Vật lý là một chương trình trong khoa học ứng dụng, dùng để giải thích một số hiện tượng mà chúng ta thường gặp trong cuộc sống. Hiện nay học sinh chỉ thường học thuộc lòng các kiến thức về Vật lý, mà chưa biết cách áp dụng được vào trong thực tế. Để hiểu được tầm quan trọng về ứng dụng của vật lý trong đời sống hàng ngày. Hãy cùng Mindovermetal tham khảo qua bài viết sau đây nhé!
Mục lục nội dung
Tia Laser
Tia laser có thể hiểu là sự khuếch đại ánh sáng bằng bức xạ phát ra, và thu được một nguồn ánh sáng nhân tạo. Với điều kiện kích hoạt cao độ các phần tử của môi trường vật chất.
Tia laser được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực khoa học, quân sự, y học cũng như trong khu vực thương mại,… Phụ thuộc từng loại máy sẽ có bước sóng mạnh, hoặc yếu khác nhau. Đáp ứng với những nhu cầu khác nhau của người dùng.
Ứng dụng trong y học: Các bác sĩ thường sử dụng tia laser để làm phẫu thuật. Nó có tác dụng tái tạo sự phân bố mạch bằng laser xuyên qua cơ thể; tạo hình mạch bằng laser chọc qua da; nối vi phẫu động mạch bằng laser; giúp giải quyết tình trạng cho bệnh nhân.
Ứng dụng trong khoa học và công nghệ: Tia laser được ứng dụng để nghiên cứu chuyển động Brown của các hạt. Đặc biệt, máy bắn laser có thể đo được các chất gây ô nhiễm trong không khí,…
Ứng dụng trong quân đội: Tia laser được sử dụng để xác định khoảng cách đến đối tượng. Máy bắn tia laser là một vật thiết yếu trong quân đội. Được sử dụng như một đèn chiếu sáng bí mật để theo dõi đối tượng, với độ chính xác cao khi trinh sát ban đêm,…
Sản xuất đồ điện
Mục đích ứng dụng vật lý vào sản xuất đồ điện là để cung cấp nhu cầu sinh hoạt hàng ngày cho chúng ta. Các hoạt động của thiết bị đều dựa theo dòng điện, cơ học,…
Đèn năng lượng mặt trời: Năng lượng thu được từ ánh sáng mặt trời chiếu xuống những tấm pin mặt trời. Những tấm pin này có tác dụng chuyển hóa trực tiếp ánh sáng mặt trời thành năng lượng điện để sử dụng.
Nhà máy điện hạt nhân: Năng lượng thu được từ những phản ứng hạt nhân chuyển hóa thành năng lượng điện.
Điện gió: Năng lượng của gió làm quay roto của máy phát điện tạo ra điện năng.
Nhiệt kế thủy ngân
Một ứng dụng của vật lý trong đời sống đó chính là Nhiệt kế thủy ngân. Nhiệt kế thủy ngân được sử dụng để đo nhiệt độ cơ thể; đo nhiệt độ nước; không khí và các dung dịch,… Thủy ngân sẽ giãn nở khi ở nhiệt độ cao. Do đó, nhiệt độ thay đổi làm cho ống mao dẫn hiển thị nhiệt độ phù hợp theo thang đo tiêu chuẩn.
Ứng dụng trong y học: Nhiệt kế thủy ngân được sử dụng để đo thân nhiệt của người bệnh. Giúp cho bác sĩ có thể nắm bắt được tình trạng của bệnh nhân.
Ứng dụng trong công nghiệp: Nhiệt kế thủy ngân được ứng dụng trong lĩnh vực sản xuất như: kiểm soát nhiệt độ lò hơi; chất lỏng; khí;… để quá trình sản xuất được chính xác hơn.
Ứng dụng trong ẩm thực: Nhiệt kế thủy ngân còn được sử dụng trong việc kiểm soát nhiệt độ nấu ăn. Hoặc dùng để đo độ cồn trong rượu,…
Làm tường cách âm
Theo lý thuyết vật lý, âm thanh có thể lan truyền qua 3 môi trường là rắn, lỏng và khí dưới dạng sóng. Trong đó, vật rắn truyền âm tốt nhất sau đó tới vật lỏng và cuối cùng là chất khí. Âm thanh sẽ gặp khó khăn khi di chuyển từ môi trường rắn sang khí và ngược lại.
Khi âm thanh khi di chuyển từ môi trường rắn sang khí sẽ tạo thành phản xạ âm. Đồng thời làm giảm khả năng truyền của âm thanh. Sau nhiều lần lặp đi lặp lại như vậy, âm sẽ bị hấp thụ hoàn toàn. Dựa vào nguyên lý này, các kỹ sư công trình đã ứng dụng vào thực tế. Đây cũng là một ví dụ hay về ứng dụng của Vật lý trong đời sống.
Thả diều
Thả diều là một trò chơi dân gian rất quen thuộc với chúng ta. Diều có thể bay lên nhờ vào sức nâng của gió. Khi gió thổi vào diều, hai lực kéo (thẳng góc với hướng gió) và cản (theo chiều gió) sẽ tác dụng lên thân diều. Do bị cản trở nên trong một thời gian ngắn vận tốc đã giảm xuống rất nhiều.
Vào lúc tốc độ gió bị giảm đột ngột áp lực sẽ tăng lên đột ngột. Vì vậy, khi chúng ta kéo diều lên trên, lực gió lớn hơn trọng lượng của cái diều rất nhiều. Đây chính là lý do tại sao diều lại bay lên khi chúng ta kéo dây về phía trước.
Đẩy tạ với góc 450 sẽ đỡ tốn sức
Có thể nói mỗi người đều có góc đẩy tạ không giống nhau. Không chỉ tùy thuộc vào tốc độ quả tạ khi rời tay; góc nâng; thậm chí chiều cao của người đẩy tạ. Hơn nữa, trọng lượng tương đối của quả tạ khoảng từ 5 đến 12kg. Do đó có thể không yêu cầu lực cản của không khí. Nếu muốn quả tạ được đẩy đi với cự li xa nhất, thì góc độ đẩy tạ chuẩn nhất là 450.
Dùng đòn gánh để gánh đồ dễ dàng
Đòn gánh là một vật rất quen thuộc đối với tất cả phụ nữ Việt Nam. Nó thường được người nông dân Việt Nam sử dụng làm phương tiện vận chuyển. Sở dĩ các bà dùng đòn gánh vì nó có tính đàn hồi cao, và được làm từ thân cây tre.
Khi đặt vật nặng vào hai bên, thì hai đầu đòn gánh sẽ cong xuống. Khi chúng ta di chuyển về phía trước, đòn gánh sẽ nhô lên phía trên. Đồng thời hai bàn chân sẽ tiếp xúc với đất khi đón gánh ép xuống. Điều này sẽ mang lại cho người gánh đỡ tốn sức hơn, và họ dễ dàng đỡ được vật nặng.
Bài viết trên đã đưa ra những ví dụ tiêu biểu về ứng dụng của vật lý trong đời sống. Hy vọng các bạn sẽ có thêm được nhiều kiến thức mới. Đừng quên theo dõi Mindovermetal để tìm hiểu về các đề tài mà các bạn quan tâm nhé!