Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong quản lý đất lâm nghiệp tại một số xã

Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong quản lý đất lâm nghiệp tại một số xã vùng đệm vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 91 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi Phạm Tiến Dũng xin cam đoan: Công trình nghiên cứu “Ứng dụng cơng
nghệ viễn thám và GIS trong quản lý đất lâm nghiệp tại một số xã vùng đệm
Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ” này là đề tài của riêng tôi, các số liệu
thu thập, kết quả tính tốn trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố
trong bất kỳ cuộc bảo vệ học vị nào. Quá trình thực hiện luận văn và các thơng tin
trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tân Sơn, ngày

tháng 4 năm 2016

Người thực hiện đề tài

Phạm Tiến Dũng

ii

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chương trình đào tạo cao học chuyên ngành Quản lý tài nguyên
rừng tại trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, được sự nhất trí của Ban giám hiệu
nhà trường, khoa Đào tạo sau đại học, tôi thực hiện đề tài:
“Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong quản lý đất lâm nghiệp tại
một số xã vùng đệm Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ”.
Để hồn thành luận văn này, tơi ln nhận được sự động viên và giúp đỡ nhiệt
tình của Nhà trường, cơ quan, gia đình, các thầy cơ giáo và bạn bè đồng nghiệp.
Nhân dịp này, cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu nhà
trường, Khoa Đào tạo sau đại học, Khoa Quản lý tài nguyên rừng, Ban quản lý
Vườn Quốc gia Xuân Sơn, UBND xã Xuân Sơn, UBND xã Kim Thượng, các hộ gia

đình trên địa bàn xã Xuân Sơn và xã Kim Thượng. Đặc biệt cho tôi gửi lời cảm ơn
chân thành nhất đến TS. Nguyễn Hải Hòa người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ,
chuyền tải những kiến thức, kinh nghiệm quý báu và động viên em thực hiện và
hoàn thành đề tài này.
Trong q trình thực hiện đề tài cịn có nhiều hạn chế về kinh nghiệm, không
tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những đóng góp ý kiến của quý
thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp đối với đề tài này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tân Sơn, ngày

tháng 4 năm 2016

Người thực hiện đề tài

Phạm Tiến Dũng

iii

MỤC LỤC
Trang

Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN ………………………………………………………………………………. i
LỜI CẢM ƠN …………………………………………………………………………………… ii
MỤC LỤC ………………………………………………………………………………………. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ……………………………………………………… vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ………………………………………………………. vii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ……………………………………………….. viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………….. 1

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU………………………………… 3
1.1. Tổng quan về vùng đệm và vai trò của vùng đệm trong khu bảo tồn ……. 3
1.1.1. Tổng quan về vùng đệm …………………………………………………………….. 3
1.1.2. Vai trò của vùng đệm trong khu bảo tồn ……………………………………….. 4
1.2. Chính sách và quy chế quản lý vùng đệm ………………………………………… 5
1.2.1. Đất lâm nghiệp và cơ chế quản lý khu bảo tồn……………………………….. 5
1.2.2. Các mơ hình quản lý vùng đệm …………………………………………………… 8
1.3. Ứng dụng công nghệ địa không gian trong quản lý đất lâm nghiệp………. 9
1.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu…………………………………………………….. 12
Chương 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 15
2.1. Mục tiêu nghiên cứu …………………………………………………………………… 15
2.1.1. Mục tiêu tổng quát …………………………………………………………………… 15
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ……………………………………………………………………….. 15
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu …………………………………………………. 15
2.3. Nội dung nghiên cứu ………………………………………………………………….. 16

iv

2.3.1. Nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý đất lâm nghiệp tại vùng đệm
VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ ……………………………………………………………. 16
2.3.2. Nghiên cứu đánh giá sự thay đổi đất lâm nghiệp tại vùng đệm VQG
Xuân Sơn, Phú Thọ ………………………………………………………………………….. 16
2.3.3. Nghiên cứu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đất lâm nghiệp. 16
2.3.4. Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đất lâm nghiệp
tại xã vùng đệm ……………………………………………………………………………….. 17
2.4. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………….. 17
2.4.1. Phương pháp luận ……………………………………………………………………. 17
2.4.2. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu, thông tin ………………………….. 18
Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC

NGHIÊN CỨU………………………………………………………………………………… 27
3.1. Điều kiện tự nhiên ……………………………………………………………………… 27
3.1.1. Vị trí địa lý …………………………………………………………………………….. 27
3.1.2. Địa hình, địa mạo ……………………………………………………………………. 27
3.1.3. Khí hậu ………………………………………………………………………………….. 27
3.1.4. Thủy văn ……………………………………………………………………………….. 29
3.1.5. Tài nguyên thiên nhiên …………………………………………………………….. 29
3.2. Điều kiện kinh tế – xã hội ……………………………………………………………. 30
3.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế ……………………………………………………… 30
3.2.2. Dân số và lao động ………………………………………………………………….. 30
3.2.3. Môi trường …………………………………………………………………………….. 31
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ………………………. 32
4.1.Hiện trạng và thực trạng quản lý đất lâm nghiệp tại vùng đệm …………… 32
4.1.1. Hiện trạng đất lâm nghiệp tại xã vùng đệm Kim Thượng và Xuân Sơn .. 32
4.1.2. Thực trạng quản lý đất lâm nghiệp tại hai xã vùng đệm …………………. 32

v

4.1.3. Hoạt động khai thác và sử dụng đất lâm nghiệp ở địa phương, những
nguy cơ và thách thức……………………………………………………………………….. 41
4.2. Biến động đất lâm nghiệp qua các giai đoạn nghiên cứu…………………… 47
4.2.1. Bản đồ hiện trạng đất lâm nghiệp qua các năm nghiên cứu …………….. 47
4.2.2. Biến động đất lâm nghiệp qua các năm nghiên cứu ………………………. 52
4.3. Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý đất lâm nghiệp …………………. 55
4.3.1. Ảnh hưởng của các yếu tố chính sách lâm nghiệp…………………………. 55
4.3.2. Yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến hoạt động quản lý đất lâm nghiệp…. 58
4.3.3. Ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng…………………………………………………….. 61
4.3.4. Ảnh hưởng của các yếu khác …………………………………………………….. 61
4.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đất lâm nghiệp khu vực nghiên cứu … 62

4.4.1. Những giải pháp về chính sách ………………………………………………….. 63
4.4.2. Những giải pháp về sinh kế ………………………………………………………. 67
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ …………………………………………….. 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nguyên nghĩa

VQG

Vườn Quốc gia

BTTN

Bảo tồn thiên nhiên

DED

Tổ chức Hỗ trợ Phát triển Đức

GIS

Geographic Information System

GPS

Global Positioning System

UBND

Ủy ban nhân dân

NN & PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

ĐDSH

Đa dạng sinh học

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
STT
2.1

4.1

Tên bảng
Dữ liệu ảnh Landsat được sử dụng trong đề tài.
Một số chính sách liên quan trực tiếp đến hoạt động quản lý lâm
nghiệp khu vực nghiên cứu

Trang
20

35

4.2

Đánh giá tỷ trọng các sản phẩm

42

4.3

Thu nhập của các hộ gia đình vùng đệm (1000 đ)

43

4.4

Xu hướng phát triển của một số lồi động vật chủ yếu

46

4.5

Diện tích đất lâm nghiệp xã Kim Thượng qua các năm nghiên cứu
(ha)

47

4.6

Diện tích đất lâm nghiệp xã Xuân Sơn qua các năm nghiên cứu (ha)

48

4.7

Đánh giá độ chính xác của bản đồ năm 2015

51

4.8

Biến động diện tích đất lâm nghiệp giai đoạn 2001 – 2008

52

4.9

Biến động diện tích đất lâm nghiệp giai đoạn 2008 – 2015.

54

4.10 Đề xuất quản lý và khai thác bền vững một số loài lâm sản

64

viii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
STT

Tên sơ đồ

Trang

2.1

Các bước xây dựng bản đồ hiện trạng và thay đổi đất lâm nghiệp.

24

4.1

Mơ hình tổ chức quản lý bảo vệ rừng khu vực nghiên cứu.

34

4.2

Mơ hình tổ chức quản lý đất lâm nghiệp tại xã Kim Thượng

39

4.3

Mơ hình tổ chức quản lý đất lâm nghiệp tại xã Xuân Sơn

39

Tên hình
4.1a

4.1b

4.1c

4.2

4.3

4.4

Bản đồ phân bố không gian hiện trạng đất lâm nghiệp khu vực
nghiên cứu (Landsat 2001).
Bản đồ phân bố không gian hiện trạng đất lâm nghiệp khu vực
nghiên cứu (Landsat 2008).
Bản đồ phân bố không gian hiện trạng đất lâm nghiệp khu vực
nghiên cứu (Landsat 2015).
Bản đồ biến động diện rừng khu vực nghiên cứu giai đoạn 2001
– 2008 (Landsat 2001 và 2008)
Bản đồ biến động diện rừng khu vực nghiên cứu giai đoạn 2008
– 2015 (Landsat 2008 và 2015).
Đất rừng ngày càng bạc màu do trồng sắn, ngô, khoai.

48

49

50

53

54

60

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Lãnh thổ Việt nam trên đất liền được bao phủ bởi 3/4 diện tích là đồi và núi.
Trong những năm gần đây, diện tích rừng bị suy giảm từ 43% xuống còn 28.2%
(1943 – 1995), gần đây diện tích rừng tăng lên 37 % (2005) và tiếp tục tăng 10.6 %
(2005 – 2014), song tỷ lệ rừng nguyên sinh vẫn ở mức rất thấp. Nguyên nhân chính
của sự suy giảm diện tích rừng chủ yếu là áp lực gia tăng dân số, suy thối mơi
trường, xói mịn đất đai. Sự tăng dân số được xem là nguyên nhân chính dẫn tới suy
giảm diện tích rừng trong một khoản thời gian dài, thì các yếu tố về chính sách phát
triển kinh tế xã hội ở khu vực có rừng, khu vực rừng đặc dụng đóng một vai trị
khơng hề nhỏ.
Việc thiết lập hệ thống rừng đặc dụng được coi là chiến lược bảo tồn thiên nhiên
lâu dài của Việt Nam và là cơ hội tồn tại của các loài động, thực vật đang bị đe
doạ.Năm 1962, khu rừng cấm quốc gia đầu tiên Cúc Phương đã được thành lập. Hệ
thống rừng đặc dụng chính thức được thành lập theo Quyết định số 194/TTg ngày
9/8/1986 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) với 86 khu được chia
làm 3 loại: Vườn quốc gia (VQG), Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN), khu rừng văn hố
lịch sử và mơi trường với mục đích bảo tồn đa dạng sinh học và mang lại lợi ích cho

tồn xã hội. Ngày 17/9/2003 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược quản lý hệ
thống khu BTTN Việt Nam đến năm 2010 có tổng diện tích 3.029.321 ha, chiếm trên
9% diện tích tự nhiên toàn quốc với 133 khu rừng đặc dụng trong đó có 32 VQG, 58
khu dự trữ thiên nhiên, 28 khu bảo tồn loài, nơi cư trú và 21 khu bảo tồn cảnh quan.
VQG Xuân Sơn được thành lập theo Quyết định 49/2002/QĐ-TTg, ngày
17/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ, là một trong 32 VQG có trên lãnh thổ Việt
Nam, là địa bàn khơng những có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng, mà còn là
hành lang giao lưu phát triển kinh tế nối liền vùng Tây Bắc và Đồng bằng Bắc bộ.
Với diện tích tự nhiên là 33.687 ha bao gồm vùng lõi là 15.048 ha và vùng đệm
18.639 ha trong đó diện tích rừng núi đá vơi chiếm khoảng 10%, độ che phủ của
rừng chiếm 60,5%. VQG Xn Sơn nằm trong dãy núi liên hồn phía Đơng Nam
của dãy Hoàng Liên Sơn, là lá phổi xanh của tỉnh Phú Thọ, rừng đầu nguồn sông

2

Bứa và các chi lưu của sông Đà, sông Hồng. Nơi đây cịn nổi tiếng với vùng rừng
núi có nhiều cảnh quan tự nhiên đa dạng kỳ thú, làm nền tảng cho sự hình thành
phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên. VQG Xuân Sơn cũng như các VQG và
khu BTTN khác trong cả nước đang đứng trước thách thức rất lớn về áp lực tác
động trực tiếp của người dân vùng đệm lên tài nguyên rừng của VQG. Tuy nhiên
cho đến nay chưa có nghiên cứu cụ thể và tồn diện nào về vai trị sự tham gia quản
lý rừng của cộng đồng tại vùng đệm của VQG Xuân Sơn, các nghiên cứu về những
yếu tố cản trở người dân tham gia bảo vệ tài nguyên rừng hay là cơ chế chia sẻ lợi
ích giữa người dân địa phương và VQG, cũng như mối quan hệ giữa sự biến động
diện tích rừng với sự gia tăng dân số và sự gia tăng áp lực khai thác tài nguyên tại
vùng đệm.
Công nghệ ảnh viễn thám đã chứng tỏ là nguồn cung cấp dữ liệu chi tiết với
đọ tin cậy caovà thường xuyên, nhanh chóng.Các số liệu viễn thám được dùng trong
các cơng trình nghiên cứu có ưu điểm là nhất quán và tương thích khi so sánh. Dữ

liệu viễn thám khơng chỉ mang tính khơng gian tìm hiểu những thay đổi của thảm
phủ của rừng về số lượng và sự phân bố mà còn cho phép xác định được cả bản chất
của những sự thay đổi trong các nghiên cứu theo thời gian. Kết hợp kết quả phân
tích ảnh viễn thám với các thông tin điều tra kinh tế xã hội sẽ giúp các nhà hoạch
định chính sách hiểu rõ hơn quá trình thay đổi sử dụng đất cũng như trong quản lý
đất lâm nghiệp. Chính vì vậy, đề tài: “Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS
trong quản lý đất lâm nghiệp tại một số xã vùng đệm Vườn Quốc gia Xuân Sơn,
tỉnh Phú Thọ” được thực hiện góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho các hoạt
động quy hoạch, quản lý và bảo vệ hiệu quả diện tích đất lâm nghiệp khu vực
nghiên cứu.

3

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về vùng đệm và vai trò của vùng đệm trong khu bảo tồn
1.1.1. Tổng quan về vùng đệm
Khái niệm vùng đệm được thể chế hoá trong Quyết định 186/2006/QĐ-TTg
ngày 14/8/2006 của Chính phủ. Một lần nữa vùng đệm được xác định nằm ngoài
VQG, quyết định này đề cập một cách tương đối tồn diện về vị trí, chức năng,
nhiệm vụ, các hoạt động và sự phối kết hợp giữa các bên liên quan trong việc phát
triển kinh tế, xã hội vùng đệm.
Theo quyết định này thì “vùng đệm được hiểu là vùng rừng, vùng đất hoặc
vùng đất có mặt nước nằm liền kề với VQG và Khu bảo tồn thiên nhiên bao gồm
toàn bộ hoặc một phần các xã, phường, thị trấn nằm sát ranh giới với VQG và Khu
bảo tồn thiên nhiên. Vùng đệm được xác lập nhằm ngăn chặn, giảm nhẹ sự xâm hại
của con người tới VQG và Khu bảo tồn thiên nhiên.VQG và Khu bảo tồn thiên
nhiên phải xây dựng vùng đệm cho khu rừng. Ban quản lý khu rừng đặc dụng tổ
chức cho cộng đồng dân cư vùng đệm tham gia các hoạt động bảo vệ, bảo tồn, sử

dụng hợp lý lâm sản và các tài nguyên tự nhiên, các dịch vụ du lịch sinh thái để góp
phần nâng cao thu nhập gắn sinh kế của người dân với các hoạt động của khu rừng
đặc dụng. Cơ quan chính quyền Nhà nước trên địa bàn vùng đệm lập dự án đầu tư
phát triển sản xuất và cơ sở hạ tầng nông thôn để ổn định cuộc sống cho cộng đồng
dân cư, đồng thời thiết lập quy chế trách nhiệm của cộng đồng dân cư với từng hộ
gia đình trong việc bảo vệ và bảo tồn khu rừng đặc dụng. Diện tích vùng đệm khơng
tính vào diện tích của khu rừng đặc dụng”.
Như vậy tất cả các VQG, khu BTTN đều phải có vùng đệm, đây là chiếc nơi,
là vành đai bao quanh có tác dụng bảo vệ vùng lõi VQG, khu BTTN. Vì vậy, đầu tư
xây dựng và quản lý vùng đệm là một nhiệm vụ hết sức quan trọng.
Đầu tư phát triển vùng đệm nhằm giảm nhẹ nguy cơ, thách thức và những
khó khăn trong việc bảo vệ ĐDSH. Mọi cố gắng đầu tư xây dựng và quản lý vùng

4

đệm là để giải quyết mâu thuẫn giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển nông thôn.
Đây là một vấn đề phức tạp, địi hỏi phải có hàng loạt các biện pháp tổng hợp: Kinh
tế, kỹ thuật, xã hội, môi trường, thông tin truyền thông và phải huy động nội lực của
nhiều ngành khác nhau. Yêu cầu quan trọng của việc quản lý vùng đệm là phải thu
hút được sự tham gia của các bên liên quan. Trong đó, đặc biệt đề cao vai trò, trách
nhiệm và quyền lợi của người dân trong cộng đồng địa phương.
Quản lý vùng đệm được nhìn nhận như một hành động can thiệp dài hạn
nhằm đạt được tính bền vững về sinh thái, xã hội, tổ chức kinh tế.
1.1.2. Vai trò của vùng đệm trong khu bảo tồn
Vùng đệm có vai trị hết sức quan trọng đối với bảo tồn và phát triển, song
việc quản lý vùng đệm gặp nhiều khó khăn và thách thức, địi hỏi phải có nhiều biện
pháp tổng hợp về pháp lý, kinh tế, kỹ thuật, xã hội, tuyên truyền và phải huy động
nỗ lực của nhiều ngành, nhiều cấp khác nhau lâu dài, liên tục. Các bên liên quan
trong quản lý vùng đệm và Vườn quốc gia cần phát huy vai trị, trách nhiệm của

mình đối với bảo tồn và phát triển.
Vùng đệm được xác lập nhằm ngăn chặn, giảm nhẹ sự xâm hại của con
người tới VQG và Khu bảo tồn thiên nhiên.
Đầu tư phát triển vùng đệm nhằm giảm nhẹ nguy cơ, thách thức và những
khó khăn trong việc bảo vệ đa dạng sinh học.Mọi cố gắng đầu tư xây dựng và quản
lý vùng đệm là để giải quyết mâu thuẫn giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển nông
thôn. Đây là một vấn đề phức tạp, địi hỏi phải có hàng loạt các biện pháp tổng hợp
về mặt kinh tế, kỹ thuật, xã hội, môi trường, thông tin truyền thông và phải huy
động nội lực của nhiều ngành khác nhau.
Để phát huy vai trò của vùng đệm với bảo tồn và phát triển, trước hết cần
phải giải quyết những vấn đề sau:
– Phải có quy hoạch vùng lõi và vùng đệm rõ ràng, có mốc giới kiên cố.
– Xác định cơ chế chia sẻ lợi ích có hiệu quả. Người dân được hưởng lợi gì từ
khu BTTN hoặc VQG
– Xác định rõ mục tiêu phát triển vùng đệm và có dự án để thực hiện mục
tiêu đó.

5

– Phối hợp tốt các chương trình, dự án của các cấp, các ngành khác nhau trên
cùng một địa bàn.
– Xây dựng cơ chế phối hợp cùng tham gia giữa các bên liên quan.
Trong các vấn đề trên thì sự tham gia và hỗ trợ của người dân địa phương
Trong các vaand đề trên thì sự tham gia và hỗ trợ của người dân địa phương
là hết sức quan trọng. Các mục tiêu của dự án phải phù hợp với nguyện vọng của
người dân. Người dân phải thực sự làm chủ trong vùng đệm về tài nguyên, công
việc và quyền lợi. Chỉ khi họ trở thành người chủ thực sự thì họ sẽ có trách nhiệm
với chính nơi mà họ đang sinh sống.
1.2. Chính sách và quy chế quản lý vùng đệm

1.2.1. Đất lâm nghiệp và cơ chế quản lý khu bảo tồn
Vùng đệm của các khu bảo tồn thiên nhiên và VQG chính thức được đề cập
khi có Quyết định số 194-CT ngày 9/8/1986 quy định danh mục 73 khu rừng cấm
và quyết định số 1171-CT ngày 30/11/1986 của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông
nghiệp & PTNT) ban hành các loại quy chế rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc
dụng quy định về vùng đệm các VQG và Khu bảo tồn thiên nhiên song cho đến nay
việc thực hiện quản lý vùng đệm còn rất hạn chế.
Quản lý rừng cộng đồng được xây dựng dựa trên phong tục tập quán của
người dân địa phương.Có những phong tục tập quán phù hợp với yêu cầu của quản
lý bền vững tài nguyên rừng.Nhưng cũng có những phong tục tập quán ngược lại
với yêu cầu của quản lý bền vững tài nguyên rừng.Vì vậy, quản lý rừng cộng đồng
phải hướng người dân vào phát huy được những phong tục tập quán có lợi và giảm
dần những phong tục tập quán cản trở hoạt động quản lý bền vững tài nguyên
rừng.Tuy nhiên, phong tục tập quán, nhận thức, kiến thức của người dân không phải
là bất biến.Chúng thay đổi không ngừng cùng sự tiến bộ của xã hội. Vì vậy, những
giải pháp quản lý rừng cộng đồng không chỉ phù hợp với đặc điểm nhận thức và
kiến thức của người dân mà còn phải hướng đến làm thay đổi chúng theo chiều
hướng có lợi cho hoạt động quản lý bền vững tài nguyên rừng.

6

Ngày nay ở nước ta, quản lý tài nguyên trên cơ sở cộng đồng đã được nhận thức
như một trong những giải pháp hiệu quả để quản lý tài nguyên thiên nhiên vùng cao.
Đó là cách quản lý mà mọi thành viên cộng đồng đều được tham gia vào quá trình phân
tích đánh giá thực trạng, xác định ngun nhân và hình thành giải pháp để phát huy
mọi nguồn lực của địa phương cho bảo vệ, phát triển và sử dụng tối ưu các nguồn tài
nguyên thiên nhiên vì sự phồn thịnh của mỗi gia đình và cộng đồng.
Trần Ngọc Lân và các đồng sự (1995-1998) đã tiến hành nghiên cứu tại vùng
đệm khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát và dựa trên nghiên cứu này, cuốn sách “Phát

triển bền vững vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên và VQG” được ra đời năm 1999
[21]. Nghiên cứu đã đánh giá áp lực của vùng đệm lên khu bảo tồn và hệ thống
nông hộ tại vùng đệm Pù Mát. Tác giả kết luận rằng các nông hộ trong vùng đệm Pù
Mát có sự gắn bó chặt chẽ với rừng, nguồn thu nhập từ khai thác lâm sản và canh
tác nương rẫy chiếm vị trí quan trọng trong tổng thu nhập của mỗi nơng hộ. Hiện
tại, các nơng hộ đang có sự chuyển đổi về sinh kế, song mới chỉ rất ít ở các nơng hộ
có sự hiểu biết và có vốn đầu tư.
Năm 1999, D.A. Gilmour và Nguyễn Văn Sản đã xuất bản cuốn sách “Quản lý
vùng đệm ở Việt Nam”.Đây là báo cáo về một nghiên cứu quản lý vùng đệm, với ba
nghiên cứu điểm tại VQG Ba Vì, Bạch Mã và Cát Tiên [5]. Nghiên cứu đã miêu tả thực
trạng vùng đệm, đặc biệt là mối quan hệ giữa các cộng đồng dân cư của vùng đệm và tài
nguyên rừng ở trong vùng đệm, ở các VQG, các kết luận và đề xuất mới chỉ ở mức vạch
ra phương hướng ở tầm vĩ mô.
Nguyễn Huy Dũng cùng cộng sự (1999), đã nghiên cứu các hình thức quản lý
rừng cộng đồng ở xã Phúc Sen, huyện Quảng Hoà tỉnh Cao Bằng [9].Tác giả đã đi
sâu vào nghiên cứu về quá trình hình thành, cơ cấu tổ chức và lợi ích của quản lý
mang lại cho cộng đồng người dân trong thôn bản. Nghiên cứu này đã chỉ ra: quản lý
rừng cộng đồng ở đây được hình thành tự phát bởi cộng đồng dân bản trước thực tế
và nhu cầu cuộc sống về lâm sản và sử dụng lâm sản. Đây là một mơ hình, một hình
thức quản lý dựa trên các luật tục của cộng đồng đã cho hiệu quả tốt trong phát triển
kinh tế và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên rừng.

7

Hiện nay ở một số địa phương ở Sơn La và Lai Châu, thuộc vùng hoạt động
của dự án Lâm nghiệp xã hội Sơng Đà (Chương trình hợp tác kỹ thuật Việt Nam Cộng hoà Liên bang Đức) [7] đã xây dựng nên các mơ hình quản lý rừng cộng đồng.
Dự án đã phối hợp với các ban ngành của tỉnh (Chi cục Kiểm lâm, chi cục Lâm
nghiệp và chính quyền địa phương cấp huyện, xã) trong việc tiến hành giao quyền sử
dụng rừng và đất rừng cho hộ gia đình, cá nhân, các đồn thể và cộng đồng, hỗ trợ

quy hoạch sử dụng đất, xây dựng các quy ước quản lý bảo vệ rừng thơn bản. Tiếp sau
đó, một bước đột phá trong hoạt động quản lý rừng cộng đồng là dự án đã tiến hành
xây dựng và áp dụng “Phương pháp đánh giá tài nguyên rừng có sự tham gia và lập
kế hoạch quản lý rừng cộng đồng” cho các thôn bản trong vùng dự án. Đây là phương
pháp được các nhà khoa học đầu ngành đánh giá là rất tốt cho việc quản lý sử dụng
rừng trên các diện tích đã giao quyền sử dụng cho các hộ, các tổ chức và cộng đồng.
Vũ Hoài Minh và Hans Warfvinge (2002), đã tiến hành đánh giá về thực
trạng quản lý rừng tự nhiên bởi các hộ gia đình và cộng đồng địa phương ở 3 tỉnh
Hồ Bình, Nghệ An và Thừa Thiên Huế. Các tác giả đã tiến hành tìm hiểu về sự
hình thành, các lợi ích đạt được và những vấn đề hưởng lợi, quyền sở hữu và các
chính sách liên quan đến hình thức quản lý này. Trong 5 mơ hình quản lý rừng cộng
đồng có 4 hình thức là tự phát của cộng đồng địa phương (hình thức quản lý của các
đồng bào dân tộc thiểu số như Mường, Thái) và được chính quyền địa phương chấp
thuận: Họ tự đề ra các quy định, quản lý, sử dụng lâm sản cũng như các hoạt động
xây dựng và phát triển rừng. Hình thức quản lý ở Thuỷ Yên Thượng (cộng đồng ở
đây là người dân tộc kinh) được xây dựng dựa trên sự hợp tác giữa chính quyền địa
phương (tỉnh, huyện, xã) với sự hỗ trợ của dự án quốc tế.
Trong hội thảo “Mạng lưới lâm nghiệp Châu Á” (Asia Forest Network)
tháng 9/2003 tại Cao Bằng, Việt Nam [10]. Các nước thành viên đã thảo luận về các
bước lập kế hoạch và xây dựng quy ước quản lý rừng cộng đồng (đánh giá tài
nguyên có sự tham gia, các chương trình quản lý tài nguyên rừng dựa trên cơ sở
cộng đồng, thu nhập qua quản lý rừng cộng đồng, chương trình đánh giá và giám
sát, các chính sách về quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng…) các nước thành viên

8

tham dự đi đến thống nhất các hoạt động thảo luận và đi đến thoả thuận hợp tác
trong các lĩnh vực quản lý rừng cộng đồng. Đây là một thành công của hội thảo và
là bước ngoặt cho công tác quản lý rừng dựa trên cơ sở cộng đồng của các quốc gia

trong khu vực.
1.2.2. Các mơ hình quản lý vùng đệm
1.2.2.1. Mơ hình quản lý vùng đệm ở Vườn Quốc gia Bạch Mã
Hoạt động trợ giúp phát triển kinh tế-xã hội vùng đệm phải hướng đến mục
tiêu là phát triển bển vững. Điều này có nghĩa là phát triển sao cho việc sử dụng các
nguồn tài nguyên thiên nhiên nhằm đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không
ảnh hưởng đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai. Và chính vì thế
trong quá trình triển khai các chương trình phát triển vùng đệm phải luôn nắm vững các
nguyên tắc của bảo tồn và phát triển như: tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng
đồng; cải thiện chất lượng cuộc sống của con người gắn với bảo vệ sức sống và tính đa
dạng sinh học, quản lý tốt nguồn tài nguyên khơng tái tạo được, thay đổi tập qn và
thói quen cá nhân, để cho cộng đồng làm chủ môi trường của họ.
Dựa trên nguyên tắc trên, Vườn đã triển khai một số các hoạt động phát triển
cộng đồng và thông qua đó để giáo dục bảo tồn như: trồng rừng phục hồi hệ sinh
thái bằng nhiều loài cây bản địa nhiều mục đích, chuyển giao kỹ thuật ni ong,
trồng nấm, gieo ươm cây có nguồn gốc tại chổ để phục vụ công tác trồng rừng và
khai thác tiềm năng sẳn có của địa phương phục vụ cuộc sống con người. Một số
mơ hình vườn cây kinh tế, cải tạo vườn tạp, chương trình 327, chương trình 5 triệu
ha rừng,… đang được triển khai ở nhiều nơi trong vùng đệm.
Cũng nhờ sự trợ giúp về kỹ thuật và kinh phí của chương trình tài trợ các dự
án nhỏ của Quỹ Mơi trường toàn cầu (GEF/SGP) và Tổ chức Hỗ trợ Phát triển Đức
(DED) thông qua sự điều phối với các tổ chức quần chúng trên địa bàn, một số mơ
hình sản xuất tăng thu nhập cho cộng đồng được áp dụng cho các điểm nóng trong
vùng. Đó là các mơ hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tận dụng tối đa tiềm năng hạn
hẹp của đất đai để sản xuất nông nghiệp, mơ hình sử dụng bếp tiết kiệm củi trong
cộng đồng.

9

Hiện nay, Vườn đang phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương khảo
sát các điểm du lịch sinh thái trong vùng đệm để có thể giúp cộng đồng khai thác,
quản lý và thu hồi nguồn lợi từ các điểm du lịch này. Đây có thể nói là một hoạt
động rất mới và rất quan trọng đang được cộng đồng và chính quyền địa phương
ủng hộ tích cực.
Ngồi các hoạt động giáo dục bảo tồn và trợ giúp phát triển kinh tế-xã hội
vùng đệm, cũng cần có một sự quan tâm đặc biệt hơn nữa để có thể khuyến khích
cộng đồng cùng tham gia với Vườn trong công tác bảo tồn Vườn. Đó chính là mơ
hình bảo vệ rừng có sự tham gia của cộng đồng ở các địa bàn khác nhau trong vùng
đệm. Hàng năm, dựa vào chương trình khoán bảo vệ rừng của nhà nước, Vườn
Quốc gia Bạch Mã đã vận dụng chuyển giao từ 6000-6500 ha rừng cho người dân
vùng đệm quản lý bảo vệ.Các đối tượng tham gia vào chương trình này rất đa dạng,
đó chính là các đơn vị lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn, cá nhân từng người dân
tham gia nhận khoán, từng cộng đồng thơn bản tham gia nhận khốn để phát huy
sức mạnh tập thể trong công tác bảo vệ rừng.Việc xây dựng và trình chính quyền
địa phương phê duyệt qui chế bảo vệ và phát triển rừng cho cộng đồng hiện nay
đang được triển khai thí điểm ở một vài nơi trong vùng đệm.
1.3. Ứng dụng công nghệ địa không gian trong quản lý đất lâm nghiệp
– Công nghệ GIS (Geographic Information System): Ứng dụng GIS để xây
dựng và bổ sung cơ sở dữ liệu không gian (đất, nước, rừng) và dữ liệu phi khơng
gian (khí hậu, hiệu quả kinh tế, sản xuất nơng lâm nghiệp,…).
– Tích hợp GIS, RS và GPS (Global Positioning System) để đánh giá hoạt
động quản lý đất lâm nghiệp qua các thời kỳ nghiên cứu nhằm phục vụ qui hoạch sử
dụng đất và phát triển nông nghiệp bền vững nghiên cứu.
– Viễn thám được áp dụng đầu tiên ở Viện Điều tra quy hoạch rừng với tư
liệu ảnh máy bay. Hệ thống mẫu giải đoán đơn giản được xây dựng cho từng loại
rừng theo kiểu chụp ảnh, kiểu tán lá,…Các bản đồ về tài nguyên rừng, sinh khối
rừng đã được thành lập.

10

– Từ năm 1978, ảnh vệ tinh được đưa vào Việt Nam thì ngành Lâm nghiệp là
một trong những cơ sở áp dụng đầu tiên trong chương trình quốc gia về nghiên cứu
không gian và đề án tài trợ của Thụy Điển. Hệ thống máy điều vẽ tổng hợp màu và
các tư liệu Landsat được phân tích giải đốn, xây dựng bản đồ rừng trong phạm vi
toàn quốc và cấp tỉnh.
– Từ năm 2000 đến nay Viện Điều tra Quy hoạch rừng, Viện Khoa học Lâm
nghiệp cũng đã triển khai một số đề tài ứng dụng viễn thám và GIS.
– Việc áp dụng viễn thám – GIS trong quản lý và dự báo cháy rừng cũng
được triển khai ở Cục kiểm lâm, Đại học Lâm nghiệp.
– Viễn thám – GIS hiện nay đang được áp dụng ở nhiều quy mô khác nhau, ở
mức độ lâm trường, các bản đồ lập địa đã được áp dụng phục vụ cho công tác quản
lý tài nguyên rừng đến cấp tiểu khu.
Điều tra và giám sát tài nguyên đất
Cho đến nay, ảnh vệ tinh đã được nhiều cơ quan ở nước ta sử dụng để thành
lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Những bản đồ này phủ trùm các vùng lãnh thổ
khác nhau, từ khu vực hẹp đến tỉnh, vùng và toàn quốc.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất toàn quốc năm 1990 tỷ lệ 1:1000 000 được
thành lập bằng nhiều nguồn tài liệu, trong đó có ảnh vệ tinh Landsat TM. Bản đồ
này do Tổng cục Quản lý Ruộng đất (nay thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường) cùng
một số các cơ quan khác thực hiện. Bên cạnh đó, năm 1993 Tổng cục Quản lý
Ruộng đất và Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước (nay thuộc Bộ Tài nguyên và Môi
trường), Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Viện Điều tra Quy
hoạch rừng, Viện Thiết kế và Quy hoạch Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp & Phát
triển Nông thôn) đã thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất toàn quốc tỷ lệ 1:250
000 bằng ảnh Landsat TM.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các vùng như Tây Nguyên, Đồng bằng
sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng,…được thành lập trong khn khổ các
chương trình điều tra tổng hợp, đều đã sử dụng ảnh vệ tinh như một nguồn tài liệu

chính. Những bản đồ này được thành lập trong những năm 1989 và 1990 của thế kỷ

11

trước và do các cơ quan nghiên cứu khoa học và điều tra cơ bản thực hiện. Bản đồ
được thành lập chủ yếu ở tỉ lệ 1:250 000. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh và
các khu vực hẹp hơn của một số địa phương cũng được thành lập bằng ảnh vệ tinh.
Những bản đồ này thường được thành lập ở các tỉ lệ 1:100 000 (cấp tỉnh) đến 1:25
000 (khu vực cụ thể) và do các Viện thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công
nghệ Quốc gia, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, Trung tâm Viễn thám
thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và một số Trường Đại học thực hiện trong
khuôn khổ các đề tài nghiên cứu và các dự án.
Nhằm đưa công nghệ viễn thám về các Sở Tài nguyên và Môi trường, phục
vụ công tác quản lý tài nguyên đất vào dịp tổng kiểm kê đất năm 2000, Trung tâm
Viễn thám đã có những cố gắng ban đầu để một số Sở tiếp cận với công nghệ viễn
thám, đã xây dựng quy trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất bằng ảnh vệ
tinh và tiến hành thử nghiệm ở một số địa phương. Trung tâm Viễn thám đã thành
lập bình đồ ảnh vũ trụ tỷ lệ 1:10 000 phục vụ kiểm kê đất đai của 13 tỉnh trong đợt
kiểm kê đất năm 2005.
Về mặt thổ nhưỡng, ảnh vệ tinh có thể được sử dụng trong cơng tác điều tra,
thành lập bản đồ thổ nhưỡng, nghiên cứu, giám sát quá trình suy thối đất do nhiều
ngun nhân khác nhau gây ra như xói mịn, nhiễm mặn và cát lấn ở nước ta, ảnh vệ
tinh được sử dụng như tài liệu hỗ trợ để thành lập một số bản đồ thổ nhưỡng như
bản đồ thổ nhưỡng Tây Nguyên tỉ lệ 1:250 000, bản đồ thổ nhưỡng đồng bằng sông
Cửu Long tỉ lệ 1:250 000 thuộc các chương trình điều tra tổng hợp các vùng này.
Bên cạnh đó, một số thử nghiệm sử dụng ảnh vệ tinh và GIS để thành lập bản đồ
xói mịn đất ở tỷ lệ nhỏ cũng đã được thực hiện. Như vậy, kết quả sử dụng ảnh vệ
tinh để điều tra, giám sát lớp phủ thổ nhưỡng ở nước ta đã được áp dụng, tuy nhiên
số lượng các nghiên cứu vẫn còn hạn chế.

Như vậy, cho đến nay nhiều cơ quan ở nước ta đã sử dụng ảnh vệ tinh để
thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất nhằm phục vụ các mục đích khác nhau. Kế
hoạch sử dụng ảnh vệ tinh để điều tra, thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất một
cách hệ thống theo quy định của tổng kiểm kê đất thuộc ngành địa chính cũng như

12

để giám sát và cập nhật biến động về sử dụng đất đai một cách liên tục theo các chu
kỳ ngắn hạn, đang được Trung tâm Viễn thám, Bộ Tài nguyên và Môi trường
nghiên cứu đưa vào thực hiện trong thời gian tới.
1.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu
Khi mới thành lập Vườn Quốc gia Xuân Sơn gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở
hạ tầng, sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển, Vườn đã được đầu tư, xây dựng
các cơng trình phục vụ cho cơng tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là
công trình đường tuần tra kết hợp giao thơng, với hơn 20 km đường bê-tông đi đến
những thôn, bản xa nhất phục vụ công tác tuần tra bảo vệ rừng, đi lại của nhân dân
được thuận lợi, đồng thời triển khai các chương trình phát triển kinh tế nâng cao đời
sống người dân khu vực.
Xã Xuân Sơn nằm trong vùng lõi của Vườn Quốc gia, có 258 hộ (1.057 nhân
khẩu), gồm hai dân tộc Mường và Dao. Người dân chủ yếu sống bằng nghề trồng
trọt và chăn nuôi, nên cuộc sống cịn nhiều khó khăn, với hơn 50% hộ nghèo. Trong
q trình phát triển ban quản lý Vườn và chính quyền địa phương đã tranh thủ nhiều
nguồn lực xây dựng các mơ hình, chương trình phát triển kinh tế, xã hội, qua đó
từng bước cải thiện đời sống người dân và bảo vệ rừng, phát triển tiềm năng du
lịch.Tồn xã có hơn 6.050 ha, thì được giao khốn bảo vệ rừng hơn 5.000 ha. Từ
khi được giao khoán bảo vệ rừng, mỗi hộ gia đình cũng có thu nhập 2 triệu
đồng/năm.
Từ năm 2011, Vườn quốc gia Xuân Sơn phối hợp Trung tâm thực nghiệm
sinh học nông nghiệp công nghệ cao (Viện Di truyền nơng nghiệp) triển khai thực

hiện mơ hình thử nghiệm “Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô để sản xuất khoai tầng
vàng”, bảo tồn nguồn gen khoai tầng vàng, cung cấp giống phục vụ gây trồng trên
diện rộng. Thông qua kết quả của mơ hình tiến tới triển khai nhân rộng tới người
dân gây trồng, để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế hộ gia đình và hướng đến
việc tạo ra thương hiệu sản phẩm hàng hóa cho khoai tầng vàng Xuân Sơn phục vụ
nhu cầu du lịch trong tương lai và góp phần quản lý rừng Vườn quốc gia Xuân Sơn
bền vững. Cùng với đó, dự án “Cải thiện đời sống người dân địa phương ở trong và

13

ngồi vườn quốc gia, góp phần quản lý rừng bền vững” do Đại sứ quán Vương quốc
Đan Mạch tài trợ cũng đem lại hiệu quả khả quan. Dự án đã hỗ trợ và chuyển giao
kỹ thuật nuôi, trồng một số cây, con đặc sản có giá trị kinh tế như trồng sơn lấy
nhựa, ni gà nhiều cựa, trong đó chăn nuôi gà, gia súc đã cho kết quả khá. Xuân
Sơn được biết đến với hai loại đặc sản là gà nhiều cựa và lợn lửng. Gà nhiều cựa nổi
tiếng với giống “gà chín cựa” trong truyền thuyết Sơn Tinh -Thủy Tinh được gây
giống nhân rộng nhiều nơi, nhưng ở vùng Xuân Sơn do điều kiện môi trường chủ
yếu nuôi thả tự nhiên tìm ăn cơn trùng, bay chạy trong rừng nên chất lượng thịt
khác hẳn, ngon, thơm nên giá bán cũng cao hơn từ 1,5-2 lần, giá bán từ 200-260
nghìn, có lúc 300 nghìn đồng/kg. Cịn lợn lửng vốn là đặc sản lâu đời ở vùng đồng
bào dân tộc Thanh Sơn, Tân Sơn. Lợn được nuôi theo phương pháp thả rông, hàng
năm sau khi thu hoạch lúa mùa, lợn, trâu bò được thả ra ruộng, rừng tự kiếm ăn, gia
chủ cho ăn rất ít. Lợn ni như vậy mỗi năm chỉ được vài chục kg, dù năng suất
thấp nhưng bù lại thịt lợn thơm, ngon, hơn hẳn thịt lợn nuôi truyền thống, càng khác
xa với thịt lợn nuôi bằng cám công nghiệp. Gần đây khi phong trào ăn thịt lợn lửng
nhân rộng nhiều gia đình cịn kết hợp ni lợn lửng theo kiểu lợn lai, cho lợn nhà lai
giống với lợn rừng cho ra sản phẩm lợn lửng lai bán với giá 120-150 ngàn đồng/kg
lợn hơi. Gần đây người dân trong vùng cịn nhân rộng mơ hình ni trâu, bị hàng
hóa. Bị nái địa phương được lựa chọn phối hợp lai bò đực lai cho ra bê lai, lớn

nhanh, sản lượng cao, sau một năm tuổi nếu là bê cái lựa chọn nái nền có thể bán 810 triệu đồng, bò đực bán thực phẩm cũng đạt 6-7 triệu đồng… Cùng với chăn nuôi,
trồng rừng và trồng cây đặc sản như rau sắng, chè shan cũng là hướng làm giàu
đang được người dân chú trọng. Khác với trước đây bà con chủ yếu khai thác tự
nhiên, ngày nay rất nhiều hộ trong xã Xuân Sơn và vùng xung quanh đã nhận đất,
trồng rừng. Điển hình như năm 2014 Vườn Quốc gia đã triển khai trồng 1600 ha
rừng cho bốn xã Xuân Sơn, Kim Thượng, Tân Sơn, Xuân Đài, trong đó có 1000 ha
rừng kinh tế.
Nhờ phát triển, nhân rộng các mơ hình sản xuất, ni, trồng cây con đặc sản
mà đời sống người dân Xuân Sơn nói riêng, các xã vùng đệm nói chung đang từng

14

bước cải thiện, người dân ít phụ thuộc khai thác tự nhiên, chặt phá rừng, nhất là làm
nương rẫy ít đi. Cùng với hạ tầng do Nhà nước đầu tư được đẩy mạnh từ đó góp
phần đáng kể quản lý, bảo vệ rừng, tạo ra sản phẩm phục vụ phát triển du lịch.
Nhiều năm nay Vườn Quốc gia không xảy ra cháy rừng, tình trạng chặt phá rất hạn
chế, du khách đến tham quan, du lịch tăng lên, đạt 6-7 ngàn người/năm.Đây là dấu
hiệu tốt để hướng tới xây dựng Xuân Sơn trở thành vùng du lịch sinh thái lớn trong
khu vực.
Kết quả tổng kết công tác ngành lâm nghiệp đã chỉ ra một trong những khó
khăn tồn tại trong giai đoạn hiện nay của ngành Lâm nghiệp là chưa qui hoạch được
lâm phận mang tính ổn định, phân chia 3 loại rừng chưa rõ ràng và qui chế quản lý
chưa phù hợp với từng loại (Phạm Văn Mạch, Triệu Văn Hùng, 2005). Bên cạnh đó
cơng tác ứng dụng viễn thám và GIS còn thiếu những nghiên cứu cơ bản và thiếu cơ
sở khoa học. Do vậy, công tác quản lý tài nguyên rừng nói chung và đất lâm nghiệp
nói riêng sử dụng các công cụ, phương pháp hiện đại như viễn thám, GIS với độ
chính xác cao là điều hết sức cần thiết cho giai đoạn hiện nay và tương lai. Góp
phần phục hồi và phát triển vốn rừng, đem lại ổn định và nâng cao mức sống cho
đồng bào các dân tộc vùng đệm thuộc VQG Xuân Sơn. Kết quả nghiên cứu của đề

tài sẽ góp phần cung cấp dữ liệu có độ tin cậy và là cơ sở góp phần đề xuất các giải
pháp nâng cao quản lý đất lâm nghiệp bền vững khu vực nghiên cứu.
Hiện tại chưa có nghiên cứu nào thực hiện đề tài ứng dụng công nghệ địa
không gian (GIS, RS và GPS) vào trong đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng đất
lâm nghiệp ở các vùng đệm thuộc VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Do vậy, các dữ
liệu mang tính không gian và thời gian rất hạn chế ở khu vực này. Việc ứng dụng
công nghệ viễn thám và GIS có thể cung cấp chuỗi dữ liệu nhiều năm cho khu vực
nghiên cứu, sẽ là cơ sở khoa học có độ tin cậy cao trong nghiên cứu và đề xuất các
giải pháp quản lý và phát triển bền vững tài nguyên rừng khu vực vùng đệm thuộc
VQG Xuân Sơn.

15

Chương 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Góp phần làm cơ sở khoa học đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý
đất lâm nghiệp tại vùng đệm Khu bảo tồn Việt Nam.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu sau:
– Đánh giá hiện trạng đất lâm nghiệp tại một số xã vùng đệm Vườn Quốc Gia
Xuân Sơn, Phú Thọ.
– Đề xuất giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý đất lâm nghiệp tại vùng
đệm VQG Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện về thời gian, nhân lực và kinh phí nên đối tượng và phạm vi
nghiên cứu được giới hạn cụ thể như sau:
– Phạm vi vềnội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thay đổi hiện trạng đất

lâm nghiệp tại một số vùng đệm thuộc Vườn Quốc Gia Xuân Sơn giai đoạn trước
năm 2003 (VQG Xuân Sơn chưa thành lập) và giai đoạn sau năm 2003 và cho đến
thời điểm nghiên cứu, xác định các yếu ảnh hưởng đến sự thay đổi hiện trạng đất
lâm nghiệp trong từng giai đoạn cụ thể.
– Phạm vi về khơng gian:Hiện nay có 06 xã vùng đệm thuộc VQG Xuân
Sơn đó là xã Xuân Sơn, Kim Thượng, Xuân Đài, Minh Đài, Tân Sơn và xã Đồng
Sơn, tất cả các xã này đều nằm trên địa bàn huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ. Tuy
nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, 02 xã vùng đệm được lựa chọn gồm xã
Kim Thượng và Xuân Sơn.
Trên vùng đệm thuộc 2 xã được chọn bao gồm 14 khu hành chính, xã Xuân
Sơn gồm 4 khu: khu Dù, khu Lấp, khu Cỏi, khu Lạng. Xã Kim Thượng bao gồm 10
khu: khu Chiềng 1, khu Chiềng 2, khu Chiềng 3, khu Xuân 1, khu Xuân 2, khu Tân
Hồi, khu Nhàng, khu Xoan, khu Tân Ong, khu Hạ Bằng.

16

2.3. Nội dung nghiên cứu
Để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu đề ra, các nội dung chủ yếu được thực hiện:
2.3.1. Nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý đất lâm nghiệp tại vùng đệm VQG
Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ
– Hoạt động quản lý đất lâm nghiệp tại vùng đệm khu vực nghiên cứu.
– Diện tích đất lâm nghiệp, chất lượng và phân bố không gian khu vực
nghiên cứu.
– Các hình thức quản lý đất lâm nghiệp có sự tham gia của người dân địa
phương khu vực nghiên cứu.
– Hoạt động khai thác và sử dụng đất lâm nghiệp ở địa phương, cơ hội, nguy
cơ và thách thức đối với quản lý đất lâm nghiệp tại vùng đệm khu vực nghiên cứu.
2.3.2. Nghiên cứu đánh giá sự thay đổi đất lâm nghiệp tại vùng đệm VQG Xuân
Sơn, Phú Thọ

– Xây dựng bản đồ chuyên đề đất lâm nghiệp qua các năm nghiên cứu (2001,
2008 và 2015).
– Xây dựng bản đồ thay đổi đất lâm nghiệp qua các giai đoạn nghiên cứu.
– Đánh giá sự thay đổi diện tích đất lâm nghiệp, hoạt động sử dụng đất qua
các thời kỳ nghiên cứu.
2.3.3. Nghiên cứu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đất lâm nghiệp
– Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố chính sách lâm nghiệp đến hoạt động
quản lý đất lâm nghiệp (giai đoạn trước và sau khi Vườn Quốc gia thành lập).
– Đánh giá ảnh hưởng của yếu tố dân số (xã hội) đến thay đổi sử dụng đất
lâm nghiệp: Sự phát triển dân số và mật độ dân cư.
– Đánh giá ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng (chất lượng): Chất lượng đường giao
thông, khoảng các đến các trục đường đến khu vực có rừng phân bố.
– Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố khoa học công nghệ, kỹ thuật đến hiệu
quả quản lý đất lâm nghiệp.
– Đánh giá ảnh hưởng của yếu tố sinh thái đến thay đổi sử dụng đất: Các
vùng quy mô của cộng đồng.

17

2.3.4. Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đất lâm nghiệp tại
xã vùng đệm
– Nhóm giải pháp về mặt chính sách lâm nghiệp theo hướng tái cơ cấu ngành
lâm nghiệp.
– Nhóm giải pháp kinh tế – xã hội.
– Nhóm giải pháp về mặt kỹ thuật, khoa học công nghệ.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp luận
Kỹ thuật và các thuật toán phát hiện sự thay đổi ở các giai đoạn khác nhau của
các đối tượng trên ảnh viễn thám đã được thiết lập dựa trên sự phát triển cơng nghệ

viễn thám về các đặc tính không gian, phổ, nhiệt và thời gian. Hai phương pháp phổ
biến phát hiện sự thay đổi trên dữ liệu ảnh vệ tinh đó là so sánh sự khác biệt trên ảnh và
sau phân loại.Trong nghiên cứu này, phương pháp so sánh sau phân loại được áp dụng
để phát hiện thay đổi hiện trạng sử dụng đất và độ che rừng. Dữ liệu ảnh Landsat được
sử dụng để phân tích thay đổi gồm các ảnh Landsat năm 2001, 2008 và 2015 đánh giá
sự thay đổi hiện trạng đất lâm nghiệp khu vực nghiên cứu.
Ảnh viễn thám sau khi được tham chiếu hệ toạ độ thực, các đối tượng được
lựa chọn cho phương pháp phân loại đối tượng là những đối tượng trên ảnh có dạng
hình đồng nhất. Đề tài sử dụng các quy tắc dựa trên các thuộc tính đối tượng gồm
dạng vùng, độ chặt, kích thước, tỷ lệ kênh phổ và mức độ trật tự sắp xếp để loại bỏ
một số đối tượng nhiễu không mong muốn hay phần đất liền hoặc đối tượng nước.
Rừng là một bộ phận của hệ thống tự nhiên, bởi sự tồn tại và phát triển của nó phụ
thuộc những quy luật tự nhiên, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau trong hệ
thống tự nhiên như địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, sinh vật v.v… Do quan hệ chặt chẽ
với các yếu tố tự nhiên nên theo quan điểm hệ thống có thể xem những giải pháp
quản lý rừng như là những giải pháp điều khiển hệ thống tự nhiên theo hướng thúc
đẩy sinh trưởng, phát triển và hình thành năng suất của hệ sinh thái rừng. Rừng cũng
là một bộ phận của hệ thống kinh tế vì sự tồn tại và phát triển của nó gắn liền với
các hoạt động kinh tế của con người như trồng rừng, khai thác lâm sản, làm nương,

đình trên địa phận xã Xuân Sơn và xã Kim Thượng. Đặc biệt cho tôi gửi lời cảm ơnchân thành nhất đến TS. Nguyễn Hải Hòa người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp sức, chuyền tải những kỹ năng và kiến thức, kinh nghiệm tay nghề quý báu và động viên em triển khai vàhoàn thành đề tài này. Trong q trình triển khai đề tài cịn có nhiều hạn chế về kinh nghiệm tay nghề, khôngtránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những góp phần quan điểm của quýthầy cô giáo, những bạn đồng nghiệp so với đề tài này. Xin trân trọng cảm ơn ! Tân Sơn, ngàytháng 4 năm 2016N gười thực thi đề tàiPhạm Tiến DũngiiiMỤC LỤCTrangTrang phụ bìaLỜI CAM ĐOAN ………………………………………………………………………………. iLỜI CẢM ƠN …………………………………………………………………………………… iiMỤC LỤC ………………………………………………………………………………………. iiiDANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ……………………………………………………… viDANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ………………………………………………………. viiDANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ ……………………………………………….. viiiĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………….. 1C hương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ………………………………… 31.1. Tổng quan về vùng đệm và vai trò của vùng đệm trong khu bảo tồn ……. 31.1.1. Tổng quan về vùng đệm …………………………………………………………….. 31.1.2. Vai trò của vùng đệm trong khu bảo tồn ……………………………………….. 41.2. Chính sách và quy định quản trị vùng đệm ………………………………………… 51.2.1. Đất lâm nghiệp và chính sách quản trị khu bảo tồn ……………………………….. 51.2.2. Các mơ hình quản trị vùng đệm …………………………………………………… 81.3. Ứng dụng công nghệ địa khoảng trống trong quản trị đất lâm nghiệp ………. 91.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu và điều tra …………………………………………………….. 12C hương 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 152.1. Mục tiêu nghiên cứu và điều tra …………………………………………………………………… 152.1.1. Mục tiêu tổng quát …………………………………………………………………… 152.1.2. Mục tiêu đơn cử ……………………………………………………………………….. 152.2. Đối tượng và khoanh vùng phạm vi điều tra và nghiên cứu …………………………………………………. 152.3. Nội dung điều tra và nghiên cứu ………………………………………………………………….. 16 iv2. 3.1. Nghiên cứu nhìn nhận tình hình quản trị đất lâm nghiệp tại vùng đệmVQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ ……………………………………………………………. 162.3.2. Nghiên cứu nhìn nhận sự đổi khác đất lâm nghiệp tại vùng đệm VQGXuân Sơn, Phú Thọ ………………………………………………………………………….. 162.3.3. Nghiên cứu nhìn nhận những yếu tố ảnh hưởng tác động đến quản trị đất lâm nghiệp. 162.3.4. Nghiên cứu yêu cầu giải pháp nâng cao hiệu suất cao quản trị đất lâm nghiệptại xã vùng đệm ……………………………………………………………………………….. 172.4. Phương pháp điều tra và nghiên cứu …………………………………………………………….. 172.4.1. Phương pháp luận ……………………………………………………………………. 172.4.2. Phương pháp tích lũy và xử lý số liệu, thông tin ………………………….. 18C hương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰCNGHIÊN CỨU ………………………………………………………………………………… 273.1. Điều kiện tự nhiên ……………………………………………………………………… 273.1.1. Vị trí địa lý …………………………………………………………………………….. 273.1.2. Địa hình, địa mạo ……………………………………………………………………. 273.1.3. Khí hậu ………………………………………………………………………………….. 273.1.4. Thủy văn ……………………………………………………………………………….. 293.1.5. Tài nguyên vạn vật thiên nhiên …………………………………………………………….. 293.2. Điều kiện kinh tế tài chính – xã hội ……………………………………………………………. 303.2.1. Thực trạng tăng trưởng kinh tế tài chính ……………………………………………………… 303.2.2. Dân số và lao động ………………………………………………………………….. 303.2.3. Môi trường …………………………………………………………………………….. 31C hương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ………………………. 324.1. Hiện trạng và tình hình quản trị đất lâm nghiệp tại vùng đệm …………… 324.1.1. Hiện trạng đất lâm nghiệp tại xã vùng đệm Kim Thượng và Xuân Sơn .. 324.1.2. Thực trạng quản trị đất lâm nghiệp tại hai xã vùng đệm …………………. 324.1.3. Hoạt động khai thác và sử dụng đất lâm nghiệp ở địa phương, nhữngnguy cơ và thử thách ……………………………………………………………………….. 414.2. Biến động đất lâm nghiệp qua những quá trình điều tra và nghiên cứu …………………… 474.2.1. Bản đồ thực trạng đất lâm nghiệp qua những năm điều tra và nghiên cứu …………….. 474.2.2. Biến động đất lâm nghiệp qua những năm nghiên cứu và điều tra ………………………. 524.3. Yếu tố ảnh hưởng tác động đến hoạt động giải trí quản trị đất lâm nghiệp …………………. 554.3.1. Ảnh hưởng của những yếu tố chủ trương lâm nghiệp …………………………. 554.3.2. Yếu tố kinh tế tài chính xã hội tác động ảnh hưởng đến hoạt động giải trí quản trị đất lâm nghiệp …. 584.3.3. Ảnh hưởng của hạ tầng …………………………………………………….. 614.3.4. Ảnh hưởng của những yếu khác …………………………………………………….. 614.4. Giải pháp nâng cao hiệu suất cao quản trị đất lâm nghiệp khu vực điều tra và nghiên cứu … 624.4.1. Những giải pháp về chủ trương ………………………………………………….. 634.4.2. Những giải pháp về sinh kế ………………………………………………………. 67K ẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ …………………………………………….. 71T ÀI LIỆU THAM KHẢOPHỤ LỤCviDANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTTừ viết tắtNguyên nghĩaVQGVườn Quốc giaBTTNBảo tồn thiên nhiênDEDTổ chức Hỗ trợ Phát triển ĐứcGISGeographic Information SystemGPSGlobal Positioning SystemUBNDỦy ban nhân dânNN và PTNTNông nghiệp và Phát triển nông thônĐDSHĐa dạng sinh họcviiDANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂUSTT2. 14.1 Tên bảngDữ liệu ảnh Landsat được sử dụng trong đề tài. Một số chủ trương tương quan trực tiếp đến hoạt động giải trí quản trị lâmnghiệp khu vực nghiên cứuTrang20354. 2 Đánh giá tỷ trọng những sản phẩm424. 3T hu nhập của những hộ mái ấm gia đình vùng đệm ( 1000 đ ) 434.4 Xu hướng tăng trưởng của một số ít lồi động vật chủ yếu464. 5D iện tích đất lâm nghiệp xã Kim Thượng qua những năm nghiên cứu và điều tra ( ha ) 474.6 Diện tích đất lâm nghiệp xã Xuân Sơn qua những năm nghiên cứu và điều tra ( ha ) 484.7 Đánh giá độ đúng chuẩn của map năm 2015514.8 Biến động diện tích quy hoạnh đất lâm nghiệp tiến trình 2001 – 2008524.9 Biến động diện tích quy hoạnh đất lâm nghiệp quá trình 2008 – 2015.544.10 Đề xuất quản trị và khai thác vững chắc một số ít loài lâm sản64viiiDANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼSTTTên sơ đồTrang2. 1C ác bước thiết kế xây dựng map thực trạng và đổi khác đất lâm nghiệp. 244.1 Mơ hình tổ chức triển khai quản trị bảo vệ rừng khu vực nghiên cứu và điều tra. 344.2 Mơ hình tổ chức triển khai quản trị đất lâm nghiệp tại xã Kim Thượng394. 3M ơ hình tổ chức triển khai quản trị đất lâm nghiệp tại xã Xuân Sơn39Tên hình4. 1 a4. 1 b4. 1 c4. 24.34.4 Bản đồ phân bổ khoảng trống thực trạng đất lâm nghiệp khu vựcnghiên cứu ( Landsat 2001 ). Bản đồ phân bổ khoảng trống thực trạng đất lâm nghiệp khu vựcnghiên cứu ( Landsat 2008 ). Bản đồ phân bổ khoảng trống thực trạng đất lâm nghiệp khu vựcnghiên cứu ( Landsat năm ngoái ). Bản đồ dịch chuyển diện rừng khu vực điều tra và nghiên cứu quy trình tiến độ 2001 – 2008 ( Landsat 2001 và 2008 ) Bản đồ dịch chuyển diện rừng khu vực nghiên cứu và điều tra quy trình tiến độ 2008 – năm ngoái ( Landsat 2008 và năm ngoái ). Đất rừng ngày càng bạc mầu do trồng sắn, ngô, khoai. 484950535460 ĐẶT VẤN ĐỀLãnh thổ Việt nam trên đất liền được bao trùm bởi 3/4 diện tích quy hoạnh là đồi và núi. Trong những năm gần đây, diện tích quy hoạnh rừng bị suy giảm từ 43 % xuống còn 28.2 % ( 1943 – 1995 ), gần đây diện tích quy hoạnh rừng tăng lên 37 % ( 2005 ) và liên tục tăng 10.6 % ( 2005 – năm trước ), tuy nhiên tỷ suất rừng nguyên sinh vẫn ở mức rất thấp. Nguyên nhân chínhcủa sự suy giảm diện tích quy hoạnh rừng hầu hết là áp lực đè nén ngày càng tăng dân số, suy thối mơitrường, xói mịn đất đai. Sự tăng dân số được xem là nguyên do chính dẫn tới suygiảm diện tích quy hoạnh rừng trong một khoản thời hạn dài, thì những yếu tố về chủ trương pháttriển kinh tế tài chính xã hội ở khu vực có rừng, khu vực rừng đặc dụng đóng một vai trịkhơng hề nhỏ. Việc thiết lập mạng lưới hệ thống rừng đặc dụng được coi là kế hoạch bảo tồn thiên nhiênlâu dài của Nước Ta và là thời cơ sống sót của những loài động, thực vật đang bị đedoạ. Năm 1962, khu rừng cấm vương quốc tiên phong Cúc Phương đã được xây dựng. Hệthống rừng đặc dụng chính thức được xây dựng theo Quyết định số 194 / TTg ngày9 / 8/1986 của Hội đồng bộ trưởng ( nay là Thủ tướng nhà nước ) với 86 khu được chialàm 3 loại : Vườn quốc gia ( VQG ), Khu bảo tồn vạn vật thiên nhiên ( BTTN ), khu rừng văn hốlịch sử và mơi trường với mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học và mang lại quyền lợi chotồn xã hội. Ngày 17/9/2003 Thủ tướng nhà nước đã phê duyệt kế hoạch quản trị hệthống khu BTTN Nước Ta đến năm 2010 có tổng diện tích quy hoạnh 3.029.321 ha, chiếm trên9 % diện tích quy hoạnh tự nhiên toàn nước với 133 khu rừng đặc dụng trong đó có 32 VQG, 58 khu dự trữ vạn vật thiên nhiên, 28 khu bảo tồn loài, nơi cư trú và 21 khu bảo tồn cảnh sắc. VQG Xuân Sơn được xây dựng theo Quyết định 49/2002 / QĐ-TTg, ngày17 / 4/2002 của Thủ tướng nhà nước, là một trong 32 VQG có trên chủ quyền lãnh thổ ViệtNam, là địa phận khơng những có vị trí quan trọng về bảo mật an ninh quốc phòng, mà còn làhành lang giao lưu tăng trưởng kinh tế tài chính tiếp nối vùng Tây Bắc và Đồng bằng Bắc bộ. Với diện tích quy hoạnh tự nhiên là 33.687 ha gồm có vùng lõi là 15.048 ha và vùng đệm18. 639 ha trong đó diện tích quy hoạnh rừng núi đá vơi chiếm khoảng chừng 10 %, độ bao trùm củarừng chiếm 60,5 %. VQG Xn Sơn nằm trong dãy núi liên hồn phía Đơng Namcủa dãy Hoàng Liên Sơn, là lá phổi xanh của tỉnh Phú Thọ, rừng đầu nguồn sôngBứa và những chi lưu của sông Đà, sông Hồng. Nơi đây cịn nổi tiếng với vùng rừngnúi có nhiều cảnh sắc tự nhiên phong phú kỳ thú, làm nền tảng cho sự hình thànhphát triển những nguồn tài nguyên vạn vật thiên nhiên. VQG Xuân Sơn cũng như những VQG vàkhu BTTN khác trong cả nước đang đứng trước thử thách rất lớn về áp lực đè nén tácđộng trực tiếp của người dân vùng đệm lên tài nguyên rừng của VQG. Tuy nhiêncho đến nay chưa có nghiên cứu và điều tra đơn cử và tồn diện nào về vai trị sự tham gia quảnlý rừng của hội đồng tại vùng đệm của VQG Xuân Sơn, những nghiên cứu và điều tra về nhữngyếu tố cản trở người dân tham gia bảo vệ tài nguyên rừng hay là chính sách san sẻ lợiích giữa người dân địa phương và VQG, cũng như mối quan hệ giữa sự biến độngdiện tích rừng với sự ngày càng tăng dân số và sự ngày càng tăng áp lực đè nén khai thác tài nguyên tạivùng đệm. Công nghệ ảnh viễn thám đã chứng tỏ là nguồn cung ứng tài liệu cụ thể vớiđọ đáng tin cậy caovà tiếp tục, nhanh gọn. Các số liệu viễn thám được dùng trongcác cơng trình điều tra và nghiên cứu có ưu điểm là đồng điệu và thích hợp khi so sánh. Dữliệu viễn thám khơng chỉ mang tính khơng gian tìm hiểu và khám phá những đổi khác của thảmphủ của rừng về số lượng và sự phân bổ mà còn được cho phép xác lập được cả bản chấtcủa những sự biến hóa trong những điều tra và nghiên cứu theo thời hạn. Kết hợp tác dụng phântích ảnh viễn thám với những thông tin tìm hiểu kinh tế tài chính xã hội sẽ giúp những nhà hoạchđịnh chủ trương hiểu rõ hơn quy trình đổi khác sử dụng đất cũng như trong quản lýđất lâm nghiệp. Chính vì thế, đề tài : “ Ứng dụng công nghệ tiên tiến viễn thám và GIStrong quản trị đất lâm nghiệp tại một số ít xã vùng đệm Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ ” được thực thi góp thêm phần phân phối cơ sở khoa học cho những hoạtđộng quy hoạch, quản trị và bảo vệ hiệu suất cao diện tích quy hoạnh đất lâm nghiệp khu vựcnghiên cứu. Chương 1T ỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1. 1. Tổng quan về vùng đệm và vai trò của vùng đệm trong khu bảo tồn1. 1.1. Tổng quan về vùng đệmKhái niệm vùng đệm được thể chế hoá trong Quyết định 186 / 2006 / QĐ-TTgngày 14/8/2006 của nhà nước. Một lần nữa vùng đệm được xác lập nằm ngoàiVQG, quyết định hành động này đề cập một cách tương đối tồn diện về vị trí, công dụng, trách nhiệm, những hoạt động giải trí và sự phối phối hợp giữa những bên tương quan trong việc pháttriển kinh tế tài chính, xã hội vùng đệm. Theo quyết định hành động này thì “ vùng đệm được hiểu là vùng rừng, vùng đất hoặcvùng đất có mặt nước nằm liền kề với VQG và Khu bảo tồn vạn vật thiên nhiên bao gồmtoàn bộ hoặc một phần những xã, phường, thị xã nằm cạnh sát ranh giới với VQG và Khubảo tồn vạn vật thiên nhiên. Vùng đệm được xác lập nhằm mục đích ngăn ngừa, giảm nhẹ sự xâm hạicủa con người tới VQG và Khu bảo tồn vạn vật thiên nhiên. VQG và Khu bảo tồn thiênnhiên phải kiến thiết xây dựng vùng đệm cho khu rừng. Ban quản trị khu rừng đặc dụng tổchức cho hội đồng dân cư vùng đệm tham gia những hoạt động giải trí bảo vệ, bảo tồn, sửdụng hài hòa và hợp lý lâm sản và những tài nguyên tự nhiên, những dịch vụ du lịch sinh thái xanh để gópphần nâng cao thu nhập gắn sinh kế của dân cư với những hoạt động giải trí của khu rừngđặc dụng. Cơ quan chính quyền sở tại Nhà nước trên địa phận vùng đệm lập dự án Bất Động Sản đầu tưphát triển sản xuất và hạ tầng nông thôn để không thay đổi đời sống cho cộng đồngdân cư, đồng thời thiết lập quy định nghĩa vụ và trách nhiệm của hội đồng dân cư với từng hộgia đình trong việc bảo vệ và bảo tồn khu rừng đặc dụng. Diện tích vùng đệm khơngtính vào diện tích quy hoạnh của khu rừng đặc dụng ”. Như vậy tổng thể những VQG, khu BTTN đều phải có vùng đệm, đây là chiếc nơi, là vành đai bao quanh có công dụng bảo vệ vùng lõi VQG, khu BTTN. Vì vậy, đầu tưxây dựng và quản trị vùng đệm là một trách nhiệm rất là quan trọng. Đầu tư tăng trưởng vùng đệm nhằm mục đích giảm nhẹ rủi ro tiềm ẩn, thử thách và nhữngkhó khăn trong việc bảo vệ ĐDSH. Mọi nỗ lực góp vốn đầu tư thiết kế xây dựng và quản trị vùngđệm là để xử lý xích míc giữa bảo tồn vạn vật thiên nhiên và tăng trưởng nông thôn. Đây là một yếu tố phức tạp, địi hỏi phải có hàng loạt những giải pháp tổng hợp : Kinhtế, kỹ thuật, xã hội, môi trường tự nhiên, thông tin tiếp thị quảng cáo và phải kêu gọi nội lực củanhiều ngành khác nhau. Yêu cầu quan trọng của việc quản trị vùng đệm là phải thuhút được sự tham gia của những bên tương quan. Trong đó, đặc biệt quan trọng tôn vinh vai trò, tráchnhiệm và quyền lợi và nghĩa vụ của dân cư trong hội đồng địa phương. Quản lý vùng đệm được nhìn nhận như một hành vi can thiệp dài hạnnhằm đạt được tính vững chắc về sinh thái xanh, xã hội, tổ chức triển khai kinh tế tài chính. 1.1.2. Vai trò của vùng đệm trong khu bảo tồnVùng đệm có vai trị rất là quan trọng so với bảo tồn và tăng trưởng, songviệc quản trị vùng đệm gặp nhiều khó khăn vất vả và thử thách, địi hỏi phải có nhiều biệnpháp tổng hợp về pháp lý, kinh tế tài chính, kỹ thuật, xã hội, tuyên truyền và phải huy độngnỗ lực của nhiều ngành, nhiều cấp khác nhau lâu bền hơn, liên tục. Các bên liên quantrong quản trị vùng đệm và Vườn quốc gia cần phát huy vai trị, nghĩa vụ và trách nhiệm củamình so với bảo tồn và tăng trưởng. Vùng đệm được xác lập nhằm mục đích ngăn ngừa, giảm nhẹ sự xâm hại của conngười tới VQG và Khu bảo tồn vạn vật thiên nhiên. Đầu tư tăng trưởng vùng đệm nhằm mục đích giảm nhẹ rủi ro tiềm ẩn, thử thách và nhữngkhó khăn trong việc bảo vệ đa dạng sinh học. Mọi cố gắng nỗ lực góp vốn đầu tư thiết kế xây dựng và quảnlý vùng đệm là để xử lý xích míc giữa bảo tồn vạn vật thiên nhiên và tăng trưởng nôngthôn. Đây là một yếu tố phức tạp, địi hỏi phải có hàng loạt những giải pháp tổng hợpvề mặt kinh tế tài chính, kỹ thuật, xã hội, thiên nhiên và môi trường, thông tin tiếp thị quảng cáo và phải huyđộng nội lực của nhiều ngành khác nhau. Để phát huy vai trò của vùng đệm với bảo tồn và tăng trưởng, trước hết cầnphải xử lý những yếu tố sau : – Phải có quy hoạch vùng lõi và vùng đệm rõ ràng, có mốc giới vững chắc. – Xác định chính sách san sẻ quyền lợi có hiệu suất cao. Người dân được hưởng lợi gì từkhu BTTN hoặc VQG – Xác định rõ tiềm năng tăng trưởng vùng đệm và có dự án Bất Động Sản để triển khai mụctiêu đó. – Phối hợp tốt những chương trình, dự án Bất Động Sản của những cấp, những ngành khác nhau trêncùng một địa phận. – Xây dựng chính sách phối hợp cùng tham gia giữa những bên tương quan. Trong những yếu tố trên thì sự tham gia và tương hỗ của người dân địa phươngTrong những vaand đề trên thì sự tham gia và tương hỗ của người dân địa phươnglà rất là quan trọng. Các tiềm năng của dự án Bất Động Sản phải tương thích với nguyện vọng củangười dân. Người dân phải thực sự làm chủ trong vùng đệm về tài nguyên, côngviệc và quyền hạn. Chỉ khi họ trở thành người chủ thực sự thì họ sẽ có trách nhiệmvới chính nơi mà họ đang sinh sống. 1.2. Chính sách và quy định quản trị vùng đệm1. 2.1. Đất lâm nghiệp và chính sách quản trị khu bảo tồnVùng đệm của những khu bảo tồn vạn vật thiên nhiên và VQG chính thức được đề cậpkhi có Quyết định số 194 – CT ngày 9/8/1986 lao lý hạng mục 73 khu rừng cấmvà quyết định hành động số 1171 – CT ngày 30/11/1986 của Bộ Lâm nghiệp ( nay là Bộ Nôngnghiệp và PTNT ) phát hành những loại quy định rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặcdụng pháp luật về vùng đệm những VQG và Khu bảo tồn vạn vật thiên nhiên tuy nhiên cho đến nayviệc thực thi quản trị vùng đệm còn rất hạn chế. Quản lý rừng hội đồng được thiết kế xây dựng dựa trên phong tục tập quán củangười dân địa phương. Có những phong tục tập quán tương thích với nhu yếu của quảnlý bền vững và kiên cố tài nguyên rừng. Nhưng cũng có những phong tục tập quán ngược lạivới nhu yếu của quản trị bền vững và kiên cố tài nguyên rừng. Vì vậy, quản trị rừng cộng đồngphải hướng người dân vào phát huy được những phong tục tập quán có lợi và giảmdần những phong tục tập quán cản trở hoạt động giải trí quản trị bền vững và kiên cố tài nguyênrừng. Tuy nhiên, phong tục tập quán, nhận thức, kỹ năng và kiến thức của dân cư không phảilà không bao giờ thay đổi. Chúng đổi khác không ngừng cùng sự văn minh của xã hội. Vì vậy, nhữnggiải pháp quản trị rừng hội đồng không chỉ tương thích với đặc thù nhận thức vàkiến thức của dân cư mà còn phải hướng đến làm đổi khác chúng theo chiềuhướng có lợi cho hoạt động giải trí quản trị vững chắc tài nguyên rừng. Ngày nay ở nước ta, quản trị tài nguyên trên cơ sở hội đồng đã được nhận thứcnhư một trong những giải pháp hiệu suất cao để quản trị tài nguyên vạn vật thiên nhiên vùng cao. Đó là cách quản trị mà mọi thành viên hội đồng đều được tham gia vào quy trình phântích nhìn nhận tình hình, xác lập ngun nhân và hình thành giải pháp để phát huymọi nguồn lực của địa phương cho bảo vệ, tăng trưởng và sử dụng tối ưu những nguồn tàinguyên vạn vật thiên nhiên vì sự phồn thịnh của mỗi mái ấm gia đình và hội đồng. Trần Ngọc Lân và những đồng sự ( 1995 – 1998 ) đã thực thi điều tra và nghiên cứu tại vùngđệm khu bảo tồn vạn vật thiên nhiên Pù Mát và dựa trên điều tra và nghiên cứu này, cuốn sách “ Pháttriển vững chắc vùng đệm khu bảo tồn vạn vật thiên nhiên và VQG ” được sinh ra năm 1999 [ 21 ]. Nghiên cứu đã nhìn nhận áp lực đè nén của vùng đệm lên khu bảo tồn và hệ thốngnông hộ tại vùng đệm Pù Mát. Tác giả Tóm lại rằng những nông hộ trong vùng đệm PùMát có sự gắn bó ngặt nghèo với rừng, nguồn thu nhập từ khai thác lâm sản và canhtác nương rẫy chiếm vị trí quan trọng trong tổng thu nhập của mỗi nơng hộ. Hiệntại, những nơng hộ đang có sự quy đổi về sinh kế, tuy nhiên mới chỉ rất ít ở những nơng hộcó sự hiểu biết và có vốn góp vốn đầu tư. Năm 1999, D.A. Gilmour và Nguyễn Văn Sản đã xuất bản cuốn sách “ Quản lývùng đệm ở Nước Ta ”. Đây là báo cáo giải trình về một điều tra và nghiên cứu quản trị vùng đệm, với banghiên cứu điểm tại VQG Ba Vì, Bạch Mã và Cát Tiên [ 5 ]. Nghiên cứu đã miêu tả thựctrạng vùng đệm, đặc biệt quan trọng là mối quan hệ giữa những hội đồng dân cư của vùng đệm và tàinguyên rừng ở trong vùng đệm, ở những VQG, những Kết luận và yêu cầu mới chỉ ở mức vạchra phương hướng ở tầm vĩ mô. Nguyễn Huy Dũng cùng tập sự ( 1999 ), đã nghiên cứu và điều tra những hình thức quản lýrừng hội đồng ở xã Phúc Sen, huyện Quảng Hoà tỉnh Cao Bằng [ 9 ]. Tác giả đã đisâu vào nghiên cứu và điều tra về quy trình hình thành, cơ cấu tổ chức tổ chức triển khai và quyền lợi của quản lýmang lại cho hội đồng người dân trong thôn bản. Nghiên cứu này đã chỉ ra : quản lýrừng hội đồng ở đây được hình thành tự phát bởi hội đồng dân bản trước thực tếvà nhu yếu đời sống về lâm sản và sử dụng lâm sản. Đây là một mơ hình, một hìnhthức quản trị dựa trên những luật tục của hội đồng đã cho hiệu suất cao tốt trong phát triểnkinh tế và sử dụng vững chắc nguồn tài nguyên rừng. Hiện nay ở một số ít địa phương ở Sơn La và Lai Châu, thuộc vùng hoạt độngcủa dự án Bất Động Sản Lâm nghiệp xã hội Sơng Đà ( Chương trình hợp tác kỹ thuật Nước Ta Cộng hoà Liên bang Đức ) [ 7 ] đã thiết kế xây dựng nên những mơ hình quản trị rừng hội đồng. Dự án đã phối hợp với những ban ngành của tỉnh ( Chi cục Kiểm lâm, chi cục Lâmnghiệp và chính quyền sở tại địa phương cấp huyện, xã ) trong việc triển khai giao quyền sửdụng rừng và đất rừng cho hộ mái ấm gia đình, cá thể, những đồn thể và hội đồng, hỗ trợquy hoạch sử dụng đất, kiến thiết xây dựng những quy ước quản trị bảo vệ rừng thơn bản. Tiếp sauđó, một bước nâng tầm trong hoạt động giải trí quản trị rừng hội đồng là dự án Bất Động Sản đã tiến hànhxây dựng và vận dụng “ Phương pháp nhìn nhận tài nguyên rừng có sự tham gia và lậpkế hoạch quản trị rừng hội đồng ” cho những thôn bản trong vùng dự án Bất Động Sản. Đây là phươngpháp được những nhà khoa học đầu ngành nhìn nhận là rất tốt cho việc quản trị sử dụngrừng trên những diện tích quy hoạnh đã giao quyền sử dụng cho những hộ, những tổ chức triển khai và hội đồng. Vũ Hoài Minh và Hans Warfvinge ( 2002 ), đã thực thi nhìn nhận về thựctrạng quản trị rừng tự nhiên bởi những hộ mái ấm gia đình và hội đồng địa phương ở 3 tỉnhHồ Bình, Nghệ An và Thừa Thiên Huế. Các tác giả đã thực thi tìm hiểu và khám phá về sựhình thành, những quyền lợi đạt được và những yếu tố hưởng lợi, quyền sở hữu và cácchính sách tương quan đến hình thức quản trị này. Trong 5 mơ hình quản trị rừng cộngđồng có 4 hình thức là tự phát của hội đồng địa phương ( hình thức quản trị của cácđồng bào dân tộc thiểu số như Mường, Thái ) và được chính quyền sở tại địa phương chấpthuận : Họ tự đề ra những lao lý, quản trị, sử dụng lâm sản cũng như những hoạt độngxây dựng và tăng trưởng rừng. Hình thức quản trị ở Thuỷ Yên Thượng ( hội đồng ởđây là người dân tộc bản địa kinh ) được kiến thiết xây dựng dựa trên sự hợp tác giữa chính quyền sở tại địaphương ( tỉnh, huyện, xã ) với sự tương hỗ của dự án Bất Động Sản quốc tế. Trong hội thảo chiến lược “ Mạng lưới lâm nghiệp Châu Á Thái Bình Dương ” ( Asia Forest Network ) tháng 9/2003 tại Cao Bằng, Nước Ta [ 10 ]. Các nước thành viên đã luận bàn về cácbước lập kế hoạch và thiết kế xây dựng quy ước quản trị rừng hội đồng ( nhìn nhận tàinguyên có sự tham gia, những chương trình quản trị tài nguyên rừng dựa trên cơ sởcộng đồng, thu nhập qua quản trị rừng hội đồng, chương trình nhìn nhận và giámsát, những chủ trương về quản trị rừng trên cơ sở hội đồng … ) những nước thành viêntham dự đi đến thống nhất những hoạt động giải trí đàm đạo và đi đến thoả thuận hợp táctrong những nghành quản trị rừng hội đồng. Đây là một thành công xuất sắc của hội thảo chiến lược vàlà bước ngoặt cho công tác làm việc quản trị rừng dựa trên cơ sở hội đồng của những quốc giatrong khu vực. 1.2.2. Các mơ hình quản trị vùng đệm1. 2.2.1. Mơ hình quản trị vùng đệm ở Vườn Quốc gia Bạch MãHoạt động trợ giúp tăng trưởng kinh tế-xã hội vùng đệm phải hướng đến mụctiêu là tăng trưởng bển vững. Điều này có nghĩa là tăng trưởng sao cho việc sử dụng cácnguồn tài nguyên vạn vật thiên nhiên nhằm mục đích cung ứng được nhu yếu của thế hệ hiện tại mà khôngảnh hưởng đến năng lực thỏa mãn nhu cầu nhu yếu của những thế hệ tương lai. Và chính vì thếtrong quy trình tiến hành những chương trình tăng trưởng vùng đệm phải luôn nắm vững cácnguyên tắc của bảo tồn và tăng trưởng như : tôn trọng và chăm sóc đến đời sống cộngđồng ; cải tổ chất lượng đời sống của con người gắn với bảo vệ sức sống và tính đadạng sinh học, quản trị tốt nguồn tài nguyên khơng tái tạo được, biến hóa tập qn vàthói quen cá thể, để cho hội đồng làm chủ môi trường tự nhiên của họ. Dựa trên nguyên tắc trên, Vườn đã tiến hành 1 số ít những hoạt động giải trí phát triểncộng đồng và trải qua đó để giáo dục bảo tồn như : trồng rừng phục sinh hệ sinhthái bằng nhiều loài cây địa phương nhiều mục tiêu, chuyển giao kỹ thuật ni ong, trồng nấm, gieo ươm cây có nguồn gốc tại chổ để ship hàng công tác làm việc trồng rừng vàkhai thác tiềm năng sẳn có của địa phương Giao hàng đời sống con người. Một sốmơ hình vườn cây kinh tế tài chính, tái tạo vườn tạp, chương trình 327, chương trình 5 triệuha rừng, … đang được tiến hành ở nhiều nơi trong vùng đệm. Cũng nhờ sự trợ giúp về kỹ thuật và kinh phí đầu tư của chương trình hỗ trợ vốn những dựán nhỏ của Quỹ Mơi trường toàn thế giới ( GEF / SGP ) và Tổ chức Hỗ trợ Phát triển Đức ( DED ) trải qua sự điều phối với những tổ chức triển khai quần chúng trên địa phận, 1 số ít mơhình sản xuất tăng thu nhập cho hội đồng được vận dụng cho những điểm trung tâm trongvùng. Đó là những mơ hình quy đổi cơ cấu tổ chức cây xanh, tận dụng tối đa tiềm năng hạnhẹp của đất đai để sản xuất nông nghiệp, mơ hình sử dụng nhà bếp tiết kiệm ngân sách và chi phí củi trongcộng đồng. Hiện nay, Vườn đang phối hợp ngặt nghèo với chính quyền sở tại địa phương khảosát những điểm du lịch sinh thái xanh trong vùng đệm để hoàn toàn có thể giúp hội đồng khai thác, quản trị và tịch thu nguồn lợi từ những điểm du lịch này. Đây hoàn toàn có thể nói là một hoạtđộng rất mới và rất quan trọng đang được hội đồng và chính quyền sở tại địa phươngủng hộ tích cực. Ngồi những hoạt động giải trí giáo dục bảo tồn và trợ giúp tăng trưởng kinh tế-xã hộivùng đệm, cũng cần có một sự chăm sóc đặc biệt quan trọng hơn nữa để hoàn toàn có thể khuyến khíchcộng đồng cùng tham gia với Vườn trong công tác làm việc bảo tồn Vườn. Đó chính là mơhình bảo vệ rừng có sự tham gia của hội đồng ở những địa phận khác nhau trong vùngđệm. Hàng năm, dựa vào chương trình khoán bảo vệ rừng của nhà nước, VườnQuốc gia Bạch Mã đã vận dụng chuyển giao từ 6000 – 6500 ha rừng cho người dânvùng đệm quản trị bảo vệ. Các đối tượng người dùng tham gia vào chương trình này rất phong phú, đó chính là những đơn vị chức năng lực lượng vũ trang đóng trên địa phận, cá thể từng người dântham gia nhận khoán, từng hội đồng thơn bản tham gia nhận khốn để phát huysức mạnh tập thể trong công tác làm việc bảo vệ rừng. Việc thiết kế xây dựng và trình chính quyềnđịa phương phê duyệt qui chế bảo vệ và tăng trưởng rừng cho hội đồng hiện nayđang được tiến hành thử nghiệm ở một vài nơi trong vùng đệm. 1.3. Ứng dụng công nghệ địa khoảng trống trong quản trị đất lâm nghiệp – Công nghệ GIS ( Geographic Information System ) : Ứng dụng GIS để xâydựng và bổ trợ cơ sở tài liệu khoảng trống ( đất, nước, rừng ) và tài liệu phi khơnggian ( khí hậu, hiệu suất cao kinh tế tài chính, sản xuất nơng lâm nghiệp, … ). – Tích hợp GIS, RS và GPS ( Global Positioning System ) để nhìn nhận hoạtđộng quản trị đất lâm nghiệp qua những thời kỳ điều tra và nghiên cứu nhằm mục đích Giao hàng qui hoạch sửdụng đất và tăng trưởng nông nghiệp bền vững và kiên cố nghiên cứu và điều tra. – Viễn thám được vận dụng tiên phong ở Viện Điều tra quy hoạch rừng với tưliệu ảnh máy bay. Hệ thống mẫu giải đoán đơn thuần được thiết kế xây dựng cho từng loạirừng theo kiểu chụp ảnh, kiểu tán lá, … Các map về tài nguyên rừng, sinh khốirừng đã được xây dựng. 10 – Từ năm 1978, ảnh vệ tinh được đưa vào Nước Ta thì ngành Lâm nghiệp làmột trong những cơ sở vận dụng tiên phong trong chương trình vương quốc về nghiên cứukhông gian và đề án hỗ trợ vốn của Thụy Điển. Hệ thống máy điều vẽ tổng hợp màu vàcác tư liệu Landsat được nghiên cứu và phân tích giải đốn, thiết kế xây dựng map rừng trong phạm vitoàn quốc và cấp tỉnh. – Từ năm 2000 đến nay Viện Điều tra Quy hoạch rừng, Viện Khoa học Lâmnghiệp cũng đã tiến hành 1 số ít đề tài ứng dụng viễn thám và GIS. – Việc vận dụng viễn thám – GIS trong quản trị và dự báo cháy rừng cũngđược tiến hành ở Cục kiểm lâm, Đại học Lâm nghiệp. – Viễn thám – GIS lúc bấy giờ đang được vận dụng ở nhiều quy mô khác nhau, ởmức độ lâm trường, những map lập địa đã được vận dụng Giao hàng cho công tác làm việc quảnlý tài nguyên rừng đến cấp tiểu khu. Điều tra và giám sát tài nguyên đấtCho đến nay, ảnh vệ tinh đã được nhiều cơ quan ở nước ta sử dụng để thànhlập map thực trạng sử dụng đất. Những map này phủ trùm những vùng lãnh thổkhác nhau, từ khu vực hẹp đến tỉnh, vùng và toàn nước. Bản đồ thực trạng sử dụng đất toàn nước năm 1990 tỷ suất 1 : 1000 000 đượcthành lập bằng nhiều nguồn tài liệu, trong đó có ảnh vệ tinh Landsat TM. Bản đồnày do Tổng cục Quản lý Ruộng đất ( nay thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường ) cùngmột số những cơ quan khác triển khai. Bên cạnh đó, năm 1993 Tổng cục Quản lýRuộng đất và Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước ( nay thuộc Bộ Tài nguyên và Môitrường ), Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Viện Điều tra Quyhoạch rừng, Viện Thiết kế và Quy hoạch Nông nghiệp ( Bộ Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn ) đã xây dựng map thực trạng sử dụng đất toàn nước tỷ suất 1 : 250000 bằng ảnh Landsat TM.Bản đồ thực trạng sử dụng đất của những vùng như Tây Nguyên, Đồng bằngsông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng, … được xây dựng trong khn khổ cácchương trình tìm hiểu tổng hợp, đều đã sử dụng ảnh vệ tinh như một nguồn tài liệuchính. Những map này được xây dựng trong những năm 1989 và 1990 của thế kỷ11trước và do những cơ quan nghiên cứu và điều tra khoa học và tìm hiểu cơ bản thực thi. Bản đồđược xây dựng hầu hết ở tỉ lệ 1 : 250 000. Bản đồ thực trạng sử dụng đất cấp tỉnh vàcác khu vực hẹp hơn của một số ít địa phương cũng được xây dựng bằng ảnh vệ tinh. Những map này thường được xây dựng ở những tỉ lệ 1 : 100 000 ( cấp tỉnh ) đến 1 : 25000 ( khu vực đơn cử ) và do những Viện thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Côngnghệ Quốc gia, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, Trung tâm Viễn thámthuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và 1 số ít Trường Đại học thực thi trongkhuôn khổ những đề tài nghiên cứu và điều tra và những dự án Bất Động Sản. Nhằm đưa công nghệ tiên tiến viễn thám về những Sở Tài nguyên và Môi trường, phụcvụ công tác làm việc quản trị tài nguyên đất vào dịp tổng kiểm kê đất năm 2000, Trung tâmViễn thám đã có những nỗ lực bắt đầu để 1 số ít Sở tiếp cận với công nghệ tiên tiến viễnthám, đã kiến thiết xây dựng tiến trình xây dựng map thực trạng sử dụng đất bằng ảnh vệtinh và thực thi thử nghiệm ở 1 số ít địa phương. Trung tâm Viễn thám đã thànhlập bình đồ ảnh thiên hà tỷ suất 1 : 10 000 ship hàng kiểm kê đất đai của 13 tỉnh trong đợtkiểm kê đất năm 2005. Về mặt thổ nhưỡng, ảnh vệ tinh hoàn toàn có thể được sử dụng trong cơng tác tìm hiểu, xây dựng map thổ nhưỡng, điều tra và nghiên cứu, giám sát quy trình suy thối đất do nhiềungun nhân khác nhau gây ra như xói mịn, nhiễm mặn và cát lấn ở nước ta, ảnh vệtinh được sử dụng như tài liệu tương hỗ để xây dựng 1 số ít map thổ nhưỡng nhưbản đồ thổ nhưỡng Tây Nguyên tỉ lệ 1 : 250 000, map thổ nhưỡng đồng bằng sôngCửu Long tỉ lệ 1 : 250 000 thuộc những chương trình tìm hiểu tổng hợp những vùng này. Bên cạnh đó, một số ít thử nghiệm sử dụng ảnh vệ tinh và GIS để xây dựng bản đồxói mịn đất ở tỷ suất nhỏ cũng đã được thực thi. Như vậy, tác dụng sử dụng ảnh vệtinh để tìm hiểu, giám sát lớp phủ thổ nhưỡng ở nước ta đã được vận dụng, tuy nhiênsố lượng những điều tra và nghiên cứu vẫn còn hạn chế. Như vậy, cho đến nay nhiều cơ quan ở nước ta đã sử dụng ảnh vệ tinh đểthành lập map thực trạng sử dụng đất nhằm mục đích Giao hàng những mục tiêu khác nhau. Kếhoạch sử dụng ảnh vệ tinh để tìm hiểu, xây dựng map thực trạng sử dụng đất mộtcách mạng lưới hệ thống theo pháp luật của tổng kiểm kê đất thuộc ngành địa chính cũng như12để giám sát và update dịch chuyển về sử dụng đất đai một cách liên tục theo những chukỳ thời gian ngắn, đang được Trung tâm Viễn thám, Bộ Tài nguyên và Môi trườngnghiên cứu đưa vào triển khai trong thời hạn tới. 1.4. Tổng quan khu vực nghiên cứuKhi mới xây dựng Vườn Quốc gia Xuân Sơn gặp rất nhiều khó khăn vất vả về cơ sởhạ tầng, sau hơn 10 năm thiết kế xây dựng và tăng trưởng, Vườn đã được góp vốn đầu tư, xây dựngcác cơng trình Giao hàng cho cơng tác quản trị, bảo vệ và tăng trưởng rừng, đặc biệt quan trọng làcông trình đường tuần tra kết hợp giao thơng, với hơn 20 km đường bê-tông đi đếnnhững thôn, bản xa nhất Giao hàng công tác làm việc tuần tra bảo vệ rừng, đi lại của nhân dânđược thuận tiện, đồng thời tiến hành những chương trình tăng trưởng kinh tế tài chính nâng cao đờisống người dân khu vực. Xã Xuân Sơn nằm trong vùng lõi của Vườn Quốc gia, có 258 hộ ( 1.057 nhânkhẩu ), gồm hai dân tộc bản địa Mường và Dao. Người dân chủ yếu sống bằng nghề trồngtrọt và chăn nuôi, nên đời sống cịn nhiều khó khăn vất vả, với hơn 50 % hộ nghèo. Trongq trình tăng trưởng ban quản trị Vườn và chính quyền sở tại địa phương đã tranh thủ nhiềunguồn lực thiết kế xây dựng những mơ hình, chương trình tăng trưởng kinh tế tài chính, xã hội, qua đótừng bước cải tổ đời sống người dân và bảo vệ rừng, tăng trưởng tiềm năng dulịch. Tồn xã có hơn 6.050 ha, thì được giao khốn bảo vệ rừng hơn 5.000 ha. Từkhi được giao khoán bảo vệ rừng, mỗi hộ mái ấm gia đình cũng có thu nhập 2 triệuđồng / năm. Từ năm 2011, Vườn vương quốc Xuân Sơn phối hợp Trung tâm thực nghiệmsinh học nông nghiệp công nghệ cao ( Viện Di truyền nơng nghiệp ) tiến hành thựchiện mơ hình thử nghiệm ” Ứng dụng công nghệ tiên tiến nuôi cấy mô để sản xuất khoai tầngvàng “, bảo tồn nguồn gen khoai tầng vàng, cung ứng giống ship hàng gây trồng trêndiện rộng. Thông qua hiệu quả của mơ hình tiến tới tiến hành nhân rộng tới ngườidân gây trồng, để Giao hàng cho nhu yếu tăng trưởng kinh tế tài chính hộ mái ấm gia đình và hướng đếnviệc tạo ra tên thương hiệu mẫu sản phẩm sản phẩm & hàng hóa cho khoai tầng vàng Xuân Sơn phục vụnhu cầu du lịch trong tương lai và góp thêm phần quản trị rừng Vườn vương quốc Xuân Sơnbền vững. Cùng với đó, dự án Bất Động Sản ” Cải thiện đời sống người dân địa phương ở trong và13ngồi vườn vương quốc, góp thêm phần quản trị rừng bền vững và kiên cố ” do Đại sứ quán Vương quốcĐan Mạch hỗ trợ vốn cũng đem lại hiệu suất cao khả quan. Dự án đã tương hỗ và chuyển giaokỹ thuật nuôi, trồng một số ít cây, con đặc sản nổi tiếng có giá trị kinh tế tài chính như trồng sơn lấynhựa, ni gà nhiều cựa, trong đó chăn nuôi gà, gia súc đã cho hiệu quả khá. XuânSơn được biết đến với hai loại đặc sản nổi tiếng là gà nhiều cựa và lợn lửng. Gà nhiều cựa nổitiếng với giống ” gà chín cựa ” trong truyền thuyết thần thoại Sơn Tinh – Thủy Tinh được gâygiống nhân rộng nhiều nơi, nhưng ở vùng Xuân Sơn do điều kiện kèm theo thiên nhiên và môi trường chủyếu nuôi thả tự nhiên tìm ăn cơn trùng, bay chạy trong rừng nên chất lượng thịtkhác hẳn, ngon, thơm nên giá bán cũng cao hơn từ 1,5 – 2 lần, giá cả từ 200 – 260 nghìn, có lúc 300 nghìn đồng / kg. Cịn lợn lửng vốn là đặc sản nổi tiếng truyền kiếp ở vùng đồngbào dân tộc bản địa Thanh Sơn, Tân Sơn. Lợn được nuôi theo giải pháp thả rông, hàngnăm sau khi thu hoạch lúa mùa, lợn, trâu bò được thả ra ruộng, rừng tự kiếm ăn, giachủ cho ăn rất ít. Lợn ni như vậy mỗi năm chỉ được vài chục kg, dù năng suấtthấp nhưng bù lại thịt lợn thơm, ngon, hơn hẳn thịt lợn nuôi truyền thống lịch sử, càng khácxa với thịt lợn nuôi bằng cám công nghiệp. Gần đây khi trào lưu ăn thịt lợn lửngnhân rộng nhiều mái ấm gia đình cịn tích hợp ni lợn lửng theo kiểu lợn lai, cho lợn nhà laigiống với lợn rừng cho ra mẫu sản phẩm lợn lửng lai bán với giá 120 – 150 ngàn đồng / kglợn hơi. Gần đây người dân trong vùng cịn nhân rộng mơ hình ni trâu, bị hànghóa. Bị nái địa phương được lựa chọn phối hợp lai bò đực lai cho ra bê lai, lớnnhanh, sản lượng cao, sau một năm tuổi nếu là bê cái lựa chọn nái nền hoàn toàn có thể bán 810 triệu đồng, bò đực bán thực phẩm cũng đạt 6-7 triệu đồng … Cùng với chăn nuôi, trồng rừng và trồng cây đặc sản nổi tiếng như rau sắng, chè shan cũng là hướng làm giàuđang được người dân chú trọng. Khác với trước đây bà con đa phần khai thác tựnhiên, thời nay rất nhiều hộ trong xã Xuân Sơn và vùng xung quanh đã nhận đất, trồng rừng. Điển hình như năm năm trước Vườn Quốc gia đã tiến hành trồng 1600 harừng cho bốn xã Xuân Sơn, Kim Thượng, Tân Sơn, Xuân Đài, trong đó có 1000 harừng kinh tế tài chính. Nhờ tăng trưởng, nhân rộng những mơ hình sản xuất, ni, trồng cây con đặc sảnmà đời sống người dân Xuân Sơn nói riêng, những xã vùng đệm nói chung đang từng14bước cải tổ, người dân ít nhờ vào khai thác tự nhiên, chặt phá rừng, nhất là làmnương rẫy ít đi. Cùng với hạ tầng do Nhà nước góp vốn đầu tư được tăng nhanh từ đó gópphần đáng kể quản trị, bảo vệ rừng, tạo ra loại sản phẩm Giao hàng tăng trưởng du lịch. Nhiều năm nay Vườn Quốc gia không xảy ra cháy rừng, thực trạng chặt phá rất hạnchế, hành khách đến thăm quan, du lịch tăng lên, đạt 6-7 ngàn người / năm. Đây là dấuhiệu tốt để hướng tới thiết kế xây dựng Xuân Sơn trở thành vùng du lịch sinh thái xanh lớn trongkhu vực. Kết quả tổng kết công tác làm việc ngành lâm nghiệp đã chỉ ra một trong những khókhăn sống sót trong quy trình tiến độ lúc bấy giờ của ngành Lâm nghiệp là chưa qui hoạch đượclâm phận mang tính không thay đổi, phân loại 3 loại rừng chưa rõ ràng và qui chế quản lýchưa tương thích với từng loại ( Phạm Văn Mạch, Triệu Văn Hùng, 2005 ). Bên cạnh đócơng tác ứng dụng viễn thám và GIS còn thiếu những điều tra và nghiên cứu cơ bản và thiếu cơsở khoa học. Do vậy, công tác làm việc quản trị tài nguyên rừng nói chung và đất lâm nghiệpnói riêng sử dụng những công cụ, giải pháp văn minh như viễn thám, GIS với độchính xác cao là điều rất là thiết yếu cho quá trình lúc bấy giờ và tương lai. Gópphần phục sinh và tăng trưởng vốn rừng, đem lại không thay đổi và nâng cao mức sống chođồng bào những dân tộc bản địa vùng đệm thuộc VQG Xuân Sơn. Kết quả điều tra và nghiên cứu của đềtài sẽ góp thêm phần cung ứng tài liệu có độ đáng tin cậy và là cơ sở góp thêm phần đề xuất kiến nghị những giảipháp nâng cao quản trị đất lâm nghiệp vững chắc khu vực nghiên cứu và điều tra. Hiện tại chưa có điều tra và nghiên cứu nào thực thi đề tài ứng dụng công nghệ tiên tiến địakhông gian ( GIS, RS và GPS ) vào trong nhìn nhận hiệu suất cao quản trị và sử dụng đấtlâm nghiệp ở những vùng đệm thuộc VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Do vậy, những dữliệu mang tính khoảng trống và thời hạn rất hạn chế ở khu vực này. Việc ứng dụngcông nghệ viễn thám và GIS hoàn toàn có thể phân phối chuỗi tài liệu nhiều năm cho khu vựcnghiên cứu, sẽ là cơ sở khoa học có độ an toàn và đáng tin cậy cao trong nghiên cứu và điều tra và đề xuất kiến nghị cácgiải pháp quản trị và tăng trưởng vững chắc tài nguyên rừng khu vực vùng đệm thuộcVQG Xuân Sơn. 15C hương 2M ỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2. 1. Mục tiêu nghiên cứu2. 1.1. Mục tiêu tổng quátGóp phần làm cơ sở khoa học yêu cầu giải pháp nâng cao hiệu suất cao quản lýđất lâm nghiệp tại vùng đệm Khu bảo tồn Nước Ta. 2.1.2. Mục tiêu cụ thểNghiên cứu nhằm mục đích đạt được những tiềm năng sau : – Đánh giá thực trạng đất lâm nghiệp tại 1 số ít xã vùng đệm Vườn Quốc GiaXuân Sơn, Phú Thọ. – Đề xuất giải pháp góp thêm phần nâng cao hiệu suất cao quản trị đất lâm nghiệp tại vùngđệm VQG Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ. 2.2. Đối tượng và khoanh vùng phạm vi nghiên cứuDo điều kiện kèm theo về thời hạn, nhân lực và kinh phí đầu tư nên đối tượng người tiêu dùng và phạm vinghiên cứu được số lượng giới hạn đơn cử như sau : – Phạm vi vềnội dung : Đề tài tập trung chuyên sâu điều tra và nghiên cứu biến hóa thực trạng đấtlâm nghiệp tại một số ít vùng đệm thuộc Vườn Quốc Gia Xuân Sơn quy trình tiến độ trướcnăm 2003 ( VQG Xuân Sơn chưa xây dựng ) và quá trình sau năm 2003 và cho đếnthời điểm điều tra và nghiên cứu, xác lập những yếu tác động ảnh hưởng đến sự biến hóa thực trạng đấtlâm nghiệp trong từng quy trình tiến độ đơn cử. – Phạm vi về khơng gian : Hiện nay có 06 xã vùng đệm thuộc VQG XuânSơn đó là xã Xuân Sơn, Kim Thượng, Xuân Đài, Minh Đài, Tân Sơn và xã ĐồngSơn, tổng thể những xã này đều nằm trên địa phận huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ. Tuynhiên, trong khoanh vùng phạm vi nghiên cứu và điều tra của đề tài, 02 xã vùng đệm được lựa chọn gồm xãKim Thượng và Xuân Sơn. Trên vùng đệm thuộc 2 xã được chọn gồm có 14 khu hành chính, xã XuânSơn gồm 4 khu : khu Dù, khu Lấp, khu Cỏi, khu Lạng. Xã Kim Thượng gồm có 10 khu : khu Chiềng 1, khu Chiềng 2, khu Chiềng 3, khu Xuân 1, khu Xuân 2, khu TânHồi, khu Nhàng, khu Xoan, khu Tân Ong, khu Hạ Bằng. 162.3. Nội dung nghiên cứuĐể cung ứng tiềm năng nghiên cứu và điều tra đề ra, những nội dung đa phần được triển khai : 2.3.1. Nghiên cứu nhìn nhận tình hình quản trị đất lâm nghiệp tại vùng đệm VQGXuân Sơn, tỉnh Phú Thọ – Hoạt động quản trị đất lâm nghiệp tại vùng đệm khu vực điều tra và nghiên cứu. – Diện tích đất lâm nghiệp, chất lượng và phân bổ khoảng trống khu vựcnghiên cứu. – Các hình thức quản trị đất lâm nghiệp có sự tham gia của người dân địaphương khu vực nghiên cứu và điều tra. – Hoạt động khai thác và sử dụng đất lâm nghiệp ở địa phương, thời cơ, nguycơ và thử thách so với quản trị đất lâm nghiệp tại vùng đệm khu vực điều tra và nghiên cứu. 2.3.2. Nghiên cứu nhìn nhận sự biến hóa đất lâm nghiệp tại vùng đệm VQG XuânSơn, Phú Thọ – Xây dựng map chuyên đề đất lâm nghiệp qua những năm điều tra và nghiên cứu ( 2001,2008 và năm ngoái ). – Xây dựng map biến hóa đất lâm nghiệp qua những tiến trình điều tra và nghiên cứu. – Đánh giá sự biến hóa diện tích quy hoạnh đất lâm nghiệp, hoạt động giải trí sử dụng đất quacác thời kỳ điều tra và nghiên cứu. 2.3.3. Nghiên cứu nhìn nhận những yếu tố tác động ảnh hưởng đến quản trị đất lâm nghiệp – Đánh giá ảnh hưởng tác động của những yếu tố chủ trương lâm nghiệp đến hoạt độngquản lý đất lâm nghiệp ( quá trình trước và sau khi Vườn Quốc gia xây dựng ). – Đánh giá ảnh hưởng tác động của yếu tố dân số ( xã hội ) đến biến hóa sử dụng đấtlâm nghiệp : Sự tăng trưởng dân số và tỷ lệ dân cư. – Đánh giá tác động ảnh hưởng của hạ tầng ( chất lượng ) : Chất lượng đường giaothông, khoảng chừng những đến những trục đường đến khu vực có rừng phân bổ. – Đánh giá ảnh hưởng tác động của những yếu tố khoa học công nghệ tiên tiến, kỹ thuật đến hiệuquả quản trị đất lâm nghiệp. – Đánh giá ảnh hưởng tác động của yếu tố sinh thái xanh đến biến hóa sử dụng đất : Cácvùng quy mô của hội đồng. 172.3.4. Nghiên cứu yêu cầu giải pháp nâng cao hiệu suất cao quản trị đất lâm nghiệp tạixã vùng đệm – Nhóm giải pháp về mặt chủ trương lâm nghiệp theo hướng tái cơ cấu tổ chức ngànhlâm nghiệp. – Nhóm giải pháp kinh tế tài chính – xã hội. – Nhóm giải pháp về mặt kỹ thuật, khoa học công nghệ tiên tiến. 2.4. Phương pháp nghiên cứu2. 4.1. Phương pháp luậnKỹ thuật và những thuật toán phát hiện sự đổi khác ở những quy trình tiến độ khác nhau củacác đối tượng người tiêu dùng trên ảnh viễn thám đã được thiết lập dựa trên sự tăng trưởng cơng nghệviễn thám về những đặc tính khoảng trống, phổ, nhiệt và thời hạn. Hai chiêu thức phổbiến phát hiện sự biến hóa trên tài liệu ảnh vệ tinh đó là so sánh sự độc lạ trên ảnh vàsau phân loại. Trong điều tra và nghiên cứu này, giải pháp so sánh sau phân loại được áp dụngđể phát hiện đổi khác thực trạng sử dụng đất và độ che rừng. Dữ liệu ảnh Landsat đượcsử dụng để nghiên cứu và phân tích đổi khác gồm những ảnh Landsat năm 2001, 2008 và năm ngoái đánh giásự đổi khác thực trạng đất lâm nghiệp khu vực nghiên cứu và điều tra. Ảnh viễn thám sau khi được tham chiếu hệ toạ độ thực, những đối tượng người tiêu dùng đượclựa chọn cho chiêu thức phân loại đối tượng người tiêu dùng là những đối tượng người dùng trên ảnh có dạnghình như nhau. Đề tài sử dụng những quy tắc dựa trên những thuộc tính đối tượng người dùng gồmdạng vùng, độ chặt, size, tỷ suất kênh phổ và mức độ trật tự sắp xếp để loại bỏmột số đối tượng người tiêu dùng nhiễu không mong ước hay phần đất liền hoặc đối tượng người tiêu dùng nước. Rừng là một bộ phận của mạng lưới hệ thống tự nhiên, bởi sự sống sót và tăng trưởng của nó phụthuộc những quy luật tự nhiên, chịu ảnh hưởng tác động của nhiều yếu tố khác nhau trong hệthống tự nhiên như địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, sinh vật v.v… Do quan hệ chặt chẽvới những yếu tố tự nhiên nên theo quan điểm mạng lưới hệ thống hoàn toàn có thể xem những giải phápquản lý rừng như thể những giải pháp điều khiển và tinh chỉnh mạng lưới hệ thống tự nhiên theo hướng thúcđẩy sinh trưởng, tăng trưởng và hình thành hiệu suất của hệ sinh thái rừng. Rừng cũnglà một bộ phận của mạng lưới hệ thống kinh tế tài chính vì sự sống sót và tăng trưởng của nó gắn liền vớicác hoạt động giải trí kinh tế tài chính của con người như trồng rừng, khai thác lâm sản, làm nương ,

5/5 - (1 vote)

Bài viết liên quan

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments