Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 8 (Đề số 36)

Banner-backlink-danaseo

2020 – 06-23 T10 : 16 : 47-04 : 00

Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 8 ( Đề số 36 ), có đáp án/ themes / cafe / images / no_image. gif

Bài Kiểm Tra

https://mindovermetal.org/uploads/bai-kiem-tra-logo.png

PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
 
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.
 
Cậu 1. Theo Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình Huế đồng ý mà ba cửa biển nào cho Pháp ra vào buôn bán?
 
A. Đà Nẵng, Thuận An, Quy Nhơn.
B. Đà Nẵng, Thuận An, Quảng Yên.
C. Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên.
D. Đà Nẵng, Ba Lạt, Cửa Việt.
 
Câu 2. Ai đã được nhân dân tôn làm Bình Tây đại nguyên soái?
 
A. Nguyễn Tri Phương.
B. Trương Quyền,
C. Nguyễn Trung Trực.
D. Trương Định. 
 
Câu 3. Sau Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình đã có hành động gì?
 
A. Tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Trung và Bắc Kì.
B. Lãnh đạo nhân dân tổ chức kháng chiến.
C. Kiên quyết đòi Pháp trả lại các tỉnh đã chiếm đóng.
D. Hòa hoãn với Pháp để chống lại nhân dân.
 
Câu 4. Tháng 6-1867, quân Pháp không tốn một viên đạn đã chiếm ba tỉnh nào?
 
A. Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang.
B. Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên,
C. Vĩnh Long, Hà Tiên, Cần Thơ.
D. Vĩnh Long, Mĩ Tho, Hà Tiên.
 
Câu 5. Nhiều người đã dùng thơ văn để chiến đấu chống giặc như:
 
A. Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Huân Nghiệp, Phan Văn Trị…
B. Nguyễn Đình Chiểu, Trương Quyền, Phan Văn Trị…
C. Nguyễn Đình Chiểu, Phan Tồn, Phan Liêm…
D. Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân…
 
Câu 6. Hai lần bị giặc bắt, được thả ra ông lại tiếp tục chống Pháp. Khi bị đưa đi hành hình ông vẫn ung dung làm thơ. Ông là ai?
 
A. Nguyễn Hữu Huân.
B. Nguyễn Đình Chiểu,
C. Hồ Huân Nghiệp.
D. Phan Văn Trị.
 
Câu 7. Câu nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là của ai?
 
A. Trương Định.
B. Trương Quyền,
C. Nguyễn Trung Trực.
D. Nguyễn Tri Phương.
 
Câu 8. Vì sao thực dân Pháp dễ dàng chiếm nốt ba tỉnh miền Tây?
 
A. Lực lượng của ta bố phòng mỏng.
B. Ta không chuẩn bị vì nghĩ địch không đánh,
C. Lãnh tụ các cuộc khởi nghĩa bị bắn, bị giết.
D. Thái độ do dự và nhu nhược của triều đình Huế.
 
PHẦN 2. TỰ LUẬN
 
Câu 1. So sánh hai thái độ, hai kiểu hành động của nhân dân và triều đình Huế trước sự xâm lược của thực dân Pháp.
 
Câu 2. Thực dân Pháp đã tiến hành kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất 1873 như thế nào? 
 

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 36 PHẦN 1.

TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
 

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8

Đáp án
C
D
A
B
A
A
C
D

 
PHẦN 2. TỰ LUẬN
 
Câu 1. Hai kiểu hành động của nhân dân và triều đình Huế trước sự xâm lược của thực dân Pháp:
 

 
Thái độ
Hành động

Nhân dân
 
– Kiên quyết chống xâm lược ngay từ khi Pháp nổ súng xâm lược nước ta.
– Kiên quyết chống trả khi địch tấn công Gia Định và các tỉnh Nam Kì.
– Thái độ “bất tuân lệnh” triều đình của nhân dân và sĩ phu yêu nước.
– Anh dũng chống trả chúng tại Đà Nẵng dẫn đến làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của địch.
– Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra quyết liệt chống sự mở rộng chiếm đóng của thực dân Pháp và chống sự nhu nhược của triều đình.
– Vì nhân dân, Trương Định ở lại kháng chiến.
 

Triều đình
– Không kiên quyết động viên nhân dân chống Pháp.
– Bỏ lỡ thời cơ để hành động.
– Nhu nhược, ươn hèn, ích kỉ vì quyền lợi của dòng họ bán rẻ dân tộc.
 
– Bỏ lỡ thời cơ khi địch đánh Gia Định.
– Kí Hiệp ước 1862 để mất ba tỉnh miền Đông Nam Kì.
– Để mất ba tỉnh miền Tây (1867).
– Đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.
 

 
Câu 2. Thực dân Pháp đã tiến hành kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất 1873:
 
Kế hoạch đánh Bắc Kì của thực dân Pháp đã được vạch ra từ trước:
 
– Cuối 1872, chúng cho lái buôn Đuy-puy gây rối ở Hà Nội nhằm tạo cơ hội cho Pháp can thiệp sâu vào vấn đề Bắc Kì.
 
– Lấy cớ giải quyết vụ gây rối của lái buôn Đuy-puy, Gác-ni-ê đưa hơn 200 quân Pháp ra Bắc. Nhưng thực chất, đây là việc làm nằm trong kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì của thực dân Pháp.
 
– Sau đó, Pháp cho quân đánh thành Hà Nội 20-11-1873. Sau khi chiếm được thành, chúng cho quân đánh chiếm các tỉnh Hưng Yên, Phi Lý, Hải Dương, Ninh Bình và Nam Định.

5/5 - (1 vote)

Bài viết liên quan

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments