TÂM LÝ HỌC Y HỌC
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 378 trang )
Bạn đang đọc: TÂM LÝ HỌC Y HỌC – Tài liệu text
TÂM LÝ HỌC Y HỌC
TÂM LÝ HỌC Y HỌC
Tác giả: PTS. Nguyễn Văn Nhận
PGS. PTS. Nguyễn Bá Dương
CN-TL Nguyễn Sinh Phúc
LỜI NÓI ĐẦU
Chăm lo sức khoẻ con người là chăm lo cả sức khoẻ thể chất và sức
khoẻ tinh thần. Đây là công việc vẻ vang nhưng rất nặng nề và phức tạp, đòi
hỏi phải sử dụng những thành tựu tiên tiến của rất nhiều ngành khoa học
khác nhau, trước hết là của y học và tâm lý học.
Ngày nay, y học và tâm lý học đang phát triển rất mạnh mẽ. Sự phát
triển của y học diễn ra theo hai khuynh hướng cơ bản: Một mặt đi sâu giải
quyết những vấn đề bệnh căn, bệnh sinh của bệnh: Và một mặt khác, tiến
hành điều trị, nâng cao sức khoẻ người bệnh một cách toàn diện. Sự phát
triển của tâm lý học cũng diễn ra trên hai bình diện: Một mặt tiếp tục phát triển
về lý luận các hiện tượng tâm lý; Và một mặt khác, đi vào giải quyết những
vấn đề hoạt động thực tế của con ngươi, như tâm lý học trong thể thao, tâm lý
học trong lao động, trong hôn nhân và gia đình… Một trong những sản phẩm
chung của sự phát triển y học và tâm lý học là xuất hiện một môn khoa học
liên ngành – Tâm lý học y học.
Trong cuốn sách này, chúng tôi muốn đề cập một cách đầy đủ, sâu sắc
những vấn đề hết sức cơ bản của Tâm lý học y học ở nước ta, như tâm lý
con người khi bị bệnh, tâm lý thầy thuốc trong quá trình khám bệnh và chữa
bệnh, giao tiếp giữa thầy thuốc và bệnh nhân, chẩn đoán tâm lý trong lâm
sàng, vấn đề stress và vệ sinh tâm lý, tâm lý liệu pháp v.v…
Hy vọng cuốn sách sẽ cung cấp cho đồng nghiệp và bạn đọc những
vấn đề bổ ích về lý luận và thực hành của Tâm lý học y học, tạo thêm cơ sở
khoa học để quá trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, cả về thể chất và tâm lý
cho con người ngày càng tốt hơn.
Các tác giả rất mong nhận được những đóng góp, phê bình của bạn
đọc để cho cuốn sách ngày càng thêm hoàn thiện.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách Tâm lý học y học cùng bạn đọc.
Các tác giả
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÂM LÝ HỌC Y HỌC
Từ xa xưa người ta đã quan tâm đến vấn đề tâm lý người bệnh và tâm
lý người thầy thuốc. Những năm gần đây, nhờ sự phát triển của tâm lý học và
y học hiện đại mà nhiều ngành khoa học mới đã ra đời để nghiên cứu sâu
thêm vấn đề này. Trong số những khoa học đó có tâm lý học y học.
Tâm lý học y học là khoa học nghiên cứu tâm lý người bệnh, tâm lý
nhân viên y tế trong quá trình phòng và chữa bệnh. Nó là khoa học cần thiết
cho tất cả các thầy thuốc ở các chuyên khoa và nhờ nó nên nhu cầu điều trị
toàn diện, nhu cầu không ngừng nâng cao cả sức khoẻ thể chất lẫn sức khoẻ
tâm lý của con người ngày càng được đáp ứng tốt hơn.
1. CÁC QUAN NIỆM KHÁC NHAU VỀ TÂM LÝ HỌC Y HỌC
1.1. Các quan niệm nguyên thuỷ
Trong một thời gian dài loài người có khuynh hướng cơ bản là giải thích
một cách thần bí các hoạt động tâm lý và bệnh tâm thần. Song bên cạnh
những quan niệm thần bí là những quan niệm mang tính khoa học như:
Alkmeon đã đề cập đến mối quan hệ giữa hiện tượng tâm lý và não; Hypocrat
đã nói tới yếu tố dịch thể trong mối quan hệ giữa tâm lý và cơ thể. Những
quan niệm hết sức tiến bộ này đã trở thành một trong những cơ sở cho sự ra
đời của tâm lý y học sau này.
1.2. Y học và tâm lý học thời trung cổ
Thế kỷ XVI, tại Italia, đã có một số quan niệm về bệnh tật thoát khỏi sự
thần bí. Mercurial cho rằng trầm cảm có thể do nguyên nhân thực thể hoặc do
tổn thất tình cảm gây ra. Platon là bác sỹ đầu tiên đề xuất cách phân loại
bệnh tâm thần theo bệnh sinh và đã tính đến vai trò của các yếu tố di truyền,
nội sinh, ngoại sinh trong cơ chế của bệnh.
Sang thế kỷ thứ XVII – thế kỷ của Descartes, được đặc trưng bởi sự
xuất hiện khái niệm phản xạ – khuynh hướng duy vật trong triết học Gobx và
tư tưởng quyết định luận bắt đầu thâm nhập vào y học. Van Gehmont đã đề
cập đến vai trò của những sang chấn tâm lý trong sự phát sinh, phát triển
bệnh tâm thần và tác giả khuyên nên điều trị bằng cách ngâm bệnh nhân vào
nước lạnh. Doleboe – nhà giải phẫu học – đã nêu ra tiêu chuẩn của người bác
sỹ là phải biết điều trị bệnh tâm thần. Tác giả đã thông báo nhiều bệnh nhân
được điều trị khỏi bằng những tác động đạo đức. Lusitanua đã nói rằng,
thuyết phục là một trong những phương pháp điều trị bệnh nhân tâm thần có
hiệu quả. Giakhiax đã đề cập đến bệnh tâm thần trong hình luật và giám định.
Thế kỷ XVIII, Pinel – nhà cải cách phương pháp điều trị bệnh tâm thần
vĩ đại người Pháp – đã cho rằng người lãnh đạo bệnh viện tâm thần phải là
một bác sỹ, một nhà tâm lý, nhà quản lý hành chính và ông là người đầu tiên
đã giải phóng bệnh nhân tâm thần khỏi xiềng xích.
1.3. Tâm lý y học thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX
Đến thế kỷ XIX, nhiều tác phẩm đặt nền móng cho tâm lý y học với tư
cách là một khoa học độc lập đã xuất hiện. Năm 1818, Reie – một bác sỹ, một
nhà giải phẫu học – đã viết cuốn “Cuồng tưởng và phương pháp tâm lý trong
điều trị những sang chấn tâm lý”. Tác phẩm này đã chỉ ra ý nghĩa cơ bản của
tâm lý y học là sử dụng liệu pháp tâm lý tích cực.
Trong thòi kỳ này đã nẩy sinh sự đấu tranh gay gắt giữa hai trường phái
duy tâm và duy vật máy móc trong tâm lý y học. Đại biểu của trường phái duy
tâm là Heinroth và Ideler, đã coi thường yếu tố cơ thể trong các bệnh tâm
thần và cho rằng, bệnh tâm thần là hậu quả của cuộc “đấu tranh dục vọng”.
Đại diện cho trường phái duy vật là Jacobi – Gnisinger, đã khẳng định rằng
tâm thần học là một bộ phận thống nhất của y học và coi não là cơ quan của
tâm lý.
Giữa thế kỷ XIX, Lotze đã viết cuốn “Tâm lý học y học”. Đến giữa
những năm 70, Tuhe viết cuốn “Y học tâm lý”. Tuy những cuốn sách này có
giá trị đối với các nhà tâm thần học nhiều hơn, song tên của chúng cũng đã
nhắc người đọc hãy quan tâm hơn đến tâm lý học y học.
Sang thế kỷ XX, đã có nhiều chuyện để nói rõ hơn về đối tượng của
tâm lý y học. Trong cuốn “Tâm lý học y học”, Janet đã tổng kết kinh nghiệm
lâm sàng của mình về tâm lý liệu pháp. Trong thời kỳ này đã xuất hiện nhiều
học thuyết tâm lý mới có liên quan đến tâm lý y học như: Phân tâm học của
Freud (sau đó, nhà thần kinh học người Úc là Schilder đã viết cuốn “Tâm lý
học y học” theo quan điểm phân tích tâm lý này); học thuyết y học tâm thần thực thể của Alexander; học thuyết thể tạng – sinh vật trong tâm thần học và
tâm lý học của Kretschner… Nhìn chung, các trường phái này chưa thấy hết
vai trò của yếu tố xã hội trong tâm lý, trong nhân cách con người.
1.4. Sự hình thành tâm lý y học duy vật
Quan điểm về sự thống nhất giữa tâm lý và thực thể chính là quan điểm
của học thuyết thần kinh chủ đạo trong khoa học. I.M.Xetrenop sau khi vận
dụng nguyên lý phản xạ vào hoạt động của não người đã đặt tiền đề cho sự
hình thành học thuyết phản xạ trong hoạt động tâm lý. Ông đã viết: “Mọi hành
động có ý thức và vô thức, xét về nguồn gốc nảy sinh, đều là phản xạ”.
I.P.Pavlop đã phát triển quan điểm của Xetrenop và đề ra phương pháp
phản xạ có điều kiện. Với phương pháp này, ông đã tìm ra quy luật cơ bản và
cơ chế hoạt động của não, khám phá ra vai trò của hệ thống tín hiệu thứ nhất
và hệ thống tín hiệu thứ hai. Pavlop cho rằng tâm lý là sự phản ánh các hiện
tượng của thế giới nội tâm. Ông yêu cầu tìm hiểu hoạt động của não về mặt
tâm lý và giải thích hoạt động đó về mặt sinh lý. Học thuyết thần kinh chủ đạo
là học thuyết tâm lý – thần kinh chủ đạo. Học thuyết này cũng khăng định vai
trò then chốt của ý thức trong hoạt động của con người.
Việc phát hiện ra những vùng chức năng khu trú ở vỏ não, như trung
khu vận động ngôn ngữ (Broca), trung khu cảm giác ngôn ngữ (Wernik); việc
ra đời những học thuyết mất thực dụng, mất nhận thức và quan điểm sinh học
lâm sàng đã góp phần chứng minh cho mối quan hệ mật thiết giữa tâm lý và
não. Những công trình nghiên cứu về cấu trúc chất xám, về chức năng của
não đã chứng minh não là cơ sở của tâm lý.
Cùng với sự ra đời của học thuyết hoạt động thần kinh cấp cao, sự xuất
hiện của học thuyết vỏ não – nội tạng những khám phá về hệ thần kinh thực
vật (Langioy, Heso), về hệ thống chức năng dưới vỏ, về vai trò của thể lưới
(Megoun, Moui)… đã đánh dấu sự tiếp cận ngày càng lớn giữa tâm lý học và
các khoa học tự nhiên.
Dựa vào học thuyết Mác – Lênin, chúng ta có thể nhận thức được đúng
đắn hoạt động tâm lý của con người với tư cách là một nhân cách, một chủ
thể của nhận thức. Theo Mác, nhân cách là sản phẩm của các quan hệ trong
xã hội loài người. V.I.Lênin đã coi thế giới nội tâm là thế giới khách quan
được di chuyển vào não người và được biến đổi ở trong đó. Rõ ràng là, tâm
lý học duy vật nghiên cứu hoạt động tâm lý con người “không chỉ với tư cách
là một khách thể mà còn là một chủ thể có ý thức” (V.I.Miaxcisep).
Từ khi tâm lý học có những bước tiến bộ như: các phòng thực nghiệm
tâm lý ra đời; tâm lý học được đưa vào nghiên cứu và giảng dạy trong các
trường đào tạo cán bộ y tế; sự phục hồi chức năng các tổn thương não do
các nhà tâm lý học tiến hành có kết quả tốt… thì tâm lý y học lại càng trở nên
quan trọng và là một bộ phận hữu cơ, không thể thiếu được của y học.
1.5. Một số quan niệm phương Tây về tâm lý y học
Ở phương Tây, đặc biệt ở Mỹ tuy đã hình thành quan điểm thừa nhận
con người là tượng trưng cho sự thống nhất giữa cơ thể và tâm hồn, song họ
lại quá nhấn mạnh vai trò của các yếu tố tâm lý trong bệnh sinh của tất cả các
bệnh, kể cả bệnh chức năng lẫn bệnh thực thể. Trong bất kỳ bệnh thực thể
nào, họ cũng cho yếu tố tâm lý lên hàng đầu, giữ vai trò chủ đạo, nghĩa là họ
cho tâm lý độc lập với thực tế lịch sử – xã hội và tâm lý là nguyên nhân hàng
đầu, là nền tảng cho mọi quá trình diễn ra trong cơ thể con người.
S.Freud là người có quan điểm duy tâm chủ quan đã chia nhân cách
con người thành ba lớp: lớp dưới cùng là vô thức; lớp trên là ý thức và lớp
trung gian ở giữa. Lớp trung gian làm nhiệm vụ kiểm duyệt, như một hàng rào
ngăn cách giữa lớp trên và lớp dưới. Lớp vô thức là nơi hội tụ các bản năng
có từ khi con người mới sinh ra và làm nhiệm vụ điều chỉnh toàn bộ đời sống
tâm lý con người. Nó chất chứa năng lượng tâm lý của những bản năng bị
dồn nén, bị lớp ý thức ở trên ngăn cản, không cho thực hiện, về sau, những
năng lượng này chuyển thành bệnh tật, mê tín, chiến tranh…
Bệnh tật, theo các nhà tâm lý thực thể, là hậu quả của sự xung đột giữa
hai nguyên lý thoả mãn, hiện thực và đã được định sẵn trong tâm lý con
ngưòi. Theo họ, tình trạng lo sợ, phẫn nộ, bị kiềm chế được biểu hiện trong
bệnh tim, bệnh ngoài da; nỗi buồn nhớ mẹ được biểu hiện trong hen phế
quản; xúc cảm cấp thấp được biểu hiện trong bệnh ỉa chảy; tính hà tiện, bủn
xỉn, lệ thuộc biểu hiện trong bệnh dạ dày, đường ruột… Các nhà tâm lý thực
thể còn cho rằng, phù hợp với mỗi loại nhân cách là một loại bệnh. Ví dụ,
những người phản ứng quá mức với ngoại cảnh hay bị bệnh loét dạ dày, đau
thắt ngực; những người phản ứng yếu, hay bị viêm đại tràng, viêm da, viêm
khớp; những người kiềm chế phản ứng, hay bị bệnh cao huyết áp, hen phế
quản, cường tuyên giáp, đau nửa đầu; những người thích mạo hiểm, hay bị
gẫy xương tứ chi; những người ham hiểu biết, hay bị tai nạn xe cộ và những
người không muốn đẻ, hay bị bệnh ung thư, bệnh nội tiết…
Freud đã đề xuất phương pháp điều trị bằng phân tích tâm lý. Theo
ông, khi phần vô thức đấu tranh với ý thức và lọt được qua tầng kiểm duyệt
thì nó được biểu hiện dưới các dạng tượng trưng như viết nhầm, nói sai,
hoặc được phản ánh trong các giấc mơ… Cho nên cần điều trị bệnh bằng
cách giải thích giấc mơ, giải thích ngôn ngữ tượng trưng, giải thích các liên
tưởng tự do, hoặc để bệnh nhân tự nói ra những ức chế, dồn nén của mình
trong giấc ngủ thôi miên… Theo các nhà tâm lý thực thể, đàm thoại với bệnh
nhân cũng có tác dụng điều trị, làm giảm căng thẳng, giải phóng phức hợp
độc hại khỏi ý thức và “trung hoà” chúng. Phân tâm học của Freud mang tính
tư biện nhiều hơn là khoa học song hiện nay khuynh hướng này vẫn còn rất
thịnh hành ở nước ngoài và vẫn được phát triển song song các khuynh
hướng duy tâm khác.
2. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ CỦA TÂM LÝ HỌC Y HỌC
2.1. Vị trí, đối tượng nghiên cứu của tâm lý y học
Tâm lý học y học vừa là bộ phận của y học, vừa là bộ phận của tâm lý
học. Về đối tượng nghiên cứu và vị trí của tâm lý học y học, cho đến nay vẫn
còn nhiều ý kiến khác nhau. Có thể tóm tắt những ý kiến khác nhau này thành
các nhóm sau:
– Nhiệm vụ chủ yếu của tâm lý y học là cung cấp những tri thức tâm lý
học đại cương và trên cơ sở đó, vận dụng vào y học. Điều này là hoàn toàn
cần thiết, song thực tế, không phải ai cũng làm được như vậy.
– Nội dung của tâm lý y học là phân tích về mặt tâm lý bản chất các
bệnh thần kinh (theo Ekpechiep). Nếu theo quan điểm này thì giới hạn của
tâm lý y học rất hẹp, chỉ là môn học trong đào tạo những bác sỹ tâm thần
kinh.
– Tâm lý y học chính là bệnh học tâm thần đại cương. Nếu như vây, thì
đối tượng của tâm lý y học là nghiên cứu các bệnh tâm thần và tâm lý y học là
bộ phận hẹp của tâm thần học.
– Đối tượng của tâm lý y học là nghiên cứu những đặc điểm tâm lý
ngưòi bệnh và ảnh hưởng của những đặc điểm đó lên sức khoẻ và bệnh tật,
là sự đảm bảo một hệ thống tối ưu các ảnh hưởng tâm lý có mục đích. Quan
niệm này đúng, song chưa phải đã bao quát hết những vấn đề của tâm lý y
học.
– Ngoài những quan điểm trên, có tác giả còn quan niệm rộng hơn: tâm
lý y học bao gồm cả tâm lý học đại cương, tâm lý bệnh học và bệnh học tâm
thần.
Chúng tôi cho rằng, trước khi tìm hiểu những vấn đề cơ bản của tâm lý
y học, chúng ta cần phải hiểu được tâm lý là gì; những quy luật cơ bản nào
chi phối các quá trình, trạng thái, thuộc tính tâm lý; cấu trúc nhân cách gồm
những yếu tố nào… Nghĩa là phần mở đầu, làm cơ sở cho tâm lý y học phải
là những nét cơ bản của tâm lý học đại cương.
Phần chủ yếu nhất của tâm lý y học là tâm lý học người bệnh, trước hết
là tâm lý học người bệnh thực thể (người bị các bệnh nội khoa, ngoại khoa,
da liễu v.v… và không bị rối loạn tâm thần). Đối tượng nghiên cứu của tâm lý
học người bệnh là căn nguyên tâm lý của bệnh; hình ảnh lâm sàng bên trong
của bệnh, ý thức bệnh; mối quan hệ tương hỗ giữa trạng thái tâm lý, nhân
cách người bệnh và bệnh tật; mối quan hệ giữa tâm lý người bệnh và những
yếu tố tác động vật lý, xã hội của môi trường…
Quan hệ chặt chẽ với tâm lý học người bệnh là tâm lý học thầy thuốc.
Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học thầy thuốc là những vấn đề về luân lý,
đạo đức y học, những vấn đề về lao động nghề nghiệp, hoạt động giao tiếp
của người thầy thuốc, những tác động độc hại của nghề y… Đặc biệt, tâm lý
học thầy thuốc tập trung nghiên cứu về phẩm chất nhân cách người thầy
thuốc như năng lực hoạt động, các phẩm chất tâm lý, uy tín và những thiếu
sót… của người thầy thuốc.
Ngoài ra, trong tâm lý học y học còn phát triển những bộ phận chuyên
đi sâu nghiên cứu những phần cụ thể của tâm lý người bệnh và tâm lý ngươi
nhân viên y tế, như đi sâu phân loại các rối loạn hoạt động tâm lý (tâm lý bệnh
học), nghiên cứu tâm lý những bệnh nhân tổn thương não (tâm lý học thần
kinh); nghiên cứu các liệu pháp tâm lý; nghiên cứu tâm lý trong giám định;
nghiên cứu về stress tâm lý và vệ sinh tâm lý…
Đúng là cho đến nay, những quan niệm về đối tượng, phạm vi nghiên
cứu của tâm lý y học còn chưa được thống nhất, song những bộ phận cơ bản
của nó ít nhiều cũng đã được hình thành. Chúng ta đồng ý rằng, tâm lý y học
là khoa học nghiên cứu tâm lý người bệnh, tâm lý nhân viên y tế trong hoạt
động phòng và chữa bệnh, góp phần không ngừng nâng cao sức khoẻ thể
chất, tâm lý cho con người.
Ngày nay, khi mà khoa học, công nghệ phát triển như vũ bão, khi mà
nền y học đang trên đà kỹ thuật hoá, thì sự cách ly giữa người bệnh và nhân
viên y tế ngày càng thêm rộng. Lúc này, tâm lý y học – bộ phận thực hành của
tâm lý học vận dụng vào y học – càng trở nên quan trọng trong công tác đào
tạo cán bộ y tế. Một nền y học thực sự nhân đạo là nền y học đảm bảo cho
cán bộ y tế không chỉ có tri thức về thực thể người bệnh, mà còn có cả những
tri thức về nhân cách người bệnh và đảm bảo cho sức khoẻ con người được
chăm sóc một cách toàn diện, cả về sức khoẻ thực thể lẫn sức khoẻ tâm lý.
2.2. Nhiệm vụ của tâm lý y học
2.2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu tâm lý người bệnh
– Nghiên cứu những biểu hiện tâm lý của bệnh.
– Vai trò tâm lý trong phát sinh, phát triển của bệnh.
– Ảnh hưởng của bệnh đối với tâm lý.
– Sự khác nhau giữa tâm lý thường và tâm lý bệnh.
– Những tác động của yếu tố tự nhiên, xã hội lên tâm lý người bệnh.
– Vai trò của tâm lý trong điều trị.
– Vai trò của tâm lý trong phòng bệnh và củng cố sức khoẻ.
2.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu tâm lý nhân viên y tế
– Nghiên cứu những phẩm chất nhân cách người nhân viên y tế.
– Y đức học và những phẩm chất đạo đức người nhân viên y tế.
– Hoạt động giao tiếp của người nhân viên y tế…
2.2.3. Một số nhiệm vụ chung
– Nguyên tắc, phương pháp nghiên cứu tâm lý trong lâm sàng.
– Các trắc nghiệm tâm lý học.
– Những vấn đề tâm lý học trong giám định lao động, quân sự, pháp y…
2.3. Nội dung của tâm lý y học
Nội dung của tâm lý y học bao gồm các vấn đề cơ bản sau:
– Những quy luật cơ bản về tâm lý người bệnh, tâm lý nhân viên y tế,
tâm lý giao tiếp, không khí tâm lý trong các cơ sở điều trị.
– Học thuyết về sự tác động tương hỗ giữa tâm lý và thực thể.
– Tác động tâm lý của các yếu tố tự nhiên, xã hội của môi trường.
– Học thuyết về nhân cách.
– Y đức và những phẩm chất đạo đức của người nhân viên y tế.
– Nguyên tắc, phương pháp nghiên cứu tâm lý trong lâm sàng.
– Một số vấn đề tâm lý học trong giám định lao động, quân sự, pháp y…
2.4. Cấu trúc tâm lý học y học
Tâm lý học y học gồm các phần chính như sau:
– Đại cương tâm lý học y học.
– Một số nét cơ bản về tâm lý con người.
– Tâm lý học người bệnh.
+ Tâm lý học bệnh sinh (tâm lý học bệnh tật).
+ Tâm lý học môi trường người bệnh.
– Tâm lý học thầy thuốc, luân lý và đạo đức y học.
– Hoạt động giao tiếp của người nhân viên y tế.
– Tâm lý liệu pháp, liệu pháp phục hồi sức khoẻ.
– Stress và vệ sinh tâm lý.
– Một số vấn đề tâm lý học trong giám định.
– Một số vấn đề về tâm lý học thần kinh và tâm lý bệnh học.
– Tâm lý học chẩn đoán và một số trắc nghiệm tâm lý trong lâm sàng.
Trên cơ sở cấu trúc này, tùy yêu cầu cần tìm hiểu, tùy quỹ thời gian cho
phép mà chúng ta xây dựng những chương trình nghiên cứu phù hợp.
3. Ý NGHĨA TÂM LÝ Y HỌC VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ
Sự tiến bộ của nền y học hiện đại được đặc trưng bằng sự phát triển
của hai khuynh hướng: một mặt đi sâu nghiên cứu cơ chế của bệnh; một mặt
khác, nghiên cứu người bệnh một cách toàn diện, trong mối quan hệ tương
hỗ giữa thế giới bên trong và thế giới bên ngoài. Kết quả của sự phát triển
này là làm nẩy sinh nhiều chuyên khoa y học mới, trong đó có tâm lý học y
học. Đây là một chuyên khoa y học cơ sở, cần thiết cho tất cả các nhân viên y
tế.
Con người khi bị bệnh, tâm lý ít nhiều đều bị biến đổi do tác động của
bệnh tật và ngược lại, tâm lý không bình thưòng là một trong những nguyên
nhân phát sinh, phát triển của bệnh tật.
Trong một số trường hợp, chỉ cần phân tích kỹ về mặt tâm lý lời đàm
thoại của người bệnh cũng phát hiện được sự khởi đầu của một bệnh ác tính.
Cũng có khi những biến đổi tâm lý che lấp cả triệu chứng lâm sàng của bệnh
thực thể. Thực tế cho thấy, có tới 50% bệnh nhân nội khoa phản ánh bệnh tật
chủ yếu bằng những lời than phiền và những thay đổi tâm lý trước khi có
những biểu hiện biến đổi quan trọng về thực thể.
Một số bệnh nhân, nếu để họ biết mình bị những bệnh nghiêm trọng
như: giang mai, lao, ung thư, nhiễm HIV (Human Immunodefiency Vius)…, rất
có thể họ bị sang chấn tâm lý mạnh, thậm chí dẫn đến hành vi tự sát.
Có những bệnh nhân tuy mắc bệnh nhưng không đi khám và chữa
bệnh, vì họ e thẹn (thường gặp ở những người có tính cách trầm, kín đáo),
hoặc vì chủ tâm giấu bệnh… Ngược lại, có những người cường điệu bệnh tật,
giả vờ mắc bệnh. Một bệnh viện của quân đội Liên Xô cũ tổng kết, trong số
178 bệnh nhân bị chẩn đoán nhầm vì có dấu hiệu bụng ngoại khoa điển hình,
có những bệnh nhân đã được phẫu thuật, song trong đó chỉ có 12 người bị
bệnh tâm thần.
Nhiều khi yếu tố tâm lý là nguồn gốc của các bệnh thực thể (như các
bệnh cao huyết áp, đau thắt ngực, loét dạ dày, hen phế quản, exzema…),
hoặc là yếu tố làm cho bệnh bùng phát. Cho nên tìm hiểu yếu tố tâm lý trong
tiền sử bệnh là rất quan trọng để ngăn ngừa bệnh tật cho người bệnh.
Quang cảnh bệnh viện, thái độ của nhân viên y tế, cách thăm khám lâm
sàng, các thao tác kỹ thuật và đặc biệt các cuộc phẫu thuật có ảnh hưởng rất
lớn đến trạng thái tâm lý người bệnh. Thực tế chúng ta đã gặp những cơn
choáng xúc cảm, thậm chí dẫn đến tử vong. Có người thủng ổ loét dạ dày do
quá lo lắng trước khi mổ. Petrop, một nhà ngoại khoa, đã nói: cần phải chuẩn
bị tâm lý cho bệnh nhân trước cuộc mổ như chuẩn bị tâm lý cho người lính
trước khi ra trận. Cho nên thầy thuốc phải biết được trạng thái tâm lý và nhân
cách người bệnh.
Dưới tác động của bệnh, trạng thái tâm lý, nhân cách người bệnh đôi
khi thay đổi hẳn, đặc biệt trong các bệnh nặng, kéo dài. Trạng thái tâm lý
trước khi bị bệnh giữ vai trò quan trọng trong quá trình tiến triển của bệnh.
Thực tế có những người mang bệnh nặng, thậm chí tàn phế, nhưng khả năng
bù trừ về mặt tâm lý của họ lại rất lớn vì có ý chí và đạo đức cao. Tâm lý y
học cần đi sâu tổng kết những kinh nghiệm quý báu này.
Coi trọng yếu tố tâm lý trong điều trị là rất cần thiết, Các thầy thuốc thời
xưa coi lời nói giữ vị trí hàng đầu trong hệ thống các phương pháp điều trị.
Những lời khuyên của thầy thuốc chỉ trên cơ sở nắm vững đời sống, tình
trạng hiện tại và quá khứ của người bệnh. Lời khuyên phải bao gồm không
chỉ kế hoạch điều trị mà còn phải nói rõ cho người bệnh biết các nguyên nhân
hỗ trợ cho bệnh phát triển. Thầy thuốc phải giải thích rõ cho người bệnh: điều
trị chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho cơ thể trở lại bình thường, muốn khỏi bệnh
lâu dài và ngăn ngừa tái phát, không thể không loại trừ các nguyên nhân gây
ra nó, tức là giải thích cho người bệnh về vệ sinh cá nhân (Giakharin). Nhiều
nghiên cứu chứng tỏ rằng, thuốc có tác dụng tốt là nhờ sự đóng góp của cơ
chế ám thị. Năm 1920, Mudrop đã nói, điều trị thực ra, chính là điều trị người
bệnh. Những điều trên đây đã cho thấy, vấn đề tâm lý trong y học cần được
nghiên cứu một cách nghiêm túc.
Rõ ràng là, không có tri thức về tâm lý y học, không coi trọng trạng thái
tâm lý và nhân cách người bệnh thì không thể nói đến một nền y học tương
lai, tức là nền y học về vệ sinh cá nhân và phòng bệnh theo nghĩa rộng.
Xetrenop đã cho rằng, người thầy thuốc không những là chuyên gia về trạng
thái thực thể mà còn là chuyên gia về tâm lý cho người bệnh.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÂM LÝ Y HỌC
Những phương pháp nghiên cứu tâm lý y học được xây dựng trên cơ
sở các phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung, trước hêt là các
phương pháp của tâm lý học và của y học. Những phương pháp thường dùng
là: quan sát, trò chuyện, phân tích sản phẩm, trắc nghiệm, thực nghiệm,
phương pháp chuyên gia, phương pháp mô hình hoá… Đặc biệt, để nghiên
cứu tâm lý người bệnh, tâm lý y học sử dụng phương pháp tâm lý lâm sàng.
Đây là phương pháp do trường phái Mudrop- Giakharin-Botkin đề xướng, bao
gồm các nội dung sau:
4.1. Phần mở đầu cuộc khám bệnh
Ngưòi thầy thuốc chú ý thu thập những thông tin về hành chính như:
tuổi, văn hoá, nghề nghiệp… và tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành
quan hệ giao tiếp, có ích cho việc thăm khám và điều trị đạt kết quả.
Trong phần kể bệnh, cần chú ý đến trạng thái chung, rối loạn giấc ngủ,
biến đổi khí sắc và trạng thái tâm lý của người bệnh.
Trong khai thác tiền sử bệnh, điều quan trọng là hỏi bệnh nhân về thời
điểm xuất hiện bệnh, sự bắt đầu và diễn biến ra sao, bệnh nhân tưởng tượng
ra hình ảnh lâm sàng của bệnh như thế nào, có suy nghĩ gì về nguyên nhân,
tiên lượng của bệnh… Chú ý khai thác tiền sử đời sống người bệnh để có cơ
hội thâm nhập vào thế giới nội tâm của họ. Qua đàm thoại, mối quan hệ giữa
thầy thuốc và bệnh nhân thêm sâu sắc, thầy thuốc hiểu đầy đủ hơn về tâm lý
người bệnh.
4.2. Phần khám các triệu chứng khách quan
Cần chú ý tìm hiểu đầy đủ trạng thái tâm lý, ý thức, hoạt động… của
người bệnh. Sơ bộ đánh giá mức độ phát triển trí tuệ, khí chất và những nét
tính cách chủ yếu, đặc biệt phải tìm hiểu khí sắc và phản ứng xúc cảm của
người bệnh.
Cần tiến hành các trắc nghiệm và thực nghiệm tâm lý chuyên biệt để bổ
sung cho các tài liệu nghiên cứu tâm lý.
4.3. Phần kết luận
Trong phần kết luận, ngoài các chẩn đoán về bệnh tật, cần có các chẩn
đoán về nhân cách, về trạng thái tâm lý của người bệnh. Xem nhân cách
người bệnh hướng nội hay hướng ngoại, kiểu khí chất chính của họ ra sao.
Cần xác định hình ảnh lâm sàng bên trong của bệnh, trạng thái tâm lý người
bệnh trong mối tương quan với bệnh tật và hoàn cảnh mắc bệnh. Trên cơ sở
đó, thầy thuốc đề ra nghệ thuật giao tiếp, kế hoạch tâm lý liệu pháp, vệ sinh
tâm lý… với người bệnh.
Tóm lại, tâm lý học y học nghiên cứu những vấn đề về tâm lý người
bệnh, tâm lý thầy thuốc, tâm lý bệnh học… bằng những phương pháp đặc
trưng của mình. Nó có cơ sở phương pháp luận là những quan điểm duy vật
biện chứng và học thuyết thần kinh chủ đạo. Tâm lý học y học thực sự cần
thiết cho một nền y học hiện đại. Chỉ những người thầy thuốc vừa có đầy đủ
tri thức về y học thực thể, vừa có những hiểu biết sâu sắc về tâm lý y học mới
có thể phòng bệnh, chữa bệnh một cách toàn diện và có hiệu quả.
Phần 1. HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ VÀ KHOA HỌC TÂM LÝ
Chương 1. TÂM LÝ HỌC LÀ KHOA HỌC NGHIÊN CỨU CÁC HIỆN
TƯỢNG TÂM LÝ
1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ
1.1. Bản chất của hiện tượng tâm lý
Trong đời sống hàng ngày, chúng ta thường gặp những lời nhận xét
như: chị này tâm lý lắm, anh kia không tâm lý tý nào… Chữ “tâm lý” dùng ở
đây có thể mới được hiểu theo nghĩa hẹp, để chỉ thái độ, cách cư xử… của
con người. Để hiểu chính xác và khoa học tâm lý là gì, từng hiện tượng tâm lý
nẩy sinh và phát triển ra sao, vận hành theo quy luật nào…, loài người đã
phải trải qua một thời gian dài nghiên cứu, thể nghiệm; đã phải chứng kiến
biết bao cuộc đấu tranh quyết liệt giữa các khuynh hướng khác nhau.
1.1.1. Tâm lý là bản chất của vật chất cấp cao
Đây là chủ đề tập trung sự đấu tranh gay gắt, lâu dài giữa những quan
điểm duy tâm và duy vật. Chủ nghĩa duy tâm cổ đại cho rằng, hiện tượng tâm
lý là bản chất siêu hình đặc biệt của sinh vật và được gọi là linh hồn. Theo
nhà triết học duy tâm cổ đại Hy Lạp là Platon (427-347 trước công nguyên),
linh hồn là siêu hình và độc lập với thể xác; con người sống được là nhờ linh
hồn liên hệ với thể xác. Khi con người sống, linh hồn là nguyên nhân sinh ra
các quá trình sống của cơ thể và nó truyền đạt tất cả các hiện tượng tâm lý
vốn có của con người. Nếu không có sự điều khiển của linh hồn, thì con
người không tồn tại. Khi ngưòi ta chết đi, linh hồn lìa khỏi xác, bay về cõi “niết
bàn” và mãi mãi tồn tại. Các nhà duy tâm khách quan cho rằng, thế giới ý
niệm sinh ra vạn vật, sinh ra thế giới vật chất. Còn các nhà duy tâm chủ quan,
như G. Berkeley (1685 – 1753) cho rằng, vốn dĩ không có thế giới vật chất,
những vật chất cụ thể là do cảm giác của con người mà có. Thuyết “linh hồn”
của Platon ở phương Tây, thuyết “tâm” của đạo Khổng ở phương Đông đều
tuyệt đối hoá thuộc tính tinh thần của tâm lý, hoàn toàn tách biệt tâm lý khỏi
vật chất.
Những người theo trường phái “nhị nguyên luận” như Descartes (1596
– 1650), đã dùng khái niệm phản xạ để giải thích các hoạt động cơ bắp đơn
giản của động vật, của con người và cho rằng những hoạt động chủ định, có
ý thức của con người là do linh hồn (ông gọi là “lý tính tối cao”) điều khiển.
Theo J. Lock (1632 – 1704), tâm lý con người là những kinh nghiệm. Kinh
nghiệm bên ngoài do tác động bên ngoài vào giác quan mà có; kinh nghiệm
bên trong được sinh ra từ “ý thức bên trong”, tự nó hoạt động, chỉ tự nó mới
biết được nó. Quan niệm nhị nguyên luận là sự biến dạng của chủ nghĩa duy
tâm.
Đối lập với quan điểm của chủ nghĩa duy tâm là chủ nghĩa duy vật.
Theo họ, trong vũ trụ bao la chỉ có vật chất là tồn tại mãi mãi và luôn luôn biến
đổi (vận động và phát triển), với những tính chất muôn hình, muôn vẻ. Tâm lý
không tồn tại ngoài vật chất. Song những nhà duy vật cổ đại lại coi tâm lý là
một thứ vật chất, do vật chất khác như nước, lửa, không khí… tạo ra
(Democritos). Aristot (384 – 322 trước công nguyên) có quan điểm tiến bộ
hơn, đã cho rằng, tinh thần chỉ là một chức năng của thân thể, như thị giác là
chức năng của mắt. Một số nhà duy vật Trung Quốc thời kỳ này đã dùng
thuyết ngũ hành (kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ) để giải thích nguồn gốc vật chất.
Tuấn Tử (vào những năm 315 – 230 trước công nguyên) cho rằng, thân thể
con người sinh ra tinh thần và cái tốt, cái xấu… đều nằm trong thân thể con
người. Các nhà duy vật Pháp và các nhà duy vật Đức trước đây đã quan
niệm một cách máy móc siêu hình rằng, hoạt động tâm lý cũng là một quá
trình vật chất; óc người in hình sự vật bên ngoài giống như chiếc khuôn bằng
sáp; tâm lý phản ánh hiện thực khách quan thụ động, giống như chiếc gương
soi. Spinoza (1632 – 1667) cho rằng tất cả vật chất đều có tư duy. Lameltrie
(1702 – 1751) đã thừa nhận, vật chất tồn tại độc lập; chỉ cơ thể mới có cảm
giác và con người chẳng qua chỉ là cái máy đồng hồ. Thậm chí, có tác giả lại
cho rằng, não tiết ra tâm lý cũng như gan tiết ra mật…
Gần đây, những quan điểm duy tâm, duy vật máy móc, siêu hình về
hiện tượng tâm lý vẫn tồn tại và được các nhà tâm lý học mới biến tướng
dưới nhiều dạng khác nhau, tinh vi hơn và hấp dẫn hơn.
L.Feurbach (1804 – 1872) là nhà duy vật lỗi lạc trước khi chủ nghĩa Mác
ra đời đã khẳng định, tinh thần, ý thức không thể tách rời não người – một thứ
vật chất phát triển tới mức cao nhất.
Các nhà duy vật biện chứng đã có những quan điểm đúng đắn về bản
chất vật chất của tâm lý. Họ cho rằng, tâm lý là biểu hiện bản chất của vật
chất, là sản phẩm dưới dạng đặc biệt của vật chất có tổ chức cao là bộ não.
Sự phát triển của tâm lý luôn luôn liên hệ mật thiết với sự phát triển của hệ
thống thần kinh. Thế giới vật chất luôn luôn vận động và phát triển. Lúc đầu là
thể vô cớ, sau đó phát triển thành thể hữu cơ, thành nguyên sinh chất. Sự
phát triển của nó cứ tiếp tục, ngày càng phức tạp, hoàn chỉnh thêm và cuối
cùng thành sự phản ánh thế giới khách quan của những sinh vật có hệ thần
kinh, có não bộ. Mặt khác, sự phản ánh của sinh vật với thế giới xung quanh
cũng ngày càng phát triển và hoàn thiện. Những sinh vật đầu tiên chỉ có bản
tính kích thích. Từ bản tính này, trong quá trình phát triển ngày càng phức tạp
của cơ thể, sinh vật luôn luôn biến đổi để thích ứng với hoàn cảnh xung
quanh và do đó cảm giác của chúng được phát triên. Đây chính là sự bắt đầu
của phản ánh tâm lý. Lúc đầu là những cảm giác mang tính chung chung, đơn
giản, sau đó phát triển thành những cảm giác chuyên biệt (thị giác, thính giác,
xúc giác…). Những sinh vật càng tiến hoá, hoạt động càng phức tạp thì phản
ánh tâm lý của chúng càng phong phú và hoàn thiện, với những hình thức
như: tưỏng tượng, tư duy, xúc cảm, tình cảm… Ý thức là hình thức phản ánh
tâm lý cao nhất, chỉ có ở người.
1.1.2. Tâm lý có bản chất là phản xạ
Hệ thần kinh động vật hoạt động theo cơ chế phản xạ. Những phản xạ
này bao gồm các phản xạ không điều kiện và có điều kiện. Cơ chế hoạt động
cấp cao của hệ thần kinh, của vỏ não là phản xạ có điều kiện. Hoạt động của
hệ thống thần kinh gắn liền với hoạt động nội tiết của cơ thể. Vỏ não là bản
chất thực tế vật chất của tâm lý. Như vậy, tất cả các hiện tượng tâm lý đều
mang tính chất phản xạ. Chúng phát sinh là để đáp lại những kích thích này
hay kích thích khác của thế giới bên ngoài hay bên trong cơ thể.
1.1.3. Tâm lý là sự phản ánh thế giới khách quan
Nội dung của tâm lý là sự phản ánh chủ quan thế giới khách quan. Sự
phản ánh này là muôn màu, muôn vẻ và phức tạp. Đây hoặc là sự phản ánh
bản thân sự vật, hiện tượng, từ những thuộc tính bên ngoài đến bản chất của
nó, bằng quá trình nhận thức cảm tính và lý tính; hoặc là sự phản ánh mối
quan hệ giữa sự vật, hiện tượng với sự thoả mãn hay không thoả mãn nhu
cầu của con người bằng những rung cảm, xúc cảm… Trong mối quan hệ qua
lại với thế giới xung quanh, con người không chỉ nhận cảm, suy nghĩ, nhớ lại
hoặc tưởng tượng ra, mà còn thực hiện những hành động khác nhau, gây
nên những biến đổi thế giới xung quanh để thoả mãn nhu cầu muôn hình,
muôn vẻ của mình. Những quá trình tâm lý phản ánh thế giới khách quan của
con ngưòi mang tính chủ thể và tích cực, thông qua sở thích, năng lực, nhu
cầu… của mỗi cá nhân, khác với sự phản chiếu thụ động của chiếc gương.
1.1.4. Tâm lý con người có bản chất xã hội, lịch sử
Đây là điểm khác nhau giữa tâm lý người và tâm lý động vật. Con
người khi sống trong xã hội loài người đã giao tiếp với nhau, cùng nhau lao
động và phát triển xã hội. Tâm lý con người phản ánh sự hình thành phát triển
của xã hội. Trong hoạt động, nhất là hoạt động lao động, con người chuyển
các hiện tượng tâm lý của mình vào những sản phẩm vật chất hoặc tinh thần.
Ngược lại, khi hoạt động với công cụ, với đồ vật con người bóc tách những
tinh tuý tâm lý mà loài người xã hội gửi gắm vào trong đó thành hiện tượng
tâm lý của riêng mình. Trong mỗi hiện tượng tâm lý của con người đều mang
đậm dấu ấn của xã hội mà con người đang sống và thay đổi theo lịch sử phát
triển xã hội mà con người đã trải qua. Không sống trong xã hội loài người
(như những người khi mới sinh đã bị động vật nuôi ở trong rừng), thì không
thể có tâm lý người.
Tham gia vào sự hình thành và phát triển tâm lý con người có những
yếu tố cơ bản sau: bẩm sinh, di truyền về mặt sinh vật hoặc truyền lại cho
nhau qua công cụ, đồ vật; hoạt động, giao tiếp; giáo dục và tự giáo dục; điều
kiện và hoàn cảnh sống…
Tóm lại, tâm lý con người là sự phản ánh chủ quan thế giới khách quan,
có cơ sở tự nhiên là hoạt động thần kinh và hoạt động nội tiết, được nẩy sinh
bằng những hoạt động sống của từng người và gắn bó với các quan hệ xã
hội, lịch sử.
1.2. Đặc điểm chung của hiện tượng tâm lý
Đời sống tâm lý vô cùng phong phú, muôn màu, muôn vẻ, song xem
xét một cách khái quát, chúng có chung những đặc trưng sau:
1.2.1. Tính chủ thể
Sự phản ánh tâm lý khác với sự phản ánh cơ giới và sinh vật ở chỗ,
bao giờ nó cũng mang dấu vết riêng của chủ thể phản ánh. Mỗi chủ thể phản
ánh tâm lý hiện thực khách quan đều thông qua kinh nghiệm, thái độ, cảm xúc
riêng của mình. Tính chủ thể khiến cho hiện tượng tâm lý ngoài cái chung ra,
còn luôn luôn mang màu sắc riêng của mỗi cá nhân.
1.2.2. Tính tổng thể của đời sống tâm lý
Không có hiện tượng tâm lý nào đứng riêng rẽ, không liên quan đến
các hiện tượng tâm lý khác. Đời sống tâm lý của cá nhân là toàn vẹn. Và mỗi
một hiện tượng tâm lý cũng mang tính toàn vẹn, chỉnh thể.
1.2.3. Sự thống nhất giữa hoạt động tâm lý bên trong và bên ngoài
Tâm lý là hiện tượng thuộc về thế giới bên trong. Song nó liên quan
chặt chẽ với thế giới bên ngoài qua những sự vật, hiện tượng của môi trường
bên ngoài mà nó phản ánh; qua bản thể vật chất của nó là bộ não và qua
những biểu hiện bên ngoài như hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ, vẻ mặt, dáng
điệu… Chúng ta có thể thông qua những biểu hiện bên ngoài đó mà xét đoán
tâm lý bên trong.
1.3. Chức năng của hiện tượng tâm lý
Tâm lý con người phản ánh thế giới khách quan, song khi đã hình
thành, nó tác động trở lại thế giới hiện thực khách quan. Hiện tượng tâm lý
của con ngươi liên quan chặt chẽ với các hiện tượng khác trong đời sống,
như chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội… Cùng với các hiện tượng khác, hiện
tượng tâm lý giúp con người định hướng, điều khiển, điều chỉnh hoạt động
của mình, làm cho hoạt động thích nghi, cải tạo thế giới và hoạt động tự hoàn
thiện bản thân của con người ngày càng có hiệu quả.
1.4. Phân loại các hiện tượng tâm lý
Tuỳ theo những dấu hiệu dựa vào để phân loại mà chúng ta có thể chia
các hiện tượng tâm lý thành những nhóm khác nhau.
1.4.1. Chia theo thời gian tồn tại của các hiện tượng tâm lý
1.4.1.1. Các quá trình tâm lý
Bao gồm các hiện tượng tâm lý có mở đầu, có kết thúc và tồn tại trong
thời gian ngắn (vài giây hoặc vài giờ), như quá trình cảm giác, tri giác, tư duy,
trí nhớ, cảm xúc, ý chí…
1.4.1.2. Các trạng thái tâm lý
Bao gồm những hiện tượng tâm lý diễn ra không có khởi đầu và kết
thúc, thường tồn tại trong thời gian tương đối dài (vài chục phút, hàng tháng)
và làm phông, làm nền cho các hiện tượng tâm lý khác diễn ra, như trạng thái
lo âu, băn khoăn, lơ đãng, buồn phiền, chú ý…
1.4.1.3. Các thuộc tính tâm lý
Bao gồm những hiện tượng tâm lý hình thành trong thời gian tương đối
dài, tạo nên những nét riêng, đặc trưng cho mỗi cá nhân và chi phối những
hiện tượng tâm lý khác. Ví dụ như, những thụộc tính tâm lý tạo nên xu
hướng, khí chất, tính cách, năng lực… của con người.
1.4.2. Chia theo dấu hiệu của từng người hay nhóm người, bao
gồm:
1.4.2.1. Những hiện tượng tâm lý cá nhân.
1.4.2.2. Những hiện tượng tâm lý xã hội như dư luận xã hội, tập
quán,mốt…
1.4.3. Chia theo chức năng các hiện tượng tâm lý
1.4.3.1. Các hiện tượng tâm lý vận động – cảm giác như thị giác, thính
giác, sự co duỗi của tay, chân…
1.4.3.2. Trí tuệ, bao gồm các quá trình tiếp nhận và sử dụng tri thức
như cảm giác, tri giác, tư duy, trí nhớ…
1.4.3.3. Nhân cách, bao gồm các thuộc tính tâm lý quy định hành vi, giá
trị xã hội của con người…
1.4.4. Chia theo mức độ nhận biết của chủ thể
Căn cứ vào những hiện tượng tâm lý được chủ thể nhận biết đến đâu,
có thể chia các hiện tượng tâm lý thành ba nhóm:
1.4.4.1. Ý thức, bao gồm những hiện tượng tâm lý được nhận biết. Ví
dụ như, biết mình đang suy nghĩ, đang tri giác, hoặc đã nhớ đến điều gì đó…
Đây còn gọi là những hiện tượng tâm lý có ý thức.
1.4.4.2. Vô thức, bao gồm những hiện tượng tâm lý của bản thân mà
không được cá nhân nhận biết, như giấc mơ, bản năng tự vệ…
1.4.4.3. Tiền ý thức, bao gồm những hiện tượng tâm lý ở giữa vùng ý
thức và vô thức, hay còn gọi là hoạt động tiền ý thức. Ví dụ như giấc mơ báo
hiệu bệnh tật nếu con người trong trạng thái tỉnh táo thì những kích thích từ ổ
bệnh còn ở mức dưới ngưỡng, chưa đủ để báo thành bệnh.
2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KHOA HỌC TÂM LÝ
2.1. Sơ lược lịch sử tâm lý học
Tư xa xưa, chỉ bằng quan sát và tự thể nghiệm, con ngươi đã có biết
bao nhận xét tinh vi, sâu sắc về hiện tượng tâm lý. Tất nhiên những cách lý
giải, mô tả lúc bấy giờ mới chỉ là những hiểu biết kinh nghiệm chủ nghĩa.
Trong lịch sử hình thành những quan niệm về hiện tượng tâm lý cũng như về
đối tượng của tâm lý học, luôn luôn bị những triết học khác nhau chi phối.
Những khái niệm tâm, thiện, ác, linh hồn… được chủ nghĩa duy tâm gán cho
tâm lý vẫn tồn tại cho đến ngày nay và vẫn được nhiều người thừa nhận.
Những quan niệm này mang tính thần bí, không khoa học.
Tác phẩm “Bàn về linh hồn” của Aristot được coi là tác phẩm đầu tiên
của tâm lý học. Song trong thời kỳ này, do khoa hoc tự nhiên và triết học duy
vật còn thô sơ nên con người chưa giải thích được những hiện tượng tâm lý
phức tạp như ý thức, tính cách, tư duy…
Từ thế kỷ XVII, các khoa học tự nhiên (cơ học, hình học, hoá học, sinh
lý học…) phát triển mạnh. Những quan sát của các khoa học này đã chỉ ta
mối quan hệ giữa hiện tượng tâm lý và môi trường bên ngoài. Song ở thế kỷ
XVII, XVIII, các quan điểm cơ giới trong khoa học rất thịnh hành và đã ảnh
hưởng lớn đến cách xem xét các hiện tượng của thế giới, trong đó có hiện
tượng tâm lý. Một loạt khái niệm khoa học và phi khoa học đã nẩy sinh trong
thời kỳ này, như khái niệm về phản xạ, về “lý tính tối cao”, về tâm lý học kinh
nghiệm, về sự nẩy sinh hiện tượng tâm lý một cách tự nhiên từ vật chất…
Đến thế kỷ XIX, thuyết tiến hoá sinh vật của Darwin ra đời, đã góp phần
giải thích nguyên nhân nẩy sinh, phát triển hiện tượng tâm lý từ thấp đến cao,
kể cả hành vi bản năng. Sự phát triển của sinh lý học giác quan và sinh lý học
bộ não đã chứng minh mối quan hệ giữa hiện tượng tâm lý với hoạt động của
não và của toàn cơ thể. Khoa học tự nhiên phát triển đã góp phần tích cực
vào sự hình thành và phát triển các khoa học về tinh thần. Dựa vào các khoa
học đó, người ta đi sâu nghiên cứu tâm lý động vật, tâm lý trẻ em, tâm lý
người chậm phát triển trí tuệ…
Cuối thế kỷ XIX, tâm lý học tách khỏi triết học thành khoa học riêng với
tính cách là một khoa học thực nghiệm và dùng phương pháp thực nghiệm,
mô tả của vật lý học và sinh lý học để nghiên cứu các hiện tượng tâm lý. Năm
1879, Wundt (nhà tâm lý học duy tâm Đức) đã lập ra phòng thí nghiệm tâm lý
đầu tiên trên thế giới (tại Leipzig). Sau đó nhiều nước khác như Nga, Anh,
Mỹ, Pháp… cũng lập ra các phòng thí nghiệm tâm lý và xây dựng các khoa
tâm lý học độc lập ở các trường đại học.
Cuộc khủng hoảng về phương pháp luận của tâm lý học truyền thống
đầu thế kỷ XX đã làm nẩy sinh nhiều trường phái tâm lý học. Có trường phái
dùng quan điểm sinh vật học để nghiên cứu tâm lý người, như tâm lý học
hành vi của Watson (1878 – 1958) và một số người khác. Họ cho rằng, hành
vi là vấn đề duy nhất, thực tế nhất. Họ coi hoạt động của người cũng giống
như của động vật. Mọi hoạt động, từ đơn giản đến phức tạp (như tư duy, tư
tưởng, tình cảm…) đều là những phản ứng của cơ thể nhằm đáp ứng với
những kích thích từ bên ngoài tác động vào. Nhiệm vụ của thuyết hành vi là
xác lập mối quan hệ trực tiếp giữa kích thích và phản ứng (S – R).
Tâm lý học Gestalt do Maxwertheimer và những người khác đề xướng
đã cho rằng, ý thức con người mang tính hoàn chỉnh, không thể phân chia
được. Tâm lý, ý thức như một cấu trúc trọn vẹn, được hình thành từ sự biến
động của “sự phân phối lực từ trường”.
Trường phái phân tâm học của Freud (1858 -1939) dựa trên quan điểm
duy tâm, đã quy tâm lý vào bản năng vô thức. Freud chia tâm lý thành ba
phần: Cái nó (là cái vô thức, gồm những bản năng) là phần quan trọng nhất,
thực chất nhất của tâm lý; Cái tôi, là các hoạt động nhằm thoả mãn các bản
năng vô thức; Cái siêu tôi hay là cái tôi lý tưởng, là sự ràng buộc của xã hội,
của đạo đức… Cái siêu tôi ngăn chặn, chèn ép cái tôi, tạo nên sự kiểm duyệt.
Những bản năng bị dồn nén, sinh ra năng lượng điều khiển hành vi hoặc sinh
ra bệnh tâm thần, sinh ra những mặc cảm tâm lý…
Còn nhiều trường phái tâm lý học khác hình thành trên cơ sở biến
tướng của các trưòng phái duy tâm chủ quan, duy tâm khách quan hoặc duy
vật máy móc, siêu hình… Các trường phái này hoặc là không thấy hết cơ sở
sinh lý thần kinh của các hiện tượng tâm lý hoặc là không xét đến bản chất xã
hội – lịch sử của tâm lý người…
Xem thêm: Ứng dụng của tích phân tính diện tích, thể tích, quãng đường, vận tốc cực hay – Toán lớp 12
Triết học Mác – Lênin đã tác động mạnh mẽ đến tâm lý học. Lý luận
phản ánh của các ông đã vạch ra nguồn gốc, bản chất của tâm lý, ý thức con
người đồng thời chỉ ra đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp của tâm lý học
khoa học. Luận điểm duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin đã khẳng
định tâm lý là chức năng của não và phải nghiên cứu tâm lý con ngươi trên
quan điểm xã hội – lịch sử.
Cùng với sự phát triển của các khoa học khác, tâm lý học ngày nay đã
lớn mạnh cả về lý thuyết lẫn thực hành. Nhiều chuyên ngành tâm lý học mới
ra đời (như tâm lý học lao động, tâm lý học thể thao, tâm lý học y học, tâm lý
học thương nghiệp…), một mặt nhằm phục vụ từng lĩnh vực hoạt động cụ thể
của con người, mặt khác giúp con người tiếp cận bản chất đích thực của hiện
tượng tâm lý nói chung và của tâm lý con người nói riêng tốt hơn. Có rất
nhiều khoa học nghiên cứu hiện tượng tâm lý và gắn bó chặt chẽ với tâm lý
học; bản thân các ngành của tâm lý học cũng gắn bó chặt chẽ với nhau,
nhằm làm cho việc nghiên cứu hiện tượng tâm lý ngày càng đáp ứng nhu cầu
thực tiễn hơn.
2.2. Đối tượng, nhiệm vụ của tâm lý học
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học là các hiện tượng tâm
lý
Tâm lý học nghiên cứu xem con người nhận thức thế giới bằng con
đường nào (cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng, hay nhớ lại…); thái độ,
cảm xúc, tình cảm… của con người đối với những cái mình thấy, những điều
mình nghĩ… ra sao; nghiên cứu xem trạng thái tâm lý, kỹ năng, kỹ xảo, ý chí,
hoạt động… của con người như thế nào; nghiên cứu tâm lý người, tâm lý
động vật; nghiên cứu tâm lý cá nhân, tâm lý xã hội…
Tâm lý học giới thiệu thế giới nội tâm bằng một hệ thống các khái niệm,
sự kiện, quy luật; cung cấp những tri thức cần thiết để con người nhận thức,
cải tạo thế giới tự nhiên, xã hội và chính bản thân con người.
2.2.2. Nhiệm vụ của tâm lý học
2.2.2.1. Nhiệm vụ chung của tâm lý học là nghiên cứu những quy luật
khách quan của các hiện tượng tâm lý, nghiên cứu những bản chất tâm lý cá
nhân và những đặc điểm tâm lý các hoạt động của con người.
2.2.2.2. Nhiệm vụ chủ yếu của các ngành tâm lý học chuyên biệt là:
Tâm lý học đại cương: nghiên cứu các quy luật chung nhất của tâm lý.
Tâm lý học cá nhân: nghiên cứu những đặc điểm tâm lý cá nhân.
Tâm lý học xã hội: nghiên cứu sự tác động qua lại giữa tâm lý nhóm và
tâm lý cá nhân.
Tâm lý học lứa tuổi: nghiên cứu đặc điểm tâm lý của các lứa tuổi.
Tâm lý học sư phạm: nghiên cứu tâm lý trong dạy học và giáo dục.
Tâm lý học lao động: nghiên cứu những đặc điểm tâm lý của hoạt động
lao động nhằm mục đích hợp lý hoá các loại hoạt động lao động và cải tiến tổ
chức dạy nghề.
Tâm lý học y học: nghiên cứu các đặc trưng tâm lý của người bệnh,
của nhân viên y tế trong phòng và chữa bệnh.
Ngoài ra tâm lý học còn đi sâu nghiên cứu đặc điểm tâm lý trong các
hoạt động cụ thể khác, tạo nên những ngành tâm lý học như: tâm lý học thể
thao, tâm lý học nghệ thuật, tâm lý học hình pháp, tâm lý học hàng không,
tâm lý học quân sự…
2.3. Phương pháp nghiên cứu của tâm lý học
2.3.1. Những nguyên lý cơ bản trong nghiên cứu hiện tượng tâm lý
– Nguyên lý về sự thống nhất giữa ý thức, nhân cách và hoạt động.
– Nguyên lý về cơ sở vật chất của hiện tượng tâm lý là hoạt động thần
kinh cấp cao và tâm lý người có bản chất xã hội – lịch sử.
– Nguyên lý về sự vận động, phát triển của các hiện tượng tâm lý.
– Nguyên lý về mối liên hệ thống nhất giữa các hiện tượng tâm lý với
nhau, giữa các hiện tượng tâm lý với các hiện tượng khác, giữa thế giới nội
tâm và thế giới thực tại khách quan…
2.3.2. Các phương pháp nghiên cứu tâm lý thường được sử dụng
Có rất nhiều phương pháp nghiên cứu các hiện tượng tâm lý như:
Phương pháp quan sát và tự quan sát.
Phương pháp đàm thoại, trò chuyện.
Các tác giả rất mong nhận được những góp phần, phê bình của bạnđọc để cho cuốn sách ngày càng thêm triển khai xong. Xin trân trọng trình làng cuốn sách Tâm lý học y học cùng bạn đọc. Các tác giảMỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÂM LÝ HỌC Y HỌCTừ rất lâu rồi người ta đã chăm sóc đến yếu tố tâm lý người bệnh và tâmlý người thầy thuốc. Những năm gần đây, nhờ sự tăng trưởng của tâm lý học vày học văn minh mà nhiều ngành khoa học mới đã sinh ra để nghiên cứu và điều tra sâuthêm yếu tố này. Trong số những khoa học đó có tâm lý học y học. Tâm lý học y học là khoa học điều tra và nghiên cứu tâm lý người bệnh, tâm lýnhân viên y tế trong quy trình phòng và chữa bệnh. Nó là khoa học cần thiếtcho tổng thể những thầy thuốc ở những chuyên khoa và nhờ nó nên nhu yếu điều trịtoàn diện, nhu yếu không ngừng nâng cao cả sức khoẻ sức khỏe thể chất lẫn sức khoẻtâm lý của con người ngày càng được phân phối tốt hơn. 1. CÁC QUAN NIỆM KHÁC NHAU VỀ TÂM LÝ HỌC Y HỌC1. 1. Các ý niệm nguyên thuỷTrong một thời hạn dài loài người có khuynh hướng cơ bản là giải thíchmột cách thần bí những hoạt động giải trí tâm lý và bệnh tâm thần. Song bên cạnhnhững ý niệm thần bí là những ý niệm mang tính khoa học như : Alkmeon đã đề cập đến mối quan hệ giữa hiện tượng kỳ lạ tâm lý và não ; Hypocratđã nói tới yếu tố dịch thể trong mối quan hệ giữa tâm lý và khung hình. Nhữngquan niệm rất là văn minh này đã trở thành một trong những cơ sở cho sự rađời của tâm lý y học sau này. 1.2. Y học và tâm lý học thời trung cổThế kỷ XVI, tại Italia, đã có một số ít ý niệm về bệnh tật thoát khỏi sựthần bí. Mercurial cho rằng trầm cảm hoàn toàn có thể do nguyên do thực thể hoặc dotổn thất tình cảm gây ra. Platon là bác sỹ tiên phong đề xuất kiến nghị cách phân loạibệnh tinh thần theo bệnh sinh và đã tính đến vai trò của những yếu tố di truyền, nội sinh, ngoại sinh trong chính sách của bệnh. Sang thế kỷ thứ XVII – thế kỷ của Descartes, được đặc trưng bởi sựxuất hiện khái niệm phản xạ – khuynh hướng duy vật trong triết học Gobx vàtư tưởng quyết định luận khởi đầu xâm nhập vào y học. Van Gehmont đã đềcập đến vai trò của những sang chấn tâm lý trong sự phát sinh, phát triểnbệnh tinh thần và tác giả khuyên nên điều trị bằng cách ngâm bệnh nhân vàonước lạnh. Doleboe – nhà giải phẫu học – đã nêu ra tiêu chuẩn của người bácsỹ là phải biết điều trị bệnh tinh thần. Tác giả đã thông tin nhiều bệnh nhânđược điều trị khỏi bằng những tác động ảnh hưởng đạo đức. Lusitanua đã nói rằng, thuyết phục là một trong những giải pháp điều trị bệnh nhân tinh thần cóhiệu quả. Giakhiax đã đề cập đến bệnh tâm thần trong hình luật và giám định. Thế kỷ XVIII, Pinel – nhà cải cách chiêu thức điều trị bệnh tâm thầnvĩ đại người Pháp – đã cho rằng người chỉ huy bệnh viện tinh thần phải làmột bác sỹ, một nhà tâm lý, nhà quản trị hành chính và ông là người đầu tiênđã giải phóng bệnh nhân tinh thần khỏi xiềng xích. 1.3. Tâm lý y học thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XXĐến thế kỷ XIX, nhiều tác phẩm đặt nền móng cho tâm lý y học với tưcách là một khoa học độc lập đã Open. Năm 1818, Reie – một bác sỹ, mộtnhà giải phẫu học – đã viết cuốn “ Cuồng tưởng và giải pháp tâm lý trongđiều trị những sang chấn tâm lý ”. Tác phẩm này đã chỉ ra ý nghĩa cơ bản củatâm lý y học là sử dụng liệu pháp tâm lý tích cực. Trong thòi kỳ này đã nẩy sinh sự đấu tranh nóng bức giữa hai trường pháiduy tâm và duy vật máy móc trong tâm lý y học. Đại biểu của phe phái duytâm là Heinroth và Ideler, đã coi thường yếu tố khung hình trong những bệnh tâmthần và cho rằng, bệnh tâm thần là hậu quả của cuộc “ đấu tranh dục vọng ”. Đại diện cho phe phái duy vật là Jacobi – Gnisinger, đã khẳng định chắc chắn rằngtâm thần học là một bộ phận thống nhất của y học và coi não là cơ quan củatâm lý. Giữa thế kỷ XIX, Lotze đã viết cuốn “ Tâm lý học y học ”. Đến giữanhững năm 70, Tuhe viết cuốn “ Y học tâm lý ”. Tuy những cuốn sách này cógiá trị so với những nhà tâm thần học nhiều hơn, tuy nhiên tên của chúng cũng đãnhắc người đọc hãy chăm sóc hơn đến tâm lý học y học. Sang thế kỷ XX, đã có nhiều chuyện để nói rõ hơn về đối tượng người dùng củatâm lý y học. Trong cuốn “ Tâm lý học y học ”, Janet đã tổng kết kinh nghiệmlâm sàng của mình về tâm lý liệu pháp. Trong thời kỳ này đã Open nhiềuhọc thuyết tâm lý mới có tương quan đến tâm lý y học như : Phân tâm học củaFreud ( sau đó, nhà thần kinh học người Úc là Schilder đã viết cuốn “ Tâm lýhọc y học ” theo quan điểm nghiên cứu và phân tích tâm lý này ) ; học thuyết y học tinh thần thực thể của Alexander ; học thuyết thể tạng – sinh vật trong tâm thần học vàtâm lý học của Kretschner … Nhìn chung, những phe phái này chưa thấy hếtvai trò của yếu tố xã hội trong tâm lý, trong nhân cách con người. 1.4. Sự hình thành tâm lý y học duy vậtQuan điểm về sự thống nhất giữa tâm lý và thực thể chính là quan điểmcủa học thuyết thần kinh chủ yếu trong khoa học. I.M.Xetrenop sau khi vậndụng nguyên tắc phản xạ vào hoạt động giải trí của não người đã đặt tiền đề cho sựhình thành học thuyết phản xạ trong hoạt động giải trí tâm lý. Ông đã viết : “ Mọi hànhđộng có ý thức và vô thức, xét về nguồn gốc phát sinh, đều là phản xạ ”. I.P.Pavlop đã tăng trưởng quan điểm của Xetrenop và đề ra phương phápphản xạ có điều kiện kèm theo. Với chiêu thức này, ông đã tìm ra quy luật cơ bản vàcơ chế hoạt động giải trí của não, mày mò ra vai trò của mạng lưới hệ thống tín hiệu thứ nhấtvà mạng lưới hệ thống tín hiệu thứ hai. Pavlop cho rằng tâm lý là sự phản ánh những hiệntượng của quốc tế nội tâm. Ông nhu yếu khám phá hoạt động giải trí của não về mặttâm lý và lý giải hoạt động giải trí đó về mặt sinh lý. Học thuyết thần kinh chủ đạolà học thuyết tâm lý – thần kinh chủ yếu. Học thuyết này cũng khăng định vaitrò then chốt của ý thức trong hoạt động giải trí của con người. Việc phát hiện ra những vùng công dụng khu trú ở vỏ não, như trungkhu hoạt động ngôn từ ( Broca ), trung khu cảm xúc ngôn từ ( Wernik ) ; việcra đời những học thuyết mất thực dụng, mất nhận thức và quan điểm sinh họclâm sàng đã góp thêm phần chứng tỏ cho mối quan hệ mật thiết giữa tâm lý vànão. Những khu công trình nghiên cứu và điều tra về cấu trúc chất xám, về công dụng củanão đã chứng tỏ não là cơ sở của tâm lý. Cùng với sự sinh ra của học thuyết hoạt động giải trí thần kinh cấp cao, sự xuấthiện của học thuyết vỏ não – nội tạng những mày mò về hệ thần kinh thựcvật ( Langioy, Heso ), về mạng lưới hệ thống tính năng dưới vỏ, về vai trò của thể lưới ( Megoun, Moui ) … đã ghi lại sự tiếp cận ngày càng lớn giữa tâm lý học vàcác khoa học tự nhiên. Dựa vào học thuyết Mác – Lênin, tất cả chúng ta hoàn toàn có thể nhận thức được đúngđắn hoạt động giải trí tâm lý của con người với tư cách là một nhân cách, một chủthể của nhận thức. Theo Mác, nhân cách là loại sản phẩm của những quan hệ trongxã hội loài người. V.I.Lênin đã coi quốc tế nội tâm là quốc tế khách quanđược vận động và di chuyển vào não người và được biến hóa ở trong đó. Rõ ràng là, tâmlý học duy vật nghiên cứu và điều tra hoạt động giải trí tâm lý con người “ không riêng gì với tư cáchlà một khách thể mà còn là một chủ thể có ý thức ” ( V.I.Miaxcisep ). Từ khi tâm lý học có những bước tiến bộ như : những phòng thực nghiệmtâm lý sinh ra ; tâm lý học được đưa vào nghiên cứu và điều tra và giảng dạy trong cáctrường giảng dạy cán bộ y tế ; sự phục sinh tính năng những tổn thương não docác nhà tâm lý học triển khai có tác dụng tốt … thì tâm lý y học lại càng trở nênquan trọng và là một bộ phận hữu cơ, không hề thiếu được của y học. 1.5. Một số ý niệm phương Tây về tâm lý y họcỞ phương Tây, đặc biệt quan trọng ở Mỹ tuy đã hình thành quan điểm thừa nhậncon người là tượng trưng cho sự thống nhất giữa khung hình và tâm hồn, tuy nhiên họlại quá nhấn mạnh vấn đề vai trò của những yếu tố tâm lý trong bệnh sinh của tổng thể cácbệnh, kể cả bệnh công dụng lẫn bệnh thực thể. Trong bất kể bệnh thực thểnào, họ cũng cho yếu tố tâm lý lên số 1, giữ vai trò chủ yếu, nghĩa là họcho tâm lý độc lập với trong thực tiễn lịch sử dân tộc – xã hội và tâm lý là nguyên do hàngđầu, là nền tảng cho mọi quy trình diễn ra trong khung hình con người. S.Freud là người có quan điểm duy tâm chủ quan đã chia nhân cáchcon người thành ba lớp : lớp dưới cùng là vô thức ; lớp trên là ý thức và lớptrung gian ở giữa. Lớp trung gian làm trách nhiệm kiểm duyệt, như một hàng ràongăn cách giữa lớp trên và lớp dưới. Lớp vô thức là nơi quy tụ những bản năngcó từ khi con người mới sinh ra và làm trách nhiệm kiểm soát và điều chỉnh hàng loạt đời sốngtâm lý con người. Nó chất chứa nguồn năng lượng tâm lý của những bản năng bịdồn nén, bị lớp ý thức ở trên ngăn cản, không cho triển khai, về sau, nhữngnăng lượng này chuyển thành bệnh tật, mê tín dị đoan, cuộc chiến tranh … Bệnh tật, theo những nhà tâm lý thực thể, là hậu quả của sự xung đột giữahai nguyên tắc thoả mãn, hiện thực và đã được định sẵn trong tâm lý conngưòi. Theo họ, thực trạng thấp thỏm, phẫn nộ, bị kiềm chế được biểu lộ trongbệnh tim, bệnh ngoài da ; nỗi buồn nhớ mẹ được biểu lộ trong hen phếquản ; xúc cảm cấp thấp được biểu lộ trong bệnh ỉa chảy ; tính hà tiện, bủnxỉn, phụ thuộc bộc lộ trong bệnh dạ dày, đường ruột … Các nhà tâm lý thựcthể còn cho rằng, tương thích với mỗi loại nhân cách là một loại bệnh. Ví dụ, những người phản ứng quá mức với ngoại cảnh hay bị bệnh loét dạ dày, đauthắt ngực ; những người phản ứng yếu, hay bị viêm đại tràng, viêm da, viêmkhớp ; những người kiềm chế phản ứng, hay bị bệnh cao huyết áp, hen phếquản, cường tuyên giáp, đau nửa đầu ; những người thích mạo hiểm, hay bịgẫy xương tứ chi ; những người ham hiểu biết, hay bị tai nạn đáng tiếc xe cộ và nhữngngười không muốn đẻ, hay bị bệnh ung thư, bệnh nội tiết … Freud đã yêu cầu giải pháp điều trị bằng nghiên cứu và phân tích tâm lý. Theoông, khi phần vô thức đấu tranh với ý thức và lọt được qua tầng kiểm duyệtthì nó được biểu lộ dưới những dạng tượng trưng như viết nhầm, nói sai, hoặc được phản ánh trong những giấc mơ … Cho nên cần điều trị bệnh bằngcách lý giải giấc mơ, lý giải ngôn từ tượng trưng, lý giải những liêntưởng tự do, hoặc để bệnh nhân tự nói ra những ức chế, dồn nén của mìnhtrong giấc ngủ thôi miên … Theo những nhà tâm lý thực thể, đàm thoại với bệnhnhân cũng có tính năng điều trị, làm giảm căng thẳng mệt mỏi, giải phóng phức hợpđộc hại khỏi ý thức và “ trung hoà ” chúng. Phân tâm học của Freud mang tínhtư biện nhiều hơn là khoa học tuy nhiên lúc bấy giờ khuynh hướng này vẫn còn rấtthịnh hành ở quốc tế và vẫn được tăng trưởng song song những khuynhhướng duy tâm khác. 2. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ CỦA TÂM LÝ HỌC Y HỌC2. 1. Vị trí, đối tượng người tiêu dùng nghiên cứu và điều tra của tâm lý y họcTâm lý học y học vừa là bộ phận của y học, vừa là bộ phận của tâm lýhọc. Về đối tượng người dùng điều tra và nghiên cứu và vị trí của tâm lý học y học, cho đến nay vẫncòn nhiều quan điểm khác nhau. Có thể tóm tắt những quan điểm khác nhau này thànhcác nhóm sau : – Nhiệm vụ hầu hết của tâm lý y học là phân phối những tri thức tâm lýhọc đại cương và trên cơ sở đó, vận dụng vào y học. Điều này là hoàn toàncần thiết, tuy nhiên thực tiễn, không phải ai cũng làm được như vậy. – Nội dung của tâm lý y học là nghiên cứu và phân tích về mặt tâm lý thực chất cácbệnh thần kinh ( theo Ekpechiep ). Nếu theo quan điểm này thì số lượng giới hạn củatâm lý y học rất hẹp, chỉ là môn học trong huấn luyện và đào tạo những bác sỹ tâm thầnkinh. – Tâm lý y học chính là bệnh học tinh thần đại cương. Nếu như vây, thìđối tượng của tâm lý y học là điều tra và nghiên cứu những bệnh tâm thần và tâm lý y học làbộ phận hẹp của tâm thần học. – Đối tượng của tâm lý y học là điều tra và nghiên cứu những đặc điểm tâm lýngưòi bệnh và tác động ảnh hưởng của những đặc thù đó lên sức khoẻ và bệnh tật, là sự bảo vệ một mạng lưới hệ thống tối ưu những tác động ảnh hưởng tâm lý có mục tiêu. Quanniệm này đúng, tuy nhiên chưa phải đã bao quát hết những yếu tố của tâm lý yhọc. – Ngoài những quan điểm trên, có tác giả còn ý niệm rộng hơn : tâmlý y học gồm có cả tâm lý học đại cương, tâm lý bệnh học và bệnh học tâmthần. Chúng tôi cho rằng, trước khi khám phá những yếu tố cơ bản của tâm lýy học, tất cả chúng ta cần phải hiểu được tâm lý là gì ; những quy luật cơ bản nàochi phối những quy trình, trạng thái, thuộc tính tâm lý ; cấu trúc nhân cách gồmnhững yếu tố nào … Nghĩa là phần mở màn, làm cơ sở cho tâm lý y học phảilà những nét cơ bản của tâm lý học đại cương. Phần đa phần nhất của tâm lý y học là tâm lý học người bệnh, trước hếtlà tâm lý học người bệnh thực thể ( người bị những bệnh nội khoa, ngoại khoa, da liễu v.v … và không bị rối loạn tinh thần ). Đối tượng điều tra và nghiên cứu của tâm lýhọc người bệnh là căn nguyên tâm lý của bệnh ; hình ảnh lâm sàng bên trongcủa bệnh, ý thức bệnh ; mối quan hệ tương hỗ giữa trạng thái tâm lý, nhâncách người bệnh và bệnh tật ; mối quan hệ giữa tâm lý người bệnh và nhữngyếu tố tác động ảnh hưởng vật lý, xã hội của thiên nhiên và môi trường … Quan hệ ngặt nghèo với tâm lý học người bệnh là tâm lý học thầy thuốc. Đối tượng điều tra và nghiên cứu của tâm lý học thầy thuốc là những yếu tố về luân lý, đạo đức y học, những yếu tố về lao động nghề nghiệp, hoạt động giải trí giao tiếpcủa người thầy thuốc, những tác động ảnh hưởng ô nhiễm của nghề y … Đặc biệt, tâm lýhọc thầy thuốc tập trung chuyên sâu điều tra và nghiên cứu về phẩm chất nhân cách người thầythuốc như năng lượng hoạt động giải trí, những phẩm chất tâm lý, uy tín và những thiếusót … của người thầy thuốc. Ngoài ra, trong tâm lý học y học còn tăng trưởng những bộ phận chuyênđi sâu điều tra và nghiên cứu những phần đơn cử của tâm lý người bệnh và tâm lý ngươinhân viên y tế, như đi sâu phân loại những rối loạn hoạt động giải trí tâm lý ( tâm lý bệnhhọc ), điều tra và nghiên cứu tâm lý những bệnh nhân tổn thương não ( tâm lý học thầnkinh ) ; nghiên cứu và điều tra những liệu pháp tâm lý ; nghiên cứu và điều tra tâm lý trong giám định ; nghiên cứu và điều tra về stress tâm lý và vệ sinh tâm lý … Đúng là cho đến nay, những ý niệm về đối tượng người tiêu dùng, khoanh vùng phạm vi nghiêncứu của tâm lý y học còn chưa được thống nhất, tuy nhiên những bộ phận cơ bảncủa nó không ít cũng đã được hình thành. Chúng ta đồng ý chấp thuận rằng, tâm lý y họclà khoa học điều tra và nghiên cứu tâm lý người bệnh, tâm lý nhân viên cấp dưới y tế trong hoạtđộng phòng và chữa bệnh, góp thêm phần không ngừng nâng cao sức khoẻ thểchất, tâm lý cho con người. Ngày nay, khi mà khoa học, công nghệ tiên tiến tăng trưởng như vũ bão, khi mànền y học đang trên đà kỹ thuật hoá, thì sự cách ly giữa người bệnh và nhânviên y tế ngày càng thêm rộng. Lúc này, tâm lý y học – bộ phận thực hành thực tế củatâm lý học vận dụng vào y học – càng trở nên quan trọng trong công tác làm việc đàotạo cán bộ y tế. Một nền y học thực sự nhân đạo là nền y học bảo vệ chocán bộ y tế không chỉ có tri thức về thực thể người bệnh, mà còn có cả nhữngtri thức về nhân cách người bệnh và bảo vệ cho sức khoẻ con người đượcchăm sóc một cách tổng lực, cả về sức khoẻ thực thể lẫn sức khoẻ tâm lý. 2.2. Nhiệm vụ của tâm lý y học2. 2.1. Nhiệm vụ điều tra và nghiên cứu tâm lý người bệnh – Nghiên cứu những biểu lộ tâm lý của bệnh. – Vai trò tâm lý trong phát sinh, tăng trưởng của bệnh. – Ảnh hưởng của bệnh so với tâm lý. – Sự khác nhau giữa tâm lý thường và tâm lý bệnh. – Những tác động ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên, xã hội lên tâm lý người bệnh. – Vai trò của tâm lý trong điều trị. – Vai trò của tâm lý trong phòng bệnh và củng cố sức khoẻ. 2.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu và điều tra tâm lý nhân viên cấp dưới y tế – Nghiên cứu những phẩm chất nhân cách người nhân viên cấp dưới y tế. – Y đức học và những phẩm chất đạo đức người nhân viên cấp dưới y tế. – Hoạt động tiếp xúc của người nhân viên cấp dưới y tế … 2.2.3. Một số trách nhiệm chung – Nguyên tắc, giải pháp điều tra và nghiên cứu tâm lý trong lâm sàng. – Các trắc nghiệm tâm lý học. – Những yếu tố tâm lý học trong giám định lao động, quân sự chiến lược, pháp y … 2.3. Nội dung của tâm lý y họcNội dung của tâm lý y học gồm có những yếu tố cơ bản sau : – Những quy luật cơ bản về tâm lý người bệnh, tâm lý nhân viên cấp dưới y tế, tâm lý tiếp xúc, không khí tâm lý trong những cơ sở điều trị. – Học thuyết về sự ảnh hưởng tác động tương hỗ giữa tâm lý và thực thể. – Tác động tâm lý của những yếu tố tự nhiên, xã hội của môi trường tự nhiên. – Học thuyết về nhân cách. – Y đức và những phẩm chất đạo đức của người nhân viên cấp dưới y tế. – Nguyên tắc, chiêu thức nghiên cứu và điều tra tâm lý trong lâm sàng. – Một số yếu tố tâm lý học trong giám định lao động, quân sự chiến lược, pháp y … 2.4. Cấu trúc tâm lý học y họcTâm lý học y học gồm những phần chính như sau : – Đại cương tâm lý học y học. – Một số nét cơ bản về tâm lý con người. – Tâm lý học người bệnh. + Tâm lý học bệnh sinh ( tâm lý học bệnh tật ). + Tâm lý học môi trường tự nhiên người bệnh. – Tâm lý học thầy thuốc, luân lý và đạo đức y học. – Hoạt động tiếp xúc của người nhân viên cấp dưới y tế. – Tâm lý liệu pháp, liệu pháp hồi sinh sức khoẻ. – Stress và vệ sinh tâm lý. – Một số yếu tố tâm lý học trong giám định. – Một số yếu tố về tâm lý học thần kinh và tâm lý bệnh học. – Tâm lý học chẩn đoán và 1 số ít trắc nghiệm tâm lý trong lâm sàng. Trên cơ sở cấu trúc này, tùy nhu yếu cần khám phá, tùy quỹ thời hạn chophép mà tất cả chúng ta kiến thiết xây dựng những chương trình nghiên cứu và điều tra tương thích. 3. Ý NGHĨA TÂM LÝ Y HỌC VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA NHÂN VIÊN Y TẾSự tân tiến của nền y học tân tiến được đặc trưng bằng sự phát triểncủa hai khuynh hướng : một mặt đi sâu điều tra và nghiên cứu chính sách của bệnh ; một mặtkhác, nghiên cứu và điều tra người bệnh một cách tổng lực, trong mối quan hệ tươnghỗ giữa quốc tế bên trong và quốc tế bên ngoài. Kết quả của sự phát triểnnày là làm nẩy sinh nhiều chuyên khoa y học mới, trong đó có tâm lý học yhọc. Đây là một chuyên khoa y học cơ sở, thiết yếu cho tổng thể những nhân viên cấp dưới ytế. Con người khi bị bệnh, tâm lý không ít đều bị biến hóa do ảnh hưởng tác động củabệnh tật và ngược lại, tâm lý không bình thưòng là một trong những nguyênnhân phát sinh, tăng trưởng của bệnh tật. Trong 1 số ít trường hợp, chỉ cần nghiên cứu và phân tích kỹ về mặt tâm lý lời đàmthoại của người bệnh cũng phát hiện được sự khởi đầu của một bệnh ác tính. Cũng có khi những biến hóa tâm lý che lấp cả triệu chứng lâm sàng của bệnhthực thể. Thực tế cho thấy, có tới 50 % bệnh nhân nội khoa phản ánh bệnh tậtchủ yếu bằng những lời than phiền và những đổi khác tâm lý trước khi cónhững bộc lộ đổi khác quan trọng về thực thể. Một số bệnh nhân, nếu để họ biết mình bị những bệnh nghiêm trọngnhư : giang mai, lao, ung thư, nhiễm HIV ( Human Immunodefiency Vius ) …, rấtcó thể họ bị sang chấn tâm lý mạnh, thậm chí còn dẫn đến hành vi tự sát. Có những bệnh nhân tuy mắc bệnh nhưng không đi khám và chữabệnh, vì họ e thẹn ( thường gặp ở những người có tính cách trầm, kín kẽ ), hoặc vì chủ tâm giấu bệnh … trái lại, có những người cường điệu bệnh tật, vờ vịt mắc bệnh. Một bệnh viện của quân đội Liên Xô cũ tổng kết, trong số178 bệnh nhân bị chẩn đoán nhầm vì có tín hiệu bụng ngoại khoa nổi bật, có những bệnh nhân đã được phẫu thuật, tuy nhiên trong đó chỉ có 12 người bịbệnh tinh thần. Nhiều khi yếu tố tâm lý là nguồn gốc của những bệnh thực thể ( như cácbệnh cao huyết áp, đau thắt ngực, loét dạ dày, hen phế quản, exzema … ), hoặc là yếu tố làm cho bệnh bùng phát. Cho nên khám phá yếu tố tâm lý trongtiền sử bệnh là rất quan trọng để ngăn ngừa bệnh tật cho người bệnh. Quang cảnh bệnh viện, thái độ của nhân viên cấp dưới y tế, cách thăm khám lâmsàng, những thao tác kỹ thuật và đặc biệt quan trọng những cuộc phẫu thuật có tác động ảnh hưởng rấtlớn đến trạng thái tâm lý người bệnh. Thực tế tất cả chúng ta đã gặp những cơnchoáng xúc cảm, thậm chí còn dẫn đến tử trận. Có người thủng ổ loét dạ dày doquá lo ngại trước khi mổ. Petrop, một nhà ngoại khoa, đã nói : cần phải chuẩnbị tâm lý cho bệnh nhân trước cuộc mổ như chuẩn bị sẵn sàng tâm lý cho người línhtrước khi ra trận. Cho nên thầy thuốc phải biết được trạng thái tâm lý và nhâncách người bệnh. Dưới ảnh hưởng tác động của bệnh, trạng thái tâm lý, nhân cách người bệnh đôikhi biến hóa hẳn, đặc biệt quan trọng trong những bệnh nặng, lê dài. Trạng thái tâm lýtrước khi bị bệnh giữ vai trò quan trọng trong quy trình tiến triển của bệnh. Thực tế có những người mang bệnh nặng, thậm chí còn tàn phế, nhưng khả năngbù trừ về mặt tâm lý của họ lại rất lớn vì có ý chí và đạo đức cao. Tâm lý yhọc cần đi sâu tổng kết những kinh nghiệm tay nghề quý báu này. Coi trọng yếu tố tâm lý trong điều trị là rất thiết yếu, Các thầy thuốc thờixưa coi lời nói giữ vị trí số 1 trong mạng lưới hệ thống những chiêu thức điều trị. Những lời khuyên của thầy thuốc chỉ trên cơ sở nắm vững đời sống, tìnhtrạng hiện tại và quá khứ của người bệnh. Lời khuyên phải gồm có khôngchỉ kế hoạch điều trị mà còn phải nói rõ cho người bệnh biết những nguyên nhânhỗ trợ cho bệnh tăng trưởng. Thầy thuốc phải lý giải rõ cho người bệnh : điềutrị chỉ tạo điều kiện kèm theo thuận tiện cho khung hình trở lại thông thường, muốn khỏi bệnhlâu dài và ngăn ngừa tái phát, không hề không loại trừ những nguyên do gâyra nó, tức là lý giải cho người bệnh về vệ sinh cá thể ( Giakharin ). Nhiềunghiên cứu chứng tỏ rằng, thuốc có tính năng tốt là nhờ sự góp phần của cơchế ám thị. Năm 1920, Mudrop đã nói, điều trị thực ra, chính là điều trị ngườibệnh. Những điều trên đây đã cho thấy, yếu tố tâm lý trong y học cần đượcnghiên cứu một cách tráng lệ. Rõ ràng là, không có tri thức về tâm lý y học, không coi trọng trạng tháitâm lý và nhân cách người bệnh thì không hề nói đến một nền y học tươnglai, tức là nền y học về vệ sinh cá thể và phòng bệnh theo nghĩa rộng. Xetrenop đã cho rằng, người thầy thuốc không những là chuyên viên về trạngthái thực thể mà còn là chuyên viên về tâm lý cho người bệnh. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÂM LÝ Y HỌCNhững giải pháp điều tra và nghiên cứu tâm lý y học được kiến thiết xây dựng trên cơsở những giải pháp nghiên cứu và điều tra khoa học nói chung, trước hêt là cácphương pháp của tâm lý học và của y học. Những chiêu thức thường dùnglà : quan sát, trò chuyện, nghiên cứu và phân tích mẫu sản phẩm, trắc nghiệm, thực nghiệm, chiêu thức chuyên viên, chiêu thức mô hình hoá … Đặc biệt, để nghiêncứu tâm lý người bệnh, tâm lý y học sử dụng giải pháp tâm lý lâm sàng. Đây là chiêu thức do phe phái Mudrop – Giakharin-Botkin đề xướng, baogồm những nội dung sau : 4.1. Phần mở màn cuộc khám bệnhNgưòi thầy thuốc quan tâm tích lũy những thông tin về hành chính như : tuổi, văn hoá, nghề nghiệp … và tạo điều kiện kèm theo thuận tiện cho sự hình thànhquan hệ tiếp xúc, có ích cho việc thăm khám và điều trị đạt tác dụng. Trong phần kể bệnh, cần chú ý quan tâm đến trạng thái chung, rối loạn giấc ngủ, đổi khác khí sắc và trạng thái tâm lý của người bệnh. Trong khai thác tiền sử bệnh, điều quan trọng là hỏi bệnh nhân về thờiđiểm Open bệnh, sự mở màn và diễn biến ra sao, bệnh nhân tưởng tượngra hình ảnh lâm sàng của bệnh như thế nào, có tâm lý gì về nguyên do, tiên lượng của bệnh … Chú ý khai thác tiền sử đời sống người bệnh để có cơhội xâm nhập vào quốc tế nội tâm của họ. Qua đàm thoại, mối quan hệ giữathầy thuốc và bệnh nhân thêm thâm thúy, thầy thuốc hiểu không thiếu hơn về tâm lýngười bệnh. 4.2. Phần khám những triệu chứng khách quanCần quan tâm khám phá rất đầy đủ trạng thái tâm lý, ý thức, hoạt động giải trí … củangười bệnh. Sơ bộ nhìn nhận mức độ tăng trưởng trí tuệ, khí chất và những néttính cách đa phần, đặc biệt quan trọng phải tìm hiểu và khám phá khí sắc và phản ứng xúc cảm củangười bệnh. Cần thực thi những trắc nghiệm và thực nghiệm tâm lý chuyên biệt để bổsung cho những tài liệu điều tra và nghiên cứu tâm lý. 4.3. Phần kết luậnTrong phần Kết luận, ngoài những chẩn đoán về bệnh tật, cần có những chẩnđoán về nhân cách, về trạng thái tâm lý của người bệnh. Xem nhân cáchngười bệnh hướng nội hay hướng ngoại, kiểu khí chất chính của họ ra sao. Cần xác lập hình ảnh lâm sàng bên trong của bệnh, trạng thái tâm lý ngườibệnh trong mối đối sánh tương quan với bệnh tật và thực trạng mắc bệnh. Trên cơ sởđó, thầy thuốc đề ra thẩm mỹ và nghệ thuật tiếp xúc, kế hoạch tâm lý liệu pháp, vệ sinhtâm lý … với người bệnh. Tóm lại, tâm lý học y học nghiên cứu và điều tra những yếu tố về tâm lý ngườibệnh, tâm lý thầy thuốc, tâm lý bệnh học … bằng những chiêu thức đặctrưng của mình. Nó có cơ sở phương pháp luận là những quan điểm duy vậtbiện chứng và học thuyết thần kinh chủ yếu. Tâm lý học y học thực sự cầnthiết cho một nền y học văn minh. Chỉ những người thầy thuốc vừa có đầy đủtri thức về y học thực thể, vừa có những hiểu biết thâm thúy về tâm lý y học mớicó thể phòng bệnh, chữa bệnh một cách tổng lực và có hiệu suất cao. Phần 1. HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ VÀ KHOA HỌC TÂM LÝChương 1. TÂM LÝ HỌC LÀ KHOA HỌC NGHIÊN CỨU CÁC HIỆNTƯỢNG TÂM LÝ1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ1. 1. Bản chất của hiện tượng kỳ lạ tâm lýTrong đời sống hàng ngày, tất cả chúng ta thường gặp những lời nhận xétnhư : chị này tâm lý lắm, anh kia không tâm lý tý nào … Chữ “ tâm lý ” dùng ởđây hoàn toàn có thể mới được hiểu theo nghĩa hẹp, để chỉ thái độ, cách cư xử … củacon người. Để hiểu đúng chuẩn và khoa học tâm lý là gì, từng hiện tượng kỳ lạ tâm lýnẩy sinh và tăng trưởng thế nào, quản lý và vận hành theo quy luật nào …, loài người đãphải trải qua một thời hạn dài nghiên cứu và điều tra, thể nghiệm ; đã phải chứng kiếnbiết bao cuộc đấu tranh kinh khủng giữa những khuynh hướng khác nhau. 1.1.1. Tâm lý là thực chất của vật chất cấp caoĐây là chủ đề tập trung chuyên sâu sự đấu tranh nóng bức, vĩnh viễn giữa những quanđiểm duy tâm và duy vật. Chủ nghĩa duy tâm cổ đại cho rằng, hiện tượng kỳ lạ tâmlý là thực chất siêu hình đặc biệt quan trọng của sinh vật và được gọi là linh hồn. Theonhà triết học duy tâm cổ đại Hy Lạp là Platon ( 427 – 347 trước công nguyên ), linh hồn là siêu hình và độc lập với thể xác ; con người sống được là nhờ linhhồn liên hệ với thể xác. Khi con người sống, linh hồn là nguyên nhân sinh racác quy trình sống của khung hình và nó truyền đạt tổng thể những hiện tượng kỳ lạ tâm lývốn có của con người. Nếu không có sự điều khiển và tinh chỉnh của linh hồn, thì conngười không sống sót. Khi ngưòi ta chết đi, linh hồn lìa khỏi xác, bay về cõi “ niếtbàn ” và mãi mãi sống sót. Các nhà duy tâm khách quan cho rằng, quốc tế ýniệm sinh ra vạn vật, sinh ra quốc tế vật chất. Còn những nhà duy tâm chủ quan, như G. Berkeley ( 1685 – 1753 ) cho rằng, vốn dĩ không có quốc tế vật chất, những vật chất đơn cử là do cảm xúc của con người mà có. Thuyết “ linh hồn ” của Platon ở phương Tây, thuyết “ tâm ” của đạo Khổng ở phương Đông đềutuyệt đối hoá thuộc tính ý thức của tâm lý, trọn vẹn tách biệt tâm lý khỏivật chất. Những người theo phe phái “ nhị nguyên luận ” như Descartes ( 1596 – 1650 ), đã dùng khái niệm phản xạ để lý giải những hoạt động giải trí cơ bắp đơngiản của động vật hoang dã, của con người và cho rằng những hoạt động giải trí chủ định, cóý thức của con người là do linh hồn ( ông gọi là “ lý tính tối cao ” ) tinh chỉnh và điều khiển. Theo J. Lock ( 1632 – 1704 ), tâm lý con người là những kinh nghiệm tay nghề. Kinhnghiệm bên ngoài do ảnh hưởng tác động bên ngoài vào giác quan mà có ; kinh nghiệmbên trong được sinh ra từ “ ý thức bên trong ”, tự nó hoạt động giải trí, chỉ tự nó mớibiết được nó. Quan niệm nhị nguyên luận là sự biến dạng của chủ nghĩa duytâm. Đối lập với quan điểm của chủ nghĩa duy tâm là chủ nghĩa duy vật. Theo họ, trong ngoài hành tinh bát ngát chỉ có vật chất là sống sót mãi mãi và luôn luôn biếnđổi ( hoạt động và tăng trưởng ), với những đặc thù muôn hình, muôn vẻ. Tâm lýkhông sống sót ngoài vật chất. Song những nhà duy vật cổ đại lại coi tâm lý làmột thứ vật chất, do vật chất khác như nước, lửa, không khí … tạo ra ( Democritos ). Aristot ( 384 – 322 trước công nguyên ) có quan điểm tiến bộhơn, đã cho rằng, niềm tin chỉ là một công dụng của thân thể, như thị giác làchức năng của mắt. Một số nhà duy vật Trung Quốc thời kỳ này đã dùngthuyết ngũ hành ( kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ ) để lý giải nguồn gốc vật chất. Tuấn Tử ( vào những năm 315 – 230 trước công nguyên ) cho rằng, thân thểcon người sinh ra ý thức và cái tốt, cái xấu … đều nằm trong thân thể conngười. Các nhà duy vật Pháp và những nhà duy vật Đức trước đây đã quanniệm một cách máy móc siêu hình rằng, hoạt động giải trí tâm lý cũng là một quátrình vật chất ; óc người in hình sự vật bên ngoài giống như chiếc khuôn bằngsáp ; tâm lý phản ánh hiện thực khách quan thụ động, giống như chiếc gươngsoi. Spinoza ( 1632 – 1667 ) cho rằng tổng thể vật chất đều có tư duy. Lameltrie ( 1702 – 1751 ) đã thừa nhận, vật chất sống sót độc lập ; chỉ khung hình mới có cảmgiác và con người chẳng qua chỉ là cái máy đồng hồ đeo tay. Thậm chí, có tác giả lạicho rằng, não tiết ra tâm lý cũng như gan tiết ra mật … Gần đây, những quan điểm duy tâm, duy vật máy móc, siêu hình vềhiện tượng tâm lý vẫn sống sót và được những nhà tâm lý học mới biến tướngdưới nhiều dạng khác nhau, phức tạp hơn và mê hoặc hơn. L.Feurbach ( 1804 – 1872 ) là nhà duy vật lỗi lạc trước khi chủ nghĩa Mácra đời đã khẳng định chắc chắn, ý thức, ý thức không hề tách rời não người – một thứvật chất tăng trưởng đến hơn cả cao nhất. Các nhà duy vật biện chứng đã có những quan điểm đúng đắn về bảnchất vật chất của tâm lý. Họ cho rằng, tâm lý là biểu lộ thực chất của vậtchất, là loại sản phẩm dưới dạng đặc biệt quan trọng của vật chất có tổ chức triển khai cao là bộ não. Sự tăng trưởng của tâm lý luôn luôn liên hệ mật thiết với sự tăng trưởng của hệthống thần kinh. Thế giới vật chất luôn luôn hoạt động và tăng trưởng. Lúc đầu làthể vô cớ, sau đó tăng trưởng thành thể hữu cơ, thành nguyên sinh chất. Sựphát triển của nó cứ liên tục, ngày càng phức tạp, hoàn hảo thêm và cuốicùng thành sự phản ánh quốc tế khách quan của những sinh vật có hệ thầnkinh, có não bộ. Mặt khác, sự phản ánh của sinh vật với quốc tế xung quanhcũng ngày càng tăng trưởng và triển khai xong. Những sinh vật tiên phong chỉ có bảntính kích thích. Từ bản tính này, trong quy trình tăng trưởng ngày càng phức tạpcủa khung hình, sinh vật luôn luôn biến hóa để thích ứng với thực trạng xungquanh và do đó cảm xúc của chúng được phát triên. Đây chính là sự bắt đầucủa phản ánh tâm lý. Lúc đầu là những cảm xúc mang tính chung chung, đơngiản, sau đó tăng trưởng thành những cảm xúc chuyên biệt ( thị giác, thính giác, xúc giác … ). Những sinh vật càng tiến hoá, hoạt động giải trí càng phức tạp thì phảnánh tâm lý của chúng càng đa dạng và phong phú và triển khai xong, với những hình thứcnhư : tưỏng tượng, tư duy, xúc cảm, tình cảm … Ý thức là hình thức phản ánhtâm lý cao nhất, chỉ có ở người. 1.1.2. Tâm lý có thực chất là phản xạHệ thần kinh động vật hoạt động giải trí theo chính sách phản xạ. Những phản xạnày gồm có những phản xạ không điều kiện kèm theo và có điều kiện kèm theo. Cơ chế hoạt độngcấp cao của hệ thần kinh, của vỏ não là phản xạ có điều kiện kèm theo. Hoạt động củahệ thống thần kinh gắn liền với hoạt động giải trí nội tiết của khung hình. Vỏ não là bảnchất trong thực tiễn vật chất của tâm lý. Như vậy, tổng thể những hiện tượng kỳ lạ tâm lý đềumang đặc thù phản xạ. Chúng phát sinh là để đáp lại những kích thích nàyhay kích thích khác của quốc tế bên ngoài hay bên trong khung hình. 1.1.3. Tâm lý là sự phản ánh quốc tế khách quanNội dung của tâm lý là sự phản ánh chủ quan quốc tế khách quan. Sựphản ánh này là muôn màu, muôn vẻ và phức tạp. Đây hoặc là sự phản ánhbản thân sự vật, hiện tượng kỳ lạ, từ những thuộc tính bên ngoài đến thực chất củanó, bằng quy trình nhận thức cảm tính và lý tính ; hoặc là sự phản ánh mốiquan hệ giữa sự vật, hiện tượng kỳ lạ với sự thoả mãn hay không thoả mãn nhucầu của con người bằng những rung cảm, xúc cảm … Trong mối quan hệ qualại với quốc tế xung quanh, con người không chỉ nhận cảm, tâm lý, nhớ lạihoặc tưởng tượng ra, mà còn triển khai những hành vi khác nhau, gâynên những biến hóa quốc tế xung quanh để thoả mãn nhu yếu muôn hình, muôn vẻ của mình. Những quy trình tâm lý phản ánh quốc tế khách quan củacon ngưòi mang tính chủ thể và tích cực, trải qua sở trường thích nghi, năng lượng, nhucầu … của mỗi cá thể, khác với sự phản chiếu thụ động của chiếc gương. 1.1.4. Tâm lý con người có thực chất xã hội, lịch sửĐây là điểm khác nhau giữa tâm lý người và tâm lý động vật hoang dã. Conngười khi sống trong xã hội loài người đã tiếp xúc với nhau, cùng nhau laođộng và tăng trưởng xã hội. Tâm lý con người phản ánh sự hình thành phát triểncủa xã hội. Trong hoạt động giải trí, nhất là hoạt động giải trí lao động, con người chuyểncác hiện tượng kỳ lạ tâm lý của mình vào những sản phẩm vật chất hoặc niềm tin. trái lại, khi hoạt động giải trí với công cụ, với vật phẩm con người bóc tách nhữngtinh tuý tâm lý mà loài người xã hội gửi gắm vào trong đó thành hiện tượngtâm lý của riêng mình. Trong mỗi hiện tượng kỳ lạ tâm lý của con người đều mangđậm dấu ấn của xã hội mà con người đang sống và đổi khác theo lịch sử dân tộc pháttriển xã hội mà con người đã trải qua. Không sống trong xã hội loài người ( như những người khi mới sinh đã bị động vật nuôi ở trong rừng ), thì khôngthể có tâm lý người. Tham gia vào sự hình thành và tăng trưởng tâm lý con người có nhữngyếu tố cơ bản sau : bẩm sinh, di truyền về mặt sinh vật hoặc truyền lại chonhau qua công cụ, vật phẩm ; hoạt động giải trí, tiếp xúc ; giáo dục và tự giáo dục ; điềukiện và thực trạng sống … Tóm lại, tâm lý con người là sự phản ánh chủ quan quốc tế khách quan, có cơ sở tự nhiên là hoạt động giải trí thần kinh và hoạt động giải trí nội tiết, được nẩy sinhbằng những hoạt động giải trí sống của từng người và gắn bó với những quan hệ xãhội, lịch sử dân tộc. 1.2. Đặc điểm chung của hiện tượng kỳ lạ tâm lýĐời sống tâm lý vô cùng phong phú và đa dạng, muôn màu, muôn vẻ, tuy nhiên xemxét một cách khái quát, chúng có chung những đặc trưng sau : 1.2.1. Tính chủ thểSự phản ánh tâm lý khác với sự phản ánh cơ giới và sinh vật ở chỗ, khi nào nó cũng mang dấu vết riêng của chủ thể phản ánh. Mỗi chủ thể phảnánh tâm lý hiện thực khách quan đều trải qua kinh nghiệm tay nghề, thái độ, cảm xúcriêng của mình. Tính chủ thể khiến cho hiện tượng kỳ lạ tâm lý ngoài cái chung ra, còn luôn luôn mang sắc tố riêng của mỗi cá thể. 1.2.2. Tính toàn diện và tổng thể của đời sống tâm lýKhông có hiện tượng kỳ lạ tâm lý nào đứng riêng rẽ, không tương quan đếncác hiện tượng kỳ lạ tâm lý khác. Đời sống tâm lý của cá thể là toàn vẹn. Và mỗimột hiện tượng kỳ lạ tâm lý cũng mang tính toàn vẹn, chỉnh thể. 1.2.3. Sự thống nhất giữa hoạt động giải trí tâm lý bên trong và bên ngoàiTâm lý là hiện tượng kỳ lạ thuộc về quốc tế bên trong. Song nó liên quanchặt chẽ với quốc tế bên ngoài qua những sự vật, hiện tượng kỳ lạ của môi trườngbên ngoài mà nó phản ánh ; qua bản thể vật chất của nó là bộ não và quanhững bộc lộ bên ngoài như hành vi, cử chỉ, ngôn từ, vẻ mặt, dángđiệu … Chúng ta hoàn toàn có thể trải qua những biểu lộ bên ngoài đó mà xét đoántâm lý bên trong. 1.3. Chức năng của hiện tượng kỳ lạ tâm lýTâm lý con người phản ánh quốc tế khách quan, tuy nhiên khi đã hìnhthành, nó ảnh hưởng tác động trở lại quốc tế hiện thực khách quan. Hiện tượng tâm lýcủa con ngươi tương quan ngặt nghèo với những hiện tượng kỳ lạ khác trong đời sống, như chính trị, kinh tế tài chính, văn hoá, xã hội … Cùng với những hiện tượng kỳ lạ khác, hiệntượng tâm lý giúp con người khuynh hướng, điều khiển và tinh chỉnh, kiểm soát và điều chỉnh hoạt độngcủa mình, làm cho hoạt động giải trí thích nghi, tái tạo quốc tế và hoạt động giải trí tự hoànthiện bản thân của con người ngày càng có hiệu suất cao. 1.4. Phân loại những hiện tượng kỳ lạ tâm lýTuỳ theo những tín hiệu dựa vào để phân loại mà tất cả chúng ta hoàn toàn có thể chiacác hiện tượng kỳ lạ tâm lý thành những nhóm khác nhau. 1.4.1. Chia theo thời hạn sống sót của những hiện tượng kỳ lạ tâm lý1. 4.1.1. Các quy trình tâm lýBao gồm những hiện tượng kỳ lạ tâm lý có mở màn, có kết thúc và sống sót trongthời gian ngắn ( vài giây hoặc vài giờ ), như quy trình cảm xúc, tri giác, tư duy, trí nhớ, xúc cảm, ý chí … 1.4.1. 2. Các trạng thái tâm lýBao gồm những hiện tượng kỳ lạ tâm lý diễn ra không có khởi đầu và kếtthúc, thường sống sót trong thời hạn tương đối dài ( vài chục phút, hàng tháng ) và làm phông, làm nền cho những hiện tượng kỳ lạ tâm lý khác diễn ra, như trạng tháilo âu, do dự, lơ đãng, buồn chán, quan tâm … 1.4.1. 3. Các thuộc tính tâm lýBao gồm những hiện tượng kỳ lạ tâm lý hình thành trong thời hạn tương đốidài, tạo nên những nét riêng, đặc trưng cho mỗi cá thể và chi phối nhữnghiện tượng tâm lý khác. Ví dụ như, những thụộc tính tâm lý tạo nên xuhướng, khí chất, tính cách, năng lượng … của con người. 1.4.2. Chia theo tín hiệu của từng người hay nhóm người, baogồm : 1.4.2. 1. Những hiện tượng kỳ lạ tâm lý cá thể. 1.4.2. 2. Những hiện tượng kỳ lạ tâm lý xã hội như dư luận xã hội, tậpquán, mốt … 1.4.3. Chia theo công dụng những hiện tượng kỳ lạ tâm lý1. 4.3.1. Các hiện tượng kỳ lạ tâm lý hoạt động – cảm xúc như thị giác, thínhgiác, sự co duỗi của tay, chân … 1.4.3. 2. Trí tuệ, gồm có những quy trình tiếp đón và sử dụng tri thứcnhư cảm xúc, tri giác, tư duy, trí nhớ … 1.4.3. 3. Nhân cách, gồm có những thuộc tính tâm lý lao lý hành vi, giátrị xã hội của con người … 1.4.4. Chia theo mức độ phân biệt của chủ thểCăn cứ vào những hiện tượng kỳ lạ tâm lý được chủ thể nhận ra đến đâu, hoàn toàn có thể chia những hiện tượng kỳ lạ tâm lý thành ba nhóm : 1.4.4. 1. Ý thức, gồm có những hiện tượng kỳ lạ tâm lý được phân biệt. Vídụ như, biết mình đang tâm lý, đang tri giác, hoặc đã nhớ đến điều gì đó … Đây còn gọi là những hiện tượng kỳ lạ tâm lý có ý thức. 1.4.4. 2. Vô thức, gồm có những hiện tượng kỳ lạ tâm lý của bản thân màkhông được cá thể phân biệt, như giấc mơ, bản năng tự vệ … 1.4.4. 3. Tiền ý thức, gồm có những hiện tượng kỳ lạ tâm lý ở giữa vùng ýthức và vô thức, hay còn gọi là hoạt động giải trí tiền ý thức. Ví dụ như giấc mơ báohiệu bệnh tật nếu con người trong trạng thái tỉnh táo thì những kích thích từ ổbệnh còn ở mức dưới ngưỡng, chưa đủ để báo thành bệnh. 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KHOA HỌC TÂM LÝ2. 1. Sơ lược lịch sử vẻ vang tâm lý họcTư rất lâu rồi, chỉ bằng quan sát và tự thể nghiệm, con ngươi đã có biếtbao nhận xét phức tạp, thâm thúy về hiện tượng kỳ lạ tâm lý. Tất nhiên những cách lýgiải, diễn đạt lúc bấy giờ mới chỉ là những hiểu biết kinh nghiệm tay nghề chủ nghĩa. Trong lịch sử vẻ vang hình thành những ý niệm về hiện tượng kỳ lạ tâm lý cũng như vềđối tượng của tâm lý học, luôn luôn bị những triết học khác nhau chi phối. Những khái niệm tâm, thiện, ác, linh hồn … được chủ nghĩa duy tâm gán chotâm lý vẫn sống sót cho đến thời nay và vẫn được nhiều người thừa nhận. Những ý niệm này mang tính thần bí, không khoa học. Tác phẩm “ Bàn về linh hồn ” của Aristot được coi là tác phẩm đầu tiêncủa tâm lý học. Song trong thời kỳ này, do khoa hoc tự nhiên và triết học duyvật còn thô sơ nên con người chưa lý giải được những hiện tượng kỳ lạ tâm lýphức tạp như ý thức, tính cách, tư duy … Từ thế kỷ XVII, những khoa học tự nhiên ( cơ học, hình học, hoá học, sinhlý học … ) tăng trưởng mạnh. Những quan sát của những khoa học này đã chỉ tamối quan hệ giữa hiện tượng kỳ lạ tâm lý và môi trường tự nhiên bên ngoài. Song ở thế kỷXVII, XVIII, những quan điểm cơ giới trong khoa học rất phổ cập và đã ảnhhưởng lớn đến cách xem xét những hiện tượng kỳ lạ của quốc tế, trong đó có hiệntượng tâm lý. Một loạt khái niệm khoa học và phi khoa học đã nẩy sinh trongthời kỳ này, như khái niệm về phản xạ, về “ lý tính tối cao ”, về tâm lý học kinhnghiệm, về sự nẩy sinh hiện tượng kỳ lạ tâm lý một cách tự nhiên từ vật chất … Đến thế kỷ XIX, thuyết tiến hoá sinh vật của Darwin sinh ra, đã góp phầngiải thích nguyên do nẩy sinh, tăng trưởng hiện tượng kỳ lạ tâm lý từ thấp đến cao, kể cả hành vi bản năng. Sự tăng trưởng của sinh lý học giác quan và sinh lý họcbộ não đã chứng tỏ mối quan hệ giữa hiện tượng kỳ lạ tâm lý với hoạt động giải trí củanão và của toàn khung hình. Khoa học tự nhiên tăng trưởng đã góp thêm phần tích cựcvào sự hình thành và tăng trưởng những khoa học về niềm tin. Dựa vào những khoahọc đó, người ta đi sâu điều tra và nghiên cứu tâm lý động vật hoang dã, tâm lý trẻ nhỏ, tâm lýngười chậm tăng trưởng trí tuệ … Cuối thế kỷ XIX, tâm lý học tách khỏi triết học thành khoa học riêng vớitính cách là một khoa học thực nghiệm và dùng chiêu thức thực nghiệm, diễn đạt của vật lý học và sinh lý học để nghiên cứu và điều tra những hiện tượng kỳ lạ tâm lý. Năm1879, Wundt ( nhà tâm lý học duy tâm Đức ) đã lập ra phòng thí nghiệm tâm lýđầu tiên trên quốc tế ( tại Leipzig ). Sau đó nhiều nước khác như Nga, Anh, Mỹ, Pháp … cũng lập ra những phòng thí nghiệm tâm lý và thiết kế xây dựng những khoatâm lý học độc lập ở những trường ĐH. Cuộc khủng hoảng cục bộ về phương pháp luận của tâm lý học truyền thốngđầu thế kỷ XX đã làm nẩy sinh nhiều phe phái tâm lý học. Có trường pháidùng quan điểm sinh vật học để nghiên cứu và điều tra tâm lý người, như tâm lý họchành vi của Watson ( 1878 – 1958 ) và một số ít người khác. Họ cho rằng, hànhvi là yếu tố duy nhất, trong thực tiễn nhất. Họ coi hoạt động giải trí của người cũng giốngnhư của động vật hoang dã. Mọi hoạt động giải trí, từ đơn thuần đến phức tạp ( như tư duy, tưtưởng, tình cảm … ) đều là những phản ứng của khung hình nhằm mục đích cung ứng vớinhững kích thích từ bên ngoài tác động ảnh hưởng vào. Nhiệm vụ của thuyết hành vi làxác lập mối quan hệ trực tiếp giữa kích thích và phản ứng ( S – R ). Tâm lý học Gestalt do Maxwertheimer và những người khác đề xướngđã cho rằng, ý thức con người mang tính hoàn hảo, không hề phân chiađược. Tâm lý, ý thức như một cấu trúc toàn vẹn, được hình thành từ sự biếnđộng của “ sự phân phối lực từ trường ”. Trường phái phân tâm học của Freud ( 1858 – 1939 ) dựa trên quan điểmduy tâm, đã quy tâm lý vào bản năng vô thức. Freud chia tâm lý thành baphần : Cái nó ( là cái vô thức, gồm những bản năng ) là phần quan trọng nhất, thực ra nhất của tâm lý ; Cái tôi, là những hoạt động giải trí nhằm mục đích thoả mãn những bảnnăng vô thức ; Cái siêu tôi hay là cái tôi lý tưởng, là sự ràng buộc của xã hội, của đạo đức … Cái siêu tôi ngăn ngừa, chèn ép cái tôi, tạo nên sự kiểm duyệt. Những bản năng bị dồn nén, sinh ra nguồn năng lượng điều khiển và tinh chỉnh hành vi hoặc sinhra bệnh tâm thần, sinh ra những mặc cảm tâm lý … Còn nhiều phe phái tâm lý học khác hình thành trên cơ sở biếntướng của những trưòng phái duy tâm chủ quan, duy tâm khách quan hoặc duyvật máy móc, siêu hình … Các phe phái này hoặc là không thấy hết cơ sởsinh lý thần kinh của những hiện tượng kỳ lạ tâm lý hoặc là không xét đến thực chất xãhội – lịch sử dân tộc của tâm lý người … Triết học Mác – Lênin đã ảnh hưởng tác động can đảm và mạnh mẽ đến tâm lý học. Lý luậnphản ánh của những ông đã vạch ra nguồn gốc, thực chất của tâm lý, ý thức conngười đồng thời chỉ ra đối tượng người tiêu dùng, trách nhiệm và giải pháp của tâm lý họckhoa học. Luận điểm duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin đã khẳngđịnh tâm lý là tính năng của não và phải điều tra và nghiên cứu tâm lý con ngươi trênquan điểm xã hội – lịch sử vẻ vang. Cùng với sự tăng trưởng của những khoa học khác, tâm lý học thời nay đãlớn mạnh cả về kim chỉ nan lẫn thực hành thực tế. Nhiều chuyên ngành tâm lý học mớira đời ( như tâm lý học lao động, tâm lý học thể thao, tâm lý học y học, tâm lýhọc thương nghiệp … ), một mặt nhằm mục đích ship hàng từng nghành hoạt động giải trí cụ thểcủa con người, mặt khác giúp con người tiếp cận thực chất đích thực của hiệntượng tâm lý nói chung và của tâm lý con người nói riêng tốt hơn. Có rấtnhiều khoa học điều tra và nghiên cứu hiện tượng kỳ lạ tâm lý và gắn bó ngặt nghèo với tâm lýhọc ; bản thân những ngành của tâm lý học cũng gắn bó ngặt nghèo với nhau, nhằm mục đích làm cho việc điều tra và nghiên cứu hiện tượng kỳ lạ tâm lý ngày càng phân phối nhu cầuthực tiễn hơn. 2.2. Đối tượng, trách nhiệm của tâm lý học2. 2.1. Đối tượng nghiên cứu và điều tra của tâm lý học là những hiện tượng kỳ lạ tâmlýTâm lý học điều tra và nghiên cứu xem con người nhận thức quốc tế bằng conđường nào ( cảm xúc, tri giác, tư duy, tưởng tượng, hay nhớ lại … ) ; thái độ, xúc cảm, tình cảm … của con người so với những cái mình thấy, những điềumình nghĩ … ra làm sao ; điều tra và nghiên cứu xem trạng thái tâm lý, kỹ năng và kiến thức, kỹ xảo, ý chí, hoạt động giải trí … của con người như thế nào ; điều tra và nghiên cứu tâm lý người, tâm lýđộng vật ; điều tra và nghiên cứu tâm lý cá thể, tâm lý xã hội … Tâm lý học trình làng quốc tế nội tâm bằng một mạng lưới hệ thống những khái niệm, sự kiện, quy luật ; phân phối những tri thức thiết yếu để con người nhận thức, tái tạo quốc tế tự nhiên, xã hội và chính bản thân con người. 2.2.2. Nhiệm vụ của tâm lý học2. 2.2.1. Nhiệm vụ chung của tâm lý học là nghiên cứu và điều tra những quy luậtkhách quan của những hiện tượng kỳ lạ tâm lý, điều tra và nghiên cứu những thực chất tâm lý cánhân và những đặc thù tâm lý những hoạt động giải trí của con người. 2.2.2. 2. Nhiệm vụ đa phần của những ngành tâm lý học chuyên biệt là : Tâm lý học đại cương : điều tra và nghiên cứu những quy luật chung nhất của tâm lý. Tâm lý học cá thể : nghiên cứu và điều tra những đặc thù tâm lý cá thể. Tâm lý học xã hội : điều tra và nghiên cứu sự ảnh hưởng tác động qua lại giữa tâm lý nhóm vàtâm lý cá thể. Tâm lý học lứa tuổi : nghiên cứu và điều tra đặc thù tâm lý của những lứa tuổi. Tâm lý học sư phạm : điều tra và nghiên cứu tâm lý trong dạy học và giáo dục. Tâm lý học lao động : nghiên cứu và điều tra những đặc thù tâm lý của hoạt độnglao động nhằm mục đích mục tiêu hợp lý hoá những loại hoạt động giải trí lao động và nâng cấp cải tiến tổchức dạy nghề. Tâm lý học y học : nghiên cứu và điều tra những đặc trưng tâm lý của người bệnh, của nhân viên cấp dưới y tế trong phòng và chữa bệnh. Ngoài ra tâm lý học còn đi sâu điều tra và nghiên cứu đặc thù tâm lý trong cáchoạt động đơn cử khác, tạo nên những ngành tâm lý học như : tâm lý học thểthao, tâm lý học nghệ thuật và thẩm mỹ, tâm lý học hình pháp, tâm lý học hàng không, tâm lý học quân sự chiến lược … 2.3. Phương pháp nghiên cứu và điều tra của tâm lý học2. 3.1. Những nguyên tắc cơ bản trong nghiên cứu và điều tra hiện tượng kỳ lạ tâm lý – Nguyên lý về sự thống nhất giữa ý thức, nhân cách và hoạt động giải trí. – Nguyên lý về cơ sở vật chất của hiện tượng kỳ lạ tâm lý là hoạt động giải trí thầnkinh cấp cao và tâm lý người có thực chất xã hội – lịch sử dân tộc. – Nguyên lý về sự hoạt động, tăng trưởng của những hiện tượng kỳ lạ tâm lý. – Nguyên lý về mối liên hệ thống nhất giữa những hiện tượng kỳ lạ tâm lý vớinhau, giữa những hiện tượng kỳ lạ tâm lý với những hiện tượng kỳ lạ khác, giữa quốc tế nộitâm và quốc tế thực tại khách quan … 2.3.2. Các giải pháp điều tra và nghiên cứu tâm lý thường được sử dụngCó rất nhiều chiêu thức nghiên cứu và điều tra những hiện tượng kỳ lạ tâm lý như : Phương pháp quan sát và tự quan sát. Phương pháp đàm thoại, trò chuyện .