I. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
1. Chức năng
Nghiên cứu các vấn đề khoa học và công nghệ thuộc các lĩnh vực công nghệ sinh học và ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp, thực phẩm, môi trường và các lĩnh vực khác cuả đời sống.
Triển khai, ứng dụng và chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ mới; tổ chức sản xuất, kinh doanh, tư vấn, dịch vụ về công nghệ sinh học, môi trường và các lĩnh vực liên quan vào thực tiễn sản xuất và đời sống, góp phần xây dựng, phát triển ngành công nghệ sinh học và ứng dụng vi sinh.
Tư vấn, bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho cán bộ, nhân viên các Trường, Viện, Trung tâm, doanh nghiệp về lĩnh vực công nghệ sinh học và ứng dụng vi sinh.
Tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn, đào tạo nguồn nhân lực khoa học, công nghệ có trình độ cao về lĩnh vực công nghệ sinh học và ứng dụng vi sinh theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, hợp tác, liên kết giáo dục và đào tạo với các cơ sở đào tạo trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Phát triển, liên kết sản xuất và thương mại sản phẩm là kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ sinh học và ứng dụng vi sinh.
Tổ chức, tham gia các hội nghị, hội thảo, chương trình hợp tác quốc tế và tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế theo quy định của pháp luật.
Xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất cho nghiên cứu khoa học, công nghệ, triển khai, ứng dụng, sản xuất và chuyển giao công nghệ.
Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của viên chức, nghiên cứu viên.
Thực hiện xã hội hóa các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, sản xuất và chuyển giao phát triển khoa học về công nghệ sinh học và ứng dụng vi sinh.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do TW Hội, Liên hiệp Khoa học Kinh tế – Kỹ thuật – Công nghệ giao.
2. Nhiệm vụ
Nghiên cứu triển khai, ứng dụng, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ nghiên cứu khoa học công nghệ về các lĩnh vực công nghệ sinh học và ứng dụng vi sinh và các lĩnh vực cụ thể như:
– Lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ:
Sinh học: Sinh học lý thuyết; Sinh học sinh sản; sinh học phát triển; Đa dạng sinh học; Thực vật học; Sinh học biển và nước ngọt; Di truyền học; Tế bào học, mô – phôi học; Vi rút học; Nấm học; Hóa sinh; Lý sinh; Sinh học phân tử.
Công nghệ hóa học: Các vấn đề chung về hóa học công nghiệp; Công nghệ hóa vô cơ và phân bón hóa học; Công nghệ hóa hữu cơ.
Công nghệ sinh học: Công nghệ gen, công nghệ nhân giống cây trồng và vật nuôi; Công nghệ tế bào trong nông nghiệp; Công nghệ enzyn và protein trong nông nghiệp; Công nghệ vi sinh vật trong nông nghiệp; Công nghệ sản xuất thuốc trừ sâu sinh học; Công nghệ xử lý sinh học, xúc tác sinh học, lên men; Các công nghệ sản phẩm sinh học, vật liệu sinh học, sinh học, nhiên liệu học, các hóa chất được chiet tách từ sinh học, các vật liệu mới có nguồn gốc sinh học.
Lưu giữ, nhân giống tác giả và giống siêu nguyên chủng công trồng và vi sinh vật (cả giống nấm ăn và nấm dược liệu).
– Lĩnh vực khoa học nông nghiệp:
Trồng trọt: Nông hóa; Thổ nhưỡng; Cây lương thực và cây thực phẩm; Cây rau, cây hoa và cây ăn quả; Cây công nghiệp và cây dược liệu; Chọn, tạo giống cây trồng; Công nghệ nhân giống cây trồng; Bảo vệ thực vật; Bảo quản và chế biến nông sản.
Lâm nghiệp: Lâm sinh, sinh thái và môi trường rừng; Chọn, tạo giống cây rừng; Nhân giống cây rừng; Nông lâm kết hợp; Bảo quản và chế biến lâm sản.
Chăn nuôi: Sinh lý và hóa sinh động vật nuôi; Chọn, tạo giống vật nuôi; Nhân giống động vật nuôi; Thức ăn và dinh dưỡng cho động vật nuôi; Chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ động vật nuôi.
Thú y: Gây mê và điều trị thú y; Dịch tễ học thú y; Miễn dịch học thú y; Giải phẫu học và sinh lý học thú y; Phẫu thuật thú y; Bệnh học thú y, chẩn đoán bệnh thú y, vệ sinh thú y; Vi sinh vật học thú y, vi rút học thú y; Ký sinh trùng học thú y; Dược học thú y, vắc-xin và sinh phẩm thú y.
Thủy sản: Hệ sinh thái, sinh lý và dinh dưỡng thủy sản; Chọn, tạo và nhân giống thủy sản; Bệnh thủy sản; Nuôi trồng thủy sản; Quản lý, đánh giá và khai thác nguồn lợi thủy sản; Bảo quản và chế biến thủy sản.
– Lĩnh vực công nghệ môi trường:
Công nghệ quản lý và xử lý chất thải; Công nghệ sản xuất sạch, tái chế; Công nghệ phục hồi và tái tạo môi trường; Công nghệ phân tích chu trình sống; Công nghệ quan trắc môi trường, kiểm soát và xử lý ô nhiễm; Công nghệ xử lý môi trường bằng phương pháp sinh học.
Nghiên cứu các vấn đề cơ bản và các vấn đề liên quan nhằm xây dựng cơ sở phát triển cho ngành khoa học môi trường.
Nghiên cứu công nghệ mới, công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực ngăn ngừa xử lý ô nhiễm môi trường, phục vụ phát triển bền vững ở Việt Nam.
Nghiên cứu sản xuất các vật liệu, thiết bị đo đạc, thiết bị xử lý, …nhằm phục vụ công tác bảo vệ môi trường.
Dịch vụ Khoa học – Công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Tư vấn, thiết kế và chuyển giao công nghệ các công trình bảo vệ môi trường. Quy hoạch môi trường, đánh giá tác động môi trường, quan trac môi trường, phân tích môi trường. Cung cấp vật tư, thiết bị và thi công các công trình môi trường. Thẩm định thiết bị và công nghệ môi trường.
Hỗ trợ trong công tác quản lý môi trường: tham gia xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường, xây dựng và thực hiện các chiến lược, các chương trình hành động bảo vệ môi trường vùng và quốc gia.
Tư vấn cho các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức, các doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường, ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất.
– Thực hiện các đề tài, dự án, đề án khoa học và công nghệ các cấp và theo hợp đồng đặt hàng của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, các đối tác trong và ngoài nước thuộc phạm vi lĩnh vực công nghệ sinh học và môi trường.
– Hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học và phát triển ứng dụng các sản phẩm về công nghệ sinh học, môi trường và các lĩnh vực liên quan.
– Thực hiện công tác hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ trong lĩnh vực môi trường.
– Tổ chức các hoạt động ươm tạo công nghệ mới, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ (phát triển kết quả ươm tạo công nghệ mới).
– Hợp tác trong nước và nước ngoài về các lĩnh vực đăng ký.
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC
1. Lãnh đạo Viện:
Viện trưởng
Phó Viện trưởng
2. Bộ phận chức năng:
Văn phòng
Phòng Tổ chức – Cán bộ
Phòng Đào tạo
Phòng Nghiên cứu Khoa học và Hợp tác quốc tế
Phòng Tài chính – Kế toán
3. Đơn vị trực thuộc:
Trung tâm Công nghệ Sinh học Thực vật;
Trung tâm Công nghệ Sinh học Động vật;
Trung tâm Công nghệ Sinh học Môi trường;
Trung tâm Công Nghệ Hóa sinh – Hóa dược;
Trung tâm Công nghệ ADN ứng dụng;
Trung tâm Công nghệ gen động vật;
Trung tâm Công nghệ sinh học tái tạo môi trường;
Trung tâm Công nghệ tảo;
Trung tâm Công nghệ tế bào động vật;
Trung tâm Công nghệ vật liệu sinh học;
Trung tâm Di truyền tế bào thực vật;
Trung tâm Di truyền vi sinh vật;
Trung tâm Hoá sinh protein;
Trung tâm Kỹ thuật di truyền;
Trung tâm Miễn dịch học;
Trung tâm Sinh hoá thực vật;
Trung tâm Sinh học tế bào sinh sản;
Trung tâm Vi sinh vật đất;
Trung tâm Vi sinh vật phân tử;
Trung tâm Phân tích Thí nghiệm Hóa Sinh;
Trung tâm chuyển giao chế phẩm sinh học;
Trung tâm ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi;
Trung tâm ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt;
Trung tâm Tư vấn chuyển giao công nghệ;
Phòng Thí nghiệm trọng điểm công nghệ gen;
Phòng Công nghệ tế bào thực vật;
Phòng Các chất chức năng sinh học;
Phòng Công nghệ lên men;
Phòng Công nghệ phôi;
Phòng Công nghệ enzyme;
Phòng Sinh học Ứng dụng;
Trại thực nghiệm;
Tạp chí khoa học: Southern Journal of Applied Microbiology and biotechnology;
Website www.siamb.edu.vn / www.siamb.org.
III. SẢN PHẨM – DỊCH VỤ
Chế phẩm sinh học trong chăn nuôi: gia súc, gia cầm, thủy – hải sản,…
Chế phẩm sinh học trong bảo vệ thực vật: thuốc trừ sâu, phân bón hữu cơ, vô cơ,…
Chế phẩm sinh học cho sức khỏe: rượu, thuốc bổ, linh chi, sâm, đông trùng hạ thảo
Chế phẩm sinh học bảo vệ môi trường: xứ lý nước, đất, rác thải, phân, hóa chất,…
Sản phẩm: rượu, thực phẩm chức năng, dược liệu, linh chi, sâm, đông trùng hạ thảo,…
Sản phẩm khác
Xem thêm: Ứng dụng công nghệ ADN tái tổ hợp
Source: https://mindovermetal.org
Category: Ứng dụng hay