Link tải bộ 999 câu trắc nghiệm hóa học ứng dụng thi THPT Quốc gia

30 Tháng 01, 2021

Trong đề thi THPT Quốc gia môn Hóa, các câu trắc nghiệm hóa học ứng dụng thường chiếm từ 3-4 câu. Những câu hỏi này không khó nhưng vẫn rất nhiều thí sinh mất điểm oan vì chủ quan không học. Dưới đây là phần tổng hợp các câu trắc nghiệm hóa học phần ứng dụng hay gặp nhất, giúp các em ôn tập dễ dàng để không lãng phí điểm số.Link tải nằm ở cuối bài viết các em nhé!

FREE 1000 lộ trình ôn thi chi tiết cụ thể theo tuần giành 9-10 thi THPT Quốc gia 2021

Link tải PDF bộ 50 đề và sách luyện thi 2021 cho 2k3 thi THPT Quốc gia

3 dạng bài tập về sắt giúp em ăn chắc điểm 9 Hóa THPT Quốc gia 2021
Đột phá 8 + Hóa tái bản 2020 tập 1 – tập 2

trắc nghiệm hóa học ứng dụng

Tổng hợp những câu trắc nghiệm hóa học ứng dụng phần 1

Câu 1. Khi ủ than tổ ong có một khí rất độc, không màu, không mùi được tạo ra, đó là khí?
A. CO2. B. SO2. C. CO. D. H2.

Câu 2. Khi nấu canh cua thì thấy các mảng “riêu cua” nổi lên là do?
A. phản ứng màu của protein. B. phản ứng thủy phân của protein.
C. sự đông tụ của protein do nhiệt độ. D. sự đông tụ của lipit.

Câu trắc nghiệm hóa học ứng dụng số 3

Để khử mùi tanh của cá (gây ra do một số amin) ta có thể rửa cá với
A. nước. B. cồn. C. giấm. D. nước muối.

Câu 4. Để khử chua cho đất người ta thường sử dụng chất nào sau đây?
A. Đá vôi. B. Muối ăn. C. Phèn chua. D. Vôi sống.

Câu 5. Trước những năm 50 của thế kỷ XX, công nghiệp hữu cơ dựa trên nguyên liệu chính là axetilen. Ngày nay, nhờ sự phát triển vượt bậc của công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ, etilen trở thành nguyên liệu rẻ tiền và tiện lợi hơn so với axetilen. Công thức phân tử của etilen là
A. CH4. B. C2H6. C. C2H2. D. C2H4.

Câu trắc nghiệm hóa học ứng dụng 6. Etanol là chất tác động đến thần kinh trung ương. Khi hàm lượng etanol trong máu tăng thì sẽ có hiện tượng nôn, mất tỉnh táo và có thể tử vong. Tên gọi khác của etanol là
A. axit fomic. B. ancol etylic. C. phenol. D. etanal.

Câu 7. Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4, 2H2O) được gọi là
A. boxit. B. đá vôi. C. thạch cao nung. D. thạch cao sống.

Tổng hợp những câu trắc nghiệm hóa học ứng dụng phần 2

Câu 8. Ở ruột non cơ thể người, nhờ tác dụng xúc tác của các enzim như lipaza và dịch mật chất béo bị thủy phân thành
A. CO2 và H2O. B. NH3, CO2, H2O.
C. axit béo và glixerol. D. axit cacboxylic và glixerol.

Câu 9. Thủy ngân rất độc, dễ bay hơi. Khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì dùng chất nào trong các chất sau để khử độc thủy ngân?
A. Bột lưu huỳnh. B. Nước. C. Bột sắt. D. Bột than.

Câu trắc nghiệm hóa học ứng dụng 10. Ion kim loại X khi vào cơ thể vượt mức cho phép sẽ gây nguy hiểm với sự phát triển cả về trí tuệ và thể chất con người. Ở các làng nghề tái chế ăcqui cũ, nhiều người bị ung thư, trẻ em chậm phát triển trí tuệ, còi cọc vì nhiễm độc ion kim loại này.Vừa qua 5 lô nước C2 và rồng đỏ cũng đã bị thu hồi do hàm lượng ion này vượt mức cho phép trong nước uống nhiều lần. Kim loại X ở đây là:
A. Đồng. B. Magie. C. Chì. D. Sắt.

Câu 11. Nước thải công nghiệp thường chứa các ion kim loại nặng như Hg2+, Pb2+, Fe3+, … Để xử lí sơ bộ nước thải trên, làm giảm nồng độ các ion kim loại nặng với chi phí thấp, người ta sử dụng chất nào sau đây?
A. NaCl. B. KOH. C. Ca(OH)2. D. HCl.

Tổng hợp những câu trắc nghiệm hóa học ứng dụng phần 3

Câu 12. Để sát trùng cho những món ăn cần rau sống ( salad, nộm, gỏi, rau trộn, … ) người ta hoàn toàn có thể ngâm trong dung dịch NaCl loãng từ 10 đến 15 phút. Khả năng diệt trùng của dung dịch NaCl là do

A. dung dịch NaCl có thể tạo ra ion Na+ độc.
B. dung dịch NaCl có thể tạo ra ion Cl- có tính độc.
C. dung dịch NaCl có tính oxi hoá mạnh nên diệt khuẩn.
D. vi khuẩn chết vì bị mấtt nước do thẩm thấu.

Câu trắc nghiệm hóa học ứng dụng 13. “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ, hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”. Quá trình Hóa Học nào mô tả câu ca dao trên?
A. N2 → NO → NO2 → HNO3
B. NH3 → NO → NO2 → HNO3
C. NO → N2O → NO → HNO3
D. N2 → NH3 → NO2 → HNO3

Câu 14. Tục ngữ có câu: “Nước chảy đá mòn” trong đó có cả nghĩa đen phản ánh hiện tượng đá vôi bị hòa tan trong nước chảy. Phản ứng nào có thể giải thích hiện tượng này?
A. Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O
B. Ca(OH)2 + 2CO2 → Ca(HCO3)2
C. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2
D. CaO + H2O → Ca(OH)2

Tổng hợp những câu trắc nghiệm hóa học ứng dụng phần 4

Câu 15. Lớp ozon ở tầng bình lưu của khí quyển là tấm lá chắn tia tử ngoại của Mặt trời, bảo vệ sự sống trên Trái đất. Hiện tượng suy giảm tầng ozon đang là một vấn đề môi trường toàn cầu. Nguyên nhân của hiện tượng này là do:
A. Các hợp chất hữu cơ B. Sự thay đổi của khí hậu
C. Chất thải CFC do con người gây ra D. Chất thải CO2

Câu 16 trắc nghiệm hóa học ứng dụng. Hiện tượng mưa axit là do không khí bị ô nhiễm bởi dãy khí:
A. Cl2, CH4, SO2 B. CO, CO2, NO
C. HCl, CO, CH4 D. SO2, NO, NO2

Câu 17. Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng trái đất đang ấm dần lên, do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị giữ lại, mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Trong các khí dưới đây, nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính là:
A. N2 B. H2 C. CO2 D. O2

Câu 18. Để khử một lượng nhỏ khí clo không may thoát ra trong phòng thí nghiệm, người ta dùng:
A. Dung dịch AgNO3 loãng B. Dung dịch NH3 loãng
C. Dung dịch NaCl D. Dung dịch Ca(OH)2

Câu 19. Thuốc nổ đen (còn gọi là thuốc nổ không khói) là hỗn hợp của:
A. KNO3 và S B. KClO3 và C
C. KClO3, C và S D. KNO3, C và S

Tổng hợp những câu trắc nghiệm hóa học ứng dụng phần 5

Câu 20. Tại những bãi đào vàng, nước sông đã nhiễm một loại hóa chất cực độc do thợ vàng sử dùng để tách vàng khỏi cát và tạp chất. Đất ở ven sông cũng bị nhiễm chất độc này. Chất độc này cũng có nhiều trong vỏ sắn. Chất độc đó là:
A. Nicôtin B. Thủy ngân C. Xianua D. Đioxin

Câu 21 trắc nghiệm hóa học ứng dụng. Khi làm thí nghiệm với H2SO4 đặc, nóng thường sinh ra khi SO2. Để hạn chế tốt nhất khí SO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây:
A. Cồn B. Muối ăn C. Xút D. Giấm ăn

Câu 22. Cho các phát biểu sau:
(1) Khí SO2 gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
(2) Khi CO2 gây ra hiện tượng mưa axit.
(3) Các dạng nhiên liệu như than, dầu mỏ và khí tự nhiên được gọi là nhiên liệu hóa thạch.
(4) Khi được thải ra khí quyển, freon (chủ yếu là CFCl3 và CF2Cl2) phá hủy tầng ozon.

LINK TẢI TÀI LIỆU

5/5 - (1 vote)
Banner-backlink-danaseo

Bài viết liên quan

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments