Ứng dụng GIS trong quản lý sự cố và quyết toán vật tư sửa bể

Banner-backlink-danaseo

Giải pháp

ỨNG DỤNG GIS TRONG QUẢN LÝ SỰ CỐ VÀ QUYẾT TOÁN

VẬT TƯ SỬA BỂ

Đơn vị: Công ty Cổ phần Cấp nước Bến Thành

I.      Giới thiệu tổng quan về ứng dụng đã và đang được áp dụng tại đơn vị.

1.     Thực trạng và tính cấp thiết

Việc tiếp nhận, xử lý, theo dõi và quản lý các điểm sự cố trên mạng lưới cấp nước được thực hiện theo quy trình trước đây chủ yếu bằng biện pháp thủ công (văn bản) và ứng dụng Microsoft Excel. Việc quản lý như thế tồn tại nhiều hạn chế như:

ü  Chỉ theo dõi  được dữ liệu thuộc tính, không có cái nhìn trực quan về dữ liệu không gian của điểm sự cố;

ü  Thông tin sự cố không được theo dõi chặt chẽ qua nhiều khâu trung gian (bằng văn bản) dẫn đến tiến độ giải quyết còn chậm tiến độ;

ü  Cấp quản lý muốn theo dõi các điểm sự cố chủ yếu thông qua các báo cáo của cấp dưới nên không thể liên tục nắm bắt được tình hình sự cố đang diển ra trên mạng lưới cấp nước;

ü  Khó hình dung sự cố diễn ra như thế nào và cách khắc phục nên đôi khi không đánh giá hết mức độ nghiêm trọng của sự cố;

ü  Dữ liệu không được liên kết và chia sẽ tốt, do đó tốn nhiều thời gian làm thống kê, báo cáo cũng như các công tác liên quan đến kỹ thuật mạng lưới cấp nước;

ü  Khó theo dõi được lịch sử các điểm sự cố xảy ra trên các tuyến ống cụ thể, gây khó khăn cho công tác lập kế hoạch sửa chữa thay thế.

2.     Diễn giải nội dung thực hiện.

Bước 1: Khi sự cố xuất hiện trên mạng lưới cấp nước, đối với điểm bể nổi – khách hàng thông báo đến tổng đài, nhân viên tổng đài tiếp nhận thông tin và cập nhật lên ứng dụng (bao gồm dữ liệu không gian và thuộc tính); đối với điểm bể ngầm do đội dò tìm thực hiện sẽ cập nhật trực tiếp lên ứng dụng thông qua điện thoại smartphone có cài đặt ứng dụng. Các điểm sự cố khi cập nhật lên ứng dụng sẽ hiện ra một chấm màu đỏ thể hiện là điểm sự cố xuất hiện và chưa xử lý.

Bước 2: Khi điểm sự cố xuất hiện, lập tức sẽ có tin nhắn thông báo đến nhân viên ngoài hiện trường được trang bị điện thoại di động có cài sẵn ứng dụng. Nhân viên hiện trường dựa vào thông tin trên ứng dụng sẽ tiếp cận điểm sự cố và khắc phục. Sau khi khắc phục xong, nhân viên hiện trường sẽ cập nhật thông tin đã khắc phục vào ứng dụng đồng thời đính kèm ảnh hoặc video hiện trường giải quyết sự việc, khi đó điểm sự cố sẽ chuyển sang màu xanh để nhận biết rằng sự cố đã được khắc phục.

Bước 3: Các điểm sự cố được cập nhật ngoài hiện trường sẽ được đồng bộ liên tục với hệ thống trung tâm. Đối với cán bộ quản lý ở văn phòng, không cần nhận báo cáo của cấp dưới có thể sử dụng ứng dụng để theo dõi trực tiếp những sự cố đang diễn ra trên mạng lưới. Chỉ cần sử dụng điện thoại di động, máy tính hay máy tính bảng là có thể theo dõi tình trạng sự cố trên mạng lưới cấp nước (bao nhiêu sự cố, đã xử lý, chưa xử lý, hình ảnh đính kèm, bản đồ vị trí điểm sự cố, mức độ nghiêm trọng của sự cố…) một cách nhanh chóng và chính xác mọi lúc mọi nơi mà không cần xem các báo cáo liên quan.

3.     Thời gian áp dụng.

Áp dụng vào thực tế từ tháng 03/2019 đến nay

II.   Đánh giá về ứng dụng

1.     Hiệu quả mang lại:

–         Hiệu quả về kinh tế

STT

Nội dung

Giá trị làm lợi, tiết kiệm

1

Chi phí tiết kiệm khi tự xây dựng, phát triển phần mềm

300,000,000đ

2

Chi phí tiết kiệm khi giảm tỷ lệ nước thất thoát

179,845,680,000đ

Tổng cộng

180,145,680,000đ

 

–         Hiệu quả về thời gian lao động

STT

Nội dung

Trước đây

Khi có phần mềm

1

Thời gian sửa chữa1 điểm bể

01-02 ngày

03 giờ

2

Thời gian xử lý và phản hồi kết quả

04 giờ

Tức thời

3

Giảm nhân công lao động khi sửa 01 điểm bể

08 nhân công

04 nhân công

 

–         Hiệu quả về mặt xã hội

Góp phần hiệu quả trong công tác giảm thất thoát nước. Góp phần nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Tham gia công tác cải cách hành chính tại đơn vị;

Đối với lãnh đạo đơn vị: có thể theo dõi một cách trực quan các vấn đề liền quan đến mạng lưới cấp nước một cách nhanh chóng, mọi lúc mọi nơi mà không cần thông qua báo cáo từ cấp dưới, từ đó đưa ra những quyết sách phù hợp, kịp thời;

Đối với các Phòng, Ban có liên quan: có thể sử dụng dữ liệu từ mạng lưới một cách chủ động, từ đó đánh giá được khả năng cung cấp nước của mạng lưới và lên kế hoạch sửa chữa, thay thế cho phù hợp;

Đối với nhân viên hiện trường: ứng dụng cung cấp bản đồ mạng lưới cấp nước ngay tại hiện trường và vị trí sự cố xảy ra. Nhân viên ít tốn thời gian xử lý và phản hồi kết quả, đồng thời có thể ghi chú và đính kèm nhiều thông tin liên quan một cách chủ động và hiệu quả thông qua ứng dụng.

–         Hiệu quả khác

Có khả năng nhân rộng để áp dụng tại các công ty trực thuộc, công ty thành viên thuộc Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn.


III.     Hình ảnh minh họa cho ứng dụng

Hình 1Quy trình tiếp nhận và xử lý sự cố trước đây.

 

 

Hình 2 – Giao diện tiếp đón thông tin trên màn hình hiển thị Desktop

Hình 3 – Giao diện cập nhật thông tin sau khi khắc phục sự cố trên nền thiết bị di động.

Hình 4 – Giao diện quản lý và giám sát sự cố trên mạng lưới. Chạy trên nền Desktop

Rate this post

Bài viết liên quan

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments