Ứng dụng công nghệ thông tin vào thư viện góp phần xây dựng, bảo tồn và phát triển văn hóa dân gian

Banner-backlink-danaseo

Lời mở dầu
Trong xã hội ngày nay công nghệ thông tin ngày càng phát triển, con người ngày càng bị lệ thuộc vào những thiết bị, phần mềm, sản phẩm và công nghệ. Một người bước chân ra ngoài đường có thể dùng vài ứng dụng nhỏ trên điện thoại để đặt xe đưa đón, mua đồ ăn, tìm đường, thậm chí là đặt vé du lịch và giao dịch tiền tệ…
Công nghệ thông tin có những mặt hạn chế nhất định khi đem lại sự tác hại là ảnh hưởng đến sức khỏe con người, làm con người phải lệ thuộc vào nó rất nhiều.
Nhưng nhìn nhận ở mặt tích cực công nghệ thông tin đã đóng góp rất nhiều vào các lĩnh vực khoa học, văn hóa và xã hội. Đặc biệt trong các vấn đề thuộc phạm trù lĩnh vực văn hóa – xã hội công nghệ thông tin đã giúp ích rất nhiều.
Ở đây, trong bài viết này tác giả muốn nói đến là ứng dụng công nghệ thông tin để góp phần xây dựng, bảo tồn và phát triển văn hóa; cụ thể là ở trong lĩnh vực thư viện.

1. Các khái niệm
1.1. Định nghĩa riêng
1.1.1. Công nghệ thông tin

Theo nghị quyết của chính phủ số 49/CP ban hành ngày 04/08/1993 về phát triển công nghệ thông tin ở nước ta trong những năm 90 đã có định nghĩa rất rõ như sau về thuật ngữ công nghệ thông tin:
“Công nghệ thông tin (CNTT) là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại – chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông – nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội. CNTT phục vụ trực tiếp cho việc cải tiến quản lý Nhà nước, nâng cao hiệu quả của các hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động kinh tế – xã hội khác, từ đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. CNTT được phát triển trên nền tảng phát triển của các công nghệ Điện tử – Tin học – Viễn thông và tự động hoá.” [2]
1.1.2. Văn hóa dân gian
Theo GS.TS Ngô Đức Thịnh (Viện Văn hóa) thì văn hóa dân gian được định nghĩa như sau: “Văn hóa dân gian là một thực thể sống, nảy sinh, tồn tại và phát triển gắn với sinh hoạt văn hóa cộng đồng của quần chúng lao động” [3]
Theo nhà báo Tạ Nguyên (Báo Tin tức) thì: “Văn hóa dân gian là những giá trị vật chất và tinh thần do dân gian sáng tạo ra trong quá trình lịch sử.” [4]
Còn theo Từ điển bách khoa mở Wikipedia văn hóa dân gian lại có định nghĩa như sau: “Văn hóa dân gian (folklore, lore) bao gồm huyền thoại, âm nhạc, lịch sử truyền miệng, thành ngữ, tục người, truyện cười, tín ngưỡng, truyển cổ tích, truyện kể và phong tục, là truyền thống của một nền văn hóa, cận-văn hóa hoặc nhóm.” [1]
Vậy từ những khái niệm trên tác giả đưa ra một khái niệm về văn hóa dân gian như sau: Văn hóa dân gian là các loại hình nghệ thuật, truyền thống, phong tục – tập quán, tôn giáo – tín ngưỡng… được sinh ra trong dân gian, hay trong quá trình sinh hoạt, lao động và sáng tạo của người dân có giá trị về mặt lịch sử lâu đời và tính truyền thống, nối tiếp.
1.1.3. Bảo tồn
Bảo tồn là gìn giữ, bảo vệ các giá trị vốn có của một phạm trù văn hóa, hay di sản…
1.1.4. Xây dựng
Xây dựng là kiến tạo hay thiết kết trên một quy mô nhất định trên các cơ sở hạ tầng về mặt vật chất hoặc lý thuyết góp phần hình thành nên một công trình.
1.1.5. Phát triển
Phát triển là một phạm trù mang tính triết học, biến đổi từ cái thấp thành cao hơn, biến cái chưa tốt thành tốt theo chiều hướng đi lên.
1.1.6. Thư viện
Thư viện là một thiết chế xã hội, nơi sinh ra để phục cộng đồng, hoặc một nhóm người đặc biệt, đặc thù với chức năng chính là cung cấp thông tin tùy theo đặc điểm người dùng tin trong khu vực thư viện xuất hiện.
1.2. Định nghĩa chung
Vậy từ các định nghĩa riêng từ các mục trên ta có thể tạm hiểu Ứng dụng công nghệ thông tin vào thư viện góp phần xây dựng, bảo tồn và phát triển văn hóa dân gian là: Phương pháp sử dụng các thiết bị, sản phẩm công nghệ như máy tính, phần mềm, công cụ điện tử… vào công tác tự động hóa tại thư viện để giúp ích trong quá trình phục vụ nhu cầu tin của người dùng tin định hướng và nằm trong khuôn khổ tới vấn đề gìn giữ, lưu trữ, kiến tạo, mở rộng… của các loại hình nghệ thuật, truyền thống, phong tục – tập quán, tôn giáo – tín ngưỡng… được sinh ra trong dân gian, hay trong quá trình sinh hoạt, lao động và sáng tạo của người dân có giá trị về mặt lịch sử lâu đời và tính truyền thống, nối tiếp.


Hình ảnh minh họa các loại tài liệu văn hóa dân gian có trong thư viện

2. Các phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào xây dựng, bảo tồn và phát triển văn hóa dân gian
2.1. Sử hệ thống an ninh, xây dựng thư viện theo mô hình mở

Thư viện hiện nay đa số đều xây dựng và định hướng theo mô hình mở, thu hút người dùng tin đến thư viện. Khi người dùng tin đến thư viện sẽ được cung cấp các loại thông tin về “văn hóa dân gian” thông qua các loại hình tài liệu ở thư viện, mà chủ yếu là các tài liệu truyền thống (sách, báo, tạp chí…). Từ đó người dùng tin sẽ cái nhìn nhận đúng hơn, hiểu hơn về văn hóa dân gian. Các thông tin được cung cấp tại thư viện sẽ phục vụ cho quá trình nghiên cứu, học tập, cũng như giải trí của người dùng tin trong lĩnh vực này.
Ngoài các hệ thống an ninh thông thường mà ta biết như camera để giám sát và thu hình, hệ thống chuông an ninh báo động, hệ thống đèn báo động, hay các phần mềm giám sát khác thì đặc biệt trong thư viện sẽ sử dụng hai loại công nghệ để áp dụng vào hệ thống an ninh là RFID và EM.
Thông thường với những thư viện chỉ muốn dừng lại ở mức độ an ninh thôi, không có nhu cầu về tự động hóa cao sau này, và cũng là phần về kinh phí không cho phép thì sẽ lựa chọn công nghệ EM để tiết kiệm chi phí.
Công nghệ EM được hiểu là công nghệ sử dụng từ tính, với cơ bản một hệ thống bao gồm cổng, trạm và dây từ.
Khi sử dụng hệ thống này sẽ giúp chúng ta kiểm soát được tài liệu có trong thư viện, tránh việc bị thất thoát do quá trình xây dựng thư viện theo hướng mở, người dùng tin có thể tự do ra vào thư viện mà không thể lấy tài liệu đi nếu không làm thủ tục mượn/ trả theo đúng quy định tại thư viện, vì nếu không khi mang tài liệu đã gắn dây từ (còn đang nạp từ tính) ra khỏi cổng an ninh thì lập tức sẽ có tính hiệu kêu báo động.
Thư viện lúc này sẽ hoạt động mở gần như hoàn toàn, không như mô hình thư viện đóng ngày trước, người dùng tin được thoải mái hơn khi được tự tay chọn tài liệu mình muốn và đọc tại chỗ, và hẳn nhiển đã có sự giám sát của các thiết bị công nghệ rồi thì chuyện lúc nào cũng có nhiều cán bộ thư viện giám tại nơi người dùng tin sử dụng tài liệu sẽ được giảm thiểu đi, người dùng tin sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi đến thư viện. Nhờ đó số lượng người dùng tin sử dụng thư viện sẽ gia tăng, tiếp xúc được nhiều thông tin về văn hóa dân gian hơn, giúp cộng đồng có thể hiểu và biết và vấn đề này, góp phần bảo tồn, gìn giữ.
 


Cổng từ Fortuna (Tagit)

2.2. Scan và số hóa tài liệu góp phần chia sẻ và lưu trữ thông tin  
Thư viện có thể sử dụng các loại máy Scan chuyên dụng, tự động hoặc thông minh… để số hóa tài liệu, xây dựng một sưu tập số về chủ đề lớn về “Văn hóa dân gian” trong đó gồm các mục nhỏ bao gồm như: Tôn giáo, Phong tục, Nghệ thuật… để lưu trữ vào thư viện số để phục vụ người dùng tin được tốt hơn theo nhiều định dạng (DOC, PDF…). Thư viện tạo ra một trang thư viện số và khi khai thác thông tin tại trang, tức là download, chia sẻ hoặc đơn giản là xem bộ sưu tập số toàn văn thì sẽ được cấp một tài khoản riêng để sử dụng. Người dùng tin tại thư viện sẽ sử dụng được tài liệu trong nhiều không gian khác nhau, từ không gian vật lý (tại chính thư viện thông thường) lẫn không gian ảo (tại thư viện số). Khi sử dụng tài liệu ở môi trường ảo sẽ không bị phụ thuộc vào thời gian và không gian, không hạn chế số lượt người truy cập, cũng không hạn chế số người sử dụng tài liệu. Vì vậy thông tin về văn hóa dân gian sẽ được sẻ chia và sử dụng một cách hiệu quả.
Ngoài ra với các loại máy số hóa hiện này thì còn có một chức năng nữa là Scan tài liệu ra giấy, một hình thức truyền thống để người dùng tin khai thác và sử dụng, truyền tay nhau.
Đối với một số thư viện có chứa tài liệu cổ, quý hiếm mang giá trị lịch sử như các bản tranh cổ, chữ viết cổ, các bản sách khắc trên mộc bản, da dê… thì để bảo tồn và lưu giữ ngoài việc dùng các thiết bị bảo vệ, khử trùng ra ta có thể đem sao chụp lại và số hóa đưa lên trang thư viện số để khai thác và sử dụng.


Thiết bị số hóa bán tự động khổ A3 OS 15000 Advanced Plus (Zeutschel)

2.3. Sử dụng các bộ cơ sở dữ liệu để khai thác thông tin
Ngoài vốn tài liệu truyền thống ra ta có thể khai thác các tài liệu khác trong môi trường số về văn hóa dân gian. Đặc biệt với các bộ cơ sở dữ liệu Quốc tế có giá trị đã được tổng hợp nhiều bài viết, sách, báo, tạp chí… dưới nhiều định dạng khác nhau được thẩm định nội dung kĩ càng. Vốn tài liệu của thư viện sẽ rất phong phú và đa dạng, văn hóa dân gian được tham khảo qua nhiều góc nhìn khác nhau; người dùng tin cũng nhờ đó mà thêm hiểu về các đặc tính, ứng dụng và lý luận về văn hóa dân gian. 


Bộ Cơ sở dữ liệu World Bank – Elibrary

2.4. Áp dụng công nghệ RFID – tự động hóa thư viện
Ngoài công nghệ EM như đã nói ở trên, giúp cho việc đảm bảo an ninh thư viện thì còn có công nghệ RFID. Với công nghệ RFID, ngoài việc là một hệ thống gồm có cổng, trạm, chip hoạt động theo cơ chế định sóng radio để phát hiện tài liệu thì còn có thể nâng cấp, tích hợp thêm các thiết bị nâng cấp của thư viện như: trạm mượn/ trả sách cho bạn đọc, máy đặt chỗ, băng chuyền trả sách 24/7, máy tra cứu tài liệu,…
Tất cả các thiết bị đó đều góp phần tiến tới tự động hóa trong hoạt động thông tin –  thư viện giúp:
– Giảm thiểu được sức lao động của con người.
– Tiết kiệm được các khoản chi phí trả cho những việc mà máy móc đã làm thay thế được con người.
– Tiết kiệm thời gian trong công tác khai thác và sử dụng tài liệu tại thư viện
– Chuẩn hóa công tác nghiệp vụ tốt hơn.
Đây là hình thức hiện đại hóa thư viện theo chiều hướng mở, lấy người dùng tin làm trung tâm để phục vụ. Chính vì những lí do đó người dùng tin sẽ đến thư viện để khai thác tin nhiều hơn, có cơ hội tiếp xúc với các tài liệu có chứa nội dung về văn hóa dân gian vô hình chung tạo ra mong muốn đọc và tìm hiểu. Nếu muốn khai thác tài liệu về văn hóa dân gian thì với các trang thiết bị máy móc hiện đại tại thư viện sẽ giúp người dùng tin khai thác hiệu quả hơn.
 


Hình minh họa công nghệ RFID

2.5. Sử dụng các loại trang thiết bị và công nghệ khác
Ngoài các trang thiết bị chuyên dụng cho thư viện ra ta có thể sử dụng hệ thống chiếu sáng, máy chiếu và hệ thống âm thanh để phục vụ cho các công tác triển lãm, các hội thảo, sự kiện… tại thư viện liên quan đến văn hóa dân gian. Giúp tuyên truyền về văn hóa dân gian, giới thiệu tại thư viện có những tài liệu thuộc về vấn đề đó để người dùng tin có thể tìm đọc và nghiên cứu.
 


Hình minh họa máy chiếu và trang thiết bị khác

 3. Ý nghĩa của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào thư viện góp phần xây dựng, bảo tồn và phát triển văn hóa dân gian
Nâng cao tri thức cộng đồng, xây dựng một xã hội tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
– Đề cao tình yêu dân tộc, tình yêu quê hương và đất nước, giúp cống hiến và phục vụ tổ quốc.
– Gìn giữ và phát huy vốn văn hóa của địa phương, vùng, lãnh thổ tránh sự hòa tan, biến mất hay biến dị.
– Kết hợp văn hóa dân gian với các thiết chế của xã hội, tạo ra sự ràng buộc, cộng sinh cùng phát triển.
– Là tiền đề cho các nghiên cứu khoa học để phục vụ cộng đồng, nhân sinh, xã hội.
– Là hình thức quảng bá đất nước, dân tộc đến với các quốc gia, tổ chức xã hội nhằm kêu gọi vốn đầu tư phát triển các cơ sở hạ tầng khác.

Kết luận
Bảo tồn, gìn giữ hay phát triển văn hóa dân gian là một điều đáng được quan tâm. Để làm được điều này cần phải có sự hỗ trợ, giúp đỡ của rất nhiều ban ngành địa phương và các cá nhân tổ chức khác. Thư viện là một trong những nơi giúp ích cho công việc đó, nếu được đầu tư, sử dụng và khai thác đúng mức đi theo mục tiêu và tiêu chí cụ thể, rõ ràng với các dịch vụ, sản phẩm thông tin hiệu quả thông qua áp dụng công nghệ thông tin.

__________________________________
Tài liệu tham khảo:
1. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Văn hóa dân gian, truy cập vào ngày 26/08/2019, tại địa chỉ:
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%83n_h%C3%B3a_d%C3%A2n_gian?fbclid=IwAR3mH3TqesQxfgRY2dKdws9dJ-ZejZ7e6rboxuOssB50BxUmu7GwK7I57iI
2. Nghị quyết Số 49/CP của Chính phủ ban hành ngày 04/08/1993 Về phát triển công nghệ thông tin của nước ta trong những năm 90.
3. Ngô Đức Thịnh (2007), Văn hóa dân gian và văn hóa dân tộc, truy cập vào ngày 26/08/2019, tại địa chỉ:  
http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu-Traodoi/2007/2441/Van-hoa-dan-gian-va-van-hoa-dan-toc.aspx?fbclid=IwAR1JUPO0qq2GgRbiz8gAjqd3EH0-7fEc2I3gr3ICtBFhOAMsf1H2EakVvfM
4. Tạ Nguyên (2012), Phát huy di sản văn hóa, truy cập vào ngày 26/08/2019, tại địa chỉ:
 https://baotintuc.vn/doi-song-van-hoa/phat-huy-di-san-van-hoa-dan-gian-20121123103743616.htm
5. https://mindovermetal.org/
___________________________________
Hình ảnh: Sưu tầm iternet
Bài viết: Hải Anh

5/5 - (1 vote)

Bài viết liên quan

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments