Vai trò, ứng dụng của các quy luật của cảm giác và tri giác trong cuộc sống

Sau đây cùng Mindovermetal đi tìm hiểu về “Vai trò, ứng dụng của các quy luật của cảm giác và tri giác trong cuộc sống“, thông qua 2 câu hỏi dưới đây:

Câu hỏi 1: Hãy nêu vai trò và ứng dụng của các quy luật của cảm giác và tri giác trong cuộc sống? Lấy ví dụ minh họa?

Câu hỏi 2: Tại sao nói tư duy xuất phát từ hoàn cảnh có vấn đề? Lấy ví dụ và phân tích ví dụ đó?

vai-tro-ung-dung-cua-cac-quy-luat-cua-cam-giac-va-tri-giac-trong-cuoc-song-7

Câu 1: Vai trò và ứng dụng của các quy luật của cảm giác và tri giác trong cuộc sống

I. Cảm giác

1. Khái niệm về cảm giác

Cảm giác là quá trình tâm lý phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ, bề ngoài của sự vật hiện tượng cụ thể đang trực tiếp tác động vào giác quan của ta.

2. Các quy luật cơ bản của cảm giác

a. Quy luật ngưỡng cảm giác

Ngưỡng cảm giác là giới hạn mà ở đó kích thích gây ra được cảm giác.

Ngưỡng cảm giác có 2 loại:

  • Ngưỡng cảm giác phía trên: là cường độ kích thích tối đa mà ở đó vẫn còn cho ta
    cảm giác.
  • Ngưỡng cảm giác phái dưới: là cường độ kích thích tối thiểu đủ để gây cảm giác. (đối với cảm giác nhìn ngưỡng dưới của mắt là những sóng ánh sáng có bước sóng 390 milimicron và ngưỡng trên 780 milimicron, vùng phản ánh tốt nhất 565 milimicoron của cảm giác nghe là 1000hec.)

Phạm vi giữa ngưỡng cảm giác phía trên và ngưỡng cảm giác phía dưới: là vùng cảm giác được trong đó có một vùng phản ánh tốt nhất.

Ngưỡng sai biệt: là mức độ chênh lệch là mức độ chênh lệch tối thiểu về cường độ hoặc tính chất giữa hai kích thích đủ để phân biệt sự khác nhau giữa cá kích thích.

Ngưỡng sai biệt của cảm giác là một hằng số.

Ví dụ:

  • Cảm giác thị giác: 1/100
  • Cảm giác thính giác: 1/10
  • Cảm giác sức ép trọng lượng, vị ngọt 1/30

Độ nhạy cảm của cảm giác: là khả năng cảm nhận được cường độ kích thích tối thiểu, tức là nhận ra được ngưỡng cảm giác, ngưỡng cảm giác phía dưới càng nhỏ thì độ nhạy cảm của cảm giác càng cao. Độ nhạy cảm của cảm giác tỉ lệ nghịch với ngưỡng cảm giác phía dưới.

Độ nhạy cảm sai biệt của cảm giác: là khả năng cảm nhận được sự khác biệt về cường độ, tính chất của hai kích thích, tức là nhận ra được ngưỡng sai biệt của cảm giác, ngưỡng sai biệt càng nhỏ thì độ nhạy cảm sai biệt của cảm giác càng cao. Độ nhạy cảm sai biệt của cảm giác tỉ lệ nghịch với ngưỡng sai biệt.

vai-tro-ung-dung-cua-cac-quy-luat-cua-cam-giac-va-tri-giac-trong-cuoc-song-6

Vai trò của cảm giác

Nhờ có ngưỡng cảm giác mà ta có thể lằng nghe thấy tiếng xe cộ chạy ồn ào, có thể nhìn thấy mọi vật đang chuyển động và cũng có thể cảm nhận được thế giới xung quanh luôn thay đổi.

Ví dụ:

Tai ta có thể nghe thấy được âm thanh trong khoảng từ 16Hz đến 20000Hz, âm thanh ta nghe được tốt nhất là ở 100Hz, dưới 16Hz âm thanh nhỏ quá ngưỡng cảm giác nghe nên ta không thể cảm nhận được, trên 20000Hz âm thanh lúc này quá lớn ta cũng không thể nghe thấy được.

b. Quy luật về sự thích ứng của cảm giác

Thích ứng là khả năng thay đổi độ nhạy cảm của cảm giác cho phù hơp với sự thay đổi của cường độ kích thích.

  • Cảm giác sẽ mất dần khi kích thích kéo dài.

Ví dụ cụ thể: Khi ta đeo vòng tay thì lâu ngày ta không còn cảm nhận được sức nặng của
nó như khi mới đeo nữa.

  • Cường độ kích thích tăng thì độ nhạy cảm của cảm giác giảm.

Ví dụ cụ thể: Từ chỗ tối bước qua chỗ sáng, phải qua một thời gian đợi cho tính nhạy cảm
của khí quan phân tích giảm xuống ta mới phân biệt được các vật chung quanh.

  • Cường độ kích thích giảm thì độ nhạy cảm của cảm giác tăng.

Ví dụ cụ thể: Hai bàn tay, một ngâm vào nước nóng, một ngâm vào nước lạnh sau đó nhúng cả hai vào chậu nước bình thường thì bàn tay ngâm ở châu nước nóng cảm thấy nước ở chậu lạnh hơn so với bàn tay kia.

Quy luật thích ứng có ở tất cả các loại cảm giác, nhưng mức độ thích ứng không giống nhau:

  • Có cảm giác thích ứng nhanh như: cảm giác nhìn, cảm giác đụng chạm…
  • Có cảm giác thích ứng chậm như: cảm giác nghe, cảm giác đau ( khó thích ứng)

Khả năng thích ứng của cảm giác có thể được phát triển do hoạt động và rèn luyện.

c. Quy luật về sự tác động qua lại giữa các cảm giác

Các cảm giác luôn tác động qua lại lẫn nhau và làm thay đổi tính nhạy cảm của nhau.

Cụ thể:

  • Kích thích yếu lên một cơ quan phân tích này sẽ làm tăng độ nhạy cảm cảu cơ
    quan phân tích kia.

Ví dụ: Những âm thanh nhẹ làm tăng thêm tính nhạy cảm nhìn.

  • Kích thích mạnh lên một cơ quan phân tích này sẽ làm giảm độ nhạy cảm của một
    cơ quan phân tích kia.

Ví dụ: Khi ta bị bệnh thì lúc ăn sẽ không có cảm giác ngon miệng.

Sự tác động lẫn nhau giữa các cảm giác có thể diễm ra đồng thời hay nối tiếp trên những cảm giác còn loại hay khác loại.

Do đó, có hai loại tương phản: tương phản đồng thời và tương phản nối tiếp.

  • Tương phản đồng thời: là sự thay đổi cường độ và chất lượng của cảm giác dưới ảnh hưởng của một kích thích cùng loại xảy ra đồng thời.

Ví dụ: Khi ta đặt hai tờ giấy trắng cùng loại, một trên nền giấy đen, một trên nền giấy xám thì tờ giấy trắng trên nền giấy đen ta sẽ có cảm giác như nó trắng hơn so với tờ giấy trên nền xám kia.

  • Tương phản nối tiếp: là sự thay đổi cường độ và chất lượng của cảm giác dưới ảnh hưởng của một kích thích cùng loại xáy ra trước đó.

Ví dụ: Khi ta ngâm tay trong một chậu nước đá thì khi ta bỏ tay ra và ngay sau đó ngâm vào một chậu nước ấm ta sẽ cảm giác chậu nước ấm rất nóng. Hay khi ta ăn một cái kẹo ngọt sau đó ăn một quả chuối thì ta sẽ thấy quả chuối đó không ngọt như trước nữa.

II. Tri giác

1. Khái niệm

Tri giác là quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật và hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta.

vai-tro-ung-dung-cua-cac-quy-luat-cua-cam-giac-va-tri-giac-trong-cuoc-song-1

2. Các quy luật cơ bản của tri giác

a. Quy luật về tính đối tượng của tri giác

Quá trình tri giác luôn phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan.

  • Sản phẩm của quá trình tri giác ( hình tượng ) một mặt phản ánh đặc điểm bề ngoài của sự vật, hiện tượng mặt khác nó là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.

Ví dụ: Các chú bộ đội có thể tri giác được chiếc xe tăng dựa vào tiếng xích xe,
tiếng động cơ.

  • Đối tượng của thế giới được xuất hiện dần trong hoạt động.

Ví dụ: Người họa sĩ có thể tri giác bức tranh tốt hơn so với chúng ta ( họ có thể dễ dàng nhận biết thể loại tranh cũng như ý nghĩa của bức tranh đó).

Tính đối tượng của tri giác có vai trò quan trọng – nó là cơ sở của chức năng định hướng hành vi và hoạt động của con người.

Ứng dụng:

  • Được dùng khi cần xác định đó là đối tượng gì phản ánh bản chất bên trong của đối tượng.
  • Nếu chỉ dựa trên những hình ảnh về đặc điểm mà sự vật hiện tượng đem lại thông qua các giác quan khó có thể đem lại tri giác một cách đầy đủ, trọn vẹn.
  • Ngược lại, chỉ dựa trên hiểu biết của vốn kinh nghiệm của bản thân mà vội vàng đưa ra kết luận rất dễ dàng mắc sai lầm, thiếu chính xác trong quyết định.
b. Quy luật về tính lựa chọn của tri giác

Tính lựa chọn của tri giác là quá trình tách đối tượng ra khỏi bối cảnh xung quanh để phản ánh đối tượng tốt hơn.

Bối cảnh là các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan bên ngoài đối tượng tri giác. Đối tượng tri giác là hình, bối cảnh tri giác là nền, giữa đối tượng và bối cảnh không cố định. Bối cảnh và đối tượng rõ ràng thì tri giác thuận lợi và ngược lại (ngụy trang).

Đối tượng của tri giác càng nổi rõ trong bối cảnh thì sự lựa chọn sẽ diểm ra nhanh hơn và ngược lại.

Kinh nghiệm của chủ thể về loại đối tượng nào càng phong phú thì chủ thể dễ chọn đối tượng đó làm tri giác.

Ví dụ: Trong sách để giúp học sinh ghi nhớ những kiến thức quan trọng, người ta thường in nghiêng để nhấn mạnh. Hay giáo viên thường dùng bút đỏ để chấm bài giúp học sinh có thể nhận ra chỗ sai của mình dễ dàng.

Ứng dụng:

  • Trang trí, bố cục…
  • Trong giảng dạy, các thầy cô thường dùng bài giảng kết hợp với tài liệu trực quan sinh động, yêu cầu học sinh làm bài tập điển hình, nhấn mạnh những phần quan trọng giúp các học sinh tiếp thu bài.
c. Quy luật về tính có ý nghĩa của tri giác

Khi tri giác một sự vật, hiện tượng con người có khả năng gọi tên, phân loại, chỉ ra được công dụng, ý nghĩa của nố đối với hoạt động của bản thân.

Ví dụ: Khi đi mua hoa quả, ta có thể tri giác được đó là loại quả gì và có thể gọi tên cũng như nói được những đặc điểm riêng biệt của quả đó. Chẳng hạn như ta có thể phân biệt quả cam với quả bưởi, quả bưởi to hơn quả cam, mùi vị cũng khác nhau.

Vai trò: giúp ta gọi tên ( con gì?, cái gì? ); biết công dụng, tính chất của sự vật, hiện tượng; xếp loại và phân nhóm chúng.

Tính có ý nghĩa của tri giác phụ thuộc vào khả năng tri giác trọn vẹn sự vật, hiện tượng, vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm, khả năng ngôn ngữ, khả năng tư duy của chủ thể.

Ứng dụng: Người ta dùng khả năng tri giác sự vật, hiện tượng của con người để họ nhận biết được sảm phẩm, tính chất sự việc thống qua quảng cáo, nghệ thuật… Tùy thuộc vào đặc điểm của nhóm khách hàng mà đưa ra những sản phẩm phù hợp.

vai-tro-ung-dung-cua-cac-quy-luat-cua-cam-giac-va-tri-giac-trong-cuoc-song-2

d. Quy luật về tính ổn định của tri giác

Tính ổn định cảu tri giác là khả năng phản ánh tương đối ổn định về sự vật, hiện tượng khi điều kiện tri giác đã thay đổi.

Ví dụ: Khi viết lên trang giấy ta luôn thấy trang giấy có màu trắng mặc dù ta viết dưới ánh đèn dầu, lúc trời tối.

Tính ổn định của tri giác phụ thuộc vào:

  • Cấu trúc ổn định của sự vật hiện tượng
  • Vốn tri thức, kinh nghiệm cảu cá nhân
  • Cơ chế tự điều khiển của hệ thần kinh, cụ thể là mối liên hệ ngược của hệ thần
    kinh.

Ví dụ: một đứa trẻ đứng gần ta và một người lớn đứng xa ta hàng chục mét. Trên võng mạc ta hình ảnh của đứa trẻ lớn hơn ảnh của người lớn, nhưng ta vẫn biết đâu là đứa trẻ đâu là người lớn nhờ tri giác.

Ứng dụng:

  • Trong hoạt động quản lý, các nhà quản lý, lãnh đạo ít bị tác động bởi môi trường xung quanh, có cái nhìn bao quát, toàn diện.
  • Tuy nhiên, đôi khi lại dẫn đến cái nhìn phiến diện, độc đoán, trong suy nghĩ hành động của con người.
e. Quy luật tổng giác

Trong khi tri giác thế giới, con người không chỉ phản ánh thế giới bằng những giác quan cụ thể mà toàn bộ những đặc điểm nhân cách, đặc điểm tâm lý của con người cũng tham gia tích cực vào quá trình tri giác, làm cho khả năng tri giác của con người sâu sắc, tinh vi và chính xác hơn.

Những đặc điểm nhân cách hình thành ở cá nhân:

  • Tư duy, trí nhớ, cảm xúa
  • Tâm trạng, chú ý, tâm thế
  • Kinh nghiệm, vốn hiểu biết, năng lực nhận thức, kỹ năng, kỹ xảo
  • Nhu cầu, hứng thú, tình cảm

Những đặc điểm tâm lý đã hình thành ở cá nhân đã chi phối đến đối tượng tri giác, tốc độ tri giác và độ chính xác của tri giác.

Ví dụ: Khi tâm trạng ta không vui thì nhìn vào một khung cảnh nào đó, dù nó có đẹp đến đâu thì ta cũng thấy nó rất nhàm chán.

Ứng dụng:

  • Trong giao tiếp: hình dáng, phong cách, nét mặt, ánh mắt, cách trang điểm, quần áo, lời nói, nụ cưới, ít nhiều cũng ảnh hưởng đến tri giác, những hiểu biết về trình độ văn hóa, nhân cách, tình cảm dành cho nhau.
  • Trong giáo dục: quan tâm đến kinh nghiệm, vốn hiểu biết, hứng thú, tâm lý, tình
    cảm, giúp học sinh nhạy bén, tinh tế hơn.

Ví dụ: Trong các trường mấu giáo, các cô giáo thường sử dụng hình ảnh, tranh vẽ để giúp các em nhận biết dễ hơn đồng thời tạo cảm giác thích thú, hấp dẫn các em tập trung, ghi nhớ bài.

f. Ảo giác

Ảo giác là sự phản ánh sai lầm về sự vật, hiện tượng có thật đang tác động vào các giác quan của cá nhân mà sự sai lầm này mang tính khách quan.

Ví dụ: Khi ta đi ngoài trời nắng lâu thì ta cảm giác như phía trước xa xa có một vũng nước. Đó là do đi nắng lâu sẽ khiên ta cảm thấy nóng và khát nước dẫn đến áo giác phía trước có một vũng nước. Hay như trong hình vẽ thì ta cảm giác đoạn thẳng ab > cd nhưng thực tế hai đoạn này bằng nhau.

Có 2 nguyên nhân sinh ra ảo giác:

Nguyên nhân khách quan:

Do thiếu sự tương phản giữa vật và nền, do sự xóa nhòa giữa vật và nền.

Ví dụ: trong chiến tranh, để ngụy trang tránh máy bay trinh sát của địch, ông cha ta đã dùng những cành lá buộc vào ba lô vác trên vai khiến quân địch khó phân biệt được khi ta đang hành quân trong rừng.

Do hiệu ứng khuếch tán, nghĩa là vật sáng hơn vật tối mặc dù chúng bằng nhau.

Nguyên nhân chủ quan: không hiểu được ý nghĩa về hình ảnh mà mình tri giác.

Ứng dụng:  Người ta lợi dụng ảo giác vào kiến trúc, hội họa, trang trí, trang phục…để phục vụ
cho cuộc sống con người.

Ví dụ: Nếu bạn nữ có da trắng hồng thì nên chọn những trang phục có màu thẫm hoặc tối để làm tôn lên làn da đó. Ngược lại, những bạn có da tối thì nên mặc những trang phục có màu sáng, Hay nếu bạn thấp thì nên mặc áo kẻ dọc sẽ tạo cảm giác cao hơn, nếu bạn cao, gầy thì nên mặc áo kẻ ngang.

Bên cạnh đó, ảo giác còn gây ra hoang tưởng, mơ mộng về một việc mà biết chắc không có thật, phản ánh không đúng, sai lệch về bản chất bên trong của sự vật, hiện tượng.

Câu 2: Tư duy xuất phát từ hoàn cảnh có vấn đề

Hoạt động nhận thức là một trong những hoạt động cơ bản của con người. Nó bao gồm các hoạt động : cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy và tưởng tượng. Trong số đó, tư duy là một hoạt động vô cùng quan trọng.

Nói đến tư duy là ta nhắc đến một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của các sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết.

Xét về nguồn gốc hình thành tư duy có ý kiến cho rằng: “Tư duy xuất phát từ hoàn cảnh có vấn đề’’.

Như vậy, trước hết phải gặp hoàn cảnh (tình huống ) có vấn đề, tức hoàn cảnh ( tình huống) có chứa đựng một mục đích mới, một vấn đề mới, một cách thức giải quyết mới mà những phương tiện, phương pháp hoạt động cũ, mặc dù vẫn còn cần thiết nhưng không đủ sức giải quyết vấn đề mới đó, để đạt được mục đích mới đó.

Muốn giải quyết vấn đề này phải tìm ra cách thức giải quyết mới, tức là phải tư duy. Mặt khác, hoàn cảnh có vấn đề phải được cá nhân nhận thức đầy đủ, được chuyển thành nhiệm vụ của cá nhân. Tức là cá nhân phải xác định được cái gì (dữ kiện) đã biết, đã cho và cái gì còn chưa biết, phải tìm, đồng thời phải có nhu cầu (động cơ) tìm kiếm nó. Những dự kiến quen thuộc hay nằm ngoài tầm hiểu biết của cá nhân thì tư duy cũng không xuất hiện.

Để chứng minh về nguồn gốc nói trên của tư duy, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về một số ví dụ sau:

Ví dụ 1: Bài toán “MUA KẸO”

Cho bạn 2000 đồng đi mua kẹo. Được biết:

  • 1 viên kẹo giá 200 đồng.
  • Cứ 2 vỏ kẹo đổi được 1 viên.

Hỏi: với 2000 đồng, bạn sẽ mua được bao nhiêu viên kẹo? Khi đọc bài toán này lên đầu tiên trong đầu chúng ta sẽ nghĩ rằng: đây là bài toán chắc học sinh lớp 3 cũng sẽ giải được!

Chỉ cần một phép tính 2000 : 200 =10 là sẽ ra số viên kẹo mà chúng ta mua được với số tiền đã cho. Nhưng kết quả như vậy có phải là đáp án đúng? Mặt khác, bài ra còn cho thêm dữ liệu “cứ 2 vỏ kẹo đổi được 1 viên” lẽ nào lại không dùng đến?

Mà theo logic toán học thì tất cả những dữ liệu mà bài toán cho đều sẽ dùng đến mà không phải là thừa! Như vậy hoàn cảnh có vấn đề đã xuất hiện và sẽ làm cho chúng ta phải suy nghĩ rằng như thế nào mới là đúng đây? Do đó chính hoàn cảnh có vấn đề này đã làm xuất hiện tư duy.

Sau đây là một số cách giải theo cách “ tư duy ” của từng người:

Người thứ nhất giải như sau:

2000 đồng > 10 viên (1)
10 viên > 10 vỏ >5 viên (2)
5 viên > 5 vỏ > 2 viên (3) + 1 vỏ
2 viên > 2 vỏ > 1 viên (4)
1 viên > 1 vỏ + 1 vỏ dư trên > 1 viên (5)
1 viên (5)này ăn xong dư ra 1 vỏ, rồi đến kêu bà chủ quán bán thêm 1 viên (6) ( nhưng ko đưa tiền ) ăn xong lấy 1 vỏ lấy 1 vỏ viên (5) + 1 vỏ viên (6) > 1 viên. Viên này đưa lại cho bà chủ, thế là hết nợ viên (6) .

Tổng số viên mua được : (1) + (2) + (3) + (4) + (5) + (6) = 10 + 5 +2 +1 +1 +1 = 20

Nên với 2000 đồng bạn có thể mua được tổng cộng 20 viên kẹo.

Người thứ 2 giải như sau:

Tôi dùng 2000 đồng mua được 10 viên kẹo.

– Tôi tiến hành ăn hết 10 viên kẹo vùa mua được lúc này sẽ xuất hiện 10 vỏ kẹo tôi lại mang đi đổi được 5 viên kẹo.

– Tôi tiến hành ăn hết 5 viên kẹo vừa đổi được lúc này sẽ xuất hiện 5 vỏ kẹo tôi lại mang đi đổi được 2 viên kẹo và dư 1 vỏ kẹo.

– Tôi tiến hành ăn hết 2 viên kẹo vừa đổi được lúc này sẽ xuất hiện 2 vỏ kẹo+với 1 vỏ kẹo lúc nãy = 3 vỏ kẹo tôi lại mang đi đổi được 1 viên kẹo và dư 1 vỏ kẹo.

– Tôi tiến hành ăn hết 1 viên kẹo vừa đổi được lúc này sẽ xuất hiện 1 vỏ kẹo+với 1 vỏ kẹo lúc nãy = 2 vỏ kẹo tôi lại mang đi đổi được 1 viên kẹo.

Vậy tổng cộng số kẹo mà ta có được là: 19 viên.

Ví dụ 2

Trong giờ kiểm tra toán, cô giáo cho một bài toán mới mà từ trước đến nay chưa bao giờ cô cho lớp làm thử. Bài tập này dành cho những học sinh khá giỏi của lớp.

Để giải được nó, ta cần tổng hợp tất cả các cách giải đã học trước đó lại để phân tích bài toán. Trong hoàn cảnh này, những học sinh nhận ra được vấn đề rằng bài toán này không thẻ giải bằng phương pháp bình thường sẽ xuất hiện tư duy về bài toán (do trong giờ kiểm tra nên cần thiết phải làm được bài đẻ đạt điểm cao và có nhu cầu giải quyết vấn đề ).

Như vậy tình huống mới này đã thôi thúc học sinh cần phải tư duy đầu óc để làm bài toán đó. Nhưng cũng bài toán đó nhưng trong trường hợp thi học sinh giỏi thì các thí sinh khi tiếp xúc với bài này. Thí sinh chuyên toán sẽ có nhu cầu cao với dạng bài tập mới. Từ đó dẫn đến việc tư duy cho bài toán. Còn thí sinh chuyên hóa sẽ không có nhu cầu với bài toán trên. Lúc này tư duy để giải bài toán sẽ không xuất hiện đối với thí sinh chuyên hóa.

Như vậy, qua việc phân tích các ví dụ trên ta có thể chứng minh rằng : Tư duy xuất phát từ hoàn cảnh có vấn đề. Vấn đề là tiền đề để xuất hiện tư duy, vấn đề thúc đẩy và là động lực cho tư duy.

Nhận xét

Tư duy không thể nảy sinh nếu thiếu vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Mức độ của vấn đề có tác động quyết định đến khả năng hình thành tư duy. Nhưng việc tư duy và tìm ra được phương pháp giải quyết vấn đề lại còn tùy thuộc vào năng lực và điều kiện thực tế của mỗi cá nhân trong quá trình nhận thức và tư duy.

Ý nghĩa

Việc nhận ra được bản chất tính có vấn đề của tư duy giúp ta có cái nhìn khoa học và chính xác về khả năng hình thành tư duy, giải quyết vấn đề của chúng ta. Là yếu tố quan trọng để chỉ ra rằng việc nâng cao khả năng tư duy của con người là hoàn toàn có thể và chủ động, giúp con người ta có động lực để học tập, tích lũy và hoàn thiện bản thân, hoạt động của chính mình.

Đối với sinh viên, việc học tập và rèn luyện đôi khi gây ra nhiều khó khăn nhưng đó cũng là động lực giúp chúng ta có thể trưởng thành hơn. Qua đó nêu ra nhiệm vụ đối với mỗi sinh viên là phải không ngừng học tập, trau dồi bản thân để có thể giải quyết được nhiều vấn dề phức tạp do cuộc sống đem lại.

Như vậy với những kiến thức ở trên đã giúp cho các bạn đọc hiểu rõ hơn về vai trò, ứng dụng của các quy luật của cảm giác và tri giác trong cuộc sống. Đồng thời đưa ra các ví dụ về ứng dụng của các quy luật của cảm giác và tri giác để bạn dễ dàng hình dung hơn.

Đừng quên theo dõi Mindovermetal thường xuyên để biết thêm nhiều ứng dụng hay mỗi ngày.

5/5 - (2 votes)
Banner-backlink-danaseo

Bài viết liên quan

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments