Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Địa lí lớp 9 ở trường THCS

Banner-backlink-danaseo

Bạn đang xem

20 trang mẫu

của tài liệu “Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Địa lí lớp 9 ở trường THCS”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

 lạc hậu và đôi khi không còn đúng, không phù hợp với thực tiễn. Vì thế đòi hỏi người học và người dạy cần cập nhật thông tin thường thường xuyên, nắm bắt sự thay đổi và biết đánh giá vấn đề một cách đúng đắn. Công nghệ thông tin có thể đáp ứng được điều này.
Trong một tiết học có sử dụng công nghệ thông tin nhất là sử dụng giáo án điện tử thì sẽ dễ dàng thực hiện các phương pháp dạy học tích cực như trực quan-vấn đáp-nêu vấn đề, tạo hứng thú cho học sinh. Bài học trở lên sinh động, dễ hiểu hơn khi kiến thức được truyền tải thông qua các hình ảnh, bản đồ, biểu đồ, các video, phóng sự Vì thế ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là một giải pháp hiệu quả.
b) Cơ sở thực tiễn:
* Căn cứ vào tình hình thực tế về vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học:
Trên thế giới, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học được thực hiện từ rất sớm nhằm tối ưu hóa các phương pháp dạy học tích cực, phát huy vai trò chủ thể của người học. Các hệ thống thông tin, tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ, các đồ họa... được các thiết bị đa phương tiện truyền tải đến người học, tạo nên tính trực quan sinh động và tạo hứng thú cho người học.
Ở Việt Nam, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học mới được quan tâm trong những năm gần đây nhưng đã được giáo viên và học sinh hưởng ứng nhiệt tình, nhất là đội ngũ giáo viên trẻ, góp phần quan trọng vào quá trình đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, nâng cao chất lượng dạy học. Công nghệ thông tin được ứng dụng trong tất cả các môn học từ tự nhiên đến xã hội. 
* Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo :
- Chỉ thị 58-CT/UW của Bộ Chính Trị ngày 07 tháng 10 năm 2000 về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa. Ở nước ta, vấn đề ứng dụng ICT trong giáo dục, đào tạo được Đảng và Nhà nước rất coi trọng, coi yêu cầu đổi mới PPDH có sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại là điều hết sức cần thiết. Các Văn kiện, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Chính phủ, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã thể hiện rõ điều này, như: Nghị quyết CP của Chính phủ về chương trình quốc gia đưa công nghệ thông tin (CNTT) vào giáo dục đào tạo (1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, Luật giáo dục (1998) và Luật giáo dục sửa đổi (2005), Nghị quyết 81 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị 29 của Bộ Giáo dục – Đào tạo, Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010,
- Chỉ thị số 29 của Bộ Giáo dục – Đào tạo (ngày 30/7/2001/CT) về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2001 – 2005 nêu rõ “CNTT là phương tiện để tiến tới một xã hội hóa học tập”, nhưng “giáo dục và đào tạo phải đóng vai trò quan trọng bậc nhất thúc đẩy sự phát triển của CNTT ”.
Trong “Chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo đến năm 2010” của Bộ Giáo dục – Đào tạo đã yêu cầu ngành giáo dục phải từng bước phát triển giáo dục dựa trên CNTT, vì “CNTT và đa phương tiện sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong quản lý hệ thống giáo dục, trong chuyển tải nội dung chương trình đến người học, thúc đẩy cuộc cách mạng về phương pháp dạy và học”
 	- Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012;
- Thông tư số 08/2010/TT-BGDĐT ngày 01/03/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong các cơ sở giáo dục.
II.2.Thực trạng
a)Thuận lợi – khó khăn
* Thuận lợi:
- Bản thân là một giáo viên còn khá trẻ, đã được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ một cách bài bản, được tiếp cận và bồi dưỡng về công nghệ thông tin nên năng lực sư phạm và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học khá tốt. Nhiều năm qua tôi đã rất tích cực tự học hỏi, tự trau dồi trình độ CNTT, tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm và tích cực ủng hộ phong trào dạy học có sử dụng công nghệ thông tin.
- Việc soạn và dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin được giáo viên thực hiện ở nhiều môn học nên học sinh không còn lạ lẫm với cách học này. Học sinh rất hào hứng với những tiết học bằng giáo án điện tử, các em học tập tích cực và sôi nổi hơn, chủ động nắm bắt kiến thức.
- Được sự quan tâm của Phòng giáo dục và chính quyền địa phương nên trường THCS Dur Kmăn đã có những trang bị cơ bản và cần thiết cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học như : Máy tính, máy chiếu, phòng học thông minh, mạng Internet và các phần mềm hỗ trợ dạy học.
- Kho thông tin, tranh ảnh và các tư liệu về địa lí kinh tế xã hội Việt Nam trên Internet rất phong phú đã tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong việc tìm kiếm, lựa chọn và đưa vào bài học.
* Khó khăn:
- Việc tiếp cận và bồi dưỡng CNTT chủ yếu bằng con đường tự học và thông qua các buổi tập huấn của giáo viên Tin học trong trường. Vì thế trình độ CNTT còn hạn chế nên việc tìm kiếm thông tin, soạn và dạy bằng giáo án điện tử gặp nhiều khó khăn.
- Việc soạn giáo án điện tử mất nhiều thời gian nên không thể thực hiện thường xuyên, hàng ngày mà mới chỉ dừng lại ở các tiết học, bài học tiêu biểu( Thao giảng, thi giáo viên dạy giỏi và một số bài học có nội dung khó )
- Nhiều học sinh còn ỷ lại, chưa chủ động trong học tập vì thế các em coi những hình ảnh, phim, video được giáo viên chiếu lên chỉ là để xem cho vui mắt.
b)Thành công - hạn chế
* Thành công : 
Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học địa lí nói chung và địa lí kinh tế-xã hội nói riêng ở trường THCS bước đầu đã có những thành công nhất định: 
- Đây là một giải pháp nhằm thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực vì thế đã nhận được sự quan tâm và ủng hộ nhiệt tình từ phía Nhà trường, các đồng nghiệp và các em học sinh.
- Nhờ việc tìm kiếm thông tin để đưa vào bài dạy mà giáo viên đã tích lũy được một khối kiến thức ngày càng lớn và phong phú. 
- Rèn luyện cho học sinh năng lực và ý thức tự học thông qua mạng Internet.
* Hạn chế: 
- Khối lượng thông tin, tư liệu trên Internet rất nhiều nhưng không phải nguồn thông tin nào cũng đã được kiểm chứng nên có những thông tin thiếu tính chính xác, vì vậy việc lựa chọn để đưa vào dạy học gặp nhiều khó khăn.
- Nhiều học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn nên các em chưa có điều kiện tiếp cận công nghệ thông tin và tự học qua các Internet một cách thường xuyên.
c) Mặt mạnh - mặt yếu
- Một tiết học có ứng dụng công nghệ thông tin sẽ sinh động hơn, phong phú hơn bởi hệ thống hình ảnh, video, âm thanh và các kênh hình khác. Khi dạy bằng giáo án điện tử thì giáo viên không phải mất thời gian viết nội dung bài học lên bảng nên có thêm giời gian để hướng dẫn học sinh học tập. 
- Tuy công nghệ thông tin và các thiết bị hiện đại mang lại rất nhiều thuận lợi cho việc dạy học nhưng trong một mức độ nào đó, thì công cụ hiện đại này cũng không thể hỗ trợ giáo viên hoàn toàn trong các bài giảng của họ. Những mạch kiến thức “ vận dụng” đòi hỏi giáo viên phải kết hợp với phấn trắng bảng đen và các phương pháp dạy học truyền thống mới rèn luyện được kĩ năng cho học sinh. 
d) Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
Thế kỉ XXI là thế kỉ của công nghệ thông tin, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học được Đảng, Nhà nước và toàn ngành giáo dục quan tâm, giáo viên và học sinh hưởng ứng nhiệt tình, vì thế đề tài bước đầu đã có những thành công nhất định.
Việc ứng dụng CNTT vào dạy học chỉ thực hiện được khi có đủ điều kiện về cơ sở vật chất như : Máy tính, máy chiếu, mạng Internet và các thiết bị hỗ trợ khác.
e) Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trang mà đề tài đã đặt ra.
Công nghệ thông tin đã hỗ trợ rất nhiều cho giáo viên trong quá trình chuẩn bị và thực hiện tiết dạy trên lớp và đã đem lại nhiều thành công hơn trong quá trình dạy học, vì thế đưa CNTT vào dạy học là một giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực.
Bất cứ vấn đề nào cũng có những mặt tích cực và hạn chế. Việc cập nhật tin tức nhanh và kịp thời của các báo và các phương tiện truyền thông đã giúp cho bản thân giáo viên và học sinh có thể cập nhật thông tin một cách dễ dàng nhằm làm phong phú thêm cho bài học. Tuy nhiên trên thực tế có quá nhiều trang báo và các Webside đưa cùng một thông tin nhưng cách thức và nội dung có nhiều điểm khác nhau. Vì thế cần lựa chọn kênh thông tin chính xác và đáng tin cậy.
Kiến thức của nhiều bài học Địa lí kinh tế xã hội ở lớp 9 khá nặng và xa vời đối với các em, vì thế dạy học bằng giáo án điện tử sẽ mang đến sự trực quan sinh động hơn cho bài học. Việc sử dụng giáo án điện tử để dạy học Địa lí có nhiều thuận lợi cho giáo viên, đồng thời có hiệu quả khá cao. Tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách thì nó có thể sẽ biến một tiết học thành trình chiếu bài học cho học sinh xem, nội dung sẽ trở nên sáo rỗng và thiếu sâu sắc. Vì thế giáo viên cần lựu chọn cách thiết kế bài dạy và thực hiện giảng dạy phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao.
II.3. Giải pháp, biện pháp: 
a) Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Đề tài nghiên cứu, tổng hợp, hệ thống hoá và làm sáng tỏ cũng như tiếp thu những cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của việc ứng dụng CNTT trong dạy học (nói chung) và dạy học Địa lí kinh tế-xã hội (nói riêng). 
Qua nghiên cứu, điều tra thực tế bước đầu đánh giá được thực trạng việc ứng dụng CNTT trong dạy học Địa lí ở một số trường THCS trên địa bàn huyện và ở trường THCS Dur Kmăn. 
Đưa ra những nguyên tắc, quy trình cụ thể về ứng dụng CNTT trong dạy học địa lí kinh tế-xã hội nhằm góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao hiệu quả trong dạy học Địa lí lớp 9 ở trường THCS hiện nay.
 b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:
b1) Tìm kiếm tư liệu dạy học:
- Tư liệu dạy học địa lí là hệ thống thông tin, bảng số liệu thống kê, tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ, sơ đồ về các đối tượng địa lí.
- Trong dạy học địa lí kinh tế - xã hội thì việc thường xuyên cập nhật và làm mới thông tin là hết sức cần thiết, các dữ liệu thay đổi từng ngày, từng giờ, vì thế cần cập nhật, bổ xung kịp thời để phù hợp với tình hình thực tế. Trong sách giáo khoa địa lí đã cung cấp các tư liệu cần thiết phục vụ cho việc dạy và học nhưng còn rất ít ỏi, vì thế dù dạy học bằng giáo án điện tử hay giáo án work thì giáo viên cũng cần tìm và bổ xung những tư liệu mới sao cho phù hợp. 
- Các bước tìm kiếm tư liệu và đưa vào bài học: 
+ Xác định loại tư liệu cần tìm kiếm ( thông tin, số liệu, hình ảnh ), nội dung tư liệu nói về vấn đề gì.
+ Sử dụng công cụ tìm kiếm trên Internet như Google, Youtube hay các phần mềm chuyên dụng như Microsft Encarta (Bộ bách khoa toàn thư số hóa đa phương tiện), hệ thống thông tin địa lí (Greographic Information System – GIS)
+ Sau khi đã tìm kiếm được tư liệu, giáo viên cần lựa chọn và đưa vào bài học sao cho phù hợp.
* Lưu ý: 
	+ Tư liệu là thông tin hay số liệu thì cũng cần đảm bảo tính chính xác, khoa hoc. Địa chỉ tin cậy là Wikipedia –Bách khoa toàn thư mở.
	+ Tư liệu là hình ảnh, bản đồ, biểu đồ thì phải đảm bảo tính chính xác, tính thẩm mỹ, trực quan và tính giáo dục cao.
	+ Tư liệu đưa vào bài học phải phù hợp, tránh tình trạng đưa vào quá nhiều dẫn đến quá tải.
* Ví dụ cụ thể : 
Bài 2: Dân số và gia tăng dân số
Trong sách giáo khoa cung cấp số liệu dân số nước ta là 79,7 triệu người – thống kê năm 2002. Số liệu này đã cũ ( cách năm 2014 là 12 năm) và không còn phù hợp.Vì thế giáo viên có thể cung cấp cho học sinh số liệu mới hơn nhờ tìm kiếm trên Google thông qua trang Wikipedia –Bách khoa toàn thư mở ( Dân số Việt Nam năm 2014 là 90.493.352 người )
b2) Thiết kế giáo án có sử dụng công nghệ thông tin
Ứng dụng CNTT trong soạn giáo án tức là sử dụng những tiến bộ của ngành CNTT để xây dựng giáo án, bao gồm giáo án đánh máy ( giáo án Word) và giáo án điện tử.
* Giáo án Word là loại giáo án đơn giản, sử dụng phần mềm Microsoft word để tạo giáo án thay cho cách viết bằng tay trên giấy như trước đây. Sau khi nhập thông tin theo tiến trình lên lớp thì lưu lại và in ra, đóng thành tập để dạy học và lưu giữ.
* Giáo án điện tử: Là giáo án sử dụng các phần mềm chuyên dụng để thiết kế. 
Các phần mềm thường sử dụng để soạn giáo án điện tử gồm: Microsoft office Power Point, Lecture MAKER, Violet, Presenter, IQ Board  Trong đó hiện nay sử dụng nhiều nhất là Microsoft office Power Point vì dễ soạn, dễ dạy. Các phần mềm Lecture MAKER, Violet, Presenter là chuẩn ROM nhưng sử dụng còn ít.
- Cần lựa chọn phương án thiết kế, tư liệu trình chiếu sao cho phù hợp với tiến trình bài giảng và các nội dung khó để học sinh dễ hiểu, từ các hình ảnh trực quan sinh động học sinh có thể tự nắm bắt được nội dung kiến thức. Trong công đoạn này thầy cô đóng vai trò như một người viết kịch bản. Kịch bản tốt là yếu tố vô cùng quan trọng giúp cho một giờ dạy thành công. Chính vì vậy, cần đầu tư khá nhiều thời gian cho việc này vì nó sẽ ảnh hưởng đến các công đoạn tiếp theo.
- Một file trình chiếu không nên có quá nhiều Slide, nhiều hiệu ứng và đặc biệt không nên quá nhiều chữ. Nó sẽ làm thầy cô bị lệ thuộc quá nhiều vào giáo án điện tử và nếu có sự cố về thiết bị hoắc mất điện thì thầy cô sẽ lâm vào tình trạng rất khó xử
* CÁC BƯỚC SOẠN GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ BẰNG PHẦN MỀM : Microsoft office Power Point
Bước 1: Nghiên cứu nội dung bài học, xác định chuẩn kiến thức cần đạt.
Bước 2: Tìm tư liệu cần thiết cho mỗi đơn vị kiến thức
Bước 3: Các thao tác, kĩ thuật cơ bản sử dụng Powerpoint trong thiết kế bài dạy học : 
- Khởi động chương trình Powerpoint, định dạng và tạo file mới : Khởi động chương trình Powerpoint: chọn Start/Program/Microsoft Powerpoint, hoặc có thể nhấp trên thanh biểu tượng Office bar hoặc trên màn hình Windows. 
 	- Nhập nội dung văn bản, đồ họa cho từng slide Trước tiên cần dự kiến số slide và nội dung cụ thể cho từng slide. Có rất nhiều cách khác nhau để nhập nội dung văn bản vào các slide. Cách thuận tiện có được từ thanh Menu Drawing cuối màn hình, nhấp trỏ chuột vào ô cuối màn hình. Sau đó vẽ vào màn hình, nhấp chuột phải vào trong ô, chọn Add text để nhập văn bản. 
- Hiệu chỉnh định dạng kí tự: vào Format/Font, xuất hiện hộp thoại font. Trong hộp thoại font có các mục chọn sau: font (cách tạo font chữ), font style (dạng chữ), size (cỡ chữ), color (màu chữ), underline (gạch dưới), shadow (tạo bóng mờ), emboss (tạo chữ nổi), superscript (chữ ở chỉ số trên), underscript (chữ ở chỉ số dưới). Những cách định dạng trên có thể dùng phím tắt hoặc các biểu tượng trên màn hình. 
- Canh đầu dòng (Alignment): chọn Format/Alignment làm xuất hiện các lựa chọn: Align Left (Ctr+F) (canh đều trái), Center (Ctrl+E) (canh giữa), Align Right (Ctrl+R) (canh đều phải), Justify (Ctrl+S) (canh đều hai bên). 
- Thay đổi khoảng cách giữa các dòng (Line Spacing): chọn mục Format/Line Spacing, xuất hiện hộp thoại có các khung hiệu chỉnh sau: Line spacing (khoảng cách giữa các dòng), Before paragraph (khoảng cách phía trên đoạn văn bản), After paragraph (khoảng cách phía dưới đoạn văn bản). 
- Định thời gian trình diễn: chọn Menu Show/Slide Transition sẽ xuất hiện hộp thoại, định thời gian vào ô seconds, nhấp vào nút Apply nếu định thời gian cho slide đó, hoặc nút Apply All cho tất cả các slide. 
- Thực hiện liên kết giữa các Slide, các File, chương trình Để thực hiện liên, kết cần chèn các nút điều khiển bằng cách: chọn Slide Show/Action Buttons, sau đó chọn loại buttons và drag trên màn hình để tạo buttons. Sau khi tạo buttons xong, xuất hiện cửa sổ action setting để thiết lập công dụng cho buttons. Trong action setting, có hai bảng lựa chọn để thiết kế biến cố: Mouse (biến cố chuột): nhấn chuột trên đối tượng thì lệnh sẽ thực hiện. Mouse over (đưa trỏ chuột đến): chỉ cần đưa trỏ chuột đến đối tượng để thực hiện lệnh. Trong khung Action on (Mouse over), có các lệnh sau: Hyperlink to (liên kết đến): mở khung liên kết để lựa chọn lệnh Next Slide (đến trang sau), Previous Slide (về trang trước), First Slide (về trang đầu), Last Slide (đến trang cuối), End Show (kết thúc trình diễn), Run program (chạy chương trình khác): nhập đường dẫn vào tên tập tin chạy chương trình, hoặc từ nút Browse để tìm chọn tập tin. Object Action (tùy chọn các loại đối tượng nào mà sẽ có các lệnh khác nhau). Play sound (âm thanh): mở khung để chọn loại âm thanh. 
 Chạy thử chương trình và sửa chữa: sau khi hoàn tất việc thiết kế chọn nút Slide Show nằm ở phía trái trên thanh công cụ, phía trên màn hình để trình diễn các tài liệu đã thiết kế. Kiểm tra lại hình ảnh, liên kết giữa các Slide 
Bước4: Lưu và đóng gói bài dạy: Đối với những bài có chèn video, phim, âm thanh thì phải coppy toàn bộ những tư liệu trên vào một Folders trong đó có bài Power Point sau đó xuất sang đuôi RAR
* CÁC BƯỚC SOẠN GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ BẰNG PHẦN MỀM: Lecture MAKER
Bước 1: Nghiên cứu nội dung bài học, xác định chuẩn kiến thức cần đạt.
Bước 2: Tìm tư liệu cần thiết cho mỗi đơn vị kiến thức
Bước 3: Thiết kế tiến trình lên lớp theo từng slide, chèn hình ảnh, phim, video, nhạc đã lựa chọn.
+ Khởi động phần mềm: Nhấn đúp chuột trái vào biểu tượng Lecture MAKER
+ Chọn Slide - Slide Master để tạo Title Master (trang bìa) và Body Master (các trang tiếp theo) có Design và tiêu đề cố định.
	+ Tạo các text box, nhập thông tin vào các text đó. Chú ý màu chữ, kiểu chữ không rườm rà.
	+ Chèn hình ảnh, phim, video, nhạc : Insert – chọn biểu tượng – chọn tệp lưu tư liệu – chọn tư liệu - open
Giáo viên có thể sử dụng các phần mềm để cắt đoạn video cần thiết và đổi đuôi như : FLV to AVI MPEG, và phần mềm nối đoạn video như : Boilsoft video Joiner
Bước 4: Tạo hiệu ứng xuất hiện cho từng phần theo tiến trình bài học.
- Chọn lệnh Pause giữa các test và hình ảnh để xuất hiện lần lượt theo tiến trình.
Bước 5: Lưu và đóng gói bài dạy: Chọn biểu tượng tròn trên góc trái của giao diện –chọn save as – chọn save exe.
b3) Tổ chức dạy học trên lớp có sử dụng công nghệ thông tin
* Điều kiện: 
	- Giáo viên phải có kĩ năng dạy học bằng giáo án điện tử
	- Giáo án phải được chuẩn bị kĩ lưỡng, hợp lí.
	- Phòng học phải có máy chiếu, màn chiếu, máy tính 
* Lưu ý :
 	- Thầy cô vẫn nên sử dụng bảng và các đồ dùng dạy học truyền thống khác nếu thấy cần thiết. Việc này cũng giúp thầy cô trong trường hợp có các sự cố kỹ thuật thì việc có sử dụng máy tính tiếp hay không cũng không ảnh hưởng nhiều lắm đến giờ dạy.
- Trong quá trình giảng dạy, thầy cô không nên đọc lại các nội dung được trình chiếu trên màn hình. Việc đó hoàn toàn không cần thiết. Trái lại, nó mang lại cho người học có cảm giác là thầy cô không thuộc giáo án 
- Để phát huy hiệu quả của giáo án điện tử, người giáo viên phải sử dụng thành thạo máy tính, sử dụng linh hoạt các tư liệu đã thiết kế, chuẩn bị sao cho phù hợp với với diễn biến trên lớp, hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiến thức một cách logic, tự nhiên, khoa học.
b4) Hướng dẫn học sinh tự học qua công nghệ thông tin. 
Hệ thống kiến thức địa lí kinh tế xã hội rất phong phú và đa dạng, khi học trên lớp, giáo viên chỉ có thể giúp học sinh tìm ra những kiến thức cơ bản, việc mở rộng rất hạn chế. Vì thế giáo viên cần hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu, cập nhật thêm thông tin thông qua mạng Internet bằng công cụ tìm kiếm Google và các Wesside khác, từ đó sẽ kích thích các em lòng say mê học tập và ham hiểu biết.
b5) Giáo án mẫu: 
* Giáo án Power Point
Slide 2
Cho học sinh nghe một đoạn nhạc để giới thiệu bài
Slide 3
Hoạt động 1: Học sinh quan sát lược đồ và xác định vị trí của vùng
Slide 4
Hoạt động 2
Slide 5
GV yêu cầu HS quan sát lược đồ để nêu khái quát về tự nhiên của vùng 
Slide 6
GV yêu cầu HS quan sát lược đồ để phân tích nhưng thế mạnh của vùng
Slide 7
GV mở rộng
Slide 8
HS quan sát hình ảnh
Slide 9
GV mở rộng
Slide 10
Hình ảnh sông Mê Kông
Slide 11
HS quan sát ảnh
Slide 12
HS quan sát ảnh
Slide 13
HS quan sát lược đồ, phân tích những khó khăn về tự nhiên của vùng
Slide 14
HS xem ảnh
Slide 15
HS xem ảnh
Slide 16
Giải pháp
Slide 17
Hình ảnh về : sống chung với lũ ở Đồng bằng Sông Cửu Long
Slide 18
Hoạt động 3
Slide 19
HS xem ảnh các dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long
Slide 20
Slide 21
HS lên chỉ trên lược đồ và khái quát lại toàn bộ nội dung bài học.
Slide 22
GV nhắc nhở HS học tập ở nhà
c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp
- Để có được một bài giảng điện tử hay, chính xác, đúng yêu cầu,
5/5 - (1 vote)

Bài viết liên quan

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments