Quản trị rủi ro tài chính tại các công ty cổ phần xây dựng niêm yết ở Việt Nam – Tài liệu text

Banner-backlink-danaseo

Quản trị rủi ro tài chính tại các công ty cổ phần xây dựng niêm yết ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 236 trang )

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………………………………1
1. Tính cấp thiết của đề tài……………………………………………………………………..1
2. Những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến luận án…….2
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài…………………………………………………………….8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………………………..9
6. Những đóng góp mới của đề tài………………………………………………………….10
7. Kết cấu của luận án……………………………………………………………………………10
Chương 1:……………………………………………………………………………………………11
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÀI CHÍNH VÀ
QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP…………….11
1.1. TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ RỦI RO TÀI
CHÍNH DOANH NGHIỆP…………………………………………………………………….11
1.1.1. Khái niệm, nội dung tài chính doanh nghiệp………………………………………11
1.1.3 Tác động của rủi ro tài chính tới doanh nghiệp……………………………………21
1.2. QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP…………………..24
1.2.1. Khái niệm, sự cần thiết phải quản trị rủi ro tài chính trong các doanh
nghiệp………………………………………………………………………………………………..24
1.2.2. Nội dung quản trị rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp…………………….28
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tài chính trong các doanh
nghiệp………………………………………………………………………………………………..41
1.3. KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI
MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM……………………….46
1.3.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp ở một số nước
trên thế giới………………………………………………………………………………………….46
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1………………………………………………………………………57
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI CÁC
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM………………58
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH XÂY DỰNG VÀ CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN
XÂY DỰNG NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM………………………………………………….58

2.1.1. Tổng quan về ngành xây dựng………………………………………………………..58

1

2.1.2 Tình hình tài chính chủ yếu của các CTCP XDNY…………………………….72
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI CÁC CTCP XDNY
Ở VIỆT NAM………………………………………………………………………………………93
2.2.1. Thực trạng nhận diện rủi ro tài chính tại các CTCP XDNY…………………..94
2.2.2. Thực trạng đo lường và đánh giá rủi ro tài chính tại các CTCP XDNY.. .104
2.2.3 Thực trạng xử lý rủi ro tài chính của các CTCP XDNY………………………125
2.3.1 Mô hình đánh giá………………………………………………………………………..131
2.3.2 Những giả thiết trong mô hình nghiên cứu……………………………………….133
2.3.3 Phương pháp và quy trình……………………………………………………………..135
2.3.4 Dữ liệu nghiên cứu…………………………………………………………………….135
2.3.5 Kết quả đạt được…………………………………………………………………………135
2.3.5.1 Thống kê miêu tả và ma trận liên quan………………………………………….135
2.3.5.2 Kết quả của các mô hình hồi quy…………………………………………………137
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI CÁC
CTCP XDNY Ở VIỆT NAM………………………………………………………………..139
2.4.1. Những kết quả đạt được……………………………………………………………….140
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân…………………………………………………….141
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2……………………………………………………………………148
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI
CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG NIÊM YẾT Ở
VIỆT NAM………………………………………………………149
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH XÂY DỰNG VIỆT NAM………149
3.1.1. Bối cảnh kinh tế – xã hội trong nước và quốc tế………………………………..149
3.2. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CẦN QUÁN TRIỆT TRONG VIỆC
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI

CHÍNH CỦA CÁC CTCP XDNY……………………………………………………….154
3.3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI CÁC
CTCP XDNY Ở VIỆT NAM………………………………………………………………..156
3.3.1 Xác lập và không ngừng hoàn thiện cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ nhận
diện rủi ro tài chính……………………………………………………………………………..156

2

3.3.2 Đa dạng hóa và không ngừng hoàn thiện các phương pháp và hình thức đo
lường, đánh giá rủi ro tài chính tại các CTCP XDNY ở Việt Nam………………..158
3.3.3 Sử dụng phối hợp và đồng bộ các biện pháp xử lý rủi ro tài chính tại các
CTCP XDNY ở Việt Nam…………………………………………………………………….165
3.3.4 Những giải pháp khác…………………………………………………………………..173
3.4. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP…………………………………….181
3.4.1. Về phía nhà nước:……………………………………………………………………….181
3.4.2. Về phía các ngân hàng thương mại…………………………………………………184
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3…………………………………………………………………..186
KẾT LUẬN………………………………………………………………………………………187

3

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Nhu cầu về hệ thống Quản trị rủi ro của công ty:………………………27
Bảng 2.1. Tốc độ tăng trưởng và giá trị ngành xây dựng giai đoạn 2010 – 2016..62
Bảng 2.2: Tình hình niêm yết cổ phiếu của các CTCP xây dựng giai đoạn
2006 – 2013……………………………………………………………………………………….63
Bảng 2.3: Tổng tài sản các CTCP XDNY trong mẫu nghiên cứu giai đoạn

2009 – 2015 theo quy mô công ty………………………………………………………….65
Bảng 2.4: Tổng tài sản các CTC XDNY trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2009
– 2015 theo tính chất sở hữu vốn công ty……………………………………………….66
Bảng 2.5: Doanh thu các CTCP XDNY trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2009
– 2015 theo quy mô doanh nghiệp………………………………………………………….69
Bảng 2.6: Doanh thu các CTCP XDNY trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2009
– 2015 theo tiêu chí tính chất sở hữu……………………………………………………..70
Bảng 2.7 : Số công ty thua lỗ trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2009 – 2015……71
Bảng 2.8: Hệ số nợ bình quân các CTCP XDNY trong mẫu chọn giai đoạn
2009 – 2015………………………………………………………………………………………..73
Bảng 2.9: Cơ cấu nợ ngắn hạn trong tổng nợ các CTCP XDNY trong mẫu chọn
giai đoạn 2009 – 2015 (theo quy mô công ty)……………………………………………..75
Bảng 2.10: Đánh giá tỷ trọng đầu tư vào tài sản ngắn hạn của các CTCP
XDNY trong mẫu nghiên cứu……………………………………………………………….76
Bảng 2.11: Các chỉ tiêu phản ánh KNTT các CTCP XDNY trong mẫu nghiên
cứu giai đoạn 2009 – 2015……………………………………………………………………78
Bảng 2.12: Vòng quay toàn bộ vốn các CTCP XDNY trong mẫu nghiên cứu
giai đoạn 2009 – 2015 (theo quy mô)…………………………………………………….84
Bảng 2.13: Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP) các CTCP XDNY trong
mẫu nghiên cứu giai đoạn 2009 – 2015 (theo quy mô)………………………………..86
Bảng 2.14: Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) các CTCP XDNY trong
mẫu nghiên cứu (theo tính chất sở hữu vốn)……………………………………………91
Bảng 2.16 Kết quả khảo sát những rủi ro tài chính doanh nghiệp đã gặp phải…..94

4

Bảng 2.15 Kết quả khảo sát phương pháp nhận diện rủi ro tài chính của doanh
nghiệp………………………………………………………………………………………………..95
Bảng 2.16: Nhận diện một số rủi ro tài chính qua phân tích TCDN……………96

Bảng 2.17: Kết quả khảo sát các chỉ tiêu nhận diện rủi ro đòn bẩy tài chính
các CTCP XDNY trong mẫu nghiên cứu………………………………………………..98
Bảng 2.18: kết quả khảo sát nhận diện rủi ro lãi suất tại các CTCP XDNY…99
Bảng 2.19: Kết quả khảo sát nhận diện rủi ro thanh khoản của các CTCP
XDNY……………………………………………………………………………………………..101
Bảng 2.20: Kết quả khảo sát nhận diện rủi ro tín dụng thương mại của các
CTCP XDNY trong mẫu nghiên cứu……………………………………………………102
Bảng 2.21: Kết quả khảo sát về nắm bắt thông tin bối cảnh hoạt động của
doanh nghiệp…………………………………………………………………………………….103
Bảng 2.22: Kết quả khảo sát phương pháp doanh nghiệp sử dụng đo lường,
đánh giá rủi ro tài chính………………………………………………………………………105
Bảng 2.23: Kết quả khảo sát về cơ sở để doanh nghiệp đưa ra đánh giá về
mức độ rủi ro tài chính đối với doanh nghiệp………………………………………..106
Bảng 2.24: Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính bình quân các CTCP XDNY
trong mẫu nghiên cứu (theo quy mô công ty)………………………………………..107
Bảng 2.25: Mô hình phân tích độ nhạy áp dụng với các khoản vay với lãi suất
thả nổi………………………………………………………………………………………………111
Bảng 2.28: Kết quả tổng hợp sử dụng phân tích độ nhạy trong phân tích rủi ro
lãi suất của các CTCP XDNY trong mẫu nghiên cứu……………………………..111
Bảng 2.29: Tổng hợp doanh nghiệp trong mẫu chọn có hoạt động giao dịch sử
dụng ngoại tệ…………………………………………………………………………………….113
Bảng 2.30: Giả định biến động tỷ giá tới kết quả kinh doanh của CTCP xây
dựng hạ tầng kỹ thuật Hồ Chí Minh (CII)……………………………………………..114
Bảng 2.31: Tình hình sử dụng phân tích độ nhạy đánh giá rủi ro tỷ giá của các
CTCPXDNY trong mẫu nghiên cứu…………………………………………………….114
Bảng 2.32: Tổng hợp đánh giá rủi ro tỷ giá tới hoạt động của các CTCP
XDNY trong mẫu nghiên cứu……………………………………………………………..115

5

Bảng 2.33: Tổng hợp mức độ đánh giá rủi ro thanh khoản của các doanh
nghiệp trong mẫu chọn……………………………………………………………………….116
Bảng 2.34: Tổng hợp đánh giá rủi ro biến động giá của các CTCP XDNY
trong mẫu nghiên cứu…………………………………………………………………………118
Bảng 2.35: Tổng hợp đánh giá rủi ro tín dụng của các CTCP XDNY trong
mẫu nghiên cứu…………………………………………………………………………………119
Bảng 2.36 : Các chỉ tiêu tài chính trong Z – score………………………………….120
Bảng 2.37: Hệ số nguy cơ phá sản Z-score các CTCP xây dựng trong mẫu
chọn giai đoạn 2009 – 2015………………………………………………………………..122
Bảng 2.38: Tổng hợp đánh giá nguy cơ phá sản:……………………………………125
Bảng 2.39: Kết quả khảo sát biện pháp doanh nghiệp áp dụng xử lý rủi ro đòn
bẩy tài chính……………………………………………………………………………………..126
Bảng 2.40: Tổng hợp những giải pháp hạn chế chênh lệch thanh khoản thuần
các doanh nghiệp trong mẫu chọn………………………………………………………..127
Bảng 2.41: Kết quả khảo sát biện pháp doanh nghiệp sử dụng để xử lý rủi ro
tài chính……………………………………………………………………………………………130
Bảng 2.42: Những giả thuyết của mô hình nghiên cứu……………………………133
Bảng 2.43: Kết quả của phân tích thống kê miêu tả………………………………..136
Bảng 2.44: Ma trận liên quan giữa các biến…………………………………………..137
Bảng 2.45: Kết quả chạy mô hình hồi quy…………………………………………….137
Bảng 2.46: Kết quả tổng hợp đánh giá công tác quản trị rủi ro tài chính các
CTCP XDNY……………………………………………………………………………………141
Bảng 2.47: Tỷ lệ chênh lệch giữa doanh thu, lợi nhuận thực hiện so với doanh
thu, lợi nhuận kế hoạch các CTCP XDNY giai đoạn 2010 – 2015…………….143
Bảng 2.48: Kết quả khảo sát về mục tiêu xử lý rủi ro của doanh nghiệp………..145
Bảng 2.49: Kết quả khảo sát nguồn lực sử dụng để xử lý rủi ro tài chính của
các CTCP XDNY………………………………………………………………………………146
Bảng 3.1: Số liệu kinh tế vĩ mô 2017 và dự báo 2018 – 2019…………………..149
Bảng 3.2: Giá trị ngành xây dựng và tốc độ tăng trưởng 2017 – 2021………152

Bảng 3.3: Kết quả khảo sát những khó khăn trong công tác quản trị rủi ro tài
chính của doanh nghiệp………………………………………………………………………157
6

Bảng 3.4: Kết quả khảo sát yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng công tác quản trị
rủi ro tài chính của doanh nghiệp…………………………………………………………160
Bảng 3.5: Mẫu đo lường tác động của rủi ro tới hoạt động của doanh
nghiệp:…………………………………………………………………………………………….161
Bảng 3.6: Minh họa đo lường khả năng xảy ra của rủi ro………………………..163
Bảng 3.7: Kết quả khảo sát phương pháp sử dụng xử lý rủi ro tài chính của
doanh nghiệp…………………………………………………………………………………….166
Bảng 3.8: Kết quả khảo sát biện pháp sử dụng xử lý rủi ro tài chính của doanh
nghiệp………………………………………………………………………………………………169
Bảng 3.9: Kết quả đề xuất hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tài chính tại
doanh nghiệp…………………………………………………………………………………….174
Bảng 3.10: Kết quả khảo sát tác động của chất lượng nguồn nhân lực tới chất
lượng công tác quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp……………………….178

7

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Quy mô Tổng tài sản các CTCP XDNY trong mẫu nghiên cứu……64
Biểu đồ 2.2: Tổng tài sản các CTCP XDNY trong mẫu nghiên cứu chọn giai
đoạn 2009 – 2015 theo tính chất sở hữu vốn doanh nghiệp……………………….66
Biểu đồ 2.3: Doanh thu các CTCP XDNY trong mẫu nghiên cứu giai đoạn
2009 – 2015 theo quy mô doanh nghiệp…………………………………………………68
Biểu đồ 2.4: Doanh thu các CTCP XDNY trong mẫu nghiên cứu giai đoạn
2009 – 2015 theo tính chất sở hữu vốn…………………………………………………..69

Biểu đồ 2.5: Lợi nhuận sau thuế các CTCP XDNY giai đoạn 2009 – 2015
theo quy mô doanh nghiệp……………………………………………………………………71
Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng đầu tư vào TSNH/ TTS của các CTCPXDNY trong mẫu
nghiên cứu………………………………………………………………………………………….77
Biểu đồ 2.7: KNTT các CTCP XDNY trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2009 2015…………………………………………………………………………………………………..78
Biểu đồ 2.8: KNTT hiện thời các CTCP XDNY trong mẫu nghiên cứu giai đoạn
2009 – 2015 (theo quy mô doanh nghiệp)………………………………………………….79
Biểu đồ 2.9: KNTT hiện thời các CTCPXDNY trong mẫu nghiên cứu giai đoạn
2009 – 2015 (theo tính chất sở hữu vốn)…………………………………………………..80
Biểu đồ 2.10: KNTT nhanh các CTCP XDNY trong mẫu nghiên cứu giai đoạn
2009 – 2015 (theo quy mô doanh nghiệp)………………………………………………….81
Biểu đồ 2.11: KNTT nhanh các CTCP XDNYtrong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2009
– 2015 (theo quy mô doanh nghiệp)………………………………………………………….81
Biểu đồ 2.12: KNTT tức thời các CTCP XDNY trong mẫu nghiên cứu giai đoạn
2009 – 2015(theo quy mô)……………………………………………………………………..82
Biểu đồ 2.13: KNTT tức thời các CTCP XDNY trong mẫu nghiên cứu giai
đoạn 2009 – 2015 (theo tính chất sở hữu vốn)…………………………………………83
Biểu đồ 2.14: Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh các CTCP XDNY trong mẫu
nghiên cứu giai đoạn 2009 – 2015 (theo quy mô)…………………………………….85
………………………………………………………………………………………………………….85

8

Biểu đồ 2.15: Khả năng sinh lời các CTCP XDNY trong mẫu chọn giai đoạn
2009 – 2015………………………………………………………………………………………..86
Biểu đồ 2.16: Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP) – phân loại theo quy
mô công ty………………………………………………………………………………………….87
Biểu đồ 2.17: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh các CTCP
XDNY trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2009 – 2015 (theo quy mô)………88

Biểu đồ 2.18: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn kinh doanh các CTCP XDNY
trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2009 – 2015 (theo tính chất sở hữu vốn).89
Biểu đồ 2.19: Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu các CTCP XDNY trong mẫu
nghiên cứu giai đoạn 2009 – 2015…………………………………………………………90
………………………………………………………………………………………………………….90
Biểu đồ 2.20: Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu các CTCP XDNY trong mẫu
nghiên cứu giai đoạn 2009 – 2015 (theo tính chất vốn)…………………………….91
Biểu đồ 2.21: Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính các CTCP XDNY trong
mẫu nghiên cứu (theo quy mô công ty)…………………………………………………108
Biểu đồ 2.23: Biến động các chỉ tiêu tài chính trong hệ số Z-score giai đoạn
2009 – 2015……………………………………………………………………………………….122
Sơ đồ 3.2: Mối liên hệ giữa mục tiêu quản trị rủi ro tài chính và quy trình
quản trị rủi ro tài chính……………………………………………………………………….159
Sơ đồ 3.3: Tổng hợp hai thành tố mức độ và tần suất xảy ra đo lường, đánh
giá rủi ro tài chính đối với doanh nghiệp………………………………………………163
Sơ đồ 3.4: Hành động giảm thiểu rủi ro………………………………………………..164
Sơ đồ 3.5: Cơ cấu tổ chức các doanh nghiệp thiết lập bộ phận quản trị rủi ro
tài chính riêng biệt……………………………………………………………………………..177

9

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Tốc độ và giá trị ngành xây dựng giai đoạn 2010 – 2016…………..62
Sơ đồ 2.2Thiết kế mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa rủi ro tài chính và
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp…………………………………………………..131
Sơ đồ 3.2: Mối liên hệ giữa mục tiêu quản trị rủi ro tài chính và quy trình
quản trị rủi ro tài chính……………………………………………………………………….159
Sơ đồ 3.3: Tổng hợp hai thành tố mức độ và tần suất xảy ra đo lường, đánh
giá rủi ro tài chính đối với doanh nghiệp………………………………………………163

Sơ đồ 3.4: Hành động giảm thiểu rủi ro………………………………………………..164
Sơ đồ 3.5: Cơ cấu tổ chức các doanh nghiệp thiết lập bộ phận quản trị rủi ro
tài chính riêng biệt……………………………………………………………………………..177

10

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở bất kỳ quốc gia nào ngành xây dựng đều giữ vai trò quan trọng trong
việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ các ngành khác phát triển, tạo công
ăn việc làm cho người lao động và nộp thuế cho ngân sách nhà nước. Đặt biệt
với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, tốc độ tăng trưởng kinh tế kéo
theo nhu cầu về hạ tầng cơ sở tăng mạnh, là tiền để ngành xây dựng tăng
trưởng mạnh mẽ.
Ngành xây dựng là ngành có tính đặc thù cao, tính đặc thù xuất phát từ
chính sản phẩm của ngành là các công trình xây dựng. Các doanh nghiệp
trong ngành có nhiều khác biệt về hoạt động tài chính như nhu cầu vốn, cơ
cấu nguồn vốn, tài sản, vòng quay vốn, khả năng thanh toán, … Hoạt động của
doanh nghiệp chịu tác động lớn của các biến động trong nền kinh tế như chính
sách tài khóa, chính sách tiền tệ của nhà nước, lãi suất, tỷ giá, sự chuyển dịch
của dòng tiền, … Kéo theo đó là sự phức tạp của công tác quản trị tài chính
trong doanh nghiệp. Các doanh nghiệp trong ngành xây dựng nói chung, các
CTCP XDNY nói riêng có quy mô ngày càng lớn, cùng lúc triển khai thi công
nhiều công trình xây dựng ở nhiều địa bàn, tình chất phức tạp ngày càng cao.
Trong quá trình kinh doanh, dưới sự tác động của nhiều yếu tố cả khách quan
và chủ quan, các doanh nghiệp gặp phải rủi ro là điều tất yếu khó tránh khỏi.
Tuy nhiên, nếu rủi ro lớn, có tác động tiêu cực, vượt giới hạn và tầm kiểm
soát sẽ làm cho doanh nghiệp thua lỗ, thậm chí đẩy doanh nghiệp tới bờ vực
phá sản. Do đó, việc nhận diện, đo lường, đánh giá và xử lý rủi ro là cần thiết

đối với các doanh nghiệp để đảm bảo cho sự phát triển ổn định.
Trong thời gian qua các doanh nghiệp xây dựng nói chung các CTCP
XDNY nói riêng đã có nhiều thành công trong hoạt động kinh doanh tuy
nhiên còn tiềm ấn nhiều nguy cơ rủi ro tài chính cao như cơ cấu nguồn vốn,
sử dựng đòn bầy tài chính, khả năng cân đối dòng tiền đảm bảo khả năng
thanh toán, nợ phải thu khó đòi cao, hoạt động đầu tư tài chính, … việc đưa
1

ra những quyết định quản trị rủi ro tài chính để giảm thiểu những tổn thất tiềm
ẩn là cần thiết, có ý nghĩa thiết thực đối với các doanh nghiệp xây dựng đặc
biệt trong điều kiện nền kinh tế tiềm ẩn nhiều yếu tố gây ra bất ổn trong hoạt
động của doanh nghiệp như hiện nay. Trong bối cảnh đó NCS đã chọn đề tài
“Quản tri rủi ro tài chính tại các CTCP XDNY ở Việt Nam” làm đề tài
nghiên cứu.
2. Những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến
luận án
Rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính từ lâu đã trở thành đề tài
quan trọng không chỉ của các nhà nghiên cứu mà còn là mối quan tâm của các
doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sách, các nhà đầu tư.
Những kết quả đã nghiên cứu ở ngoài nước có liên quan đến luận án:
Cuốn sách “Risk, uncertainly and profit” – Frank H.Knight, NXB
Boston (Mỹ). Frank H. Knight là nhà khoa học người Mỹ có nhiều nghiên cứu
về rủi ro, trong đó đặc biệt nhấn mạnh tới khía cạnh đo lường của rủi ro.
“Cơ bản về quản trị rủi ro tài chính” (2005, Nhà xuất bản Wiley) của
Karen A. Horcher là cuốn nghiên cứu chuyên sâu về các vấn đề liên quan đến
quản trị rủi ro tài chính và các chiến lược giảm thiểu rủi ro, trong đó có đề cập
tới các cách xác định khả năng gánh chịu rủi ro của một tổ chức.
Lý thuyết về rủi ro tài chính và định giá chứng khoán phái sinh (2003,
Nhà xuất bản Đại học Cambridge) của Jean-Philippe Bouchaud và Marc

Potters: tổng kết các khái niệm liên quan đến rủi ro tài chính, phân loại rủi ro,
nghiên cứu các công cụ kiểm soát rủi ro và sử dụng các công cụ thống kê để đo
lường rủi ro và định giá các loại chứng khoán phái sinh.
VaR: tiêu chuẩn mới để quản trị rủi ro tài chính (2006, tái bản lần thứ 3)
của Phillippe Jorion: kể từ khi ra đời tới nay, VaR đã trở thành một trong
những công cụ quan trọng để đo lường rủi ro. Phillippe Jorion – từng là chuyên
gia tư vấn của PIMCO, WB, AIMR, Cục dữ trữ liên bang Mỹ, UN đã sử dụng

2

những kinh nghiệm thực tế kết hợp lý thuyết để nghiên cứu chuyên sâu về rủi
ro hoạt động, sử dụng VaR để quản lý rủi ro trong cuốn sách này.
Sách “Financial Enterprise Risk Management” của Paul Sweeting
(2011) với nội dung chính giới thiệu cơ sở lý thuyết về rủi ro, các định nghĩa,
cách thức xác định rủi ro, các mô hình quản trị rủi ro.
Bài báo “Financial Distress Prediction in an International Context: A
Review and Empirical Analysis of Altman’s Z-Score Model” do nhóm nghiên
cứu Małgorzata Iwanicz-Drozdowska đến từ Ba Lan, Erkki K. Laitinen và
Arto Suvas đến từ Phần Lan thực hiện khảo sát lại tính chính xác của mô hình
Z-score do Edward I. Altman xây dựng, công bố năm 1968.
Nhóm tác giả đã đi sâu nghiên cứu những giả định của mô hình, cơ sở xây
dựng mô hình, đánh giá giá những thay đổi trong điều kiện hiện nay đối với
những giả định do mô hình đưa ra. Với cả 3 mô hình do Edward I. Altman đưa ra:
Mô hình Z-score cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp:
Z = 0,012X1 + 0,014X2 + 0,033X3 + 0,006X4 + 0,999X5 (1)
Mô hình Z’-score và Z’’-score cho các doanh nghiệp tư nhân:
Z’ = 0,717 X1 + 0,847X2 + 3,107X3 + 0,420X4 + 0,998 X5 (2)
Z’’ = 3.25 + 6,56X1 + 3,26 X2 + 6,72X3 + 1,05X4 (3)

Trên cơ sở bộ dữ liệu lớn từ nhiều nước trên thế giới, nhóm nghiên
cứu đánh giá lại tính chính xác của các mô hình và xây dựng lại biến, hệ số
của mô hình cho phù hợp với hầu hết các doanh nghiệp, các quốc gia và
bán sát đánh giá khó khăn tài chính, nguy cơ phá sản của doanh nghiệp
trong điều kiện hiện nay.
Ngoài ra còn nhiều sách tham khảo về rủi ro tài chính như “Quản trị
rủi ro tài chính doanh nghiệp” của Paul Sweeting, “Cơ bản về quản trị rủi ro:
hiểu, đo lường và áp dụng hiệu quả quản trị rủi ro” của Paul Hopkin,
“Hướng dẫn thực hành đối với quản trị rủi ro” của Thomas S. Coleman,
“Thất bại của quản trị rủi ro: vì sao thất bại và làm sao để sửa chữa” của

3

Douglas W.Hubbard cùng nhiều công trình khoa học khác đều đề cập tới vai
trò của quản trị rủi ro tài chính đối với nhà quản lý doanh nghiệp cũng như
các đối tượng khác, và khái quát một số điểm cơ bản đo lường rủi ro tài chính
cũng như các biện pháp phòng ngừa rủi ro.
Những kết quả đã nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến luận án:
Ở Việt Nam cũng đã có một số công trình nghiên cứu cả về mặt lý luận
và thực tiễn về rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính dưới góc độ một phần
của công tác quản trị tài chính doanh nghiệp, cũng như dưới góc độ nghiên cứu
chuyên sâu riêng về công tác quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp. Các
tài liệu có liên quan đến quản trị rủi ro tài chính có thể kể đến như:
Rủi ro tài chính, đo lường rủi ro tài chính còn được đề cập tới trong
nhiều sách chuyên khảo về Quản trị tài chính doanh nghiệp như: Tài chính
doanh nghiệp hiện đại (PSG.TS Trần Ngọc Thơ), Quản trị tài chính doanh
nghiệp (TS. Nguyễn Minh Kiều), Quản trị tài chính doanh nghiệp (TS.
Nguyễn Hải Sản) …
Cũng đã có những giáo trình, đề tài nghiên cứu chuyên sâu về quản trị

rủi ro tài chính như:
“Giáo trình Quản trị rủi ro” (2007) do PGS.TS Bùi Tường Trí làm
chủ biên.
“Quản trị rủi ro tài chính – Lý thuyết và bài tập” (2009) do TS.
Nguyễn Minh Kiều làm chủ biên, có khai thác tới các khái niệm, nhận diện,
đo lường rủi ro tài chính và công tác quản trị rủi ro tài chính [3].
“ Quản trị rủi ro tài chính” (2009) do TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang làm
chủ biên.
Gần đây có sách“Quản trị rủi ro tài chính” do hai tác giả là TS.
Nguyễn Văn Tiến và TS. Phạm Hữu Hồng Thái biên soạn và xuất bản năm
2014. Công trình đề cập nhiều hơn tới những phương pháp phòng ngừa rủi ro
tài chính với những biến cố rủi ro cụ thể như rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro
thanh khoản, rủi ro tin dụng.
4

Ngoài những tài liệu trên còn có một số công trình nghiên cứu khoa học như:
“Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp” – PGS.TS Nguyễn Thị Quy chủ
biên, NXB Văn hóa – thông tin, 2008. Đề tài đề cập tới hoạt động quản trị rủi
ro tài chính trong kinh doanh quốc tế với những nội dung cơ bản [10]:
– Hệ thống hóa cơ sở lý luận về rủi ro và quản trị rủi ro trong hoạt động
kinh doanh quốc tế.
– Nghiên cứu các mô hình quản trị rủi ro các doanh nghiệp có thể sử dụng.
– Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế trong hoạt động quản trị rủi ro và vận
dụng thực tiễn vào Việt Nam.
– Đề xuất các giải pháp tăng cường quản trị rủi ro của doanh nghiệp, kiến
nghị tầm vĩ mô tới Nhà nước trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp chủ động
hơn trong phòng ngừa, hạn chế rủi ro.
Đề tài được nhóm tác giả hoàn thiện công phu, sử dụng nhiều mô hình
đánh giá, đo lường mức độ tác động của rủi ro tới hoạt động của doanh

nghiệp. Tuy nhiên, đề tài đang dừng ở đánh giá, đo lường những rủi ro đối với
những doanh nghiệp chủ yếu liên quan tới hoạt động kinh doanh quốc tế do
vậy dừng lại tập trung đánh giá tác động của các biến số như tỷ giá, giá cả
hàng hóa và biến động của các biến vĩ mô liên quan.
“Đề tài cấp bộ: Xây dựng các chỉ tiêu kiểm soát rủi ro tài chính đối với
các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam” (2011) do TS. Vũ Văn Ninh và Ths. Phạm
Văn Bình làm chủ biên [6], là cuốn cẩm nang về các chỉ tiêu kiểm soát rủi ro
tài chính, có đề cập nhận diện rủi ro tài chính và xây dựng các chỉ tiêu kiểm
soát rủi ro tài chính đối với các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam.
Đề tài dựa trên đánh giá sâu về thực trạng tài chính của các tập đoàn
kinh tế Nhà nước ở Việt Nam, trên cơ sỏ so sánh đánh giá với các tập đoàn kinh
tế tư nhân trong cùng lĩnh vực để qua đó nhận ra những khác biệt về tình hình
tài chính, quản trị, điều hành. Nhóm nghiên cứu đã có những đánh giá, nhận rủi
ro tài chính trong hoạt động của các tập đoàn kinh tế Nhà nước ở Việt Nam làm
tiền đề cho hoạt động xây dựng các chỉ tiêu đo lường rủi ro tài chính.

5

Điểm nhấn trong đề tài đã xây dựng được mô hình đánh giá rủi ro tài
chính đôi với các tập đoàn kinh tế Nhà nước ở Việt Nam theo hướng:
– đưa ra các nhóm chỉ tiêu để đo lường rủi ro tài chính của từng doanh
nghiệp trong Tập đoàn kinh tế, sau đó sử dụng ma trận rủi ro với việc đánh
giá khả năng có thể xảy ra rủi ro và mức độ nguy hiểm của rủi ro đối với từng
chỉ tiêu để xác định mức độ rủi ro của từng chỉ tiêu.
– Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp định lượng trong việc tính
toán và đo lường giá trị của từng tiêu chí.
– việc xác định mức độ nguy hiểm của rủi ro hay khả năng có thể xảy ra
rủi ro đối với từng doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác nhau nhóm
nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính để đánh giá căn cứ vào tình hình

thực tế, vào ý kiến chuyên gia và cả ý kiến của nhóm nghiên cứu.
Như vậy, việc đo lường, đánh giá rủi ro do đề tài đưa ra được thực hiện
cả bằng phương pháp định tính và định lượng.
“Đề tài cấp bộ: Quản trị rủi ro tài chính tại các tập đoàn kinh tế Nhà
nước ở Việt Nam hiện nay – Thực trạng và giải pháp” (2011) do PSG.TS
Nguyễn Trọng Cơ và PGS.TS Nghiêm Thị Thà làm chủ nhiệm đề tài [7],
nghiên cứu vấn đề quản trị rủi ro trong các tập đoàn kinh tế Nhà nước.
Cũng nghiên cứu về rủi ro tài chính trong các Tập đoàn kinh tế Nhà
nước ở Việt Nam nhưng nhóm tác giả đi sâu vào đánh giá thực trạng rủi ro tài
chính ở các tập đoàn kinh tế Nhà nước ở Việt Nam và đề ra những nhóm giải
pháp nhằm quản trị rủi ro tài chính ở các đơn vị này. Cụ thể, đề tài làm sáng
tỏ thêm những lý luận về quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp nói
chung và tập đoàn nhà nước nói riêng. Đề tài đã mô tả được thực trạng quản
trị rủi ro tài chính trong các tập đoàn kinh tế Nhà nước ở Việt Nam. Cụ thể:
(1) Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về quản trị rủi ro tài
chính tâp đoàn kinh tế trong điều kiện thị trường
(2) Tổng kết, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tài chính tại các tập
đoàn kinh tế Nhà nước ở Việt Nam giai đoạn 2005 – 2011; phân tích đánh giá

6

những hạn chế, bất cập về quản trị rủi ro tài chính tại các Tập đoàn kinh tế
nhà nước ở Việt Nam.
(3) Làm rõ mục tiêu, nguyên tắc trong quản trị rủi ro tài chính trong các
tập đoàn kinh tế Nhà nước ở Việt Nam.
(4) Đề xuất các nhóm giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tài chính tại
các tập đoàn kinh tế Nhà nước ở Việt Nam.
“Quản trị rủi ro doanh nghiệp – sổ tay hướng dẫn nhận thức rủi ro” –
Do Ủy ban chứng khoán Nhà nước & công ty TNHH Ernst&Young Việt Nam

phối hợp phát hành năm 2012 [13].
Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức của doanh
nghiệp về quản trị rủi ro, Ủy ban chứng khoán Nhà nước và công ty TNHH
Ernst&Young Việt Nam hợp tác triển khai xây dựng cuốn sổ tay về rủi ro và
quản trị rủi ro doanh nghiệp. Sổ tay cung cấp cho doanh nghiệp những nhận
thức chung nhất về rủi ro, cách tiếp cận rủi ro theo quan điểm truyền thống và
quan điểm hiên đại, cách thức đo lường rủi ro, cách thức xử lý rủi ro nói chung.
Luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Bảo Hiền: “ Tăng
cường quản trị rủi ro tài chính các doanh nghiệp ngành dược ở Việt Nam”
(2016). Luận án đi sâu vào nghiên cứu về rủi ro tài chính, quản trị rủi ro tài
chính đối với lĩnh vực nghiên cứu đặc thù là các doanh nghiệp ngành dược
phẩm ở Việt Nam. Với những rủi ro đặc thù về tỷ giá về tính thanh khoản
được luận án đi sâu và chỉ rõ tính đặc thù qua đó đưa ra đánh giá về thực
trạng công tác quản trị rủi ro tài chính của các doanh nghiệp ngành dược
phẩm niêm yết nói riêng, các doanh nghiệp ngành dược ở Việt Nam nói
chung. Tác giả cũng đưa ra một số nhóm giải pháp tăng cường hiệu quả quản
trị rủi ro tài chính đặc biệt với lĩnh vực đặc thù là ngành dược.
Sách: “Quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp” do tác giả PGS.TS
Vũ Văn Ninh và TS. Phạm Thị Thanh Hòa chủ biên phát hành tháng 1 năm 2017.
Nội dung chính nhóm tác giả đề cập tới trong cuốn sách gồm:
– Tổng quản về rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính trong
doanh nghiệp
– Nhận dạng rủi ro tài chính của doanh nghiệp

7

– Đo lường và đánh giá mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp
– Sản phẩm tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi ro tài chính của
doanh nghiệp

– Quản trị rủi ro lãi suất trong doanh nghiệp
– Quản trị rủi ro tỷ giá trong doanh nghiệp
– Quản trị rủi ro giá cả trong doanh nghiệp
Những nội dung trên được nhóm tác giả trao đổi sâu sắc và có những ví
dụ minh họa cụ thể.
Tóm lại, rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính đã được đề cập tới
trong nhiều giáo trình, công trình khoa học tuy nhiên phần lớn đang dừng lại ở
nghiên cứu về lý luận, cũng đã có những đề tài nghiên cứu thực tế về quản trị
rủi ro tài chính nhưng theo tìm hiểu thì chưa có đề tài nào nghiên cứu rủi ro tài
chính và quản trị rủi ro tài chính cho một ngành đặc thù là ngành xây dựng, tại
các CTCPXDNY ở Việt Nam.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất các giải pháp tăng cường
quản trị rủi ro tài chính, góp phần lành mạnh hóa tình hình tài chính, giảm
thiểu tác động tiêu cực, từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của các CTCP XDNY ở Việt Nam.
Để đạt được mục đích trên, các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể của đề tài là:
Thứ nhất, hệ thống và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tài
chính và quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp, nghiên cứu các kinh
nghiệm quốc tế trong quản trị rủi ro tài chính và các bài học cho Việt nam;
Thứ hai, làm rõ thực trạng quản trị rủi ro tài chính tại trong các
CTCP XDNY, từ đó rút ra những kết quả đạt được và những điểm còn
hạn chế tồn tại trong quản trị rủi ro; nguyên nhân của nó để có biện pháp
khắc phục;
Thứ ba, đề xuất các giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tài chính cho
các CTCP XDNY ở Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

8

– Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Là rủi ro tài chính và quản trị rủi ro
tài chính của các CTCP XDNY ở Việt Nam.
– Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Về không gian: Đề tài nghiên cứu, đánh giá thực trạng rủi ro tài chính
của các CTCP XDNY ở Việt Nam. Tác giả nghiên cứu chủ yếu trong phạm vi
mẫu chọn là 47 công ty xây dựng tiêu biểu niêm yết ở Việt Nam.
Tác giả lựa chọn các CTCP XDNY bởi đây là những doanh nghiệp có
quy mô lớn, có hệ thống quản trị tương đối bài bản, tính minh bạch thông tin
tốt, ngoài ra các CTCP XDNY còn tuần thủ các quy định chặt chẽ về công bố
thông tin là cơ sở giúp thu thập, đánh giá đầy đủ về tình hình hoạt động của
doanh nghiệp.
Trong số các CTCP XDNY để đảm bảo tính đồng nhất trong chuỗi số
liệu so sánh, đánh giá tác giả lựa chọn những CTCP niêm yết từ trước năm
2009, qua đó lựa chọn được 47 công ty đưa vào mẫu nghiên cứu.
Về thời gian: Giai đoạn nghiên cứu các CTCP XDNY là từ năm 2009- 2015.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Tác giả sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu truyền thống
như: phân tích thống kê, so sánh, tổng hợp, phương pháp phân tích SWOT, …
trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét
đánh giá, giải quyết các vấn đề đặt ra trong đề tài nghiên cứu.
Các số liệu báo cáo tài chính của doanh nghiệp được thu thập từ Sở
giao dịch chứng khoán, được tác giả tổng hợp, thống kê sử dụng ứng dụng
phần mềm EXCEL.
Tác giả sử dụng phương pháp điều tra khảo sát, lập bảng hỏi, tổng hợp
khảo sát gửi tới các công ty thuộc mẫu nghiên cứu về tình hình quản trị rủi ro
tài chính của công ty.
Các số liệu trung bình nhóm, trung bình ngành được tổng hợp dựa trên
số liệu tài chính của 47 công ty trong mẫu chọn trên cơ sở các tiêu chí chia
nhóm cụ thể.

6. Những đóng góp mới của đề tài

9

– Luận án hệ thống hóa, làm rõ thêm những vấn đề lý luận về rủi ro tài
chính, quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp.
– Luận án nghiên cứu các bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro tài chính từ
các doanh nghiệp xây dựng, các hãng tư vấn nước ngoài qua đó rút ra các bài học
kinh nghiệm quan trọng trong công tác quản trị rủi ro tài chính đối với các doanh
nghiệp xây dựng ở Việt Nam.
– Luận án đi sâu đánh giá thực trạng rủi ro tài chính, quản trị rủi ro tài
chính tại các CTCP XDNY trong mẫu nghiên cứu. Các đánh giá dựa trên
các khía cạnh: nhận diện rủi ro, đo lường và đánh giá rủi ro, xử lý rủi ro tài
chính ở các doanh nghiệp. Luận án đưa ra những kết quả trong công tác quản
trị rủi ro tài chính của các CTCP XDNY trong mẫu nghiên cứu đồng thời chỉ
ra những điểm hạn chế, tồn tại, nguyên nhân của những hạn chế trong công
tác quản trị rủi ro tài chính trong các công ty này.
– Trên cơ sở định hướng phát triển ngành xây dựng ở Việt Nam, đặt trong bối
cảnh kinh tế – xã hội trong thời gian tới luận án đề suất một số nhóm giải pháp
tăng cường quản trị rủi ro tài chính tại các CTCP XDNY ở Việt Nam.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục và danh mục các tài liệu tham
khảo, nội dung chính của luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tài chính và quản trị rủi
ro tài chính trong các doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tài chính tại các CTCP XDNY ở
Việt Nam
Chương 3: Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tài chính tại các CTCP
XDNY ở Việt Nam

Chương 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÀI CHÍNH VÀ
QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

10

1.1.

TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ RỦI RO

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1.1. Khái niệm, nội dung tài chính doanh nghiệp
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế thực hiện liên tục một, một số hoặc
tất cả các công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm
hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường.
Hoạt động của doanh nghiệp cũng là quá trình tạo lập, phân phối và sử
dụng nguồn lực tài chính hợp thành hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Trong quá trình đó làm phát sinh dòng tiền vào, dòng tiền ra liên quan tới quá
trình tạo lập, phân phối và chuyển hóa các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp. Do
vậy có thể khái niệm tài chính doanh nghiệp:
Về bản chất: Tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế dưới hình
thức giá trị nảy sinh gắn liền với việc tạo lập, sử dụng các quỹ tiền tệ của
doanh nghiệp trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Về mặt hình thức: Tài chính doanh nghiệp là các quỹ tiền tệ trong quá
trình tạo lập, phân phối, sử dụng và vận động gắn liền với hoạt động của
doanh nghiệp.
Nội dung tài chính doanh nghiệp có thể khái quát qua một số mặt hoạt
động chính:

– Tham gia đánh giá lựa chọn các dự án đầu tư và kế hoạch kinh doanh
dài hạn của doanh nghiệp.
Các dự án đầu tư và kế hoạch kinh doanh dài hạn của doanh nghiệp được
xây dựng trên cơ sở các giả định của các yếu tố đầu vào, kết quả kinh doanh,
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp … tuy nhiên, trên thực tế những yếu tố
này hoàn toàn có thể thay đổi do tác động của các biến cố chủ quan, khách
quan của nền kinh tế do vậy kết quả thẩm định của dự án, kế hoạch kinh
doanh dài hạn của doanh nghiệp có thể sẽ không chính xác như dự kiến ban
đầu. Thời gian dự án càng dài, kế hoạch kinh doanh càng dài thì khả năng
biến động của các yếu tố, sự chính xác trong các giả định càng hạn chế dẫn
tới khả năng biến động trong kết quả thẩm định càng cao.

11

– Xác định nhu cầu vốn và tổ chức huy động vốn đáp ứng kịp thời, đầy đủ
vốn cho các hoạt động của doanh nghiệp.
Huy động vốn là một trong những quyết định tài chính chiến lược đảm
bảo cho hoạt động của doanh nghiệp được diễn ra một cách liên tục hơn thế
góp phần tác động trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận vốn chủ
cũng rủi ro của doanh nghiệp. Việc doanh nghiệp không huy động đủ vốn sẽ
khiến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị ngưng trệ, cơ cấu nguồn vốn
không hợp lý như hệ số nợ quá cao khiến chi phí lãi vay tăng cao, nhu cầu
thanh toán gốc và lãi lớn tạo áp lực dòng tiền chi trả lớn … do các yếu tố như
lãi suất, cam kết đầu tư, dòng tiền của doanh nghiệp có sự biến động so với kế
hoạch nên việc xác định nhu cầu vốn cũng như tổ chức huy động vốn đáp ứng
cho các hoạt động của doanh nghiệp luôn tồn tại rủi ro.
– Sử dụng hiệu quả số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu chi và
đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Hoạt động tài chính cần đảm bảo đồng vốn doang nghiệp huy động về

sẽ được sử dụng hiệu quả, tuy nhiên các hạn chế trong công tác nhập xuất
hàng tồn kho, dữ trữ lượng tiền mặt quá nhiều hay đề ra chính sách tín dụng
thương mại không phù hợp … không những chỉ làm việc sử dụng vốn của
doanh nghiệp trở lên kém hiệu quả mà còn làm sụt giảm dòng tiền, tác động
tới khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
– Thực hiện phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của
doanh nghiệp.
Phân phối lợi nhuận là một quyết định tài chính quan trọng không những
liên quan tới lợi ích của cổ đông mà còn liên quan tới tình hình tài chính của
doanh nghiệp bởi quy mô và hình thức phân phối lợi nhuận sẽ ảnh hưởng tới
dòng tiền ra khỏi doanh nghiệp, quy mô lợi nhuận để lại tái đầu tư. Việc trích
lập các quỹ liên quan tới việc phân bổ nguồn lực của doanh nghiệp trong kế
hoạch dự phòng, triển khai các hoạt động kinh doanh.
– Kiểm soát thường xuyên tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
12

Thông qua tình hình thu, chi tiền tệ hàng ngày, các báo cáo tài chính, tình
hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính cho phép kiểm soát được tình hình hoạt
động của doanh nghiệp. Mặt khác, thông qua việc thường xuyên đánh giá tình
hình tài chính của doanh nghiệp cho phép doanh nghiêp nhận diện những
điểm mạnh, điểm hạn chế trong hoạt động kinh doanh tác động tới hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp quá đó có sự điều chỉnh phù hợp trong hoạt
động kinh doanh.
– Thực hiện kế hoạch hóa tài chính.
Hoạt động tài chính của doanh nghiệp cần được lên kế hoạch trước như
kế hoạch kinh doanh năm. Việc lập kế hoạch kinh doanh giúp doanh nghiệp
chủ động trong các phương án huy động vốn, đầu tư, phân phối lợi nhuận và
cụ thể các phương án kinh doanh bằng các số liệu tài chính qua đó có cơ sở để
điều hành hoạt động kinh doanh một cách chủ động.

1.1.2. Rủi ro tài chính doanh nghiệp
1.1.2.1 Rủi ro và phân loại rủi ro của doanh nghiệp
* Khái niệm rủi ro:
Hoạt động kinh tế – xã hội của loài người ngày càng đa dạng và phong
phú, kết quả các hoạt động chịu sự tác động của ngày càng nhiều yếu tố vì vậy
rủi ro luôn tiềm ẩn trong xã hội loài người. Tuy nhiên, khái niệm về rủi ro nói
chung, rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh nói riêng hiện vẫn còn nhiều tranh cãi.
Từ điển Webster nêu “rủi ro là một mối nguy hại, nguy cơ gây ra thiệt hại
hoặc tổn thương”. Theo quan điểm của Nassim Nicholas Taleb viết trong
cuốn sách bàn về quản lý rủi ro: Thiên nga đen (The Black Swan) “Rủi ro là
những biến cố xuất hiện một cách ngẫu nhiên gây ra những thiệt hại cho các
chủ thể liên quan” [24]. Giáo sư Eugene F.Briham và Joel F.Houston Đại học
Floria Mỹ trong cuốn “Quản trị tài chính” cũng đưa ra quan điểm “ rủi ro là
khả năng các sự kiện không mong đợi xảy ra”. [14]
Rủi ro theo định nghĩa trong từ điển tiếng Việt phổ thông “ rủi ro là điều
không lành mạnh, không tốt bất ngờ xảy ra”, trong các khái niệm này có hai
13

yếu tố chính của rủi ro được đề cập đó là tính bất ngờ và tác động của rủi ro
tới chủ thể gặp phải, tuy nhiên khái niệm này đang dừng lại ờ góc nhìn tiêu
cực khi cho rằng khi gặp phải rủi ro thì kết quả chủ thể nhận được là những
điều không may mắn, không lành mạnh.
Các khái niệm trên đều chỉ ra tính bất ngờ, tính ngẫu nhiên hay sự
không chắc chắn của biến cố xuất hiện gây ra những tác động tiêu cực tới hoạt
động của chủ thể. Tuy nhiên, một khía cạnh mà các khái niệm trên chưa đề
cập tới đó là khả năng đo lường những biến cố ngẫu nhiên đó.
Theo Frank Knight – nhà kinh tế học người Mỹ đề cập tới rủi ro trong
tác phẩm Rủi ro, không chắc chắn và lợi nhuận đã đưa ra quan điểm “ rủi ro là
những bất trắc có thể đo lường” [23], cùng quan điểm này TS. Nguyễn Minh

Kiều – Trong cuốn Quản trị rủi ro tài chính cũng đưa ra quan điểm: rủi ro là
một sự không chắc chắn hay một tình trạng bất ổn. Tuy nhiên, không phải bất
cứ sự không chắc chắn nào cũng là rủi ro. Chỉ có những tình trạng không chắc
chắn có thể ước đoán được xác suất xảy ra mới là rủi ro [3]. Như vậy, theo
quan điểm của các nhà khoa học này những bất trắc có thể xảy đến với doanh
nghiệp những không thể đo lường, ước đoán được xác suất xảy ra thì đó chỉ
dừng lại ở bất trắc chứ không tiếp cận đó là rủi ro với doanh nghiệp.
Theo quan điểm hiện đại rủi ro được đề cập với những khía cạnh mới:
“Rủi ro được định nghĩa là tập hợp các khả năng xảy ra của một sự kiện
và những hệ quả của chúng. Mỗi sự kiện có những hệ quả tiềm tàng dẫn đến
các cơ hội thuận lợi (về mặt tích cực) hoặc gấy ra mối đe dọa đến thành công
(mặt tiêu cực)”.. Như vậy, tác động của biến cố đến chủ thể mang tính hai
mặt có thể đó là tiêu cực đe dọa sự thành công của doanh nghiệp gây ra sự sụt
giảm doanh thu, lợi nhuận nhưng cũng có thể đưa lại những cơ hội, những
thuận lợi tạo ra sự tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận vượt ngoài kỳ vọng.
Sổ tay quản trị rủi ro doanh nghiệp của hãng kiểm toán Ernst – Young
“Rủi ro là khả năng một sự kiện có thể xảy ra và tác động (có thể là đe dọa
hoặc cơ hội) đến việc hoàn thành các mục tiêu kinh doanh đề ra”. [13]
14

Như vậy, theo quan điểm hiện đại tác động hay kết quả của biến cố rủi ro
tới doanh nghiệp mang tính hai chiều có thể là tiêu cực, cũng có thể là tích cực.
Trên cơ sở các nghiên cứu trên, đặt trong khía cạnh nghiêp cứu rủi ro
tác động tới hoạt động của doanh nghiệp tác giả đề suất khái niệm rủi ro: “rủi
ro là biến cố ngẫu nhiên (có thể đo lường) xuất hiện làm kết quả thực tế sai
khác so với kỳ vọng (kế hoạch)”.
Có ba vấn đề cần quan tâm trong khái niệm rủi ro:
Thứ nhất, tính ngẫu nhiên của biến cố rủi ro
Thứ hai, khả năng có thể đo lường được sự xuất hiện của biến cố rủi ro

Thứ ba, đánh giá, đo lường được tác đông của rủi ro tới mục tiêu
của chủ thể.
Phân loại rủi ro của doanh nghiệp:
Có nhiều quan điểm, tiêu chí phân loại các loại rủi ro doanh nghiệp gặp
phải trong quá trình kinh doanh.
Tiêu chí 1: Dựa trên tác động của rủi ro tới các bộ phận, các mảng
hoạt động của doanh nghiệp.
Khi đó rủi ro của doanh nghiệp được chia thành 4 nhóm rủi ro chính gồm:
– Rủi ro chiến lược: là rủi ro phát sinh trong hoạch định, triển khai các
chiến lược của doanh nghiệp. Có thể kể đến như: rủi ro liên quan tới chiến lược
kinh doanh, kế hoạch phân bổ các nguồn lực, sáp nhập, mua lại và thoái vốn ..
– Rủi ro hoạt động: là rủi ro phát sinh trong quá trình vận hành hoạt
động của doanh nghiệp. Có thể kể đến như: hoạt động kinh doanh, marketing,
chuỗi cung ứng, nhân sự, công nghệ thông tin…
– Rủi ro tuân thủ: là rủi ro phát sinh gắn với trách nhiệm của doanh
nghiệp trong việc tuân thủ các quy định liên quan. Có thể kể đến như: rủi ro
liên quan tới pháp lý, hoạt động quản trị doanh nghiệp, các quy định …
– Rủi ro tài chính: là rủi ro phát sinh trong công tác quản trị tài chính
của doanh nghiệp. Có thể kể đến: rủi ro tài chính do sự biến động của các yếu
tố thị trường (lãi suất, ngoại hối, hàng hóa, các công cụ phái sinh), rủi ro tài
15

2.1.1. Tổng quan về ngành xây dựng ……………………………………………………….. 582.1.2 Tình hình tài chính đa phần của các CTCP XDNY. …………………………… 722.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI CÁC CTCP XDNYỞ VIỆT NAM. …………………………………………………………………………………….. 932.2.1. Thực trạng nhận diện rủi ro tài chính tại các CTCP XDNY. …………………. 942.2.2. Thực trạng đo lường và thống kê và nhìn nhận rủi ro tài chính tại các CTCP XDNY.. . 1042.2.3 Thực trạng giải quyết và xử lý rủi ro tài chính của các CTCP XDNY. …………………….. 1252.3.1 Mô hình nhìn nhận ……………………………………………………………………….. 1312.3.2 Những giả thiết trong mô hình điều tra và nghiên cứu ………………………………………. 1332.3.3 Phương pháp và tiến trình …………………………………………………………….. 1352.3.4 Dữ liệu điều tra và nghiên cứu ……………………………………………………………………. 1352.3.5 Kết quả đạt được ………………………………………………………………………… 1352.3.5.1 Thống kê miêu tả và ma trận tương quan …………………………………………. 1352.3.5.2 Kết quả của các mô hình hồi quy ………………………………………………… 1372.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI CÁCCTCP XDNY Ở VIỆT NAM. ………………………………………………………………. 1392.4.1. Những tác dụng đạt được ………………………………………………………………. 1402.4.2. Những hạn chế và nguyên do ……………………………………………………. 141K ẾT LUẬN CHƯƠNG 2 …………………………………………………………………… 148CH ƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÀICHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG NIÊM YẾT ỞVIỆT NAM. …………………………………………………….. 1493.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH XÂY DỰNG VIỆT NAM. …….. 1493.1.1. Bối cảnh kinh tế – xã hội trong nước và quốc tế ……………………………….. 1493.2. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CẦN QUÁN TRIỆT TRONG VIỆCĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÀICHÍNH CỦA CÁC CTCP XDNY. ……………………………………………………… 1543.3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI CÁCCTCP XDNY Ở VIỆT NAM. ………………………………………………………………. 1563.3.1 Xác lập và không ngừng triển khai xong cơ sở tài liệu thông tin ship hàng nhậndiện rủi ro tài chính …………………………………………………………………………….. 1563.3.2 Đa dạng hóa và không ngừng triển khai xong các giải pháp và hình thức đolường, nhìn nhận rủi ro tài chính tại các CTCP XDNY ở Nước Ta ……………….. 1583.3.3 Sử dụng phối hợp và đồng điệu các giải pháp giải quyết và xử lý rủi ro tài chính tại cácCTCP XDNY ở Nước Ta ……………………………………………………………………. 1653.3.4 Những giải pháp khác ………………………………………………………………….. 1733.4. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP ……………………………………. 1813.4.1. Về phía nhà nước : ………………………………………………………………………. 1813.4.2. Về phía các ngân hàng nhà nước thương mại ………………………………………………… 184K ẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ………………………………………………………………….. 186K ẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………… 187DANH MỤC BẢNGBảng 1.1 : Nhu cầu về mạng lưới hệ thống Quản trị rủi ro của công ty : ……………………… 27B ảng 2.1. Tốc độ tăng trưởng và giá trị ngành xây dựng quá trình 2010 – năm nay .. 62B ảng 2.2 : Tình hình niêm yết CP của các CTCP xây dựng giai đoạn2006 – 2013 ………………………………………………………………………………………. 63B ảng 2.3 : Tổng tài sản các CTCP XDNY trong mẫu nghiên cứu và điều tra giai đoạn2009 – năm ngoái theo quy mô công ty …………………………………………………………. 65B ảng 2.4 : Tổng tài sản các CTC XDNY trong mẫu nghiên cứu và điều tra tiến trình 2009 – năm ngoái theo đặc thù chiếm hữu vốn công ty ………………………………………………. 66B ảng 2.5 : Doanh thu các CTCP XDNY trong mẫu điều tra và nghiên cứu quy trình tiến độ 2009 – năm ngoái theo quy mô doanh nghiệp …………………………………………………………. 69B ảng 2.6 : Doanh thu các CTCP XDNY trong mẫu nghiên cứu và điều tra quá trình 2009 – năm ngoái theo tiêu chuẩn đặc thù sở hữu …………………………………………………….. 70B ảng 2.7 : Số công ty thua lỗ trong mẫu nghiên cứu và điều tra quá trình 2009 – năm ngoái …… 71B ảng 2.8 : Hệ số nợ trung bình các CTCP XDNY trong mẫu chọn giai đoạn2009 – năm ngoái ……………………………………………………………………………………….. 73B ảng 2.9 : Cơ cấu nợ thời gian ngắn trong tổng nợ các CTCP XDNY trong mẫu chọngiai đoạn 2009 – năm ngoái ( theo quy mô công ty ) …………………………………………….. 75B ảng 2.10 : Đánh giá tỷ trọng góp vốn đầu tư vào gia tài thời gian ngắn của các CTCPXDNY trong mẫu nghiên cứu và điều tra ………………………………………………………………. 76B ảng 2.11 : Các chỉ tiêu phản ánh KNTT các CTCP XDNY trong mẫu nghiêncứu tiến trình 2009 – năm ngoái …………………………………………………………………… 78B ảng 2.12 : Vòng quay hàng loạt vốn các CTCP XDNY trong mẫu nghiên cứugiai đoạn 2009 – năm ngoái ( theo quy mô ) ……………………………………………………. 84B ảng 2.13 : Tỷ suất sinh lời kinh tế của gia tài ( BEP ) các CTCP XDNY trongmẫu nghiên cứu và điều tra quá trình 2009 – năm ngoái ( theo quy mô ) ……………………………….. 86B ảng 2.14 : Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu ( ROE ) các CTCP XDNY trongmẫu nghiên cứu và điều tra ( theo đặc thù chiếm hữu vốn ) …………………………………………… 91B ảng 2.16 Kết quả khảo sát những rủi ro tài chính doanh nghiệp đã gặp phải ….. 94B ảng 2.15 Kết quả khảo sát chiêu thức nhận diện rủi ro tài chính của doanhnghiệp ……………………………………………………………………………………………….. 95B ảng 2.16 : Nhận diện một số ít rủi ro tài chính qua nghiên cứu và phân tích TCDN. ………….. 96B ảng 2.17 : Kết quả khảo sát các chỉ tiêu nhận diện rủi ro đòn kích bẩy tài chínhcác CTCP XDNY trong mẫu nghiên cứu và điều tra ……………………………………………….. 98B ảng 2.18 : hiệu quả khảo sát nhận diện rủi ro lãi suất vay tại các CTCP XDNY. .. 99B ảng 2.19 : Kết quả khảo sát nhận diện rủi ro thanh khoản của các CTCPXDNY. ……………………………………………………………………………………………. 101B ảng 2.20 : Kết quả khảo sát nhận diện rủi ro tín dụng thanh toán thương mại của cácCTCP XDNY trong mẫu nghiên cứu và điều tra …………………………………………………… 102B ảng 2.21 : Kết quả khảo sát về chớp lấy thông tin toàn cảnh hoạt động giải trí củadoanh nghiệp ……………………………………………………………………………………. 103B ảng 2.22 : Kết quả khảo sát giải pháp doanh nghiệp sử dụng thống kê giám sát, nhìn nhận rủi ro tài chính ……………………………………………………………………… 105B ảng 2.23 : Kết quả khảo sát về cơ sở để doanh nghiệp đưa ra nhìn nhận vềmức độ rủi ro tài chính so với doanh nghiệp ……………………………………….. 106B ảng 2.24 : Mức độ sử dụng đòn kích bẩy tài chính trung bình các CTCP XDNYtrong mẫu nghiên cứu và điều tra ( theo quy mô công ty ) ……………………………………….. 107B ảng 2.25 : Mô hình nghiên cứu và phân tích độ nhạy vận dụng với các khoản vay với lãi suấtthả nổi ……………………………………………………………………………………………… 111B ảng 2.28 : Kết quả tổng hợp sử dụng nghiên cứu và phân tích độ nhạy trong nghiên cứu và phân tích rủi rolãi suất của các CTCP XDNY trong mẫu điều tra và nghiên cứu …………………………….. 111B ảng 2.29 : Tổng hợp doanh nghiệp trong mẫu chọn có hoạt động giải trí thanh toán giao dịch sửdụng ngoại tệ ……………………………………………………………………………………. 113B ảng 2.30 : Giả định dịch chuyển tỷ giá tới hiệu quả kinh doanh thương mại của CTCP xâydựng hạ tầng kỹ thuật Hồ Chí Minh ( CII ) …………………………………………….. 114B ảng 2.31 : Tình hình sử dụng nghiên cứu và phân tích độ nhạy nhìn nhận rủi ro tỷ giá của cácCTCPXDNY trong mẫu nghiên cứu và điều tra ……………………………………………………. 114B ảng 2.32 : Tổng hợp nhìn nhận rủi ro tỷ giá tới hoạt động giải trí của các CTCPXDNY trong mẫu điều tra và nghiên cứu …………………………………………………………….. 115B ảng 2.33 : Tổng hợp mức độ nhìn nhận rủi ro thanh khoản của các doanhnghiệp trong mẫu chọn ………………………………………………………………………. 116B ảng 2.34 : Tổng hợp nhìn nhận rủi ro dịch chuyển giá của các CTCP XDNYtrong mẫu nghiên cứu và điều tra ………………………………………………………………………… 118B ảng 2.35 : Tổng hợp nhìn nhận rủi ro tín dụng thanh toán của các CTCP XDNY trongmẫu nghiên cứu và điều tra ………………………………………………………………………………… 119B ảng 2.36 : Các chỉ tiêu tài chính trong Z – score …………………………………. 120B ảng 2.37 : Hệ số rủi ro tiềm ẩn phá sản Z-score các CTCP xây dựng trong mẫuchọn quá trình 2009 – năm ngoái ……………………………………………………………….. 122B ảng 2.38 : Tổng hợp nhìn nhận rủi ro tiềm ẩn phá sản : …………………………………… 125B ảng 2.39 : Kết quả khảo sát giải pháp doanh nghiệp vận dụng giải quyết và xử lý rủi ro đònbẩy tài chính …………………………………………………………………………………….. 126B ảng 2.40 : Tổng hợp những giải pháp hạn chế chênh lệch thanh khoản thuầncác doanh nghiệp trong mẫu chọn ……………………………………………………….. 127B ảng 2.41 : Kết quả khảo sát giải pháp doanh nghiệp sử dụng để giải quyết và xử lý rủi rotài chính …………………………………………………………………………………………… 130B ảng 2.42 : Những giả thuyết của mô hình điều tra và nghiên cứu …………………………… 133B ảng 2.43 : Kết quả của nghiên cứu và phân tích thống kê miêu tả ……………………………….. 136B ảng 2.44 : Ma trận tương quan giữa các biến ………………………………………….. 137B ảng 2.45 : Kết quả chạy mô hình hồi quy ……………………………………………. 137B ảng 2.46 : Kết quả tổng hợp nhìn nhận công tác làm việc quản trị rủi ro tài chính cácCTCP XDNY. ………………………………………………………………………………….. 141B ảng 2.47 : Tỷ lệ chênh lệch giữa lệch giá, doanh thu triển khai so với doanhthu, doanh thu kế hoạch các CTCP XDNY quá trình 2010 – năm ngoái ……………. 143B ảng 2.48 : Kết quả khảo sát về tiềm năng giải quyết và xử lý rủi ro của doanh nghiệp ……….. 145B ảng 2.49 : Kết quả khảo sát nguồn lực sử dụng để giải quyết và xử lý rủi ro tài chính củacác CTCP XDNY. …………………………………………………………………………….. 146B ảng 3.1 : Số liệu kinh tế vĩ mô 2017 và dự báo 2018 – 2019 ………………….. 149B ảng 3.2 : Giá trị ngành xây dựng và vận tốc tăng trưởng 2017 – 2021 ……… 152B ảng 3.3 : Kết quả khảo sát những khó khăn vất vả trong công tác làm việc quản trị rủi ro tàichính của doanh nghiệp ……………………………………………………………………… 157B ảng 3.4 : Kết quả khảo sát yếu tố ảnh hưởng tác động tới chất lượng công tác làm việc quản trịrủi ro tài chính của doanh nghiệp ………………………………………………………… 160B ảng 3.5 : Mẫu thống kê giám sát tác động ảnh hưởng của rủi ro tới hoạt động giải trí của doanhnghiệp : ……………………………………………………………………………………………. 161B ảng 3.6 : Minh họa giám sát năng lực xảy ra của rủi ro ……………………….. 163B ảng 3.7 : Kết quả khảo sát giải pháp sử dụng giải quyết và xử lý rủi ro tài chính củadoanh nghiệp ……………………………………………………………………………………. 166B ảng 3.8 : Kết quả khảo sát giải pháp sử dụng giải quyết và xử lý rủi ro tài chính của doanhnghiệp ……………………………………………………………………………………………… 169B ảng 3.9 : Kết quả yêu cầu triển khai xong công tác làm việc quản trị rủi ro tài chính tạidoanh nghiệp ……………………………………………………………………………………. 174B ảng 3.10 : Kết quả khảo sát tác động ảnh hưởng của chất lượng nguồn nhân lực tới chấtlượng công tác làm việc quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp ………………………. 178DANH MỤC BIỂU ĐỒBiểu đồ 2.1 : Quy mô Tổng tài sản các CTCP XDNY trong mẫu điều tra và nghiên cứu …… 64B iểu đồ 2.2 : Tổng tài sản các CTCP XDNY trong mẫu nghiên cứu và điều tra chọn giaiđoạn 2009 – năm ngoái theo đặc thù chiếm hữu vốn doanh nghiệp ………………………. 66B iểu đồ 2.3 : Doanh thu các CTCP XDNY trong mẫu nghiên cứu và điều tra giai đoạn2009 – năm ngoái theo quy mô doanh nghiệp ………………………………………………… 68B iểu đồ 2.4 : Doanh thu các CTCP XDNY trong mẫu nghiên cứu và điều tra giai đoạn2009 – năm ngoái theo đặc thù chiếm hữu vốn ………………………………………………….. 69B iểu đồ 2.5 : Lợi nhuận sau thuế các CTCP XDNY quá trình 2009 – năm ngoái theo quy mô doanh nghiệp …………………………………………………………………… 71B iểu đồ 2.6 : Tỷ trọng góp vốn đầu tư vào TSNH / TTS của các CTCPXDNY trong mẫunghiên cứu …………………………………………………………………………………………. 77B iểu đồ 2.7 : KNTT các CTCP XDNY trong mẫu điều tra và nghiên cứu tiến trình 2009 năm ngoái ………………………………………………………………………………………………….. 78B iểu đồ 2.8 : KNTT hiện thời các CTCP XDNY trong mẫu điều tra và nghiên cứu giai đoạn2009 – năm ngoái ( theo quy mô doanh nghiệp ) …………………………………………………. 79B iểu đồ 2.9 : KNTT hiện thời các CTCPXDNY trong mẫu điều tra và nghiên cứu giai đoạn2009 – năm ngoái ( theo đặc thù chiếm hữu vốn ) ………………………………………………….. 80B iểu đồ 2.10 : KNTT nhanh các CTCP XDNY trong mẫu điều tra và nghiên cứu giai đoạn2009 – năm ngoái ( theo quy mô doanh nghiệp ) …………………………………………………. 81B iểu đồ 2.11 : KNTT nhanh các CTCP XDNYtrong mẫu điều tra và nghiên cứu tiến trình 2009 – năm ngoái ( theo quy mô doanh nghiệp ) …………………………………………………………. 81B iểu đồ 2.12 : KNTT tức thời các CTCP XDNY trong mẫu điều tra và nghiên cứu giai đoạn2009 – năm ngoái ( theo quy mô ) …………………………………………………………………….. 82B iểu đồ 2.13 : KNTT tức thời các CTCP XDNY trong mẫu điều tra và nghiên cứu giaiđoạn 2009 – năm ngoái ( theo đặc thù chiếm hữu vốn ) ………………………………………… 83B iểu đồ 2.14 : Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh thương mại các CTCP XDNY trong mẫunghiên cứu quy trình tiến độ 2009 – năm ngoái ( theo quy mô ) ……………………………………. 85 …………………………………………………………………………………………………………. 85B iểu đồ 2.15 : Khả năng sinh lời các CTCP XDNY trong mẫu chọn giai đoạn2009 – năm ngoái ……………………………………………………………………………………….. 86B iểu đồ 2.16 : Tỷ suất sinh lời kinh tế của gia tài ( BEP ) – phân loại theo quymô công ty …………………………………………………………………………………………. 87B iểu đồ 2.17 : Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh thương mại các CTCPXDNY trong mẫu điều tra và nghiên cứu quy trình tiến độ 2009 – năm ngoái ( theo quy mô ) ……… 88B iểu đồ 2.18 : Tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn kinh doanh thương mại các CTCP XDNYtrong mẫu điều tra và nghiên cứu quá trình 2009 – năm ngoái ( theo đặc thù chiếm hữu vốn ). 89B iểu đồ 2.19 : Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu các CTCP XDNY trong mẫunghiên cứu quá trình 2009 – năm ngoái ………………………………………………………… 90 …………………………………………………………………………………………………………. 90B iểu đồ 2.20 : Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu các CTCP XDNY trong mẫunghiên cứu quá trình 2009 – năm ngoái ( theo đặc thù vốn ) ……………………………. 91B iểu đồ 2.21 : Mức độ sử dụng đòn kích bẩy tài chính các CTCP XDNY trongmẫu điều tra và nghiên cứu ( theo quy mô công ty ) ………………………………………………… 108B iểu đồ 2.23 : Biến động các chỉ tiêu tài chính trong thông số Z-score giai đoạn2009 – năm ngoái ………………………………………………………………………………………. 122S ơ đồ 3.2 : Mối liên hệ giữa tiềm năng quản trị rủi ro tài chính và quy trìnhquản trị rủi ro tài chính ………………………………………………………………………. 159S ơ đồ 3.3 : Tổng hợp hai thành tố mức độ và tần suất xảy ra đo lường và thống kê, đánhgiá rủi ro tài chính so với doanh nghiệp ……………………………………………… 163S ơ đồ 3.4 : Hành động giảm thiểu rủi ro ……………………………………………….. 164S ơ đồ 3.5 : Cơ cấu tổ chức triển khai các doanh nghiệp thiết lập bộ phận quản trị rủi rotài chính riêng không liên quan gì đến nhau …………………………………………………………………………….. 177DANH MỤC SƠ ĐỒSơ đồ 2.1 : Tốc độ và giá trị ngành xây dựng quy trình tiến độ 2010 – năm nay ………….. 62S ơ đồ 2.2 Thiết kế mô hình điều tra và nghiên cứu mối quan hệ giữa rủi ro tài chính vàhiệu quả hoạt động giải trí của doanh nghiệp ………………………………………………….. 131S ơ đồ 3.2 : Mối liên hệ giữa tiềm năng quản trị rủi ro tài chính và quy trìnhquản trị rủi ro tài chính ………………………………………………………………………. 159S ơ đồ 3.3 : Tổng hợp hai thành tố mức độ và tần suất xảy ra thống kê giám sát, đánhgiá rủi ro tài chính so với doanh nghiệp ……………………………………………… 163S ơ đồ 3.4 : Hành động giảm thiểu rủi ro ……………………………………………….. 164S ơ đồ 3.5 : Cơ cấu tổ chức triển khai các doanh nghiệp thiết lập bộ phận quản trị rủi rotài chính riêng không liên quan gì đến nhau …………………………………………………………………………….. 17710L ỜI MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tàiỞ bất kể vương quốc nào ngành xây dựng đều giữ vai trò quan trọng trongviệc thôi thúc tăng trưởng kinh tế, tương hỗ các ngành khác tăng trưởng, tạo côngăn việc làm cho người lao động và nộp thuế cho ngân sách nhà nước. Đặt biệtvới các vương quốc đang tăng trưởng như Nước Ta, vận tốc tăng trưởng kinh tế kéotheo nhu yếu về hạ tầng cơ sở tăng mạnh, là tiền để ngành xây dựng tăngtrưởng can đảm và mạnh mẽ. Ngành xây dựng là ngành có tính đặc trưng cao, tính đặc trưng xuất phát từchính mẫu sản phẩm của ngành là các khu công trình xây dựng. Các doanh nghiệptrong ngành có nhiều độc lạ về hoạt động giải trí tài chính như nhu yếu vốn, cơcấu nguồn vốn, gia tài, vòng xoay vốn, năng lực giao dịch thanh toán, … Hoạt động củadoanh nghiệp chịu ảnh hưởng tác động lớn của các dịch chuyển trong nền kinh tế như chínhsách tài khóa, chủ trương tiền tệ của nhà nước, lãi suất vay, tỷ giá, sự chuyển dịchcủa dòng tiền, … Kéo theo đó là sự phức tạp của công tác làm việc quản trị tài chínhtrong doanh nghiệp. Các doanh nghiệp trong ngành xây dựng nói chung, cácCTCP XDNY nói riêng có quy mô ngày càng lớn, cùng lúc tiến hành thi côngnhiều khu công trình xây dựng ở nhiều địa phận, tình chất phức tạp ngày càng cao. Trong quy trình kinh doanh thương mại, dưới sự tác động ảnh hưởng của nhiều yếu tố cả khách quanvà chủ quan, các doanh nghiệp gặp phải rủi ro là điều tất yếu khó tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu rủi ro lớn, có tác động ảnh hưởng xấu đi, vượt số lượng giới hạn và tầm kiểmsoát sẽ làm cho doanh nghiệp thua lỗ, thậm chí còn đẩy doanh nghiệp tới bờ vựcphá sản. Do đó, việc nhận diện, thống kê giám sát, nhìn nhận và giải quyết và xử lý rủi ro là cần thiếtđối với các doanh nghiệp để bảo vệ cho sự tăng trưởng không thay đổi. Trong thời hạn qua các doanh nghiệp xây dựng nói chung các CTCPXDNY nói riêng đã có nhiều thành công xuất sắc trong hoạt động giải trí kinh doanh thương mại tuynhiên còn tiềm ấn nhiều rủi ro tiềm ẩn rủi ro tài chính cao như cơ cấu tổ chức nguồn vốn, sử dựng đòn bầy tài chính, năng lực cân đối dòng tiền bảo vệ khả năngthanh toán, nợ phải thu khó đòi cao, hoạt động giải trí góp vốn đầu tư tài chính, … việc đưara những quyết định hành động quản trị rủi ro tài chính để giảm thiểu những tổn thất tiềmẩn là thiết yếu, có ý nghĩa thiết thực so với các doanh nghiệp xây dựng đặcbiệt trong điều kiện kèm theo nền kinh tế tiềm ẩn nhiều yếu tố gây ra không ổn định trong hoạtđộng của doanh nghiệp như lúc bấy giờ. Trong toàn cảnh đó NCS đã chọn đề tài “ Quản tri rủi ro tài chính tại các CTCP XDNY ở Nước Ta ” làm đề tàinghiên cứu. 2. Những tác dụng điều tra và nghiên cứu trong và ngoài nước có tương quan đếnluận ánRủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính từ lâu đã trở thành đề tàiquan trọng không riêng gì của các nhà nghiên cứu mà còn là mối chăm sóc của cácdoanh nghiệp, các nhà hoạch định chủ trương, các nhà đầu tư. Những tác dụng đã điều tra và nghiên cứu ở ngoài nước có tương quan đến luận án : Cuốn sách “ Risk, uncertainly and profit ” – Frank H.Knight, NXBBoston ( Mỹ ). Frank H. Knight là nhà khoa học người Mỹ có nhiều nghiên cứuvề rủi ro, trong đó đặc biệt quan trọng nhấn mạnh vấn đề tới góc nhìn thống kê giám sát của rủi ro. “ Cơ bản về quản trị rủi ro tài chính ” ( 2005, Nhà xuất bản Wiley ) củaKaren A. Horcher là cuốn nghiên cứu và điều tra nâng cao về các yếu tố tương quan đếnquản trị rủi ro tài chính và các kế hoạch giảm thiểu rủi ro, trong đó có đề cậptới các cách xác lập năng lực gánh chịu rủi ro của một tổ chức triển khai. Lý thuyết về rủi ro tài chính và định giá sàn chứng khoán phái sinh ( 2003, Nhà xuất bản Đại học Cambridge ) của Jean-Philippe Bouchaud và MarcPotters : tổng kết các khái niệm tương quan đến rủi ro tài chính, phân loại rủi ro, nghiên cứu và điều tra các công cụ trấn áp rủi ro và sử dụng các công cụ thống kê để đolường rủi ro và định giá các loại sàn chứng khoán phái sinh. VaR : tiêu chuẩn mới để quản trị rủi ro tài chính ( 2006, tái bản lần thứ 3 ) của Phillippe Jorion : kể từ khi sinh ra tới nay, VaR đã trở thành một trongnhững công cụ quan trọng để đo lường và thống kê rủi ro. Phillippe Jorion – từng là chuyêngia tư vấn của PIMCO, WB, AIMR, Cục dữ trữ liên bang Mỹ, UN đã sử dụngnhững kinh nghiệm tay nghề trong thực tiễn kết hợp lý thuyết để nghiên cứu và điều tra nâng cao về rủiro hoạt động giải trí, sử dụng VaR để quản trị rủi ro trong cuốn sách này. Sách “ Financial Enterprise Risk Management ” của Paul Sweeting ( 2011 ) với nội dung chính trình làng cơ sở kim chỉ nan về rủi ro, các định nghĩa, phương pháp xác lập rủi ro, các mô hình quản trị rủi ro. Bài báo “ Financial Distress Prediction in an International Context : AReview and Empirical Analysis of Altman’s Z-Score Model ” do nhóm nghiêncứu Małgorzata Iwanicz-Drozdowska đến từ Ba Lan, Erkki K. Laitinen vàArto Suvas đến từ Phần Lan thực thi khảo sát lại tính đúng chuẩn của mô hìnhZ-score do Edward I. Altman xây dựng, công bố năm 1968. Nhóm tác giả đã đi sâu điều tra và nghiên cứu những giả định của mô hình, cơ sở xâydựng mô hình, nhìn nhận giá những đổi khác trong điều kiện kèm theo lúc bấy giờ đối vớinhững giả định do mô hình đưa ra. Với cả 3 mô hình do Edward I. Altman đưa ra : Mô hình Z-score cho các doanh nghiệp trong nghành công nghiệp : Z = 0,012 X1 + 0,014 X2 + 0,033 X3 + 0,006 X4 + 0,999 X5 ( 1 ) Mô hình Z ’ – score và Z ’ ’ – score cho các doanh nghiệp tư nhân : Z ’ = 0,717 X1 + 0,847 X2 + 3,107 X3 + 0,420 X4 + 0,998 X5 ( 2 ) Z ’ ’ = 3.25 + 6,56 X1 + 3,26 X2 + 6,72 X3 + 1,05 X4 ( 3 ) Trên cơ sở bộ dữ liệu lớn từ nhiều nước trên quốc tế, nhóm nghiêncứu nhìn nhận lại tính đúng mực của các mô hình và xây dựng lại biến, hệ sốcủa mô hình cho tương thích với hầu hết các doanh nghiệp, các vương quốc vàbán sát nhìn nhận khó khăn vất vả tài chính, rủi ro tiềm ẩn phá sản của doanh nghiệptrong điều kiện kèm theo lúc bấy giờ. Ngoài ra còn nhiều sách tìm hiểu thêm về rủi ro tài chính như “ Quản trịrủi ro tài chính doanh nghiệp ” của Paul Sweeting, “ Cơ bản về quản trị rủi ro : hiểu, giám sát và vận dụng hiệu suất cao quản trị rủi ro ” của Paul Hopkin, “ Hướng dẫn thực hành thực tế so với quản trị rủi ro ” của Thomas S. Coleman, “ Thất bại của quản trị rủi ro : vì sao thất bại và làm thế nào để thay thế sửa chữa ” củaDouglas W.Hubbard cùng nhiều khu công trình khoa học khác đều đề cập tới vaitrò của quản trị rủi ro tài chính so với nhà quản trị doanh nghiệp cũng nhưcác đối tượng người dùng khác, và khái quát một số ít điểm cơ bản giám sát rủi ro tài chínhcũng như các giải pháp phòng ngừa rủi ro. Những hiệu quả đã điều tra và nghiên cứu ở trong nước có tương quan đến luận án : Ở Nước Ta cũng đã có 1 số ít khu công trình điều tra và nghiên cứu cả về mặt lý luậnvà thực tiễn về rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính dưới góc nhìn một phầncủa công tác làm việc quản trị tài chính doanh nghiệp, cũng như dưới góc nhìn nghiên cứuchuyên sâu riêng về công tác làm việc quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp. Cáctài liệu có tương quan đến quản trị rủi ro tài chính hoàn toàn có thể kể đến như : Rủi ro tài chính, giám sát rủi ro tài chính còn được đề cập tới trongnhiều sách chuyên khảo về Quản trị tài chính doanh nghiệp như : Tài chínhdoanh nghiệp văn minh ( PSG.TS Trần Ngọc Thơ ), Quản trị tài chính doanhnghiệp ( TS. Nguyễn Minh Kiều ), Quản trị tài chính doanh nghiệp ( TS.Nguyễn Hải Sản ) … Cũng đã có những giáo trình, đề tài điều tra và nghiên cứu sâu xa về quản trịrủi ro tài chính như : “ Giáo trình Quản trị rủi ro ” ( 2007 ) do PGS.TS Bùi Tường Trí làmchủ biên. “ Quản trị rủi ro tài chính – Lý thuyết và bài tập ” ( 2009 ) do TS.Nguyễn Minh Kiều làm chủ biên, có khai thác tới các khái niệm, nhận diện, giám sát rủi ro tài chính và công tác làm việc quản trị rủi ro tài chính [ 3 ]. “ Quản trị rủi ro tài chính ” ( 2009 ) do TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang làmchủ biên. Gần đây có sách “ Quản trị rủi ro tài chính ” do hai tác giả là TS.Nguyễn Văn Tiến và TS. Phạm Hữu Hồng Thái biên soạn và xuất bản năm2014. Công trình đề cập nhiều hơn tới những giải pháp phòng ngừa rủi rotài chính với những biến cố rủi ro đơn cử như rủi ro lãi suất vay, rủi ro tỷ giá, rủi rothanh khoản, rủi ro tin dụng. Ngoài những tài liệu trên còn có 1 số ít khu công trình nghiên cứu và điều tra khoa học như : “ Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp ” – PGS.TS Nguyễn Thị Quy chủbiên, NXB Văn hóa – thông tin, 2008. Đề tài đề cập tới hoạt động giải trí quản trị rủiro tài chính trong kinh doanh thương mại quốc tế với những nội dung cơ bản [ 10 ] : – Hệ thống hóa cơ sở lý luận về rủi ro và quản trị rủi ro trong hoạt độngkinh doanh quốc tế. – Nghiên cứu các mô hình quản trị rủi ro các doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng. – Nghiên cứu kinh nghiệm tay nghề quốc tế trong hoạt động giải trí quản trị rủi ro và vậndụng thực tiễn vào Nước Ta. – Đề xuất các giải pháp tăng cường quản trị rủi ro của doanh nghiệp, kiếnnghị tầm vĩ mô tới Nhà nước trong việc tương hỗ các doanh nghiệp chủ độnghơn trong phòng ngừa, hạn chế rủi ro. Đề tài được nhóm tác giả triển khai xong công phu, sử dụng nhiều mô hìnhđánh giá, thống kê giám sát mức độ tác động ảnh hưởng của rủi ro tới hoạt động giải trí của doanhnghiệp. Tuy nhiên, đề tài đang dừng ở nhìn nhận, đo lường và thống kê những rủi ro đối vớinhững doanh nghiệp đa phần tương quan tới hoạt động giải trí kinh doanh thương mại quốc tế dovậy dừng lại tập trung chuyên sâu nhìn nhận ảnh hưởng tác động của các biến số như tỷ giá, giá cảhàng hóa và dịch chuyển của các biến vĩ mô tương quan. “ Đề tài cấp bộ : Xây dựng các chỉ tiêu trấn áp rủi ro tài chính đối vớicác tập đoàn lớn kinh tế ở Nước Ta ” ( 2011 ) do TS. Vũ Văn Ninh và Ths. PhạmVăn Bình làm chủ biên [ 6 ], là cuốn cẩm nang về các chỉ tiêu trấn áp rủi rotài chính, có đề cập nhận diện rủi ro tài chính và xây dựng các chỉ tiêu kiểmsoát rủi ro tài chính so với các tập đoàn lớn kinh tế ở Nước Ta. Đề tài dựa trên nhìn nhận sâu về tình hình tài chính của các tập đoànkinh tế Nhà nước ở Nước Ta, trên cơ sỏ so sánh nhìn nhận với các tập đoàn lớn kinhtế tư nhân trong cùng nghành để qua đó nhận ra những độc lạ về tình hìnhtài chính, quản trị, quản lý. Nhóm nghiên cứu và điều tra đã có những nhìn nhận, nhận rủiro tài chính trong hoạt động giải trí của các tập đoàn lớn kinh tế Nhà nước ở Nước Ta làmtiền đề cho hoạt động giải trí xây dựng các chỉ tiêu thống kê giám sát rủi ro tài chính. Điểm nhấn trong đề tài đã xây dựng được mô hình nhìn nhận rủi ro tàichính đôi với các tập đoàn lớn kinh tế Nhà nước ở Nước Ta theo hướng : – đưa ra các nhóm chỉ tiêu để đo lường và thống kê rủi ro tài chính của từng doanhnghiệp trong Tập đoàn kinh tế, sau đó sử dụng ma trận rủi ro với việc đánhgiá năng lực hoàn toàn có thể xảy ra rủi ro và mức độ nguy hại của rủi ro so với từngchỉ tiêu để xác lập mức độ rủi ro của từng chỉ tiêu. – Nhóm nghiên cứu và điều tra đã sử dụng chiêu thức định lượng trong việc tínhtoán và thống kê giám sát giá trị của từng tiêu chuẩn. – việc xác lập mức độ nguy khốn của rủi ro hay năng lực hoàn toàn có thể xảy rarủi ro so với từng doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác nhau nhómnghiên cứu sử dụng phương pháp định tính để nhìn nhận địa thế căn cứ vào tình hìnhthực tế, vào quan điểm chuyên viên và cả quan điểm của nhóm điều tra và nghiên cứu. Như vậy, việc giám sát, nhìn nhận rủi ro do đề tài đưa ra được thực hiệncả bằng phương pháp định tính và định lượng. “ Đề tài cấp bộ : Quản trị rủi ro tài chính tại các tập đoàn lớn kinh tế Nhànước ở Nước Ta lúc bấy giờ – Thực trạng và giải pháp ” ( 2011 ) do PSG.TSNguyễn Trọng Cơ và PGS.TS Nghiêm Thị Thà làm chủ nhiệm đề tài [ 7 ], điều tra và nghiên cứu yếu tố quản trị rủi ro trong các tập đoàn lớn kinh tế Nhà nước. Cũng điều tra và nghiên cứu về rủi ro tài chính trong các Tập đoàn kinh tế Nhànước ở Nước Ta nhưng nhóm tác giả đi sâu vào nhìn nhận tình hình rủi ro tàichính ở các tập đoàn lớn kinh tế Nhà nước ở Nước Ta và đề ra những nhóm giảipháp nhằm mục đích quản trị rủi ro tài chính ở các đơn vị chức năng này. Cụ thể, đề tài làm sángtỏ thêm những lý luận về quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp nóichung và tập đoàn lớn nhà nước nói riêng. Đề tài đã diễn đạt được tình hình quảntrị rủi ro tài chính trong các tập đoàn lớn kinh tế Nhà nước ở Nước Ta. Cụ thể : ( 1 ) Hệ thống hóa những yếu tố lý luận chung về quản trị rủi ro tàichính tâp đoàn kinh tế trong điều kiện kèm theo thị trường ( 2 ) Tổng kết, nhìn nhận tình hình quản trị rủi ro tài chính tại các tậpđoàn kinh tế Nhà nước ở Nước Ta quy trình tiến độ 2005 – 2011 ; nghiên cứu và phân tích đánh giánhững hạn chế, chưa ổn về quản trị rủi ro tài chính tại các Tập đoàn kinh tếnhà nước ở Nước Ta. ( 3 ) Làm rõ tiềm năng, nguyên tắc trong quản trị rủi ro tài chính trong cáctập đoàn kinh tế Nhà nước ở Nước Ta. ( 4 ) Đề xuất các nhóm giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tài chính tạicác tập đoàn lớn kinh tế Nhà nước ở Nước Ta. “ Quản trị rủi ro doanh nghiệp – sổ tay hướng dẫn nhận thức rủi ro ” – Do Ủy ban sàn chứng khoán Nhà nước và công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Ernst và Young Việt Namphối hợp phát hành năm 2012 [ 13 ]. Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức của doanhnghiệp về quản trị rủi ro, Ủy ban sàn chứng khoán Nhà nước và công ty TNHHErnst và Young Nước Ta hợp tác tiến hành xây dựng cuốn sổ tay về rủi ro vàquản trị rủi ro doanh nghiệp. Sổ tay phân phối cho doanh nghiệp những nhậnthức chung nhất về rủi ro, cách tiếp cận rủi ro theo quan điểm truyền thống cuội nguồn vàquan điểm hiên đại, phương pháp giám sát rủi ro, phương pháp giải quyết và xử lý rủi ro nói chung. Luận án tiến sỹ của nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Bảo Hiền : “ Tăngcường quản trị rủi ro tài chính các doanh nghiệp ngành dược ở Nước Ta ” ( năm nay ). Luận án đi sâu vào điều tra và nghiên cứu về rủi ro tài chính, quản trị rủi ro tàichính so với nghành nghề dịch vụ nghiên cứu và điều tra đặc trưng là các doanh nghiệp ngành dượcphẩm ở Nước Ta. Với những rủi ro đặc trưng về tỷ giá về tính thanh khoảnđược luận án đi sâu và chỉ rõ tính đặc trưng qua đó đưa ra nhìn nhận về thựctrạng công tác làm việc quản trị rủi ro tài chính của các doanh nghiệp ngành dượcphẩm niêm yết nói riêng, các doanh nghiệp ngành dược ở Nước Ta nóichung. Tác giả cũng đưa ra một số ít nhóm giải pháp tăng cường hiệu suất cao quảntrị rủi ro tài chính đặc biệt quan trọng với nghành đặc trưng là ngành dược. Sách : “ Quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp ” do tác giả PGS.TSVũ Văn Ninh và TS. Phạm Thị Thanh Hòa chủ biên phát hành tháng 1 năm 2017. Nội dung chính nhóm tác giả đề cập tới trong cuốn sách gồm : – Tổng quản về rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính trongdoanh nghiệp – Nhận dạng rủi ro tài chính của doanh nghiệp – Đo lường và nhìn nhận mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp – Sản phẩm tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi ro tài chính củadoanh nghiệp – Quản trị rủi ro lãi suất vay trong doanh nghiệp – Quản trị rủi ro tỷ giá trong doanh nghiệp – Quản trị rủi ro giá thành trong doanh nghiệpNhững nội dung trên được nhóm tác giả trao đổi thâm thúy và có những vídụ minh họa đơn cử. Tóm lại, rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính đã được đề cập tớitrong nhiều giáo trình, khu công trình khoa học tuy nhiên phần đông đang dừng lại ởnghiên cứu về lý luận, cũng đã có những đề tài điều tra và nghiên cứu trong thực tiễn về quản trịrủi ro tài chính nhưng theo khám phá thì chưa có đề tài nào điều tra và nghiên cứu rủi ro tàichính và quản trị rủi ro tài chính cho một ngành đặc trưng là ngành xây dựng, tạicác CTCPXDNY ở Nước Ta. 3. Mục tiêu nghiên cứu và điều tra của đề tàiMục tiêu điều tra và nghiên cứu của đề tài là đề xuất kiến nghị các giải pháp tăng cườngquản trị rủi ro tài chính, góp thêm phần lành mạnh hóa tình hình tài chính, giảmthiểu tác động ảnh hưởng xấu đi, từng bước nâng cao hiệu suất cao hoạt động giải trí sản xuất kinhdoanh của các CTCP XDNY ở Nước Ta. Để đạt được mục tiêu trên, các trách nhiệm nghiên cứu và điều tra đơn cử của đề tài là : Thứ nhất, mạng lưới hệ thống và làm rõ những yếu tố lý luận cơ bản về rủi ro tàichính và quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp, điều tra và nghiên cứu các kinhnghiệm quốc tế trong quản trị rủi ro tài chính và các bài học kinh nghiệm cho Việt nam ; Thứ hai, làm rõ tình hình quản trị rủi ro tài chính tại trong cácCTCP XDNY, từ đó rút ra những hiệu quả đạt được và những điểm cònhạn chế sống sót trong quản trị rủi ro ; nguyên do của nó để có biện phápkhắc phục ; Thứ ba, yêu cầu các giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tài chính chocác CTCP XDNY ở Nước Ta. 4. Đối tượng và khoanh vùng phạm vi điều tra và nghiên cứu – Đối tượng nghiên cứu và điều tra của đề tài : Là rủi ro tài chính và quản trị rủi rotài chính của các CTCP XDNY ở Nước Ta. – Phạm vi điều tra và nghiên cứu của đề tài : Về khoảng trống : Đề tài điều tra và nghiên cứu, nhìn nhận tình hình rủi ro tài chínhcủa các CTCP XDNY ở Nước Ta. Tác giả điều tra và nghiên cứu hầu hết trong phạm vimẫu chọn là 47 công ty xây dựng tiêu biểu vượt trội niêm yết ở Nước Ta. Tác giả lựa chọn các CTCP XDNY bởi đây là những doanh nghiệp cóquy mô lớn, có mạng lưới hệ thống quản trị tương đối chuyên nghiệp và bài bản, tính minh bạch thông tintốt, ngoài những các CTCP XDNY còn tuần thủ các lao lý ngặt nghèo về công bốthông tin là cơ sở giúp tích lũy, nhìn nhận rất đầy đủ về tình hình hoạt động giải trí củadoanh nghiệp. Trong số các CTCP XDNY để bảo vệ tính như nhau trong chuỗi sốliệu so sánh, nhìn nhận tác giả lựa chọn những CTCP niêm yết từ trước năm2009, qua đó lựa chọn được 47 công ty đưa vào mẫu điều tra và nghiên cứu. Về thời hạn : Giai đoạn nghiên cứu và điều tra các CTCP XDNY là từ năm 2009 – 2015.5. Phương pháp điều tra và nghiên cứu của đề tàiTác giả sử dụng phối hợp các giải pháp điều tra và nghiên cứu truyền thốngnhư : nghiên cứu và phân tích thống kê, so sánh, tổng hợp, chiêu thức nghiên cứu và phân tích SWOT, … trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử dân tộc để xem xétđánh giá, xử lý các yếu tố đặt ra trong đề tài nghiên cứu và điều tra. Các số liệu báo cáo giải trình tài chính của doanh nghiệp được tích lũy từ Sởgiao dịch sàn chứng khoán, được tác giả tổng hợp, thống kê sử dụng ứng dụngphần mềm EXCEL.Tác giả sử dụng giải pháp tìm hiểu khảo sát, lập bảng hỏi, tổng hợpkhảo sát gửi tới các công ty thuộc mẫu nghiên cứu và điều tra về tình hình quản trị rủi rotài chính của công ty. Các số liệu trung bình nhóm, trung bình ngành được tổng hợp dựa trênsố liệu tài chính của 47 công ty trong mẫu chọn trên cơ sở các tiêu chuẩn chianhóm đơn cử. 6. Những góp phần mới của đề tài – Luận án hệ thống hóa, làm rõ thêm những yếu tố lý luận về rủi ro tàichính, quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp. – Luận án điều tra và nghiên cứu các bài học kinh nghiệm kinh nghiệm tay nghề về quản trị rủi ro tài chính từcác doanh nghiệp xây dựng, các hãng tư vấn quốc tế qua đó rút ra các bài họckinh nghiệm quan trọng trong công tác làm việc quản trị rủi ro tài chính so với các doanhnghiệp xây dựng ở Nước Ta. – Luận án đi sâu nhìn nhận tình hình rủi ro tài chính, quản trị rủi ro tàichính tại các CTCP XDNY trong mẫu điều tra và nghiên cứu. Các nhìn nhận dựa trêncác góc nhìn : nhận diện rủi ro, thống kê giám sát và nhìn nhận rủi ro, giải quyết và xử lý rủi ro tàichính ở các doanh nghiệp. Luận án đưa ra những tác dụng trong công tác làm việc quảntrị rủi ro tài chính của các CTCP XDNY trong mẫu nghiên cứu và điều tra đồng thời chỉra những điểm hạn chế, sống sót, nguyên do của những hạn chế trong côngtác quản trị rủi ro tài chính trong các công ty này. – Trên cơ sở xu thế tăng trưởng ngành xây dựng ở Nước Ta, đặt trong bốicảnh kinh tế – xã hội trong thời hạn tới luận án đề suất một số ít nhóm giải pháptăng cường quản trị rủi ro tài chính tại các CTCP XDNY ở Nước Ta. 7. Kết cấu của luận ánNgoài phần mở màn và Kết luận, phụ lục và hạng mục các tài liệu thamkhảo, nội dung chính của luận án gồm 3 chương : Chương 1 : Những yếu tố lý luận cơ bản về rủi ro tài chính và quản trị rủiro tài chính trong các doanh nghiệpChương 2 : Thực trạng quản trị rủi ro tài chính tại các CTCP XDNY ởViệt NamChương 3 : Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tài chính tại các CTCPXDNY ở Việt NamChương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÀI CHÍNH VÀQUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP101. 1. TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ RỦI ROTÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP1. 1.1. Khái niệm, nội dung tài chính doanh nghiệpDoanh nghiệp là một tổ chức triển khai kinh tế thực thi liên tục một, một số ít hoặctất cả các quy trình của quy trình từ góp vốn đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩmhoặc đáp ứng dịch vụ trên thị trường. Hoạt động của doanh nghiệp cũng là quy trình tạo lập, phân phối và sửdụng nguồn lực tài chính hợp thành hoạt động giải trí tài chính của doanh nghiệp. Trong quy trình đó làm phát sinh dòng tiền vào, dòng tiền ra tương quan tới quátrình tạo lập, phân phối và chuyển hóa các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp. Dovậy hoàn toàn có thể khái niệm tài chính doanh nghiệp : Về thực chất : Tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế dưới hìnhthức giá trị phát sinh gắn liền với việc tạo lập, sử dụng các quỹ tiền tệ củadoanh nghiệp trong quy trình hoạt động giải trí của doanh nghiệp. Về mặt hình thức : Tài chính doanh nghiệp là các quỹ tiền tệ trong quátrình tạo lập, phân phối, sử dụng và hoạt động gắn liền với hoạt động giải trí củadoanh nghiệp. Nội dung tài chính doanh nghiệp hoàn toàn có thể khái quát qua 1 số ít mặt hoạtđộng chính : – Tham gia nhìn nhận lựa chọn các dự án Bất Động Sản góp vốn đầu tư và kế hoạch kinh doanhdài hạn của doanh nghiệp. Các dự án Bất Động Sản góp vốn đầu tư và kế hoạch kinh doanh thương mại dài hạn của doanh nghiệp đượcxây dựng trên cơ sở các giả định của các yếu tố nguồn vào, tác dụng kinh doanh thương mại, năng lực cạnh tranh đối đầu của doanh nghiệp … tuy nhiên, trên thực tiễn những yếu tốnày trọn vẹn hoàn toàn có thể đổi khác do tác động ảnh hưởng của các biến cố chủ quan, kháchquan của nền kinh tế do vậy hiệu quả thẩm định và đánh giá của dự án Bất Động Sản, kế hoạch kinhdoanh dài hạn của doanh nghiệp hoàn toàn có thể sẽ không đúng chuẩn như dự kiến banđầu. Thời gian dự án Bất Động Sản càng dài, kế hoạch kinh doanh thương mại càng dài thì khả năngbiến động của các yếu tố, sự đúng chuẩn trong các giả định càng hạn chế dẫntới năng lực dịch chuyển trong hiệu quả đánh giá và thẩm định càng cao. 11 – Xác định nhu yếu vốn và tổ chức triển khai kêu gọi vốn phân phối kịp thời, đầy đủvốn cho các hoạt động giải trí của doanh nghiệp. Huy động vốn là một trong những quyết định hành động tài chính kế hoạch đảmbảo cho hoạt động giải trí của doanh nghiệp được diễn ra một cách liên tục hơn thếgóp phần ảnh hưởng tác động trực tiếp tới hiệu suất cao kinh doanh thương mại, tỷ suất lợi nhuận vốn chủcũng rủi ro của doanh nghiệp. Việc doanh nghiệp không kêu gọi đủ vốn sẽkhiến hoạt động giải trí kinh doanh thương mại của doanh nghiệp bị ngưng trệ, cơ cấu tổ chức nguồn vốnkhông hài hòa và hợp lý như thông số nợ quá cao khiến ngân sách lãi vay tăng cao, nhu cầuthanh toán gốc và lãi lớn tạo áp lực đè nén dòng tiền chi trả lớn … do các yếu tố nhưlãi suất, cam kết góp vốn đầu tư, dòng tiền của doanh nghiệp có sự dịch chuyển so với kếhoạch nên việc xác lập nhu yếu vốn cũng như tổ chức triển khai kêu gọi vốn đáp ứngcho các hoạt động giải trí của doanh nghiệp luôn sống sót rủi ro. – Sử dụng hiệu suất cao số vốn hiện có, quản trị ngặt nghèo các khoản thu chi vàđảm bảo năng lực giao dịch thanh toán của doanh nghiệp. Hoạt động tài chính cần bảo vệ đồng vốn doang nghiệp kêu gọi vềsẽ được sử dụng hiệu suất cao, tuy nhiên các hạn chế trong công tác làm việc nhập xuấthàng tồn dư, dữ trữ lượng tiền mặt quá nhiều hay đề ra chủ trương tín dụngthương mại không tương thích … không những chỉ thao tác sử dụng vốn củadoanh nghiệp trở lên kém hiệu suất cao mà còn làm sụt giảm dòng tiền, tác độngtới năng lực thanh toán giao dịch của doanh nghiệp. – Thực hiện phân phối doanh thu, trích lập và sử dụng các quỹ củadoanh nghiệp. Phân phối doanh thu là một quyết định hành động tài chính quan trọng không nhữngliên quan tới quyền lợi của cổ đông mà còn tương quan tới tình hình tài chính củadoanh nghiệp bởi quy mô và hình thức phân phối doanh thu sẽ tác động ảnh hưởng tớidòng tiền ra khỏi doanh nghiệp, quy mô doanh thu để lại tái đầu tư. Việc tríchlập các quỹ tương quan tới việc phân chia nguồn lực của doanh nghiệp trong kếhoạch dự trữ, tiến hành các hoạt động giải trí kinh doanh thương mại. – Kiểm soát tiếp tục tình hình hoạt động giải trí của doanh nghiệp. 12T hông qua tình hình thu, chi tiền tệ hàng ngày, các báo cáo giải trình tài chính, tìnhhình thực thi các chỉ tiêu tài chính được cho phép trấn áp được tình hình hoạtđộng của doanh nghiệp. Mặt khác, trải qua việc liên tục nhìn nhận tìnhhình tài chính của doanh nghiệp được cho phép doanh nghiêp nhận diện nhữngđiểm mạnh, điểm hạn chế trong hoạt động giải trí kinh doanh thương mại tác động ảnh hưởng tới hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp quá đó có sự kiểm soát và điều chỉnh tương thích trong hoạtđộng kinh doanh thương mại. – Thực hiện kế hoạch hóa tài chính. Hoạt động tài chính của doanh nghiệp cần được lên kế hoạch trước nhưkế hoạch kinh doanh thương mại năm. Việc lập kế hoạch kinh doanh thương mại giúp doanh nghiệpchủ động trong các giải pháp kêu gọi vốn, góp vốn đầu tư, phân phối doanh thu vàcụ thể các giải pháp kinh doanh thương mại bằng các số liệu tài chính qua đó có cơ sở đểđiều hành hoạt động giải trí kinh doanh thương mại một cách dữ thế chủ động. 1.1.2. Rủi ro tài chính doanh nghiệp1. 1.2.1 Rủi ro và phân loại rủi ro của doanh nghiệp * Khái niệm rủi ro : Hoạt động kinh tế – xã hội của loài người ngày càng phong phú và phongphú, hiệu quả các hoạt động giải trí chịu sự ảnh hưởng tác động của ngày càng nhiều yếu tố vì vậyrủi ro luôn tiềm ẩn trong xã hội loài người. Tuy nhiên, khái niệm về rủi ro nóichung, rủi ro trong nghành kinh doanh thương mại nói riêng hiện vẫn còn nhiều tranh cãi. Từ điển Webster nêu “ rủi ro là một mối nguy cơ tiềm ẩn, rủi ro tiềm ẩn gây ra thiệt hạihoặc tổn thương ”. Theo quan điểm của Nassim Nicholas Taleb viết trongcuốn sách bàn về quản trị rủi ro : Thiên nga đen ( The Black Swan ) “ Rủi ro lànhững biến cố Open một cách ngẫu nhiên gây ra những thiệt hại cho cácchủ thể tương quan ” [ 24 ]. Giáo sư Eugene F.Briham và Joel F.Houston Đại họcFloria Mỹ trong cuốn “ Quản trị tài chính ” cũng đưa ra quan điểm “ rủi ro làkhả năng các sự kiện không mong đợi xảy ra ”. [ 14 ] Rủi ro theo định nghĩa trong từ điển tiếng Việt đại trà phổ thông “ rủi ro là điềukhông lành mạnh, không tốt giật mình xảy ra ”, trong các khái niệm này có hai13yếu tố chính của rủi ro được đề cập đó là tính giật mình và tác động ảnh hưởng của rủi rotới chủ thể gặp phải, tuy nhiên khái niệm này đang dừng lại ờ góc nhìn tiêucực khi cho rằng khi gặp phải rủi ro thì hiệu quả chủ thể nhận được là nhữngđiều không suôn sẻ, không lành mạnh. Các khái niệm trên đều chỉ ra tính giật mình, tính ngẫu nhiên hay sựkhông chắc như đinh của biến cố Open gây ra những tác động ảnh hưởng xấu đi tới hoạtđộng của chủ thể. Tuy nhiên, một góc nhìn mà các khái niệm trên chưa đềcập tới đó là năng lực thống kê giám sát những biến cố ngẫu nhiên đó. Theo Frank Knight – nhà kinh tế học người Mỹ đề cập tới rủi ro trongtác phẩm Rủi ro, không chắc như đinh và doanh thu đã đưa ra quan điểm “ rủi ro lànhững nguy hiểm hoàn toàn có thể đo lường và thống kê ” [ 23 ], cùng quan điểm này TS. Nguyễn MinhKiều – Trong cuốn Quản trị rủi ro tài chính cũng đưa ra quan điểm : rủi ro làmột sự không chắc như đinh hay một thực trạng không ổn định. Tuy nhiên, không phải bấtcứ sự không chắc như đinh nào cũng là rủi ro. Chỉ có những thực trạng không chắcchắn hoàn toàn có thể ước đoán được Xác Suất xảy ra mới là rủi ro [ 3 ]. Như vậy, theoquan điểm của các nhà khoa học này những nguy hiểm hoàn toàn có thể xảy đến với doanhnghiệp những không hề thống kê giám sát, ước đoán được Phần Trăm xảy ra thì đó chỉdừng lại ở nguy hiểm chứ không tiếp cận đó là rủi ro với doanh nghiệp. Theo quan điểm tân tiến rủi ro được đề cập với những góc nhìn mới : “ Rủi ro được định nghĩa là tập hợp các năng lực xảy ra của một sự kiệnvà những hệ quả của chúng. Mỗi sự kiện có những hệ quả tiềm tàng dẫn đếncác thời cơ thuận tiện ( về mặt tích cực ) hoặc gấy ra mối rình rập đe dọa đến thành công xuất sắc ( mặt xấu đi ) ”. . Như vậy, tác động ảnh hưởng của biến cố đến chủ thể mang tính haimặt hoàn toàn có thể đó là xấu đi rình rập đe dọa sự thành công xuất sắc của doanh nghiệp gây ra sự sụtgiảm lệch giá, doanh thu nhưng cũng hoàn toàn có thể đưa lại những thời cơ, nhữngthuận lợi tạo ra sự tăng trưởng lệch giá, doanh thu vượt ngoài kỳ vọng. Sổ tay quản trị rủi ro doanh nghiệp của hãng truy thuế kiểm toán Ernst – Young “ Rủi ro là năng lực một sự kiện hoàn toàn có thể xảy ra và ảnh hưởng tác động ( hoàn toàn có thể là đe dọahoặc thời cơ ) đến việc triển khai xong các tiềm năng kinh doanh thương mại đề ra ”. [ 13 ] 14N hư vậy, theo quan điểm hiện đại tác động hay hiệu quả của biến cố rủi rotới doanh nghiệp mang tính hai chiều hoàn toàn có thể là xấu đi, cũng hoàn toàn có thể là tích cực. Trên cơ sở các điều tra và nghiên cứu trên, đặt trong góc nhìn nghiêp cứu rủi rotác động tới hoạt động giải trí của doanh nghiệp tác giả đề suất khái niệm rủi ro : “ rủiro là biến cố ngẫu nhiên ( hoàn toàn có thể đo lường và thống kê ) Open làm hiệu quả trong thực tiễn saikhác so với kỳ vọng ( kế hoạch ) ”. Có ba yếu tố cần chăm sóc trong khái niệm rủi ro : Thứ nhất, tính ngẫu nhiên của biến cố rủi roThứ hai, năng lực hoàn toàn có thể thống kê giám sát được sự Open của biến cố rủi roThứ ba, nhìn nhận, giám sát được tác đông của rủi ro tới mục tiêucủa chủ thể. Phân loại rủi ro của doanh nghiệp : Có nhiều quan điểm, tiêu chuẩn phân loại các loại rủi ro doanh nghiệp gặpphải trong quy trình kinh doanh thương mại. Tiêu chí 1 : Dựa trên ảnh hưởng tác động của rủi ro tới các bộ phận, các mảnghoạt động của doanh nghiệp. Khi đó rủi ro của doanh nghiệp được chia thành 4 nhóm rủi ro chính gồm : – Rủi ro kế hoạch : là rủi ro phát sinh trong hoạch định, tiến hành cácchiến lược của doanh nghiệp. Có thể kể đến như : rủi ro tương quan tới chiến lượckinh doanh, kế hoạch phân chia các nguồn lực, sáp nhập, mua lại và thoái vốn .. – Rủi ro hoạt động giải trí : là rủi ro phát sinh trong quy trình quản lý và vận hành hoạtđộng của doanh nghiệp. Có thể kể đến như : hoạt động giải trí kinh doanh thương mại, marketing, chuỗi đáp ứng, nhân sự, công nghệ thông tin … – Rủi ro tuân thủ : là rủi ro phát sinh gắn với nghĩa vụ và trách nhiệm của doanhnghiệp trong việc tuân thủ các pháp luật tương quan. Có thể kể đến như : rủi roliên quan tới pháp lý, hoạt động giải trí quản trị doanh nghiệp, các lao lý … – Rủi ro tài chính : là rủi ro phát sinh trong công tác làm việc quản trị tài chínhcủa doanh nghiệp. Có thể kể đến : rủi ro tài chính do sự dịch chuyển của các yếutố thị trường ( lãi suất vay, ngoại hối, sản phẩm & hàng hóa, các công cụ phái sinh ), rủi ro tài15

5/5 - (1 vote)

Bài viết liên quan

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments