Nghiên cứu ứng dụng mạng xã hội facebook trong việc hỗ trợ đổi mới giảng dạy tại

Nghiên cứu ứng dụng mạng xã hội facebook trong việc hỗ trợ đổi mới giảng dạy tại trường đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (420.36 KB, 30 trang )

Nghiên cứu ứng dụng mạng xã hội Facebook trong việc hỗ
trợ đổi mới giảng dạy tại Trường Đại học

ThS. Nguyễn Thị Tuyết Mai[1]
TS. Nhâm Phong Tuân[2]
TCKTĐN số 68
TÓM TẮT
Các trang web mạng xã hội trực tuyến phát triển mạnh và ảnh hưởng đến cuộc sống của người sử
dụng, đặc biệt là Facebook. Nó đã thâm nhập sâu sắc vào các trường đại học và cũng đã có nhiều
tác dụng trên nhiều khía cạnh của cuộc sống sinh viên. Sinh viên Việt Nam đang sử dụng
Facebook như một phương tiện để giao tiếp và tương tác với những người khác vì những thuận
lợi và phổ biến của nó. Mặt khác, hầu hết sinh viên đang theo học tại trường Đại học Thương
mại có tài khoản Facebook và sử dụng nó trong cuộc sống hàng ngày. Do đó, nghiên cứu này
điều tra ảnh hưởng của việc tham gia mạng xã hội trực tuyến cá nhân (trên Facebook) từ quan
điểm sinh viên trường Đại học Thương mại Hà Nội. Dựa trên lý thuyết học tập xã hội, nghiên
cứu này cho rằng việc tham gia Facebook của sinh viên Trường Đại học Thương mại có tác động
tích cực trên kết quả học tập của họ. Ngoài ra, hai quá trình xã hội hóa được xã hội chấp nhận và
tiếp biến văn hóa có thể nối các trang web mạng xã hội tham gia với ba lĩnh vực kết quả học tập
xã hội. Kết quả phân tích từ cuộc khảo sát cho thấy những tác động trực tiếp của việc tham gia
Facebook của sinh viên Trường Đại học Thương mại đến quá trình học tập xã hội và kết quả của
họ. Do đó, các trang web mạng xã hội trực tuyến (Facebook) không chỉ ảnh hưởng mạnh mẽ kết
quả học tập sinh viên Trường Đại học Thương mại, mà còn giúp họ thích nghi với văn hóa đại
học và đạt được mối quan hệ chặt chẽ với bạn bè đại học của họ, cả hai đều đóng vai trò quan
trọng trong việc cải thiện kết quả học tập của mình tại trường Đại học Thương mại. Bên cạnh đó,
nghiên cứu này cho thấy một số hoạt động có thể giúp cả giảng viên Trường Đại học Thương
mại và sinh viên sử dụng Facebook như một công cụ học tập hiệu quả.
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Gần đây, chủ đề về tác động của Internet, nhất là mạng xã hội đối với giáo dục đã trở thành chủ
đề được nhiều người nhắc đến.Từ khía cạnh giáo dục, mạng xã hội có thể hỗ trợ tích cực sinh
viên trong việc học tập, đặc biệt là sinh viên đại học.Thậm chí, mạng xã hội còn tạo ra môi
trường tốt cho sinh viên mở rộng kiến thức nhờ vào những tiến bộ của công nghệ.Đã có nhiều

nghiên cứu về mạng xã hội và sự tương tác trong môi trường ảo.Một số nghiên cứu đi sâu vào
tác động của mạng xã hội và mức độ ứng dụng của sinh viên. Mặc dù các nghiên cứu này đề cập
về tiện ích của mạng xã hội và mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng Facebook đến kết quả học
tạp của sinh viên nhưng chưa đi trực tiếp là làm thế nào để các giáo viên có thể ứng dụng các
mạng xã hội trong việc hỗ trợ hoạt động giảng dạy của mình. Hơn nữa, các nghiên cứu ở Việt
Nam về mạng xã hội và khả năng ứng dụng của nó vào hoạt động giảng dạy còn hạn chế, chưa
được đi sâu khai thác. Vì vậy, nghiên cứu về mạng xã hội và ứng dụng mạng xã hội Facebook
trong việc hỗ trợ giảng dạy là đề tài cấp thiết vì đề tài sẽ chỉ ra các ý tưởng cho những người làm
giáo dục giải pháp để nâng cao hiệu quả giảng dạy dựa vào việc khai thác các tiện ích của mạng
xã hội, cụ thể là Facebook.

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MẠNG XÃ HỘI

Mạng xã hội (social network) là dịch vụ nối kết các thành viên cùng nền tảng sở thích trên
Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian
(Weinberg, 2009, p.149)
Mạng xã hội là mạng được tạo ra để tự thân nó lan rộng trong cộng đồng thông qua các tương tác
của các thành viên trong chính cộng đồng đó. Mọi thành viên trong mạng xã hội cùng kết nối và
mỗi người là một mắt xích để tạo nên một mạng lưới rộng lớn truyền tải thông tin trong đó.
Về cơ bản, mạng xã hội giống như một trang web mở với nhiều ứng dụng khác nhau. Mạng xã
hội khác với trang web thông thường ở cách truyền tải thông tin và tích hợp ứng dụng. Trang
web thông thường cũng giống như truyền hình, cung cấp càng nhiều thông tin, thông tin càng
hấp dẫn càng tốt còn mạng xã hội tạo ra các ứng dụng mở, các công cụ tương tác để mọi người
tự tương tác và tạo ra dòng tin rồi cùng lan truyền dòng tin đó.
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều mạng xã hội ảo. Các mạng xã hổi ảo lớn tiêu biểu được tổng
hợp trong Bảng 1 sau:
Bảng 1: Những mạng xã hội ảo lớn trên thế giới

Tên

Miêu tả

Số thành viên

Windows Live
Spaces

Blog

120 000 000

Facebook

Tỉ lệ truy cập cao nhất ở Canada và ở Anh, nhiều
nhân vật nổi tiếng

750 000 000 (tài khoản
hoạt động)

Friendster

Rất phổ biến ở Philippines, Malaysia, Indonesia và
Singapore

115 000 000

hi5

Audience variée (Amérique centrale, Mongolie,

Roumanie,…)

80 000 000

Tagged

Tagged.com

70 000 000

Flixster

Thiết kế dành cho những người yêu phim ảnh

69 000 000

Classmates

Giúp mọi người tìm lại được những người bạn học

40 000 000

Bebo Bebo

Được sử dụng rộng rãi nhất ở Ireland

40 000 000

Tên

Miêu tả

Số thành viên

Orkut

Rất phổ biến ở Brasil và Ấn Độ

37 000 000

Netlog

Rất phổ biến tại Bỉ

35 000 000

Twitter

Mạng nhắn tin nhanh, blog nhỏ

100 triệu

(Theo wikipedia cập nhật tháng 5/2012)
Vai trò nổi bật nhất của các mạng xã hội phiên bản mới nhất là:
– Giúp kết nối,giao lưu, trao đổi “communication” giữa các thành viên dễ dàng. Giao lưu, giao
tiếp là vai trò cơ bản, truyền thống của các mạng xã hội: Tương lai việc giao tiếp sẽ ngày càng dễ
dàng hơn không chỉ giới hạn bằng những văn bản, biểu tượng hay hình ảnh… Mạng xã hội có
vai trò kết nối không phải kiểu kết nối của máy tính “dùng dây cáp nối thiết bị định tuyến với

thiết bị chuyển mạch” mà là kết nối kiểu của thế kỷ XX “gặp gỡ mọi ngời để kết thêm bạn và
hiểu họ hơn”. Về bản chất, mạng xã hội là những công cụ đặc biệt giúp gặp gỡ mọi người và duy
trì mối quan hệ dễ dàng hơn, không phải đi lại nhiều như kiểu kết nối truyền thống.Mặc dù rất
hữu ích nhưng mạng xã hội vẫn đòi hỏi các bước tiếp cận cơ bản như thể hiện sự thân thiện và
chủ động gặp gỡ mọi người. Mạng xã hội giúp quá trình này diễn ra thuận lợi hơn bằng cách
tăng cường khả năng gặp gỡ ngời mới, tìm hiểu những sở thích chung và giữ liên lạc.
– Công cụ giải trí: Với nhiều các tính năng như nghe nhạc, chơi game, chia sẻ hình ảnh…, mạng
xã hội đã trở thành công cụ giải trí thu hút nhiều người sử dụng.
– Tích hợp, và hỗ trợ phát triển thương mại điện tử (xu hướng tích hợp thương mại điện tử vào
các mạng xã hội cũng là tất yêu, và ngày càng nở rộ). Thương mại điện tử ngày càng phát triển
và điều tất yếu là sự hợp tác giữa những doanh nghiệp thương mại điện tử với mạng xã hội để
tiếp cận dễ dàng một lượng khách hàng khổng lồ và ổn định.
– Tích hợp quảng bá thương hiệu, sản phẩm, công cụ PR (public relationship) hữu hiệu của
doanh nghiệp trong thời đại Internet: Việc rao vặt, quảng cáo trên internet không còn là điều mới.
Các trang rao vặt mọc lên như nấm sau mưa, và xu hướng dịch chuyển 1 thị phần không nhỏ từ
các chuyên trang rao vặt, mua bán sang mạng xã hội đang xảy ra mạnh mẽ.
– Một số quốc gia sử dụng mạng xã hội như công cụ chính trị, kinh tế: Đây cũng là lý do đa số
các quốc gia có sự cân nhắc và thận trọng trong việc mở cửa hoàn toàn với các mạng xã hội có
nguồn gốc nước ngoài. Một phần do các mạng xã hội đa quốc gia thường có trụ sở ở nước ngoài
nên việc quản lý có nhiều khó khăn. Tiếp nữa, do đặc thù lĩnh vực mạng xã hội là công cụ truyền
thông rất mạnh đối với công chúng nên nếu ai đó sử dụng nó với mục đích không đúng sẽ có thể
đem lại hậu quả khó lường.Trong tương lai gần nhiều nhà chuyên môn đánh giá vai trò của
internet sẽ ngang bằng với truyền hình TV.
– Công cụ quảng bá văn hóa (của quốc gia, tổ chức, doanh nghiệp): Hầu hết những quốc gia đang
phát triển đều cố gắng xây dựng cho mình một mạng xã hội với đặc thù riêng của quốc gia mình.
Một phần nguyên nhân là lý do kể trên. Một phần là dùng nó để làm công cụ giao lưu văn hóa,
quảng bá văn hóa.Sẽ có thể dễ dàng thấy Mạng Cyworld Hàn quốc bước chân vào Việt Nam với

mục đích giúp sức cho các doanh nghiệp Hàn Quốc. Văn hóa nhiều quốc gia trở nên gần gũi nhờ

mạng xã hội, điều này cũng mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức.

FACEBOOK
Facebook mở đầu là một phiên bản Hot or Not của Đại học Harvard với tên gọi Facemash.Mark
Zuckerberg, khi đang học năm thứ hai tại Harvard, đã dựng nên Facemash vào ngày 28 tháng 10
năm 2003. Zuckerberg đang viết blog về một cô gái và cố gắng nghĩ ra một thứ gì đó để bớt nghĩ
về cô ấy.
Theo tờ Harvard Crimson, Facemash “đã dùng những bức ảnh lấy từ cuốn lưu bút trực tuyến của
chín Nhà, đặt hai cái kế bên nhau và yêu cầu người dùng chọn ai là người là “hot” nhất”.Trang
này nhanh chóng được chuyển đến vài máy chủ danh sách của nhóm campus nhưng bị những
người quản lý Harvard tắt vài ngày sau đó. Zuckerberg bị ban quản lý phạt vì vi phạm an ninh,
xâm phạm bản quyền và xâm phạm quyền tự do cá nhân và phải đối mặt với việc đuổi học,
nhưng sau đó đã được hủy bỏ các cáo buộc. Học kỳ tiếp theo, Zuckerberg thành lập “The
Facebook”, ban đầu đặt tại thefacebook.com, vào ngày 4 tháng 2 năm 2004.
Việc đăng ký thành viên ban đầu giới hạn trong những sinh viên của Đại học Harvard, và trong
vòng một tháng đầu tiên, hơn một nửa số sinh viên đại học tại Harvard đã đăng ký dịch vụ này.
Eduardo Saverin (lĩnh vực kinh doanh), Dustin Moskovitz (lập trình viên), Andrew McCollum
(nghệ sĩ đồ họa), và Chris Hughes nhanh chóng tham gia cùng với Zuckerberg để giúp quảng bá
website.Vào tháng 3 năm 2004, Facebook mở rộng sang Stanford, Columbia, và Yale. Việc mở
rộng tiếp tục khi nó mở cửa cho tất cả các trường thuộc Ivy League và khu vực Boston, rồi
nhanh chóng đến hầu hết đại học ở Canada và Hoa Kỳ. Vào tháng 6 năm 2004, Facebook chuyển
cơ sở điều hành đến Palo Alto, California. Công ty đã bỏ chữ The ra khỏi tên sau khi mua được
tên miền facebook.com vào năm 2005 với giá 200.000 USD.
Lượng người truy cập Facebook tăng ổn định từ 2009. Trong ngày 13 tháng 3 năm 2010 số
người truy cập Facebook đã vượt qua lượng người truy cập vào Google.
Facebook vào Việt Nam năm 2008 và sự gia tăng lượng người sử dụng Việt Nam nhanh hàng
đầu của thế giới. Ví dụ, có 1,8 triệu người Việt Nam sử dụng Facebook trong năm 2009, sau đó
con số này đã được nâng lên 2,9 triệu vào năm 2010, vì vậy, số người sử dụng đã tăng gần 2 lần.
Đặc biệt, có nhiều sinh viên sử dụng Facebook và dường như nghiện Facebook. Họ sử dụng
Facebook để kết bạn, chia sẻ cảm giác của họ, ý tưởng, trò chơi hình ảnh, video, âm nhạc, và

chơi như ” Barn Buddy “, ” Mafia Wars “, ” Happy Farm “, v.v…
Facebook nhanh chóng được đón nhận bởi giới sinh viên, nhóm độ tuổi có tần suất hòa nhập xã
hội nhiều nhất, do đó Facebook phát triển rộng khắp, thu hút toàn bộ sinh viên các trường đại
học và sau này là cả học sinh trung học. Khi tham gia Facebook, người dùng có thể kết nối hoàn
toàn miễn phí với bạn bè trên thế giới. Facebook cho phép truy cập trang các nhân của bạn bè và
cả bạn bè của họ. Facebook cũng cho phép người dùng có thể tham gia các nhóm hoặc mạng
lưới. Mạng lưới thường do các thành phố, trường học, công ty hoặc tổ chức lập ra. Các nhóm
thường do một hoặc nhiều cá nhân hoặc công ty bảo trợ để thu hút cá thành viên có cùng mối
quan tâm. Các nhóm được phếp lập bàn thảo luận, chia sẽ ảnh, đăng tải video và cả quảnh lý
danh sách email. Trong mọi trường hợp, mục đích chính vẫn là gặp gỡ và giữ liên lạc với bạn bè
trên khắp thế giới bằng các công cụ trên Facebook.
Các đặc điểm chính của Facebook bao gồm một trang cá nhân giống MySpace, LinkedIn và hầu
hết các mạng xã hội khác.Điểm khác biệt lớn nhất của Facebook là người khác không thể xem
thông tin chi tiết trên trang cá nhân của người dùng cho đến khi người dùng chấp nhận họ làm
bạn và đồng ý chia sẻ thông tin. Điều này giúp hạn chế việc phải liên kết bạn bè với những người

có ít quan hệ, ngược lại với MySpace có xu hướng thu thập càng nhiều bạn bè càng tốt, bất kể đó
là ai.
Các hoạt động trên Facebook bao gồm cập nhật tiểu sử, chia sẻ cập nhật về hoạt động thường
nhật thông qua “trạng thái” (status) mà bạn bè của người dùng có thể nhìn thấy, ghé thăm trang
cá nhân của bạn bè để viết thông điệp trên “tường” (wall) cũng như tham gia các bàn thỏa luận
do các nhóm hoặc các mạng lưới khác lập ra.
Một thành công tiên phong khác mà Facebook đạt được là cho phép kỹ sư phát triển phần mềm
có thể tạo ra các ứng dụng nhỏ (“apps”) để tạo ra các ứng dụng hỗ trợ hoặc giúp người dùng có
thể chơi game, gửi quà tặng hoặc tham gia các hoạt động giải trí nhỏ khác trên mạng lưới.
Facebook đã thay đổi cuộc sống con người, ít nhất là trong cách mọi người giao tiếp. Cùng với
sự lây lan của các mạng xã hội, các mối quan hệ đã trở nên gần gũi hơn và rộng hơn so với trong
quá khứ, và các trang web xã hội đã trở thành một phần không thể tách rời của cuộc sống với tác
động tích cực và tiêu cực của nó. Một số chuyên gia tin rằng với sự giúp đỡ của các trang web,

các mối quan hệ đã bước vào một giai đoạn mới và mọi người có thể nhận biết nhau tốt hơn và
nhanh hơn.Mặt khác, Facebook đã tạo ra nhiều vấn đề, đặc biệt là đối với học sinh. Do đó, nếu
chúng ta có thể biết Facebook ảnh hưởng đến học tập của học sinh như thế nào, sau đó chúng ta
có thể tận dụng Facebook như một công cụ học tập hiệu quả.
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Mô hình hòa nhập học thuật – xã hội
Tintotrình bàylý thuyếthòa nhậpsinh viên, giúp giải thích cáckết quả học tậpcủasinh viên đến
từcả hòa nhậphọc tập vàhòa nhập xã hội.Hình 1dưới đâycung cấp mộtcái nhìn tổng quancủa hòa
nhậphọc thuật – xã hộihọc tập:
Nguồn: Tinto (1987)

Hình 1: Mô hình hòa nhập học thuật – xã hội
Hình 1 cho thấy rằng hội nhập xã hội và hội nhập học thuật không phải là độc lập mà can thiệp
lẫn nhau. Can thiệp này tạo ra hội nhập hoc thuât – xã hội và nhờ đó tăng cường lẫn nhau để giúp
sinh viên nâng cao kết quả học tập của họ. Tinto cho rằng sinh viên có nhiều khả năng tiếp tục
theo học một tổ chức nếu họ kết nối với đời sống xã hội và học tập của tổ chức đó. Sinh viên trở

nên hòa nhập vào một trường đại học bằng cách phát triển các kết nối với các cá nhân, tham gia
các câu lạc bộ hoặc tham gia vào các hoạt động học tập.Tinto cũng lưu ý rằng sinh viên phải hòa
nhập ngang nhau về mặt học thuật cũng như xã hội.
Mặc dù mô hinhg hòa nhập học thuật – xã hộicủa Tinto đã khai thác học tập mạng lưới xã hội
giữa các sinh viên đại học, tuy nhiên có rất ít bằng chứng về tác động của môi trường ảo (mạng
xã hội trực tuyến thông qua Facebook nói riêng) trên quá trình học tập của sinh viên và kết quả
học tập. Vì vậycần thiết để xây dựng một mô hình hoàn thiện chỗ thiếu cho mô hình của Tinto.

Mô hình nghiên cứu
Trên cơ sở mô hìnhhòa nhập học thuật – xã hội của Tinto và về bản chất đan xen của các hệ
thống học thuật và xã hội, Beekhoven lập luận rằng có thể có sự khác biệt giữa hòa nhập học

thuật và hòa nhập xã hội (Beekhoven et al. 2002). Ông tin rằng hai hệ thống được phân biệt và
hơn nữa còn tin rằng hệ thống xã hội và học thuật có khả năng được hòa nhập (được hiểu là hòa
nhập học thuật – xã hội) khi cơ sở giáo dục thực hiện các hoạt động hòa nhập. Do đó, Angela
Yan Yu (2010) và các cộng sự đề xuất một mô hình cho biết mối quan hệ giữa môi trường học
tập, quá trình hòa nhập và kết quả học tập như Hình2 bên dưới.

Nguồn: Angela Yan Yu (2010)
Hình 2: Quá trình học tập
Theo lý thuyết học tập xã hội của Bandura (1977), tự định hướng chức năng tham gia tích cực
của các cá nhân như một động lực ban đầu để đạt được kết quả học tập mong muốn. Trong các
trang web mạng xã hội trực tuyến, cá nhân được trang bị để thể hiện bản thân, thiết lập các mối
quan hệ khác nhauvà tương tác với người khác ở bất kỳ khoảng cách thời gian và không gian, tự
biểu cảm của họ và nhu cầu thông tin. Để kích hoạt học tập như vậy và thực hiện những nhu cầu,
tham gia mạng xã hội trực tuyến là cần thiết.Cá nhân cần phải dành thời gian của họ và năng
lượng tâm lý của họ vào các trang web.Ví dụ, cá nhân có thể thể hiện mình trong một hồ sơ có
thể xem trực tuyến.Ngoài ra, họ có thể thiết lập và duy trì mối quan hệ rộng rãi với các đồng
nghiệp và lựa chọn phát triển tương tác hơn nữa. Hơn nữa, họ có thể tìm hiểu thêm về môi
trường đại học bằng cách tham gia một mạng lưới các trường đại học và do đó việc tìm kiếm các
thông tin mà tiết lộ cuộc sống thực trong các trường đại học. Tất cả những hoạt động cần sự tham
gia của các cá nhân. Do đó, tham gia mạng xã hội trực tuyến có thể đại diện cho môi trường học
tập.
.
Thứ hai, để đạt được kết quả học tập, cá nhân cần tham gia vào quá trình hòa nhập đó giúp các
cá nhân chuyển đổi môi trường học tập đến kết quả học tập. Theo Bandura (1977), các cá nhân
tương tác với bạn bè và môi trường và các hoạt động đó được xem là cam kết học tập ban đầu
của họ để đạt kết quả học tập mong muốn. Những tương tác này đã được mô tả như là sự chấp
nhận xã hội và tiếp biến văn hóa trong các tài liệu xã hội (Bauer, Bodner, Erdogan, Truxillo, &
Tucker, 2007; Morrison, 1997, 2002). Do đó, để đưa ra các đề xuất tác động trực tiếp của việc

tham gia mạng xã hội trực tuyến trên kết quả học tập thì nhân tố chấp nhận xã hội và tiếp biến
văn hóa được xem như là quá trình xã hội hóa quan trọng có thể chuyển đổi hành vi mạng xã hội
trực tuyến cá nhân vào kết quả học tập.
Dựa trên những lập luận ở trên, Angela Yan Yu đề xuất một mô hình nhưHình 3 sau đây để giải
thích trực tiếp như thế nào mạng xã hội trực tuyến cá nhân như trên Facebook ảnh hưởng đến kết
quả học tập xã hội của họ. Do đó, mô hình này sẽ được sử dụng trong nghiên cứu này để điều tra
tác động trực tiếp của Facebook đến kết quả học tập của sinh viên Trường Đại học Thương
mạikhi xem xét tác động của môi trường học tập ảo (các trang web mạng xã hội trực tuyến cụ thể
là Facebook) đến kết quả học tập xã hội của sinh viên.

Nguồn: Angela Yan Yu (2010)
Hình 3: Mô hình nghiên cứu
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đểthực hiện nghiên cứu này”Nghiên cứu về mạng xã hội và ứng dụng mạng xã hội Facebook
trong việc hỗ trợ hoạt động giảng dạy”, cả haiphương pháp nghiên cứu định tínhvàphương
phápnghiên cứu định lượngsẽ được áp dụng:
•Phương pháp định tính: thu thập vàphân tíchnguồn gốc,lý thuyết vàmột số sự kiệntừ các nghiên
cứutrước đây, sách và các nguồn tài nguyêntrực tuyến khác, sau đóthiết lậpcác giả thuyếtdựa trên
cơ sởlý thuyết.
•Phương pháp định lượng: sử dụngbảng câu hỏicủa Angela Yan Yu (2010) để tiến hành khảo sát
trực tuyếnsinh viên Trường Đại học Thương mại.Sau đó, tất cả các dữ liệu đã đượcphân tích
bằngphần mềm thống kênhư Microsoft ExcelvàSPPS18để đánh giácác giả thuyết.
Theokhuôn khổ phạm vi và mục đíchcủanghiên cứu này,có 5giả thuyếtmàminh họamối quan hệ
giữatất cả cácthành phần chính. Chi tiếtnhư trong bảng sau:
Bảng 2: Các giả thuyết của nghiên cứu

Mối quan hệ

Giả thuyết

Nội dung

Giả thuyết 1a

Mạng lưới xã hội trực tuyến (Facebook) của sinh viên
Trường Đại học Thương mại tác động tích cực đến sự
phát triển sự tự trọng của sinh viên

Giả thuyết 1b

Mạng lưới xã hội trực tuyến (Facebook) của sinh viên
Trường Đại học Thương mại tác động tích cực đến sự
thỏa mãn đối với cuộc sống sinh viên

Giả thuyết 1c

Mạng lưới xã hội trực tuyến (Facebook) của sinh viên
Trường Đại học Thương mại tác động tích cực đến kết
quả học tập của sinh viên

Môi trường
mạng lưới xã
hội trực tuyến
và sự chấp nhận
xã hội

Giả thuyết 2

Mạng lưới xã hội trực tuyến (Facebook) của sinh viên

Trường Đại học Thương mại tác động tích cực đếnsự
chấp nhận xã hội của sinh viên

Môi trường
mạng lưới xã
hội trực tuyến
và tiếp biến văn
hóa

Giả thuyết 3

Mạng lưới xã hội trực tuyến (Facebook) của sinh viên
Trường Đại học Thương mại tác động tích cực đếnsự
tiếp biến văn hóa của sinh viên

Giả thuyết 4a

Sự chấp nhận xã hội của sinh viên Trường Đại học
Thương mại tác động tích cực đến sự phát triển sự tự
trọng của sinh viên

Sự chấp nhận xã Giả thuyết 4b
hội và học tập
xã hội

Sự chấp nhận xã hội của sinh viên Trường Đại học
Thương mại tác động tích cực đếnsự thỏa mãn đối với
cuộc sống sinh viên

Giả thuyết 4c

Sự chấp nhận xã hội của sinh viên Trường Đại học
Thương mại tác động tích cực đếnkết quả học tập của
sinh viên

Giả thuyết 5a

Sự tiếp biến văn hóa của sinh viên Trường Đại học
Thương mại tác động tích cực đến sự phát triển sự tự
trọng của sinh viên

Môi trường
mạng lưới xã
hội trực tuyến
và học tập xã
hội

Sự tiếp biến văn
hóa và học tập
xã hội

Mối quan hệ

Giả thuyết

Nội dung

Giả thuyết 5b

Sự tiếp biến văn hóa của sinh viên Trường Đại học
Thương mại tác động tích cực đến sự thỏa mãn đối với
cuộc sống sinh viên

Giả thuyết 5c

Sự tiếp biến văn hóa của sinh viên Trường Đại học
Thương mại tác động tích cực đến kết quả học tập của
sinh viên

Để kiểm tranhững giả thuyết trên,phân tích hồi quy sẽ được tiến hành để kiểm tra xem biến là
mối quan hệ tích cực hay không.Hơn nữa, các hồi quy sẽ căn cứ vào các nhân tố theo Bảng 2
trong thang điểm từ 1 đến 5.
Bảng 3: Danh sách các biến số
Nhân tố

Tham gia
Facebook

Sự chấp nhận
xã hội

Biến số

Nội dung

FBE1

Facebook là một phần trong hoạt động hàng ngày của tôi

FBE2

Tôi tự hào khi nói với mọi người rằng mình tham gia
Facebook

FBE3

Facebook đã trở thành thói quen hàng ngày của tôi

FBE4

Tôi cảm thấy như bị mất liên lạc nếu tôi không đăng nhập vào
Facebook trong một thời gian

FBE5

Tôi cảm thấy mình là một phần của cồng đồng Facebook

SOAC1

Tình bạn sinh viên mà tôi đã phát triển ở Trường Đại học
Thương mại là niềm tự hào cá nhân

SOAC2

Tôi cảm thấy thoải mái với những bạn bè xung quanh tại
Trường Đại học Thương mại

SOAC3

Các sinh viên trong cùng một tập thể có vẻ chấp nhận tôi như
là một trong số họ

Nhân tố

Tiếp biến văn
hóa

Tự trọng

Thỏa mãn với
cuộc sống
sinh viên

Biến số

Nội dung

SOAC4

Mối quan hệ cá nhân với những sinh viên Thương mại khác đã
có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển nhân cách và hứng thú
với những ý tưởng của tôi

SOAC5

Mối quan hệ cá nhân với những sinh viên Thương mại khác đã
có một ảnh hưởng tích cực đối với sự phát triển cá nhân, giá trị
và thái đô của tôi

ACCU1

Tôi nhận thức được hệ thống giá trị của trường đại học Thương
mại

ACCU2

Tôi cố gắng hết sức để thực hiện mục tiêu “từ sinh viên đến
chuyên gia”, đó cũng là mục tiêu của trường Đại học Thương
mại

ACCU3

Tôi tự thích nghi với văn hóa trường Đại học Thương mại

SELF1

Tôi tự thấy mình có một số phẩm chất tốt

SELF2

Tôi cảm thấy rằng mình là một người có giá trị, chí ít là trình
độ ngang bằng với những người khác

SELF3

Tôi có khả năng làm việc tốt như tất cả mọi người

SELF4

Tôi có thái độ tích cực về bản thân mình

SELF5

Xét một cách tổng thế, tôi hài lòng về bản thân mình

SATI1

Nhìn chung cuộc sống ở trường Đại học Thương mại gần
giống như những gì mà tôi nghĩ

SATI2

Điều kiện sống của tôi ở Đại học Thương mại rất tuyệt vời

SATI3

Cho đến nay tôi đã nhận được những điều quan trọng mà tôi
muốn tại Trường Đại học Thương mại

Nhân tố

Biến số

Nội dung

SATI4

Tôi hài lòng với cuộc sống của tôi ở đại học Thương mại

PERF1

Tôi tự tin về các kỹ năng học tập của mình và khả năng làm
việc

PERF2

Tôi cảm thấy đủ sức tiến hành các bài tập trong chương trình
học của mình

PERF3

Tôi đã học được cách làm thế nào để thực hiện khóa học một
cách hiệu quả

PERF4

Tôi đạt được kết quả học tập đúng như tôi mong đợi

Hiệu quả học
tập

Bên cạnh đó, nghiên cứu này xem xét năm học của sinh viên (từ năm 1 đến năm 4) và giới tính
(nam và nữ) như là các biến kiểm soát bởi vì các nhân vật cá nhân có thể ảnh hưởng đến kết quả
học tập của học sinh.Ví dụ, mức độ kiến thức về cuộc sống và văn hóa của trường đại học là
khác nhau từ sinh viên mới và sinh viên năm cuối.Cách họ tham gia vào các hoạt động trường
đại học cũng khác nhau.Đặc biệt, có sự khác biệt giữa nam và nữ trong nhận thức của họ, đáp
ứng cho từng hoạt động hoặc sự kiện. Tất cả các dữ liệu nhận được trong cuộc khảo sát sẽ được

Xem thêm: Viber

phân tích trong một quá trình 2 giai đoạn như được mô tả trong hình sau:
• Giai đoạn 1: Đánh giá mô hình đo lường
– Phân tích mô tả để kiểm tra tính hợp lệ của dữ liệu
– Phân tích nhân tố để khám phá nhân tố
• Giai đoạn 2: Đo mô hình
– Phân tích hồi quy để kiểm tramối quan hệgiữa các nhân tốđể đánh giágiả thuyết

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
Thu thập dữ liệu
Sau 3 tháng (từ tháng 9 năm 2013 đến tháng 11 năm 2013) tiến hành một cuộc khảo sát trực
tuyến qua email và Facebook sinh viên Trường Đại học Thương mại,nhóm nghiên cứu đã thu
thập được tổng cộng 1005 phiếu trong đó có 968 phiếu hợp lệ và 37 phiếu không hợp lệ vì người
được hỏi trả lời không đầy đủ hoặc không có tài khoản Facebook. Một số thông tin nói chung sẽ
được tập hợp trong Bảng4 sau:
Bảng 4: Thông tin chung về mẫu điều tra

Tuổi

Nhân tố

Số liệu

Phần trăm

Dưới 18

4

0,4%

Từ 18 đến 23

903

93,3%

Trên 23

61

6,3%

Nam

414

42,8%

Nữ

554

57,2%

Sinh viên năm thứ nhất

25

2,6%

Sinh viên năm thứ hai

120

12,4%

Sinh viên năm thứ ba

163

16,8%

Sinh viên năm thứ tư

660

68,2%

Không hàng ngày

48

5,0%

1 lần/ngày

90

9,3%

2-3 lần/ngày

297

30,7%

4-5 lần/ngày

270

27,9%

6-10 lần/ngày

85

8,8%

Rất nhiều không thể đếm

126

13,0%

Luôn luôn online

52

5,4%

Giới tính

Phân loại sinh viên

Tần suất truy cập
Facebook

Dưới 30 phút/ngày

164

16,9%

Từ 0,5 giờ đến 3 giờ/ngày

524

54,1%

Từ 3 giờ đến 6 giờ/ngày

205

21,2%

Nhiều hơn 6 giờ/ngày

75

7,7%

Thời lượng truy cập

Nguồn: Tác giả
Kết quả khảo sát cũng cho thấy sinh viên Trường Đại học Thương mại sử dụng Facebook không
chỉ để duy trì mối quan hệ và giải trí mà còn cho mục đích học tập. Họ chủ yếu là giao tiếp với
bạn bè của họ thông qua trò chuyện (bao gồm bình luận và tin nhắn) hoặc thông qua chơi trò
chơi tương tác trên Facebook. Cùng với nó, hơn 283 người trả lời nói rằng họ thường xuyên sử
dụng Facebook để thảo luận với bạn bè về bài học, bài tập, công việc hay mục đích học tập khác.
Do đó, các bằng chứng tiềm năng minh họa nghiên cứu sinh viên Trường Đại học Thương mại
có thể bị ảnh hưởng nhiều từ các bạn học như các học thuyết xã hội của Bandura (1977).
Phân tích nhân tố khám phá – EFA
Trong giai đoạn đầu tiên – “Đánh giá mô hình đo lường”, tất cả dữ liệu là hợp lệ và đầy đủ để
phân tích nhân tố khám phá (EFA), kể từ khi chỉ số của Cronbach alpha độ tin cậy thống kê là tất
cả trên 0,7 trong khi giá trị KMO đo tính đầy đủ lấy mẫu cũng lớn hơn 0.7 với Sig. là 0,000 (p
<0,01) (Nunnally & Burnstein, 1994). Những con số này khẳng định độ tinh cậy của dữ liệu
chomô hình nghiên cứu.
Kết quả EFA cho các nhân tố ‘tham gia Facebook’, ‘chấp nhận xã hội’ và ‘tiếp biến văn hóa’. Tất
cả các phân tích nhân tố sử dụng phương pháp “Principal components method” với Eigenvalue
lớn hơn 1 và phương pháp“Varimax rotation method” và sau đó chỉ lấy các giá trị tuyệt đối lớn
hơn hoặc bằng 0.50.
Như vậy, sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA cho cả 3 nhân tố, kết quả đã giống mô hình
nghiên cứu (Hình 3.4).Cụ thể nhân tố ‘tham gia facebook’ sẽ có 1 biến ‘tham gia Facebook’ với 5
mục là FBE1, FBE2, FBE3, FBE4, FBE5; nhân tố ‘xã hội’ gồm có 2 biến là biến chấp nhận ‘xã
hội’ với 4 mục SOAC1, SOAC2, SOAC3, SOAC4 và biến ‘tiếp biến văn hóa’ với 2 mục
ACCU2, ACCU3; nhân tố ‘kết quả học tập’ bao gồm 3 biến là biến ‘tự trọng’ với 3 mục SELF1,
SELF2, SELF4 và biến ‘thỏa mãn với cuộc sống sinh viên’ với 4 mục SATIS1, SATIS2, SATIS3,
SATIS4 và biến ‘hiệu quả học tập’ với 3 mục PERF1, PERF2, PERF4.

Tham gia Facebook

Xã hội

Kết quả học tập

Nguồn: Tác giả

Hình 4: Các nhân tố và các mục
Như vậy,kết quảEFAkhẳng định rằngmô hình nghiên cứucủaAngelaYan Yu(2010)làthích hợp
đểtiến hành nghiên cứutrongmôi trườngcủaTrường Đại học Thương mại.Tất cả cácthành phần
củamô hình nghiên cứulà không thay đổi, ngoại trừ một chútthay đổitronghạng mụcđoyếu tố
chính. Vì vậy,tất cả cácgiả thuyếtcó giá trịđể được kiểm trabằng hồi quytronggiai đoạn tiếp
theocủa nghiên cứu này.

Phân tích hồi quy

Nguồn: Tác giả
Hình 5: Kết quả phân tích hồi quy
Trong giai đoạn thứ hai – “đo mô hình”, phân tích hồi quy với giới hạn quan trọng là 0,05 khẳng
định mối quan hệ giữa các yếu tố như Hình 5. Cụ thể như sau:
Tác động của nhân tố ‘tham gia Facebook’ đến nhân tố ‘xã hội’ như sau:
‘chấp nhận xã hội’ = 1,930 + 0,414‘tham gia Facebook’
‘tiếp biến văn hóa’ = 3,597 + 0,128‘tham gia Facebook’
Tác động của nhân tố ‘xã hội’ đến ‘kết quả học tập’ của sinh viên Trường Thương mại như sau:
Tự trọng = 1,517 + 0.222‘tham gia Facebook’ +0,329‘chấp nhận xã hội’ + 0,114‘tiếp biến văn
hóa’

‘thỏa mãn với cuộc sống sinh viên’ = 2,040 + 0,206‘tham gia Facebook’ + 0,332‘tiếp biến văn
hóa’
‘hiệu quả học tập’ = 1,175+ 0,089‘tham gia Facebook’ + 0,146‘tiếp biến văn hóa’
Kết quả chưa chứng minh được mối liên hệ giữa ‘chấp nhận xã hội’ với ‘sự thoả mãn cuộc sống
sinh viên’ và ‘hiệu quả học tập’, vì vậy giả thuyết 4b và 4c chưa được chứng minh. Vì nó cho
thấy, không có mối quan hệ giữa Facebook và tham gia Tiếp biến văn hóa, tự trọng và chấp nhận
xã hội và trình độ Hiệu suất & Tiếp biến văn hóa vì nó bác bỏ giả thuyết 3, giả thuyết 4a, và giả
thuyết 5c. Tóm lại kết luận về sự chứng minh các giả thuyết được trình bày trong Bảng 5 như
sau:
Bảng 5: Kết quả các giả thuyết

Giả thuyết

Nội dung

Kết quả

Giả thuyết 1a

Mạng lưới xã hội trực tuyến (Facebook) của sinh viên Trường
Đại học Thương mại tác động tích cực đến sự phát triển sự tự
trọng của sinh viên

Được chứng
minh

Giả thuyết 1b

Mạng lưới xã hội trực tuyến (Facebook) của sinh viên Trường

Đại học Thương mại tác động tích cực đến sự thỏa mãn đối với
cuộc sống sinh viên

Được chứng
minh

Giả thuyết 1c

Mạng lưới xã hội trực tuyến (Facebook) của sinh viên Trường
Đại học Thương mại tác động tích cực đến kết quả học tập của
sinh viên

Được chứng
minh

Giả thuyết 2

Mạng lưới xã hội trực tuyến (Facebook) của sinh viên Trường
Đại học Thương mại tác động tích cực đếnsự chấp nhận xã hội
của sinh viên

Được chứng
minh

Giả thuyết 3

Mạng lưới xã hội trực tuyến (Facebook) của sinh viên Trường
Đại học Thương mại tác động tích cực đếnsự tiếp biến văn hóa
của sinh viên

Được chứng
minh

Giả thuyết 4a

Sự chấp nhận xã hội của sinh viên Trường Đại học Thương mại
tác động tích cực đến sự phát triển sự tự trọng của sinh viên

Được chứng
minh

Giả thuyết 4b

Sự chấp nhận xã hội của sinh viên Trường Đại học Thương mại
tác động tích cực đếnsự thỏa mãn đối với cuộc sống sinh viên

Không được
chứng minh

Giả thuyết 4c

Sự chấp nhận xã hội của sinh viên Trường Đại học Thương mại
tác động tích cực đếnkết quả học tập của sinh viên

Không được
chứng minh

Giả thuyết 5a

Sự tiếp biến văn hóa của sinh viên Trường Đại học Thương mại

tác động tích cực đến sự phát triển sự tự trọng của sinh viên

Được chứng
minh

Giả thuyết 5b

Sự tiếp biến văn hóa của sinh viên Trường Đại học Thương mại
tác động tích cực đến sự thỏa mãn đối với cuộc sống sinh viên

Được chứng
minh

Giả thuyết 5c

Sự tiếp biến văn hóa của sinh viên Trường Đại học Thương mại
tác động tích cực đến kết quả học tập của sinh viên

Được chứng
minh

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC FACEBOOK
TRONG VIỆC HỖ TRỢ ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG GIẢNG
DẠY
Kết quả của nghiên cứu đưa ra vài gợi ý đối với các nhà nghiên cứu, thực hành giáo dục và
nghiên cứu trong tương lai.
Đối với các nhà nghiên cứu, nghiên cứu này nhận ra rằng mô hình nghiên cứu đó được trình bày
bởi Angela Yan Yu và các đồng nghiệp (2010) về tác động của các trang web mạng xã hội vào
việc học tập của học sinh là thích hợp mạnh mẽ với môi trường trường đại học Việt Nam, đặc

biệt là Đại học Thương mại. Nó là một bằng chứng để khẳng định giá trị hiệu lực của mô hình
nghiên cứu Angela Yan Yu góp phần vào các tài liệu của mạng xã hội và học tập xã hội. Do đó,
điều này có thể hỗ trợ mạnh mẽ cho các nghiên cứu liên quan trong tương lai.
Đối với giảng viên Trường Đại học Thương mại, nghiên cứu đã chứng minh rằng các giảng viên
Trường Đại học Thương mại có thể sử dụng Facebook như một công cụ hỗ trợ hoạt động giảng
dạy vì nó có tác động tích cực đến kết quả học tập của sinh viên.
Thứ nhất, một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, kết quả của nghiên cứu này chứng minh rằng mạng
xã hội trực tuyến (Facebook) giúp sinh viên Trường Đại học Thương mại phát triển bản thân
bằng cách tác động tích cực đến nhân tố tự trọng. Nghĩa là qua Facebook sinh viên có thái độ
tích cực về bản thân, tự thấy có giá trị, có phẩm chất tốt và khả năng làm việc như mọi người.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy rằng Facebook giúp sinh viên Trường Đại học Thương mại có
thể thể hiện bản thân mà không có vấn đề “sợ xấu hổ ” trong sự tương tác mặt đối mặt. 639 trên
968 người được hỏi thừa nhận rằng mạng xã hội trực tuyến cho phép họ cảm thấy thoải mái hơn
trong việc thể hiện và thảo luận về ý tưởng, và tương tác với các bạn học và các giáo viên. Do
đó, Facebook giúp sinh viên Trường Đại học Thương mại tăng khả năng học hỏi từ xã hội để
thích ứng với giáo dục dựa trên web. Giảng viên có thể khơi gợi các ý kiến, sự sáng tạo của sinh
viên sinh viên bằng cách thu thập các ý kiến đóng góp/nhận định/cách nhìn của sinh viên trên
Facebook về các vấn đề liên quan đến môn học. Từ đó vừa có thể tạo cơ hội cho sinh viên thể
hiện bản thân mình, bày tỏ các ý kiến, sự mong muốn đóng góp để hoàn thiện bản thân đồng thời
giảng viên và sinh viên Trường Đại học Thương mại có thể kết nối và tương tác với nhau tốt hơn
khi các giờ giảng trên lớp bị hạn chế mặt thời gian và không gian.
Thứ hai, những kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng Facebook dẫn đến tăng sự hài lòng với
cuộc sống đại học của sinh viên Trường Đại học Thương mại.Nó có nghĩa là Trường Đại học
Thương mại có thể sử dụng Facebook như một công cụ để kết nối sinh viên và hỗ trợ công tác
giảng dạy cho giáo viên Trường Đại học Thương mại.Qua đó, sinh viên Trường Đại học Thương
mại vô hình có thể thúc đẩy về hình ảnh của Đại học Thương mại.Hơn nữa, các nhà hoạch định
chính sách/giảng viên có thể ban hành chính sách khuyến khích sinh viên Trường Đại học
Thương mại tương tác với các khoa thông qua Facebook để tận dụng cơ hội cũng như lợi ích của
các trang web mạng xã hội(Facebook).
Thứ ba, những kết quả tích cực cung cấp mạnh mẽ bằng chứng cho thấy các giảng viên và sinh

viên Trường Đại học Thương mại có thể tận dụng lợi thế của công nghệ cao và phổ biến của
Facebook để nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như hiệu quả học tập của sinh viên. Facebook
không chỉ là phương tiện giúp người dùng mở rộng dung lượng mạng quy mô lớn mà còn cho
phép họ duy trì mối quan hệ chặt chẽ với một nhóm bạn, với bạn bè đại học, với giảng viên. Do
đó, các giảng viên có thể giao các bài tập nhóm để sinh viên có thể học hỏi từ các bạn học của họ
trên cơ sở Facebook để phát triển mạng lưới học tập từ bạn bè của sinh viên Trường Đại học
Thương mại. Ví dụ giảng viên có thể yêu cầu sinh viên làm việc theo nhóm trên Facebook, một
mặt sinh viên có thể thuận tiện trao đổi, bàn luận mọi lúc mọi nơi, mặt khác giảng viên có thể

theo dõi được mức độ tích cực, sáng tạo của các thành viên trong nhóm để đánh giá sinh viên
cuối kỳ, tránh cào bằng, phiến diện.
Kết quả của nghiên cứu này có thể gợi ý cho phù hợp với khoảng cách giữa mục đích kết nối
mạng để giải trí và kết nối mạng cho việc học. Thật vậy, nghiên cứu này thấy rằng mặc dù sinh
viên Trường Đại học Thương mại ban đầu có thể sử dụng Facebook cho vui (trên 50% người
được hỏi chơi trò chơi, chia sẻ các liên kết quan tâm, video, hình ảnh của họ và trò chuyện với
bạn bè của họ, v.v…), nó có thể thúc đẩy việc học của mình thông qua các bạn học và các trường
đại học và do đó có lợi cho phát triển lòng tự trọng của họ, nuôi dưỡng sự hài lòng với cuộc sống
đại học và kết quả học tập của họ. Tuy nhiên, những kết quả tốt không có nghĩa là sinh viên
Trường Đại học Thương mại nên dành quá nhiều thời gian trên Facebook.Là một trong những
vấn đề có hai mặt, Facebook có một số tác động tiêu cực đối với học sinh.Trong quan điểm của
sinh viên Trường Đại học Thương mại, cách sử dụng Facebook cho mục đích học tập sẽ được dễ
dàng bị phân tâm bởi các hoạt động thú vị khác. Đó là lý do tại sao họ có thể cảm thấy khó khăn
để tập trung vào học tập. Vì vậy, để đạt được kết quả mong muốn, sinh viên Trường Đại học
Thương mại nên sử dụng Facebook một cách thích hợp. Sau kết quả khảo sát, sinh viên Trường
Đại học cũng đưa ra một số ý kiến cho cả giảng viên và bản thân họ sử dụng Facebook hiệu quả
vào việc học. Ví dụ, sinh viên Trường Đại học Thương mại nên sử dụng Facebook để trò chuyện
và trao đổi ý kiến để làm việc về một chủ đề chung, để đáp ứng các nhóm cộng tác trực tuyến, để
kết nối với các bạn cùng lớp và chia sẻ ý tưởng, v.v…
Để kết luận, nghiên cứu này cung cấp một cách tiếp cận mới đối với cơ sở giáo dục thừa nhận

ảnh hưởng của bạn bè và nó cũng cung cấp một cơ sở hỗ trợ cho Trường Đại học Thương mại
trong đó các hoạt động mạng xã hội cần phát triển để tăng tương tác giữa các sinh viên. Do đó,
các giảng viên có thể thiết kế một cách thích hợp bài học hoặc thực hành khác trên các trang web
mạng xã hội, (Facebook), ví dụ, thực hành định hướng các trường đại học cho phép sinh viên
mới để tìm hiểu thêm về Đại học Thương mại và thúc đẩy cam kết của họ và đạt được sự hài
lòng với cuộc sống đại học tại trường Đại học Thương mại.

CÁC HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊNH HƯỚNG
NGHIÊN CỨU KHÁC
Nghiên cứu này có một số hạn chế mà có thể mở ra cơ hội cho các nghiên cứu trong tương lai tại
Việt Nam.Trước hết, nghiên cứu này chỉ tập trung vào mối quan hệ giữa các trang web mạng xã
hội trực tuyến và kết quả học tập sinh viên Trường Đại học Thương mại. Vì vậy, nghiên cứu này
không đề cập một cách rõ ràng và chính xác về ảnh hưởng của Facebook đến sinh viên Trường
Đại học Thương mại theo cách nào.
Thứ hai, nghiên cứu này chỉ khai thác trực tiếp tác động của Facebook vào kết quả học tập xã hội
của sinh viên Trường Đại học Thương mại mà không minh họa cho tác động của Facebook vào
việc học tập hàn lâm của họ. Do đó, cần có nghiên cứu trong tương lai có thể kiểm tra mối quan
hệ giữa Facebook và cả hai kết quả học tập xã hội và kết quả học tập hàn lâm.
Thứ ba, nghiên cứu này chỉ sử dụng các quá trình xã hội hóa như vai trò trung gian để kết nối
việc tham gia Facebook đếnkết quả học tập của sinh viên. Trong khi đó, có nhiều yếu tố bao gồm
cả yếu tố hữu hình và vô hình can thiệp liên kết giữa các trang web mạng trực tuyến và kết quả
học tập của sinh viên. Vì vậy, nghiên cứu trong tương lai có thể tiếp tục khám phá và điều tra các
yếu tố can thiệp tiềm năng khác.
Cuối cùng, phạm vi nghiên cứu tập trung vào sinh viên Trường Đại học Thương mại. Do đó, kết
quả nghiên cứu như vậy chỉ có thể kiểm tra giá trị của khuôn khổ Angela Yan Yu về trường hợp
Trường Đại học Thương mại. Kết quả của nghiên cứu này là chỉ lợi ích cho Trường Đại học
Thương mại để cải thiện chất lượng giáo dục tại Trường Đại học Thương mại. Do đó, nó là cần

thiết để mở rộng phạm vi nghiên cứu các trường đại học tại Hà Nội hoặc trên khắp Việt Nam để

kiểm tra mô hình nghiên cứu cũng như các kết quả về tác động của các trang web mạng xã hội
vào việc học tập của sinh viên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alavi, M. (1994). Computer-mediated collaborative learning: an empirical evaluation. MIS
Quarterly, 18(2), 157-174.
2. Astin, A. W. ( 1999). Student involvement: A developmental theory for higher education.
Journal of College Student Development, 40(5).
3. Bandura, A. (1977). Social learning theory: Prentice Hall.
4. Beekhoven, S., Jong, U. D., & Hout, H. V. (2003). Different courses, different students, same
results? An examination of differences in study progress of students in different courses. Higher
Education, 46, 37-59.
5. Haydon, J., Dunay, P., & Kruege, R. (2012). Facebook Marketing For Dummies: Wiley
Publishing.
6. Helliwell, J. F., & Putnam, R. D. (2007). Education and Social Capital.Eastern Economic
Journal, 33(1).
7. Irwin, C., Ball, L., & Desbrow, B. (2012). Students’ perceptions of using Facebook as an
interactive learning resource at university. Australasian Journal of Education Technology, 28(7),
1221-1232.
8. Kraiger, K. (1993). Application of Cognitive, Skill-Based, and Affective Theories of Learning
Outcomes to New Methods of Training Evaluation. Journal of Applied Phychology Monograph,
78(2), 311-328.
9. Morrison, E. W. (2002). Newcomers’ relationships: the role of social network ties during
socialization. Academy of Management, 45(devil), 1149-1160.
10. Hương, N.L. (2012). Làm giàu không khó.Lao động xã hội.
11. Nunnally, J. C. (1978). Psychometric theory. New York: McGraw Hill.
12. Redecker, C., Ala-Mutka, K., & Punie, Y. (2010). Learning 2.0 – The Impact of Social Media
on Learning in Europe.JRC Technical Notes.
13. Schmidt, A. M., & Ford, J. K. (2003). Learning within a learner control training
environment: the interactive effects of goal orientation and metacognitive instruction and meta
cognitive instruction on learning outcomes. Personnel Psychology, 56(2), 405-429.

14. Tian, S. W., Voge, D., & Kwok, R. C. (2011). The impact of online social networking on
learning: a social integration perspective. International Journal of Networking and Virtual
Organizations, 8(3), 264-280.
15. Tinto, V. (1994). Leaving College: Rethinking the Causes and Cures of Student Attrition:
University Of Chicago Press.

16. Tinto, V. (1998). Colleges as Communities: Taking Research on Student Persistence
Seriously. The Review of Higher Education, 21(2).
17. Yang, H.-L. (2003). Effects of social network on students’ performance: A web-based forum
study in Taiwan. JALN, 7(3), 93-107.
18. Yu, A. Y., Tian, S. W., Vogel, D., & Kwok, R. C.-W. (2010). Can learning be virtually
boosted? An investigation of online social networking impacts. Computer &Education(1-10).
19. Weinberg, T. (2009). The new commuinity rules: Marketing on the social web. Sebastopol,
CA: O’Reilley Media, Inc.

Tổng quan “Xu hướng ứng dụng mạng xã hội trong giáo dục” (lưu hành nội bộ)
28/01/2015 12:10
Người thực hiện: ThS. Vũ Thị Hồng Khanh
Tổng luận trên đây đã giới thiệu khái quát các xu hướng phát triển của mạng xã hội trong nước
và quốc tế như: Sự hình thành phát triển của mạng xã hội; các mạng xã hội phổ biến nhất; những
tác động tiêu cực và tích cực cũng như các xu hướng; ứng dụng mạng xã hội vào trong, giáo dục
hiện nay.
Web 2.0 ra đời đã thực sự mang lại cuộc cách mạng to lớn trong việc truy cập và sử dụng
Internet. Trong đó, mạng xã hội đã thực sự bùng nô và thâm nhập sâu rộng vào cuộc sống của
con người ở thế kỷ XXI. Nó mang lại cho người sử dụng sự chu động trong việc tạo và định
hướng nội dung, góp phần xây dựng nên các cộng đồng ảo với những tính chất và hoạt động của
một “cộng đồng thực”. Sự phát triển của công nghệ thông tin. Internet, sự nở rộ của mạng xã hội
đã làm cho cuộc sống của con người liền mạch với “thế giới ảo”. Những lợi ích của mạng xã hội
mang lại cho các hoạt dộng cùa con người như kinh doanh, giáo dục, giải trí… là không thế phủ

nhận.
Tại Việt Nam, ứng dụng công nehệ thông tin trong giáo dục và đào tạo luôn là một nội dung
trọng điểm được quan tâm đầu tư của Nhà nước. Đứng trước sự bùng nổ và thâm nhập của mạng
xã hội. Việc ứng dụng nó trong các hoạt động học tập là phù hợp với xu hướng hiện nay trên thế
aiới cũng như mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin Irong hoạt động giáo dục và đào tạo ớ
nước ta.
Để tham khảo chi tiết tài liệu, xin liên hệ: Phòng Thư viện, số điện thoại: 04-39423754
hoặc theo địa chỉ thư điện tử: tttv@vnies.edu.vn

Giới thiệu sách: Mạng xã hội với sinh
viên/Trần Hữu Luyến, Trần Thị Minh Đức,
Bùi Thị Hồng Thái._H.: Đại học Quốc gia Hà
Nội, 2015._386 tr.

26/08/2015
Nhà xuất bản: Tri thức
Năm xuất bản: 2015
Kích thước:
Số trang: 386
Cuốn chuyên khảo Mạng xã hội với sinh viên là sản phẩm sau 3 năm nghiên cứu lý luận và thực
tiễn, được khái quát trên cơ sở đề tài “Mạng xã hội với thanh niên Việt Nam- thực trạng và giải
pháp” do Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) tài trợ. Cuốn sách
cung cấp cho người đọc những kiến thức tổng thể nghiên cứu về mạng xã hội (MXH) trên thế
giới và ở Việt Nam, chỉ ra thực trạng sử dụng MXH của 4205 sinh viên Việt Nam đang học tại
một số trường đại học ở Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và
vấn đề tự đánh giá bản thân họ.
Thông qua 8 chương sách, nhóm tác giả đã tập trung làm rõ một số vấn đề liên quan đến cách
thức sử dụng MXH việc công khai và bảo mật thông tin cá nhân trên MXH, các loại nhu cầu sử
dụng MXH, tự đánh giá bản thân của sinh viên sử dụng và những áp lực tâm lý từ việc sử dụng

mạng. Từ đó, các tác giả chỉ ra những vấn đề còn tồn tại trong quản lý việc sử dụng MXH và
trình bày một số kinh nghiệm quản lý của nước ngoài để việc sử dụng mạng của giới trẻ thực sự
mang lại lợi ích và giúp họ tránh được những rủi ro không mong muốn khi tham gia vào MXH.
Chương 1: Nghiên cứu về mạng xã hội trên thế giới và ở Việt Nam
Mạng xã hội (Social network sites) là khái niệm mới được hình thành trong thập niên cuối của
thế kỷ XX, bắt đầu bằng sự ra đời của Classmate.com (1995), SixDegrees (1997), kế đến là sự
nở rộ của một loạt các trang mạng khác. Một cách chung nhất Mạng xã hội là tập hợp các cá
nhân với các nối quan hệ về một hay nhiều mặt được gắn kết với nhau. Trong phần này tác giả
cũng tổng quan khái niệm về MXH dưới nhiều hướng tiếp cận của các học giả, nhà nghiên cứu
khác nhau. Cơ bản nhất MXH được cấu thành từ hai bộ phận là con người và những mối liên hệ
giữa họ. Những người sử dụng MXH được gọi là cư dân mạng.
Mạng xã hội khác với dịch vụ mạng xã hội. Dịch vụ MXH hay MXH trực tuyến là dịch vụ xây
dựng và phản ánh MXH hay mối quan hệ giữa người với người, dựa trên nền tảng chung về sở
thích, môi trường hay lĩnh vực hoạt động, từ đó cho phép người sử dụng chia sẻ các nội dung do
mình tạo ra để thiết lập nên cộng đồng của chính mình. Dịch vụ MXH hướng đến việc lấy cá
nhân làm trung tâm nhưng một khi những cá nhân đã kết nối với nhau thì cộng đồng lại là một
khái niệm cần được xem xét. Cộng đồng mạng là một khái niệm phức tạp, nó bị ảnh hưởng sâu
sắc bởi tính chất trung gian của sự tương tác. Cộng đồng mạng có thể tập hợp tất cả mọi người
thuộc mọi không gian và thời gian, điều mà những tương tác trực tiếp không thể làm được.
MXH trên internet bao gồm các đặc điểm nổi bật: tính liên kết cộng đồng, tính đa phương tiện,
tính tương tác, khả năng truyền tải và lưu trữ lượng thông tin khổng lồ. Các trang MXH có nhiều
loại tính năng khác nhau trong đó phổ biến là tạo hồ sơ cá nhân, kết bạn trực tuyến, tham gia
nhóm trực tuyến, chia sẻ, bày tỏ ý kiến và tìm kiếm thông tin. Khi sử dụng các tính năng này,
người tham gia vừa thực hiện tính công khai của thông tin vừa phải tính đến tính bảo mật để bảo
vệ quyền riêng tư cá nhân.
Bên cạnh các ưu điểm, tiện ích cho phép người sử dụng tạo dựng các mối liên hệ mới, thể hiện
sự sáng tạo, đổi mới phương thức giao tiếp truyền thống, MXH đã và đang tạo nên những áp lực
cho người sử dụng. MXH cám dỗ người sử dụng dành nhiều thời gian trên mạng hơn là đi ra
ngoài và thiết lập các mối quan hệ thực; lạm dụng các trang web MXH còn khiến người sử dụng
tiêu tốn thời gian và chi phí trong công việc, khiến trẻ rối loạn, suy giảm khả năng tạo ra các

cuộc hội thoại thực sự, hạn chế tập trung; không ý thức được về thông tin họ công khai, dễ bị tổn
hại trước những tấn công bảo mật v.v…
Trên thế giới, MXH ra đời đã thay đổi hoàn toàn phương thức giao tiếp của cư dân mạng qua
cách kết nối với nhau nhờ yếu tố tích hợp đa tính năng vào cùng một trang mạng như chat, email,
phim ảnh, chia sẻ file v.v…. MXH nhanh chóng trở thành một hiện tượng phổ biến toàn cầu thu
hút đông đảo người dùng nhất là giới trẻ. Tác giả dành một dung lượng không nhỏ tổng quan các
nghiên cứu về MXH của các tác giả trên thế giới, đặc biệt nhấn trọng tâm vào những nghiên cứu
liên quan đến đề tài nghiên cứu của tác giả theo các nhóm vấn đề: quan niệm bạn bè trên MXH;
nhu cầu và lợi ích của việc sử dụng mạng; bản sắc cá nhân thể hiện trên MXH; vấn đề tự công
khai và bảo mật thông tin trên MXH; những rủi ro và hành vi nguy cơ từ MXH; sự phụ thuộc
MXH và nghiện MXH; vốn xã hội từ việc sử dụng MXH…
Tại Việt Nam, MXH thuần Việt ra đời sớm nhất là Yahoo 360 0 năm 2005, sau đó là một số MXH
“nội địa” khác cũng đã ra đời như ZoomBan, Yobanbe, FaceViet.com, VietSpace, ZingMe,
Go.vn v.v… Mặc dù vậy, đến nay MXH được sử dụng phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay là
Facebook. Người dùng Việt Nam có xu hướng sử dụng các MXH nước ngoài nhiều hơn các
MXH thuần Việt. Thực tế, nhìn vào các MXH do người Việt Nam thiết kế, các chuyên gia cũng
nhận định sự phát triển của nó là thiếu bền vững. Đồng thời các mạng nước ngoài như Facebook,
Twitter đã tạo ra làn sóng ảnh hưởng lớn đến các MXH khác trên thế giới, không loại trừ Việt
Nam. Nhìn tổng thể, MXH Việt Nam dù đã phát triển qua nhiều giai đoạn nhưng được đánh giá
là tiến chậm, chậm so với con số người dùng Internet và chậm hơn so với các nước trong khu
vực. MXH thuần Việt đang gặp khó khăn trong việc thu hút lượng người dùng lớn và ổn định
ngay tại thị trường nội địa. Tác giả cũng tổng quan một số nghiên cứu về MXH tại Việt Nam
theo các hướng phục vụ cho nghiên cứu của mình.
Chương 2: Thực trạng sử dụng mạng xã hội trong sinh viên.
Phần này, nhóm tác giả trình bày kết quả nghiên cứu về thực trạng sử dụng MXH trong sinh viên
Việt Nam trên các khía cạnh: mức độ sử dụng, các loại MXH được sinh viên VN sử dụng, địa
điểm sinh viên thường sử dụng MXH, thời gian dành cho việc sử dụng MXH và vấn đề sử dụng
ngôn ngữ trên MXH của sinh viên hiện nay.

MXH thực sự đang có sức hấp dẫn lớn khi đại đa số sinh viên Việt Nam đều sử dụng. Điều này
được khá nhiều người thừa nhận. Trong 17 MXH được khảo sát thì hiện nay sinh viên Việt Nam
đang ưa dùng nhất Facebook (86,6%), Youtube (60%), Google + (56,2%), ZingMe (trang MXH
của Việt Nam) được ưa thích ở vị trí thứ tư (39,5%).
Khảo sát các địa điểm sinh viên thường vào MXH, kết quả cho thấy nơi ít được sinh viên truy
cập MXH nhất là nơi làm việc (1,9%), nhiều truy cập nhất là ở nhà (49,6%) nhiều hơn gấp 6 lần
so với khi họ ở trường học (8%). Chỉ có 12,4% sinh viên cho biết họ sử dụng MXH ở tiệm
Internet, nhưng có tới 40% sinh viên sử dụng MXH ở mọi nơi với các thiết bị di động như điện
thoại, máy tính bảng…
Về thời gian, Sinh viên sử dụng MXH nhiều vào buổi tối (26,6%) và đêm (10,9%) chủ yếu ngoài
giờ học chính tại trường nhưng lại nhiều vào lúc cần nghỉ ngơi sau một ngày hoạt động. Có 33%
số sinh viên cho biết mỗi ngày họ mất từ 3-5 giờ sử dụng MXH, chỉ có 3% sử dụng dưới một giờ
và 7% sủ dụng trên 8 giờ một ngày cho việc truy cập MXH.
Việc sử dụng ngôn ngữ trên mạng xã hội đáng báo động, đang có xu hướng biến đổi tiếng Việt
và trở thành những biến thể từ âm tiết, ý nghĩa đến các ký tự. Đó là thứ ngôn ngữ @ mới, trở
thành “mốt” trên mạng chat, tin nhắn điện thoại của giới trẻ hiện nay. Thực tế này đang đặt ra
nhiều suy nghĩ cần thiết để hạn chế mặt tiêu cực của ngôn ngữ trên MXH của giới trẻ hiện nay,
góp phần vào giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Chương 3: Công khai và bảo mật thông tin cá nhân trên mạng xã hội
MXH cung cấp cho người sử dụng những cơ hội tự công khai thông tin của bản thân nhiều hơn
nhờ các chức năng và thuộc tính của nó, khắc phục được những nhược điểm của giao tiếp trực
tiếp. Công khai thông tin nhằm phát triển các mối quan hệ, đây là một quá trình cần thiết trong
việc hình thành, duy trì các mối quan hệ, giúp phát triển bản sắc cá nhân. Nghiên cứu đã khai
thác những thông tin mà sinh viên tự công khai dựa trên tên hiển thị, ảnh hiển thị và những thông
tin cá nhân tự công khai khác trên MXH (ngày tháng năm sinh, nơi ở, sở thích, số điện thoại, các
mối quan tâm, tình trạng hôn nhân, nơi làm việc) và đồng thời cũng xem xét những yếu tố liên
quan đến sự tự công khai này.
Bảo mật thông tin trên MXH thực sự cần thiết với người sử dụng, nó gắn liền với sự riêng tư của

cá nhân. Nghiên cứu đã tìm hiểu xem sinh viên có bản vệ thông tin trên MXH không, những
cách thức được sinh viên dùng để bảo vệ thông tin riêng tư của họ là gì. Kết quả cho thấy, phần
lớn sinh viên sử dụng MXH được nghiên cứu đều cho rằng mình bảo vệ thông tin trên MXH
(81,8%) và có sự khác nhau nhất định trong việc bảo vệ thông tin trên MXH của sinh viên
(tr.168). Trong nghiên cứu này, sinh viên thường chọn một số cách để bảo vệ bản thân như:
khoanh vùng nhóm bạn bè, hạn chế liên kết với nhiều tài khoản khác, để mật khẩu kí tự khó nhớ,
cảnh giác với những tin nhắn lạ, không vào mạng nơi công cộng, thường xuyên thay đổi mật
khẩu hay không đưa nhiều thông tin về gia đình (tr.171). Thông tin không nên đăng tải được sinh
viên đánh giá phần lớn liên quan đến chính trị, tôn giáo và các mối quan hệ cá nhân (tr.184).
Đồng thời, tác giả cũng tìm hiểu nhận thức của sinh viên về những thông tin mà theo họ cần phải
bảo mật và tự đánh giá của họ về sự bảo mật thông tin trên MXH hiện nay. Kết quả là, sinh viên
khá tự tin về vấn đề cảnh giác thông tin bị lộ trên MXH (44,7% sinh viên tin rằng thông tin cá
nhân chia sẻ trên mạng có thể bị lộ nhưng họ kiểm soát được; 16,6% cho rằng không có gì đáng
phải bảo mật và 23,1% thì không để ý chuyện thông tin có bị lộ hay không khi chia sẻ trên
MXH).
Chương 4: Mối quan hệ bạn bè trên mạng xã hội và nhu cầu sử dụng mạng xã hội
trong sinh viên.
Nghiên cứu đã tìm hiểu sinh viên đã sử dụng MXH cho việc tạo dựng và giữ gìn các mối quan hệ
của ra sao qua số lượng bạn và số bạn họ thường xuyên trao đổi. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng
chưa chỉ ra được đối tượng kết bạn của họ là ai, tập trung vào những nhóm bạn đồng đẳng nào và
các mối quan hệ gia đình hay các mối quan hệ xã hội- nghề nghiệp.
Các nghiên cứu về sử dụng MXH trên thế giới cho thấy nhu cầu sử dụng MXH rất đa dạng, nó
phụ thuộc vào người sử dụng và mục đích của họ chẳng hạn tại một số nước các cơ quan lập
pháp và hành pháp đã dùng MXH như một công tục hữu ích trong công tác chính trị (điều tra
thăm dò ý kiến), ngăn ngừa và phòng chông tội phạm, tìm kiếm người thất lạc; trong lĩnh vực y
tế, MXH được dùng để nâng cao chất lượng mối quan hệ giữa bác sĩ với bệnh nhân; trong giáo
dục, MXH được sử dụng để giảng dạy từ xa, làm các bài tập nhóm; trong thương mại và lao
động, MXH được dùng để quảng bá sản phẩm, tuyển dụng và quản lý nhân viên; từ góc độ cá
nhân MXH được dùng để thiết lập và duy trì các tương tác xã hội v.v… Nghiên cứu này đã chỉ ra
một số nhu cầu sử dụng MXH của sinh viên hiện nay (cao nhất là giao tiếp, giải trí, tăng cường

hiểu biết xã hội) và phân tích năm loại nhu cầu tương tác, giải trí, thể hiện bản thân, kinh doanh
và nhu cầu thử nghiệm cuộc sống của sinh viên trong mối liên hệ với những biến độc lập khác
như giới tính, thành phố học tập, năm học, số giờ sử dụng MXH, số bạn có trên MXH của sinh
viên, các loại MXH được sử dụng.
Khi tìm hiểu về áp lực của mạng xã hội tới tâm lý sinh viên sử dụng, các tác giả đã chỉ ra rằng
sinh viên sử dụng MXH trong nghiên cứu này không có biểu hiện chịu áp lực khi sử dụng MXH,
nói cách khác, việc sử dụng MXH của họ nằm ở mức độ chấp nhận được và chưa có cảnh báo về

nguy cơ nghiện MXH. Họ sử dụng MXH một cách hữu ích, không để MXH chi phối đến thời
gian, hoạt động sống, cảm xúc và hành vi của bản thân.
Chương 5: Tự đánh giá bản thân của sinh viên sử dụng mạng xã hội
Trong chương này, tác giả trình bày lý luận về tự đánh giá bản thân thông qua phân tích tổng
quan một số nghiên cứu trên thế giới và trình bày kết quả liên quan đến tự đánh giá bản thân của
sinh viên Việt Nam sử dụng mạng xã hội. Kết quả đánh giá bản thân thể hiện ở sáu khía cạnh cái
tôi: cái tôi gia đình, cái tôi xã hội, cái tôi học đường, cái tôi cảm xúc, cái tôi thể chất và cái tôi
tương lai: (tr.252-260). Cụ thể: Sinh viên sử dụng MXH có xu hướng đánh giá cao khía cạnh tích
cực của bản thân mình đối với gia đình mình; họ thường đề cao những biểu hiện tích cực khi
đánh giá về đời sống xã hội hơn là những biểu hiện tiêu cực; họ có xu hướng đánh giá việc học
tập cả ở khía cạnh tích cực và tiêu cực là như nhau; họ có xu hướng đánh giá cao khía cạnh tích
cực của cảm xúc, nghĩa là họ biết cách kiểm soát cảm xúc của mình, họ có xu hướng biểu cảm sự
việc theo chiều tích cực; họ có xu hướng đánh giá về cơ thể, ngoại hình của mình một cách tích
cực, họ chấp nhận ngoại hình như mình vốn có và có ý thức về việc chăm sóc sức khỏe bản thân;
họ có xu hướng nhìn nhận tích cực về tương lại của mình ở mọi phương diện.
Nhóm tác giả cũng trình bày và phân tích những kết quả liên quan đến mối liên hệ giữa những
biến độc lập trong nghiên cứu này (giới tính, thành phố học tập, số giờ sử dụng MXH, số bạn
trên mạng, bảo mật thông tin trên mạng) với mức độ tự đánh giá bản thân của các sinh viên.
Chương 6: Thái độ của cư dân mạng đối với việc sử dụng mạng xã hội
Thái độ xã hội của cách ứng xử của các cá nhân, nhóm đối với các tình huống, vấn đề xã hội
nhất định. Thái độ xã hội đối với việc sử dụng MXH được hiểu là cách ứng xử của các cá nhân

với việc sử dụng MXH theo một định hướng nhất định và biểu hiện trên ba khía cạnh nhận thức,
xúc cảm và hành vi. Trong phần này, các tác giả trình bày kết quả nghiên cứu về thái độ xã hội
của cư dân mạng đối với việc sử dụng MXH thông qua phân tích các số liệu định lượng thu được
từ cuộc điều tra trên sinh viên, trên báo mạng và những kết quả phân tích định tính về FacebookMXH tiêu biểu và lớn nhất hành tinh hiện nay.
Có 24% ý kiến cho rằng không nên tiếp tục sử dụng facebook và 76% ủng hộ việc sử dụng MXH
facebook. Tác giả nêu các minh họa sống động cho thấy thái độ ủng hộ hoặc phản đối sử dụng
facebook của người sử dụng, đồng thời tổng hợp được các lý do được cho là tác hại của MXH
nếu sử dụng một cách thường xuyên và thiếu kiểm soát (mất thì giờ, mất khả năng tập trung làm
việc khác, có thể bị nghiện MXH, ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc/ học tập, bị lôi kéo vào các
hoạt động không lành mạnh, giảm thiểu các mối quan hệ ngoài đời); các lý do đưa ra để ủng hộ
sử dụng facebook bao gồm: facebook mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống như tìm kiếm người
thân bạn bè, chia sẻ khó khăn tâm lý, đáp ứng nhu cầu giải trí và bản thân không cảm thấy bị lệ
thuộc vào facebook, chỉ cần điều chỉnh hay có cách dùng đúng đắn thì sẽ khắc phục được những
mặt trái của nó.
Chương 7: Giải pháp quản lý mạng xã hội
Trước thực trạng sự gia tăng số lượng người dùng Internet và các mạng xã hội hiện nay, vấn đề
quản lý MXH là một vấn đề bức thiết được các quốc gia quan tâm bàn thảo làm sao để đảm bảo
quyền được bảo vệ thông tin cá nhân, quyền an toàn cơ bản cho công dân nước mình. Ba vấn đề
được quan tâm là: bảo đảm lợi ích cá nhân của người dùng và kêu gọi họ có trách nhiệm tự bảo
vệ mình; cho phép chính phủ có một quyền nhất định trong việc thâm nhập vào hệ thống cá
nhân, khi cần, để kiểm soát những nguy cơ từ những phần tử, nhóm khủng bố nhằm bảo vệ lợi
ích quốc gia; kêu gọi hợp tác, chia sẻ thông tin giữa các quốc gia nhằm kiểm soát ở tầm quốc tế.

nghiên cứu về mạng xã hội và sự tương tác trong môi trường tự nhiên ảo. Một số nghiên cứu đi sâu vàotác động của mạng xã hội và mức độ ứng dụng của sinh viên. Mặc dù những nghiên cứu này đề cậpvề tiện ích của mạng xã hội và mức độ ảnh hưởng tác động của việc sử dụng Facebook đến tác dụng họctạp của sinh viên nhưng chưa đi trực tiếp là làm thế nào để những giáo viên hoàn toàn có thể ứng dụng cácmạng xã hội trong việc hỗ trợ hoạt động giải trí giảng dạy của mình. Hơn nữa, những nghiên cứu ở ViệtNam về mạng xã hội và năng lực ứng dụng của nó vào hoạt động giải trí giảng dạy còn hạn chế, chưađược đi sâu khai thác. Vì vậy, nghiên cứu về mạng xã hội và ứng dụng mạng xã hội Facebooktrong việc hỗ trợ giảng dạy là đề tài cấp thiết vì đề tài sẽ chỉ ra những sáng tạo độc đáo cho những người làmgiáo dục giải pháp để nâng cao hiệu suất cao giảng dạy dựa vào việc khai thác những tiện ích của mạngxã hội, đơn cử là Facebook. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MẠNG XÃ HỘIMạng xã hội ( social network ) là dịch vụ nối kết những thành viên cùng nền tảng sở trường thích nghi trênInternet lại với nhau với nhiều mục tiêu khác nhau không phân biệt khoảng trống và thời hạn ( Weinberg, 2009, p. 149 ) Mạng xã hội là mạng được tạo ra để tự thân nó lan rộng trong hội đồng trải qua những tương táccủa những thành viên trong chính hội đồng đó. Mọi thành viên trong mạng xã hội cùng liên kết vàmỗi người là một mắt xích để tạo nên một mạng lưới to lớn truyền tải thông tin trong đó. Về cơ bản, mạng xã hội giống như một website mở với nhiều ứng dụng khác nhau. Mạng xãhội khác với website thường thì ở cách truyền tải thông tin và tích hợp ứng dụng. Trangweb thường thì cũng giống như truyền hình, cung ứng càng nhiều thông tin, thông tin cànghấp dẫn càng tốt còn mạng xã hội tạo ra những ứng dụng mở, những công cụ tương tác để mọi ngườitự tương tác và tạo ra dòng tin rồi cùng Viral dòng tin đó. Hiện nay trên quốc tế có rất nhiều mạng xã hội ảo. Các mạng xã hổi ảo lớn tiêu biểu vượt trội được tổnghợp trong Bảng 1 sau : Bảng 1 : Những mạng xã hội ảo lớn trên thế giớiTênMiêu tảSố thành viênWindows LiveSpacesBlog120 000 000F acebookTỉ lệ truy vấn cao nhất ở Canada và ở Anh, nhiềunhân vật nổi tiếng750 000 000 ( tài khoảnhoạt động ) FriendsterRất thông dụng ở Philippines, Malaysia, Indonesia vàSingapore115 000 000 hi5Audience variée ( Amérique centrale, Mongolie, Roumanie, … ) 80 000 000T aggedTagged. com70 000 000F lixsterThiết kế dành cho những tình nhân phim ảnh69 000 000C lassmatesGiúp mọi người tìm lại được những người bạn họccũ40 000 000B ebo BeboĐược sử dụng thoáng rộng nhất ở Ireland40 000 000T ênMiêu tảSố thành viênOrkutRất phổ cập ở Brasil và Ấn Độ37 000 000N etlogRất phổ cập tại Bỉ35 000 000T witterMạng gửi tin nhắn nhanh, blog nhỏ100 triệu ( Theo wikipedia update tháng 5/2012 ) Vai trò điển hình nổi bật nhất của những mạng xã hội phiên bản mới nhất là : – Giúp liên kết, giao lưu, trao đổi “ communication ” giữa những thành viên thuận tiện. Giao lưu, giaotiếp là vai trò cơ bản, truyền thống cuội nguồn của những mạng xã hội : Tương lai việc tiếp xúc sẽ ngày càng dễdàng hơn không chỉ số lượng giới hạn bằng những văn bản, hình tượng hay hình ảnh … Mạng xã hội cóvai trò liên kết không phải kiểu liên kết của máy tính “ dùng dây cáp nối thiết bị định tuyến vớithiết bị chuyển mạch ” mà là liên kết kiểu của thế kỷ XX “ gặp gỡ mọi ngời để kết thêm bạn vàhiểu họ hơn ”. Về thực chất, mạng xã hội là những công cụ đặc biệt quan trọng giúp gặp gỡ mọi người và duytrì mối quan hệ thuận tiện hơn, không phải đi lại nhiều như kiểu liên kết truyền thống cuội nguồn. Mặc dù rấthữu ích nhưng mạng xã hội vẫn yên cầu những bước tiếp cận cơ bản như bộc lộ sự thân thiện vàchủ động gặp gỡ mọi người. Mạng xã hội giúp quy trình này diễn ra thuận tiện hơn bằng cáchtăng cường năng lực gặp gỡ ngời mới, khám phá những sở trường thích nghi chung và giữ liên lạc. – Công cụ vui chơi : Với nhiều những tính năng như nghe nhạc, chơi game, san sẻ hình ảnh …, mạngxã hội đã trở thành công cụ vui chơi lôi cuốn nhiều người sử dụng. – Tích hợp, và hỗ trợ tăng trưởng thương mại điện tử ( khuynh hướng tích hợp thương mại điện tử vàocác mạng xã hội cũng là tất yêu, và ngày càng nở rộ ). Thương mại điện tử ngày càng phát triểnvà điều tất yếu là sự hợp tác giữa những doanh nghiệp thương mại điện tử với mạng xã hội đểtiếp cận thuận tiện một lượng người mua khổng lồ và không thay đổi. – Tích hợp tiếp thị tên thương hiệu, loại sản phẩm, công cụ PR ( public relationship ) hữu hiệu củadoanh nghiệp trong thời đại Internet : Việc rao vặt, quảng cáo trên internet không còn là điều mới. Các trang rao vặt mọc lên như nấm sau mưa, và xu thế di dời 1 thị trường không nhỏ từcác chuyên trang rao vặt, mua và bán sang mạng xã hội đang xảy ra can đảm và mạnh mẽ. – Một số vương quốc sử dụng mạng xã hội như công cụ chính trị, kinh tế tài chính : Đây cũng là nguyên do đa sốcác vương quốc có sự xem xét và thận trọng trong việc Open trọn vẹn với những mạng xã hội cónguồn gốc quốc tế. Một phần do những mạng xã hội đa quốc gia thường có trụ sở ở nước ngoàinên việc quản trị có nhiều khó khăn vất vả. Tiếp nữa, do đặc trưng nghành mạng xã hội là công cụ truyềnthông rất mạnh so với công chúng nên nếu ai đó sử dụng nó với mục tiêu không đúng sẽ có thểđem lại hậu quả khó lường. Trong tương lai gần nhiều nhà trình độ nhìn nhận vai trò củainternet sẽ ngang bằng với truyền hình TV. – Công cụ tiếp thị văn hóa truyền thống ( của vương quốc, tổ chức triển khai, doanh nghiệp ) : Hầu hết những vương quốc đangphát triển đều cố gắng nỗ lực kiến thiết xây dựng cho mình một mạng xã hội với đặc trưng riêng của vương quốc mình. Một phần nguyên do là nguyên do kể trên. Một phần là dùng nó để làm công cụ giao lưu văn hóa truyền thống, tiếp thị văn hóa truyền thống. Sẽ hoàn toàn có thể thuận tiện thấy Mạng Cyworld Hàn quốc bước chân vào Nước Ta vớimục đích giúp sức cho những doanh nghiệp Nước Hàn. Văn hóa nhiều vương quốc trở nên thân thiện nhờmạng xã hội, điều này cũng mang lại nhiều thời cơ nhưng cũng nhiều thử thách. FACEBOOKFacebook khởi đầu là một phiên bản Hot or Not của Đại học Harvard với tên gọi Facemash. MarkZuckerberg, khi đang học năm thứ hai tại Harvard, đã dựng nên Facemash vào ngày 28 tháng 10 năm 2003. Zuckerberg đang viết blog về một cô gái và nỗ lực nghĩ ra một thứ gì đó để bớt nghĩvề cô ấy. Theo tờ Harvard Crimson, Facemash ” đã dùng những bức ảnh lấy từ cuốn lưu bút trực tuyến củachín Nhà, đặt hai cái kế bên nhau và nhu yếu người dùng chọn ai là người là ” hot ” nhất “. Trangnày nhanh gọn được chuyển đến vài sever list của nhóm campus nhưng bị nhữngngười quản trị Harvard tắt vài ngày sau đó. Zuckerberg bị ban quản trị phạt vì vi phạm bảo mật an ninh, xâm phạm bản quyền và xâm phạm quyền tự do cá thể và phải đương đầu với việc đuổi học, nhưng sau đó đã được hủy bỏ những cáo buộc. Học kỳ tiếp theo, Zuckerberg xây dựng ” TheFacebook “, khởi đầu đặt tại thefacebook.com, vào ngày 4 tháng 2 năm 2004. Việc ĐK thành viên bắt đầu số lượng giới hạn trong những sinh viên của Đại học Harvard, và trongvòng một tháng tiên phong, hơn một nửa số sinh viên đại học tại Harvard đã ĐK dịch vụ này. Eduardo Saverin ( nghành kinh doanh thương mại ), Dustin Moskovitz ( lập trình viên ), Andrew McCollum ( nghệ sĩ đồ họa ), và Chris Hughes nhanh gọn tham gia cùng với Zuckerberg để giúp quảng báwebsite. Vào tháng 3 năm 2004, Facebook lan rộng ra sang Stanford, Columbia, và Yale. Việc mởrộng liên tục khi nó Open cho toàn bộ những trường thuộc Ivy League và khu vực Boston, rồinhanh chóng đến hầu hết đại học ở Canada và Hoa Kỳ. Vào tháng 6 năm 2004, Facebook chuyểncơ sở quản lý đến Palo Alto, California. Công ty đã bỏ chữ The ra khỏi tên sau khi mua đượctên miền facebook.com vào năm 2005 với giá 200.000 USD.Lượng người truy vấn Facebook tăng không thay đổi từ 2009. Trong ngày 13 tháng 3 năm 2010 sốngười truy vấn Facebook đã vượt qua lượng người truy vấn vào Google. Facebook vào Nước Ta năm 2008 và sự ngày càng tăng lượng người sử dụng Nước Ta nhanh hàngđầu của quốc tế. Ví dụ, có 1,8 triệu người Nước Ta sử dụng Facebook trong năm 2009, sau đócon số này đã được nâng lên 2,9 triệu vào năm 2010, vì thế, số người sử dụng đã tăng gần 2 lần. Đặc biệt, có nhiều sinh viên sử dụng Facebook và có vẻ như nghiện Facebook. Họ sử dụngFacebook để kết bạn, san sẻ cảm xúc của họ, sáng tạo độc đáo, game show hình ảnh, video, âm nhạc, vàchơi như ” Barn Buddy “, ” Mafia Wars “, ” Happy Farm “, v.v… Facebook nhanh gọn được đảm nhiệm bởi giới sinh viên, nhóm độ tuổi có tần suất hòa nhập xãhội nhiều nhất, do đó Facebook tăng trưởng rộng khắp, lôi cuốn hàng loạt sinh viên những trường đạihọc và sau này là cả học viên trung học. Khi tham gia Facebook, người dùng hoàn toàn có thể liên kết hoàntoàn không tính tiền với bè bạn trên quốc tế. Facebook được cho phép truy vấn trang những nhân của bạn hữu vàcả bạn hữu của họ. Facebook cũng được cho phép người dùng hoàn toàn có thể tham gia những nhóm hoặc mạnglưới. Mạng lưới thường do những thành phố, trường học, công ty hoặc tổ chức triển khai lập ra. Các nhómthường do một hoặc nhiều cá thể hoặc công ty bảo trợ để lôi cuốn cá thành viên có cùng mốiquan tâm. Các nhóm được phếp lập bàn luận bàn, chia sẽ ảnh, đăng tải video và cả quảnh lýdanh sách email. Trong mọi trường hợp, mục tiêu chính vẫn là gặp gỡ và giữ liên lạc với bạn bètrên khắp quốc tế bằng những công cụ trên Facebook. Các đặc thù chính của Facebook gồm có một trang cá nhân giống MySpace, LinkedIn và hầuhết những mạng xã hội khác. Điểm độc lạ lớn nhất của Facebook là người khác không hề xemthông tin cụ thể trên trang cá thể của người dùng cho đến khi người dùng gật đầu họ làmbạn và chấp thuận đồng ý san sẻ thông tin. Điều này giúp hạn chế việc phải link bè bạn với những ngườicó ít quan hệ, ngược lại với MySpace có khuynh hướng tích lũy càng nhiều bạn hữu càng tốt, bất kể đólà ai. Các hoạt động giải trí trên Facebook gồm có update tiểu sử, san sẻ update về hoạt động giải trí thườngnhật trải qua “ trạng thái ” ( status ) mà bạn hữu của người dùng hoàn toàn có thể nhìn thấy, ghé thăm trangcá nhân của bè bạn để viết thông điệp trên “ tường ” ( wall ) cũng như tham gia những bàn thỏa luậndo những nhóm hoặc những mạng lưới khác lập ra. Một thành công xuất sắc tiên phong khác mà Facebook đạt được là được cho phép kỹ sư tăng trưởng phần mềmcó thể tạo ra những ứng dụng nhỏ ( “ apps ” ) để tạo ra những ứng dụng hỗ trợ hoặc giúp người dùng cóthể chơi game, gửi quà Tặng Kèm hoặc tham gia những hoạt động giải trí vui chơi nhỏ khác trên mạng lưới. Facebook đã biến hóa đời sống con người, tối thiểu là trong cách mọi người tiếp xúc. Cùng vớisự lây lan của những mạng xã hội, những mối quan hệ đã trở nên thân mật hơn và rộng hơn so với trongquá khứ, và những website xã hội đã trở thành một phần không hề tách rời của đời sống với tácđộng tích cực và xấu đi của nó. Một số chuyên viên tin rằng với sự trợ giúp của những website, những mối quan hệ đã bước vào một quá trình mới và mọi người hoàn toàn có thể nhận biết nhau tốt hơn vànhanh hơn. Mặt khác, Facebook đã tạo ra nhiều yếu tố, đặc biệt quan trọng là so với học viên. Do đó, nếuchúng ta hoàn toàn có thể biết Facebook ảnh hưởng tác động đến học tập của học viên như thế nào, sau đó chúng tacó thể tận dụng Facebook như một công cụ học tập hiệu suất cao. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨUMô hình hòa nhập học thuật – xã hộiTintotrình bàylý thuyếthòa nhậpsinh viên, giúp lý giải cáckết quả học tậpcủasinh viên đếntừcả hòa nhậphọc tập vàhòa nhập xã hội. Hình 1 dưới đâycung cấp mộtcái nhìn tổng quancủa hòanhậphọc thuật – xã hộihọc tập : Nguồn : Tinto ( 1987 ) Hình 1 : Mô hình hòa nhập học thuật – xã hộiHình 1 cho thấy rằng hội nhập xã hội và hội nhập học thuật không phải là độc lập mà can thiệplẫn nhau. Can thiệp này tạo ra hội nhập hoc thuât – xã hội và nhờ đó tăng cường lẫn nhau để giúpsinh viên nâng cao tác dụng học tập của họ. Tinto cho rằng sinh viên có nhiều năng lực tiếp tụctheo học một tổ chức triển khai nếu họ liên kết với đời sống xã hội và học tập của tổ chức triển khai đó. Sinh viên trởnên hòa nhập vào một trường đại học bằng cách tăng trưởng những liên kết với những cá thể, tham giacác câu lạc bộ hoặc tham gia vào những hoạt động giải trí học tập. Tinto cũng quan tâm rằng sinh viên phải hòanhập ngang nhau về mặt học thuật cũng như xã hội. Mặc dù mô hinhg hòa nhập học thuật – xã hộicủa Tinto đã khai thác học tập mạng lưới xã hộigiữa những sinh viên đại học, tuy nhiên có rất ít vật chứng về ảnh hưởng tác động của môi trường tự nhiên ảo ( mạngxã hội trực tuyến trải qua Facebook nói riêng ) trên quy trình học tập của sinh viên và kết quảhọc tập. Vì vậycần thiết để kiến thiết xây dựng một quy mô hoàn thành xong chỗ thiếu cho quy mô của Tinto. Mô hình nghiên cứuTrên cơ sở mô hìnhhòa nhập học thuật – xã hội của Tinto và về thực chất xen kẽ của những hệthống học thuật và xã hội, Beekhoven lập luận rằng hoàn toàn có thể có sự độc lạ giữa hòa nhập họcthuật và hòa nhập xã hội ( Beekhoven et al. 2002 ). Ông tin rằng hai mạng lưới hệ thống được phân biệt vàhơn nữa còn tin rằng mạng lưới hệ thống xã hội và học thuật có năng lực được hòa nhập ( được hiểu là hòanhập học thuật – xã hội ) khi cơ sở giáo dục thực thi những hoạt động giải trí hòa nhập. Do đó, AngelaYan Yu ( 2010 ) và những tập sự đề xuất kiến nghị một quy mô cho biết mối quan hệ giữa thiên nhiên và môi trường họctập, quy trình hòa nhập và tác dụng học tập như Hình2 bên dưới. Nguồn : Angela Yan Yu ( 2010 ) Hình 2 : Quá trình học tậpTheo kim chỉ nan học tập xã hội của Bandura ( 1977 ), tự xu thế công dụng tham gia tích cựccủa những cá thể như một động lực khởi đầu để đạt được hiệu quả học tập mong ước. Trong cáctrang web mạng xã hội trực tuyến, cá thể được trang bị để biểu lộ bản thân, thiết lập những mốiquan hệ khác nhauvà tương tác với người khác ở bất kể khoảng cách thời hạn và khoảng trống, tựbiểu cảm của họ và nhu yếu thông tin. Để kích hoạt học tập như vậy và triển khai những nhu yếu, tham gia mạng xã hội trực tuyến là thiết yếu. Cá nhân cần phải dành thời hạn của họ và nănglượng tâm ý của họ vào những website. Ví dụ, cá thể hoàn toàn có thể biểu lộ mình trong một hồ sơ cóthể xem trực tuyến. Ngoài ra, họ hoàn toàn có thể thiết lập và duy trì mối quan hệ thoáng rộng với những đồngnghiệp và lựa chọn tăng trưởng tương tác hơn nữa. Hơn nữa, họ hoàn toàn có thể tìm hiểu và khám phá thêm về môitrường đại học bằng cách tham gia một mạng lưới những trường đại học và do đó việc tìm kiếm cácthông tin mà bật mý đời sống thực trong những trường đại học. Tất cả những hoạt động giải trí cần sự thamgia của những cá thể. Do đó, tham gia mạng xã hội trực tuyến hoàn toàn có thể đại diện thay mặt cho thiên nhiên và môi trường họctập. Thứ hai, để đạt được tác dụng học tập, cá thể cần tham gia vào quy trình hòa nhập đó giúp cáccá nhân quy đổi môi trường học tập đến hiệu quả học tập. Theo Bandura ( 1977 ), những cá nhântương tác với bạn hữu và môi trường tự nhiên và những hoạt động giải trí đó được xem là cam kết học tập ban đầucủa họ để đạt tác dụng học tập mong ước. Những tương tác này đã được miêu tả như thể sự chấpnhận xã hội và tiếp biến văn hóa truyền thống trong những tài liệu xã hội ( Bauer, Bodner, Erdogan, Truxillo, và Tucker, 2007 ; Morrison, 1997, 2002 ). Do đó, để đưa ra những đề xuất kiến nghị tác động ảnh hưởng trực tiếp của việctham gia mạng xã hội trực tuyến trên tác dụng học tập thì tác nhân gật đầu xã hội và tiếp biếnvăn hóa được xem như thể quy trình xã hội hóa quan trọng hoàn toàn có thể quy đổi hành vi mạng xã hộitrực tuyến cá thể vào hiệu quả học tập. Dựa trên những lập luận ở trên, Angela Yan Yu yêu cầu một quy mô nhưHình 3 sau đây để giảithích trực tiếp như thế nào mạng xã hội trực tuyến cá thể như trên Facebook ảnh hưởng tác động đến kếtquả học tập xã hội của họ. Do đó, quy mô này sẽ được sử dụng trong nghiên cứu này để điều tratác động trực tiếp của Facebook đến tác dụng học tập của sinh viên Trường Đại học Thươngmạikhi xem xét tác động ảnh hưởng của môi trường học tập ảo ( những website mạng xã hội trực tuyến cụ thểlà Facebook ) đến tác dụng học tập xã hội của sinh viên. Nguồn : Angela Yan Yu ( 2010 ) Hình 3 : Mô hình nghiên cứuPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUĐểthực hiện nghiên cứu này ” Nghiên cứu về mạng xã hội và ứng dụng mạng xã hội Facebooktrong việc hỗ trợ hoạt động giải trí giảng dạy “, cả haiphương pháp nghiên cứu định tínhvàphươngphápnghiên cứu định lượngsẽ được vận dụng : • Phương pháp định tính : tích lũy vàphân tíchnguồn gốc, triết lý vàmột số sự kiệntừ những nghiêncứutrước đây, sách và những nguồn tài nguyêntrực tuyến khác, sau đóthiết lậpcác giả thuyếtdựa trêncơ sởlý thuyết. • Phương pháp định lượng : sử dụngbảng câu hỏicủa Angela Yan Yu ( 2010 ) để triển khai khảo sáttrực tuyếnsinh viên Trường Đại học Thương mại. Sau đó, tổng thể những tài liệu đã đượcphân tíchbằngphần mềm thống kênhư Microsoft ExcelvàSPPS18để đánh giácác giả thuyết. Theokhuôn khổ khoanh vùng phạm vi và mục đíchcủanghiên cứu này, có 5 giả thuyếtmàminh họamối quan hệgiữatất cả cácthành phần chính. Chi tiếtnhư trong bảng sau : Bảng 2 : Các giả thuyết của nghiên cứuMối quan hệGiả thuyếtNội dungGiả thuyết 1 aMạng lưới xã hội trực tuyến ( Facebook ) của sinh viênTrường Đại học Thương mại tác động ảnh hưởng tích cực đến sựphát triển sự tự trọng của sinh viênGiả thuyết 1 bMạng lưới xã hội trực tuyến ( Facebook ) của sinh viênTrường Đại học Thương mại ảnh hưởng tác động tích cực đến sựthỏa mãn so với đời sống sinh viênGiả thuyết 1 cMạng lưới xã hội trực tuyến ( Facebook ) của sinh viênTrường Đại học Thương mại ảnh hưởng tác động tích cực đến kếtquả học tập của sinh viênMôi trườngmạng lưới xãhội trực tuyếnvà sự chấp nhậnxã hộiGiả thuyết 2M ạng lưới xã hội trực tuyến ( Facebook ) của sinh viênTrường Đại học Thương mại ảnh hưởng tác động tích cực đếnsựchấp nhận xã hội của sinh viênMôi trườngmạng lưới xãhội trực tuyếnvà tiếp biến vănhóaGiả thuyết 3M ạng lưới xã hội trực tuyến ( Facebook ) của sinh viênTrường Đại học Thương mại tác động ảnh hưởng tích cực đếnsựtiếp biến văn hóa truyền thống của sinh viênGiả thuyết 4 aSự đồng ý xã hội của sinh viên Trường Đại họcThương mại tác động ảnh hưởng tích cực đến sự tăng trưởng sự tựtrọng của sinh viênSự đồng ý xã Giả thuyết 4 bhội và học tậpxã hộiSự đồng ý xã hội của sinh viên Trường Đại họcThương mại ảnh hưởng tác động tích cực đếnsự thỏa mãn nhu cầu đối vớicuộc sống sinh viênGiả thuyết 4 cSự gật đầu xã hội của sinh viên Trường Đại họcThương mại tác động ảnh hưởng tích cực đếnkết quả học tập củasinh viênGiả thuyết 5 aSự tiếp biến văn hóa truyền thống của sinh viên Trường Đại họcThương mại tác động ảnh hưởng tích cực đến sự tăng trưởng sự tựtrọng của sinh viênMôi trườngmạng lưới xãhội trực tuyếnvà học tập xãhộiSự tiếp biến vănhóa và học tậpxã hộiMối quan hệGiả thuyếtNội dungGiả thuyết 5 bSự tiếp biến văn hóa truyền thống của sinh viên Trường Đại họcThương mại ảnh hưởng tác động tích cực đến sự thỏa mãn nhu cầu đối vớicuộc sống sinh viênGiả thuyết 5 cSự tiếp biến văn hóa truyền thống của sinh viên Trường Đại họcThương mại ảnh hưởng tác động tích cực đến hiệu quả học tập củasinh viênĐể kiểm tranhững giả thuyết trên, nghiên cứu và phân tích hồi quy sẽ được triển khai để kiểm tra xem biến làmối quan hệ tích cực hay không. Hơn nữa, những hồi quy sẽ địa thế căn cứ vào những tác nhân theo Bảng 2 trong thang điểm từ 1 đến 5. Bảng 3 : Danh sách những biến sốNhân tốTham giaFacebookSự chấp nhậnxã hộiBiến sốNội dungFBE1Facebook là một phần trong hoạt động giải trí hàng ngày của tôiFBE2Tôi tự hào khi nói với mọi người rằng mình tham giaFacebookFBE3Facebook đã trở thành thói quen hàng ngày của tôiFBE4Tôi cảm thấy như bị mất liên lạc nếu tôi không đăng nhập vàoFacebook trong một thời gianFBE5Tôi cảm thấy mình là một phần của cồng đồng FacebookSOAC1Tình bạn sinh viên mà tôi đã tăng trưởng ở Trường Đại họcThương mại là niềm tự hào cá nhânSOAC2Tôi cảm thấy tự do với những bạn hữu xung quanh tạiTrường Đại học Thương mạiSOAC3Các sinh viên trong cùng một tập thể có vẻ như đồng ý tôi nhưlà một trong số họNhân tốTiếp biến vănhóaTự trọngThỏa mãn vớicuộc sốngsinh viênBiến sốNội dungSOAC4Mối quan hệ cá thể với những sinh viên Thương mại khác đãcó tác động ảnh hưởng tích cực đến sự tăng trưởng nhân cách và hứng thúvới những ý tưởng sáng tạo của tôiSOAC5Mối quan hệ cá thể với những sinh viên Thương mại khác đãcó một ảnh hưởng tác động tích cực so với sự tăng trưởng cá thể, giá trịvà thái đô của tôiACCU1Tôi nhận thức được mạng lưới hệ thống giá trị của trường đại học ThươngmạiACCU2Tôi nỗ lực rất là để triển khai tiềm năng “ từ sinh viên đếnchuyên gia ”, đó cũng là tiềm năng của trường Đại học ThươngmạiACCU3Tôi tự thích nghi với văn hóa truyền thống trường Đại học Thương mạiSELF1Tôi tự thấy mình có 1 số ít phẩm chất tốtSELF2Tôi cảm thấy rằng mình là một người có giá trị, chí ít là trìnhđộ ngang bằng với những người khácSELF3Tôi có năng lực thao tác tốt như tổng thể mọi ngườiSELF4Tôi có thái độ tích cực về bản thân mìnhSELF5Xét một cách tổng thế, tôi hài lòng về bản thân mìnhSATI1Nhìn chung cuộc sống ở trường Đại học Thương mại gầngiống như những gì mà tôi nghĩSATI2Điều kiện sống của tôi ở Đại học Thương mại rất tuyệt vờiSATI3Cho đến nay tôi đã nhận được những điều quan trọng mà tôimuốn tại Trường Đại học Thương mạiNhân tốBiến sốNội dungSATI4Tôi hài lòng với đời sống của tôi ở đại học Thương mạiPERF1Tôi tự tin về những kỹ năng và kiến thức học tập của mình và năng lực làmviệcPERF2Tôi cảm thấy đủ sức triển khai những bài tập trong chương trìnhhọc của mìnhPERF3Tôi đã học được cách làm thế nào để thực thi khóa học mộtcách hiệu quảPERF4Tôi đạt được tác dụng học tập đúng như tôi mong đợiHiệu quả họctậpBên cạnh đó, nghiên cứu này xem xét năm học của sinh viên ( từ năm 1 đến năm 4 ) và giới tính ( nam và nữ ) như thể những biến trấn áp chính do những nhân vật cá thể hoàn toàn có thể ảnh hưởng tác động đến kết quảhọc tập của học viên. Ví dụ, mức độ kỹ năng và kiến thức về đời sống và văn hóa truyền thống của trường đại học làkhác nhau từ sinh viên mới và sinh viên năm cuối. Cách họ tham gia vào những hoạt động giải trí trườngđại học cũng khác nhau. Đặc biệt, có sự độc lạ giữa nam và nữ trong nhận thức của họ, đápứng cho từng hoạt động giải trí hoặc sự kiện. Tất cả những tài liệu nhận được trong cuộc khảo sát sẽ đượcphân tích trong một quy trình 2 quy trình tiến độ như được miêu tả trong hình sau : • Giai đoạn 1 : Đánh giá quy mô đo lường và thống kê – Phân tích diễn đạt để kiểm tra tính hợp lệ của tài liệu – Phân tích tác nhân để mày mò tác nhân • Giai đoạn 2 : Đo quy mô – Phân tích hồi quy để kiểm tramối quan hệgiữa những nhân tốđể đánh giágiả thuyếtPHÂN TÍCH KẾT QUẢThu thập dữ liệuSau 3 tháng ( từ tháng 9 năm 2013 đến tháng 11 năm 2013 ) triển khai một cuộc khảo sát trựctuyến qua email và Facebook sinh viên Trường Đại học Thương mại, nhóm nghiên cứu đã thuthập được tổng số 1005 phiếu trong đó có 968 phiếu hợp lệ và 37 phiếu không hợp lệ vì ngườiđược hỏi vấn đáp không không thiếu hoặc không có thông tin tài khoản Facebook. Một số thông tin nói chung sẽđược tập hợp trong Bảng4 sau : Bảng 4 : tin tức chung về mẫu điều traTuổiNhân tốSố liệuPhần trămDưới 180,4 % Từ 18 đến 2390393,3 % Trên 23616,3 % Nam41442, 8 % Nữ55457, 2 % Sinh viên năm thứ nhất252, 6 % Sinh viên năm thứ hai12012, 4 % Sinh viên năm thứ ba16316, 8 % Sinh viên năm thứ tư66068, 2 % Không hàng ngày485, 0 % 1 lần / ngày909, 3 % 2-3 lần / ngày29730, 7 % 4-5 lần / ngày27027, 9 % 6-10 lần / ngày858, 8 % Rất nhiều không hề đếm12613, 0 % Luôn luôn online525, 4 % Giới tínhPhân loại sinh viênTần suất truy cậpFacebookDưới 30 phút / ngày16416, 9 % Từ 0,5 giờ đến 3 giờ / ngày52454, 1 % Từ 3 giờ đến 6 giờ / ngày20521, 2 % Nhiều hơn 6 giờ / ngày757, 7 % Thời lượng truy cậpNguồn : Tác giảKết quả khảo sát cũng cho thấy sinh viên Trường Đại học Thương mại sử dụng Facebook khôngchỉ để duy trì mối quan hệ và vui chơi mà còn cho mục tiêu học tập. Họ hầu hết là tiếp xúc vớibạn bè của họ trải qua trò chuyện ( gồm có phản hồi và tin nhắn ) hoặc trải qua chơi tròchơi tương tác trên Facebook. Cùng với nó, hơn 283 người trả lời nói rằng họ liên tục sửdụng Facebook để tranh luận với bè bạn về bài học kinh nghiệm, bài tập, việc làm hay mục tiêu học tập khác. Do đó, những dẫn chứng tiềm năng minh họa nghiên cứu sinh viên Trường Đại học Thương mạicó thể bị ảnh hưởng tác động nhiều từ những bạn học như những học thuyết xã hội của Bandura ( 1977 ). Phân tích tác nhân tò mò – EFATrong tiến trình tiên phong – ” Đánh giá quy mô đo lường và thống kê “, toàn bộ tài liệu là hợp lệ và không thiếu đểphân tích tác nhân mày mò ( EFA ), kể từ khi chỉ số của Cronbach alpha độ an toàn và đáng tin cậy thống kê là tấtcả trên 0,7 trong khi giá trị KMO đo tính không thiếu lấy mẫu cũng lớn hơn 0.7 với Sig. là 0,000 ( p < 0,01 ) ( Nunnally và Burnstein, 1994 ). Những số lượng này khẳng định chắc chắn độ tinh cậy của dữ liệuchomô hình nghiên cứu. Kết quả EFA cho những tác nhân ‘ tham gia Facebook ’, ‘ gật đầu xã hội ’ và ‘ tiếp biến văn hóa truyền thống ’. Tấtcả những nghiên cứu và phân tích tác nhân sử dụng giải pháp “ Principal components method ” với Eigenvaluelớn hơn 1 và chiêu thức “ Varimax rotation method ” và sau đó chỉ lấy những giá trị tuyệt đối lớnhơn hoặc bằng 0.50. Như vậy, sau khi nghiên cứu và phân tích tác nhân mày mò EFA cho cả 3 tác nhân, tác dụng đã giống mô hìnhnghiên cứu ( Hình 3.4 ). Cụ thể tác nhân ‘ tham gia facebook ’ sẽ có 1 biến ‘ tham gia Facebook ’ với 5 mục là FBE1, FBE2, FBE3, FBE4, FBE5 ; tác nhân ‘ xã hội ’ gồm có 2 biến là biến đồng ý ‘ xãhội ’ với 4 mục SOAC1, SOAC2, SOAC3, SOAC4 và biến ‘ tiếp biến văn hóa truyền thống ’ với 2 mụcACCU2, ACCU3 ; tác nhân ‘ hiệu quả học tập ’ gồm có 3 biến là biến ‘ tự trọng ’ với 3 mục SELF1, SELF2, SELF4 và biến ‘ thỏa mãn nhu cầu với đời sống sinh viên ’ với 4 mục SATIS1, SATIS2, SATIS3, SATIS4 và biến ‘ hiệu suất cao học tập ’ với 3 mục PERF1, PERF2, PERF4. Tham gia FacebookXã hộiKết quả học tậpNguồn : Tác giảHình 4 : Các tác nhân và những mụcNhư vậy, kết quảEFAkhẳng định rằngmô hình nghiên cứucủaAngelaYan Yu ( 2010 ) làthích hợpđểtiến hành nghiên cứutrongmôi trườngcủaTrường Đại học Thương mại. Tất cả cácthành phầncủamô hình nghiên cứulà không biến hóa, ngoại trừ một chútthay đổitronghạng mụcđoyếu tốchính. Vì vậy, tổng thể cácgiả thuyếtcó giá trịđể được kiểm trabằng hồi quytronggiai đoạn tiếptheocủa nghiên cứu này. Phân tích hồi quyNguồn : Tác giảHình 5 : Kết quả nghiên cứu và phân tích hồi quyTrong quy trình tiến độ thứ hai - " đo quy mô ", nghiên cứu và phân tích hồi quy với số lượng giới hạn quan trọng là 0,05 khẳngđịnh mối quan hệ giữa những yếu tố như Hình 5. Cụ thể như sau : Tác động của tác nhân ‘ tham gia Facebook ’ đến tác nhân ‘ xã hội ’ như sau : ‘ đồng ý xã hội ’ = 1,930 + 0,414 ‘ tham gia Facebook ’ ‘ tiếp biến văn hóa truyền thống ’ = 3,597 + 0,128 ‘ tham gia Facebook’Tác động của tác nhân ‘ xã hội ’ đến ‘ tác dụng học tập ’ của sinh viên Trường Thương mại như sau : Tự trọng = 1,517 + 0.222 ‘ tham gia Facebook ’ + 0,329 ‘ đồng ý xã hội ’ + 0,114 ‘ tiếp biến vănhóa ’ ‘ thỏa mãn nhu cầu với đời sống sinh viên ’ = 2,040 + 0,206 ‘ tham gia Facebook ’ + 0,332 ‘ tiếp biến vănhóa ’ ‘ hiệu suất cao học tập ’ = 1,175 + 0,089 ‘ tham gia Facebook ’ + 0,146 ‘ tiếp biến văn hóa’Kết quả chưa chứng tỏ được mối liên hệ giữa ‘ gật đầu xã hội ’ với ‘ sự thoả mãn cuộc sốngsinh viên ’ và ‘ hiệu suất cao học tập ’, vì thế giả thuyết 4 b và 4 c chưa được chứng tỏ. Vì nó chothấy, không có mối quan hệ giữa Facebook và tham gia Tiếp biến văn hóa truyền thống, tự trọng và chấp nhậnxã hội và trình độ Hiệu suất và Tiếp biến văn hóa truyền thống vì nó bác bỏ giả thuyết 3, giả thuyết 4 a, và giảthuyết 5 c. Tóm lại Kết luận về sự chứng tỏ những giả thuyết được trình diễn trong Bảng 5 nhưsau : Bảng 5 : Kết quả những giả thuyếtGiả thuyếtNội dungKết quảGiả thuyết 1 aMạng lưới xã hội trực tuyến ( Facebook ) của sinh viên TrườngĐại học Thương mại tác động ảnh hưởng tích cực đến sự tăng trưởng sự tựtrọng của sinh viênĐược chứngminhGiả thuyết 1 bMạng lưới xã hội trực tuyến ( Facebook ) của sinh viên TrườngĐại học Thương mại tác động ảnh hưởng tích cực đến sự thỏa mãn nhu cầu đối vớicuộc sống sinh viênĐược chứngminhGiả thuyết 1 cMạng lưới xã hội trực tuyến ( Facebook ) của sinh viên TrườngĐại học Thương mại tác động ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả học tập củasinh viênĐược chứngminhGiả thuyết 2M ạng lưới xã hội trực tuyến ( Facebook ) của sinh viên TrườngĐại học Thương mại tác động ảnh hưởng tích cực đếnsự đồng ý xã hộicủa sinh viênĐược chứngminhGiả thuyết 3M ạng lưới xã hội trực tuyến ( Facebook ) của sinh viên TrườngĐại học Thương mại ảnh hưởng tác động tích cực đếnsự tiếp biến văn hóacủa sinh viênĐược chứngminhGiả thuyết 4 aSự đồng ý xã hội của sinh viên Trường Đại học Thương mạitác động tích cực đến sự tăng trưởng sự tự trọng của sinh viênĐược chứngminhGiả thuyết 4 bSự gật đầu xã hội của sinh viên Trường Đại học Thương mạitác động tích cực đếnsự thỏa mãn nhu cầu so với đời sống sinh viênKhông đượcchứng minhGiả thuyết 4 cSự đồng ý xã hội của sinh viên Trường Đại học Thương mạitác động tích cực đếnkết quả học tập của sinh viênKhông đượcchứng minhGiả thuyết 5 aSự tiếp biến văn hóa truyền thống của sinh viên Trường Đại học Thương mạitác động tích cực đến sự tăng trưởng sự tự trọng của sinh viênĐược chứngminhGiả thuyết 5 bSự tiếp biến văn hóa truyền thống của sinh viên Trường Đại học Thương mạitác động tích cực đến sự thỏa mãn nhu cầu so với đời sống sinh viênĐược chứngminhGiả thuyết 5 cSự tiếp biến văn hóa truyền thống của sinh viên Trường Đại học Thương mạitác động tích cực đến hiệu quả học tập của sinh viênĐược chứngminhMỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC FACEBOOKTRONG VIỆC HỖ TRỢ ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG GIẢNGDẠYKết quả của nghiên cứu đưa ra vài gợi ý so với những nhà nghiên cứu, thực hành thực tế giáo dục vànghiên cứu trong tương lai. Đối với những nhà nghiên cứu, nghiên cứu này nhận ra rằng quy mô nghiên cứu đó được trình bàybởi Angela Yan Yu và những đồng nghiệp ( 2010 ) về ảnh hưởng tác động của những website mạng xã hội vàoviệc học tập của học viên là thích hợp can đảm và mạnh mẽ với môi trường tự nhiên trường đại học Nước Ta, đặcbiệt là Đại học Thương mại. Nó là một vật chứng để khẳng định chắc chắn giá trị hiệu lực hiện hành của mô hìnhnghiên cứu Angela Yan Yu góp thêm phần vào những tài liệu của mạng xã hội và học tập xã hội. Do đó, điều này hoàn toàn có thể hỗ trợ can đảm và mạnh mẽ cho những nghiên cứu tương quan trong tương lai. Đối với giảng viên Trường Đại học Thương mại, nghiên cứu đã chứng tỏ rằng những giảng viênTrường Đại học Thương mại hoàn toàn có thể sử dụng Facebook như một công cụ hỗ trợ hoạt động giải trí giảngdạy vì nó có tác động ảnh hưởng tích cực đến tác dụng học tập của sinh viên. Thứ nhất, một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, tác dụng của nghiên cứu này chứng tỏ rằng mạngxã hội trực tuyến ( Facebook ) giúp sinh viên Trường Đại học Thương mại tăng trưởng bản thânbằng cách tác động ảnh hưởng tích cực đến tác nhân tự trọng. Nghĩa là qua Facebook sinh viên có thái độtích cực về bản thân, tự thấy có giá trị, có phẩm chất tốt và năng lực thao tác như mọi người. Kết quả khảo sát cũng cho thấy rằng Facebook giúp sinh viên Trường Đại học Thương mại cóthể biểu lộ bản thân mà không có yếu tố " sợ xấu hổ " trong sự tương tác mặt đối mặt. 639 trên968 người được hỏi thừa nhận rằng mạng xã hội trực tuyến được cho phép họ cảm thấy tự do hơntrong việc bộc lộ và bàn luận về ý tưởng sáng tạo, và tương tác với những bạn học và những giáo viên. Dođó, Facebook giúp sinh viên Trường Đại học Thương mại tăng năng lực học hỏi từ xã hội đểthích ứng với giáo dục dựa trên web. Giảng viên hoàn toàn có thể khơi gợi những quan điểm, sự phát minh sáng tạo của sinhviên sinh viên bằng cách tích lũy những quan điểm góp phần / nhận định và đánh giá / cách nhìn của sinh viên trênFacebook về những yếu tố tương quan đến môn học. Từ đó vừa hoàn toàn có thể tạo thời cơ cho sinh viên thểhiện bản thân mình, bày tỏ những quan điểm, sự mong ước góp phần để triển khai xong bản thân đồng thờigiảng viên và sinh viên Trường Đại học Thương mại hoàn toàn có thể liên kết và tương tác với nhau tốt hơnkhi những giờ giảng trên lớp bị hạn chế mặt thời hạn và khoảng trống. Thứ hai, những hiệu quả của nghiên cứu này cho thấy rằng Facebook dẫn đến tăng sự hài lòng vớicuộc sống đại học của sinh viên Trường Đại học Thương mại. Nó có nghĩa là Trường Đại họcThương mại hoàn toàn có thể sử dụng Facebook như một công cụ để liên kết sinh viên và hỗ trợ công tácgiảng dạy cho giáo viên Trường Đại học Thương mại. Qua đó, sinh viên Trường Đại học Thươngmại vô hình dung hoàn toàn có thể thôi thúc về hình ảnh của Đại học Thương mại. Hơn nữa, những nhà hoạch địnhchính sách / giảng viên hoàn toàn có thể phát hành chủ trương khuyến khích sinh viên Trường Đại họcThương mại tương tác với những khoa trải qua Facebook để tận dụng thời cơ cũng như quyền lợi củacác trang web mạng xã hội ( Facebook ). Thứ ba, những tác dụng tích cực phân phối can đảm và mạnh mẽ dẫn chứng cho thấy những giảng viên và sinhviên Trường Đại học Thương mại hoàn toàn có thể tận dụng lợi thế của công nghệ cao và thông dụng củaFacebook để nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như hiệu suất cao học tập của sinh viên. Facebookkhông chỉ là phương tiện đi lại giúp người dùng lan rộng ra dung tích mạng quy mô lớn mà còn chophép họ duy trì mối quan hệ ngặt nghèo với một nhóm bạn, với bạn hữu đại học, với giảng viên. Dođó, những giảng viên hoàn toàn có thể giao những bài tập nhóm để sinh viên hoàn toàn có thể học hỏi từ những bạn học của họtrên cơ sở Facebook để tăng trưởng mạng lưới học tập từ bạn hữu của sinh viên Trường Đại họcThương mại. Ví dụ giảng viên hoàn toàn có thể nhu yếu sinh viên thao tác theo nhóm trên Facebook, mộtmặt sinh viên hoàn toàn có thể thuận tiện trao đổi, bàn luận mọi lúc mọi nơi, mặt khác giảng viên có thểtheo dõi được mức độ tích cực, phát minh sáng tạo của những thành viên trong nhóm để nhìn nhận sinh viêncuối kỳ, tránh cào bằng, phiến diện. Kết quả của nghiên cứu này hoàn toàn có thể gợi ý cho tương thích với khoảng cách giữa mục tiêu kết nốimạng để vui chơi và liên kết mạng cho việc học. Thật vậy, nghiên cứu này thấy rằng mặc dầu sinhviên Trường Đại học Thương mại bắt đầu hoàn toàn có thể sử dụng Facebook cho vui ( trên 50 % ngườiđược hỏi chơi game show, san sẻ những link chăm sóc, video, hình ảnh của họ và trò chuyện vớibạn bè của họ, v.v... ), nó hoàn toàn có thể thôi thúc việc học của mình trải qua những bạn học và những trườngđại học và do đó có lợi cho tăng trưởng lòng tự trọng của họ, nuôi dưỡng sự hài lòng với cuộc sốngđại học và hiệu quả học tập của họ. Tuy nhiên, những tác dụng tốt không có nghĩa là sinh viênTrường Đại học Thương mại nên dành quá nhiều thời hạn trên Facebook. Là một trong nhữngvấn đề có hai mặt, Facebook có 1 số ít tác động ảnh hưởng xấu đi so với học viên. Trong quan điểm củasinh viên Trường Đại học Thương mại, cách sử dụng Facebook cho mục tiêu học tập sẽ được dễdàng bị phân tâm bởi những hoạt động giải trí mê hoặc khác. Đó là nguyên do tại sao họ hoàn toàn có thể cảm thấy khó khănđể tập trung chuyên sâu vào học tập. Vì vậy, để đạt được tác dụng mong ước, sinh viên Trường Đại họcThương mại nên sử dụng Facebook một cách thích hợp. Sau tác dụng khảo sát, sinh viên TrườngĐại học cũng đưa ra một số ít quan điểm cho cả giảng viên và bản thân họ sử dụng Facebook hiệu quảvào việc học. Ví dụ, sinh viên Trường Đại học Thương mại nên sử dụng Facebook để trò chuyệnvà trao đổi quan điểm để thao tác về một chủ đề chung, để phân phối những nhóm cộng tác trực tuyến, đểkết nối với những bạn cùng lớp và san sẻ sáng tạo độc đáo, v.v... Để Tóm lại, nghiên cứu này cung ứng một cách tiếp cận mới so với cơ sở giáo dục thừa nhậnảnh hưởng của bè bạn và nó cũng phân phối một cơ sở hỗ trợ cho Trường Đại học Thương mạitrong đó những hoạt động giải trí mạng xã hội cần tăng trưởng để tăng tương tác giữa những sinh viên. Do đó, những giảng viên hoàn toàn có thể phong cách thiết kế một cách thích hợp bài học kinh nghiệm hoặc thực hành thực tế khác trên những trang webmạng xã hội, ( Facebook ), ví dụ, thực hành thực tế khuynh hướng những trường đại học được cho phép sinh viênmới để tìm hiểu và khám phá thêm về Đại học Thương mại và thôi thúc cam kết của họ và đạt được sự hàilòng với đời sống đại học tại trường Đại học Thương mại. CÁC HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊNH HƯỚNGNGHIÊN CỨU KHÁCNghiên cứu này có một số ít hạn chế mà hoàn toàn có thể mở ra thời cơ cho những nghiên cứu trong tương lai tạiViệt Nam. Trước hết, nghiên cứu này chỉ tập trung chuyên sâu vào mối quan hệ giữa những website mạng xãhội trực tuyến và hiệu quả học tập sinh viên Trường Đại học Thương mại. Vì vậy, nghiên cứu nàykhông đề cập một cách rõ ràng và đúng chuẩn về ảnh hưởng tác động của Facebook đến sinh viên TrườngĐại học Thương mại theo cách nào. Thứ hai, nghiên cứu này chỉ khai thác trực tiếp tác động ảnh hưởng của Facebook vào tác dụng học tập xã hộicủa sinh viên Trường Đại học Thương mại mà không minh họa cho tác động ảnh hưởng của Facebook vàoviệc học tập hàn lâm của họ. Do đó, cần có nghiên cứu trong tương lai hoàn toàn có thể kiểm tra mối quanhệ giữa Facebook và cả hai tác dụng học tập xã hội và tác dụng học tập hàn lâm. Thứ ba, nghiên cứu này chỉ sử dụng những quy trình xã hội hóa như vai trò trung gian để kết nốiviệc tham gia Facebook đếnkết quả học tập của sinh viên. Trong khi đó, có nhiều yếu tố bao gồmcả yếu tố hữu hình và vô hình dung can thiệp link giữa những website mạng trực tuyến và kết quảhọc tập của sinh viên. Vì vậy, nghiên cứu trong tương lai hoàn toàn có thể liên tục tò mò và tìm hiểu cácyếu tố can thiệp tiềm năng khác. Cuối cùng, khoanh vùng phạm vi nghiên cứu tập trung chuyên sâu vào sinh viên Trường Đại học Thương mại. Do đó, kếtquả nghiên cứu như vậy chỉ hoàn toàn có thể kiểm tra giá trị của khuôn khổ Angela Yan Yu về trường hợpTrường Đại học Thương mại. Kết quả của nghiên cứu này là chỉ quyền lợi cho Trường Đại họcThương mại để cải tổ chất lượng giáo dục tại Trường Đại học Thương mại. Do đó, nó là cầnthiết để lan rộng ra khoanh vùng phạm vi nghiên cứu những trường đại học tại TP.HN hoặc trên khắp Nước Ta đểkiểm tra quy mô nghiên cứu cũng như những tác dụng về tác động ảnh hưởng của những website mạng xã hộivào việc học tập của sinh viên. TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Alavi, M. ( 1994 ). Computer-mediated collaborative learning : an empirical evaluation. MISQuarterly, 18 ( 2 ), 157 - 174.2. Astin, A. W. ( 1999 ). Student involvement : A developmental theory for higher education. Journal of College Student Development, 40 ( 5 ). 3. Bandura, A. ( 1977 ). Social learning theory : Prentice Hall. 4. Beekhoven, S., Jong, U. D., và Hout, H. V. ( 2003 ). Different courses, different students, sameresults ? An examination of differences in study progress of students in different courses. HigherEducation, 46, 37-59. 5. Haydon, J., Dunay, P., và Kruege, R. ( 2012 ). Facebook Marketing For Dummies : WileyPublishing. 6. Helliwell, J. F., và Putnam, R. D. ( 2007 ). Education and Social Capital. Eastern EconomicJournal, 33 ( 1 ). 7. Irwin, C., Ball, L., và Desbrow, B. ( 2012 ). Students ’ perceptions of using Facebook as aninteractive learning resource at university. Australasian Journal of Education Technology, 28 ( 7 ), 1221 - 1232.8. Kraiger, K. ( 1993 ). Application of Cognitive, Skill-Based, and Affective Theories of LearningOutcomes to New Methods of Training Evaluation. Journal of Applied Phychology Monograph, 78 ( 2 ), 311 - 328.9. Morrison, E. W. ( 2002 ). Newcomers ’ relationships : the role of social network ties duringsocialization. Academy of Management, 45 ( devil ), 1149 - 1160.10. Hương, N.L. ( 2012 ). Làm giàu không khó. Lao động xã hội. 11. Nunnally, J. C. ( 1978 ). Psychometric theory. Thành Phố New York : McGraw Hill. 12. Redecker, C., Ala-Mutka, K., và Punie, Y. ( 2010 ). Learning 2.0 - The Impact of Social Mediaon Learning in Europe. JRC Technical Notes. 13. Schmidt, A. M., và Ford, J. K. ( 2003 ). Learning within a learner control trainingenvironment : the interactive effects of goal orientation and metacognitive instruction and metacognitive instruction on learning outcomes. Personnel Psychology, 56 ( 2 ), 405 - 429.14. Tian, S. W., Voge, D., và Kwok, R. C. ( 2011 ). The impact of trực tuyến social networking onlearning : a social integration perspective. International Journal of Networking and VirtualOrganizations, 8 ( 3 ), 264 - 280.15. Tinto, V. ( 1994 ). Leaving College : Rethinking the Causes and Cures of Student Attrition : University Of Chicago Press. 16. Tinto, V. ( 1998 ). Colleges as Communities : Taking Research on Student PersistenceSeriously. The Review of Higher Education, 21 ( 2 ). 17. Yang, H. - L. ( 2003 ). Effects of social network on students ' performance : A web-based forumstudy in Taiwan. JALN, 7 ( 3 ), 93-107. 18. Yu, A. Y., Tian, S. W., Vogel, D., và Kwok, R. C. - W. ( 2010 ). Can learning be virtuallyboosted ? An investigation of trực tuyến social networking impacts. Computer và Education ( 1-10 ). 19. Weinberg, T. ( 2009 ). The new commuinity rules : Marketing on the social web. Sebastopol, CA : O'Reilley Media, Inc. Tổng quan " Xu hướng ứng dụng mạng xã hội trong giáo dục " ( lưu hành nội bộ ) 28/01/2015 12 : 10N gười thực thi : ThS. Vũ Thị Hồng KhanhTổng luận trên đây đã ra mắt khái quát những khuynh hướng tăng trưởng của mạng xã hội trong nướcvà quốc tế như : Sự hình thành tăng trưởng của mạng xã hội ; những mạng xã hội thông dụng nhất ; nhữngtác động xấu đi và tích cực cũng như những xu thế ; ứng dụng mạng xã hội vào trong, giáo dụchiện nay. Web 2.0 sinh ra đã thực sự mang lại cuộc cách mạng to lớn trong việc truy vấn và sử dụngInternet. Trong đó, mạng xã hội đã thực sự bùng nô và xâm nhập sâu rộng vào đời sống củacon người ở thế kỷ XXI. Nó mang lại cho người sử dụng sự chu động trong việc tạo và địnhhướng nội dung, góp thêm phần thiết kế xây dựng nên những hội đồng ảo với những đặc thù và hoạt động giải trí củamột “ hội đồng thực ”. Sự tăng trưởng của công nghệ thông tin. Internet, sự nở rộ của mạng xã hộiđã làm cho đời sống của con người liền mạch với “ quốc tế ảo ”. Những quyền lợi của mạng xã hộimang lại cho những hoạt dộng cùa con người như kinh doanh thương mại, giáo dục, vui chơi ... là không thế phủnhận. Tại Nước Ta, ứng dụng công nehệ thông tin trong giáo dục và huấn luyện và đào tạo luôn là một nội dungtrọng điểm được chăm sóc góp vốn đầu tư của Nhà nước. Đứng trước sự bùng nổ và xâm nhập của mạngxã hội. Việc ứng dụng nó trong những hoạt động giải trí học tập là tương thích với xu thế lúc bấy giờ trên thếaiới cũng như tiềm năng ứng dụng công nghệ thông tin Irong hoạt động giải trí giáo dục và đào tạo và giảng dạy ớnước ta. Để tìm hiểu thêm chi tiết cụ thể tài liệu, xin liên hệ : Phòng Thư viện, số điện thoại thông minh : 04-3942 3754 hoặc theo địa chỉ thư điện tử : tttv@vnies.edu.vnGi ới thiệu sách : Mạng xã hội với sinhviên / Trần Hữu Luyến, Trần Thị Minh Đức, Bùi Thị Hồng Thái. _H. : Đại học Quốc gia HàNội, năm ngoái. _386 tr. 26/08/2015 Nhà xuất bản : Tri thứcNăm xuất bản : 2015K ích thước : Số trang : 386C uốn chuyên khảo Mạng xã hội với sinh viên là mẫu sản phẩm sau 3 năm nghiên cứu lý luận và thựctiễn, được khái quát trên cơ sở đề tài “ Mạng xã hội với người trẻ tuổi Nước Ta - tình hình và giảipháp ” do Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia ( NAFOSTED ) hỗ trợ vốn. Cuốn sáchcung cấp cho người đọc những kiến thức và kỹ năng tổng thể và toàn diện nghiên cứu về mạng xã hội ( MXH ) trên thếgiới và ở Nước Ta, chỉ ra tình hình sử dụng MXH của 4205 sinh viên Nước Ta đang học tạimột số trường đại học ở TP. Hà Nội, TP. Hải Phòng, Vinh, Huế, TP. Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh vàvấn đề tự nhìn nhận bản thân họ. Thông qua 8 chương sách, nhóm tác giả đã tập trung chuyên sâu làm rõ một số ít yếu tố tương quan đến cáchthức sử dụng MXH việc công khai minh bạch và bảo mật thông tin thông tin cá thể trên MXH, những loại nhu yếu sửdụng MXH, tự nhìn nhận bản thân của sinh viên sử dụng và những áp lực đè nén tâm ý từ việc sử dụngmạng. Từ đó, những tác giả chỉ ra những yếu tố còn sống sót trong quản trị việc sử dụng MXH vàtrình bày một số ít kinh nghiệm tay nghề quản trị của quốc tế để việc sử dụng mạng của giới trẻ thực sựmang lại quyền lợi và giúp họ tránh được những rủi ro đáng tiếc không mong ước khi tham gia vào MXH.Chương 1 : Nghiên cứu về mạng xã hội trên quốc tế và ở Việt NamMạng xã hội ( Social network sites ) là khái niệm mới được hình thành trong thập niên cuối củathế kỷ XX, khởi đầu bằng sự sinh ra của Classmate. com ( 1995 ), SixDegrees ( 1997 ), kế đến là sựnở rộ của một loạt những trang mạng khác. Một cách chung nhất Mạng xã hội là tập hợp những cánhân với những nối quan hệ về một hay nhiều mặt được kết nối với nhau. Trong phần này tác giảcũng tổng quan khái niệm về MXH dưới nhiều hướng tiếp cận của những học giả, nhà nghiên cứukhác nhau. Cơ bản nhất MXH được cấu thành từ hai bộ phận là con người và những mối liên hệgiữa họ. Những người sử dụng MXH được gọi là dân cư mạng. Mạng xã hội khác với dịch vụ mạng xã hội. Dịch Vụ Thương Mại MXH hay MXH trực tuyến là dịch vụ xâydựng và phản ánh MXH hay mối quan hệ giữa người với người, dựa trên nền tảng chung về sởthích, thiên nhiên và môi trường hay nghành hoạt động giải trí, từ đó được cho phép người sử dụng san sẻ những nội dung domình tạo ra để thiết lập nên hội đồng của chính mình. Dịch Vụ Thương Mại MXH hướng đến việc lấy cánhân làm TT nhưng một khi những cá thể đã liên kết với nhau thì hội đồng lại là mộtkhái niệm cần được xem xét. Cộng đồng mạng là một khái niệm phức tạp, nó bị ảnh hưởng tác động sâusắc bởi đặc thù trung gian của sự tương tác. Cộng đồng mạng hoàn toàn có thể tập hợp tổng thể mọi ngườithuộc mọi khoảng trống và thời hạn, điều mà những tương tác trực tiếp không hề làm được. MXH trên internet gồm có những đặc thù điển hình nổi bật : tính link hội đồng, tính đa phương tiện, tính tương tác, năng lực truyền tải và lưu trữ lượng thông tin khổng lồ. Các trang MXH có nhiềuloại tính năng khác nhau trong đó phổ cập là tạo hồ sơ cá thể, kết bạn trực tuyến, tham gianhóm trực tuyến, san sẻ, bày tỏ quan điểm và tìm kiếm thông tin. Khi sử dụng những tính năng này, người tham gia vừa thực thi tính công khai minh bạch của thông tin vừa phải tính đến tính bảo mật thông tin để bảovệ quyền riêng tư cá thể. Bên cạnh những ưu điểm, tiện ích được cho phép người sử dụng tạo dựng những mối liên hệ mới, thể hiệnsự phát minh sáng tạo, đổi mới phương pháp tiếp xúc truyền thống lịch sử, MXH đã và đang tạo nên những áp lựccho người sử dụng. MXH cám dỗ người sử dụng dành nhiều thời hạn trên mạng hơn là đi rangoài và thiết lập những mối quan hệ thực ; lạm dụng những website MXH còn khiến người sử dụngtiêu tốn thời hạn và ngân sách trong việc làm, khiến trẻ rối loạn, suy giảm năng lực tạo ra cáccuộc hội thoại thực sự, hạn chế tập trung chuyên sâu ; không ý thức được về thông tin họ công khai minh bạch, dễ bị tổnhại trước những tiến công bảo mật thông tin v.v... Trên quốc tế, MXH sinh ra đã đổi khác trọn vẹn phương pháp tiếp xúc của dân cư mạng quacách liên kết với nhau nhờ yếu tố tích hợp đa tính năng vào cùng một trang mạng như chat, email, phim ảnh, san sẻ file v.v.... MXH nhanh gọn trở thành một hiện tượng kỳ lạ thông dụng toàn thế giới thuhút phần đông người dùng nhất là giới trẻ. Tác giả dành một dung tích không nhỏ tổng quan cácnghiên cứu về MXH của những tác giả trên quốc tế, đặc biệt quan trọng nhấn trọng tâm vào những nghiên cứuliên quan đến đề tài nghiên cứu của tác giả theo những nhóm yếu tố : ý niệm bè bạn trên MXH ; nhu yếu và quyền lợi của việc sử dụng mạng ; truyền thống cá thể biểu lộ trên MXH ; yếu tố tự côngkhai và bảo mật thông tin thông tin trên MXH ; những rủi ro đáng tiếc và hành vi rủi ro tiềm ẩn từ MXH ; sự phụ thuộcMXH và nghiện MXH ; vốn xã hội từ việc sử dụng MXH. .. Tại Nước Ta, MXH thuần Việt sinh ra sớm nhất là Yahoo 360 0 năm 2005, sau đó là 1 số ít MXH “ trong nước ” khác cũng đã sinh ra như ZoomBan, Yobanbe, FaceViet. com, VietSpace, ZingMe, Go. vn v.v... Mặc dù vậy, đến nay MXH được sử dụng thông dụng nhất ở Nước Ta lúc bấy giờ làFacebook. Người dùng Nước Ta có xu thế sử dụng những MXH quốc tế nhiều hơn cácMXH thuần Việt. Thực tế, nhìn vào những MXH do người Nước Ta phong cách thiết kế, những chuyên viên cũngnhận định sự tăng trưởng của nó là thiếu vững chắc. Đồng thời những mạng quốc tế như Facebook, Twitter đã tạo ra làn sóng ảnh hưởng tác động lớn đến những MXH khác trên quốc tế, không loại trừ ViệtNam. Nhìn tổng thể và toàn diện, MXH Nước Ta dù đã tăng trưởng qua nhiều quá trình nhưng được đánh giálà tiến chậm, chậm so với số lượng người dùng Internet và chậm hơn so với những nước trong khuvực. MXH thuần Việt đang gặp khó khăn vất vả trong việc lôi cuốn lượng người dùng lớn và ổn địnhngay tại thị trường trong nước. Tác giả cũng tổng quan một số ít nghiên cứu về MXH tại Việt Namtheo những hướng ship hàng cho nghiên cứu của mình. Chương 2 : Thực trạng sử dụng mạng xã hội trong sinh viên. Phần này, nhóm tác giả trình diễn tác dụng nghiên cứu về tình hình sử dụng MXH trong sinh viênViệt Nam trên những góc nhìn : mức độ sử dụng, những loại MXH được sinh viên việt nam sử dụng, địađiểm sinh viên thường sử dụng MXH, thời hạn dành cho việc sử dụng MXH và yếu tố sử dụngngôn ngữ trên MXH của sinh viên lúc bấy giờ. MXH thực sự đang có sức mê hoặc lớn khi đại đa số sinh viên Nước Ta đều sử dụng. Điều nàyđược khá nhiều người thừa nhận. Trong 17 MXH được khảo sát thì lúc bấy giờ sinh viên Việt Namđang ưa dùng nhất Facebook ( 86,6 % ), Youtube ( 60 % ), Google + ( 56,2 % ), ZingMe ( trang MXHcủa Nước Ta ) được ưa thích ở vị trí thứ tư ( 39,5 % ). Khảo sát những khu vực sinh viên thường vào MXH, tác dụng cho thấy nơi ít được sinh viên truycập MXH nhất là nơi thao tác ( 1,9 % ), nhiều truy vấn nhất là ở nhà ( 49,6 % ) nhiều hơn gấp 6 lầnso với khi họ ở trường học ( 8 % ). Chỉ có 12,4 % sinh viên cho biết họ sử dụng MXH ở tiệmInternet, nhưng có tới 40 % sinh viên sử dụng MXH ở mọi nơi với những thiết bị di động như điệnthoại, máy tính bảng ... Về thời hạn, Sinh viên sử dụng MXH nhiều vào buổi tối ( 26,6 % ) và đêm ( 10,9 % ) đa phần ngoàigiờ học chính tại trường nhưng lại nhiều vào lúc cần nghỉ ngơi sau một ngày hoạt động giải trí. Có 33 % số sinh viên cho biết mỗi ngày họ mất từ 3-5 giờ sử dụng MXH, chỉ có 3 % sử dụng dưới một giờvà 7 % sủ dụng trên 8 giờ một ngày cho việc truy vấn MXH.Việc sử dụng ngôn từ trên mạng xã hội đáng báo động, đang có khuynh hướng biến hóa tiếng Việtvà trở thành những biến thể từ âm tiết, ý nghĩa đến những ký tự. Đó là thứ ngôn từ @ mới, trởthành “ mốt ” trên mạng chat, tin nhắn điện thoại thông minh của giới trẻ lúc bấy giờ. Thực tế này đang đặt ranhiều tâm lý thiết yếu để hạn chế mặt xấu đi của ngôn từ trên MXH của giới trẻ lúc bấy giờ, góp thêm phần vào giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Chương 3 : Công khai và bảo mật thông tin thông tin cá thể trên mạng xã hộiMXH phân phối cho người sử dụng những thời cơ tự công khai thông tin của bản thân nhiều hơnnhờ những tính năng và thuộc tính của nó, khắc phục được những điểm yếu kém của tiếp xúc trựctiếp. Công khai thông tin nhằm mục đích tăng trưởng những mối quan hệ, đây là một quy trình thiết yếu trongviệc hình thành, duy trì những mối quan hệ, giúp tăng trưởng truyền thống cá thể. Nghiên cứu đã khaithác những thông tin mà sinh viên tự công khai minh bạch dựa trên tên hiển thị, ảnh hiển thị và những thôngtin cá thể tự công khai minh bạch khác trên MXH ( ngày tháng năm sinh, nơi ở, sở trường thích nghi, số điện thoại thông minh, cácmối chăm sóc, thực trạng hôn nhân gia đình, nơi thao tác ) và đồng thời cũng xem xét những yếu tố liênquan đến sự tự công khai minh bạch này. Bảo mật thông tin trên MXH thực sự thiết yếu với người sử dụng, nó gắn liền với sự riêng tư củacá nhân. Nghiên cứu đã tìm hiểu và khám phá xem sinh viên có bản vệ thông tin trên MXH không, nhữngcách thức được sinh viên dùng để bảo vệ thông tin riêng tư của họ là gì. Kết quả cho thấy, phầnlớn sinh viên sử dụng MXH được nghiên cứu đều cho rằng mình bảo vệ thông tin trên MXH ( 81,8 % ) và có sự khác nhau nhất định trong việc bảo vệ thông tin trên MXH của sinh viên ( tr. 168 ). Trong nghiên cứu này, sinh viên thường chọn một số ít cách để bảo vệ bản thân như : khoanh vùng nhóm bạn hữu, hạn chế link với nhiều thông tin tài khoản khác, để mật khẩu kí tự khó nhớ, cẩn trọng với những tin nhắn lạ, không vào mạng nơi công cộng, tiếp tục đổi khác mậtkhẩu hay không đưa nhiều thông tin về mái ấm gia đình ( tr. 171 ). tin tức không nên đăng tải được sinhviên nhìn nhận phần đông tương quan đến chính trị, tôn giáo và những mối quan hệ cá thể ( tr. 184 ). Đồng thời, tác giả cũng khám phá nhận thức của sinh viên về những thông tin mà theo họ cần phảibảo mật và tự nhìn nhận của họ về sự bảo mật thông tin thông tin trên MXH lúc bấy giờ. Kết quả là, sinh viênkhá tự tin về yếu tố cẩn trọng thông tin bị lộ trên MXH ( 44,7 % sinh viên tin rằng thông tin cánhân san sẻ trên mạng hoàn toàn có thể bị lộ nhưng họ trấn áp được ; 16,6 % cho rằng không có gì đángphải bảo mật thông tin và 23,1 % thì không chú ý chuyện thông tin có bị lộ hay không khi san sẻ trênMXH ). Chương 4 : Mối quan hệ bè bạn trên mạng xã hội và nhu yếu sử dụng mạng xã hộitrong sinh viên. Nghiên cứu đã tìm hiểu và khám phá sinh viên đã sử dụng MXH cho việc tạo dựng và giữ gìn những mối quan hệcủa ra sao qua số lượng bạn và số bạn họ liên tục trao đổi. Tuy nhiên, nghiên cứu cũngchưa chỉ ra được đối tượng người dùng kết bạn của họ là ai, tập trung chuyên sâu vào những nhóm bạn đồng đẳng nào vàcác mối quan hệ mái ấm gia đình hay những mối quan hệ xã hội - nghề nghiệp. Các nghiên cứu về sử dụng MXH trên quốc tế cho thấy nhu yếu sử dụng MXH rất phong phú, nóphụ thuộc vào người sử dụng và mục tiêu của họ ví dụ điển hình tại một số ít nước những cơ quan lậppháp và hành pháp đã dùng MXH như một công tục hữu dụng trong công tác làm việc chính trị ( điều trathăm dò ý kiến ), ngăn ngừa và phòng chông tội phạm, tìm kiếm người thất lạc ; trong nghành ytế, MXH được dùng để nâng cao chất lượng mối quan hệ giữa bác sĩ với bệnh nhân ; trong giáodục, MXH được sử dụng để giảng dạy từ xa, làm những bài tập nhóm ; trong thương mại và laođộng, MXH được dùng để tiếp thị mẫu sản phẩm, tuyển dụng và quản trị nhân viên cấp dưới ; từ góc nhìn cánhân MXH được dùng để thiết lập và duy trì những tương tác xã hội v.v... Nghiên cứu này đã chỉ ramột số nhu yếu sử dụng MXH của sinh viên lúc bấy giờ ( cao nhất là tiếp xúc, vui chơi, tăng cườnghiểu biết xã hội ) và nghiên cứu và phân tích năm loại nhu yếu tương tác, vui chơi, bộc lộ bản thân, kinh doanhvà nhu yếu thử nghiệm đời sống của sinh viên trong mối liên hệ với những biến độc lập khácnhư giới tính, thành phố học tập, năm học, số giờ sử dụng MXH, số bạn có trên MXH của sinhviên, những loại MXH được sử dụng. Khi khám phá về áp lực đè nén của mạng xã hội tới tâm ý sinh viên sử dụng, những tác giả đã chỉ ra rằngsinh viên sử dụng MXH trong nghiên cứu này không có bộc lộ chịu áp lực đè nén khi sử dụng MXH, nói cách khác, việc sử dụng MXH của họ nằm ở mức độ đồng ý được và chưa có cảnh báo nhắc nhở vềnguy cơ nghiện MXH. Họ sử dụng MXH một cách có ích, không để MXH chi phối đến thờigian, hoạt động giải trí sống, xúc cảm và hành vi của bản thân. Chương 5 : Tự nhìn nhận bản thân của sinh viên sử dụng mạng xã hộiTrong chương này, tác giả trình diễn lý luận về tự nhìn nhận bản thân trải qua nghiên cứu và phân tích tổngquan 1 số ít nghiên cứu trên quốc tế và trình diễn hiệu quả tương quan đến tự nhìn nhận bản thân củasinh viên Nước Ta sử dụng mạng xã hội. Kết quả nhìn nhận bản thân biểu lộ ở sáu góc nhìn cáitôi : cái tôi mái ấm gia đình, cái tôi xã hội, cái tôi học đường, cái tôi xúc cảm, cái tôi sức khỏe thể chất và cái tôitương lai : ( tr. 252 - 260 ). Cụ thể : Sinh viên sử dụng MXH có xu thế nhìn nhận cao góc nhìn tíchcực của bản thân mình so với mái ấm gia đình mình ; họ thường tôn vinh những biểu lộ tích cực khiđánh giá về đời sống xã hội hơn là những biểu lộ xấu đi ; họ có khuynh hướng nhìn nhận việc họctập cả ở góc nhìn tích cực và xấu đi là như nhau ; họ có xu thế nhìn nhận cao góc nhìn tíchcực của cảm hứng, nghĩa là họ biết cách trấn áp xúc cảm của mình, họ có khuynh hướng biểu cảm sựviệc theo chiều tích cực ; họ có xu thế nhìn nhận về khung hình, ngoại hình của mình một cách tíchcực, họ gật đầu ngoại hình như mình vốn có và có ý thức về việc chăm nom sức khỏe thể chất bản thân ; họ có xu thế nhìn nhận tích cực về tương lại của mình ở mọi phương diện. Nhóm tác giả cũng trình diễn và nghiên cứu và phân tích những tác dụng tương quan đến mối liên hệ giữa nhữngbiến độc lập trong nghiên cứu này ( giới tính, thành phố học tập, số giờ sử dụng MXH, số bạntrên mạng, bảo mật thông tin thông tin trên mạng ) với mức độ tự nhìn nhận bản thân của những sinh viên. Chương 6 : Thái độ của dân cư mạng so với việc sử dụng mạng xã hộiThái độ xã hội của cách ứng xử của những cá thể, nhóm so với những trường hợp, yếu tố xã hộinhất định. Thái độ xã hội so với việc sử dụng MXH được hiểu là cách ứng xử của những cá nhânvới việc sử dụng MXH theo một xu thế nhất định và bộc lộ trên ba góc nhìn nhận thức, xúc cảm và hành vi. Trong phần này, những tác giả trình diễn hiệu quả nghiên cứu về thái độ xã hộicủa dân cư mạng so với việc sử dụng MXH trải qua nghiên cứu và phân tích những số liệu định lượng thu đượctừ cuộc tìm hiểu trên sinh viên, trên báo mạng và những tác dụng nghiên cứu và phân tích định tính về FacebookMXH tiêu biểu vượt trội và lớn nhất hành tinh lúc bấy giờ. Có 24 % quan điểm cho rằng không nên liên tục sử dụng facebook và 76 % ủng hộ việc sử dụng MXHfacebook. Tác giả nêu những minh họa sôi động cho thấy thái độ ủng hộ hoặc phản đối sử dụngfacebook của người sử dụng, đồng thời tổng hợp được những nguyên do được cho là tai hại của MXHnếu sử dụng một cách tiếp tục và thiếu trấn áp ( mất thì giờ, mất năng lực tập trung chuyên sâu làmviệc khác, hoàn toàn có thể bị nghiện MXH, ảnh hưởng tác động đến hiệu suất cao thao tác / học tập, bị lôi kéo vào cáchoạt động không lành mạnh, giảm thiểu những mối quan hệ ngoài đời ) ; những nguyên do đưa ra để ủng hộsử dụng facebook gồm có : facebook mang lại nhiều quyền lợi cho đời sống như tìm kiếm ngườithân bạn hữu, san sẻ khó khăn vất vả tâm ý, phân phối nhu yếu vui chơi và bản thân không cảm thấy bị lệthuộc vào facebook, chỉ cần kiểm soát và điều chỉnh hay có cách dùng đúng đắn thì sẽ khắc phục được nhữngmặt trái của nó. Chương 7 : Giải pháp quản trị mạng xã hộiTrước tình hình sự ngày càng tăng số lượng người dùng Internet và những mạng xã hội lúc bấy giờ, vấn đềquản lý MXH là một yếu tố bức thiết được những vương quốc chăm sóc luận bàn làm thế nào để đảm bảoquyền được bảo vệ thông tin cá thể, quyền bảo đảm an toàn cơ bản cho công dân nước mình. Ba vấn đềđược chăm sóc là : bảo vệ quyền lợi cá thể của người dùng và lôi kéo họ có nghĩa vụ và trách nhiệm tự bảovệ mình ; được cho phép cơ quan chính phủ có một quyền nhất định trong việc xâm nhập vào mạng lưới hệ thống cánhân, khi cần, để trấn áp những rủi ro tiềm ẩn từ những thành phần, nhóm khủng bố nhằm mục đích bảo vệ lợiích vương quốc ; lôi kéo hợp tác, san sẻ thông tin giữa những vương quốc nhằm mục đích trấn áp ở tầm quốc tế .

Rate this post
Banner-backlink-danaseo

Bài viết liên quan

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments