TRÍ TUỆ XÚC CẢM – ỨNG DỤNG TRONG CÔNG VIỆC doc
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.24 MB, 322 trang )
Bạn đang đọc: ỨNG DỤNG TRONG CÔNG VIỆC doc
E-BOOK (VTBT)
DANIEL GOLEMAN
1
TRÍ TUỆ XÚC CẢM – ỨNG DỤNG TRONG CÔNG VIỆC
Tác phẩm: Trí Tuệ Xúc Cảm Ứng Dụng Trong Công Việc
Tác giả: Daniel Goleman
Dịch giả: Phương Linh, Minh Phương, Phương Thúy
Nhà xuất bản: Nxb Tri Thức
Năm xuất bản: 04/2007
Số trang: 510
Khổ sách: 14.5×20.5×2.6cm
Giá bìa: 84.000 đồng
Thông Tin Thực Hiện:
Đánh máy: kid429, lequangvinh9x, hero000, carot_hh524, ngotuan,
limoupham, hellangelvn, hunternd1990, tronghuong
Hiệu chỉnh: thanhtradn91
Đóng gói: thanhtradn91
Hoàn thành: 13/04/2013
“CHÂN THÀNH CẢM ƠN CÁC THÀNH VIÊN
ĐÃ THAM GIA DỰ ÁN EBOOK – VTBT”
E-BOOK (VTBT)
DANIEL GOLEMAN
2
TRÍ TUỆ XÚC CẢM – ỨNG DỤNG TRONG CÔNG VIỆC
LỜI NÓI ĐẦU
PHẦN 1
Đằng Sau Sự Tinh Thông
1. Một Chuẩn Mực Mới
2. Những Khả Năng Cần Thiết Của Một Cá Nhân Xuất Sắc
3. Trường Hợp Điển Hình Của Các Kỹ Năng Mềm
Phần II
Làm Chủ Bản Thân
4. Nguyên Tắc Chỉ Đạo Bên Trong
5. Tự kiểm soát
6. Điều Gì Thôi Thúc Chúng Ta?
PHẦN III
Khả Năng Giao Tiếp Xã Hội
7. Quan Sát Xã Hội
8. Nghệ Thuật Gây ảnh hưởng
9. Sự Cộng Tác, Các Đội V Nhóm IQ
PHẦN IV
Mô Hình Học Tập Mới
10. Sai Lầm Hàng Tỷ Đô La
11. Thực Hành Hiệu Quả
PHẦN V
Trí Tuệ Xúc Cảm Trong Tổ Chức
E-BOOK (VTBT)
DANIEL GOLEMAN
3
TRÍ TUỆ XÚC CẢM – ỨNG DỤNG TRONG CÔNG VIỆC
12. Cảm Xúc Đối Với Công Ty
13. Trọng Tâm Của Hoạt Động
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3
PHỤ LỤC 4
PHỤ LỤC 5
E-BOOK (VTBT)
DANIEL GOLEMAN
4
TRÍ TUỆ XÚC CẢM – ỨNG DỤNG TRONG CÔNG VIỆC
THƯ NGỎ CỦA NHÓM E-BOOK (VTBT)
Các bạn thân mến!
Trong thời đại công nghệ thông tin Internet ngày càng phát triển như hiện nay,
Ebook như là một món ăn tinh thần không thể thiếu của cộng đồng mạng và không
ai có thể phủ nhận những lợi ích mà nó mang lại. Chúng tôi – Nhóm E-Book (VTBT)
đã cố gắng số hóa cuốn sách này với hy vọng mang đến cho các bạn những tiện ích
nhất định khi sử dụng Ebook.
Đầu tiên, E-Book (VTBT) chân thành xin lỗi Tác Giả và NXB vì đã thực hiện
Ebook khi chưa được sự đồng ý của bên liên quan.
Tiếp đến, mong các bạn sử dụng Ebook một cách hợp lí, tránh in ấn, photo
nhân bản để giữ gìn giá trị vốn có của cuốn sách in.
Việc sử dụng Ebook này là miễn phí. Do đó, E-Book (VTBT) không chịu trách
nhiệm về bất kỳ sai sót gì trong quá trình biên tập Ebook.
Cuối cùng, chúng tôi hy vọng độc giả yêu sách nên sở hữu cho mình cuốn
sách in để trải nghiệm v đánh giá được tốt hơn về Ebook lẫn sách in, cũng như
ủng hộ về mặt tài chính cho Tác Giả và NXB.
Chúng tôi xin gởi lời cảm ơn trân trọng đến Tác Giả, NXB đã mang đến cho
người đọc những cuốn sách vô cùng giá trị.
Và xin cảm ơn các độc giả đã ủng hộ E-Book (VTBT).
Trân trọng!
E-BOOK (VTBT)
DANIEL GOLEMAN
5
TRÍ TUỆ XÚC CẢM – ỨNG DỤNG TRONG CÔNG VIỆC
Kính tặng những người đã chỉ cho tôi cách làm việc
bằng trí tuệ xúc cảm có ý nghĩa như thế nào
Cha mẹ của tôi: Fay và Irving Goleman
Chú của tôi: Alvin M. Weinberg
Và thầy của tôi: David C. Mc Clelland
E-BOOK (VTBT)
DANIEL GOLEMAN
6
TRÍ TUỆ XÚC CẢM – ỨNG DỤNG TRONG CÔNG VIỆC
KHI BẠN ĐANG Ở NẤC THANG ĐẦU TIÊN CỦA SỰ NGHIỆP
Với trí tuệ xúc cảm trong công việc,
bạn có thể:
Phát triển những sở trường vốn có
Duy trì bản sắc cá nhân
Phát triển sức sáng tạo và động cơ hành động
Giải quyết xung đột và tăng khả năng giao tiếp
Hình thành các mối liên minh trọng yếu
VÀ KHI BẠN ĐÃ Ở MỘT VỊ TRÍ CAO?
Hãy học cách để bạn có thể:
Phát triển khả năng làm việc của mỗi nhân viên cấp dưới
Xây dựng kĩ năng làm việc theo nhóm
Chế ngự được sự đa dạng và giảm thiểu sự thay đổi nhân sự
Khiến khách hài lòng hơn
Xây dựng được các chương trình đào tạo thực sự hiệu quả
E-BOOK (VTBT)
DANIEL GOLEMAN
7
TRÍ TUỆ XÚC CẢM – ỨNG DỤNG TRONG CÔNG VIỆC
Trí tuệ xúc cảm tốt cho tất cả mọi người và có một vai trò mấu chốt.
Hãy học cách đặt vấn đề “tại sao” và cách” làm thế nào” từ những nhà lãnh đạo
đương thời có tầm nhìn
“Đây là cuốn sách mà những người có trách nhiệm phát triển thế hệ các nhà lãnh
đạo tương lai cần đọc”
Ralph S. Lasen, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành hãng Johnson&
Johnson:
“Daniel Goleman đã làm được một việc tuyệt vời, đó là nắm được cái cốt lõi mà
tôi luôn nghĩ là đơn giản, quan trọng nhưng lại ít được nhìn nhận một cách đúng
đắng để tạo nên các nhà lãnh đạo”
William B. Harrison,
Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Chase Bank.
“Thực sự sáng tỏ [và] cực kỳ quan trọng…
đối với mọi công sở hiện đại
Publishers Weekly
E-BOOK (VTBT)
DANIEL GOLEMAN
8
TRÍ TUỆ XÚC CẢM – ỨNG DỤNG TRONG CÔNG VIỆC
LỜI NÓI ĐẦU
Có rất nhiều nguyên nhân khiến tối có ý đinh viết quyển sách này. Một trong
những nguyên nhân quan trọng nhất là những cuộc trao đổi thường xuyên với vợ tôi,
Tara Bennett Goleman. Những trao đổi này bắt nguồn sự thất bại của rất nhiều cuộc
họp ban giám đốc mà chúng tôi cùng tham dự. Tôi thường nhận thấy rằng vì một lí
do nào đó mà các cuộc họp đều không đi đúng hướng. Tara có khả năng điều chỉnh
chiều hướng cảm xúc vốn không nhìn thấy được trong các cuộc họp và cô ấy còn
nhận ra rằng chính những chiều hướng cảm xúc này đã làm đảo ngược sự tập trung
và hao phí năng lượng của các thành viên tham gia và cuối cùng là chúng tôi đã
không đạt được mục tiêu của cuộc họp.
Tara đã cùng tôi nghiên cứu về những ý tưởng cho cuốn sách Emotional
Intelligence (Trí tuệ cảm xúc) .Với kiến thức và sự nhiệt huyết của mình, Tara cũng
đang viết một cuốn sách của riêng mình. Cô ấy vẫn luôn cùng tôi trên mọi nẻo đường
của cuộc hành trình trí tuệ.
Một động lực quan trọng ở đây là một người bạn đã quá cố, cũng là giáo sư
của tôi tại Đại học Harvard (giáo sư David C. McClelland). Chính nhận thức rõ ràng
về bản chất của năng lực và quyết tâm tìm hiểu nguồn gốc của sự thật của thầy David
đó là nguồn cổ vũ tôi trong một thời gian dài.Và phần lớn các minh chứng mà tôi sử
dụng trong các tình huống của mình được bắt nguồn từ những nghiên cứu của ông.
Thật sự đáng tiếc vì ông đã ra đi khi cuốn sách này chưa được hoàn tất.
Trong khi viết cuốn sách này tôi cũng đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của
bạn bè tại Văn phòng Hay/MeBer ở Bosto. Đây là công ty mà thầy David đã thành
lập cùng với ông David Berlew, một nhà tư vấn tài năng. Những người đã giúp đỡ
tôi rất nhiều là: James Burrus, Phó Chủ tịch tập đoàn Hay, Mary Fontaine, Chủ tịch
công ty McBer, Ruth Jacob, cố vấn cấp cao và Jason Golder, Wei Chen là những
nhà nghiên cứu ở văn phòng này.
Tôi cũng nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ ngày Richard Boyatzit, Ông là
Phó Trưởng Khoa Quản Trị của trường đào tạo Quản lý Weatherhead tại Đại học
Case Western Reserve, từng là Chủ tịch tập đoàn Hay/MeBer. Richard cũng là đồng
nghiệp của thầy David và luôn là người bạn tốt từ khi chúng tôi ra trường. Trong hai
cuốn sách Nhà quản lý tài ba (The Competen Manager) và Đổi mới trong giáo dục
(Innovation in Education) của ông, ông đã đưa ra những khẳng định ban đầu về tầm
quan trọng của khả năng nắm bắt cảm xúc và cách thức để rèn luyện khả năng này.
Richard cũng rất hào phóng khi chia sẻ cho chúng tôi những kiến thức sâu rộng và
E-BOOK (VTBT)
DANIEL GOLEMAN
9
TRÍ TUỆ XÚC CẢM – ỨNG DỤNG TRONG CÔNG VIỆC
kinh nghiệm của mình, đặc biệt là những dữ liệu về năng lực của con người mà ông
đã dày công nghiên cứu trong nhiều năm. Tôi cũng rất vui mừng được cùng làm việc
với ông trong một dự án liên kết với hãng Hay/MeBer mang tên Các ứng dụng của
trí tuệ xúc cảm (Emotional Intelligence Services).
Tôi cũng xin chân thành gửi lời cám ơn đến ông Lyly Spencer, cựu Giám đốc
Trung tâm Nghiên cứu và Công nghệ Toàn cầu của tập đoàn Hay/MeBer vì đã đưa
ra dữ liệu nghiên cứu ban đầu và những hiểu biết về khả năng làm việc hiệu quả của
các ngôi sao trong công việc cũng như giá trị của họ đối với sự thành công của một
tổ chức. Cuốn sách mà ông là đồng tác giả với Signe Spacer mang tên Năng lực
trong công việc cũng đã cung cấp nhiều định nghĩa chuyên môn trong lĩnh vực này
cho chúng tôi.
Tôi xin gửi lời cám ơn đến các đồng nghiệp của tôi tại trung tâm nghiên cứu
về trí tuệ xúc cảm trong các công sở. Đó là: Cary Chemiss, đồng Chủ tịch – giảng
viên khoa Tâm lý học ứng dụng của trường Đại học Rulgers, Robert Caplan – Giáo
sư tâm lý học tổ chức của trường Đại học George Washington, Kathy Kram – Giám
đốc chương trình Đào tạo Thạc sỹ Quản trị kinh doanh (MBA) của trường Đại học
Quản lý Boston, Rick Price từ Viện Nghiên cứu Xã hội của trường Đại học Michigan
và Mary Ann Re từ Trung tâm Quản trị Nguồn nhân lực của tập đoàn AT&T. Rob
Emmerling và Cornelia Roche, các nhà nghiên cứu tại tập đoàn này, đã cho chúng
tôi sự giúp đỡ vô giá trong việc chỉnh lý các tài liệu nghiên cứu trong lĩnh vực đào
tạo và phát triển nguồn nhân lực. Tôi cũng xin cám ơn các sinh viên của trường
Maurice Elias tại Đại học Rutgers đã giúp hoàn thành bản khảo sát ban đầu trong
phạm vi nghiên cứu này.
Tôi cũng đánh giá cao sự trợ giúp của viện Fetzer cũng như sự quan tâm
thường xuyên của họ tới những sáng kiến trên lĩnh vực nghiên cứu về trí tuệ xúc
cảm.
Rất nhiều đồng nghiệp của tôi bao gồm Murray Dalziel, Bill Tredwell, Ken
Rhee, và Thérèse Jabcob – Stewart đã đưa ra những ứng dụng mang tính thực tiễn
từ những nghiên cứu của tôi về chủ đề làm việc với trí tuệ xúc cảm.
Tôi cũng nợ sự quan tâm của Claudio Femández – Aráoz từ Văn phòng của
tổ chức quốc tế Egon Zenluder tại Buenos Aires. Claudio là một người rất rộng
lượng, ở ông toát lên một trí tuệ sắc bén và một năng lượng dồi dào. Những góp ý
của ông đã giúp tôi làm phong phú thêm cuốn sách này. Ngoài ra, qua các cuộc tiếp
xúc với các thành viên khác của tổ chức này như Tổng giám đốc điều hành Daniel
E-BOOK (VTBT)
DANIEL GOLEMAN
10
TRÍ TUỆ XÚC CẢM – ỨNG DỤNG TRONG CÔNG VIỆC
Meiland, với Victor Loewenstein giám đốc Quản lý và ông Egon Zehder- một người
tiên phong trong việc tạo ra một tổ chức có sự hiện diện của trí tuệ xúc cảm đã trợ
giúp rất nhiều cho các tình huống nghiên cứu của tôi.
Còn rất nhiều người khác đã rất nhiệt tình chia sẽ với tôi những suy nghĩ của
họ bao gồm: Warren Bennis – Giáo sư đáng kính bộ môn hành chính tại USC, John,
Seely Brown, Trưởng bộ phận nghiên cứu của tập đoàn Xerox, Rick Canada – Giám
đốc bộ phận tổ chức và lãnh đạo của tập đoàn Motorola, Kate Cannon – Phó Giám
đốc bộ phận phát triển lãnh đạo của công ty tư vấn tài chính Express của Mỹ, Richard
Davidson – Giám đốc phòng thí nghiệm thần kinh học nhạy cảm trường Đại học của
trường Đại học Wisconsin, Margaret Echols va Meg O’Leary của tập đoàn Coopers
& Lybrand, Susan Enis người đứng đầu bộ phận phát triển ngân hàng Boston, Joanna
Foster từ tập đoàn viễn thông Telecom của Anh, Howard Gardner – giáo sư của
trường Đại học Harvard, Robert E. Kelly của trường Đại học Carnegie – Mellon, Phil
Harkin – Chủ tịch công ty Linkage, Judith Hall – nhà tâm lý học của trường Đại học
Northeastern, Jed Hughes của tập đoàn Walter V. Clarke, Linda Keegan – Phó Giám
đốc bộ phận phát triển quản trị của Citibank, Fred Kiehl – Chủ tịch Hiệp hội KRW
ở Minneapolis, Doug Lennick – Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty tư vấn tài
chính Expess của Mỹ, Mark Loehr – Giám đốc quản lý của công ty Salomon Smith
Barney, George Lucas – Quản trị LucasFilm, Paul Robinson – Giám đốc các phòng
thí nghiệm Quốc gia Sandia, Deepak Sethi – Nhà quản trị giáo dục của tập đoàn
AT&T, Erik Hein Schmidt – Quản trị nhà xuất bản Rangjung Yeshe, Birgitta
Wistrand của chính phủ Thụy Điển, Nick Zeniuk từ phòng thí nghiệm đào tạo hai
chiều, tiến sỹ Vega Zagier thuộc Viện nghiên cứu Tavistock London, Shoshana
Zuboff của trường Đại học Kinh doanh Harvard và Jim Zucco của Viện Công nghệ
Lucent.
Bên cạnh tôi còn có những người làm việc trực tiếp cùng tôi. Họ là: trưởng
trợ lý nghiên cứu Rachel Brod – người theo dõi và tổng kết các nghiên cứu mà tôi
cần để làm cho cuốn sách này luôn cập nhật những thông tin mới nhất; người chịu
trách nhiệm chính trong việc phân tích số liệu – Miranda Pierce. Cô ấy đã phân tích
hàng trăm mô hình để góp phần tăng sức thuyết phục về vai trò của trí tuệ xúc cảm
đối với sự hoàn hảo trong công việc. Tôi cũng cần phải nói đến một người nữa là
Robert Buchele – Giáo sư bộ môn kinh tế học của Học viện Smith. Chính Robert đã
tiến hành các phân tích song song đối với các nhân viên của liên bang và cung cấp
các nghiên cứu hữu ích khác cho cuốn sách này về mảng kinh tế.
E-BOOK (VTBT)
DANIEL GOLEMAN
11
TRÍ TUỆ XÚC CẢM – ỨNG DỤNG TRONG CÔNG VIỆC
Tôi cũng sẽ thật thiếu sót nếu quên David Berman – Cố vấn tin học tài tình,
người mà luôn giải quyết các sự cố và cung cấp các trợ giúp kỹ thuật kịp thời và trợ
lý của tôi Rowan Foster, người đã giúp tôi hoàn thành trách nhiệm của một giáo sư
trong khi việc viết lách đã ngốn của tôi rất nhiều thời gian.
Ngoài ra, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới hàng trăm người cả nam lẫn nữ từ
các công ty lớn nhỏ trên khắp thế giới, những người mà đã chia sẻ với tôi những
kinh nghiệm, những mẩu chuyện và cả suy nghĩ của họ. Rất nhiều người tôi đã trích
dẫn tên của họ trong cuốn sách này nhưng còn rất nhiều rất nhiều nữa mà tôi không
thể làm việc này cho họ. Họ đã đóng góp rất nhiều cho cuốn sách này giúp nó có thể
làm rõ dược ý nghĩa to lớn của việc áp dụng trí tuệ xúc cảm vào trong công việc.
E-BOOK (VTBT)
DANIEL GOLEMAN
12
TRÍ TUỆ XÚC CẢM – ỨNG DỤNG TRONG CÔNG VIỆC
PHẦN 1
Đằng Sau Sự Tinh Thông
1
Một Chuẩn Mực Mới
Các chuẩn mực trong công việc đang thay đổi. Hiện nay, chúng ta đang được
đánh giá bằng một chuẩn mực mới, không chỉ bằng việc chúng ta thông minh, được
đào tạo và tinh thông nghề nghiệp như thế nào mà còn bởi cách chúng ta ứng xử với
nhau ra sao. Chuẩn mực mới, này được áp dụng ngày càng nhiều để lựa chọn nhân
viên, những người sẻ ở lại hay những người phải ra đi, những người tụt lại phái sau
hay những người được thăng tiến.
Chuẩn mực này khá mới mẻ so với những gì vốn được cho là quan trọng trong
các trường học. Những khả năng học thuật không liên quan nhiều đến những chuẩn
mực này. Nó cũng không quá chú trọng việc chúng ta có đủ năng lực trí tuệ cũng
như những kiến thức chuyên môn phục vụ cho công việc mà tập trung vào những
phẩm chất cá nhân như tính sáng tạo, sự đồng cảm, khả năng thích ứng và thuyết
phục.
Chuẩn mực mới không phải là một giải phái quản lý tình thế nhất thời. Ngược
lại, nó dựa trên những nghiên cứu nghiên cứu nghiêm túc trên hàng chục nghìn người
lao động ở nhiều góc độ khác nhau. Những nghiên cứu này đã chắc lọc những phẩm
chất tạo nên một cá nhân xuất sắc. Và chúng cũng chỉ ra khả những khả năng nào
của con người là thành tố chính tạo nên sự hoàn hảo trong công việc, đặc biệt là tao
nên tong tư cách lãnh đạo.
Nếu bạn làm việc cho một tổ chức lớn, rất có thể bạn đang được đánh giá dựa
trên các tiêu chí chuẩn mực này mà bạn không hề hay biết. Còn nếu bạn đang làm
việc, hãy soi mình qua các tiêu chí này. Dù vậy, chẳng ai có thể nói với bạn một cách
chính xác đó là gì nên dù công việc của bạn là gì, hãy nhớ cách nuôi dưỡng những
khả năng này để có thể thành công trong sự nghiệp.
Nếu bạn đang làm quản lý, bạn cần xem liệu công ty có khuyến khích các
chuẩn mực này hay không. Tùy mức độ khuyến khích những kỹ năng này mà công
E-BOOK (VTBT)
DANIEL GOLEMAN
13
TRÍ TUỆ XÚC CẢM – ỨNG DỤNG TRONG CÔNG VIỆC
ty sẻ có năng suất và hiệu quả hoạt động khác hơn và bạn cũng sẻ khai thác một cách
đối đa trí tuệ cũng như tài năng của các thành viên trong nhóm.
Còn nếu bạn làm việc cho một tổ chức có quy mô nhỏ hay tự làm chủ thì hiệu
quả của công việc của bạn tùy thuộc vào công việc bạn sở hữu nhiều hay ít các kĩ
năng này bởi chúng hầu như chẳng được dạy ở bất cứ trường lớp nào mà bạn đã học.
Tuy nhiên, sự nghiệp của bạn có phát triển được hay không cũng phụ thuộc vào việc
bạn làm chủ những khả năng này như thế nào.
Trong thời buổi mà chẳng có gì đảm bảo cho công việc của bạn và khi mà
khái niệm “công việc” đang được nhanh chóng thay thế bởi “ các kỹ năng có sẵn “
thì đây là các phẩm chất cơ bản giúp chúng ta dễ tìm và giữ được việc làm. Những
năng lực này của con người thực ra đã được diễn đạt bằng nhiều cái tên khác nhau
trong suốt các thập niên vừa qua, từ “tính cách”, “ nhân tính “ cho tới “ kỹ năng
mềm” hay “ năng lực”. Gần đây, những năng lực này được hiểu một cách chính xác
hơn và được gọi là “ trí tuệ cảm xúc”.
Một cách khác để làm việc thông minh hơn
Giám đốc một hãng tư vấn kể với tôi, khi học trong trường kỹ thuật, ông ta có
số điểm trung bình thấp nhất nhưng khi gia nhập quân đội và vào trường sỹ quan
ông ta đã đứng đầu lớp. “ Vấn đề chính là bạn đối xử với chính bạn thế nào, ứng xử
hài hòa với mọi người, làm việc theo nhóm và có tinh thần lãnh đạo. Đó là tất cả
những gì mà tôi thấy đúng đắn trong thế giới công việc”, ông nói.
Nói một cách khác, điều quan trọng ở đây là làm thế nào để trở nên lanh lẹ.
Trong cuốn sách này, tôi tập trung trước hết vào vấn đề giáo dục mặc dù có một
chương ngắn có liên quan đến công việc và cuộc sống nghề nghiệp. Điều khiến tôi
thực sự ngạc nhiên và thích thú là đã nhận được rất nhiều sự quan tâm từ cộng đồng
doanh nghiệp. Để đáp lại hàng ngàn bức thư, fax, và cả điện thoại yêu cầu nói chuyện
và tư vấn, tôi đã thực hiện một chuyến công du trên khắp thế giới, nói chuyện với
hàng ngàn người, từ các tổng giám đốc điều hành (CEO) cho tới các thư ký về ý
Xem thêm: Ứng dụng công nghệ ADN tái tổ hợp
nghĩa của “ trí tuệ xúc cảm” trong công việc.
Tôi đã được nghe rất nhiều những phản hồi giống nhau. Những người như các
nhà tư vấn kinh doanh giỏi với GPA (điểm tổng kết học tập trung bình) thấp nói với
tôi rằng họ tìm thấy cách thức tạo ra sự hoàn hảo trong công việc từ trí tuệ xúc cảm
chứ không từ sự thông thạo về chuyên môn hay từ sách vở. Họ còn nói răng quyển
E-BOOK (VTBT)
DANIEL GOLEMAN
14
TRÍ TUỆ XÚC CẢM – ỨNG DỤNG TRONG CÔNG VIỆC
sách của tôi cũng giúp người đọc cảm thấy yên tâm khi thẳng thắn phản ánh ý kiến
do những bất cập của cảm xúc có thể gây ra cũng như đặt ra một vấn đề: một chuyên
gia là phải tính được mọi khả năng. Họ còn cho biết giờ họ còn có cách nghĩ mới về
những gì mà họ sẻ thực hiện tại nơi làm việc của mình.
Nhiều người trong số họ cũng rất thành thật khi đề cập đến những vấn đề vượt
khỏi tầm kiểm soát của công tác quan hệ công chúng (PR-Public Relation). Ngoài
ra còn nhiều vấn đề khác cũng khó giải quyết (như hàng tá biểu hiện của cảm xúc
được đề cập bên ngoài bản sắc của cá nhân hay của tổ chức). Tuy nhiên, cũng có rất
nhiều người khác đã nói về thành công của mình, khẳng định giá trị thực tiễn khi
làm việc với trí tuệ xúc cảm.
Thế là bắt đầu hai năm tìm hiểu thông tin để viết nên cuốn sách này. Nổ lực
viết nên cuốn sách cũng đồng nghĩa với rất nhiều nổ lực thực sự trong nghề nghiệp
của tôi. Ngay từ đầu, tôi đã dùng nghiệp vụ báo chí để tìm số liệu và đưa ra kết luận
cá nhân. Tôi cũng đã sử dụng kiến thức của một nhà tâm lí học để đưa ra một xem
xét thấu đáo về nghiên cứu chứng tỏ vai trò quan trọng của trí tuệ xúc cảm đối với
cá nhân, nhóm người hay một tổ chức. Tôi cũng đã thực hiện hay đạt được một số
phân tích khoa học mới về các dữ liệu thu được từ hàng trăm công ty để thành lập
một phương pháp đo chính xác nhằm định lượng giá trị của trí tuệ xúc cảm.
Nghiên cứu này đã đưa tôi trở lại với nghiên cứu mà tôi đã từng tham gia khi
còn học cao học và sau đó làm giảng viên tại trường Đại học Harvard. Nghiên cứu
đó cũng là một phần trong thách thức ban đầu đối với việc tìm hiểu sự thần bí của
IQ. Mặc dù nghiên cứu đó đã thất bại nhưng ít nhất đã chứng minh cho mọi người
biết rằng để có thành công thì yếu tố trí tuệ thôi chưa đủ. Nghiên cứu này cũng giúp
hình thành nên một ngành mới chuyên phân tích về các khả năng thật sự khiến con
người đạt được thành công trong công việc và trong bất cứ tổ chức nào. Cũng thật
ngạc nhiên khi các phát hiện đều khẳng định rằng: chỉ số IQ chỉ đứng thứ hai sau
yếu tố trí tuệ xúc cảm hay độ nhạy cảm trong việc xác định thành công trong công
việc.
Các nghiên cứu được tiến hành một cách độc lập do hàng chục các chuyên gia
của 500 tổ chức từ các tập đoàn, cơ quan chính phủ và các tổ chức phi chính phủ
trên khắp thế giới. Tất cả đều đưa ra các kết luận tương tự. Thêm một điều nữa là
các phát hiện của họ rất thuyết phục bởi họ đã tránh các thành kiến và những suy
nghĩ đã trở nên cố hữu trong đời sống công việc dưới gốc độ cá nhân hay tổ chức.
E-BOOK (VTBT)
DANIEL GOLEMAN
15
TRÍ TUỆ XÚC CẢM – ỨNG DỤNG TRONG CÔNG VIỆC
Các kết luận của họ đều chỉ ra tầm quan trọng của trí tuệ xúc cảm đối với sự thành
công trong công việc ở bất kì lĩnh vực nào.
Tôi có thể chắc chắn rằng, các kết luận trên không hề mới đối với các tổ chức
nghề nghiệp hiện nay. Nhưng cách thức mà con người quản lý các công việc liên
quan đến bản thân và với những người xung quanh họ mới chính là nhân tố chính
duy trì các lý thuyết quản lý cổ điển. Vậy, cái mới ở đây là: Mặc dù những nghiên
cứu theo lối kinh nghiệm trong 25 năm đã cho chúng ta thấy ảnh hưởng của trí tuệ
xúc cảm đến sự thành công nhưng chúng ta đã không biết về độ chính xác của các
nghiên cứu đó là bao nhiêu.
Ngoài ra, qua nhiều thập kỷ nghiên cứu tâm sinh lý học, tôi đã dõi theo các
phát hiện quan trọng trong môn khoa học thần kinh. Những gì thu được cho phép tôi
đưa ra một cơ sở ban đầu trong lĩnh vực nghiên cứu về bộ não với trí tuệ xúc cảm.
Nhiều doanh nhân vốn đã hoài nghi về các kết luận của ngành tâm lý học và tỏ ra
thận trọng với các lý thuyết phổ biến đến và đi nhưng khoa học thần kinh đã chứng
minh một cách rõ ràng rằng tại sao trí tuệ xúc cảm lại quan trọng đến thế.
Các trung tâm não bộ điều hành cảm xúc giúp phát triển các kỹ năng cần thiết
trong việc quản lý một cách hiệu quả bản thân chúng ta và giao tiếp thành thục trong
đời sống xã hội. Vì vậy, khi các kỹ năng này được thực hiện thì đó chính là một di
sản cho sự tồn tại và sự thích nghi của chúng ta.
Theo môn khoa học thần kinh thì phần cảm xúc này của não bộ sẽ tiếp thu
khác hẳn so với cơ chế suy nghĩ của bộ não. Phát hiện này chính là yếu tố then chốt
trong việc phát triển cuốn sách này của tôi và đưa tôi đến thách thức với quan niệm
cũ về cách thông thường trong vấn đề đào tạo nhân viên và phát triển công ty.
Tôi cũng chẳng biết rằng tôi không hề đơn độc trong khi đương đầu với thách
thức này. Trong suốt hai năm trước, tôi đã hợp tác với tổ chức nghiên cứu EI (
Consortium For Research on Emotional Intelligence in Organizitions) – bao gồm
một nhóm các nhà nghiên cứu từ các trường đào tạo về kinh doanh, từ chính phủ liên
bang và từ các ngành công nghiệp. Nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra những điểm
yếu đáng chỉ trích trong đào tạo về các kỹ năng nghe và lãnh đạo đối với việc thành
lập các nhóm và đối phó với sự thay đổi.
Hầu hết các chương trình giáo dục đều chỉ là các mô hình mang tính học thuật
nhưng lại gây ra những hiểu lầm nghiêm trọng, lãng phí hàng triệu giờ đồng hồ và
E-BOOK (VTBT)
DANIEL GOLEMAN
16
TRÍ TUỆ XÚC CẢM – ỨNG DỤNG TRONG CÔNG VIỆC
hàng tỷ đô la. Những gì cần thiết bây giờ là một cách nghĩ hoàn toàn mới về cách
thức làm thế nào để con người nâng cao trí tuệ xúc cảm của họ.
Quan niệm sai về xúc cảm
Khi tôi đi khắp thế giới để nói chuyện và tư vấn cho lãnh đạo của các doanh
nghiệp, tôi đã gặp phải một số những nhầm lẫn rất phổ biến về trí tuệ xúc cảm. Đầu
tiên, tôi xin làm rõ những nhầm lẫn phổ biến nhất. Thứ nhất, trí tuệ xúc cảm không
đơn thuần là “ sự tử tế” thậm chí tại những thời điểm quyết định nó không đòi hỏi
“sự hoàn hảo” đặc biệt là khi chúng ta phải thẳng thắn đối mặt với một sự thật không
dễ chịu gì nhưng lại không thể tránh khỏi. Và tốt hơn hết là chúng ta nên tránh những
tình huống như thế.
Thứ hai, trí tuệ xúc cảm không có nghĩa là để cho mọi người tự do và có cảm
giác “ hãy để mọi thứ tự nhiên” mà nó có nghĩa là phải kiểm soát được tình cảm để
chúng bộc lộ một cách thích hợp và hiệu quả, khuyến khích được những người xung
quanh hợp tác ăn ý với nhau để đạt đến mục tiêu chung.
Ngoài ra, không hề tồn tại thực tế là trí tuệ xúc cảm của nữ giới tốt hơn nam
giới hay ngược lại. Điều này không đúng bởi mỗi chúng ta đều có những điểm mạnh
và điểm yếu riêng. Có một số người trong chúng ta có thể có sự đồng cảm hơn nhưng
lại thiếu những khả năng để thoát khỏi những của chính mình, còn một số khác thì
lại có khả năng để điều chỉnh tốt tâm trạng của bản thân nhưng lại bị lạc lõng trong
cộng đồng của mình.
Nhìn chung, nam và nữ có nhiều điểm tương đồng hơn là sự khác biệt. Một
số người đàn ông cũng có được những khả năng cảm thông như những người phụ
nữ nhạy cảm nhất và cũng có những phụ nữ có khả năng chống lại sự căng thẳng tốt
như những người đàn ông kiên cường nhất. Do vậy, khách quan mà nói, nhìn vào
phẩm chất chung của nam và nữ, thì điểm mạnh và điểm yếu ngang nhau nên xét về
trí tuệ xúc cảm thì không có sự khác biệt về giới tính.
Một điểm sau cùng mà tôi cũng muốn làm rõ ràng là trí tuệ xúc cảm của chúng
ta không phụ thuộc vào yếu tố di truyền hay chỉ phát triển trong thời kỳ niên thiếu.
Không giống như IQ vốn thay đổi rất ít sau khi chúng ta trưởng thành, trí tuệ xúc
cảm là khả năng mà bạn có thể tự học hỏi được và ngày càng sắc sảo hơn trong quá
trình sống tức là được tích lũy dần kinh nghiệm của chúng ta. Nói tóm lại độ trí tuệ
xúc cảm của chúng ta có thể tăng lên. Trên thực tế, nhiều nghiên cứu đã theo dõi khả
E-BOOK (VTBT)
DANIEL GOLEMAN
17
TRÍ TUỆ XÚC CẢM – ỨNG DỤNG TRONG CÔNG VIỆC
năng trí tuệ xúc cảm của con người qua thời gian và thấy rằng con người ngày càng
tốt hơn về khả năng này bởi họ giỏi hơn trong việc kiểm soát tình cảm và sự bất đồng
của mình, tự khuyến khích bản thân và ngày càng cảm thông hơn với người khác
cũng như khéo léo hơn trong giao tiếp với cộng đồng. Có một từ có thể miêu tả về
trí tuệ xúc cảm là: tính thuần thục.
Trí tuệ xúc cảm- Sự thiếu ưu tiên
Hiện nay, ngày càng ngày càng có nhiều công ty thấy rằng khuyến khích khả
năng trí tuệ xúc cảm ở người lao động là yếu tố sống còn của bất kỳ triết lý quản lý
nào. Một giám đốc của Telia – một công ty truyền thông của Thụy Điển nói rằng: “
bạn không thể chỉ cạnh tranh bằng sản phẩm của mình nữa mà còn cả bằng khả năng
dùng người của bạn”. Linda Keegan, phó giám đốc điều hành bộ phận phát triển
của Citibank cũng nói với tôi: “ tí tuệ xúc cảm là tiền đề gốc của mọi khóa đào tạo
quản lý”.
Có rất nhiều sự khẳng định về sự cần thiết của trí tuệ xúc cảm trong công việc
như sau:
Giám đốc của một của một cửa hàng với hàng trăm nhân viên trong ngành
công nghiệp không gian vũ trụ kể với tôi rằng, một trong những khách
hàng chính của ông ta là công ty Allied- Signal yêu cầu ông ta và các nhân
viên phải được đào tạo theo phương pháp khá phổ biến “ vòng tròn chất
lượng”. Ông ta nói: “ họ muốn chúng tôi phải làm việc theo đội tốt hơn,
điều này thật tuyệt nhưng chúng tôi thấy để đạt được nó rất khó vì làm sao
bạn có thể là một đội nếu bạn không ở một nhóm trước ? Và để duy trì một
nhóm chúng ta cần nâng cao độ trí tuệ xúc cảm của chúng ta”.
Giám đốc Siemens AG, một tập đoàn của Đức cũng kể với tôi: “ Công ty
chúng tôi hoạt động rất hiệu quả trong việc tăng lợi nhuận bằng các
phương pháp như thiết kế lại và đẩy nhanh vòng đời của một sản phẩm
mới. Tuy nhiên, kể cả những thành công lớn này thì đường cải tiến của
chúng tôi vẫn không thay đổi đang rất phẳng. Chúng tôi nhận ra rằng cần
phải sử dụng nguồn nhân lực của mình tốt hơn – tức là tối đa hóa tài sản
con người để làm cho đường cải tiến tăng trở lại. Do đó, hiện chúng tôi
đang nổ lực làm tăng khả năng trí tuệ xúc cảm của các nhân viên trong
công ty”.
E-BOOK (VTBT)
DANIEL GOLEMAN
18
TRÍ TUỆ XÚC CẢM – ỨNG DỤNG TRONG CÔNG VIỆC
Một cựu Giám đốc dự án của công ty Ford Motor kể lại cách thức mà ông
sử dụng phương pháp “ học qua tổ chức” do trường quản lý Sloan thuộc
Viện Công nghệ Massachusett phát triển trong việc thiết kế lại Lincoln
Continental. Ông này còn nói được đào tạo về trí tuệ xúc cảm là một sự
kiện lớn sánh với sự kiện Chúa ra đời trong cuộc đời ông ta. Ông ta còn
nói thêm : “ đó chính xác là những khả năng mà chúng tôi cần phải có để
trở thành một tổ chức đào tạo hiệu quả”.
Một cuộc điều tra năm 1997 về những tập quán chuẩn của các tập đoàn lớn
được tiến hành bởi Ban Xã Hội về đào tạo và Phát Triển của Mỹ chỉ ra rằng: bốn
trong năm công ty trong cuộc điều tra đang cố gắng khuyến khích khả năng trí tuệ
xúc cảm trong nhân viên của họ thông qua đào tạo, qua việc đánh giá hiệu quả công
việc và qua việc tuyển dụng.
Đến đây, có thể bạn lại hỏi nếu thế thì tại sao tôi còn viết quyển sách này. Lý
do là rất nhiều thậm chí là hầu hết các nổ lực của các tổ chức nhằm khuyến khích trí
tuệ xúc cảm đều tỏ ra không hiệu quả, gây lãng phí một lượng lớn thời gian, năng
lượng và tiền bạc. Ví dụ như một cuộc nghiên cứu có tính hệ thống nhất về lợi ích
của các khoảng đầu tư dành cho các khóa đào tạo lãnh đạo( mà bạn sẽ được biết chi
tiết ở Phần 4) chỉ ra rằng một cuộc hội thảo quan trọng của các nhà điều hành cao
cấp kéo dài nhiều tuần lại không đạt hiệu quả xét trên các đóng góp của họ.
Các doanh nghiệp đang phải đối mặt với một thực tế là thậm chí các khóa đào
tạo đắt nhất cũng không thể đạt được mục tiêu và thật tiếc điều này lại thường xảy
ra. Sự bất cập này chính là hậu quả của việc bỏ qua yếu tố trí tuệ xúc cảm của cá
nhân và tổ chức trong các chiến lược cạnh tranh.
E-BOOK (VTBT)
DANIEL GOLEMAN
19
TRÍ TUỆ XÚC CẢM – ỨNG DỤNG TRONG CÔNG VIỆC
Tại sao hiện nay trí tuệ xúc cảm
lại trở thành vấn đề của các doanh nghiệp?
Người điều hành của một công ty công nghệ sinh học ở California tự hào nói
về lí do khiến công ty của ông ta luôn có một công nghệ tối tân là không một thành
viên nào của công ty bao gồm cả ông ta có văn phòng cố định mà thay vào đó mỗi
người luôn mang theo máy tính xách tay đã được kết nối với tất cả mọi thành viên
của trung tâm. Đó chính là văn phòng di động của họ. ngoài ra, nội dung công việc
của họ cũng không cố định, các thành viên làm việc trong các nhóm đa chức năng.
Theo ông ta thì môi trường làm việc như vậy à điều kiện thuận lợi cho sáng kiến.
Thông thường, mỗi người ở công ty này làm việc bảy mươi và tám mươi giờ mỗi
tuần.
Tôi có hỏi ông ta: “Các anh có gặp phải vấn đề gì không?”
Ông ta quả quyết: “Chúng tôi không gặp phải bất kì vấn đề gì.”
Đó chỉ là một sự dối trá. Một lần tôi được tự do nói chuyện với các nhân viên
ở đây và thực sự là: nhịp độ làm việc ở đây đốt cháy tình cảm của mọi người và cuộc
sống riêng của họ bị xâm phạm. mặc dù mỗi người có thể nói chuyện qua máy tính
với tất cả mọi người khác nhưng họ đều cảm thấy chẳng ai thật sự lắng nghe minh.
Con người rất cần sự liên kết, sự cảm thông và giao tiếp rộng rãi.
Hiện nay, mỗi công việc đề cần phải tính tới điều kiện làm việc, các nhu cầu
trên của con người sẽ ảnh hưởng hơn bao giờ hết đến hiệu quả công việc. hơn thế
nữa, những sự thay đổi lớn lại diễn ra liên tục. cải tiến kĩ thuật, cạnh tranh toàn cầu
và sức ép của các nhà đầu tư lớn chính là nguyên nhân của sự thay đổi liên tục này.
Một thực tế khác khiến khả năng trí tuệ xúc cảm trở nên quan trọng hơn là:
Khi các tổ chức bị thu nhỏ lại bởi làn sóng giảm quy mô thì những người được giữ
lại phải có tinh thần trách nhiệm hơn, có những cải thiện trong công việc rõ rệt hơn.
Họ cần phải biết giấu đi sự nóng nảy và sự nhúc nhát. Lúc này, những kỹ năng như
kiểm soát tình cảm, giải quyết bất đồng, làm việc theo nhóm và kỹ năng lãnh đạo lại
tỏ ra cần thiết hơn bao giờ hết.
Thêm vào đó, toàn cầu hóa lực lượng lao động cũng khiến cho trí tuệ xúc cảm
trở nên quan trọng hơn trong các nước phát triển. ở đó mức lương cao hơn, nếu có,
phụ thuộc vào năng suất mới. Và năng suất mới này không chỉ phụ thuộc vào sự cơ
cấu lại và tiến bộ của công nghệ như trường hợp của công ty sinh học ở California,
E-BOOK (VTBT)
DANIEL GOLEMAN
20
TRÍ TUỆ XÚC CẢM – ỨNG DỤNG TRONG CÔNG VIỆC
sự sắp xếp hợp lí hơn và những cải tiến khác thường đưa lại các vấn đề mới. và chính
những vấn đề này đòi hỏi sự cần thiết của trí tuệ xúc cảm.
Khi công việc thay đổi thì những nét đặc trưng cũng phải cải tiến. Các dữ liệu
nghiên cứu về khả năng của những nhân vật kiệt xuất trên các lĩnh vực trong nhiều
thập kỉ chỉ ra rằng hai khả năng ảnh hưởng ít đến thành công của họ trong thập kỉ 70
của thế kỉ trước lại trở nên đặc biệt quan trọng trong thập kỉ 90 đó là: thành lập nhóm
làm việc và ứng biến với sự thay đổi. Và những khả năng mới đã bắt đầu xuất hiện
như những nét tiêu biểu của các nhân vật này. Sự thay đổi là chất xúc tác và đa dạng
hóa là đòn bẫy. Những thách thức mới đòi hỏi những khả năng mới.
Sự thay đổi và nỗi lo lắng
Một người bạn tôi làm việc cho một công ty nằm trong danh sách Fortune
500( dang sách 500 công ty đứng đầu nước Mỹ), khi chứng kiến việc giảm quy mô
hoạt động bằng cách thuyên giảm hàng nghìn nhân viên đã nói với tôi: “Thật kinh
khủng, trong số đó có nhiều người quen của tôi, họ bị sa thải, giáng chức hoạt bị
thuyên chuyển. Sự kiện này đã gây khó khăn cho tất cả mọi người. Tôi vẫn được giữ
lại nhưng tôi sẽ không bao giờ có lại cảm giác an toàn như trước kia về nơi này nữa.”
Ông ấy còn nói thêm: “Tôi đã làm việc ở công ty này được ba mươi năm và
trong thời gian đó chúng tôi luôn có cảm giác mỗi ngày làm việc đều là một ngày
có ý nghĩa và công ty trụ vững được là nhờ có chúng tôi. Nhưng thật bất ngờ bây giờ
họ lại nói với chúng tôi: Công ty không đảm bảo công việc cho bất kỳ ai.”
Và dường như chẳng còn ai được đảm bảo về một công việc tại bất kì luôn đeo
đẳng họ đó là chẳng có công việc của ai là được đảm bảo thậm chí ngay cả công ty
mà họ đang làm việc hiện đang rất phát đạt. Chính điều này đã tạo ra tâm lí sợ hãi,
lo lắng và bất an cho mọi người.
Chúng ta nhận ra dấu hiệu của tâm lí này nhờ có báo cáo của một công ty săn
đầu người. Họ cho biết hơn một nửa số người gọi tới cho họ yêu cầu các thông tin
về việc làm đều đang có việc nhưng bởi vì quá lo sợ mất việc nên họ bắt đầu tìm một
công việc mới. Ngày mà tập đoàn AT&T bắt đầu thông báo sẽ có bốn mươi nghìn
người đầu tiên bị thôi việc trong năm khi mà lợi nhuận của họ chỉ đạt 4,2 tỷ đô la thì
một cuộc điều tra được mở ra và kết quả là có đến 1/3 người Mỹ lo sợ rằng sẽ có ai
đó trong gia đình họ sớm bị mất việc.
Nỗi sợ hãi này vẫn cứ kéo dài dai dẳng ngay cả khi nền kinh tế Mỹ tạo ra
nhiều việc làm hơn. Sự thay đổi về công việc – theo lối nói hoa mỹ của các nhà kinh
E-BOOK (VTBT)
DANIEL GOLEMAN
21
TRÍ TUỆ XÚC CẢM – ỨNG DỤNG TRONG CÔNG VIỆC
tế học – đó là “ tính linh động của thị trường lao động” đang là một sự thật khó khăn
cho đời sống mọi người. Hiện tượng này là một phần của con thủy triều toàn cầu
đang quét tất cả các nền kinh tế hàng đầu tại Châu Âu, châu Á hay châu Mỹ. Sự
thịnh vượng không phải là một đảm bảo cho công việc. Việc sa thải công nhân do
thiếu việc vẫn xảy ra ngay cả trong những nền kinh tế phát triển mạnh. Nghịch lý
này được ông Paul Krugman-một nhà kinh tế học tai Viện Công nghệ Massachusett-
đánh giá “đây là một sự không may mà chúng ta phải trả giá cho một nền kinh tế
năng động của chúng ta”.
Chúng ta có thể thấy sự lạnh lẽo của bức tranh toàn cảnh thị trường lao động.
“Chúng ta đang làm việc trong một nơi giống như vùng chiến tranh tĩnh lặng” đó là
cách nói của một nhà điều hành ở cấp trung bình của một công ty đa quốc gia. Ông
này còn nói thêm: “Người ta không thể trao lòng trung thành cho một công ty và hi
vọng chúng có thể đền đáp lại. Vì vậy, mỗi người đều phải trở thành một cửa hàng
nhỏ của chính mình trong công ty. Tức là bạn có thể là một thành viên của bất kỳ
nhóm nào nhưng bạn cũng có thể sẵn sàng di chuyển và độc lập.”
Đối với những người lao động đã có tuổi-họ là những đứa trẻ trưởng thành
trong chế độ nhân tài-được giáo dục rằng kiến thức và kỹ năng về mặt kỹ thuật là
chiếc vé mãi mãi để vào cánh cửa của sự thành công. Cách nghĩ mới hiện nay có thể
gây sốc cho họ. Người ta bắt đầu nhận ra rằng thành công đòi hỏi nhiều hơn kiến
thức và sức mạnh của kỹ thuật mà mỗi chúng ta cần một loại kỹ năng khác để tồn
tại và phát triển một cách chắc chắn trong một thị trường lao đông khó dự đoán như
hiện nay. Vì vậy, các phẩm chất cá nhân như khả năng tự phục hồi, khả năng tự thích
nghi và tình lạc quan đang được coi trọng.
Một cuộc khủng hoảng mới:
Chỉ số IQ tăng v chỉ sốEQ giảm.
Từ năm 1918, khi mà Chiến tranh Thế giới thứ nhất nổ ra đã khởi đầu cho
việc sử dụng rộng rãi chỉ số IQ sau này thông qua việc kiểm tra chỉ số này của các
lính Mỹ khi tuyển quân. Chỉ số IQ trung bình tại Mỹ đã tăng lên 24 điểm và đây
cũng là mức tăng tương tự của các nước phát triển trên thế giới. Nguyên nhân của
hiện tượng này là do chế độ dinh dưỡng tốt hơn, ngày càng nhiều trẻ em tham gia
các hoạt động theo nhóm, các trò chôi trên máy vi tính và các trò chơi đố chữ đã
giúp chúng nắm giữ được khả năng tưởng tượng. Thêm vào đó, nói chung quy mô
gia đình nhỏ cũng giúp trẻ có chỉ số IQ cao hơn.
E-BOOK (VTBT)
DANIEL GOLEMAN
22
TRÍ TUỆ XÚC CẢM – ỨNG DỤNG TRONG CÔNG VIỆC
Có một nghịch lý nguy hiểm đang diễn ra: Mặc dù trẻ em ngày càng có chỉ số
IQ cao hơn nhưng khả năng trí tuệ xúc cảm của chúng lại có xu hướng giảm sút.
Những dữ liệu đơn lẻ từ một cuộc điều tra quy mô lớn trên các bậc phụ huynh và
giáo viên làm cho chúng ta lo lắng nhất. Chúng chỉ ra rằng thế hệ trẻ hiện nay gặp
nhiều rắc rối về mặt cảm xúc hơn trước. Nói chung, trẻ em hiện nay có xu hướng dễ
cô đơn, chán nản, dễ cáu giận và ương bướng hơn. Chúng cũng hay căng thẳng, lo
lắng, bốc đồng và hiếu chiến hơn.
Xem xét hai mẫu ngẫu nhiên với đồi tượng là trẻ em Mỹ tuổi từ 7-16 và để
cha mẹ, giáo viên-những người lớn biết rõ các em nhất đánh giá. Mẫu thứ nhất được
thử nghiệm vào những năm 70 của thế kỷ XX và mẫu hai có thể so sánh được điều
tra vào những năm 80 cùng thế kỷ. Qua một thập kỷ, nhưng có đến một nửa số trẻ
em yếu dần đi về khả năng trí tuệ cảm xúc. Mặc dù những trẻ em nghèo đã được
đánh giá dưới mức trung bình nhưng tỉ lệ giảm này là tương đương giữa tất cả các
nhóm kinh tế-với từng cấp độ từ vùng ngoại ô giàu có nhất cho đến những khu nhà
ổ chuột trong thành phố.
Tiến sĩ Thomas Achenbach, nhà tâm lý học của Đại học Vermont người đã
tiến hành những nghiên cứu này và phối hợp với những đánh giá tương tự tại các
quốc gia khác do các đồng nghiệp của ông tiến hành cho tôi biết: dường như sự suy
giảm về năng lực trí tuệ xúc cảm cơ bản của trẻ em diễn ra trên khắp thế giới. Dấu
hiệu rõ ràng nhất là tỷ lệ ngày càng tăng những người trẻ tuổi gặp những vần đề như
thất vọng, bị xa lánh, nghiện hút, tội phạm và hung bạo, phiền muộn, mất khả năng
kiểm soát trong ăn uống, có thai ngoài ý muốn, bắt nạt người khác và bị đuổi khỏi
trường.
Hiện tượng này có thể báo trước khá nhiều vấn đề đặt ra cho thị trường lao
động? Đó là sự thiếu hụt khả năng trí tuệ xúc cảm đặc biệt là những người mới ra
nhập vào thị trường lao động. Hầu hết những đứa trẻ mà ông Achenbach nghiên cứu
vào cuối thập niên 80 của thế kỷ XX thì chúng ở lứa tuổi 20 vào năm 2000 và từ đó
có thể nói rằng thế hệ yếu về trí tuệ xúc cảm đang gia nhập vào lực lượng lao đông
ngày nay.
Những gì mà chủ doanh nghiệp muốn
Một cuộc điều tra trong giới chủ ở Mỹ cho biết có đến hơn một nửa số lao
động của họ thiếu động lực cho việc tiếp tục học hòi và cải tiến trong công việc. Cứ
10 người thì có đến 4 người không có khả năng hợp tác với đồng nghiệp và chỉ có
E-BOOK (VTBT)
DANIEL GOLEMAN
23
TRÍ TUỆ XÚC CẢM – ỨNG DỤNG TRONG CÔNG VIỆC
19% những người mới gia nhập thị trường lao động có đủ tính kỷ luật trong thói
quen làm việc.
Ngày càng nhiều chủ lao động phàn nàn về việc thiếu các kỹ năng xã hội trong
những người mới được tuyển dụng. Trích lời một nhà quản trị của một chuỗi nhà
hàng lớn: “Có rất nhiều thanh niên không chấp nhận được sự phê bình. Họ trở nên
đề phòng và thù địch khi có người góp ý về những việc họ đang làm. Họ coi những
sự góp ý này là một sự công kích cá nhân.”
Vấn đề này không chỉ gặp ở những người mới làm việc mà còn cả ở những
nhà quản trị dày dạn kinh nghiệm. Vào những năm 60 và 70 của thế kỷ trước, mỗi
người chỉ cần vào một trường tốt và học tập chăm chỉ ở đó là đủ. Nhưng ngày nay,
lại có rất nhiều người cả nam lẫn nữ mặc dù được đào tạo trong những trường tốt,
có một tương lai sáng sủa nhưng vẫn chẳng có tiền triển gì trong nghề nghiệp thậm
chí còn tệ hơn hay đi lệch hướng. Lý do là họ thiếu khả năng trì tuệ xúc cảm-một
đòi hỏi quan trọng hiện nay.
Một cuộc điều tra trên toàn quốc với mục đích tìm hiểu những phẩm chất mà
giới chủ lao động tìm kiếm ở những lao động mới đưa ra các kết luận về những kỹ
năng mang tính chuyên môn ít quan trọng hơn khả năng học hỏi trong quá trình làm
việc. Cúng ta có thể tóm tắt các phẩm chất đó như sau:
Giao tiếp tốt.
Thích nghi và phản ứng một cách sáng tạo với những trở ngại và sự thoái
trào.
Quản lý tốt nhân sự,tự tin, có khả năng khuyến khích người khác đạt đến
những mục tiêu chung, có ước muốn phát triển nghề nghiệp và có niềm
tự hào khi hoàn thành công việc.
Hợp tác tốt và có khả năng làm việc hiệu quả theo nhóm. Có khả năng
thương lượng để giải quyết những bất đồng.
Có những đóng góp tích cực cho công ty hay tổ chức, có mong muốn được
cống hiến và có tiềm năng lãnh đạo.
Trong bảy đòi hỏi của người sử dụng lao động thì chỉ có một đòi hỏi là mang
tính chất học thuật: khả năng đọc, viết và tính toán.
Một nghiên cứu tìm hiểu về yêu cầu của các tập đoàn đặt ra khi tuyển dụng
thạc sĩ kinh doanh (MBA) cũng đưa ra những kết luận tương tự. Và ba yêu cầu quan
E-BOOK (VTBT)
DANIEL GOLEMAN
24
TRÍ TUỆ XÚC CẢM – ỨNG DỤNG TRONG CÔNG VIỆC
trọng nhất là khả năng giao tiếp, khả năng hợp tác và sự sáng tạo. Cũng theo Jill
Fadule-giám đốc trung tâm trợ giúp tài chính của Đại học Havard thì “sự thông cảm,
khả năng nhìn xa, các mối quan hệ tốt và khả năng hợp tác” là những phẩm chất mà
họ tìm kiếm ở những ứng viên dự thi vào trường.
Cuộc hành trình của chúng ta.
Sứ mệnh của tôi trong cuốn sách này là đưa người đọc tiếp cận với những dẫn
chứng khoa học của việc làm việc với trí tuệ xúc cảm ở góc độ cá nhân, nhóm và tổ
chức. Ở mỗi góc độ tôi đều kiểm chứng tính khoa học của những nhận định mà mọi
người đưa ra và bạn sẽ được nghe ý kiến của họ trong suốt cuộc hành trình này.
Trong phần 1, tôi đã đưa ra các trường hợp khẳng định trì tuệ xúc cảm quan
trọng hơn IQ hay chuyên môn trong việc xác định ai là người nổi trội trong một công
việc nào đó và ai có năng lực lãnh đạo. Nói chung năng lực trí tuệ xúc cảm là cần
thiết trên tất cả lĩnh vực. Và các dẫn chứng trong lĩnh vực kinh doanh tỏ ra rất thuyết
phục. Các công ty cần khả năng này đã biến nó thành những tiêu chuẩn mấu chốt có
thể đo lường được của mình.
Phần 2, tôi đi vào 12 khả năng đặc trưng cụ thể mà công việc đòi hỏi, như
những khả năng này dựa trên sự tự chủ, sự sáng tạo, sự tin cậy, sự tự tin và thành
quả có được từ những khả năng này cũng như miêu tả chi tiết vai trò của chúng trong
việc đạt được những hiệu quả cao trong công việc.
Còn trong phần 3, tôi bàn về 13 kỹ năng cần thiết tạo dựng các mối quan hệ
như sự cảm thông và nhận thức các vấn đề chính trị, đòn bẩy của sự đa dạng và khả
năng làm việc theo nhóm, khả năng lãnh đạo. Đây là những kỹ năng giúp ta tìm được
cách thức để tồn tại trong một tổ chức trong khi những người khác vẫn còn phải tìm
kiếm.
Tuy nhiên, người đọc đều có một cảm giác nặng nề mình phải đứng ở đâu khi
làm việc với trí tuệ xúc cảm. Nhưng như tôi sẽ đề cập trong chương 3 thì để đạt được
những thành quả lớn không đòi hỏi chúng ta phải nổi trội ở tất cả khả năng này, chỉ
cần những khả năng này trong chúng ta đủ mạnh để đạt đến thành công.
Phần 4 hứa hẹn sẽ là một phần hấp dẫn. Phần này chỉ ra cho chúng ta biết
những năng lực hiện nay chúng ta còn yếu và chúng ta luôn có thể học hỏi, rèn luyện
để chúng được tốt hơn.Để giúp những độc giả muốn cải thiện khả năng trí tuệ xúc
cảm và tránh lãng phí thời gian và tiền bạc, tôi đã đưa ra những hướng dẫn bước đầu,
E-BOOK (VTBT)
DANIEL GOLEMAN
25
TRÍ TUỆ XÚC CẢM – ỨNG DỤNG TRONG CÔNG VIỆC
mang tính khoa học và có tính thực tiễn cao giúp mọi người tìm ra cách tốt nhất để
rèn luyện.
Cuối cùng, Phần 5 sẽ xem xét vai trò của trí tuệ xúc cảm trên góc độ của một
tổ chức. Tôi sẽ minh chứng bằng một công ty như vậy và làm rõ tại sao khả năng
này không chỉ giúp đạt được những thành công trong công việc mà còn khiến cho tổ
chức đó có thể thỏa mãn và là nơi làm việc mong muốn của người lao động. Trong
phần này, tôi cũng chỉ ra những rủi ro mà những công ty sẽ gặp phải nếu họ bỏ qua
thực tế cảm xúc nhân viên minh trong khi lại có các công ty khác-nơi ủng hộ nhân
viên mình làm việc với trí tuệ xúc cảm-vẫn tồn tại và phát triển tốt thậm chí ngay
trong điều kiện đầy những bất ổn của các năm tiếp theo.
Vì vậy, mục tiêu mà tôi nhắm đến khi hoàn thành cuốn sách này là sự hữu
dụng. Đây không phải là một cuốn sách tự giúp. Có lẽ sẽ có rất nhiều cuốn sách
hướng dẫn cái thiên khả năng trí tuệ xúc cảm. Tuy nhiên, mặc dù không nghi ngờ gì
về ý định tốt đẹp của những cuốn sách như vậy nhưng chúng ta là điển hình của cuộc
kéo dài những nhận thức sai về cách thức cải thiện những khả năng cần thiết này vốn
đang là nhu cầu thực sự hiện nay. Thay vào đó, các bạn sẽ tìm thấy trong cuốn sách
của tôi những chỉ dẫn sinh động cho việc rèn luyện khả năng mang tính cảm xúc
này. Các chỉ dẫn của tôi được đúc kết từ kết quả của những cuộc điều tra với quy mô
lớn, từ những phát hiện mới và dựa trên mô hình được áp dụng phổ biến trên thế
giới.
Chúng ta đang sống trong thời kỳ mà những kỳ vọng về tương lai phụ thuộc
vào ngày càng nhiều vào khả năng kiểm soát bản thân và cách giải quyết các mối
quan hệ của bản thân trong hiện tại. Tôi hy vọng một vài hướng dẫn mang tính thực
tiễn của tôi có thể giúp các cá nhân và các doanh nghiệp đối mặt được với những
thách thức mà chúng ta gặp phải trong thời kỳ mới.
Đằng Sau Sự Tinh Thông1. Một Chuẩn Mực Mới2. Những Khả Năng Cần Thiết Của Một Cá Nhân Xuất Sắc3. Trường Hợp Điển Hình Của Các Kỹ Năng MềmPhần IILàm Chủ Bản Thân4. Nguyên Tắc Chỉ Đạo Bên Trong5. Tự kiểm soát6. Điều Gì Thôi Thúc Chúng Ta ? PHẦN IIIKhả Năng Giao Tiếp Xã Hội7. Quan Sát Xã Hội8. Nghệ Thuật Gây ảnh hưởng9. Sự Cộng Tác, Các Đội V Nhóm IQPHẦN IVMô Hình Học Tập Mới10. Sai Lầm Hàng Tỷ Đô La11. Thực Hành Hiệu QuảPHẦN VTrí Tuệ Xúc Cảm Trong Tổ ChứcE-BOOK ( VTBT ) DANIEL GOLEMANTRÍ TUỆ XÚC CẢM – ỨNG DỤNG TRONG CÔNG VIỆC12. Cảm Xúc Đối Với Công Ty13. Trọng Tâm Của Hoạt ĐộngPHỤ LỤC 1PH Ụ LỤC 2PH Ụ LỤC 3PH Ụ LỤC 4PH Ụ LỤC 5E – BOOK ( VTBT ) DANIEL GOLEMANTRÍ TUỆ XÚC CẢM – ỨNG DỤNG TRONG CÔNG VIỆCTHƯ NGỎ CỦA NHÓM E-BOOK ( VTBT ) Các bạn thân mến ! Trong thời đại công nghệ thông tin Internet ngày càng tăng trưởng như lúc bấy giờ, Ebook như thể một món ăn ý thức không hề thiếu của hội đồng mạng và khôngai hoàn toàn có thể phủ nhận những quyền lợi mà nó mang lại. Chúng tôi – Nhóm E-Book ( VTBT ) đã nỗ lực số hóa cuốn sách này với kỳ vọng mang đến cho những bạn những tiện íchnhất định khi sử dụng Ebook. Đầu tiên, E-Book ( VTBT ) chân thành xin lỗi Tác Giả và NXB vì đã thực hiệnEbook khi chưa được sự chấp thuận đồng ý của bên tương quan. Tiếp đến, mong những bạn sử dụng Ebook một cách hợp lý, tránh in ấn, photonhân bản để giữ gìn giá trị vốn có của cuốn sách in. Việc sử dụng Ebook này là không tính tiền. Do đó, E-Book ( VTBT ) không chịu tráchnhiệm về bất kể sai sót gì trong quy trình chỉnh sửa và biên tập Ebook. Cuối cùng, chúng tôi kỳ vọng fan hâm mộ yêu sách nên chiếm hữu cho mình cuốnsách in để thưởng thức v nhìn nhận được tốt hơn về Ebook lẫn sách in, cũng nhưủng hộ về mặt kinh tế tài chính cho Tác Giả và NXB.Chúng tôi xin gởi lời cảm ơn trân trọng đến Tác Giả, NXB đã mang đến chongười đọc những cuốn sách vô cùng giá trị. Và xin cảm ơn những fan hâm mộ đã ủng hộ E-Book ( VTBT ). Trân trọng ! E-BOOK ( VTBT ) DANIEL GOLEMANTRÍ TUỆ XÚC CẢM – ỨNG DỤNG TRONG CÔNG VIỆCKính khuyến mãi những người đã chỉ cho tôi cách làm việcbằng trí tuệ xúc cảm có ý nghĩa như thế nàoCha mẹ của tôi : Fay và Irving GolemanChú của tôi : Alvin M. WeinbergVà thầy của tôi : David C. Mc ClellandE-BOOK ( VTBT ) DANIEL GOLEMANTRÍ TUỆ XÚC CẢM – ỨNG DỤNG TRONG CÔNG VIỆCKHI BẠN ĐANG Ở NẤC THANG ĐẦU TIÊN CỦA SỰ NGHIỆPVới trí tuệ xúc cảm trong công việc, bạn hoàn toàn có thể : Phát triển những sở trường vốn có Duy trì truyền thống cá thể Phát triển sức phát minh sáng tạo và động cơ hành vi Giải quyết xung đột và tăng năng lực tiếp xúc Hình thành những mối liên minh trọng yếuVÀ KHI BẠN ĐÃ Ở MỘT VỊ TRÍ CAO ? Hãy học cách để bạn hoàn toàn có thể : Phát triển năng lực thao tác của mỗi nhân viên cấp dưới cấp dưới Xây dựng kĩ năng thao tác theo nhóm Chế ngự được sự phong phú và giảm thiểu sự biến hóa nhân sự Khiến khách hài lòng hơn Xây dựng được những chương trình giảng dạy thực sự hiệu quảE-BOOK ( VTBT ) DANIEL GOLEMANTRÍ TUỆ XÚC CẢM – ỨNG DỤNG TRONG CÔNG VIỆCTrí tuệ xúc cảm tốt cho tổng thể mọi người và có một vai trò mấu chốt. Hãy học cách đặt yếu tố “ tại sao ” và cách ” làm thế nào ” từ những nhà lãnh đạođương thời có tầm nhìn “ Đây là cuốn sách mà những người có nghĩa vụ và trách nhiệm tăng trưởng thế hệ những nhà lãnhđạo tương lai cần đọc ” Ralph S. Lasen, quản trị kiêm Giám đốc quản lý và điều hành hãng Johnson và Johnson : “ Daniel Goleman đã làm được một việc tuyệt vời, đó là nắm được cái cốt lõi màtôi luôn nghĩ là đơn thuần, quan trọng nhưng lại ít được nhìn nhận một cách đúngđắng để tạo nên những nhà lãnh đạo ” William B. Harrison, quản trị kiêm giám đốc quản lý Chase Bank. “ Thực sự sáng tỏ [ và ] cực kỳ quan trọng … so với mọi văn phòng hiện đạiPublishers WeeklyE-BOOK ( VTBT ) DANIEL GOLEMANTRÍ TUỆ XÚC CẢM – ỨNG DỤNG TRONG CÔNG VIỆCLỜI NÓI ĐẦUCó rất nhiều nguyên do khiến tối có ý đinh viết quyển sách này. Một trongnhững nguyên do quan trọng nhất là những cuộc trao đổi liên tục với vợ tôi, Tara Bennett Goleman. Những trao đổi này bắt nguồn sự thất bại của rất nhiều cuộchọp ban giám đốc mà chúng tôi cùng tham gia. Tôi thường nhận thấy rằng vì một lído nào đó mà những cuộc họp đều không đi đúng hướng. Tara có năng lực điều chỉnhchiều hướng cảm xúc vốn không nhìn thấy được trong những cuộc họp và cô ấy cònnhận ra rằng chính những khunh hướng cảm xúc này đã làm đảo ngược sự tập trungvà hao phí nguồn năng lượng của những thành viên tham gia và ở đầu cuối là chúng tôi đãkhông đạt được tiềm năng của cuộc họp. Tara đã cùng tôi điều tra và nghiên cứu về những ý tưởng sáng tạo cho cuốn sách EmotionalIntelligence ( Trí tuệ cảm xúc ). Với kiến thức và kỹ năng và sự nhiệt huyết của mình, Tara cũngđang viết một cuốn sách của riêng mình. Cô ấy vẫn luôn cùng tôi trên mọi nẻo đườngcủa cuộc hành trình dài trí tuệ. Một động lực quan trọng ở đây là một người bạn đã quá cố, cũng là giáo sưcủa tôi tại Đại học Harvard ( giáo sư David C. McClelland ). Chính nhận thức rõ ràngvề thực chất của năng lượng và quyết tâm khám phá nguồn gốc của thực sự của thầy Davidđó là nguồn cổ vũ tôi trong một thời hạn dài. Và hầu hết những vật chứng mà tôi sửdụng trong những trường hợp của mình được bắt nguồn từ những điều tra và nghiên cứu của ông. Thật sự đáng tiếc vì ông đã ra đi khi cuốn sách này chưa được hoàn tất. Trong khi viết cuốn sách này tôi cũng đã nhận được rất nhiều sự giúp sức củabạn bè tại Văn phòng Hay / MeBer ở Bosto. Đây là công ty mà thầy David đã thànhlập cùng với ông David Berlew, một nhà tư vấn kĩ năng. Những người đã giúp đỡtôi rất nhiều là : James Burrus, Phó quản trị tập đoàn lớn Hay, Mary Fontaine, Chủ tịchcông ty McBer, Ruth Jacob, cố vấn cấp cao và Jason Golder, Wei Chen là nhữngnhà điều tra và nghiên cứu ở văn phòng này. Tôi cũng nhận được sự giúp sức nhiệt tình từ ngày Richard Boyatzit, Ông làPhó Trưởng Khoa Quản Trị của trường giảng dạy Quản lý Weatherhead tại Đại họcCase Western Reserve, từng là quản trị tập đoàn lớn Hay / MeBer. Richard cũng là đồngnghiệp của thầy David và luôn là người bạn tốt từ khi chúng tôi ra trường. Trong haicuốn sách Nhà quản lý tài ba ( The Competen Manager ) và Đổi mới trong giáo dục ( Innovation in Education ) của ông, ông đã đưa ra những chứng minh và khẳng định bắt đầu về tầmquan trọng của năng lực chớp lấy cảm xúc và phương pháp để rèn luyện năng lực này. Richard cũng rất hào phóng khi san sẻ cho chúng tôi những kiến thức và kỹ năng sâu rộng vàE-BOOK ( VTBT ) DANIEL GOLEMANTRÍ TUỆ XÚC CẢM – ỨNG DỤNG TRONG CÔNG VIỆCkinh nghiệm của mình, đặc biệt quan trọng là những tài liệu về năng lượng của con người mà ôngđã dày công nghiên cứu và điều tra trong nhiều năm. Tôi cũng rất vui mừng được cùng làm việcvới ông trong một dự án Bất Động Sản link với hãng Hay / MeBer mang tên Các ứng dụng củatrí tuệ xúc cảm ( Emotional Intelligence Services ). Tôi cũng xin chân thành gửi lời cám ơn đến ông Lyly Spencer, cựu Giám đốcTrung tâm Nghiên cứu và Công nghệ Toàn cầu của tập đoàn lớn Hay / MeBer vì đã đưara tài liệu điều tra và nghiên cứu bắt đầu và những hiểu biết về năng lực thao tác hiệu suất cao củacác ngôi sao 5 cánh trong công việc cũng như giá trị của họ so với sự thành công xuất sắc của mộttổ chức. Cuốn sách mà ông là đồng tác giả với Signe Spacer mang tên Năng lựctrong công việc cũng đã phân phối nhiều định nghĩa trình độ trong nghành nghề dịch vụ nàycho chúng tôi. Tôi xin gửi lời cám ơn đến những đồng nghiệp của tôi tại TT nghiên cứuvề trí tuệ xúc cảm trong những văn phòng. Đó là : Cary Chemiss, đồng Chủ tịch – giảngviên khoa Tâm lý học ứng dụng của trường Đại học Rulgers, Robert Caplan – Giáosư tâm lý học tổ chức triển khai của trường Đại học George Washington, Kathy Kram – Giámđốc chương trình Đào tạo Thạc sỹ Quản trị kinh doanh thương mại ( MBA ) của trường Đại họcQuản lý Boston, Rick Price từ Viện Nghiên cứu Xã hội của trường Đại học Michiganvà Mary Ann Re từ Trung tâm Quản trị Nguồn nhân lực của tập đoàn lớn AT&T. RobEmmerling và Cornelia Roche, những nhà nghiên cứu tại tập đoàn lớn này, đã cho chúngtôi sự giúp sức vô giá trong việc chỉnh lý những tài liệu điều tra và nghiên cứu trong nghành nghề dịch vụ đàotạo và tăng trưởng nguồn nhân lực. Tôi cũng xin cám ơn những sinh viên của trườngMaurice Elias tại Đại học Rutgers đã giúp triển khai xong bản khảo sát bắt đầu trongphạm vi nghiên cứu và điều tra này. Tôi cũng nhìn nhận cao sự trợ giúp của viện Fetzer cũng như sự quan tâmthường xuyên của họ tới những ý tưởng sáng tạo trên nghành nghề dịch vụ điều tra và nghiên cứu về trí tuệ xúccảm. Rất nhiều đồng nghiệp của tôi gồm có Murray Dalziel, Bill Tredwell, KenRhee, và Thérèse Jabcob – Stewart đã đưa ra những ứng dụng mang tính thực tiễntừ những nghiên cứu và điều tra của tôi về chủ đề thao tác với trí tuệ xúc cảm. Tôi cũng nợ sự chăm sóc của Claudio Femández – Aráoz từ Văn phòng củatổ chức quốc tế Egon Zenluder tại Buenos Aires. Claudio là một người rất rộnglượng, ở ông toát lên một trí tuệ sắc bén và một nguồn năng lượng dồi dào. Những góp ýcủa ông đã giúp tôi làm phong phú và đa dạng thêm cuốn sách này. Ngoài ra, qua những cuộc tiếpxúc với những thành viên khác của tổ chức triển khai này như Tổng giám đốc quản lý và điều hành DanielE-BOOK ( VTBT ) DANIEL GOLEMAN10TRÍ TUỆ XÚC CẢM – ỨNG DỤNG TRONG CÔNG VIỆCMeiland, với Victor Loewenstein giám đốc Quản lý và ông Egon Zehder – một ngườitiên phong trong việc tạo ra một tổ chức triển khai có sự hiện hữu của trí tuệ xúc cảm đã trợgiúp rất nhiều cho những trường hợp điều tra và nghiên cứu của tôi. Còn rất nhiều người khác đã rất nhiệt tình chia sẽ với tôi những tâm lý củahọ gồm có : Warren Bennis – Giáo sư đáng kính bộ môn hành chính tại USC, John, Seely Brown, Trưởng bộ phận điều tra và nghiên cứu của tập đoàn lớn Xerox, Rick Canada – Giámđốc bộ phận tổ chức triển khai và chỉ huy của tập đoàn lớn Motorola, Kate Cannon – Phó Giámđốc bộ phận tăng trưởng chỉ huy của công ty tư vấn kinh tế tài chính Express của Mỹ, RichardDavidson – Giám đốc phòng thí nghiệm thần kinh học nhạy cảm trường Đại học củatrường Đại học Wisconsin, Margaret Echols va Meg O’Leary của tập đoàn lớn Coopers và Lybrand, Susan Enis người đứng đầu bộ phận tăng trưởng ngân hàng nhà nước Boston, JoannaFoster từ tập đoàn lớn viễn thông Telecom của Anh, Howard Gardner – giáo sư củatrường Đại học Harvard, Robert E. Kelly của trường Đại học Carnegie – Mellon, PhilHarkin – quản trị công ty Linkage, Judith Hall – nhà tâm lý học của trường Đại họcNortheastern, Jed Hughes của tập đoàn lớn Walter V. Clarke, Linda Keegan – Phó Giámđốc bộ phận tăng trưởng quản trị của Citibank, Fred Kiehl – quản trị Thương Hội KRWở Minneapolis, Doug Lennick – Phó quản trị Hội đồng quản trị Công ty tư vấn tàichính Expess của Mỹ, Mark Loehr – Giám đốc quản trị của công ty Salomon SmithBarney, George Lucas – Quản trị LucasFilm, Paul Robinson – Giám đốc những phòngthí nghiệm Quốc gia Sandia, Deepak Sethi – Nhà quản trị giáo dục của tập đoànAT và T, Erik Hein Schmidt – Quản trị nhà xuất bản Rangjung Yeshe, BirgittaWistrand của cơ quan chính phủ Thụy Điển, Nick Zeniuk từ phòng thí nghiệm giảng dạy haichiều, tiến sỹ Vega Zagier thuộc Viện điều tra và nghiên cứu Tavistock London, ShoshanaZuboff của trường Đại học Kinh doanh Harvard và Jim Zucco của Viện Công nghệLucent. Bên cạnh tôi còn có những người thao tác trực tiếp cùng tôi. Họ là : trưởngtrợ lý nghiên cứu và điều tra Rachel Brod – người theo dõi và tổng kết những nghiên cứu và điều tra mà tôicần để làm cho cuốn sách này luôn update những thông tin mới nhất ; người chịutrách nhiệm chính trong việc phân tích số liệu – Miranda Pierce. Cô ấy đã phân tíchhàng trăm quy mô để góp thêm phần tăng sức thuyết phục về vai trò của trí tuệ xúc cảmđối với sự tuyệt đối trong công việc. Tôi cũng cần phải nói đến một người nữa làRobert Buchele – Giáo sư bộ môn kinh tế tài chính học của Học viện Smith. Chính Robert đãtiến hành những nghiên cứu và phân tích song song so với những nhân viên cấp dưới của liên bang và cung cấpcác điều tra và nghiên cứu hữu dụng khác cho cuốn sách này về mảng kinh tế tài chính. E-BOOK ( VTBT ) DANIEL GOLEMAN11TRÍ TUỆ XÚC CẢM – ỨNG DỤNG TRONG CÔNG VIỆCTôi cũng sẽ thật thiếu sót nếu quên David Berman – Cố vấn tin học tài tình, người mà luôn xử lý những sự cố và phân phối những trợ giúp kỹ thuật kịp thời và trợlý của tôi Rowan Foster, người đã giúp tôi triển khai xong nghĩa vụ và trách nhiệm của một giáo sưtrong khi việc viết lách đã ngốn của tôi rất nhiều thời hạn. Ngoài ra, tôi xin gửi lời cảm ơn thâm thúy tới hàng trăm người cả nam lẫn nữ từcác công ty lớn nhỏ trên khắp quốc tế, những người mà đã san sẻ với tôi nhữngkinh nghiệm, những mẩu chuyện và cả tâm lý của họ. Rất nhiều người tôi đã tríchdẫn tên của họ trong cuốn sách này nhưng còn rất nhiều rất nhiều nữa mà tôi khôngthể thao tác này cho họ. Họ đã góp phần rất nhiều cho cuốn sách này giúp nó có thểlàm rõ dược ý nghĩa to lớn của việc vận dụng trí tuệ xúc cảm vào trong công việc. E-BOOK ( VTBT ) DANIEL GOLEMAN12TRÍ TUỆ XÚC CẢM – ỨNG DỤNG TRONG CÔNG VIỆCPHẦN 1 Đằng Sau Sự Tinh ThôngMột Chuẩn Mực MớiCác chuẩn mực trong công việc đang biến hóa. Hiện nay, tất cả chúng ta đang đượcđánh giá bằng một chuẩn mực mới, không riêng gì bằng việc tất cả chúng ta mưu trí, đượcđào tạo và tinh thông nghề nghiệp như thế nào mà còn bởi cách tất cả chúng ta ứng xử vớinhau ra làm sao. Chuẩn mực mới, này được vận dụng ngày càng nhiều để lựa chọn nhânviên, những người sẻ ở lại hay những người phải ra đi, những người tụt lại phái sauhay những người được thăng quan tiến chức. Chuẩn mực này khá mới lạ so với những gì vốn được cho là quan trọng trongcác trường học. Những khả năng học thuật không tương quan nhiều đến những chuẩnmực này. Nó cũng không quá chú trọng việc tất cả chúng ta có đủ năng lượng trí tuệ cũngnhư những kiến thức và kỹ năng trình độ ship hàng cho công việc mà tập trung chuyên sâu vào nhữngphẩm chất cá thể như tính phát minh sáng tạo, sự đồng cảm, năng lực thích ứng và thuyếtphục. Chuẩn mực mới không phải là một giải phái quản trị tình thế nhất thời. Ngượclại, nó dựa trên những điều tra và nghiên cứu nghiên cứu và điều tra tráng lệ trên hàng chục nghìn ngườilao động ở nhiều góc nhìn khác nhau. Những điều tra và nghiên cứu này đã chắc lọc những phẩmchất tạo nên một cá thể xuất sắc. Và chúng cũng chỉ ra khả những năng lực nàocủa con người là thành tố chính tạo nên sự tuyệt đối trong công việc, đặc biệt quan trọng là taonên tong tư cách chỉ huy. Nếu bạn thao tác cho một tổ chức triển khai lớn, rất hoàn toàn có thể bạn đang được nhìn nhận dựatrên những tiêu chuẩn chuẩn mực này mà bạn không hề hay biết. Còn nếu bạn đang làmviệc, hãy soi mình qua những tiêu chuẩn này. Dù vậy, chẳng ai hoàn toàn có thể nói với bạn một cáchchính xác đó là gì nên dù công việc của bạn là gì, hãy nhớ cách nuôi dưỡng nhữngkhả năng này để hoàn toàn có thể thành công xuất sắc trong sự nghiệp. Nếu bạn đang làm quản trị, bạn cần xem liệu công ty có khuyến khích cácchuẩn mực này hay không. Tùy mức độ khuyến khích những kỹ năng và kiến thức này mà côngE-BOOK ( VTBT ) DANIEL GOLEMAN13TRÍ TUỆ XÚC CẢM – ỨNG DỤNG TRONG CÔNG VIỆCty sẻ có hiệu suất và hiệu suất cao hoạt động giải trí khác hơn và bạn cũng sẻ khai thác một cáchđối đa trí tuệ cũng như năng lực của những thành viên trong nhóm. Còn nếu bạn thao tác cho một tổ chức triển khai có quy mô nhỏ hay tự làm chủ thì hiệuquả của công việc của bạn tùy thuộc vào công việc bạn chiếm hữu nhiều hay ít những kĩnăng này bởi chúng hầu hết chẳng được dạy ở bất kể trường học nào mà bạn đã học. Tuy nhiên, sự nghiệp của bạn có tăng trưởng được hay không cũng nhờ vào vào việcbạn làm chủ những năng lực này như thế nào. Trong thời đại mà chẳng có gì bảo vệ cho công việc của bạn và khi màkhái niệm “ công việc ” đang được nhanh gọn sửa chữa thay thế bởi “ những kiến thức và kỹ năng có sẵn “ thì đây là những phẩm chất cơ bản giúp tất cả chúng ta dễ tìm và giữ được việc làm. Nhữngnăng lực này của con người thực ra đã được diễn đạt bằng nhiều cái tên khác nhautrong suốt những thập niên vừa mới qua, từ “ tính cách ”, “ nhân tính “ cho tới “ kỹ năngmềm ” hay “ năng lượng ”. Gần đây, những năng lượng này được hiểu một cách chính xáchơn và được gọi là “ trí tuệ cảm xúc ”. Một cách khác để thao tác mưu trí hơnGiám đốc một hãng tư vấn kể với tôi, khi học trong trường kỹ thuật, ông ta cósố điểm trung bình thấp nhất nhưng khi gia nhập quân đội và vào trường sỹ quanông ta đã đứng đầu lớp. “ Vấn đề chính là bạn đối xử với chính bạn thế nào, ứng xửhài hòa với mọi người, thao tác theo nhóm và có niềm tin chỉ huy. Đó là tất cảnhững gì mà tôi thấy đúng đắn trong quốc tế công việc ”, ông nói. Nói một cách khác, điều quan trọng ở đây là làm thế nào để trở nên lanh lẹ. Trong cuốn sách này, tôi tập trung chuyên sâu trước hết vào yếu tố giáo dục mặc dầu có mộtchương ngắn có tương quan đến công việc và đời sống nghề nghiệp. Điều khiến tôithực sự kinh ngạc và thú vị là đã nhận được rất nhiều sự chăm sóc từ cộng đồngdoanh nghiệp. Để đáp lại hàng ngàn bức thư, fax, và cả điện thoại cảm ứng nhu yếu nói chuyệnvà tư vấn, tôi đã thực thi một chuyến công du trên khắp quốc tế, chuyện trò vớihàng ngàn người, từ những tổng giám đốc quản lý và điều hành ( CEO ) cho tới những thư ký về ýnghĩa của “ trí tuệ xúc cảm ” trong công việc. Tôi đã được nghe rất nhiều những phản hồi giống nhau. Những người như cácnhà tư vấn kinh doanh thương mại giỏi với GPA ( điểm tổng kết học tập trung bình ) thấp nói vớitôi rằng họ tìm thấy phương pháp tạo ra sự tuyệt đối trong công việc từ trí tuệ xúc cảmchứ không từ sự thông thuộc về trình độ hay từ sách vở. Họ còn nói răng quyểnE-BOOK ( VTBT ) DANIEL GOLEMAN14TRÍ TUỆ XÚC CẢM – ỨNG DỤNG TRONG CÔNG VIỆCsách của tôi cũng giúp người đọc cảm thấy yên tâm khi thẳng thắn phản ánh ý kiếndo những chưa ổn của cảm xúc hoàn toàn có thể gây ra cũng như đặt ra một yếu tố : một chuyêngia là phải tính được mọi năng lực. Họ còn cho biết giờ họ còn có cách nghĩ mới vềnhững gì mà họ sẻ triển khai tại nơi thao tác của mình. Nhiều người trong số họ cũng rất thành thật khi đề cập đến những yếu tố vượtkhỏi tầm trấn áp của công tác làm việc quan hệ công chúng ( PR-Public Relation ). Ngoàira còn nhiều yếu tố khác cũng khó xử lý ( như hàng tá bộc lộ của cảm xúcđược đề cập bên ngoài truyền thống của cá thể hay của tổ chức triển khai ). Tuy nhiên, cũng có rấtnhiều người khác đã nói về thành công xuất sắc của mình, chứng minh và khẳng định giá trị thực tiễn khilàm việc với trí tuệ xúc cảm. Thế là khởi đầu hai năm tìm hiểu và khám phá thông tin để viết nên cuốn sách này. Nổ lựcviết nên cuốn sách cũng đồng nghĩa tương quan với rất nhiều nổ lực thực sự trong nghề nghiệpcủa tôi. Ngay từ đầu, tôi đã dùng nhiệm vụ báo chí truyền thông để tìm số liệu và đưa ra kết luậncá nhân. Tôi cũng đã sử dụng kỹ năng và kiến thức của một nhà tâm lí học để đưa ra một xemxét thấu đáo về nghiên cứu và điều tra chứng tỏ vai trò quan trọng của trí tuệ xúc cảm đối vớicá nhân, nhóm người hay một tổ chức triển khai. Tôi cũng đã thực thi hay đạt được một sốphân tích khoa học mới về những tài liệu thu được từ hàng trăm công ty để thành lậpmột giải pháp đo đúng mực nhằm mục đích định lượng giá trị của trí tuệ xúc cảm. Nghiên cứu này đã đưa tôi trở lại với nghiên cứu và điều tra mà tôi đã từng tham gia khicòn học cao học và sau đó làm giảng viên tại trường Đại học Harvard. Nghiên cứuđó cũng là một phần trong thử thách khởi đầu so với việc khám phá sự thần bí củaIQ. Mặc dù nghiên cứu và điều tra đó đã thất bại nhưng tối thiểu đã chứng tỏ cho mọi ngườibiết rằng để có thành công xuất sắc thì yếu tố trí tuệ thôi chưa đủ. Nghiên cứu này cũng giúphình thành nên một ngành mới chuyên nghiên cứu và phân tích về những năng lực thật sự khiến conngười đạt được thành công xuất sắc trong công việc và trong bất kể tổ chức triển khai nào. Cũng thậtngạc nhiên khi những phát hiện đều chứng minh và khẳng định rằng : chỉ số IQ chỉ đứng thứ hai sauyếu tố trí tuệ xúc cảm hay độ nhạy cảm trong việc xác lập thành công xuất sắc trong côngviệc. Các điều tra và nghiên cứu được thực thi một cách độc lập do hàng chục những chuyên giacủa 500 tổ chức triển khai từ những tập đoàn lớn, cơ quan cơ quan chính phủ và những tổ chức triển khai phi chính phủtrên khắp quốc tế. Tất cả đều đưa ra những Tóm lại tương tự như. Thêm một điều nữa làcác phát hiện của họ rất thuyết phục bởi họ đã tránh những thành kiến và những suynghĩ đã trở nên cố hữu trong đời sống công việc dưới gốc độ cá thể hay tổ chức triển khai. E-BOOK ( VTBT ) DANIEL GOLEMAN15TRÍ TUỆ XÚC CẢM – ỨNG DỤNG TRONG CÔNG VIỆCCác Kết luận của họ đều chỉ ra tầm quan trọng của trí tuệ xúc cảm so với sự thànhcông trong công việc ở bất kể nghành nghề dịch vụ nào. Tôi hoàn toàn có thể chắc như đinh rằng, những Tóm lại trên không hề mới so với những tổ chứcnghề nghiệp lúc bấy giờ. Nhưng phương pháp mà con người quản trị những công việc liênquan đến bản thân và với những người xung quanh họ mới chính là tác nhân chínhduy trì những kim chỉ nan quản trị cổ xưa. Vậy, cái mới ở đây là : Mặc dù những nghiêncứu theo lối kinh nghiệm tay nghề trong 25 năm đã cho tất cả chúng ta thấy ảnh hưởng tác động của trí tuệxúc cảm đến sự thành công xuất sắc nhưng tất cả chúng ta đã không biết về độ đúng mực của cácnghiên cứu đó là bao nhiêu. Ngoài ra, qua nhiều thập kỷ điều tra và nghiên cứu tâm sinh lý học, tôi đã dõi theo cácphát hiện quan trọng trong môn khoa học thần kinh. Những gì thu được được cho phép tôiđưa ra một cơ sở bắt đầu trong nghành nghiên cứu và điều tra về bộ não với trí tuệ xúc cảm. Nhiều người kinh doanh vốn đã thiếu tín nhiệm về những Kết luận của ngành tâm lý học và tỏ rathận trọng với những triết lý thông dụng đến và đi nhưng khoa học thần kinh đã chứngminh một cách rõ ràng rằng tại sao trí tuệ xúc cảm lại quan trọng đến thế. Các TT não bộ quản lý và điều hành cảm xúc giúp tăng trưởng những kỹ năng và kiến thức cần thiếttrong việc quản trị một cách hiệu suất cao bản thân tất cả chúng ta và tiếp xúc thành thục trongđời sống xã hội. Vì vậy, khi những kiến thức và kỹ năng này được thực thi thì đó chính là một disản cho sự sống sót và sự thích nghi của tất cả chúng ta. Theo môn khoa học thần kinh thì phần cảm xúc này của não bộ sẽ tiếp thukhác hẳn so với chính sách tâm lý của bộ não. Phát hiện này chính là yếu tố then chốttrong việc tăng trưởng cuốn sách này của tôi và đưa tôi đến thử thách với quan niệmcũ về cách thường thì trong yếu tố giảng dạy nhân viên cấp dưới và tăng trưởng công ty. Tôi cũng chẳng biết rằng tôi không hề đơn độc trong khi đương đầu với tháchthức này. Trong suốt hai năm trước, tôi đã hợp tác với tổ chức triển khai điều tra và nghiên cứu EI ( Consortium For Research on Emotional Intelligence in Organizitions ) – bao gồmmột nhóm những nhà nghiên cứu từ những trường huấn luyện và đào tạo về kinh doanh thương mại, từ cơ quan chính phủ liênbang và từ những ngành công nghiệp. Nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra những điểmyếu đáng chỉ trích trong đào tạo và giảng dạy về những kỹ năng và kiến thức nghe và chỉ huy so với việc thànhlập những nhóm và đối phó với sự biến hóa. Hầu hết những chương trình giáo dục đều chỉ là những quy mô mang tính học thuậtnhưng lại gây ra những hiểu nhầm nghiêm trọng, tiêu tốn lãng phí hàng triệu giờ đồng hồ đeo tay vàE-BOOK ( VTBT ) DANIEL GOLEMAN16TRÍ TUỆ XÚC CẢM – ỨNG DỤNG TRONG CÔNG VIỆChàng tỷ đô la. Những gì thiết yếu giờ đây là một cách nghĩ trọn vẹn mới về cáchthức làm thế nào để con người nâng cao trí tuệ xúc cảm của họ. Quan niệm sai về xúc cảmKhi tôi đi khắp quốc tế để chuyện trò và tư vấn cho chỉ huy của những doanhnghiệp, tôi đã gặp phải 1 số ít những nhầm lẫn rất phổ cập về trí tuệ xúc cảm. Đầutiên, tôi xin làm rõ những nhầm lẫn phổ cập nhất. Thứ nhất, trí tuệ xúc cảm khôngđơn thuần là “ sự tử tế ” thậm chí còn tại những thời gian quyết định hành động nó không yên cầu “ sự tuyệt vời ” đặc biệt quan trọng là khi tất cả chúng ta phải thẳng thắn đương đầu với một thực sự khôngdễ chịu gì nhưng lại không hề tránh khỏi. Và tốt hơn hết là tất cả chúng ta nên tránh nhữngtình huống như vậy. Thứ hai, trí tuệ xúc cảm không có nghĩa là để cho mọi người tự do và có cảmgiác “ hãy để mọi thứ tự nhiên ” mà nó có nghĩa là phải trấn áp được tình cảm đểchúng thể hiện một cách thích hợp và hiệu suất cao, khuyến khích được những người xungquanh hợp tác hợp tác ăn ý với nhau để đạt đến tiềm năng chung. Ngoài ra, không hề sống sót trong thực tiễn là trí tuệ xúc cảm của phái đẹp tốt hơn namgiới hay ngược lại. Điều này không đúng bởi mỗi tất cả chúng ta đều có những điểm mạnhvà điểm yếu riêng. Có một số ít người trong tất cả chúng ta hoàn toàn có thể có sự đồng cảm hơn nhưnglại thiếu những năng lực để thoát khỏi những của chính mình, còn 1 số ít khác thìlại có năng lực để kiểm soát và điều chỉnh tốt tâm trạng của bản thân nhưng lại bị lạc lõng trongcộng đồng của mình. Nhìn chung, nam và nữ có nhiều điểm tương đương hơn là sự độc lạ. Mộtsố người đàn ông cũng có được những năng lực cảm thông như những người phụnữ nhạy cảm nhất và cũng có những phụ nữ có năng lực chống lại sự căng thẳng mệt mỏi tốtnhư những người đàn ông kiên cường nhất. Do vậy, khách quan mà nói, nhìn vàophẩm chất chung của nam và nữ, thì điểm mạnh và điểm yếu ngang nhau nên xét vềtrí tuệ xúc cảm thì không có sự độc lạ về giới tính. Một điểm sau cuối mà tôi cũng muốn làm rõ ràng là trí tuệ xúc cảm của chúngta không phụ thuộc vào vào yếu tố di truyền hay chỉ tăng trưởng trong thời kỳ niên thiếu. Không giống như IQ vốn biến hóa rất ít sau khi tất cả chúng ta trưởng thành, trí tuệ xúccảm là năng lực mà bạn hoàn toàn có thể tự học hỏi được và ngày càng tinh tế hơn trong quátrình sống tức là được tích góp dần kinh nghiệm tay nghề của tất cả chúng ta. Nói tóm lại độ trí tuệxúc cảm của tất cả chúng ta hoàn toàn có thể tăng lên. Trên trong thực tiễn, nhiều điều tra và nghiên cứu đã theo dõi khảE-BOOK ( VTBT ) DANIEL GOLEMAN17TRÍ TUỆ XÚC CẢM – ỨNG DỤNG TRONG CÔNG VIỆCnăng trí tuệ xúc cảm của con người qua thời hạn và thấy rằng con người ngày càngtốt hơn về năng lực này bởi họ giỏi hơn trong việc trấn áp tình cảm và sự bất đồngcủa mình, tự khuyến khích bản thân và ngày càng cảm thông hơn với người kháccũng như khôn khéo hơn trong tiếp xúc với hội đồng. Có một từ hoàn toàn có thể miêu tả vềtrí tuệ xúc cảm là : tính thuần thục. Trí tuệ xúc cảm – Sự thiếu ưu tiênHiện nay, ngày càng ngày càng có nhiều công ty thấy rằng khuyến khích khảnăng trí tuệ xúc cảm ở người lao động là yếu tố sống còn của bất kể triết lý quản lýnào. Một giám đốc của Telia – một công ty truyền thông online của Thụy Điển nói rằng : “ bạn không hề chỉ cạnh tranh đối đầu bằng loại sản phẩm của mình nữa mà còn cả bằng khả năngdùng người của bạn ”. Linda Keegan, phó giám đốc quản lý và điều hành bộ phận phát triểncủa Citibank cũng nói với tôi : “ tí tuệ xúc cảm là tiền đề gốc của mọi khóa đào tạoquản lý ”. Có rất nhiều sự chứng minh và khẳng định về sự thiết yếu của trí tuệ xúc cảm trong công việcnhư sau : Giám đốc của một của một shop với hàng trăm nhân viên cấp dưới trong ngànhcông nghiệp khoảng trống thiên hà kể với tôi rằng, một trong những kháchhàng chính của ông ta là công ty Allied – Signal nhu yếu ông ta và những nhânviên phải được huấn luyện và đào tạo theo chiêu thức khá thông dụng “ vòng tròn chấtlượng ”. Ông ta nói : “ họ muốn chúng tôi phải thao tác theo đội tốt hơn, điều này thật tuyệt nhưng chúng tôi thấy để đạt được nó rất khó vì làm saobạn hoàn toàn có thể là một đội nếu bạn không ở một nhóm trước ? Và để duy trì mộtnhóm tất cả chúng ta cần nâng cao độ trí tuệ xúc cảm của tất cả chúng ta ”. Giám đốc Siemens AG, một tập đoàn lớn của Đức cũng kể với tôi : “ Công tychúng tôi hoạt động giải trí rất hiệu suất cao trong việc tăng doanh thu bằng cácphương pháp như phong cách thiết kế lại và đẩy nhanh vòng đời của một sản phẩmmới. Tuy nhiên, kể cả những thành công xuất sắc lớn này thì đường nâng cấp cải tiến củachúng tôi vẫn không biến hóa đang rất phẳng. Chúng tôi nhận ra rằng cầnphải sử dụng nguồn nhân lực của mình tốt hơn – tức là tối đa hóa tài sảncon người để làm cho đường nâng cấp cải tiến tăng trở lại. Do đó, hiện chúng tôiđang nổ lực làm tăng năng lực trí tuệ xúc cảm của những nhân viên cấp dưới trongcông ty ”. E-BOOK ( VTBT ) DANIEL GOLEMAN18TRÍ TUỆ XÚC CẢM – ỨNG DỤNG TRONG CÔNG VIỆC Một cựu Giám đốc dự án Bất Động Sản của công ty Ford Motor kể lại phương pháp mà ôngsử dụng chiêu thức “ học qua tổ chức triển khai ” do trường quản trị Sloan thuộcViện Công nghệ Massachusett tăng trưởng trong việc phong cách thiết kế lại LincolnContinental. Ông này còn nói được huấn luyện và đào tạo về trí tuệ xúc cảm là một sựkiện lớn sánh với sự kiện Chúa sinh ra trong cuộc sống ông ta. Ông ta cònnói thêm : “ đó đúng mực là những năng lực mà chúng tôi cần phải có đểtrở thành một tổ chức triển khai đào tạo và giảng dạy hiệu suất cao ”. Một cuộc tìm hiểu năm 1997 về những tập quán chuẩn của những tập đoàn lớn lớnđược thực thi bởi Ban Xã Hội về giảng dạy và Phát Triển của Mỹ chỉ ra rằng : bốntrong năm công ty trong cuộc tìm hiểu đang nỗ lực khuyến khích năng lực trí tuệxúc cảm trong nhân viên cấp dưới của họ trải qua giảng dạy, qua việc nhìn nhận hiệu suất cao côngviệc và qua việc tuyển dụng. Đến đây, hoàn toàn có thể bạn lại hỏi nếu thế thì tại sao tôi còn viết quyển sách này. Lýdo là rất nhiều thậm chí còn là hầu hết những nổ lực của những tổ chức triển khai nhằm mục đích khuyến khích trítuệ xúc cảm đều tỏ ra không hiệu suất cao, gây tiêu tốn lãng phí một lượng lớn thời hạn, nănglượng và tiền tài. Ví dụ như một cuộc điều tra và nghiên cứu có tính hệ thống nhất về lợi íchcủa những khoảng chừng góp vốn đầu tư dành cho những khóa giảng dạy chỉ huy ( mà bạn sẽ được biết chitiết ở Phần 4 ) chỉ ra rằng một cuộc hội thảo chiến lược quan trọng của những nhà quản lý và điều hành caocấp lê dài nhiều tuần lại không đạt hiệu suất cao xét trên những góp phần của họ. Các doanh nghiệp đang phải đương đầu với một thực tiễn là thậm chí còn những khóa đàotạo đắt nhất cũng không hề đạt được tiềm năng và thật tiếc điều này lại thường xảyra. Sự chưa ổn này chính là hậu quả của việc bỏ lỡ yếu tố trí tuệ xúc cảm của cánhân và tổ chức triển khai trong những kế hoạch cạnh tranh đối đầu. E-BOOK ( VTBT ) DANIEL GOLEMAN19TRÍ TUỆ XÚC CẢM – ỨNG DỤNG TRONG CÔNG VIỆCTại sao lúc bấy giờ trí tuệ xúc cảmlại trở thành yếu tố của những doanh nghiệp ? Người quản lý của một công ty công nghệ sinh học ở California tự hào nóivề lí do khiến công ty của ông ta luôn có một công nghệ tiên tiến tối tân là không một thànhviên nào của công ty gồm có cả ông ta có văn phòng cố định và thắt chặt mà thay vào đó mỗingười luôn mang theo máy tính xách tay đã được liên kết với tổng thể mọi thành viêncủa TT. Đó chính là văn phòng di động của họ. ngoài những, nội dung công việccủa họ cũng không cố định và thắt chặt, những thành viên thao tác trong những nhóm đa tính năng. Theo ông ta thì môi trường tự nhiên thao tác như vậy à điều kiện kèm theo thuận tiện cho sáng tạo độc đáo. Thông thường, mỗi người ở công ty này thao tác bảy mươi và tám mươi giờ mỗituần. Tôi có hỏi ông ta : “ Các anh có gặp phải yếu tố gì không ? ” Ông ta quả quyết : “ Chúng tôi không gặp phải bất kỳ yếu tố gì. ” Đó chỉ là một sự gián trá. Một lần tôi được tự do trò chuyện với những nhân viênở đây và thực sự là : nhịp độ thao tác ở đây đốt cháy tình cảm của mọi người và cuộcsống riêng của họ bị xâm phạm. mặc dầu mỗi người hoàn toàn có thể trò chuyện qua máy tínhvới toàn bộ mọi người khác nhưng họ đều cảm thấy chẳng ai thật sự lắng nghe minh. Con người rất cần sự link, sự cảm thông và tiếp xúc thoáng đãng. Hiện nay, mỗi công việc đề cần phải tính tới điều kiện kèm theo thao tác, những nhu cầutrên của con người sẽ ảnh hưởng tác động hơn khi nào hết đến hiệu suất cao công việc. hơn thếnữa, những sự đổi khác lớn lại diễn ra liên tục. nâng cấp cải tiến kĩ thuật, cạnh tranh đối đầu toàn cầuvà sức ép của những nhà đầu tư lớn chính là nguyên do của sự đổi khác liên tục này. Một thực tiễn khác khiến năng lực trí tuệ xúc cảm trở nên quan trọng hơn là : Khi những tổ chức triển khai bị thu nhỏ lại bởi làn sóng giảm quy mô thì những người được giữlại phải có ý thức nghĩa vụ và trách nhiệm hơn, có những cải tổ trong công việc rõ ràng hơn. Họ cần phải biết giấu đi sự nóng nảy và sự nhúc nhát. Lúc này, những kỹ năng và kiến thức nhưkiểm soát tình cảm, xử lý sự không tương đồng, thao tác theo nhóm và kỹ năng và kiến thức chỉ huy lạitỏ ra thiết yếu hơn khi nào hết. Thêm vào đó, toàn thế giới hóa lực lượng lao động cũng khiến cho trí tuệ xúc cảmtrở nên quan trọng hơn trong những nước tăng trưởng. ở đó mức lương cao hơn, nếu có, phụ thuộc vào vào hiệu suất mới. Và hiệu suất mới này không riêng gì nhờ vào vào sự cơcấu lại và văn minh của công nghệ tiên tiến như trường hợp của công ty sinh học ở California, E-BOOK ( VTBT ) DANIEL GOLEMAN20TRÍ TUỆ XÚC CẢM – ỨNG DỤNG TRONG CÔNG VIỆCsự sắp xếp hợp lý hơn và những nâng cấp cải tiến khác thường đưa lại những yếu tố mới. và chínhnhững yếu tố này yên cầu sự thiết yếu của trí tuệ xúc cảm. Khi công việc biến hóa thì những nét đặc trưng cũng phải nâng cấp cải tiến. Các dữ liệunghiên cứu về năng lực của những nhân vật kiệt xuất trên những nghành trong nhiềuthập kỉ chỉ ra rằng hai năng lực ảnh hưởng tác động ít đến thành công xuất sắc của họ trong thập kỉ 70 của thế kỉ trước lại trở nên đặc biệt quan trọng quan trọng trong thập kỉ 90 đó là : xây dựng nhómlàm việc và ứng biến với sự biến hóa. Và những năng lực mới đã khởi đầu xuất hiệnnhư những nét tiêu biểu vượt trội của những nhân vật này. Sự biến hóa là chất xúc tác và đa dạnghóa là đòn bẫy. Những thử thách mới yên cầu những năng lực mới. Sự đổi khác và nỗi lo lắngMột người bạn tôi thao tác cho một công ty nằm trong list Fortune500 ( dang sách 500 công ty đứng đầu nước Mỹ ), khi tận mắt chứng kiến việc giảm quy môhoạt động bằng cách thuyên giảm hàng nghìn nhân viên cấp dưới đã nói với tôi : “ Thật kinhkhủng, trong số đó có nhiều người quen của tôi, họ bị sa thải, giáng chức hoạt bịthuyên chuyển. Sự kiện này đã gây khó khăn vất vả cho tổng thể mọi người. Tôi vẫn được giữlại nhưng tôi sẽ không khi nào có lại cảm xúc bảo đảm an toàn như trước kia về nơi này nữa. ” Ông ấy còn nói thêm : “ Tôi đã thao tác ở công ty này được ba mươi năm vàtrong thời hạn đó chúng tôi luôn có cảm xúc mỗi ngày thao tác đều là một ngàycó ý nghĩa và công ty trụ vững được là nhờ có chúng tôi. Nhưng thật giật mình bây giờhọ lại nói với chúng tôi : Công ty không bảo vệ công việc cho bất kể ai. ” Và có vẻ như chẳng còn ai được bảo vệ về một công việc tại bất kỳ luôn đeođẳng họ đó là chẳng có công việc của ai là được bảo vệ thậm chí còn ngay cả công tymà họ đang thao tác hiện đang rất phát đạt. Chính điều này đã tạo ra tâm lí sợ hãi, lo ngại và không an tâm cho mọi người. Chúng ta nhận ra tín hiệu của tâm lí này nhờ có báo cáo giải trình của một công ty sănđầu người. Họ cho biết hơn 50% số người gọi tới cho họ nhu yếu những thông tinvề việc làm đều đang có việc nhưng chính do quá lo âu mất việc nên họ mở màn tìm mộtcông việc mới. Ngày mà tập đoàn lớn AT&T mở màn thông tin sẽ có bốn mươi nghìnngười tiên phong bị thôi việc trong năm khi mà doanh thu của họ chỉ đạt 4,2 tỷ đô la thìmột cuộc tìm hiểu được mở ra và hiệu quả là có đến 1/3 người Mỹ thấp thỏm rằng sẽ có aiđó trong mái ấm gia đình họ sớm bị mất việc. Nỗi sợ hãi này vẫn cứ lê dài dai dẳng ngay cả khi nền kinh tế tài chính Mỹ tạo ranhiều việc làm hơn. Sự đổi khác về công việc – theo lối nói hoa mỹ của những nhà kinhE-BOOK ( VTBT ) DANIEL GOLEMAN21TRÍ TUỆ XÚC CẢM – ỨNG DỤNG TRONG CÔNG VIỆCtế học – đó là “ tính linh động của thị trường lao động ” đang là một thực sự khó khăncho đời sống mọi người. Hiện tượng này là một phần của con thủy triều toàn cầuđang quét toàn bộ những nền kinh tế tài chính số 1 tại Châu Âu, châu Á hay châu Mỹ. Sựthịnh vượng không phải là một bảo vệ cho công việc. Việc sa thải công nhân dothiếu việc vẫn xảy ra ngay cả trong những nền kinh tế tài chính tăng trưởng mạnh. Nghịch lýnày được ông Paul Krugman-một nhà kinh tế học tai Viện Công nghệ Massachusett-đánh giá “ đây là một sự không may mà tất cả chúng ta phải trả giá cho một nền kinh tếnăng động của tất cả chúng ta ”. Chúng ta hoàn toàn có thể thấy sự lạnh lẽo của bức tranh toàn cảnh thị trường lao động. “ Chúng ta đang thao tác trong một nơi giống như vùng cuộc chiến tranh yên bình ” đó làcách nói của một nhà quản lý ở cấp trung bình của một công ty đa vương quốc. Ôngnày còn nói thêm : “ Người ta không hề trao lòng trung thành với chủ cho một công ty và hivọng chúng hoàn toàn có thể đền đáp lại. Vì vậy, mỗi người đều phải trở thành một cửa hàngnhỏ của chính mình trong công ty. Tức là bạn hoàn toàn có thể là một thành viên của bất kỳnhóm nào nhưng bạn cũng hoàn toàn có thể chuẩn bị sẵn sàng chuyển dời và độc lập. ” Đối với những người lao động đã có tuổi-họ là những đứa trẻ trưởng thànhtrong chính sách nhân tài-được giáo dục rằng kỹ năng và kiến thức và kỹ năng và kiến thức về mặt kỹ thuật làchiếc vé mãi mãi để vào cánh cửa của sự thành công xuất sắc. Cách nghĩ mới lúc bấy giờ có thểgây sốc cho họ. Người ta khởi đầu nhận ra rằng thành công xuất sắc yên cầu nhiều hơn kiếnthức và sức mạnh của kỹ thuật mà mỗi tất cả chúng ta cần một loại kỹ năng và kiến thức khác để tồntại và tăng trưởng một cách chắc như đinh trong một thị trường lao đông khó Dự kiến nhưhiện nay. Vì vậy, những phẩm chất cá thể như năng lực tự hồi sinh, năng lực tự thíchnghi và tình sáng sủa đang được coi trọng. Một cuộc khủng hoảng cục bộ mới : Chỉ số IQ tăng v chỉ sốEQ giảm. Từ năm 1918, khi mà Chiến tranh Thế giới thứ nhất nổ ra đã khởi đầu choviệc sử dụng thoáng rộng chỉ số IQ sau này trải qua việc kiểm tra chỉ số này của cáclính Mỹ khi tuyển quân. Chỉ số IQ trung bình tại Mỹ đã tăng lên 24 điểm và đâycũng là mức tăng tựa như của những nước tăng trưởng trên quốc tế. Nguyên nhân củahiện tượng này là do chính sách dinh dưỡng tốt hơn, ngày càng nhiều trẻ nhỏ tham giacác hoạt động giải trí theo nhóm, những trò chôi trên máy vi tính và những game show đố chữ đãgiúp chúng nắm giữ được năng lực tưởng tượng. Thêm vào đó, nói chung quy môgia đình nhỏ cũng giúp trẻ có chỉ số IQ cao hơn. E-BOOK ( VTBT ) DANIEL GOLEMAN22TRÍ TUỆ XÚC CẢM – ỨNG DỤNG TRONG CÔNG VIỆCCó một nghịch lý nguy khốn đang diễn ra : Mặc dù trẻ nhỏ ngày càng có chỉ sốIQ cao hơn nhưng năng lực trí tuệ xúc cảm của chúng lại có khuynh hướng giảm sút. Những tài liệu đơn lẻ từ một cuộc tìm hiểu quy mô lớn trên những bậc cha mẹ vàgiáo viên làm cho tất cả chúng ta lo ngại nhất. Chúng chỉ ra rằng thế hệ trẻ lúc bấy giờ gặpnhiều rắc rối về mặt cảm xúc hơn trước. Nói chung, trẻ nhỏ lúc bấy giờ có xu thế dễcô đơn, chán nản, dễ cáu giận và ương bướng hơn. Chúng cũng hay căng thẳng mệt mỏi, lolắng, bốc đồng và hiếu chiến hơn. Xem xét hai mẫu ngẫu nhiên với đồi tượng là trẻ nhỏ Mỹ tuổi từ 7-16 và đểcha mẹ, giáo viên-những người lớn biết rõ những em nhất nhìn nhận. Mẫu thứ nhất đượcthử nghiệm vào những năm 70 của thế kỷ XX và mẫu hai hoàn toàn có thể so sánh được điềutra vào những năm 80 cùng thế kỷ. Qua một thập kỷ, nhưng có đến 50% số trẻem yếu dần đi về năng lực trí tuệ cảm xúc. Mặc dù những trẻ nhỏ nghèo đã đượcđánh giá dưới mức trung bình nhưng tỉ lệ giảm này là tương tự giữa tổng thể cácnhóm kinh tế-với từng Lever từ vùng ngoại ô giàu sang nhất cho đến những khu nhàổ chuột trong thành phố. Tiến sĩ Thomas Achenbach, nhà tâm lý học của Đại học Vermont người đãtiến hành những điều tra và nghiên cứu này và phối hợp với những nhìn nhận tương tự như tại cácquốc gia khác do những đồng nghiệp của ông thực thi cho tôi biết : có vẻ như sự suygiảm về năng lượng trí tuệ xúc cảm cơ bản của trẻ nhỏ diễn ra trên khắp quốc tế. Dấuhiệu rõ ràng nhất là tỷ suất ngày càng tăng những người trẻ tuổi gặp những vần đề nhưthất vọng, bị xa lánh, nghiện hút, tội phạm và hung bạo, phiền muộn, mất khả năngkiểm soát trong nhà hàng siêu thị, có thai ngoài ý muốn, bắt nạt người khác và bị đuổi khỏitrường. Hiện tượng này hoàn toàn có thể báo trước khá nhiều yếu tố đặt ra cho thị trường laođộng ? Đó là sự thiếu vắng năng lực trí tuệ xúc cảm đặc biệt quan trọng là những người mới ranhập vào thị trường lao động. Hầu hết những đứa trẻ mà ông Achenbach nghiên cứuvào cuối thập niên 80 của thế kỷ XX thì chúng ở lứa tuổi 20 vào năm 2000 và từ đócó thể nói rằng thế hệ yếu về trí tuệ xúc cảm đang gia nhập vào lực lượng lao đôngngày nay. Những gì mà chủ doanh nghiệp muốnMột cuộc tìm hiểu trong giới chủ ở Mỹ cho biết có đến hơn 50% số laođộng của họ thiếu động lực cho việc liên tục học hòi và nâng cấp cải tiến trong công việc. Cứ10 người thì có đến 4 người không có năng lực hợp tác với đồng nghiệp và chỉ cóE-BOOK ( VTBT ) DANIEL GOLEMAN23TRÍ TUỆ XÚC CẢM – ỨNG DỤNG TRONG CÔNG VIỆC19 % những người mới gia nhập thị trường lao động có đủ tính kỷ luật trong thóiquen thao tác. Ngày càng nhiều chủ lao động phàn nàn về việc thiếu những kỹ năng và kiến thức xã hội trongnhững người mới được tuyển dụng. Trích lời một nhà quản trị của một chuỗi nhàhàng lớn : “ Có rất nhiều người trẻ tuổi không gật đầu được sự phê bình. Họ trở nênđề phòng và thù địch khi có người góp ý về những việc họ đang làm. Họ coi nhữngsự góp ý này là một sự công kích cá thể. ” Vấn đề này không chỉ gặp ở những người mới thao tác mà còn cả ở nhữngnhà quản trị dày dạn kinh nghiệm tay nghề. Vào những năm 60 và 70 của thế kỷ trước, mỗingười chỉ cần vào một trường tốt và học tập cần mẫn ở đó là đủ. Nhưng ngày này, lại có rất nhiều người cả nam lẫn nữ mặc dầu được giảng dạy trong những trường tốt, có một tương lai sáng sủa nhưng vẫn chẳng có tiền triển gì trong nghề nghiệp thậmchí còn tệ hơn hay đi lệch hướng. Lý do là họ thiếu năng lực trì tuệ xúc cảm-mộtđòi hỏi quan trọng lúc bấy giờ. Một cuộc tìm hiểu trên toàn nước với mục tiêu khám phá những phẩm chất màgiới chủ lao động tìm kiếm ở những lao động mới đưa ra những Kết luận về những kỹnăng mang tính trình độ ít quan trọng hơn năng lực học hỏi trong quy trình làmviệc. Cúng ta hoàn toàn có thể tóm tắt những phẩm chất đó như sau : Giao tiếp tốt. Thích nghi và phản ứng một cách phát minh sáng tạo với những trở ngại và sự thoáitrào. Quản lý tốt nhân sự, tự tin, có năng lực khuyến khích người khác đạt đếnnhững tiềm năng chung, có mong ước tăng trưởng nghề nghiệp và có niềmtự hào khi triển khai xong công việc. Hợp tác tốt và có năng lực thao tác hiệu suất cao theo nhóm. Có khả năngthương lượng để xử lý những sự không tương đồng. Có những góp phần tích cực cho công ty hay tổ chức triển khai, có mong ước đượccống hiến và có tiềm năng chỉ huy. Trong bảy yên cầu của người sử dụng lao động thì chỉ có một yên cầu là mangtính chất học thuật : năng lực đọc, viết và thống kê giám sát. Một nghiên cứu và điều tra tìm hiểu và khám phá về nhu yếu của những tập đoàn lớn đặt ra khi tuyển dụngthạc sĩ kinh doanh thương mại ( MBA ) cũng đưa ra những Tóm lại tương tự như. Và ba nhu yếu quanE-BOOK ( VTBT ) DANIEL GOLEMAN24TRÍ TUỆ XÚC CẢM – ỨNG DỤNG TRONG CÔNG VIỆCtrọng nhất là năng lực tiếp xúc, năng lực hợp tác và sự phát minh sáng tạo. Cũng theo JillFadule-giám đốc TT trợ giúp kinh tế tài chính của Đại học Havard thì “ sự thông cảm, năng lực nhìn xa, những mối quan hệ tốt và năng lực hợp tác ” là những phẩm chất màhọ tìm kiếm ở những ứng viên dự thi vào trường. Cuộc hành trình dài của tất cả chúng ta. Sứ mệnh của tôi trong cuốn sách này là đưa người đọc tiếp cận với những dẫnchứng khoa học của việc thao tác với trí tuệ xúc cảm ở góc nhìn cá thể, nhóm và tổchức. Ở mỗi góc nhìn tôi đều kiểm chứng tính khoa học của những nhận định và đánh giá mà mọingười đưa ra và bạn sẽ được nghe quan điểm của họ trong suốt cuộc hành trình dài này. Trong phần 1, tôi đã đưa ra những trường hợp chứng minh và khẳng định trì tuệ xúc cảm quantrọng hơn IQ hay trình độ trong việc xác lập ai là người nổi trội trong một côngviệc nào đó và ai có năng lượng chỉ huy. Nói chung năng lượng trí tuệ xúc cảm là cầnthiết trên toàn bộ nghành. Và những dẫn chứng trong nghành kinh doanh thương mại tỏ ra rất thuyếtphục. Các công ty cần năng lực này đã biến nó thành những tiêu chuẩn mấu chốt cóthể đo lường và thống kê được của mình. Phần 2, tôi đi vào 12 năng lực đặc trưng đơn cử mà công việc yên cầu, nhưnhững năng lực này dựa trên sự tự chủ, sự phát minh sáng tạo, sự an toàn và đáng tin cậy, sự tự tin và thànhquả có được từ những năng lực này cũng như miêu tả cụ thể vai trò của chúng trongviệc đạt được những hiệu suất cao cao trong công việc. Còn trong phần 3, tôi bàn về 13 kiến thức và kỹ năng thiết yếu tạo dựng những mối quan hệnhư sự cảm thông và nhận thức những yếu tố chính trị, đòn kích bẩy của sự phong phú và khảnăng thao tác theo nhóm, năng lực chỉ huy. Đây là những kiến thức và kỹ năng giúp ta tìm đượccách thức để sống sót trong một tổ chức triển khai trong khi những người khác vẫn còn phải tìmkiếm. Tuy nhiên, người đọc đều có một cảm xúc nặng nề mình phải đứng ở đâu khilàm việc với trí tuệ xúc cảm. Nhưng như tôi sẽ đề cập trong chương 3 thì để đạt đượcnhững thành quả lớn không yên cầu tất cả chúng ta phải nổi trội ở tổng thể năng lực này, chỉcần những năng lực này trong tất cả chúng ta đủ mạnh để đạt đến thành công xuất sắc. Phần 4 hứa hẹn sẽ là một phần mê hoặc. Phần này chỉ ra cho tất cả chúng ta biếtnhững năng lượng lúc bấy giờ tất cả chúng ta còn yếu và tất cả chúng ta luôn hoàn toàn có thể học hỏi, rèn luyệnđể chúng được tốt hơn. Để giúp những fan hâm mộ muốn cải tổ năng lực trí tuệ xúccảm và tránh tiêu tốn lãng phí thời hạn và tiền tài, tôi đã đưa ra những hướng dẫn trong bước đầu, E-BOOK ( VTBT ) DANIEL GOLEMAN25TRÍ TUỆ XÚC CẢM – ỨNG DỤNG TRONG CÔNG VIỆCmang tính khoa học và có tính thực tiễn cao giúp mọi người tìm ra cách tốt nhất đểrèn luyện. Cuối cùng, Phần 5 sẽ xem xét vai trò của trí tuệ xúc cảm trên góc nhìn của mộttổ chức. Tôi sẽ vật chứng bằng một công ty như vậy và làm rõ tại sao khả năngnày không chỉ giúp đạt được những thành công xuất sắc trong công việc mà còn khiến cho tổchức đó hoàn toàn có thể thỏa mãn nhu cầu và là nơi thao tác mong ước của người lao động. Trongphần này, tôi cũng chỉ ra những rủi ro đáng tiếc mà những công ty sẽ gặp phải nếu họ bỏ quathực tế cảm xúc nhân viên cấp dưới minh trong khi lại có những công ty khác-nơi ủng hộ nhânviên mình thao tác với trí tuệ xúc cảm-vẫn sống sót và tăng trưởng tốt thậm chí còn ngaytrong điều kiện kèm theo đầy những không ổn định của những năm tiếp theo. Vì vậy, tiềm năng mà tôi nhắm đến khi hoàn thành xong cuốn sách này là sự hữudụng. Đây không phải là một cuốn sách tự giúp. Có lẽ sẽ có rất nhiều cuốn sáchhướng dẫn cái thiên năng lực trí tuệ xúc cảm. Tuy nhiên, mặc dầu không hoài nghi gìvề dự tính tốt đẹp của những cuốn sách như vậy nhưng tất cả chúng ta là nổi bật của cuộckéo dài những nhận thức sai về phương pháp cải tổ những năng lực thiết yếu này vốnđang là nhu yếu thực sự lúc bấy giờ. Thay vào đó, những bạn sẽ tìm thấy trong cuốn sáchcủa tôi những hướng dẫn sinh động cho việc rèn luyện năng lực mang tính cảm xúcnày. Các hướng dẫn của tôi được đúc rút từ tác dụng của những cuộc tìm hiểu với quy môlớn, từ những phát hiện mới và dựa trên quy mô được vận dụng thông dụng trên thếgiới. Chúng ta đang sống trong thời kỳ mà những kỳ vọng về tương lai phụ thuộcvào ngày càng nhiều vào năng lực trấn áp bản thân và cách xử lý những mốiquan hệ của bản thân trong hiện tại. Tôi kỳ vọng một vài hướng dẫn mang tính thựctiễn của tôi hoàn toàn có thể giúp những cá thể và những doanh nghiệp đương đầu được với nhữngthách thức mà tất cả chúng ta gặp phải trong thời kỳ mới .
Source: https://mindovermetal.org
Category: Ứng dụng hay