm rút ngắn quy trình khô của VLC ;  Làm nóng và khô nhanh mặt đất dẫn đến lớp không khí sát mặt đất nóng lên. Như vậy, nhiệt độ gồm hai thành phần là nhiệt độ đất và nhiệt độ không khí. – Độ ẩm : Độ ẩm là tác nhân gây ảnh hưởng tác động tích cực hoặc xấu đi đến quá trìnhphát sinh cháy rừng và quy mô đám cháy. Độ ẩm không khí càng cao thì VLC càng13ẩm, khó xảy ra cháy. trái lại, độ ẩm thấp VLC khô dẫn tới dễ xảy ra cháy rừng vàcháy lớn. Để có giải pháp phòng ngừa và cảnh báo nhắc nhở cháy rừng đơn cử, nhiệt độ được chialàm 3 loại sau :  Độ ẩm không khí : Nhìn chung, nhiệt độ không khí ở những vùng có rừng cao hơnnhiều so với những khu vực không có rừng. Nguyên nhân là do sự thoát hơi nướccủa thực vật. Mặt khác, do đất dưới tán rừng luôn khí ẩm, quy trình bốc hơi vậtlý tiếp tục xảy ra phân phối độ ẩm cho lớp không khí. Ngoài ra, ở trongrừng tính từ số lượng giới hạn mặt đất tới tán cây, do tỷ lệ cây dày, cành lá rậm rạplàm cho dòng bốc thoát hơi trong rừng diễn ra chậm, làm nhiệt độ không khítrong rừng cao hơn bên ngoài rừng.  Độ ẩm VLC : Độ ẩm của VLC tỷ suất thuận với nhiệt độ của không khí và ảnhhưởng tới năng lực bén lửa. Độ ẩm càng thấp năng lực bén lửa càng cao vàngược lại. Mặt khác, nhiệt độ VLC còn phụ thuộc vào vào lượng mưa. Mưa càng lâu, càng lớn thì độ ẩm VLC càng cao và thời hạn khí ẩm lê dài.  Độ ẩm của đất : Lượng nước tạo thành nhiệt độ của đất trong rừng gồm nước mưađọng trên mặt đất ; lượng nước thực tiễn trong tầng đất mặt và nước ngầm thườngxuyên duy trì và làm ẩm mặt đất bằng hiện tượng kỳ lạ mao dẫn ( mực nước ngầmthường xuyên dịch chuyển theo mùa, về mùa khô thường nằm sâu hơn so với mùamưa, còn ở địa hình đồi núi cao mực nước ngầm ít có ảnh hưởng tác động tới nhiệt độ củalớp mặt phẳng ). Nhìn chung, nhiệt độ tương đối của đất rừng cao hơn so với bên ngoài và phụthuộc nhiều vào những đặc thù của cấu trúc rừng gồm : tỷ lệ cây rừng, loài cây, tínhchất đất, dạng địa hình, hướng phơi, … Nước trong đất rừng liên tục bốc hơi làmtăng nhiệt độ không khí trong rừng, thời hạn ẩm lê dài thì năng lực bắt lửa của VLCgiảm đi. Nói chung, với nhiệt độ của đất rừng thích hợp, dưới tác động ảnh hưởng của nhiệt độkhông khí và nhiệt độ đất, vi sinh vật hoạt động thuận tiện, đẩy nhanh quy trình phângiải VLC trên mặt đất, kể cả quy trình khoáng hoá những chất hữu cơ nằm dưới mặt đất. Trong những trường hợp như vậy, năng lực tích luỹ những chất hữu cơ dưới và trên mặtđất càng giảm nhanh. Điều này cũng lý giải vì sao ở trên những vùng rừng ở độ caotừ 800 – 1000 m trở lên, lớp cành khô lá rụng thường phủ dày vì vận tốc phân huỷ kém. Kết quả khảo sát của nhiều đoàn tìm hiểu rừng thuộc khu vực núi Phan Xi Păng chothấy, từ độ cao 1000 m trở lên, dưới mặt đất rừng thông, Pơ mu, Samu gần như thuầnloại, tầng thảm mục có chỗ dày trên 1 m nên ở đây rất dễ phát sinh cháy rừng mặt phẳng vàcháy ngầm [ 2 ]. – Gió : Là tác nhân ảnh hưởng tác động rất nhiều đến cháy rừng, gió thôi thúc nhanh quátrình làm khô VLC ; làm bùng phát ngọn lửa và đẩy nhanh vận tốc đám cháy ; mang theotàn lửa gây những đám cháy khác, làm đám cháy tăng trưởng nhanh và lan rộng. 14P hần lớn diện tích quy hoạnh rừng của Nước Ta phân bổ trên những dạng địa hình đồi núi vàthung lũng. Mỗi dạng địa hình gây ra hoàn lưu gió cục bộ, địa phương khác nhau. Điển hình nhất là mạng lưới hệ thống gió núi và thung lũng, chúng hình thành theo từng khoảngthời gian trong ngày. Ở những thời gian khác nhau trong ngày, mạng lưới hệ thống gió núi và thung lũng phụthuộc rất ngặt nghèo vào sự phân bổ nguồn năng lượng nhiệt của mặt trời, từ đó chi phối hoànlưu gió theo thời hạn cũng khác nhau, làm cho quy mô và mức độ lan tràn của mộtđám cháy ở thung lũng cũng khác nhau. Tuy nhiên, sự lan tràn này còn nhờ vào vàovị trí của đám lửa phát sinh ở bìa rừng hoặc ở phía trong sát bìa rừng hoặc nằm sâutrong rừng. Vì vậy, sự xâm nhập của gió vào trong rừng, ở những vị trí khác nhau tácđộng tới đám cháy ở mức độ khác nhau. Nói cách khác, sự xâm nhập của gió theochiều nằm ngang và chiều thẳng đứng cũng có những ảnh hưởng tác động khác nhau tới sự pháttriển bắt đầu của đám cháy, do đó giải pháp hạn chế lửa lan tràn không hề không đềcập tới yếu tố này. Ở Nước Ta, khi nghiên cứu và phân tích ảnh hưởng tác động của vận tốc gió đến rủi ro tiềm ẩn cháy rừngCooper ( 1991 ) [ 26 ] đã ý kiến đề nghị hiệu chỉnh chỉ tiêu P của Nesterop dùng để phản ánhnguy cơ cháy rừng ( Bảng 1.10 ). – Mưa : Chế độ mưa và mùa mưa sẽ tác động ảnh hưởng và quyết định hành động đến tác nhân độẩm. Khi có mưa làm tăng nhiệt độ của VLC, ít có rủi ro tiềm ẩn cháy rừng. trái lại, khikhông có mưa hoặc lượng mưa nhỏ ( dưới 5 mm / ngày ) thì VLC sẽ khô và khi đó nguycơ cháy rừng hoàn toàn có thể xảy ra. c ) Điều kiện địa hình : Địa hình có tác động ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến cháyrừng và tương quan trực tiếp đến sự tăng trưởng của đám cháy ; có tính năng ngăn ngừa cáchệ thống gió, hình thành những khu vực tiểu khí hậu khác nhau như : tạo ra những khu vựcthường xuyên có mưa hoặc những khu vực khô hạn ít mưa. Ở những khu vực có địa hình cao thường khô hạn lê dài, nắng nhiều và daođộng nhiệt lớn hơn rất nhiều so với nơi thấp. Ở địa hình sườn dốc, do khác hướng phơinên nguồn năng lượng nhận được khác nhau, sườn dốc còn tạo điều kiện kèm theo thuận tiện cho cácdòng đối lưu tăng trưởng mạnh hơn so với khu vực khác. Ngoài ra, những loại gió địaphương do sự kiểm soát và điều chỉnh của địa hình so với mạng lưới hệ thống gió chính hoàn toàn có thể làm tăng tốcđộ gió, … Các yếu tố địa hình tạo ra có ảnh hưởng tác động trực tiếp đến điều kiện kèm theo bốc hơi nướcvà nhiệt độ của VLC hoặc chi phối quy mô, vận tốc lan tràn những đám cháy rừng. 1.1.3. 2. Các tác nhân về điều kiện kèm theo kinh tế tài chính – xã hộia ) Do những hoạt sản xuất của con người : – Đốt rừng để lấy đất sản xuất, tập quán đốt nương làm rẫy ở miền núi và đốtrơm rạ ở đồng ruộng gây cháy lan sang rừng, đốt quang thực bì để thu nhặt sắt kẽm kim loại, 15 đốt dọn VLC dưới những tán rừng không có trấn áp, đốt dọn và làm đường giao thông vận tải, hun khói để lấy mật ong gây cháy rừng, … – Vào rừng khai thác gỗ, củi vô ý gây cháy rừng. Nhiều diện tích quy hoạnh rừng trồngxong không được chăm nom kịp thời làm tăng nguồn VLC nên về mùa khô gặp tànthuốc lá là bốc cháy. b ) Do hoạt động giải trí xã hội : – Trẻ em chăn trâu sưởi ấm vào mùa đông, đốt hương vào những dịp tết và tảo mộthanh minh. Phong tục tập quán của đồng bào dân tộc bản địa thả đèn trong những ngày lễ hội vôý gây cháy rừng. – Khách thăm quan du lịch sinh thái xanh trong rừng vô ý gây cháy rừng. – Các hoạt động giải trí dã ngoại và bắn đạn thật trong quân đội gây cháy rừng. 1.1.3. 3. Nhân tố về quản trị và điều hànhCông tác PCCCR đã được pháp luật trong mạng lưới hệ thống văn bản chỉ huy và điềuhành của nhà nước và Bộ NN-PTNT, được củng cố và hoàn thành xong tới cấp xã. Cácphương án PCCCR được tiến hành can đảm và mạnh mẽ ở những cấp. Tuy nhiên, việc kiểm soátcháy rừng và hiệu suất cao chữa cháy rừng chưa cao. Nguyên nhân đa phần là : – Thiếu mạng lưới hệ thống quản trị ngặt nghèo từ Trung ương xuống cơ sở về lĩnh PCCCR.Công tác chỉ huy, điều hành quản lý chậm do không chớp lấy được thông tin kịp thời và chínhxác, thiếu phương tiện đi lại, trang thiết bị chỉ huy, chỉ huy. Việc tiến hành tuyên truyền, thông dụng, giáo dục pháp lý, những chủ trương chủ trương và chỉ huy ở cấp huyện, xã, những thôn bản còn chậm, nhiều hạn chế. Chính quyền địa phương, đặc biệt quan trọng cấp xã ởnhiều nơi chưa chăm sóc đúng mức, đúng nghĩa vụ và trách nhiệm theo Quyết định 245 / 1998 / QĐTTg của Thủ tướng nhà nước ngày 21 tháng 12 năm 1998 về thực thi trách nhiệmquản lý nhà nước của những cấp về rừng và đất lâm nghiệp. Tính thực tiễn của những phương PCCCR chưa cao cũng là nguyên do làm giảmhiệu quả của công tác PCCCR. Các giải pháp PCCCR thường không nêu ra vùngtrọng điểm cháy rừng, những hành vi thích hợp nhất so với cán bộ chỉ huy, lựclượng dập cháy, lực lượng phục vụ hầu cần ứng với những trường hợp cháy rừng đơn cử của địaphương. Đây là nguyên do cơ bản gây nên thực trạng lúng túng trong tổ chức triển khai và thựchiện những hoạt động giải trí PCCCR, đặc biệt quan trọng khi có cháy lớn xảy ra. Công tác dự báo, cảnh báo nhắc nhở và phát hiện sớm điểm cháy của lực lượng Kiểm lâmđã được tiến hành nhưng còn nhiều hạn chế do thiếu kinh phí đầu tư, trang thiết bị. Mặt khác, nguồn số liệu tập hợp để đưa vào đo lường và thống kê cấp dự báo chưa đại diện thay mặt cho những vùng vàtiểu vùng trong cả nước, cũng như tính khoa học của việc giám sát cấp dự báo khôngcao. Hiện tại chỉ mới dự báo rủi ro tiềm ẩn cháy rừng trên diện rộng, chưa dự báo trực tiếp16các vị trí, khu vực trọng điểm, chưa phát hiện sớm được điểm cháy để kịp thời giải quyết và xử lý. – Không có lực lượng chữa cháy rừng chuyên trách, trong khi Luật phòng cháy, chữa cháy có pháp luật. Lực lượng thường trực PCCCR lúc bấy giờ hầu hết là lực lượngKiểm lâm, nhưng lại rất mỏng dính, phân tán ; trình độ trình độ, nhiệm vụ về công tácPCCCR còn hạn chế. Cục Kiểm lâm chưa được góp vốn đầu tư để kiến thiết xây dựng, đào tạo và giảng dạy huấnluyện một lực lượng chữa cháy rừng có tính chuyên nghiệp cao. Trung bình trên 1.200 ha rừng / 01 biên chế kiểm lâm ; biên chế trực tiếp cho lực lượng chữa cháy rừng khôngcó, … Vì vậy, khi cháy rừng xảy ra và cháy lớn, mặc dầu kêu gọi rất nhiều người thamgia chữa cháy tuy nhiên hiệu suất cao chữa cháy rừng vẫn rất thấp. – Nhiều địa phương kinh phí đầu tư góp vốn đầu tư cho công tác PCCCR rất hạn chế ; phươngtiện, trang thiết bị vừa thô sơ, lỗi thời, vừa thiếu, chỉ có một số ít máy bơm hiệu suất nhỏvà hầu hết là dụng cụ chữa cháy bằng tay thủ công như : cuốc, xẻng, dao phát, … – Sự phối hợp giữa những lực lượng tham gia chữa cháy rừng chưa uyển chuyển, chưa thống nhất, kém hiệu suất cao, lúng túng trong chỉ huy quản lý, không phân định rõcơ chế chỉ huy, quản lý và điều hành và chính sách phối hợp. Lực lượng chữa cháy đông nhưng khôngcó nhiệm vụ, hiệu suất cao chữa cháy rừng thấp. Đây là bài học kinh nghiệm kinh nghiệm tay nghề được rút ra từ02 vụ cháy lớn tập trung chuyên sâu ở Kiên Giang và Cà Mau trong năm 2002 ; vụ cháy rừng ởVQG Hoàng Liên trong những năm gần đây. – Xã hội hóa công tác quản trị bảo vệ rừng, PCCCR đã và đang triển khai cóhiệu quả ở địa phương, những cấp chính quyền sở tại, chủ rừng và những những tầng lớp xã hội bước đầuđã nhận thức được vai trò, tránh nhiệm của mình trong công tác PCCCR. Tuy nhiên, lực lượng này chỉ hoàn toàn có thể tham gia giập tắt những đám cháy nhỏ, còn những đám cháy lớnkhông thể trấn áp được. – Chế độ đãi ngộ với lực lượng tham gia chữa cháy chưa đơn cử, rõ ràng nênchưa động viên, khuyến khích mọi lực lượng tham gia công tác PCCCR một cách chủđộng và tích cực. 1.1.3. 4. Các tác nhân khácTrên quốc tế đã xảy ra hiện tượng kỳ lạ cháy rừng do sấm, sét gây ra. Ở Việt Namnguyên nhân này đến nay chưa có thông tin nào update. Đạn, thuốc súng còn sót lại trong cuộc chiến tranh nằm ở trong rừng gặp thời tiếtnắng nóng, nhiệt độ cao gây nổ dẫn tới cháy rừng. Nguyên nhân này xảy ra đa phần ởkhu vực miền Trung. 1.1.4. Phân loại cháy rừngTừ trong thực tiễn những vụ cháy rừng đã xảy ra, đã thống kê có 3 tầng phân bổ VLC chủyếu ở trong rừng là : ở dưới mặt đất, ở sát mặt đất và ở trên tán rừng. Cháy rừng có thể17xảy ra ở một hoặc cả ba tầng vật tư này. Từ cơ sở khoa học theo sự phân bổ theokhông gian và thực tiễn trong sản xuất kinh doanh thương mại, quản trị bảo vệ và tăng trưởng rừngngười ta chia làm 3 loại cháy rừng là : Cháy dưới tán ( cháy mặt đất ), cháy tán rừng vàcháy ngầm ( cháy lớp thảm mục dày dưới mặt đất, cháy than bùn ) [ 2, 10 ]. a ) Cháy dưới tán rừng ( cháy trên mặt đất rừng ) : Cháy dưới tán rừng lànhững đám cháy mà ngọn lửa cháy lan tràn trên mặt đất làm tiêu hủy một phần hoặctoàn bộ lớp thảm mục, cành khô, lá rụng, cỏ khô, thảm tươi, cây bụi, cây tái sinh cháysém vỏ và một phần nào đó ở gốc cây, rễ cây nổi lên trên mặt đất và ở sát mặt đất. Cháy dưới tán rừng là loại cháy thường xảy ra nhiều nhất, lửa cháy lan nhanh, nhưng ngọn lửa nhỏ không vươn lên tán cây rừng, thường là ở dưới đoạn phân cành. Sau khi cháy, mặt đất bị cháy trụi, trong rừng hầu hết còn lại những loại cây lớn. Hình 1.1. Cháy dưới tán với ngọn lửa cháy lan trên mặt đất [ 3 ] Loại cháy này thường gặp ở những kiểu rừng thưa, rừng phân bổ trên địa hìnhtương đối dốc, những sa van trong đó cây bụi, thảm cỏ chiếm lợi thế và ở những khu rừngkhô, rụng lá theo mùa, rừng trồng có tầng thảm mục khô nỏ nhưng không dày lắm. Ởcác sa van cỏ và cây bụi, cháy lan theo chiều gió rất nhanh nhưng chóng tàn. Cháydưới tán rừng tiêu huỷ hầu hết những loài cây tái sinh dưới tán rừng. Thân và gốc cây lớncháy sém hoặc cháy nham nhở để lại nhiều vết tích, cành lá trên tán khô. Sau này câythường có nhiều. – Cháy lướt nhanh ở mặt đất rừng : Là loại cháy xảy ra khi VLC khô, tốc độcháy hoàn toàn có thể đạt 180 – 300 m / h. Nó chịu tác động ảnh hưởng trực tiếp của vận tốc gió ở trên bềmặt đất rừng, nó rất dễ chuyển thành cháy tán rừng. Đặc biệt rừng Thông và rừngKhộp khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. – Cháy dưới chậm không thay đổi : Là cháy trọn vẹn lớp thảm tươi cây bụi, cây non18tái sinh và thảm mục, cháy xung quanh rễ và vỏ cây rừng, … gây thiệt hại nặng chorừng và tác động ảnh hưởng xấu so với cây rừng còn lại ; làm mất năng lực tái sinh phục hồicủa rừng, 1 số ít cây rừng sinh trưởng chậm hoặc ngừng sinh trưởng và chết, … Loại cháy này, vận tốc cháy chậm, khói nhiều và đen hơn ; cháy dưới tán ổn địnhrất dễ chuyển thành cháy ngầm ở những nơi có tầng than bùn. Còn so với rừng non vàrừng nhiều tầng thường cháy cây tái sinh và cây bụi sẽ chuyển thành cháy trên tán. Nhìn chung, số lượng cây rừng sẽ bị thiệt hại không riêng gì phụ thuộc vào vào cườngđộ cháy mà còn phụ thuộc vào vào loài cây, tuổi cây, tỷ lệ, mô hình phân bổ và hệthống rễ của chúng. Cháy dưới tán rừng thường gây thiệt hại cho tổng thể những loài cây còn non ( cáccây tái sinh ) và phần nhiều những loài cây có năng lực chịu nắng, chịu lửa kém. Có nhữngcây to vẫn sống được vì năng lực chống chịu lớn hơn ( so với những đám cháy nhỏhoặc trung bình ) hầu hết những loài cây có năng lực chịu lửa tốt thì không bị hại khi gặpcháy lớn dưới tán ( kể cả khi bị tổn thương ở tượng tầng ). Cháy dưới tán mạnh có thểgây hại cho tượng tầng và để lại những vết sẹo trên thân cây và ở những nơi bị cháylặp đi lặp lại nhiều lần gây tổn thương cơ giới làm cho cây dễ bị rỗng ruột, gỗ kémphẩm chất, gây nhiều vết nứt trên thân cây thậm chí còn làm cho cây bị chết hoặc gãy đổ. b ) Cháy tán rừng ( cháy trên ngọn ) : Cháy tán rừng là hình thức cháy được pháttriển từ cháy dưới tán cháy lên đến tán rừng. Khi cháy dưới tán, ngọn lửa sẽ đốt nóngvà sấy khô tán rừng sau đó cháy qua thảm cây bụi, những cây tái sinh rồi cháy lên tánrừng và ngọn lửa sẽ cháy lan từ tán này lan sang tán khác. Cháy tán rừng thường Open ở kiểu rừng có tỷ lệ tán dày của những loàicây có dầu, khi có gió mạnh và thời tiết nóng hạn lê dài. Cháy tán có hai loại : Cháyổn định ( cháy hàng loạt tán rừng ) và cháy lướt nhanh. Hình 1.2. Cháy tán diễn ra với ngọn lửa lan nhanh trên tán rừng [ 3 ] 19 – Cháy tán không thay đổi ( cháy hàng loạt tán rừng ) : Khi ngọn lửa cháy lan tràn theo tấtcả những tầng của tán rừng, từ lớp thảm tươi bên dưới đến tán rừng. Rừng sẽ bị thiệt hạihoàn toàn, vận tốc Viral không lớn, trung bình khoảng chừng 0,5 km / h, có lúc hoàn toàn có thể đạt 4 – 5 km / h. – Cháy lướt nhanh trên tán : Chỉ tăng trưởng khi có vận tốc gió mạnh. Ngọn lửathường lan theo tán rừng và thường được tăng trưởng từ cháy dưới tán cháy lên. Sự Viral ngọn lửa của loại cháy rừng này không giống nhau mà chúngcuốn theo hướng gió. Lúc đầu khi mới bén đến tán rừng, ngọn lửa lan tràn rất nhanh, sau đó ít phút vận tốc của nó giảm đi rõ ràng, chính vào lúc đó những VLC ở dưới mặt đấtđược đốt nóng và sấy khô, rồi những cây gỗ cũng bị cháy. Cường độ cháy ở tán rừng sẽrất lớn, đốt nóng và sẵn sàng chuẩn bị cho sự bốc cháy ở những tán bên cạnh. Thiếu sự đốt nóngđó thì cháy tán sẽ dừng lại và khi cháy dưới tán đi qua khu vực đã cháy trụi tán cáccây, sự đốt nóng và làm khô tương đối những tán cây bên cạnh theo hướng gió đã khởi đầu, sau đó những tán sẽ bốc cháy và ngọn lửa nhanh gọn lan tràn sang khu vực đã sấy khôtương đối. Sự tăng trưởng của đám cháy tán rừng như thế lan từ tán cây này sang tán câykhác làm cho quy mô cháy và cường độ cháy tăng lên. Tốc độ của ngọn lửa trong cácđám cháy tán hoàn toàn có thể đạt đến 20 – 25 km / h. Ở Nước Ta, cháy tán thường xảy ra ở những khu rừng thuần loài lá có tinh dầuhay nhựa dễ bắt cháy như : rừng thông, rừng long não, bạch đàn, … Cháy tán cũng cóthể gặp ở rừng tự nhiên hỗn giao có độ dốc lớn ( 15 0 – 300 ), tán cây nọ gối tán cây kiavà ngày một lên cao dần theo sườn dốc. Các đám cháy thường rất rộng, gây thiệt hạilớn. Thông thường sau khi cháy tán rừng xảy ra cây rừng bị cháy trụi và đổ gẫy, rừngchỉ còn lại đất trống. c ) Cháy ngầm : Là loại cháy mà ngọn lửa cháy lan tràn dưới mặt đất làm tiêuhủy lớp mùn, than bùn và tiêu hủy những vật tư hữu cơ khác đã được tích luỹ dướilớp đất mặt trong nhiều năm. Mùn, than bùn và những chất hữu cơ đã được tích tụ lâu ngày trong quy trình phátsinh, tăng trưởng của rừng, gồm tầng thảm mục do cành khô, lá rụng, những thân cây gẫy, đổ, tầng rễ cây đã chết, … bị vùi lấp ở phía dưới mặt đất. Ở Nước Ta hoàn toàn có thể gặp đượclớp mùn và than bùn tương đối nổi bật dưới những rừng Tràm ở Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Long An, Đồng Tháp. Lớp thảm mục dày cũng hoàn toàn có thể gặp được ở một sốtrạng thái rừng mưa ẩm thường xanh núi cao phân bổ trên dãy Hoàng Liên Sơn ở LàoCai, Yên Bái. Trong loại cháy ngầm, lửa hoàn toàn có thể cháy lan xuống ở những tầng hữu cơ nằmsâu từ 0,8 – 1 m, thậm trí hoàn toàn có thể sâu tới vài mét. Đặc trưng của loại cháy này là tốc độlan truyền chậm ( 0,5 – 5,0 m / ngày ), cháy âm ỉ, mép cháy không có ngọn lửa hoặc bùngcháy lên rất nhỏ mỗi khi có gió thổi, ít khói và thường khó nhận thấy. Cháy ngầm hayxảy ra ở những khu rừng Tràm vùng Tây Nam Bộ. Điển hình của loại cháy này là 2 vụ20cháy rừng tràm lớn tại U Minh Thượng thiệt hại 2.712 ha và U Minh Hạ thiệt hại2. 703 ha trong mùa khô 2001 – 2002. Hình 1.3. Cháy ngầm trong tầng than bùn và thảm mục sâu dưới mặt đất [ 3 ] Cháy ngầm không có ngọn lửa và ít khói nên khó phát hiện. Khi cháy lớp mùn, than bùn và vật tư hữu cơ dưới đất, nói chung như mùn, rễ cây, động vật hoang dã đất và cácvi sinh vật hoàn toàn có thể bị tiêu hủy một phần hoặc trọn vẹn. Vì vậy, cũng làm chết hầu hếtcây rừng. Khi cháy ngầm ngọn lửa cháy lan chậm và cháy trong điều kiện kèm theo nhiệt độ rấtcao, nên cháy lâu có khi tới vài tháng. Cháy ngầm hoàn toàn có thể gây rủi ro tiềm ẩn cháy mặt đất vàcháy tán rừng khi có gió thổi làm cho ngọn lửa cháy bùng lên. Dập lửa cháy ngầmthường sẽ khó khăn vất vả hơn nhiều so với những loại cháy khác và rất nguy hại cho tínhmạng của những người tham gia chữa cháy. Về cường độ cháy rừng và sự tăng trưởng những đám cháy thường lặp lại rất khácnhau, vì nó nhờ vào vào điều kiện kèm theo khí hậu, sự tích luỹ VLC và năng lực bắt lửa củanó, phụ thuộc vào vào loại đất, đặc thù địa hình nơi đó, … Trong trong thực tiễn, tuỳ theo mức độ của cháy rừng mà người ta phân loại ra cháyyếu, cháy trung bình và cháy mạnh. Ngoài ra, còn một khái niệm nữa đó là cháy lớn, tức là những đám cháy gồm có tổng thể những loại cháy đồng thời xảy ra. Ở nước ta, cháyrừng với diện tích quy hoạnh bị cháy trên 2,5 ha được gọi là cháy lớn. Nhưng ở những nước pháttriển thì cháy lớn được lao lý là có diện tích quy hoạnh trên 100 ha. Hiện nay, người ta thườngcăn cứ vào những loại cháy, đặc thù khu rừng đang cháy để xác lập phương pháp vàchiến thuật chữa cháy rừng sao cho đạt hiệu suất cao cao nhất và nhanh nhất. 1.1.5. Đặc điểm cháy rừng ở từng vùng sinh thái xanh của Việt Nama ) Vùng Tây Bắc : Tổng diện tích rừng toàn vùng tính đến 31/12/2013 khoảng1. 689.817 ha ( chiếm 12,1 % diện tích quy hoạnh rừng toàn nước ). Trong đó, rừng tự nhiên có1. 507.889 ha ( chiếm 89,2 % diện tích quy hoạnh có rừng ) và rừng trồng khoảng chừng 181.928 ha21 ( chiếm 10,8 % diện tích quy hoạnh có rừng ) [ 4 ]. Rừng dễ cháy gồm những loại : pơmu, samu, bạchđàn, keo, tre, nứa và những loại rừng non, rừng thứ sinh nghèo kiệt, … Cùng những trảng câybụi và lau sậy phân bổ trên những vùng núi và trung du. Đặc điểm và nguyên do cơ bảngây ra cháy rừng ở khu vực Tây Bắc là : – Hàng năm, nguồn vật tư trong rừng và ven rừng trải qua mùa đông khô hạn6 tháng ( từ cuối tháng 10 đến hết tháng 4 năm sau ). Trong thời kỳ này, thời tiết khô, hạn, có nhiều đợt gió mùa Đông Bắc hanh hao, kiệt lê dài. Đặc biệt, ở khu vực nàycòn chịu tác động ảnh hưởng của gió Tây khô và nóng dẫn đến nhiệt độ không khí thấp, VLC trởnên khô, nỏ dẫn đến rủi ro tiềm ẩn cháy rừng cao. – Đồng bào những dân tộc bản địa những dân tộc bản địa như Mường, Thái, Cao Lan, Hơ Mông, HàNhì, … có tập quán phát, đốt rừng làm nương rẫy ; du canh, du cư hoặc định cư nhưngcòn du canh, hàng năm thường phát rừng vào những tháng 12 và 1, 2 năm sau ; đến tháng3, 4 là những tháng cao điểm về cháy của khu vực. Đồng bào đốt, phát nương để tralúa, ngô, đậu, … Do canh tác lỗi thời, không theo quy hoạch và hoạt động giải trí phát, đốtphát, đốt tràn ngập không tuân theo đúng quá trình kỹ thuật, không có người kiểm soátlửa nên dễ để cháy lan vào rừng. – Ngoài ra, còn 1 số ít nguyên do khác như : đốt đồng cỏ để lấy cỏ non chănthả gia súc không trấn áp được gây cháy rừng, người đi săn bắt động vật hoang dã hoang, trẻem đi chăn thả gia súc đốt sưởi ấm vô ý gây cháy rừng, giải quyết và xử lý thực bì để trồng rừng, thăm dò địa chất, làm đường giao thông vận tải, khai hoang, … dễ gây ra cháy rừng. Ở vùng Tây Bắc, Lai Châu được xác lập là tỉnh trọng điểm về cháy rừng. b ) Vùng Đông Bắc : Tổng diện tích rừng năm 2013 khoảng chừng 3.642.698 ha ( chiếm 26,1 % diện tích quy hoạnh rừng toàn nước ). Trong đó, rừng tự nhiên có 2.375.557 ha ( chiếm 64,7 % diện tích quy hoạnh có rừng ) và rừng trồng là 1.232.031 ha ( chiếm 35,3 % diệntích có rừng ) [ 4 ]. Diện tích rừng dễ cháy gồm những loại : pơmu, samu, thông, bạch đàn, mỡ, bồ đề, keo, phi lao, tre, nứa, … phân bổ trên những vùng núi và trung du. Đặc điểm vànguyên nhân cơ bản gây ra cháy rừng ở khu vực Đông Bắc là : – Vào mùa khô, nguồn VLC trong rừng và ven rừng chịu đựng mùa đông khôhạn từ tháng 11 đến hết tháng 4 năm sau. Thời kỳ này, thời tiết khô, hạn và chịu ảnhhưởng của nhiều đợt gió mùa Đông Bắc hanh hao lê dài. Đặc biệt, còn chịu ảnhhưởng của gió Tây, gió ô quy hồ ( gió địa phương ở khu vực Sa Pa ), hanh hao và khô làmcho nhiệt độ không khí giảm xuống thấp, dẫn đến vật tư khô và nỏ. Trong thời giannày, rủi ro tiềm ẩn cháy rừng luôn ở mức cao. – Ở khu vực này có đồng bào những dân tộc bản địa như Dao, Thái, Cao Lan, Tày, Nùng, Hơ Mông, Hà Nhì, … còn tập quán canh tác nương rẫy, hàng năm thường phát, đốtnương vào những tháng cao điểm của mùa khô từ tháng 1 đến tháng 3. Do không phát đốt22nương đúng nơi quy hoạch, kém trình độ kỹ thuật phát, đốt khi làm rẫy ; thiếu ýthức sử dụng lửa, không trấn áp lửa lên dễ để cháy lan vào những khu rừng. – Ngoài ra, còn một nguyên do khác như : đốt những khu vực đất trống lấy cỏnon mùa mưa ship hàng chăn thả gia súc, làm đường giao thông vận tải, giải quyết và xử lý thực bì để trồngrừng, thăm dò địa chất, khai hoang, người dân vào rừng săn bắn, lấy củi, sử dụng lửathiếu ý thức gây cháy rừng, … Các tỉnh trọng điểm có rủi ro tiềm ẩn cháy rừng cao là Quảng Ninh, Phú Thọ, YênBái, Bắc Giang, Tỉnh Lào Cai, Bắc Kạn. c ) Đồng bằng Sông Hồng : Có diện tích quy hoạnh rừng thấp nhất cả nước, khoảng chừng 92.824 ha ( chiếm 0,7 % diện tích quy hoạnh rừng toàn nước ). Trong đó, diện tích quy hoạnh rừng tự nhiên là 46.366 ha ( chiếm 49,9 % diện tích quy hoạnh có rừng ) và diện tích quy hoạnh rừng trồng là 46.457 ha ( chiếm 50 % diện tích quy hoạnh có rừng ) [ 4 ]. Các loại rừng dễ cháy gồm có : thông, bạch đàn, keo và những loạirừng non khoanh nuôi tái sinh. Nguyên nhân cơ bản gây ra cháy rừng ở khu vực này lado sức ép dân số bao chiếm đất lâm nghiệp sử dụng vào mục tiêu sản xuất nôngnghiệp và nhà ở ; người dân vào rừng khai thác củi, … Trong quy trình sử dụng do dùnglửa vô ý gây cháy rừng. d ) Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ : Gồm 14 tỉnh từ Thanh Hóa đến BìnhThuận với tổng diện tích quy hoạnh rừng năm 2013 khoảng chừng 4.931.401 ha ( chiếm 35,3 % diện tíchrừng toàn nước ). Trong đó, diện tích quy hoạnh rừng tự nhiên là 3.632.669 ha ( chiếm 73,6 % diệntích có rừng ) và rừng trồng khoảng chừng 1.298.702 % ha ( chiếm 26,3 % diện tích quy hoạnh có rừng ) [ 4 ]. Rừng dễ cháy ở đây đa phần là : thông, bạch đàn, keo, phi lao, tre, nứa, luồng vàrừng non khoanh nuôi tái sinh, … Miền Trung do chịu ảnh hưởng tác động nặng nề của điều kiệngió Tây Nam khô, nóng thổi trực tiếp từ Lào vượt qua dãy Trường Sơn sang lãnh thổnước ta, hàng năm lê dài 6 tháng ( từ tháng 4 đến tháng 9 ). Đặc điểm mùa gió TâyNam là khô, nắng, nóng giãy, nóng, nhiệt độ rất thấp ( hoàn toàn có thể giảm xuống dưới 30 % ) ; nhiệtđộ không khí có ngày lên tới 40 – 42 oC. Đây là dạng thời tiết rất nguy hại, cộng vớicác hoạt động giải trí trái phép hay vô tình của con người như : canh tác nương rẫy ; đốt đồngmía ; … đã tạo thiên nhiên và môi trường và điều kiện kèm theo thuận tiện cho cháy rừng và tiềm ẩn rủi ro tiềm ẩn cháyrừng rất cao. Bên cạnh đó, khu vực miền Trung còn tồn dư nhiều bom, mìn, đạn sau khángchiến chống Mỹ. Vì vậy, vào mùa khô khi thời tiết nắng nóng kéo dài dễ gây ra cháynổ dẫn đến cháy rừng. Bắc Trung Bộ được xác lập là điểm trung tâm, khu vực trọng điểm có rủi ro tiềm ẩn xảyra cháy rừng cao. Riêng ở vùng cực Nam Trung Bộ ( từ Khánh Hoà đến Bình Thuận ) mùa khô kéodài tới 8 tháng ( từ tháng 12 đến tháng 7 năm sau ), lượng mưa không vượt quá 5023 mm / tháng, với độ ẩm VLC và thời tiết như vậy thì rủi ro tiềm ẩn xảy ra cháy rừng và cháylớn rất cao, hoàn toàn có thể chỉ cần 1 tàn thuốc lá cũng hoàn toàn có thể gây nên cháy rừng. e ) Đông Nam Bộ và Tây Nguyên : Có tổng diện tích quy hoạnh rừng năm 2013 khoảng3. 315.567 ha ( chiếm 23,7 % diện tích quy hoạnh rừng toàn nước ). Trong đó, diện tích quy hoạnh rừng tựnhiên là 2.794.74 ha ( chiếm 84,3 % diện tích quy hoạnh có rừng ) và rừng trồng là 520.827 ha ( chiếm 15,7 % diện tích quy hoạnh có rừng ) [ 4 ]. Rừng dễ cháy ở khu vực này hầu hết là những loạirừng : thông ; khộp họ dầu ( Diptero Carpacea ) ; bạch đàn, keo, sao, vên vên, hỗn giaotre nứa, … Hàng năm nguồn VLC rừng trải qua một mùa khô nắng, nóng kéo dàikhoảng 6 tháng ( từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau ), nhiệt độ không khí có khi lên tới38 – 40 oC ; lượng mưa rất thấp và nhiều tháng không có mưa, có năm tới 2 – 3 thángkhông có mưa ; vận tốc gió mạnh, bốc thoát hơi nước tiềm năng rất cao, một năm có từ1 – 2 tháng kiệt ( lượng mưa trung bình tháng kiệt ≤ 5 mm ) ; 2 – 3 tháng hạn ( lượng mưatrung bình tháng ≤ 1 lần nhiệt độ không khí trung bình tháng hạn ) ; 2 – 3 tháng khô ( lượng mưa ≤ 2 lần nhiệt độ không khí trung bình tháng khô ) tính theo chỉ số khô hạncủa Thái Văn Trừng [ 12 ] ; nhiệt độ VLC vào tháng kiệt có khi xuống 10 – 15 % ( < 25 % làđiều kiện xảy ra cháy rừng ). Rừng thông, rừng họ dầu là những dạng rừng có rủi ro tiềm ẩn cháy cao, bởi chúng lànhững loài cây chứa tinh dầu và có khối lượng VLC khô tương đối lớn thường từ 5-10 tấn / ha. Riêng rừng khộp hoàn toàn có thể xem là một dạng đặc trưng của dạng rừng rụng lá theomùa ở Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Tỉnh Bình Dương, Bình Phước, ... gồm có nhiều câygỗ lớn mọc khá thưa, ít tầng. Chúng có đặc thù chung là rụng lá về mùa khô tạothành một lớp vật tư dày, dễ cháy, dễ bắt lửa và cháy lớn vào mùa khô. Đây là vùngtrọng điểm cháy lớn, nguy hại bởi hiện tượng kỳ lạ cháy lan và cháy lướt ở Tây Nguyênvà Đông Nam Bộ. Đồng thời, ở khu vực Tây Nguyên có khoảng chừng 47 dân tộc bản địa cùng sinh sống. Trongđó, có nhiều đồng bào dân tộc bản địa với tập quán đốt nương làm rẫy, đốt phá rừng lấy đấtsản xuất nông nghiệp, săn bắn, ... là những nguyên do chính gây ra những vụ cháy rừng. f ) Tây Nam Bộ : Với tổng diện tích quy hoạnh rừng năm 2013 là 282.148 ha ( chiếm2, 02 % diện tích quy hoạnh rừng toàn nước ) ; trong đó rừng tự nhiên là 59.268 ha ( chiếm 21 % diện tích quy hoạnh có rừng ) và rừng trồng là 222.88 ha ( chiếm 79 % diện tích quy hoạnh có rừng ) [ 4 ]. Rừngdễ cháy đa phần là rừng tràm, bạch đàn, keo, ... Hàng năm nguồn VLC rừng chịu đựngmột mùa khô nắng, nóng lê dài từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau, nhiệt độ trung bìnhcó ngày lên tới 38 - 40 oC ; nhiều ngày không mưa liên tục lê dài, có năm tới 2 - 3 tháng không có mưa ; vận tốc gió mạnh, bốc thoát hơi nước tiềm năng rất cao : một nămcó từ 1 - 2 tháng kiệt ; 2 - 3 tháng hạn ; 2 - 3 tháng khô làm cho nhiệt độ VLC vào thángkiệt có khi xuống < 15 %, với độ ẩm VLC như vậy thì rủi ro tiềm ẩn xảy ra cháy rừng vàcháy lớn rất cao, 24R ừng Tràm ở Tây Nam Bộ có tầng than bùn dày trung bình 0,8 - 1,2 m, mộtnăm thường có 6 tháng ngập nước, 6 tháng khô ; về mùa khô nguồn nước rút ra biển vàbốc hơi làm cho nguồn vật tư khổng lồ từ 15 - 22 tấn / ha rất dễ bắt lửa và lan ra gâynên cháy lan mặt đất, cháy lướt tán rừng và cháy ngầm rất nguy khốn, huỷ diệt nhanhchóng nguồn tài nguyên quý giá ở Tây Nam Bộ. Thực tế về mùa gió Tây ở những vùng núi Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Trung TrungBộ tần suất xảy ra cháy rừng thường cao hơn so với những nơi khác và so với nhữngkhoảng thời hạn khác trong năm, sự khác nhau đó được thống kê như sau : Bảng 1.1. Đặc trưng tiêu biểu vượt trội của thời tiết khô nóng gió Tây ở những vùngVùngGió ( lúc 13 h ) Nhiệt độ ( oC ) Độ ẩm ( % ) Hiện tượngthời tiết đặctrưngTrunHướn Vận tốc TrungTốiTốiTối cao ( m / s ) bìnhthấpthấpbìnhĐông BắcĐN2-42835267040MùBắc BộVùng núi phía BắcĐN2-42835218055Khô hanhĐồng bằng sôngĐĐN 2 - 3 28 - 30 33 - 38268065M ù, khôHồngTây BắcĐĐN 2 - 3 26 - 27 36 - 38206030H ạnBắc Trung Bộ26 TN30 - 33386540K hô, kiệt28Trung Trung Bộ38 26 TN6 - 8 30 - 337540K hô, hạn40, 527N am Trung Bộ25 ĐĐN 2 - 43035 - 407555H ạn, kiệt27Nam Bộ28 TTN30 - 31 35 - 387550H ạn29 “ Nguồn : Cẩm nang ngành lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT, 2004 [ 2 ] ” Trên đây là 1 số ít dạng thời tiết quan trọng, tương quan nhiều đến sự phát sinhcháy rừng. Do đó, chớp lấy được những hiểu biết về nội dung này là yếu tố rất quantrọng cho công tác xác lập mùa cháy, dự báo và PCCCR của những người làm côngtác bảo vệ rừng và những cán bộ kỹ thuật lâm nghiệp nói chung. 1.2. DỰ BÁO, CẢNH BÁO NGUY CƠ CHÁY RỪNG1. 2.1. Cấp dự báo rủi ro tiềm ẩn cháy rừngDự báo, cảnh báo nhắc nhở rủi ro tiềm ẩn cháy rừng là giải pháp phòng cháy dựa trên mối25quan hệ đa chiều giữa những yếu tố thời tiết, khí hậu, thuỷ văn với nguồn VLC rừng đểdự tính, dự báo năng lực Open cháy rừng, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp phòngchống thích hợp và chữa cháy rừng một cách có hiệu suất cao. Ở Nước Ta lúc bấy giờ, cấp dự báo cháy rừng sử dụng gồm 5 cấp được quy địnhtrong Quyết định số 127 / 2000 / QĐ-BNN-KL ngày 11/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn. Bảng 1.2. Phân cấp dự báo rủi ro tiềm ẩn cháy rừng và những giải pháp thực thi PCCCRCấpSTMức độ nguycháBiện pháp thực thi PCCCRhiểmBan Chỉ huy PCCCR cấp xã và những chủ rừng chủ độngCấp thấp : Ít cótriển khai phương án phòng cháy, chữa cháy rừng. I năng lực xảy raCần theo dõi diễn biến thời tiết ở những bản tin tiếp theocháy rừngđể dữ thế chủ động trong công tác chữa cháy rừng. Ban Chỉ huy PCCCR cấp xã và những chủ rừng tăngCấp trung bình : cường kiểm tra sắp xếp người canh phòng và lực lượngII Có năng lực xảy rasẵn sàng ứng cứu khi xảy ra cháy rừng ; trấn áp kỹcháy rừngthuật phát đốt nương rẫy. Ban Chỉ huy PCCCR cấp huyện tăng cường kiểm traCấp cao : Thời tiếtđôn đốc công tác phòng cháy, chữa cháy rừng của cácIII khô khô cứng, dễ xảychủ rừng. Cấm phát đốt nương rẫy. ra cháy rừngCần theo dõi diễn biến thời tiết ở những bản tin tiếp theo. Ban Chỉ huy PCCCR cấp huyện tiếp tục kiểmCấp nguy hại : tra, đôn đốc công tác PCCCR tại địa phương. Thời tiết khô khô hanh, tin tức cảnh báo nhắc nhở liên tục, kịp thời cấp dự báo cháynắng hạn dài ngày, rừng ở vùng trọng điểm cháy. IV rủi ro tiềm ẩn cháy rừng Chủ rừng và lực lượng Kiểm lâm tăng cường kiểm tra, cao, nếu xảy ra giám sát ngặt nghèo vùng trọng điểm cháy ; sắp xếp lựccháy lửa dễ lan lượng canh phòng 24/24 giờ hàng ngày ; phát hiện kịpnhanhthời điểm cháy để dập tắt ngay đám cháy không để lâylan. V Cấp cực kỳ nguy Ban Chỉ huy PCCCR cấp tỉnh trực tiếp chỉ huy kiểmhiểm : Thời tiết tra, đôn đốc chính quyền sở tại những cấp và những chủ rừng tăngkhô hanh hao, nắng cường kiểm tra, dữ thế chủ động và chuẩn bị sẵn sàng ứng cứu chữahạn lê dài, thảm cháy rừng. thực vật khô kiệt, tin tức cảnh báo nhắc nhở liên tục liên tục, kịp thời cấpnguy cơ cháy rừng dự báo cháy rừng ở vùng trọng điểm cháy. rất lớn và lan Bố trí lực lượng canh phòng 24/24 giờ hàng ngày ,

5/5 - (1 vote)

Bài viết liên quan

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments